Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận cao học tình hình đăng kí sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp và sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Điều này mở ra cơ hội to lớn trong việc
phát triển kinh tế đất nước nhưng chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức
đặc biệt là tuân thủ các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc
bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trước hết là do nhu cầu của sự phát triển và
giao lưu quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế,
thương mại diễn ra ngày càng sôi động. Bảo hộ quốc tế quyền sở hữu trí tuệ là
một hoạt động có tính tất yếu, khách quan, không ngừng được phát triển, thể
hiện trên hai hướng: mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ bằng các
thiết chế quốc tế và không ngừng chi tiết hoá nội dung bảo hộ.
Xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam hiện nay đã và đang trở thành vấn
đề bức xúc của toàn xã hội. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
(SHCN), thời gian gần đây, xâm phạm quyền SHCN vẫn gia tăng và diễn biến
phức tạp, các hành vi xâm phạm quyền SHCN diễn ra ở hầu hết các đối tượng
SHCN như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên
thương mại, cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi các cơ quan chức năng
đang cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền SHCN thì tính
chất, mức độ xâm phạm quyền SHCN ngày càng diễn ra nghiêm trọng và
phức tạp.
Thị trường quốc tế nói chung hay Việt Nam nói riêng, không doanh
nghiệp nào muốn có tranh chấp nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh. Tuy nhiên, dù muốn hay không thì tranh chấp thương hiệu vẫn cứ xảy
ra, gây nhiều khó khăn cũng như thiệt hại cho doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, làm nhái nhãn
hiệu đã được báo chí đề cập đến. Phần lớn là hiện tượng đăng ký tên thương
mại và tên nhãn hiệu gần giống nhau, thậm chí là trùng nhau. Sự vi phạm này
1


đã xảy ra dưới nhiều hình thức và trên nhiều lĩnh vực. Tiểu luận này xin phép


chỉ đi vào tìm hiểu tình hình đăng kí sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp
và sản phẩm, dịch vụ thuộc nhóm ngành 32 (Bia; Nước khoáng, nước ga và
các loại đồ uống không có cồn; Ðồ uống hoa quả và nước ép hoa quả; Xi-rô
và các chế phẩm khác để làm đồ uống.), đặc biệt là vấn đề tranh chấp tên
miền và đưa ra một số những dẫn chứng cụ thể nhằm phân tích chỉ rõ ra
những bài học kinh nghiệm cho những doanh nghiệp thuộc cùng nhóm ngành
cũng như những doanh nghiệp khác trong nền kinh tế nước nhà nói chung.

NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
1. Khái niệm về thương hiệu
Thương hiệu được hiểu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa,
dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại
của doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch
vụ về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
2. Chức năng của thương hiệu:
- Nhận biết và phân biệt thương hiệu: Đây là chức năng rất đặc trưng và
quan trọng của thương hiệu, khả năng nhận biết được của thương hiệu là yếu
tố không chỉ quan trọng cho người tiêu dùng mà còn cho cả doanh nghiệp
trong quản trị và điều hành hoạt động của mình. Thông qua thương hiệu
người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt hàng hóa của doanh
nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Thương hiệu cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc phân đoạn thị trường của doanh nghiệp.
- Thông tin và chỉ dẫn: Chức năng thông tin và chỉ dẫn của thương hiệu
thể hiện ở chỗ: thông qua những hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác,
người tiêu dùng có thể nhận biết được phần nào về giá trị sử dụng và công
dụng của hàng hóa. Những thông tin về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa
cũng như điều kiện tiêu dùng …cũng phần nào được thể hiện qua thương
hiệu. Nói chung thông tin mà thương hiệu mang đến luôn rất phong phú và đa


2


dạng. Vì vậy các thương hiệu cần phải thể hiện rõ ràng, cụ thể và có thể nhận
biết, phân biệt nhằm tạo ra sự thành công cho một thương hiệu.
- Tạo sự cảm nhận và tin cậy: Chức năng này là sự cảm nhận của người
tiêu dùng về sự khác biệt, về sự ưu việt hay an tâm, thoải mái, tin tưởng khi
tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khi lựa chọn mà thương hiệu đó mang lại (Ví dụ
xe máy Nhật, dàn âm thanh Sony, bia Heineken…) Nói đến sự cảm nhận là
người ta nói đến ấn tượng nào đó về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người
tiêu dùng. Chức năng này chỉ được thể hiện khi thương hiệu đã được chấp
nhận trên thị trường.
- Chức năng kinh tế: Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và
tiềm năng. Giá trị đó được thể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu.
Thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp.
Giá trị của thương hiệu rất khó định đoạt, nhưng nhờ những lợi thế mà thương
hiệu mang lại, hàng hóa, dịch vụ sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí với giá cao
hơn, dễ thâm nhập vào thị trường hơn. Hàng năm, tạp chí Business week đưa
ra bảng xếp loại của khoảng 100 thương hiệu đứng đầu trên thế giới với giá trị
ước tính của chúng. Ví dụ năm 2002: Coca-cola: 69,6 tỉ USD; Microsoft: 64
tỉ; IBM: 51 tỉ; GE: 41tỉ; Intel: 30,8 tỉ; Nokia: 29,9 tỉ; Disney: 29,2 tỉ; Mc.
Donald: 26,3 tỉ; Mercedes: 21 tỉ... Tại Việt Nam, thương hiệu P/S được Công
ty Elida mua lại với giá 5 triệu USD (trong khi phần giá trị tài sản hữu hình
chỉ khoảng trên 1 triệu USD.
Xây dựng thương hiệu luôn đi liền với bảo vệ thương hiệu. Để bảo vệ
thương hiệu trước hết doanh nghiệp cần xác định các nguy cơ bị chiếm dụng,
địa bàn có thể bị chiếm dụng… và khả năng bảo vệ của pháp luật, để có thể
đưa ra các phương án hành động cụ thể. Đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc
đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm để bảo vệ thương hiệu.
3. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp thương hiệu:

Tuy có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp thương hiệu giữa các
doanh nghiệp nhưng chủ yếu vẫn là do cơ chế xử lý và bảo vệ doanh nghiệp

3


chưa thực sự hiệu quả, hợp lý và dễ dàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng
khá chủ quan và thờ ơ với việc bảo vệ tài sản trí tuệ này.
Về phía các doanh nghiệp, trong quá trình hoàn thiện thương hiệu của
mình, các doanh nghiệp có thể tranh chấp xảy ra tranh chấp với cùng 1 tên
thương hiệu. Chẳng hạn như nhãn hiệu sữa đậu nành Trường Sinh trùng với
nhãn của công ty sữa Vianmilk.
Bên cạnh đó, có một vài doanh nghiệp lợi dụng sơ hở của các doanh
nghiệp khác nhằm “thu lợi” về phía mình. Ví dụ vụ tranh chấp nhãn hiệu
HWASUNG giữa Công ty TNHH Công nghiệp Thiên Phú và Công ty Cáp
điện SH-VINA.
Tranh chấp thương hiệu trước hết là do các cơ quan có trách nhiệm chưa
thực sự quyết liệt vào cuộc. Tuy rằng các lực lượng thực thi có số lượng lớn
nhưng lại chồng chéo và thiếu sự phối hợp.
Về phía các doanh nghiệp, họ dường như vẫn chưa nhận ra được tầm
quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu của mình do đó vẫn còn thờ ơ. Khi
các cơ quan chức năng phát hiện ra những trường hợp vi phạm quyền sở hữu
trí tuệ, các doanh nghiệp thường không có thái độ hợp tác do ngại tốn kém và
phiền phức… Do đó, không ít các doanh nghiệp đã phải gánh những hậu quả
nghiêm trọng, thậm chí là đánh mất đi thương hiệu của mình.
4. Các loại tranh chấp thương hiệu:
Có rất nhiều loại tranh chấp thương hiệu:
 Tranh chấp nhãn hiệu:
Ví dụ: Thương hiệu bánh phồng tôm Sa giang của tỉnh Đồng Tháp bị
chính đại lý phân phối tại thị trường châu Âu giành quyền sở hữu.

 Tranh chấp slogan:
 Tranh chấp kiểu dáng:
Có rất nhiều vụ tranh chấp kiểu dáng giữa doanh nghiệp Việt Nam và
nước ngoài trong đó phải kể đến vụ tranh chấp kiểu dáng của võng xếp Duy
Lợi tại Nhật Bản.

4


 Tranh chấp logo:
Tổng công ty dầu khí Việt Nam bị công ty Nguyên lai đăng ký tên
thương hiệu và biểu tượng của thương hiệu Petro Việt Nam (hình ngọn lửa)
tại thị trường Mỹ năm 2012.
 Tranh chấp tên miền:
Công ty Samsung Electronics Co., Ltd Hàn Quốc (Công ty Samsung) Nguyên đơn trong vụ tranh chấp tên miền samsungmobile.com.vn đã có đơn
kiện gửi đến Tòa kinh tế - Tòa án nhân dân TP.Hà Nội khiếu nại bị đơn là ông
Dương Hồng Minh - chủ thể đăng ký tên miền samsungmobile.com.vn.
II. VÍ DỤ THỰC TIỄN:
1. Tình hình đăng ký bản quyền và tranh chấp thương hiệu tại
Việt Nam:
Trên thị trường thì hàng hóa giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền ngày
càng nhiều và khó phân biệt, đặc biệt những nhóm hàng thuộc lĩnh vực công
nghệ cao như thiết bị máy tính, thuốc chữa bệnh hay nhóm hàng hóa phục vụ
tiêu dùng như quần áo, mỹ phẩm…Việc xâm phạm quyền SHCN còn xuất
hiện ở nhóm hàng hóa có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến
sức khỏe con người như thuốc bảo vệ thực vật, sắt thép xây dựng, thực phẩm,
đồ uống…trong khi các cơ quan chức năng đang cố gắng hoàn thiện hệ thống
pháp luật về bảo hộ quyền SHCN thì tính chất, mức độ xâm phạm quyền
SHCN ngày càng diễn ra nghiêm trọng và phức tạp. Có thể thấy điều đó qua
số liệu vi phạm bị phát hiện tăng lên nhanh chóng qua các năm. Theo thống

kê, trong năm 2007, các lực lượng thực thi ở sáu Bộ gồm: Bộ Khoa học và
Công nghệ, Thông tin truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài
5


chính, Công Thương, Công an đã xử lý trên 18.000 cơ sở có hành vi xâm
phạm quyền SHTT, tổng số tiền xử phạt là trên 15 tỷ đồng, đồng thời tịch thu
nhiều phương tiện, tang vật vi phạm hành chính khác.
Dựa theo báo cáo hàng năm của Cục sở hữu trí tuệ (NOIP) về công tác
tiếp nhận và xử lý đơn:
Năm 2011:
- Năm 2011, Cục SHTT đã tiếp nhận 65.336 đơn các loại, tăng 4% so
với năm 2010.
- Năm 2011 Cục SHTT đã xử lý được 60.984 đơn các loại, tăng 24%
so với năm 2010.
Năm 2012:
- Năm 2012, Cục SHTT đã tiếp nhận 71.271 đơn các loại, tăng 9% so
với năm 2011.
- Năm 2012 Cục SHTT đã xử lý được 63.539 đơn các loại, tăng 4% so
với năm 2011.
Năm 2013:
- Năm 2013, Cục SHTT đã tiếp nhận 76.659 đơn các loại, tăng 7,6%
so với năm 2012
- Cục SHTT xử lý được 63.963 đơn các loại, tăng không đáng kể là
0,7% so với năm 2012.



Có thể thấy, tuy số lượng đơn đăng ký hằng năm vẫn tăng nhưng


lương tăng đang ngày càng giảm đi so với những năm trước.
2. Ví dụ cụ thể:
Những vụ tranh chấp liên quan đến nhóm ngành 32 chủ yếu rơi vào việc
tranh chấp trên mạng Internet. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng
xây dựng website để chào bán sản phẩm, hàng hóa của mình. Đăng ký tên
miền nay cũng rất dễ dàng. Chỉ cần tên miền khác với các tên miền đã đăng
ký trước đó (có khi chỉ một ký tự) là có thể đăng ký và sử dụng. Tuy nhiên, từ
những thuận lợi này, quyền sở hữu trí tuệ cũng dễ dàng bị xâm phạm.
6


Việc xâm phạm quyền SHTT trên mạng đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế
và uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân chính. Có rất nhiều nhãn hiệu, tên
thương mại của doanh nghiệp có “tên tuổi” của Việt Nam bị người khác lấy đi
đăng ký tên miền, sau đó, họ dùng tên miền này để chào bán lại cho chính
công ty của họ.
Nếu mua lại, doanh nghiệp sẽ phải tốn một khoản tiền lớn gấp đôi, thậm
chí gấp 5 đến 10 lần so với phí đăng ký một tên miền khác. Nhưng, nếu không
mua lại họ sẽ bán lại cho những doanh nghiệp khác. Việc sử dụng tên miền
trùng lắp với nhãn hiệu, tên thương mại của mình để quảng cáo, bán hàng trên
mạng sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp gốc.
a. Tranh chấp liên quan đến tên miền heineken.vn:
Heineken, thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, đang phải đối mặt với việc
tranh chấp tên miền .vn liên quan tới thương hiệu của họ tại Việt Nam. Mặc
dù Heineken đã đăng ký tên miền heineken.com.vn ngay sau khi thương hiệu
này có mặt chính thức tại Việt Nam năm 2001, song một tên miền .VN tương
tự khác là heineken.vn đã bị một công ty có trụ sở tại Hà Nội đăng ký mất.

Trang web của Heineken với tên miền Heineken.com.vn
Ngày 27/9/2006, ông Peter Ong Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Nhà

máy Bia Việt Nam, đơn vị độc quyền sản xuất bia Heineken trên lãnh thổ Việt
Nam đã đưa đơn khiếu nại lên Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vì tên
miền heineken.vn đã bị đăng ký mất. Tên miền này được Công ty Cổ phần

7


Quốc tế Kiến Cường (KCC) địa chỉ tại 346 Nguyễn Khoái - Hai Bà Trưng Hà Nội đăng ký.

Trang web: Heineken.vn với tên miền không liên quan đến ngành nghề mà
công ty đang cung cấp.
Ông Peter Ong cho rằng, KCC đăng ký tên miền heineken.vn là hoàn
toàn trùng lặp với tên thương hiệu, nhãn hiệu bia Heineken và tên miền này
không liên quan gì đến ngành nghề mà công ty này đang hoạt động trong lĩnh
vực điện tử tin học. Thêm vào đó, tên miền bắt đầu bằng tên Heineken là
trùng khớp với tên nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng thuộc sở hữu của tập đoàn
Heineken quốc tế, theo đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế Heineken và hình. Ông
Peter Ong còn cho biết thêm, KCC không hề triển khai triển khai bất kỳ một
nội dung nào tại website của tên miền đã đăng ký mà chỉ sử dụng màn hình
trắng có hiển thị chữ heineken.vn gây nhầm lẫn và cản trở các công ty khác
đến giao dịch với công ty của ông và gây cản trở cho hoạt động kinh doanh,
quảng cáo giới thiệu sản phẩm thương hiệu Heineken trên Internet.
Đại điện của Heineken đã viện dẫn điểm d, khoản 1, Điều 30 Luật SHTT
quy định: 'Hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền trùng hoặc
tương tự gây nhẫm lần với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người
khác hoặc nhầm chỉ dẫn đại lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục
đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng

8



của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn đại lý tương ứng" là hành vi cạnh
tranh không lãnh mạnh.
Theo Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet tại thời điểm
Heineken nộp đơn, Trung tâm Internet Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết
các khiếu nại hành chính về quy trình tiếp nhận hồ sơ đăng ký tên miền theo
quy tắc đăng ký trước được xét cấp trước cũng như các khiếu nại trong quá
trình thu nộp phí duy trì tên miền. Đối với các khiếu nại có liên quan đến việc
giải quyết tranh chấp tên miền giữa các bên, Trung tâm Internet Việt Nam chỉ
có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi để các bên tự thỏa thuận giải quyết tranh
chấp. Theo đó, VNNIC đã cung cấp thông tin liên hệ và yêu cầu Heineken tự
thỏa thuận giải quyết tranh chấp với KCC nhưng việc liên hệ thỏa thuận của
các bên đã không thành do KCC khẳng định tên miền heineken.vn họ đang
chiếm giữ, sử dụng và đã được VNNIC cấp là hợp pháp.
Tính đến năm 2007, Heineken đã 3 lần gửi đơn khiếu nại tới VNNIC đề
nghị hủy bỏ hiệu lực đăng ký tên miền heineken.vn của KCC.
Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế cũng như quy định trong Luật Sở hữu
trí tuệ của Việt Nam, tên miền không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở
hữu trí tuệ. Việc giải quyết các tranh chấp lúc này thuộc lĩnh vực tranh chấp
về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" và phải tuân thủ theo
các quy định của Luật Công nghệ thông tin với các hình thức giải quyết cụ
thể. Do việc thương lượng, hòa giải đã không thành, nên hình thức thông qua
trọng tài cũng khó thực hiện cho Heineken vì muốn đem vụ việc ra giải quyết
tại cơ quan trọng tài thì cần phải có sự chấp thuận của cả hai bên, cùng thống
nhất sẽ giải quyết vụ việc thông qua con đường trọng tài. Vậy xem ra
Heineken chỉ còn một cách duy nhất là đem vụ việc ra khởi kiện tại tòa án và
vụ việc hiện vẫn chưa đến hồi kết.
Các thông tin từ Heineken cho thấy chắc chắn hãng này sẽ không chịu
để cho một công ty khác đăng ký sử dụng nhãn hiệu toàn cầu của mình.
Tuy nhiên, để có thể lấy lại được thì hãng này sẽ phải trải qua con đường tố

tụng về tranh chấp tên miền mà thông lệ quốc tế đều phải như vậy, dẫn đến

9


tốn kém sức lực, tiền bạc lên tới hàng ngàn USD và có thể phải mất nhiều
năm trời và ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh của Heineken tại Việt Nam và
trên toàn cầu..
Tranh chấp tên miền không loại trừ bất kỳ chủ thể nào và tranh chấp
tên miền theo tên thương hiệu là một hiện tượng đang phổ biến. Nguyên nhân
gây tranh chấp có thể do sự trùng lặp, giống nhau giữa các tên doanh
nghiệp; các đối thủ đăng ký tên miền để khống chế lẫn nhau hoặc đăng ký để
bán lại thu lợi nhuận. Để không mua sự phiền toái bực mình, không mất thời
gian cho việc kiện tụng tranh chấp như Heineken thì không có biện pháp nào
hữu hiệu hơn là đăng ký những tên miền gắn liền với hoạt động của mình để
không ai có thể sử dụng được.
b. Tranh chấp liên quan đến tên miền habeco.vn
Vụ việc tranh chấp tên miền Habeco.vn giữa Tổng Công ty Bia – Rượu –
Nước giải khát Hà Nội với Công ty Công ty TNHH INGAS có trụ sở tại P
404 – 18 T1 Khu Đô thị Trung Hòa, Nhân Chính, HN – chủ thể đăng ký tên
miền habeco.vn.

Trang web với tên miền Habeco.com.vn của Tổng Công ty Bia – Rượu –
Nước giải khát Hà Nội.
Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội có tên giao dịch là
HABECO, hoạt động trên các lĩnh vực kinh doanh sản xuất bia, rượu, nước
giải khát ...sau khi kiểm tra phát hiện ra tên miền habeco.vn đã được Công ty

10



TNHH INGAS đăng ký thì Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà
Nội đã có đơn gửi đến VNNIC vào ngày 18/12/2006 đề nghị cấp habeco.vn
cho Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội. Do trước đây Tổng
Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội không quan tâm đến việc giữ
đăng ký tên miền liên quan đến tổ chức, doanh nghiệp của mình dù đã được
VNNIC thông báo khuyến cáo liên tục trên các phương tiện thông tin đại
chúng nên đã dẫn đến hậu quả mất tên miền và một tranh chấp mới được phát
sinh.
Theo Quy định về Quản lý và sử dụng tài nguyên Internet ban hành kèm
theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT ngày 11/8/2005 của Bộ trưởng Bộ
Bưu chính, Viễn thông đã nêu rõ nguyên tắc đăng ký tên miền: “Tổ chức, cá
nhân đăng ký trước được xét cấp trước”; Tên miền là do cơ quan, tổ chức, cá
nhân tự chọn và họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đây là trường hợp bỏ qua quyền được ưu tiên của mình trước khi
VNNIC triển khai cấp phát tự do tên miền cấp 2.VN.
Cũng trong tình huống tương tự có thể kể đến trường hợp Tranh chấp
liên quan đến tên miền sprite.com.vn, coke.com.vn, fanta.com.vn….

11


Tranh chấp liên quan đến tên miền sprite.com.vn, coke.com.vn,
fanta.com.vn….
Vụ việc tranh chấp liên quan đến các tên miền sprite.com.vn, coke.com.vn,
fanta.com.vn giữa Công ty The Coca-Cola Company có địa chỉ tại One CocaCola Plaza, NW, Atlanta, Georgia 30313, Hoa Kỳ và ông Hoàng Thanh Tùng, có
địa chỉ tại 1842 Lạc Long Quân, phường 10, Quận Tân Bình, TP HCM. Công ty
The Coca-Cola Company đã ủy quyền cho Văn phòng Luật sư Đoàn Hồng Sơn
đại diện cho các vấn đề liên quan đến tên miền tại Việt Nam để giải quyết các
tranh chấp tên miền nói trên; Văn phòng Luật sư Đoàn Hồng Sơn đề nghị

VNNIC thu hồi sprite.com.vn, coke.com.vn, fanta.com.vn để trả lại cho Công ty
The Coca-Cola Company theo các căn cứ sau:
- Các tên miền nêu trên có sử dụng các nhãn hiệu nổi tiếng SPRITE,
FANTA và COKE được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam từ năm 1992.
12


- Việc ông Hoàng Thanh Tùng đăng ký các tên miền trùng lặp với các
nhãn hiệu nổi tiếng và đang được bảo hộ của The Coca-Cola Company mà
không được sự cho phép của chủ sở hữu là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, xâm phạm quyền và lợi ích của chủ sở hữu các nhãn hiệu trên là The
Coca-Cola Company.
- Các nhãn hiệu SPRITE, FANTA và COKE gắn liền với sản phẩm nước
giải khát là thành quả đầu tư về tài chính và trí tuệ của Công ty The CocaCola Company. Ông Hoàng Thanh Tùng là người Việt Nam và hoàn toàn
không có bất kỳ quyền lợi nào liên quan đến các nhãn hiệu nổi tiếng nêu trên
của Công ty The Coca-Cola Company. Do đó, hành vi đăng ký cùng một lúc
03 tên miền trùng hợp với các nhãn hiệu nổi tiếng của Công ty The Coca-Cola
Company không nằm ngoài mục đích đầu cơ để thu lợi, xâm phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của Công ty The Coca-Cola Company.
Theo Quy định về Quản lý và sử dụng tài nguyên Internet ban hành kèm
theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT ngày 11/8/2005 của Bộ trưởng Bộ
Bưu chính, Viễn thông đã nêu rõ nguyên tắc đăng ký tên miền: “Tổ chức, cá
nhân đăng ký trước được xét cấp trước”; Tên miền là do cơ quan, tổ chức, cá
nhân tự chọn và họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Luật Sở hữu trí tuệ của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 50/2005/QH 11 ngày 29/11/2005 (có hiệu lực ngày 1/7/2006) đã quy
định rõ về quyền tự bảo vệ của các tổ chức bị thiệt hại hoặc có khả năng bị
thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng việc áp dụng các biện
pháp dân sự được quy định tại Điều 202 của Luật này và “Toà án sẽ áp dụng
các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền

sở hữu trí tuệ”.
VNNIC đã khuyến cáo Văn phòng Luật sư Đoàn Hồng Sơn hướng dẫn
Công ty Coca-Cola khởi kiện chủ thể đăng ký các tên miền này ra Tòa để bảo
vệ quyền lợi của mình. Trung tâm Internet Việt Nam là đơn vị quản lý Nhà
nước về tài nguyên Internet nói chung, thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông
không xử lý các vấn đề tranh chấp liên quan về sở hữu trí tuệ và cạnh tranh
không lành mạnh mà chỉ thực hiện các yêu cầu xử lý về tên miền theo như
phán quyết của Tòa án. Đồng thời nhanh chóng đăng ký các tên miền khác
13


liên quan đến Công ty Coca-Cola, nếu không, để lấy lại những tên miền đó,
Công ty Coca-Cola sẽ phải qua con đường tranh tụng về tranh chấp tên miền
sẽ rất tốn kém.
3. Kết luận:
Tại Việt Nam, các quy định của pháp luật về việc xử lý hành vi xâm
phạm quyền SHTT trên Internet đã có nhưng chưa đủ mạnh để ngăn chặn.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tận dụng tối đa các quy định của pháp
luật để bảo vệ quyền nhưng không mấy hiệu quả. Vì ngay từ khâu thu thập
chứng cứ vi phạm để yêu cầu xử lý đã hết sức khó khăn, nhất là đối với tình
trạng bên vi phạm đưa thông tin vi phạm “thoắt ẩn”, “thoắt hiện” như tình
huống nêu trên. Các doanh nghiệp nên chủ động ngăn chặn hành vi vi phạm
trước khi nó xảy ra. Đăng ký tên miền ngày càng dễ dàng và chi phí không
đắt, các doanh nghiệp có thể đăng ký, sử dụng tên miền bằng chính nhãn hiệu,
tên thương mại của mình để thuận lợi cho bảo hộ sau này. Mặt khác, các
doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến thời hạn sử dụng của tên miền và thời hạn
hiệu lực của Giấy chứng nhận nhãn hiệu. Nếu hết thời hạn, doanh nghiệp
không làm thủ tục gia hạn thì hiệu lực của các giấy chứng nhận sẽ hết, khi đó
người khác có thể đăng ký, chiếm giữ thậm chí có thể kiện ngược lại nếu họ
được cấp văn bằng.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể chứng thực các chứng cứ vi phạm trên
mạng Internet để làm bằng chứng vi phạm khi nộp hồ sơ khiếu kiện thông qua
“Phòng Thừa phát lại” tại TP.HCM. Khi đã chứng thực được chứng cứ vi
phạm thì dù thông tin vi phạm có bị gỡ đi khỏi mạng Internet cũng không làm
ảnh hưởng quá trình khiếu nại, tố cáo.
Để ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT trên mạng
Internet, hệ thống văn bản pháp luật cần phải đầy đủ và có các biện pháp chế
tài đủ mạnh để răn đe hành vi tái vi phạm.

KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy, đối với nhóm ngành 32 tuy việc tranh chấp, xâm
phạm thương hiệu không diễn ra trên nhiều mặt như các nhóm ngành khác
nhưng những vụ việc tranh chấp ở nhóm này lại rất dễ xảy ra và để lại hậu
quả về mặt tài chính cũng như uy tín khá lớn.

14


Xâm phạm thương hiệu trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng
nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các
thiết bị hiện đại để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu dùng và cơ quan
quản lý thị trường khó phát hiện thật/giả. Các hành vi xâm phạm này ngày
càng nguy hiểm hơn ở tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ không những
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng đối với tổ chức và cá nhân
nước ngoài.
Bên cạnh xây dựng và phát triển nhãn hiệu trong điều kiện hội nhập đã
trở thành chiến lược cấp bách, mỗi doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng bảo
vệ nhãn hiệu- tài sản giá trị nhất- khỏi hành vi xâm phạm của cá nhân tổ chức
khác nhất là khi nhãn hiệu đã được khẳng định trên thị trường, một sự sơ suất
lơ là trong bảo hộ cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng lớn tới

doanh thu, doanh số và uy tín của doanh nghiệp.
Như vậy, xây dựng nhãn hiệu và tên thương mại bao gồm một loạt công
việc, đòi hỏi phải tính đến nhiều rủi ro và phải có sự đầu tư thích đáng cả về
tài chính, trí tuệ, công nghệ, thời gian.
Ngoài việc cố gắng tạo ra được uy tín của mình đối với khách hàng,
còn phải biết bảo vệ uy tín đó nữa. Con đường duy nhất, là đăng ký bảo hộ
quyền Sở hữu trí tuệ càng sớm càng tốt. Chiến lược xây dựng và bảo vệ
quyền sở hữu công nghiệp đòi hỏi sự đầu tư dài hơi, thỏa đáng, và tất nhiên,
có thể hao tốn nhiều tiền của. Doanh nghiệp nào cũng vậy, không bao giờ phủ
định tham vọng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh. Do đó, phải xác định
rằng, song song với việc tự khẳng định vị trí của mình trên thương trường,
cần chú trọng đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trước khi quá muộn./.

15


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:...................................................................................3
1. Khái niệm về thương hiệu.............................................................................3
2. Chức năng của thương hiệu:..........................................................................3
3. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp thương hiệu:...............................................4
4. Các loại tranh chấp thương hiệu:..................................................................5
II. VÍ DỤ THỰC TIỄN:.....................................................................................6
1. Tình hình đăng ký bản quyền và tranh chấp thương hiệu tại Việt Nam:.......6
2. Ví dụ cụ thể:..................................................................................................7
KẾT LUẬN.....................................................................................................16


16



×