Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Bài tập môn tâm lý học trong hoạt động tư tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.32 KB, 44 trang )

Câu 1: Từ những hiểu biết về cơ sở tâm lý xã hội của con người, hãy
vận dụng làm rõ cơ sở tâm lý của hoạt động tuyên truyền các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, PL của nhà nước trong lĩnh vực: Văn hóa
giao thông. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Phòng chống tác hại
của thuốc lá- Xây dựng nông thôn mới.
1. Khái niệm
- Hành động là một bộ phận cấu thành của hoạt động, được thúc đẩy bởi
động cơ của hoạt động và tương ứng với một mục đích nhất định. Hành động
được cấu thành bởi các yếu tố : mục đích, động cơ, các thao tác và kết quả hành
động. Hành động của con người phần lớn là hành động xã hội, hành động xã hội
nhằm thỏa mãn những nhu cầu mang tính xã hội của con người.
2. Cơ sở tâm lý xã hội của hoạt động con người
- Cơ sở tâm lý của hoạt động con người được các nhà khoa học tiếp cận và
nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau, đưa ra những ý kiến khác nhau dựa
trên các cơ sở của các lĩnh vực khác nhau như : di truyền học, thần kinh tuyến,
cơ sở văn hóa xã hội… Trên cơ sở tâm lý học, cơ sở tâm lý của hoạt động con
người được nghiên cứu theo quan điểm về tâm thế hoạt động của nhà tâm lý học
Đ.N.Udnatde.
- Tâm thế là một trạng thái tâm lý tương đối toàn vẹn, là tâm trạng của con
người trong một hoạt động nào đó. Theo thuyết tâm thế, ý thức và hoạt động của
con người được quyết định bởi nhu cầu và môi trường xung quanh. Trong quá
trình sống, con người có rất nhiều nhu cầu cần được thỏa mãn. Do tham gia vào
các hoạt động lao động sản xuất và tinh thần làm con người phải tiêu hao năng
lượng, xuất hiện nhu cầu cần được bù đắp. Khi được đáp ứng, con người hình
thành một trạng thái tâm lý đặc biệt gọi là tâm thế - trạng thái sẵn sàng về tâm lý
để thực hiện một hoạt động nào đó.
- Tâm thế hành động xuất hiện khi có 2 điều kiện là :


Một là, con người phải có nhu cầu hành động : là những mong muốn được
hành động.


Hai là, có điều kiện thỏa mãn nhu cầu. Điều kiện thỏa mãn nhu cầu trong
sự hình thành tâm thế hành động có sự tham gia của rất nhiều yếu tố bên trong
và bên ngoài hành động. Bởi hành động của người bao giờ cũng chịu sự rằng
buộc, chi phối của các quan điểm, chuẩn mực đạo đức xã hội, các luật lệ, phong
tục tập quán… Chúng ta có thể chia điều kiện thỏa mãn nhu cầu thành hai
nhóm : nhóm các yếu tố bên trong và nhóm các yếu tố bên ngoài
• Nhóm các yếu tố bên trong
- Các nhu cầu :
+ Nhu cầu vật chất
+ Nhu cầu tinh thần
- Tự ý thức : là những nhận xét, đánh giá của con người về chính bản thân
mình (về phẩm chất, năng lực, vị trí, vai trò xã hội).
• Nhóm các yếu tố bên ngoài
- Hiện thực vật chất đang trực tiếp tác động.
- Các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, các định hướng giá trị xã hội đang tồn tại
một cách khách quan.
- Những yêu cầu xã hội đề ra đối với con người như các luật lệ thành văn
và không thành văn.
- Môi trường văn hóa – xã hội nói chung.
- Các nhóm xã hội riêng biệt.
- Các nhóm chuẩn mà trong đó con người đang sống.
Tâm thế có vai trò quan trọng trong hoạt động của con người :
+ Tâm thế làm tăng cường tính nhạy cảm của tri giác, đặc biệt là những khách
thể được đánh giá là hại hoặc cản trở hành động.


+ Tâm thế giúp con người có khả năng lựa chọn kinh nghiệm và những khách
thể cần thiết cho việc thực hiện hành động một cách hợp lý, tạo nên sự thích
nghi của con người đối với môi trường xung quanh.
+ Sau khi xuất hiện, tâm thế hoặc là định hướng cho con người hướng đến

những sự vật cần thiết, hoặc loại bỏ những sự vật không liên quan đến hành
động.
Sự tác động qua lại của các yếu tố bên trong và bên ngoài dẫn tới hình
thành ở con người một trạng thái nhân cách hoàn chỉnh, đó là sự sẵn sàng hành
động theo một phương hướng nhất định. Thông qua tìm hiểu về cơ sở tâm lý của
hành động con người ta có thể thấy tuyên truyền thực ra chính là việc làm xuất
hiện ở đối tượng tâm thế hành động theo mục đích tuyên truyền. Để thực hiện
điều đó, người tuyên truyền cần biết phối hợp việc khơi dậy tính tích cực hành
động bên trong mỗi đối tượng với việc tạo ra những điều kiện thuận lợi để đối
tượng hành động theo mục đích tuyên truyền

Văn hóa giao thông
1. Khái niệm văn hóa giao thông
Văn hóa giao thông là kết quả của quá trình đi từ nhận thức (bao gồm cả
đạo đức, tính cách) đến hành vi ứng xử của người tham gia giao thông trước
những tình huống phát sinh trong môi trường giao thông, một môi trường
thường xuyên tồn tại những "xung đột" vốn có giữa các yếu tố tốc độ và không
gian giao thông. Bất cứ ai, khi tham gia giao thông đều muốn chuyến đi được
nhanh nhất, trong khi đường thì hẹp, mật độ phương tiện dày đặc và còn biết bao
những tình huống bất lợi khác phát sinh, dẫn đến các cách "ứng xử" và thói quen
đi lại khác.


2. Biểu hiện của văn hóa giao thông
Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được
biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về
lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá
giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự
giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn
mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi

tham gia giao thông”.
Văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông biểu hiện cụ thể như:
Thứ nhất, là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao
thông;
Thứ hai, là phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông
trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà còn phải đảm bảo an
toàn cho những người khác. Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia
sẻ kịp thời;
Thứ ba, là cư xử có văn hoá khi lưu thông trên đường như tham gia giao
thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có
va quệt...
Ví dụ: theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia,
trong năm 2014 (tính từ ngày 16/12/2013 đến 15/12/2014) toàn qu ốc
xảy ra 25.322 vụ, làm chết 8.996 người, bị thương 24.417 ng ười. So v ới
cùng kỳ năm 2013 giảm 4.063 vụ (-13,8%), giảm 373 người ch ết (-4%),
giảm 5.083 người bị thương (-17,2%). Cụ thể, tai nạn giao thông từ ít
nghiêm trọng trở lên xáy ra 10.601 vụ, làm chết 8.996 người, bị th ương
6.265 người. So với cùng kỳ năm 2013, giảm 455 vụ (-4,1%), gi ảm 373
người chết (-4%), giảm 586 người bị thương (-8,6%). Va chạm giao thông
xảy ra 14.721 vụ, làm bị thương nhẹ 18.152 người.


3. Tiêu chí của văn hóa giao thông
Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia trong Văn hoá giao thông
có ba tiêu chí:
Một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành
đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông;
Hai là, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường
nhịn và giúp đỡ người khác;
Ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông

và tinh thần thượng tôn pháp luật.
4. Nguyên nhân dẫn đến hành vi thiếu VHGT ở nước ta
- Một là ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của người dân, người
tham gia giao thông còn thấp
- Hai là sự yếu kém trong công tác quy hoạch; khâu quản lý, điều hành
giao thông chưa tốt hoặc còn nhiều điều bất hợp lý, chưa năng động, sáng tạo,
chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn.
- Ba là cơ sở hạ tầng giao thông, tuy đã được nâng cấp, đầu tư nhiều tiền
của nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, không bắt kịp với đòi
hỏi của thực tế.
- Thứ tư là vấn đề chất lượng của các Trung tâm đào tạo, sát hạch cấp
Giấy phép lái xe; của công tác đào tạo, giáo dục, kiểm tra người lái xe và
phương tiện giao thông. Cụ thể, toàn quốc hiện có khoảng gần 300 cơ sở đào tạo
lái xe ôtô, trong đó có 35 cơ sở đủ điều kiện để đào tạo lái xe hạng FC; 409 cơ
sở đào tạo lái xe môtô; 80 trung tâm sát hạch lái xe. Tuy nhiên, công tác đào tạo,
sát hạch cấp giấy phép lái xe vẫn còn nhiều kẽ hở Các trung tâm đăng kiểm tuy
đã được hình thành ở các tỉnh, thành phố nhưng số lượng còn ít, trang thiết bị lạc
hậu, thiếu chính xác nên việc đăng kiểm chưa đáp ứng được yêu cầu của số
lượng phương tiện tăng lên nhanh chóng. Việc đăng kiểm sơ sài, còn có nhiều


gian lận khiến cho nhiều loại xe đã hỏng hóc, đã quá hạn sử dụng vẫn lưu thông
trên đường mà hậu quả của nó là nhiều vụ TNGT nghiêm trọng đã xảy ra.
5. Vận dụng: từ những hiểu biết về tâm lý con người, trong công tác
tuyên truyền cần:
Thông qua tuyên truyền, người làm công tác tuyên truyền giúp người dân
tạo lập tâm thế chủ động với hành vi văn hóa khi tham gia giao thông.
Thứ nhất, là tác động vào nhận thức của con người về nguyên nhân, biểu
hiện, tác hại của hành vi thiếu văn hóa giao thông và sự cần thiết chủ động góp
phần xây dựng văn hóa giao thông.

Thứ hai, giúp mọi người tự ý thức được vị trí của mình đối với VHGT
trong tương lai. Xây dựng dư luận xã hội tích cực đối với vấn đề chủ động tích
cực thể hiện những hành vi văn hóa khi tham gia giao thông trong các nhóm xã
hội, khu dân cư, gia đình, nhà trường các cấp.
Chủ động tích cực tham gia tuyên truyền VHGT trở thành tiêu chí đánh
giá hoạt động xã hội. Hình thành thái độ hưởng ứng, sẵn sàng tham gia vào các
hoạt động tuyên truyền về VHGT hay ATGT.
Định hướng hành vi
Từ một cách nhìn nhận sâu xa hơn, cùng với nhiệm vụ động viên, giáo
dục, khuyến khích người dân tự nguyện thực hiện, hình thành nếp văn hóa giao
thông khi đi đường, thì một yêu cầu cấp bách khác, là các cơ quan chức năng
cần sớm có các giải pháp nhằm củng cố, tăng cường năng lực và chất lượng của
toàn bộ hệ thống giao thông vận tải. Chính sự lạc hậu, yếu kém của mạng lưới
giao thông vận tải, việc thiếu trách nhiệm trong thực thi chiến lược, điều hành,
khai thác hệ thống vận tải và kết cấu hạ tầng giao thông thời gian qua cũng là
một trong những nguyên do chủ yếu gây ra ùn tắc giao thông, TNGT và là yếu
tố kích thích sự gia tăng các hành vi thiếu văn hóa giao thông ở nước ta. Trên
thực tế, văn hóa giao thông được thực hiện thông qua hai yếu tố sau:
- Tính pháp lý khi tham gia giao thông


- Tính cộng đồng khi tham gia giao thông
* Giải pháp
Để thay đổi thực trạng ATGT hiện nay, cần sự vào cuộc của tất cả các cơ
quan, tổ chức, cá nhân một cách đồng bộ, nhịp nhàng nhằm từng bước xây dựng
thói quen ứng xử có văn hóa trong giao thông, bắt đầu từ những hành vi nhỏ
nhất thường ngày. Đó chính là nền móng để dần hình thành văn hóa giao thông,
giải pháp bền vững giúp đẩy lùi hiểm họa TNGT. Đồng thời, nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Giao thông; nâng
cao nhận thức, ý thức chấp hành và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông

cho cán bộ, đoàn viên thanh niên, góp phần hạn chế thấp nhất các vụ việc vi
phạm kỷ luật, mất an toàn giao thông. Sau đây là một số gợi ý cho giải pháp:

Một là, lồng ghép tuyên truyền trong việc tuyên truyền duy trì các tiêu
chí gia đình văn hoá, xây dựng các tiêu chí xã văn hoá nông thôn mới… đồng
thời quán triệt, thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hai là, trong gia đình, tại tổ nhân dân tự quản, câu lạc bộ các đoàn thể,
cơ quan, đơn vị, công ty, xí nghiệp, các lớp học, trường học hàng ngày, hàng
tuần thường xuyên nhắc nhở các đối tượng của mình cẩn thận trong quá trình
tham gia giao thông.
Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền cho mọi người hiểu hoạt động
giao thông (bao gồm hệ thống đường sá và phương tiện đi lại) là sản phẩm của
con người nhằm đáp ứng nhu cầu vãng lai, trao đổi kinh tế, tổ chức xã hội, sự
giao lưu văn hoá, vui chơi giải trí…. Đảm bảo an toàn giao thông cũng cần lưu ý
đến 2 nhóm đối tượng đó là: người điều khiển giao thông và người đi bộ (hiểu
luật, nắm quy tắc, có trách nhiệm trong quá trình thực hiện các hoạt động giao
thông).
Bốn là, xin đề xuất hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật các
cấp, câu lạc bộ tuyên truyền giáo dục pháp luật các đoàn thể quan tâm: tuyên


truyền Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19
tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Tích cực tuyên truyền ý thức văn hoá giao thông, các văn bản về luật giao
thông đường bộ đến các thành viên trong gia đình, tổ nhân dân tự quản, câu lạc
bộ các đoàn thể, trong các trường học, tổ Công đoàn, Công đoàn bộ phận, ở các
khu công nghiệp sẽ góp phần duy trì các tiêu chí gia đình văn hoá góp phần xây
dựng VHGT sâu rộng trong toàn xã hội.



Biến đổi khí hậu
1. Khái niệm: BĐKH là sự thay đổi của khí hậu mà nguyên nhân trực tiếp hay
gián tiếp bởi hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển
toàn cầu và tác động thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian
có thể so sánh được (Công ước chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH tại Hội
nghị Thượng đỉnh về Môi trường tại Rio de Janero (Braxin - năm 1992). Nói
một cách khác, BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỷ
hoặc hàng trăm năm và lâu hơn
2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quy ển có h ại cho môi tr ường
sống của con người và các sinh vật trên Trái đất
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơđe dọa sự sống của các loài sinh
vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn l ưu khí quy ển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.


- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
- Một số hiện tượng khác như là: thủng tầng Ozon, mưa axit, băng tan,
hiệu ứng nhà kính, cháy rừng, lũ lụt, hạn hán, sa m ạc hóa…
3. Đặc điểm của BĐKH toàn cầu
- Diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó đảo ngược;

- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực có
liên quan đến sự sống và hoạt động của con người;
- Cường độ ngày một tăng và hậu quả khó lường trước;
- Là nguy cơ lớn nhất của con người phải đối mặt với tự nhiên trong lịch
sử phát triển của mình.

4. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
- Nguyên nhân do tự nhiên:
+ Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cường đ ộ sáng
của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động
núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đ ất.
+Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát th ải vào khí
quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO 2), hơi nước, bụi
và tro vào bầu khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có th ể ảnh h ưởng đến
khí hậu trong nhiều năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí đ ược phun ra
bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) m ặt tr ời tr ở l ại
vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái
đất.
Đại dương ngày nay - Các đại dương là một thành phần chính c ủa h ệ
thống khí hậu. Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhi ệt trên kh ắp
hành tinh. Thay đổi trong lưu thông đại dương có th ể ảnh h ưởng đ ến khí
hậu thông qua sự chuyển động của CO2 vào trong khí quyển.


Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất - Trái đất quay quanh Mặt tr ời v ới
một quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,5 °. Thay đổi độ nghiêng c ủa quỹ
đạo quay trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ thay đổi c ực
kỳ nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có th ể nói không ảnh
hưởng lớn đến BĐKH.
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các y ếu tố tự nhiên

đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ k ể t ừ quá kh ứ
đến hiện nay. Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy Ban Liên Chính
Phủ về BĐKH thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các ho ạt đ ộng
của con người.
- Nguyên nhân từ con người.
+ Trong báo cáo của IPCC 1995: Thì cho rằng hoạt đ ộng con ng ười ch ỉ
đóng góp vào 50% nguyên nhân gây ra BĐKH
+ Trong báo cáo của IPCC 2001: Sau khi các nhà nghiên c ứu th ực hi ện các
nghiên cứu khoa học thì kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp
vào 67% nguyên nhân gây ra BĐKH
+ Trong báo cáo của IPCC 2007: Một loạt các nghiên c ứu đ ược th ực hi ện,
kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp vào 90% nguyên nhân
gây ra BĐKH
+ Và theo bản báo cáo bị rò rỉ của IPCC gần đây nh ất k ết lu ận r ằng ho ạt
động con người đóng góp vào 95% nguyên nhân gây ra BĐKH. Kết quả này
sẽ được công bố vào năm 2013.

5. Tác động của BĐKH đối với tự nhiên và các hoạt động của con người
5.1. Sự nóng lên của Trái Đất
- Nhiệt độ tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm
suy giảm đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm
vật nuôi, cây trồng.


- Sự thay đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu, đới thảm thực vật tự
nhiên dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật.
- Nhiệt độ tăng dần dẫn đến sự thay đổi các yếu tố thời tiết khác, phá hoại
mùa màng, có ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành năng lượng, xây dựng, giao
thông vận tải, công nghiệp, du lịch...
- Tuy nhiên, con người cũng có thể tận dụng những hệ quả sự nóng lên

của Trái Đất.
5.2. Tác động của nước biển dâng
- Làm tăng diện tích ngập lụt có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông
nghiệp, các đô thị, các công trình xây dựng giao thông vận tải cũng như nơi cư
trú của con người; đặc biệt ở các vùng đồng bằng ven biển.
- Làm tăng độ nhiễm mặn của nguồn nước, làm thay đổi các hệ sinh thái
tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp.
5.3. Làm tăng cường các thiên tai
- Bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán xảy ra bất thường và có sức tàn phá lớn.
- Xuất hiện các đợt nóng, lạnh quá mức, bất thường gây tổn hại đến sức khỏe
con người, gia súc và mùa màng.
- Tình trạng hoang mạc hóa có xu hướng gia tăng.
6.Ứng phó với BĐKH
Ứng phó với BĐKH có hai khía cạnh: giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với
nó.
6.1. Giảm nhẹ
Theo Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) giảm nhẹ có nghĩa là sự can
thiệp của con người nhằm làm giảm nguồn phát thải khí nhà kính, hoặc cải thiện
các bể chứa khí nhà kính.
6.2. Thích ứng


Thích ứng đề cập đến khả năng tự điều chỉnh của một hệ thống để thích
nghi với những biến đổi của khí hậu nhằm giảm nhẹ những nguy cơ thiệt hại, để
đối phó với những hậu quả (có thể xảy ra) hoặc tận dụng những cơ hội.
* Hành động ứng phó với BĐKH
Thực tế cho thấy, BĐKH đang đe doạ nghiêm trọng đến lợi ích sống còn
của con người trên khắp hành tinh và làm cho Trái Đất chúng ta ngày càng trở
nên mỏng manh, dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững
trong tương lai. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải ý thức hơn đối với môi

trường thông qua từng công việc cụ thể của mỗi cá nhân.
Trước tiên, đó chính là sự thay đổi thói quen hàng ngày trong cuộc sống
theo hướng tiết kiệm năng lượng. Chỉ cần một cái nhấn nút tắt đèn hay các thiết
bị điện, điện tử khi ra vào phòng ở hoặc nơi làm việc là góp phần tiết kiệm năng
lượng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu năng lượng và các chi phí phải trả.
Thứ hai, cần phải nhận thức đầy đủ hơn về nguyên nhân và hậu quả của
sự BĐKH để vận dụng trong những hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là đối với những
người “ra quyết định”.

Ví dụ: Bạn là người có quyền nhập khẩu thiết bị sản xuất thì nhất quyết
phải nói không với “công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhiên liệu và phát thải khí
gây hiệu ứng nhà kính”.
Thứ ba, nghiên cứu khoa học và ứng dụng những thành tựu mới vào trong
hiện thực cuộc sống là sự đóng góp thiết thực nhất của chúng ta. Hiện nay, trên
thế giới đã tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng những nguồn năng lượng
sạch như năng lượng Mặt Trời, sức gió, sóng biển... để tạo ra những sản phẩm
thân thiện với môi trường. Trong xây dựng đã chú ý đến kiến trúc sinh thái,
trong du lịch đã xuất hiện nhiều hơn sản phẩm du lịch sinh thái... đây đều là
những hướng đi tích cực.


Thứ tư, bạn hãy là một tuyên truyền viên có trách nhiệm thông qua trao
đổi, chuyện trò với gia đình, bạn bè, hàng xóm...về những vấn đề môi trường
(như hạn chế xả chất thải bẩn, trồng và chăm sóc cây xanh, đi xe đạp ở những cự
ly thích hợp hoặc tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn
chế và tiến tới không dùng túi ni lông, cố gắng sử dụng nước sạch tiết kiệm...).
Việc tuyên truyền, trao đổi thông tin trên blog cá nhân hay diễn đàn trực tuyến
cũng có tác dụng to lớn và nhanh chóng. Thông qua các hoạt động văn hoá, văn
nghệ, giải trí thể thao, tình nguyện và phát triển sẽ giúp bạn đưa vấn đề bảo vệ
môi trưòng xâm nhập vào cộng đồng một cách hữu hiệu hơn.

7.Vận dụng: từ những hiểu biết về tâm lý con người, trong công tác tuyên
truyền cần:
- Có hai nhóm giải pháp quan trọng nhất để đối phó với những thách thức
do BĐKH gây ra là giải pháp giảm nhẹ BĐKH và giải pháp thích ứng với những
thay đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giảm thiểu những thiệt hại của
thiên tai do BĐKH gây ra.
Điều đáng chú ý là các giải pháp này rất đa dạng, phong phú, song phải
phù hợp với tình hình cụ thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư của
từng địa phương. BĐKH có thể dẫn đến những hậu quả khác nhau đối với mỗi
khu vực. Bão lớn có sức tàn phá mạnh ở

vùng ven biển trực tiếp gây sạt lở bờ biển, tràn ngập nước mặn, phá hủy
công trình xây dựng, nhà cửa... Đối với vùng núi, chúng lại gây mưa lớn, lũ lụt,
lũ quét, sạt lở đường... gây nên những tổn thất và thiệt hại to lớn không kém.
- Vì vậy việc tuyên truyền phổ biến sâu rộng các kiến thức, kinh nghiệm
cụ thể của các địa phương có hoàn cảnh tương tự là rất cần thiết và có tác dụng
thiết thực.


- Cần chú trọng giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân các địa phương tinh
thần tích cực, chủ động đối phó với những thách thức do BĐKH gây ra theo
phương châm tại chỗ, dựa vào sức mình là chính.
- Qua tuyên truyền, chủ động tạp lập nhu cầu biến đổi khí hậu cho đối
tượng, bằng cách đưa nội dung tuyên truyền về nguyên nhân và hậu quả gây
biến đổi khí hậu.
- Khêu gợi sự tự ý thức về vai trò của bản thân mình với thế hệ tương lai
- Xây dựng DLXH tích cực đối với vấn đề chủ động đối phó với biến đổi
khí hậu trong gia đình, dân cư và nhà trường.
- Hình thành thái độ hưởng ứng, tích cực tham gia, sẵn sang tham gia vào
các hoạt động chống biến đổi khí hậu

- Xử lý đúng rác thải và không sinh con thứ 3.
- Định hướng hành vi, đưa ra phương thức và điều kiện thực hiện hành vi
cụ thể.
- Cung cấp điều kiện, phương tiện tuyên truyền để mọi người hiểu từ từ
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể và các cơ quan chức năng.
- Trong công tác tuyên truyền cần chú ý vận dụng quy luật tâm lý để hình
thành thái độ hưởng ứng, sẵn sang tham gia vào các hoạt động ứng phó với
BĐKH.
- Định hướng hành vi, đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao ý thức
của người dân thông qua hoạt động tuyên truyền.
- Cung cấp các khẩu hiệu, tuyên truyền qua đài báo, thực hiện chính sách
“mưa dầm thấm lâu” tạo hiệu quả chuyển biến từ từ nhưng bền vững.


Nông thôn mới
1. Khái niệm nông thôn mới
- Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã.
- Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của

người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và
thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
- Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây
dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông
nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn
hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị
được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
2. Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để

cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình
khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp,


dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân
chủ, văn minh.
3. Đặc trưng của nông thôn mới
Theo cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” (Nhà xuất bản
Lao động 2010), đặc trưng của Nông thôn mới thời kỳ CNH –HĐH, giai đoạn
2010-2020, bao gổm:
- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được
nâng cao;
- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện
đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;
- An ninh tốt, quản lý dân chủ.
- Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao...
4. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
- Nội dung xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia
được qui định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng
đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành
các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn.
Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ

để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu


quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang
triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết;
có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế;
huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy
hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu
chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).
- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính
quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ
chức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng nông thôn mới" do
Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp
nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới.
5. Nội dung thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm
2020 của Đảng, Nhà nước, với mục tiêu xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng
hiện đại theo quy
hoạch; cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất hợp lý; gắn phát triển nông nghiệp
với phát triển công nghiệp, dịch vụ; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn
hóa dân tộc; giữ gìn môi trường sinh thái; an ninh trật tự được đảm bảo; đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Để Chương trình xây
dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, mỗi người dân và mỗi đoàn viên, thanh niên
phải là lực lượng đi đầu trong thi đua thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn
mới với các nội dung sau:
Một là, mỗi người dân và đoàn viên, thanh niên phải hiểu rõ và tuyên truyền,

vận động gia đình và mọi người xung quanh hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là
sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người dân nông
thôn, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước đóng vai trò hỗ


trợ, mỗi người dân phải là chủ thể, mỗi gia đình phải đi đầu trong tham gia xây
dựng nông thôn mới; không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.
Hai là, mỗi người dân và đoàn viên, thanh niên cần chấp hành tốt các chủ
trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực học hỏi, nâng cao
trình độ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính
đáng.
Ba là, mỗi người dân và đoàn viên, thanh niên cần tích cực tham gia xây dựng
kết cấu hạ tầng, huy động nhân dân và đoàn viên, thanh niên kiên cố hoá đường
giao thông, thuỷ lợi, góp phần hiện hại hoá nông thôn; vận động các hộ gia đình
cải tạo nhà cửa, vườn ao, chuồng trại, xây nhà vệ sinh cải tiến, hầm bioga; tích
cực trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng, thu gom rác thải, sử dụng nguồn nước
hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường sống.
Bốn là, mỗi người, mỗi hộ gia đình cần gương mẫu thực hiện phong trào "Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", bài trừ
mê tín, dị đoan và các hủ tục lạc hậu; thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm
trong việc cưới, việc tang; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; đẩy mạnh
khai thác các nhà văn hoá, điểm vui chơi cộng đồng phục vụ các hoạt động văn
hoá, văn nghệ, thể thao trong thanh thiếu nhi và các tầng lớp nhân dân.
Năm là, các cấp uỷ đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân quan tâm bồi
dưỡng, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong phát triển kinh
tế - xã hội, đảm nhận các đoạn đường thanh niên tự quản, tham gia giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; giúp đỡ thanh thiếu niên chậm tiến; tích cực
tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ

thống chính trị, là trách nhiệm chung tay, góp sức của mỗi người dân, quyết tâm
xây dựng nông thôn mới ở nước ta ngày càng giàu đẹp và văn minh.


6. Vận dụng làm rõ cơ sở tâm lý của hoạt động tuyên truyền các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc
xây dựng nông thôn mới.
- Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về mục đích, ý
nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và
nâng cao đời sống nông dân. Khơi dậy quyết tâm, tinh thần tự giác, tự nguyện,
ý thức trách nhiệm cao trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia
hưởng ứng Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Thông tin, tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình xây dựng nông
thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020, các tiêu chí và các chính sách,
văn bản của Trung ương, của tỉnh có liên quan để các cấp, các ngành và các tầng
lớp nhân dân cùng tham gia, thực hiện có hiệu quả.

- Nâng cao nhận thức người dân về vai trò chủ thể của mình (được biết,
được bàn, được làm, được giám sát, được thụ hưởng...) để tích cực tham gia,
hưởng ứng Chương trình xây dựng nông thôn mới. Nâng cao ý thức, trách
nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên làm công tác xây
dựng nông thôn mới; phòng, chống những tiêu cực trong thực hiện các chương
trình, dự án xây dựng nông thôn mới.
- Thông qua các hoạt động tuyên truyền làm cho cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân (nhất là khu vực nông thôn), các nhà đầu tư hiểu đầy đủ hơn
về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để tranh thủ sự đồng tình,
giúp đỡ, phối hợp, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, các đoàn thể, doanh
nghiệp... nhiệt tình tham gia, đóng góp tích cực cho Chương trình, phát huy sức

mạnh tổng hợp nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.


- Tăng cường công tác tuyên truyền, duy trì và phát huy những kết quả đã
đạt được trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại khu dân cư. Đảm bảo tính
hiệu quả, thiết thực nhằm nâng cao đời sống người dân.
- Cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến có thành tích
xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới; phổ biến những kinh
nghiệm….
- Công tác tuyên truyền Chương trình xây dựng nông thôn mới cần được
tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng gắn
với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị, đảm bảo thiết thực, hiệu
quả, tránh hình thức.
- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa, mục tiêu, kế hoạch thực
hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh; những nội dung cơ bản của
Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2014; các tiêu
chí nông thôn mới và các văn bản của Trung ương, của tỉnh có liên quan.

- Tuyên truyền đậm nét những kết quả đạt được, những cách làm sáng
tạo, những kinh nghiệm của các địa phương; những mô hình, điển hình tiên
tiến; những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho Chương trình xây dựng
nông thôn mới của tỉnh, nhất là tại 20 xã điểm đã hoàn thành Chương trình xây
dựng nông thôn mới năm 2013.
- Tuyên truyền các địa phương, đơn vị phát huy tốt vai trò chủ thể của
người dân, huy động tốt các nguồn lực, các nguồn vốn ngoài ngân sách để thực
hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; các địa phương có những phương
pháp, cách làm sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, thực hiện vượt mục tiêu, kế hoạch
đề ra. Đặc biệt là các địa phương phát động phong trào xây dựng nông thôn mới
có sự tham gia, đóng góp tích cực của người dân, thể hiện rõ chủ thể trong xây
dựng nông thôn mới là người dân và cộng đồng dân cư.



- Kịp thời phản ánh, phân tích những khó khăn, vướng mắc, những biểu
hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện Chương trình.
- Phản ánh tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của nhân dân trong
quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN
Tuyên truyền Chương trình xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình
thức khác nhau đảm bảo phù hợp, thiết thực, hiệu quả:
- Kết hợp tổ chức tuyên truyền Chương trình xây dựng nông thôn mới tại
các hội nghị báo cáo viên - tuyên truyền viên các cấp.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến về xây dựng
nông thôn mới.
- Tổ chức hội nghị tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu
biểu trong xây dựng nông thôn mới.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo Đài Phát
thanh-Truyền hình ; Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh; hệ thống Đài phát
thanh, truyền thanh các huyện, thành, thị, các xã, phường, thị trấn và các thôn.
- Tuyên truyền trên Bản tin sinh hoạt chi bộ, Tạp chí Tuyên giáo (Ban
TGTW), Bản tin Khoa giáo của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và bản tin, trang
thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành, thị.
- Biên soạn và phát hành các tài liệu tuyên truyền, tờ rơi, tờ gấp, đề
cương tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Tăng cường tuyên truyền bằng các hình thức khác như: khẩu hiệu,
panô, áp phích, văn hoá, văn nghệ, giao lưu, toạ đàm…


Tác hại của thuốc lá
1. Thực tiễn của công tác phòng chống tác hại của thuốc lá
1.1. Thực trạng sử dụng thuốc lá:

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá, 84% số người
hút thuốc lá sống tại các nước đang phát triển.
Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia có số lượng người sử dụng thuốc lá
cao hàng đầu thế giới. Tỷ lệ đang hút thuốc lá, thuốc lào hiện nay (tổng dân số từ
15 tuổi trở lên) là 23,8% tương đương 15,3 triệu người, trong đó, tỷ lệ hút thuốc lá


điếu là 19,9% (khoảng 12,8 triệu người), tỷ lệ hút thuốc lào là 6,4% (khoảng 4,1
triệu người), còn lại là tỷ lệ sử dụng các dạng thuốc lá khác. Trong số người
trưởng thành, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 47,4% và ở nữ giới là 1,4%. Nhóm
tuổi có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất là trong độ tuổi lao động (từ 25 đến 50 tuổi).
Tỷ lệ hút thuốc lá ở nông thôn cao hơn so với thành thị, người nghèo có tỷ lệ hút
thuốc lá cao hơn người giàu. Thanh thiếu niên bắt đầu sử dụng thuốc lá sớm và
dễ dàng tiếp cận thuốc lá.
Đối với người hút thuốc lá thụ động: tỷ lệ bị phơi nhiễm với khói thuốc lá
tại nhà là 67,6% và tại nơi làm việc là 49,0%. Đặc biệt, tỷ lệ phơi nhiễm với
khói thuốc lá ở nhà của phụ nữ gần 70%, của trẻ em gần 50%. Như vậy, số
người phải thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động ở nước ta rất cao.
1.2. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người và kinh tế- xã hội:
1.2.1. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người:
Hút thuốc lá là nguy cơ gây các bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi, bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh khác (ung
thư vòm họng, ung thư da, loãng xương, ung thư thanh quản, phế quản, đục
nhãn mắt, loét dạ dày, liệt dương, giảm khả năng sinh sản…) do khói thuốc lá có
chứa hơn 7.000 chất hoá học, trong đó có nicotine là chất gây nghiện và khoảng
70 chất là tác nhân gây ung thư, điển hình là các chất như nhựa thuốc lá (tar),
benzen, carbon monoxide....
Người nghiện thuốc lá có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5 đến 10 lần so với người
không hút thuốc lá.
Hút thuốc lá thụ động cũng là một nguy cơ lớn ảnh hưởng tới sức khỏe do

khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc lá đang cháy độc hại hơn khói thuốc lá do người
hút thở ra. Người thường xuyên hít phải khói thuốc lá có nguy cơ bị ung thư
phổi cao hơn 26% so với người không hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc lá thụ
động là một trong các tác nhân gây nhiều bệnh về tim mạch, phổi, làm suy giảm
chức năng hô hấp và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản ở cả nam và nữ. Khói


thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ bệnh tim lên 25 - 30%, mắc bệnh phổi lên
25% và tăng nguy cơ đột quỵ lên 82%
Tại Việt Nam, trong số 4 nguyên nhân gây tử vong cao thì thuốc lá đứng
hàng thứ hai sau HIV và tiếp theo thuốc lá là rượu và tai nạn giao thông. Đối với
nam giới, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong sớm với gần 11%
tổng số ca tử vong. Tổ chức Y tế thế giới ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng
40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá và nếu không có
biện pháp kịp thời, đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên tới 70.000 người (gấp
gần 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ tại nước ta mỗi năm).
1.2.2. Tác hại của thuốc lá đối với kinh tế - xã hội:
Tại Việt Nam, năm 2010, chỉ riêng chi phí điều trị cho 3 trong số 25 loại
bệnh phổ biến nhất liên quan đến thuốc lá (ung thư phổi, bệnh mạch vành, bệnh
phổi tắc nghẽn) đã là 2.304 tỷ đồng.
Chi tiêu cho thuốc lá làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia đình,
đặc biệt là hộ có thu nhập thấp. Một người hút thuốc lá trong một năm tiêu hết
số tiền bằng 1/3 số tiền chi cho lương thực, gấp 1,5 lần so với chi cho giáo dục,
gấp 5 lần chi phí y tế tính theo bình quân đầu người.

Như vậy, hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm gia tăng
nghèo đói.
Bên cạnh đó, thuốc lá còn gây ra những ảnh hưởng có hại khác đến vệ
sinh môi trường, làm gia tăng hoạt động buôn lậu, gây ra nguy cơ cháy nổ.
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài

trời. Một nghiên cứu tại 2 phường nội thành Hà Nội cho thấy: Hàm lượng
nicotine trong không khí tại nhà ở khá cao (trung bình 0,687 mg/m3 ). Hàm
lượng khí Co trong không khí tại nhà ở của các gia đình có người hút thuốc cao
gấp 2,4 lần nồng độ giới hạn cho phép.


×