Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Dạy học trang trí chuyên ngành cho học sinh ngành thiết kế thời trang trường trung cấp may và thời trang hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.33 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

DƯƠNG THỊ THU THƯƠNG

DẠY HỌC TRANG TRÍ CHUYÊN NGÀNH CHO HỌC
SINH NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG TRƯỜNG
TRUNG CẤP MAY VÀ THỜI TRANG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN MỸ THUẬT
Khóa 1 (2015 - 2017)

Hà Nội, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

DƯƠNG THỊ THU THƯƠNG

DẠY HỌC TRANG TRÍ CHUYÊN NGÀNH CHO HỌC
SINH NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG TRƯỜNG
TRUNG CẤP MAY VÀ THỜI TRANG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật
Mã số: 60.14.01.11

Người hướng dẫn: TS. Phạm Văn Tuyến


Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là trải nghiệm thực tế 17 năm trong nghề và là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực
và chưa có công bố trong công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 16 tháng 01năm 2018
Tác giả luận văn

Mai Thế Hoa
Dương Thị Thu Thương


DANH M C NH NG CH
BGH

Ban giám hiệu

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

MT


Mĩ thuật

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TKTT

Thiết kế thời trang

Tr

Trang

TS

Tiến sĩ

TTCN

Trang trí chuyên ngành

VIẾT TẮT



M CL C
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC NGÀNH
THIẾT KẾ THỜI TRANG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP
MAY VÀ THỜI TRANG HÀ NỘI ................................................................ 7
1.1. Cơ sở lý luận dạy học Thiết kế thời trang bậc trung cấp ......................... 7
1.1.1. Khái quát về dạy học ngành Thiết kế thời trang và dạy trang trí
chuyên ngành................................................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của chuyên ngành TKTT .................................................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn dạy học Thiết kế thời trang ở bậc Trung cấp................ 14
1.2.1. Vài nét về trường Trung cấp may và thời trang Hà Nội ..................... 14
1.2.2. Đặc điểm của học sinh trường Trung cấp May và Thời trang Hà Nội .....
15
1.2.3. Thực trạng của việc dạy học Thiết kế thời trang ở trường Trung cấp
may và thời trang Hà Nội .............................................................................. 16
1.3. Nội dung của chương trình và thời lượng môn trang trí chuyên ngành 17
1.3.1. Đặc điểm và nội dung môn trang trí chuyên ngành trong chương trình
dạy học ngành Thiết kế thời trang................................................................. 17
1.3.2. Đặc điểm, nội dung và vị trí của phân môn vẽ trang trí trên vải trong
môn trang trí chuyên ngành........................................................................... 24
Tiểu kết.......................................................................................................... 27
Chương 2: DẠY THỰC HÀNH VẼ TRÊN VẢI TRONG MÔN TRANG TRÍ
CHUYÊN NGÀNH CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP MAY THỜI
TRANG HÀ NỘI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................ 29
2.1. Xây dựng và bổ sung nội dung chương trình mới cho môn trang trí
chuyên ngành................................................................................................. 29
2.1.1. Cơ sở đề xuất bổ sung mới.................................................................. 29
2.1.2. Nội dung chương trình mới: Thực hành vẽ trên vải ........................... 30
2.1.3. Các phương tiện kỹ thuật phục vụ môn học mới ................................ 32



2.1.4. Phương pháp dạy học .......................................................................... 41
2.2. Thực nghiệm và đánh giá kết quả .......................................................... 41
2.2.1. Thực nghiệm ....................................................................................... 41
2.2.2. Kết quả thực nghiệm: .......................................................................... 44
Tiểu kết.......................................................................................................... 46
KẾT LUẬN ................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 50
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 55


DANH M C BIỂU BẢNG

Ký hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Khung chương trình chuyên ngành Thiết kế thời trang

12

Bảng 1.2

Nội dung chi tiết học phần Trang trí chuyên ngành

18


Bảng 1.3

Nội dung chi tiết Kỹ thuật vẽ trên vải

25

Bảng 2.1

Nội dung bổ sung học phần : Kỹ thuật vẽ trên vải

32

trong môn trang trí chuyên ngành


DANH M C ẢNH
Ký hiệu

Tên bảng

Trang

Ảnh 2.1

Kỹ thuật vẽ phủ

33

Ảnh 2.2


Kỹ thuật vẽ màu loang

34

Ảnh 2.3

Kỹ thuật vẽ đắp màu

34

Ảnh 2.4

Kỹ thuật cắt dán vải

35

Ảnh 2.5

Kỹ thuật đi nét bằng kim tiêm số 18

35

Ảnh 2.6

Màu tuýt pha sẵn

36

Ảnh 2.7


Màu tự pha

37

Ảnh 2.8

Dụng cụ phục vụ vẽ

38

Ảnh 2.9

Kỹ thuật căng vải

38

Ảnh 2.10 Phác thảo ý tưởng

39

Ảnh 2.11 Lót màu

39

Ảnh 2.12 Các bước xử lý

40



1


2
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn ề tài
May mặc là nhu cầu thiết yếu của con người, xã hội càng phát triển thì
nhu cầu đó càng được đề cao. Bên cạnh các yếu tố công nghệ ngành may,
mĩ thuật có vai tr

quan trọng trong sự phát triển ngành nghề May - thời

trang. Trong thời trang đôi khi chỉ vì điểm nhấn trang trí trên sản phẩm mà
chúng ta quyết định mua cả sản phẩm đó.
Ngày nay, các hoạt động nghiên cứu, sáng tác mĩ thuật kết hợp vào
ngành thiết kế thời trang đang được quan tâm. Đây là một trong những
ngành thuộc mĩ thuật ứng dụng. Việc tìm t i, sáng tạo ra những phương
pháp và ý tưởng mới trong ngành thời trang luôn là nhiệm vụ hàng đầu của
các nhà thiết kế và đặc biệt là những người giảng dạy về chuyên ngành thời
trang. Là một người học và làm việc theo chuyên ngành nghệ thuật, tôi
mong muốn được kết hợp giữa mĩ thuật với công nghệ may để tạo ra những
sản phẩm phong phú hơn. Thông qua bài học vẽ trên vải bằng phương pháp
thủ công đưa vào môn Trang trí chuyên ngành tại Khoa Thiết kế thời trang
trường Trung cấp may và thời trang Hà Nội. Đây là một cách làm hiệu quả
và khả thi, bởi khi học vẽ trên vải học sinh sẽ yêu nghề hơn và phải luôn
suy nghĩ, luôn sáng tạo không ngừng để cho ra những mẫu sản phẩm phong
phú, bắt mắt về kiểu dáng, đẹp về màu sắc, nhấn mạnh ở trang trí và chắc
về công nghệ cắt may, tất cả đều đi đến một đích cuối cùng là đưa ra thị
trường một sản phẩm hoàn thiện nhất có thể.
Trường Trung cấp may và thời trang Hà Nội là một trường công lập

thuộc Sở Lao động thương binh xã hội Hà Nội có thâm niên hơn 40 năm về
đào tạo nghề, nay đã mở thêm nghề đào tạo Thiết kế thời trang. Trong
chương trình chuyên ngành Thiết kế thời trang (TKTT) học sinh được học
các môn Nhân trắc học, Mỹ thuật trang phục, Sáng tác mẫu trang phục,
Trang trí chuyên ngành...


Bên ngoài thị trường các phương pháp xử lý chất liệu thời trang có
kỹ thuật in lưới, in nhiệt, thêu đính… được sử dụng nhiều. Vẽ thủ công đơn
chiếc cho từng sản phẩm đang được thịnh hành nhiều năm nay –hiện tại
vẫn đang được thịnh hành và phát triển với nhiều kĩ thuật mới bao gồm các
kĩ thuật vẽ trên vải. Nhưng vẽ trên vải bằng phương pháp thủ công c n khá
lạ lẫm đối với các em học sinh trong trường, nên nhiệm vụ của mĩ thuật
trong ngành thời trang là cần phát triển mạnh phương pháp dạy vẽ trang trí
cho sản phẩm đó thông qua việc đổi mới chương trình môn học.
Được sự cho phép của nhà trường tôi đã mạnh dạn đưa kỹ thuật vẽ
trên vải vào dạy thực nghiệm trong chương trình giảng dạy để các em học
sinh chuyên ngành thiết kế thời trang có thể tiếp cận, hiểu và tự thực hiện
được những ý tưởng thiết kế của mình. Học phần mới này sẽ giúp cho học
sinh hoàn thiện hơn về khả năng thực hành trên sản phẩm, phát huy khả
năng sáng tạo của học sinh và tính làm việc độc lập để đưa ra thị trường
những sản phẩm mang tính ứng dụng cao toàn diện hơn cả về công nghệ và
thẩm mỹ sau khi các em kết thúc khóa học.
Trên thực tiễn dạy học, qua quá trình nghiên cứu học tập, với mong
muốn bổ sung một môn học có ý nghĩa thiết thực cho học sinh ngành thiết
kế thời trang từ đó làm rõ vai tr , vị trí tính cần thiết của mĩ thuật trong thời
trang nên tôi chọn đề tài Dạy học trang trí chuyên ngành cho học sinh
ngành thiết kế thời trang trường Trung cấp may và thời trang Hà Nội
làm đề tài luận văn của mình.
2 Tình hình nghiên cứu

Các nghiên cứu về lĩnh vực thời trang có nhiều tài liệu, tuy nhiên các
nghiên cứu về dạy và đào tạo họa sĩ thiết kế thời trang thì không có nhiều.
Một số tài liệu liên quan trực tiếp gồm:


Triệu Thị Chơi, Kỹ thuật cắt may toàn tập [6], Giáo trình này giúp
bạn đọc giải quyết mọi vấn đề liên quan đến lĩnh vực may mặc, cả về phần
kỹ thuật may thế nào cho khéo cho đẹp và tăng nét thẩm mỹ cho người sử
dụng bởi đó là điều quan trọng trong việc phát triển ngành nghề và chuyên
môn.
Trần Thủy Bình, Giáo trình thiết kế trang phục [3], giáo trình không
chỉ cung cấp những nội dung cơ bản, cô đọng nhất về lịch sử trang phục,
mà cả kiến thức về thời trang và mốt. Giáo trình gồm 2 phần: phần lịch sử
thời trang giới thiệu khái quát về thói quen, thị hiếu thẩm mỹ, tập quán
mặc trong quá khứ của dân tộc trên thế giới và Việt Nam. Phần thứ hai
bàn về màu sắc, các yếu tố khác của mỹ thuật trang phục, bố cục và các
thủ pháp xây dựng bố cục, hiệu quả mà các bố cục đem lại.
F.N.Vanderwalker; Người dịch: Ngọc Thạch, Kỹ thuật pha trộn màu
và sơn [9]. Nội dung đề cập các kĩ thuật pha trộn sơn và màu trong hội hoạ,
các loại thuốc màu, sơn màu và tính chất của chúng.
Các công trình nghiên cứu đến thiết kế thời trang, phương pháp giảng
dạy thiết kế thời trang và mỹ thuật ứng dụng là:
Nguyễn Hạnh, Nghệ thuật phối màu [11]. Nội dung sách đề cập đến
ứng dụng trong đồ hoạ, thiết kế trang Web, thiết kế thời trang, thiết kế nội
thất, thiết kế mĩ thuật công nghiệp, quảng cáo, hội hoạ. Giới thiệu với bạn
đọc bảng tra màu chọn lọc, từ 106 màu có thể chọn lọc để phối ra 1400 cách
phối hợp để tạo ra sự hài hoà trong thiết kế.
Nguyễn Quân, Con mắt nhìn cái đẹp: Mỹ thuật học dùng cho sinh
viên Mỹ thuật, kiến trúc và Design [32]. Cuốn sách được đúc rút từ nghiên
cứu ngôn ngữ tạo hình trong những năm 1978- 1983 của nhà nghiên cứu mĩ

thuật Nguyễn Quân. Gồm 2 phần: 1/ con mắt tạo hình của chúng ta, 2/ Kiến
thức cơ bản về Mỹ thuật.
Nguyễn Thu Tuấn, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mĩ
thuật [42]. Giáo trình được tác giả đúc kết từ sự tích lũy kinh nghiệm của


nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục nghệ thuật,
cùng với sự kế thừa và tham khảo các tài liệu liên quan của nhiều nhà khoa
học. Giáo trình gồm 4 phần: phần 1, những vấn đề chung về nghiên cứu
khoa học. Phần 2, phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Phần 3,
Tiến trình thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mỹ thuật.
Phần 4, Xây dựng đề cương và viết báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài
nghiên cứu khoa học giáo dục Mĩ thuật. Giáo trình giúp học viên tham
khảo để hoàn thiện tốt hơn luận văn Thạc sĩ.
Một số tài liệu tiêu biểu, nghiên cứu về mĩ thuật có liên quan đến nội
dung của đề tài gồm có:
Đặng Thị Bích Ngân, Trần Việt Sơn, Nguyễn Thế Hùng, Từ điển Mỹ
thuật phổ thông [26]. Nội dung: Giới thiệu các thuật ngữ mỹ thuật một cách
chính xác và giải thích thoả đáng ý nghĩa và cách dùng các thuật ngữ đó.
Phạm Khải, Hội họa toàn thư [19]. Hội họa toàn thư giới thiệu đến
bạn đọc về học cách nhìn, cách cảm nhận hội họa, cách tự tìm hiểu, tự học
và thực hành họa pháp các chất liệu như: sươn dầu, acrylic, màu nước,
tempera.... Cuốn sách gồm 3 phần: Phần 1 tự học và thực hành họa pháp
sơn dầu, Acrylic, màu nước, tempera... Phần 2 nghiên cứu kỹ thuật và
phong cách danh họa quốc tế. Phần 3 nói về lược sử kỹ thuật hội họa từ cổ
điển tới hiện đại. Cuốn sách giúp học viên tìm hiểu sâu hơn về chất liệu và
cách sử dụng chất liệu Acrylic.
3 M c ích và nhiệm v nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu dạy học Trang trí chuyên ngành may thời trang để đề

xuất bổ sung thêm học phần Kỹ thuật vẽ trên vải bằng phương pháp thủ
công vào môn Trang trí chuyên ngành tại trường Trung cấp may và thời
trang Hà Nội, giúp học sinh có thêm năng lực thực hành chuyên môn sau
khóa học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy học của trường Trung cấp may và
thời trang Hà Nội.
Nghiên cứu để xây dựng chương trình của học phần, tài liệu, giáo
trình dạy học cho môn Trang trí chuyên ngành.
Đề xuất mô hình dạy học và thực nghiệm sư phạm học phần Kỹ thuật
vẽ trên vải vào môn Trang trí chuyên ngành cho học sinh trường Trung cấp
may và thời trang Hà Nội.
4 Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu
i tượng nghiên cứu
Nghiên cứu môn Trang trí chuyên ngành và bổ sung học phần Kỹ
thuật vẽ trên vải.
Đối tượng thực nghiệm là học sinh K2 trường Trung cấp nghề may và
thời trang Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu, thực nghiệm: từ 01/2017 đến 07/ 2017
h

vi nghiên cứu

Chương trình đào tạo TKTT, Chương trình môn học Trang trí chuyên
ngành của Khoa TKTT - Trường Trung cấp may và thời trang Hà Nội.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa: tìm hiểu, khảo sát chính xác thông
tin về thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học sinh và thực trạng

việc dạy và học ngành TKTT của trường Trung cấp may và thời trang HN.
- Phương pháp nghệ thuật học: dùng cho việc nghiên cứu các vấn đề
thẩm mĩ thời trang, đào tạo mĩ thuật ứng dụng, các vấn đề về kiến thức cơ
bản của mĩ thuật trong dạy học chuyên nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, so sánh: nhằm giúp
tổng hợp, phân tích các thông tin, dữ liệu liên quan đến quy định về phát
triển chương trình, phương pháp dạy học, những thông tin thực tiễn có giá
trị. Mục đích tổng kết để tạo nên những lý thuyết mới có giá trị.


- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: là phương pháp đặc biệt, cho
phép tác động lên đối tượng nghiên cứu một cách chủ động, can thiệp có ý
thức vào quá trình diễn biến tự nhiên, để hướng quá trình ấy diễn ra theo
mục đích mong muốn của chúng tôi nhằm đánh giá tính thực tiễn và mức
độ khả thi của việc bổ sung học phần mới vào chương trình đào tạo.
6 Nh ng óng góp c a luận văn
- Luận văn là một công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn về kỹ
thuật vẽ trên vải trong chương trình môn TTCN của ngành TKTT tại
trường Trung cấp nghề may và thời trang Hà Nội. Luận văn này đề xuất
xây dựng bổ sung thêm một học phần mới có tính thực tiễn cao, phù hợp
với nhu cầu xã hội và xu hướng thời trang hiện nay.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn TTCN , đặc biệt là việc
tăng kĩ năng thực hành nghề cho học sinh thông qua học phần Kỹ thuật vẽ
trên vải.
- Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho các giáo viên (GV) dạy
chuyên ngành thời trang và học sinh (HS), sinh viên (SV) đã và đang theo
học chuyên ngành thời trang.
7

ố c c c a luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận

văn có bố cục 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học ngành TKTT cho HS
trường Trung cấp may và thời trang Hà Nội
Chương 2: Dạy học vẽ trên vải trong học phần trang trí chuyên
ngành cho học sinh trường Trung cấp may thời trang Hà Nội và thực
nghiệm sư phạm.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC NGÀNH THIẾT KẾ
THỜI TRANG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP MAY VÀ
THỜI TRANG HÀ NỘI
1.1. Cơ sở lý luận dạy học Thiết kế thời trang bậc trung cấp
1.1.1. Khái quát về d y học ngành Thiết kế thời trang và d y trang trí
chuyên ngành
- Khái niệm Thời trang
“Thời trang là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen và
thị hiếu phổ biến trong cách mặc, thịnh hành trong môi trường xã hội nhất
định, vào khoảng thời gian nhất định.” [2, tr.23].
Trong đó Trang phục được hiểu là “… không chỉ thể hiện quan niệm
thẩm mỹ, lối sống, trình độ của một nhóm người, một cá nhân mà c n thể
hiện đặc trưng văn hóa cả một cộng đồng” [39, tr.5].
“Thời trang chỉ liên quan đến lĩnh vực may mặc và thời trang
thường bó hẹp trong một phạm vi không gian nhất định vì nó là khuynh
hướng gắn với một bộ phận xã hội, một địa phương, một dân tộc hay một
vùng thế giới. Mốt và thời trang có tính văn hóa- xã hội và tính nghệ thuật”
[2, tr.24].
Ngoài ra, thời trang là những phong cách đang thịnh hành và những

sáng tạo mới nhất của các nhà thiết kế trang phục. Thông thường, những
thử nghiệm thiên về trình diễn nghệ thuật là ý tưởng ban đầu cho việc thiết
kế các mẫu thời trang ứng dụng. Các bộ sưu tập nặng về trình diễn là để tạo
ấn tượng và khẳng định phong cách trước đồng nghiệp, các nhà chuyên
môn. C n các bộ sưu tập mang tính ứng dụng thì để nhắm tới số đông
người tiêu dùng. Đó là hai mặt không thể tách rời của thời trang. Thiếu một
trong hai cái, thời trang sẽ mất đi tính chất đặc trưng. Vì thời trang là tổng
hợp của nghệ thuật và kinh doanh.


- Khái niệm Thiết kế thời trang
“Thiết kế: lập dự án kế hoạch xây dựng một công trình, sản xuất một
thiết bị, sản phẩm công nghiệp. Thiết kế bao gồm công việc lập các tài liệu,
các thông số kỹ thuật, các bản tính toán, các bản vẽ, các mô hình vv. Làm
căn cứ để tiến hành thi công công trình, gia công sản phẩm” [13,tr. 371]
“Thời trang là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen và
thị hiếu phổ biến trong cách mặc, thịnh hành trong môi trường xã hội nhất
định, vào khoảng thời gian nhất định.” [2, tr. 23]
Từ hai khái niệm thành phần trên chúng ta có thể hiểu TKTT là bao
gồm những công việc lập các bản vẽ, các tính toán, các thông số kỹ thuật
v.v... để cho ra những sản phẩm công nghiệp trong ngành thời trang.
Như vậy, TKTT có yếu tố “…mỹ hóa hình tượng người mặc y phục,
điều này cần phải sáng tạo trên hình thể con người. Những tri thức về kết
cấu nhân thể và chức năng các bộ phận trên thân thể người có thể giúp cho
chúng ta hiểu biết những đặc trưng cơ bản của ngoại hình” [47, tr. 7]. Khi
coi TKTT là một phần của nghệ thuật Design, thì theo Bosiepe đã chỉ ra
năm 1967: “phương pháp luận Design chẳng qua chỉ là tr chơi trong thực
tế sản xuất - dưới con mắt của các nhà tạo dáng” [45, tr.20]. Để đào tạo về
mỹ thuật công nghiệp đ i hỏi người họa sĩ thiết kế phải đạt hai yêu cầu: “Có
được những kiến thức cơ bản cần thiết cho hoạt động thực tiễn sau này của

mình và có khả năng tư duy logic, phương pháp làm việc khoa học, hợp lý
trong những điều kiện phức tạp của cuộc sống” [45, tr. 6]. Đó cũng chính là
điều kiện để người họa sĩ thiết kế mỹ thuật công nghiệp tồn tại và phát triển
trong một nền công nghiệp mới phát triển như nước ta hiện nay.
Thiết kế thời trang thuộc ngành “Mỹ thuật công nghiệp: Vẻ đẹp thẩm
mĩ phục vụ cho sản xuất công nghiệp” [25, tr. 205]. Hay c n là nghệ thuật
các ứng dụng của thiết kế và thẩm mỹ hay vẻ đẹp tự nhiên cho quần áo và


phụ kiện. Thiết kế thời trang chịu ảnh hưởng của vĩ độ văn hóa và xã hội,
đã thay đổi theo thời gian và địa điểm.
Ngành thiết kế thời trang đào tạo một số chuyên ngành như: Thiết kế
thời trang, xã hội học thời trang, vật liệu dệt may, tạo mẫu, thiết kế dựng
hình tổng hợp, trang điểm, thẩm mỹ học, vẽ mỹ thuật, thiết kế thời trang
trên máy tính, Coreldraw... “Tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang, các bạn
có thể đảm nhiệm các công việc tại doanh nghiệp may, công ty thiết kế thời
trang, viện nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực này hoặc những cơ sở sản
xuất về may mặc” [18]
- Dạy học Thiết kế thời trang
Theo tác giả Bùi Hiền và cộng sự thì các khái niệm được viết như sau:
Dạy – Học, Truyền lại những kiến thức, kinh nghiệm, đưa đến những thông
tin khoa học cho người khác tiếp thụ một cách có hệ thống, có phương
pháp nhằm mục đích tự nâng cao trình độ văn hóa, năng lực trí tuệ và kỹ
năng thực hành trong đời sống thực tế. Dạy- học là một hoạt động diễn ra
trên hai tuyến song hành giữa người dạy và người học” [13, tr.61]
Như vậy cũng từ những khái niệm thành phần đã nêu trên chúng tôi
có thể quan niệm rằng: Dạy học TKTT là truyền lại những kiến thức, kinh
nghiệm nghề về các bản vẽ, các tính toán, các thông số kỹ thuật v.v... để
cho ra những sản phẩm công nghiệp trong ngành thời trang
Có thể nói, dạy trang trí chuyên ngành ở đây là một thuật ngữ chỉ

việc tổ chức, truyền thụ những kiến thức của phân môn trang trí đối với
chuyên ngành TKTT nhằm giúp học sinh có kiến thức cơ bản và khả năng
ứng dụng nó vào trong thực tiễn học tập cũng như công tác sau khi ra
trường. Dạy trang trí chuyên ngành đối với ngành TKTT không ngoài mục
đích giúp người học có thẩm mĩ tốt, từ đó có tác động đến lĩnh vực thời
trang và góp phần nâng cao thẩm mĩ xã hội.


1.1.2. ặc điểm của chuyên ngành Thiết kế thời trang
Dạy TKTT ở trường Trung cấp may và thời trang Hà Nội thực chất là
dạy nghề. Theo Quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp được quy định
tại Thông tư số 22 /2014/TT-BGDĐT ngày 09 tháng 7 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ GD và Đào tạo [15]. Từ yêu cầu thực chất là dạy nghề, các nhà
thiết kế thời trang học và theo nghề phải nhận thức được những yêu cầu của
thời trang may mặc.Trước tiên họ phải rất thích thú trong việc học hỏi
những cái mới mẻ và đọc những cuốn tạp chí, những bài báo và những
cuốn sách về lịch sử thời trang và những xu hướng mới. Họ cũng phải yêu
thích nghệ thuật, tham quan các ph ng trưng bày nghệ thuật và giao tiếp
với tất cả các nghệ sĩ bất cứ khi nào họ có cơ hội. Một sự am hiểu tốt về
nhu cầu và yêu cầu của khách hàng và phong cách sống của khán giả cũng
cần phải có trong thiết kế thời trang. Các em HS ngành thiết kế thời trang
cần có khả năng giao tiếp tốt và có thể thể hiện các ý tưởng của mình một
cách rõ ràng. Nhưng quan trọng nhất, đó là họ phải có được những ý tưởng
độc đáo, tươi mới và sáng tạo.
Thiết kế thời trang là một môn nghệ thuật ứng dụng đ i hỏi người
làm nghề và theo nghề phải có tài năng và óc sáng tạo không ngừng. Các
sáng tạo không chỉ đơn thuần là về kiểu dáng trang phục mà c n bao gồm
các phụ kiện thời trang sao cho phù hợp với nền văn minh xã hội và thời
đại. Những tác phẩm thời trang được chia làm 2 hướng riêng biệt: hướng
trình diễn nghệ thuật và hướng ứng dụng thực tế. Người làm nghề có thể là

người trực tiếp đứng ra thiết kế hoặc cũng có thể là người quản lý một đội
ngũ thiết kế ở một công ty thời trang, hay tự gây dựng một thương hiệu
riêng. Đây là ngành học phù hợp với các bạn trẻ yêu thích nghệ thuật thời
trang và có năng khiếu trong những lĩnh vực này.


Hiện tại ở trường Trung cấp may và thời trang Hà Nội thì ngành
Thiết kế Thời trang được giảng dạy theo hình thức dạy nghề. Theo Nghị
quyết số 51/2001/QH10 của Quốc hội, tại Điều số 33 có ghi:
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo
đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công
nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có
khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, củng cố quốc ph ng, an ninh. [15, Điều 33].
Nghề thiết kế thời trang (fashion design) đang được xem là một trong
những nghề thời thượng. Đây là ngành học phù hợp với các bạn trẻ yêu
thích mỹ thuật, thời trang.
Ý nghĩa và vai tr của dạy học thiết kế thời trang ở trường trung cấp
may và thời trang Hà Nội thể hiện qua nội dung và mục tiêu dạy học. Sau
khi học xong khóa học, học sinh sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức
như:
- Nắm vững các nguyên lý thiết kế, có kỹ năng thiết kế các thể loại
thời trang và kỹ thuật thể hiện trang trí sản phẩm.
- Có khả năng sáng tạo và tư duy độc lập trong lĩnh vực thiết kế thời
trang.
- Có khả năng giao tiếp tốt, dễ dàng làm việc tại doanh nghiệp trong
và ngoài nước.
HS theo học ngành này, bên cạnh việc được đào tạo khả năng cảm

thụ và nắm bắt các xu hướng thời trang đương đại; khả năng hoàn thiện tác
phẩm theo một quy trình khép kín: phác thảo ý tưởng, chọn nguyên liệu,
thiết kế rập - cắt - may, thiết kế phụ trang, nắm vững kiến thức quản lý chất
lượng, quản lý thương hiệu; có thể tự tin làm việc ở tất cả các khâu của lĩnh
vực thời trang.


Ngành TKTT có 15 môn học trong 2 năm, gồm 840 tiết/2 năm, bao
gồm 315 tiết lý thuyết, 445 tiết thực hành, bài tập và 80 tiết kiểm tra.
Bảng 1.1. Khung chương trình chuyên ngành Thiết kế thời trang
THỜI GIAN(tiết)
TT TÊN MÔN HỌC

Tổng
số


thuyết

Thực
hành

Kiểm
tra

1

Nhân trắc học

30


18

8

4

2

Giáo dục thể chất

30

7

20

3

3

Luật xa gần

15

13

0

2


4

Maketting

30

22

6

2

5

Mĩ học

30

25

2

3

6

Mỹ thuật trang phục

45


39

3

3

7

Pháp luật

15

10

3

2

8

Sáng tác mẫu trang phục

180

45

115

20


9

Thiết bị máy

30

5

23

2

10

Tiếng Anh

45

23

17

5

11

Tin học căn bản

60


18

35

7

12

Trang trí chuyên ngành

240

30

190

20

13

Chính trị

30

26

3

1


14

Giáo dục Quốc ph ng

45

23

17

5

15

An toàn lao động

15

11

3

1

840

315

445


80

TỔNG CỘNG

Với khung chương trình như trên có thể thấy nội dung các môn học
hướng nhiều vào các môn thuộc nhóm mĩ thuật, với lượng thời gian học tập
nhiều hơn hẳn đã cho thấy sự liên kết giữa thiết kế thời trang và mĩ thuật.
Nhóm các môn này có những nội dung chi tiết của nhóm môn này là:


Nhóm các môn Cơ sở ngành gồm 90 tiết
* Môn Luật xa gần 15 tiết chiếm thời lượng 16.7%: môn học gồm
các kiến thức về luật xa gần nhằm phục vụ các môn học chuyên ngành
TKTT (hình hoạ, trang trí, v.v…) HS hiểu được vai tr của luật xa gần đối
với hình hoạ, nắm được phạm trù tâm lý về thị giác, hiểu được thế nào là
phối cảnh và ánh sáng trong vẽ mỹ thuật
* Môn Mỹ học 30 tiết chiếm thời lượng 33.3%: là môn học gồm các
kiến thức về mỹ học nhằm phục vụ các môn học chuyên ngành TKTT.
Trình bày khái niệm và vai tr thẩm mĩ đối với con người. Trình bày được
lịch sử nghiên cứu về cái đẹp. HS hiểu được bản chất của cái đẹp và mĩ
học. Nắm được vai tr và tác dụng của thẩm mĩ đối với con người.Hiểu được các tính chất và cấu trúc của thị hiếu thẩm mĩ. Phân loại các chủ thể
thẩm mĩ. Biết được thời điểm xuất hiện lý tưởng của con người. Nắm được
quan hệ cấu trúc của lý tưởng thẩm mĩ
* Môn Mỹ thuật trang phục 45 tiết chiếm thời lượng 50%: là môn
học mang tính tích hợp giữa ngành mỹ thuật cơ bản( cơ sở tạo hình) và
chuyên nghành Đồ hoạ thời trang (đồ hoạ trang phục). học sinh có khả
năng: trình bày được lịch sử phát triển thế giới và Việt Nam qua các thế kỷ,
các kiến thức cơ bản về tạo hình trang phục. Nắm được khái niệm nguồn
gốc xuất xứ của quần áo. Trình bày khái niệm về Mốt thời trang. Phân tích

đánh giá đặc điểm chungvà các hiện tượng về Mốt thời trang. Nắm được
các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thời trang. Phân tích đánh giá
các đối tượng, các mục tiêu nghiên cứu về cơ sở thẩm mỹ. Làm chủ ý tưởng, nhạy bén với cái mới, tìm t i phong cách riêng trong công việc tư duy
sáng tạo nghệ thuật.
Nhóm các môn Chuyên ngành gồm 420 tiết
* Môn Sáng tác mẫu trang phục 180 tiết chiếm thời lượng 42.8% là
môn đứng thứ hai trong chương trình khung: là mộn học chuyên môn trong


danh mục các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề may và thiết kế
thời trang. Sáng tác mẫu là môn học nâng cao của Vẽ mỹ thuật trang phục,
đ i hỏi sự sáng tạo, tư duy thẩm mỹ, kỹ năng thực hiện các bản vẽ thiết kế
trang phục đạt hiệu quả thẩm mỹ và có tính tương tác công nghệ sản xuất
chuyên ngành công nghệ may thời trang.
* Môn Trang trí chuyên ngành 240 tiết chiếm thời lượng 57,2%,
nhiều nhất trong chương trình khung: Sau khi học xong học sinh có khả
năng: trình bày được một số loại hình trong trang trí. Hiểu đư ợc thế nào
là mảng chính thế nào là mảng phụ. Nắm được tầm quan trọng của màu
sắc trong lĩnh vực thời trang. Nắm được những đặc điểm, tính chất cơ
bản của màu sắc Biết được các dạng thức hoà sắc màu và ứng dụng trong
lĩnh vực thời trang. Sử dụng, phối hợp màu sắc, hoà sắc trong thiết kế
trang phục. Phân tích, đánh giá giá trị (về thẩm mỹ) của màu sắc. Sử
dụng thành thạo có kỹ thuật, thủ pháp các chất liệu như: Chì màu, phấn
màu, bột nước, màu nước.
1 2 Cơ sở thực tiễn dạy học Thiết kế thời trang ở bậc Trung cấp
1.2.1. Vài nét về trường Trung cấp

ay và thời trang Hà Nội

Trường Trung cấp may và thời trang Hà Nội. Địa chỉ số 56, Khâm

Thiên, Phường Khâm Thiên, Quận Đống Đa, Hà Nội. Là một trường công
lập thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội có thâm niên 42
năm về đào tạo nghề, nay đã mở thêm nghề đào tạo “Thiết kế thời trang”một ngành sáng tạo đầy thú vị. Mã nghề 40540206. Thời gian học 24
tháng. Ngành đào tạo chính: đào tạo nghề May và thiết kế Thời trang.
Cơ sở vật chất
Trường Trung cấp nghề may và thời trang Hà Nội, có diện tích đất là:
2

901,8 m , được xây dựng thành 5 khu nhà để sử dụng làm ph ng làm việc,
ph ng học và các xưởng thực hành. Các công trình ph ng học sử dụng
chung bao gồm 5 dãy nhà: A,B,C,D,E. Nhìn chung cơ sở vật chất phục vụ


học tập TKTT của trường đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về học tập.
Trong đó có 4 ph ng học lý thuyết, 8 xưởng thực hành và trang bị 149 cái
máy may, 29 máy chuyên dùng, 2 máy chiếu đa năng và một số máy móc
thiết bị công trình khác phục vụ cho việc dạy học.
ội ngũ giáo viên
Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường có đủ năng lực có
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và được đảm nhiệm công việc theo đúng
tiêu chuẩn chức danh chuyên môn.
Số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên: 29 người. Trong đó có 22 giáo
viên trình độ Đại học, 2 giáo viên trình độ Cao đẳng.
1.2.2.
Nội

ặc điể

của học sinh trường Trung cấp


ay và thời trang Hà

Đặc điểm chung của tâm lý lứa tuổi THPT bao gồm tất cả những
đặc điểm chung của học sinh cùng trang lứa và đặc điểm riêng của HS
trường Trung cấp may và thời trang Hà Nội được phân biệt rõ ràng hơn về
sự phát triển trí tuệ và học tập hướng nghiệp của HS trong trường. Nội
dung và tính chất của hoạt động học tập ở HS THPT khác nhiều so với lứa
tuổi trước, đ i hỏi HS phải năng động hơn, tính độc lập cao hơn đồng thời
cần phát triển tư duy lý luận sâu sắc. Xuất hiện nhu cầu nguyện vọng chọn
nghề nghiệp cho tương lai, vì vậy hoạt động học tập ở lứa tuổi này bắt đầu
mang tính hướng nghiệp.
Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến
rõ rệt. HS đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, các em ý thức
được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập. Thái độ
có ý thức đối với việc học tập của các em được tăng lên mạnh mẽ. Học tập
mang ý nghĩa sống c n trực tiếp vì các em đã ý thức rõ ràng được rằng:
Ý thức về nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai. Các
em HS ở trường độ tuổi từ 15 trở lên . Tốt nghiệp THCS, THPT và tương
đương. Hộ khẩu: Hà Nội. (không có hộ khẩu Hà Nội trường tuyển sinh


ngoài chỉ tiêu). Tâm lý lứa tuổi của học sinh dự thi và thi vào trường May
và thời trang Hà Nội cũng bao gồm tất cả các tâm lý nêu trên, ngoài ra có
đặc điểm đáng lưu ý hơn là các em đều có năng khiếu về thẩm mỹ vì thế đã
xuất hiện nhu cầu nguyện vọng chọn nghề TKTT cho tương lai. Hoạt động
học tập ở lứa tuổi này bắt đầu mang tính hướng nghiệp và đ i hỏi HS phải
năng động hơn, tính độc lập cao hơn đồng thời cần phát triển tư duy lý luận
sâu sắc.
Các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách
độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng

hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp
và trừu tượng. Các em thích khái quát, thích tìm hiểu những quy luật và
nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải
tiếp thu…
1.2.3 Thực tr ng của việc d y học Thiết kế thời trang ở trường Trung
cấp

ay và thời trang Hà Nội
Thực tế cho thấy TKTT ở trường Trung cấp may và thời trang Hà

Nội là một ngành học giống như nhiều ngành học khác mà học sinh được
học trong chương trình đào tạo của trường. Theo chương trình đào tạo này,
HS không được học chuyên sâu về kỹ thuật vẽ vải mà chỉ lĩnh hội được
những kiến thức cơ sở trang trí chuyên ngành, thực hiện các bài vẽ trang trí
cơ bản, h a sắc, sắc độ và trang trí trên trang phục. Đó là những kiến thức
và kỹ thuật cơ bản đối với môn trang trí chuyên ngành thời trang chứ chưa
đạt đến yêu cầu cao để đi đến sự hoàn thiện về thẩm mỹ của sản phẩm cuối
cùng khi hoàn thành sản phẩm.
Trong việc lựa chọn HS theo học hệ Trung cấp may và thời trang Hà
Nội thì khả năng cắt, may, trang trí hoàn thiện sản phẩm là những tiêu trí
quan trọng, song cũng không quá khắt khe và yêu cầu cao như SV hệ CĐ
hoặc ĐH. Việc phân bố về thời lượng, khối lượng chương trình, phương


×