Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đặc điểm văn xuôi Bình Nguyên Trang (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------

--------------

HÀ THỊ THU THỦY

ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI BÌNH NGUYÊN TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------

---------------

HÀ THỊ THU THỦY

ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI BÌNH NGUYÊN TRANG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Ngân

THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Hà Thị Thu Thủy


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại
học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong
suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Ngân đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong
suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Hà Thị Thu Thủy


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 8
5. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 9
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG .................................................. 11
1.1. Các vấn đề thể loại ................................................................................... 11
1.1.1. Truyện ngắn và các đặc điểm của truyện ngắn ..................................... 11
1.1.2. Tản văn và các đặc điểm của tản văn .................................................... 14
1.2. Văn xuôi Bình Nguyên Trang trong diện mạo chung của văn xuôi nữ Việt
Nam đương đại ....................................................................................... 18
1.2.1. Khái quát văn xuôi nữ Việt Nam đương đại ......................................... 19
1.2.2. Hành trình sáng tác của Bình Nguyên Trang ........................................ 21
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 29

Chương 2. CẢM HỨNG VỀ CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG
VĂN XUÔI CỦA BÌNH NGUYÊN TRANG .......................................... 30
2.1. Cảm hứng về cuộc sống ........................................................................... 30
2.1.1. Những suy nghĩ về cách sống ............................................................... 30
2.1.2. Những cảm xúc đẹp về cảnh vật thiên nhiên ........................................ 36
2.2. Cảm hứng về con người ........................................................................... 39


iv

2.2.1. Ca ngợi, bênh vực người phụ nữ ........................................................... 39
2.2.2. Trăn trở về những đứa trẻ bất hạnh ....................................................... 47
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 53
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIÊM NGHỆ THUẬT VĂN XUÔI BÌNH
NGUYÊN TRANG .................................................................................... 54
3.1. Nhân vật và cốt truyện ............................................................................. 54
3.1.1. Thế giới nhân vật đa dạng, đa diện, đa tính cách .................................. 54
3.1.2 Cốt truyện đơn tuyến .............................................................................. 60
3.2. Không gian, thời gian nghệ thuật ............................................................. 62
3.2.1. Không gian nghệ thuật đa dạng............................................................. 62
3.2.2 Thời gian nghệ thuật đa chiều ................................................................ 68
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu ........................................................................... 71
3.3.1. Ngôn ngữ đằm thắm, giàu chất thơ ....................................................... 72
3.3.2. Giọng điệu đa dạng mà thống nhất ....................................................... 75
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 78
KẾT LUẬN ................................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 81


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Đặc điểm thể loại là vấn đề luôn được giới nghiên cứu quan tâm.
Nghiên cứu đặc điểm thể loại văn học là chỉ ra được những đặc trưng về nội
dung cũng như nghệ thuật của thể loại đó thông qua những tác phẩm tiêu biểu.
Từ khía cạnh cảm hứng nghệ thuật, có thể thấy được vấn đề của cuộc sống mà
tác giả quan tâm, thấy được những tâm tư, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm
trong từng tác phẩm, qua đó thấy được những đặc điểm nghệ thuật mang dấu
ấn đặc trưng của tác giả.
1.2 Trong nền văn học đương đại của nước ta, có rất nhiều cây bút nữ trẻ
đã khẳng định được tài năng cũng như phong cách của mình. Thế hệ nhà văn
nữ cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX có thể kể đến những cái tên như:
Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Đoàn Lê, Trần Thùy Mai, Lý Lan, Y
Ban, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ,... Thế hệ nữ tác giả mới từ
những năm 2000 phải nhắc đến: Đỗ Hoàng Diệu, Đỗ Bích Thúy, Phong Điệp,
Phan Hồn Nhiên, Phạm Điệp Giang, Võ Diệu Thanh, Nguyễn Ngọc Tư, Dương
Thụy, Trang Hạ... Mỗi cây bút mang một màu sắc riêng, góp phần tạo dựng
bức tranh chung của nền văn học đương đại Việt Nam. Việc khai thác đặc điểm
thể loại của một tác giả trẻ là việc làm cần thiết để khẳng định phong cách nhà
văn trong bức tranh đa dạng của nền văn học nước ta.
1.3 Bình Nguyên Trang là nhà văn trẻ, được đánh giá là một trong những
cây bút nữ xuất sắc của nền Văn học đương đại Việt Nam. Chị viết khá nhiều
thể loại, tên tuổi từ lâu đã gắn với thơ, nhưng gần đây chị mạnh dạn thử sức và
đã khẳng định mình rất ấn tượng ở thể loại văn xuôi. Truyện ngắn, tản văn của
Bình Nguyên Trang không viết về những điều lớn lao, trừu tượng, mà mỗi câu
chuyện là một mảnh ghép cuộc sống bình dị, những cảm xúc rất đỗi đời


2


thường... Nói cách khác, cuộc sống được thu nhỏ vào trang viết bằng giọng
văn đầy chất thơ. Chính tác giả từng chia sẻ “Mỗi cuốn sách là một góc nhỏ
của cuộc đời người viết. Nó chứa đựng những buồn vui, trải nghiệm cá nhân
người viết cuốn sách đó...”. Văn xuôi của Bình Nguyên Trang vì thế rất giản
dị mà sâu sắc, để lại ấn tượng khó phai trong lòng độc giả.
Theo các nhà phê bình, văn xuôi Bình Nguyên Trang vừa mang hơi thở
cuộc sống, vừa mang nét ý nhị rất riêng vốn làm nên đặc trưng văn chương của
chị. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có đề tài nào khai thác đặc
điểm văn xuôi của Bình Nguyên Trang- một phương diện không thể thiếu để
khẳng định tên tuổi nhà văn. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng đề tài “Đặc điểm
văn xuôi Bình Nguyên Trang” nằm trong số những đề tài cấp thiết hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Về đặc điểm thể loại
Bước đầu tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi xin được trình bày một số
những công trình nghiên cứu dưới đây:
Trong cuốn Lý luận văn học, GS. TS. Trần Đình Sử đã chỉ ra: “ Cái chính
của truyện ngắn là gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Kết
cấu của truyện ngắn thường là một sự tương phản,liên tưởng. Bút pháp trần
thuật thường là chấm phá. Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện
ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý, tạo cho tác phẩm
những chiều sâu chưa nói hết. Ngoài ra, giọng điệu, cái nhìn cũng hết sức quan
trọng, làm nên cái hay của truyện ngắn. Truyện ngắn là một thể loại dân chủ,
gần gũi với đời sống hằng ngày, lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo
chí, có tác dụng ảnh hưởng kịp thời trong đời sống.”.[36;tr317]. Có thể thấy,
GS. TS Trần Đình Sử đã chỉ ra những đặc trưng về nội dung, kết cấu, dung
lượng, giọng điệu,… của truyện ngắn. Ngày nay, truyện ngắn là một thể loại


3


rất phổ biến, tuy một truyện ngắn có dung lượng không nhiều nhưng nó lại đáp
ứng được nhu cầu của độc giả cả về mặt nội dung và nghệ thuật.
Một cái tên rất ấn tượng trong số những người làm nghiên cứu phê bình
của nền văn học nước ta, có sự quan tâm đặc biệt đến thể loại truyện ngắn, đó
chính là Bùi Việt Thắng. Anh đã cho ra đời rất nhiều những công trình viết về
truyện ngắn như: Bình luận truyện ngắn (Nxb Văn học, 1999), Truyện ngắnnhững vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2000), Truyện ngắn hiện thực 1930-1945 (Nxb Văn học, 2003). Trong những
công trình nghiên cứu đó, Bùi Việt Thắng đã có cái nhìn khái quát về truyện
ngắn từ định nghĩa, nguồn gốc, để từ đó xác định các yếu tố đặc trưng, các kiểu
truyện ngắn như truyện ngắn cổ điển, truyện ngắn tâm tình, truyện ngắn kỳ ảo,
truyện ngắn rất ngắn, truyện ngắn liên hoàn và biến thể... Có thể nói, những
công trình nghiên cứu giá trị về thể loại truyện ngắn của Bùi Việt Thắng, đã
đem đến cho người đọc những hiểu biết cụ thể về thể loại này.
Ngoài những công trình tiêu biểu nêu trên, còn có rất nhiều những công
trình nghiên cứu khoa học về những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của thể loại
truyện ngắn và tản văn. Người viết xin được nêu ra một số công trình sau:
Trong luận văn khoa học “Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy”, tác giả
Nguyễn Xuân Thủy đã viết “Từ sau 1986 văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói
riêng chiếm một ưu thế lớn... Thời kỳ này, từ sự đổi mới trong tư duy nghệ
thuật, sự mở rộng về phạm trù thẩm mỹ trong văn học khiến truyện ngắn không
những đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung mà có có nhiều thể nghiệm,
cách tân về thi pháp. Mỗi nhà văn đều lý giải cuộc sống từ góc nhìn riêng, với
những cách xử lý ngôn ngữ riêng. Tất cả những đặc điểm trên khiến truyện
ngắn Việt Nam đương đại gặt được nhiều thành công trên nhiều phương diện”.
Như vậy, cùng sự đổi mới tư duy, mở rộng chủ đề, nội dung hướng đến mọi


4


mặt trong đời sống, truyện ngắn có được vị trí nhất định trong nền văn học hiện
đại Việt Nam[54,tr 10].
Ở luận văn “Đặc sắc tản văn Y Phương” của tác giả Sùng Thị Hương
đã chỉ ra các đặc trưng của tản văn như sau: “Thứ nhất, tản văn là những tác
phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc có hoặc không có cốt truyện. Tản văn là
những tác phẩm văn xuôi có dung lượng không lớn, phổ biến là những bài văn
ngắn gọn, hàm xúc...nhằm vẽ lại một vài nét chân dung của ai đó hoặc kể lại
một vài kỷ niệm từng ám ảnh trong ký ức... Tản văn có thể có hoặc không có
cốt truyện... Thứ hai, tản văn bộc lộ rõ nét cái tôi của tác giả... Thứ ba, tản văn
viết về người thật, việc thật và sử dụng hư cấu có hạn chế trong phạm vi và
mức độ nhất định...”. [19,tr 9-11]. Ở luận văn này, tác giả đã chỉ ra được những
đặc trưng cơ bản của tản văn. Có thể thấy tản văn có những đặc điểm khá gần
với truyện ngắn, thể loại này cũng được nhiều tác giả lựa chọn để gửi gắm cảm
xúc của mình .
Tác giả Cao Thị Thùy Nhung trong Đặc điểm tạp văn và tản văn Nguyễn
Vĩnh Nguyên, đã khái quát về đặc điểm nội dung và hình thức của tản văn: “Về
hình thức, tản văn có dung lượng ngắn gọn, hàm súc. Cho đến hôm nay, ngắn
gọn vẫn là ưu thế của tạp văn, tạp văn lên ngôi do nhu cầu cần đọc nhanh, đọc
nhiều thông tin của người đọc hiện nay. Hình thức tạp văn, tản văn tự do, phóng
khoáng, không câu nệ các quy tắc về câu chữ, kết cấu. Về nội dung: tạp văn,
tản văn có phạm vi thể hiện khá phong phú, đa dạng, từ những vấn đề chính
trị, xã hội mang tính thời sự nóng hổi đến những cảm xúc đời thường rất giản
dị, gần gũi. Những vấn đề phản ánh trong tạp văn, tản văn thường được biểu
hiện dưới dạng một suy nghĩ, khoảnh khắc riêng tư, một thoáng liên tưởng bất
ngờ, độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả...” [31,tr14].
Nhìn chung, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ về đặc điểm
thể loại văn xuôi mà cụ thể là truyện ngắn và tản văn. Những công trình nghiên


5


cứu đó là những tài liệu quý báu để tác giả luận văn tham khảo trong quá trình
tìm hiểu về các tác phẩm văn xuôi của Bình Nguyên Trang.
2.2 Về tác phẩm của Bình Nguyên Trang
Cho đến nay, chưa thấy có nhiều bài viết cũng như các công trình nghiên
cứu khoa học về các tác phẩm của Bình Nguyên Trang. Nếu có chăng thì cũng
chỉ là các bài nhận xét về tác phẩm, những lời giới thiệu sách hoặc là các bài
phỏng vấn trên các trang báo.
Trong bài báo Nhà thơ Bình Nguyên Trang: Không thể trả lời thỏa đáng
cho câu hỏi về tình yêu của tác giả Khánh Thủy, Bình Nguyên Trang đã từng
tâm sự về vai trò của văn chương đối với chị: “Tôi cần những cuộc trò chuyện
mà ở đó, toàn bộ đời sống tinh thần của tôi được tỏ bày, được thỏa mãn, được
sẻ chia. Viết có vai trò với tôi như vậy. Giây phút ngồi trước trang giấy và viết
về nỗi buồn, niềm vui, trải nghiệm của mình trên đó, tôi hạnh phúc...” [52]. Có
thể thấy, văn chương có vai trò rất quan trọng đối với Bình Nguyên Trang, từng
câu chuyện, từng trang viết chính là những tâm tư, tình cảm mà chị muốn được
sẻ chia và giãi bày. Được viết ra những dòng cảm xúc của mình dường như là
một niểm hạnh phúc với Bình Nguyên Trang .
Tác giả Mai Đô trong bài viết Bình Nguyên Trang nữ sĩ tài hoa đã nhận
xét: “Những bài báo, những tản văn của Bình Nguyên Trang thấm đẫm chất
thơ, trĩu nặng tình cảm. Với nhân vật, chị viết như tận lòng, da diết những nỗi
niềm chia sẻ. Chị viết về người khác như viết cho chính mình. Trực giác cảm
nhận với mạch văn quyến rũ làm nên một giọng điệu Bình Nguyên Trang...
Cùng với tập thơ mới, Bình Nguyên Trang còn cho in tập tản văn “Hoa gạo
cuối trời”. Vẫn là những nỗi niềm khắc khoải với thời gian và quê hương. Nhất
là Mẹ, nguồn cảm xúc không bao giờ cạn kiệt trong tâm hồn nhà thơ...” [8].


6


Đọc những trang viết của Bình Nguyên Trang ta thấy trong đó là sự trăn trở, là
những nỗi niềm băn khoăn, khắc khoải về thời gian, về hạnh phúc của đời
người. Những nhân vật trong tác phẩm của chị phần lớn là những người phụ nữ
bất hạnh luôn khát khao có được hạnh phúc, có được một bến đỗ bình yên trong
cuộc đời. Bằng giọng điệu trữ tình, sâu lắng từng trang thơ, trang văn của chị
cứ nhẹ nhàng, êm ái đến với người đọc.
Tác giả Thanh Hằng, trong bài viết Nhà thơ Bình Nguyên Trang: viết văn
đừng sống qua loa hời hợt thì nhấn mạnh một hình ảnh mang tính biểu tượng
trong văn xuôi Bình Nguyên Trang :“Tôi có một tuổi thơ đồng đất, gắn với
làng, với những gì giản dị, gần gũi nhất. Tôi cũng là đứa trẻ rời cha mẹ đi xa
từ khi còn rất nhỏ. Và ký ức trong tôi, thường có màu đỏ của bông hoa gạo. Tôi
yêu loài hoa này bằng một tình yêu rất khó gọi thành lời. Tôi nhớ những ngày
tháng ba mưa phùn rét mướt, cái mùa đói khốn khó ở nông thôn, cũng là mùa
hoa gạo bung đỏ một góc trời, như khát vọng của những phận người nơi quê
nghèo, luôn muốn vươn lên, bay lên khỏi hiện thực mình đang sống. Trong hình
ảnh bông hoa gạo có hình ảnh của bà tôi, của mẹ tôi, của chị tôi. Một hình ảnh
rất thân phận, vừa cam chịu vừa không bằng lòng với số phận...” . [12]. Thời
thơ ấu có lẽ là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất, trong trẻo nhất của đời người. Và
với Bình Nguyên Trang, thời thơ ấu của chị gắn với hình ảnh bông hoa gạo.
Hình ảnh đó trở đi, trở lại nhiều lần trong các sáng tác của chị, bởi nó gắn với
mùa sinh, gắn với một tuổi thơ khốn khó nhưng đầy ắp những kỉ niệm tươi đẹp.
Đó là một vùng kí ức đậm sâu, một khoảng trời thương nhớ khôn nguôi. Hình
ảnh bông hoa gạo đã trở thành một biểu tượng đẹp và rất đặc trưng của Bình
Nguyên Trang.


7

Trong một bài báo khác: Nhà thơ Bình Nguyên Trang: Lặng lẽ 'Tìm trong
cõi người' của phóng viên Việt Quỳnh - Báo Thể thao Văn hóa đã nhận xét:

“Từ thơ đến ký ra ngoài đời, với Bình Nguyên Trang, văn sao người vậy. Bình
Nguyên Trang (tên thật là Vũ Quỳnh Trang) lưu lạc đến cõi nhân gian này một
cách giản đơn là làm nghề viết, và nếm náp hương vị đời mà chẳng màng tiền
bạc, công danh... Mọi sự đến với chị bình thản như mọi ổn thỏa từ công việc
đến gia đình. Không cần thắp sáng cho đám đông, chị tỏa rạng từ trái tim, tràn
ra nụ cười, lan lên trang viết. Và thế là hạnh phúc vừa đủ.” [33]. Bình Nguyên
Trang là một người phụ nữ tràn đầy năng lượng, một nhà báo nhiệt tình, sôi nổi
và rất yêu nghề. Chị đến với nghề không phải vì công danh, tiền bạc mà đơn
giản muốn được giãi bày những cảm xúc của mình trên những trang viết. Với
Bình Nguyên Trang, còn được viết là còn hạnh phúc, và còn sống chị vẫn sẽ
gắn bó với nghề.
Trong bài viết:Triết lý hạnh phúc trong "Mùa đom đóm mở hội" , tác giả
Lương Sỹ Cầm đã nhận xét: “Gấp lại tập truyện, nghĩ về các nhân vật nữ được
tác giả miêu tả, tôi hình dung cả một cánh rừng bị cơn bão quật đổ tan tác, cây
ngã đè lên nhau ngổn ngang. Bình Nguyên Trang đã lần mò xem xét từng cây,
nhặt nhạnh từng cành để tái hiện cơn bão số phận ập vào cuộc đời của những
nhân vật phụ nữ. Suốt tập truyện ngắn, chẳng tìm thấy một niềm vui.” [4].
Những nhân vật nữ trong tác phẩm của Bình Nguyên Trang đa phần là những
người phụ nữ bất hạnh. Họ cam chịu, hi sinh nhưng lại luôn phải chịu những
thiệt thòi, đau khổ trong cuộc sống. Bình Nguyên Trang luôn bày tỏ sự đồng
cảm, xót xa và trân trọng cho những thân phận bất hạnh này.
Mở đầu tập truyện ngắn Mùa đom đóm mở hội, nhà văn Trần Đức Tiến đã
có những lời nhận xét cũng là lời giới thiệu sách: “Bình Nguyên Trang thành


8

công khi kể những câu chuyện rất “đời” với những chi tiết vừa đủ gây ấn tượng
bằng giọng kể dung di đầy nữ tính. Nhưng có lẽ chị còn hay hơn khi không
chăm chú vào bố cục, vào tình tiết có khả năng gây kịch tính của một câu

chuyện có đầu có cuối...” [53,tr4]. Nguồn cảm hứng sáng tác của Bình Nguyên
Trang là từ những câu chuyện bình dị trong đời sống, là từ chính những con
người sống xung quanh chị. Những câu chuyện của chị đơn giản là kể lại những
gì chị đã chứng kiến, đã trải qua. Với lối viết dung dị, không cầu kì, hoa mỹ,
không quá quan trọng đến cốt truyện, bố cục,…những trang viết của Bình
Nguyên Trang cứ nhẹ nhàng đến với người đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc.
Trong phạm vi tìm hiểu của chúng tôi, có thể thấy, những bài viết về Bình
Nguyên Trang vẫn còn khá hạn chế. Đến nay, chưa có công trình nghiên cứu
nào về các tác phẩm của chị nói chung và văn xuôi của chị nói riêng. Do đó,
khi thực hiện công trình nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn góp một phần
nhỏ trong việc tìm hiểu về nội dung cũng như phong cách nghệ thuật trong các
tác phẩm văn xuôi của Bình Nguyên Trang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Ở đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là đặc điểm văn xuôi của
Bình Nguyên Trang trên hai phương diện đặc điểm về nội dung và nghệ thuật.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài xem xét các đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong bao gồm 2 tập
truyện ngắn: Chuyến tàu thời gian (NXB Văn học năm 2000); Mùa đom đóm
mở hội (NXB Văn học năm 2012) và tập tản văn Hoa gạo cuối trời (NXB Phụ
nữ năm 2016).
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu


9

Thứ nhất, tìm hiểu về đặc trưng thể loại, cụ thể là đặc điểm của hai thể
loại truyện ngắn và tản văn. Tìm hiểu về tác giả Bình Nguyên Trang nói chung
và hành trình sáng tác cũng như quan niệm văn chương của chị.

Thứ hai, tìm hiểu về phương diện nội dung các tác phẩm văn xuôi của
Bình Nguyên Trang.
Thứ ba, tìm hiểu về phương diện nghệ thuật các tác phẩm văn xuôi của
Bình Nguyên Trang.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng
các phương pháp sau:
- Phương pháp thi pháp học.
- Phương pháp tiểu sử.
- Phương pháp so sánh.
Ngoài ra, chúng tôi áp dụng những thao tác khoa học: phân tích, trích dẫn
tác phẩm để chứng minh cho từng luận điểm của đề tài.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được triển khai đề tài theo 3 chương chính:
- Chương 1: Một số vấn đề chung.
- Chương 2: Cảm hứng về cuộc sống và con người trong văn xuôi Bình
Nguyên Trang.
- Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật trong văn xuôi của Bình Nguyên
Trang.
6. Đóng góp của luận văn


10

1. Về lý luận: Luận văn mong muốn đóng góp vào lý luận về thể loại văn
học, phong cách của tác giả, góp phần làm giàu lý luận văn học.
2. Về thực tiễn: Kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ việc
nghiên cứu, giảng dạy, học tập văn học đương đại của giảng viên và sinh viên
tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng.



11

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Các vấn đề thể loại
1.1.1. Truyện ngắn và các đặc điểm của truyện ngắn
1.1.1.1. Khái niệm truyện ngắn
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyện ngắn. Trong cuốn 150 thuật
ngữ văn học, truyện ngắn được xác định là “thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ,
thường được viết bằng văn xuôi, đề cập đến hầu hết các phương diện đời sống
con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng;
tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền mạch
không nghĩ” [2;tr16]. Từ điển thuật ngữ văn học lại cũng giải thích “Truyện
ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ; truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng
nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố hay một vài
biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, thể hiện một
khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội” [36;tr14]. Các định nghĩa trên bổ sung cho
nhau để làm nổi bật rõ những đặc trưng cơ bản nhất của truyện ngắn. Theo đó,
trong luận văn này, người viết đi theo khái niệm của Từ điển văn học để triển
khai các chương 2 và 3.
1.1.1.2. Đặc trưng của truyện ngắn
Trước hết, truyện ngắn có dung lượng nhỏ nhưng lại có sức chứa, sức mở
lớn. “Sở dĩ truyện ngắn ngắn, sở dĩ người ta có thể viết ngắn là vì người ta đã
biết quá nhiều. Nhiều đến mức có thể tước bỏ tất cả những gì phù phiếm,
không cốt lõi, không quan trọng. Phải có rất nhiều nguyên liệu thì mới có thể
chưng cất. Truyện ngắn vì nó là tác phẩm nghệ thuật chưng cất, chứ không
phải là nguyên liệu thô” [10;tr16]. Tuy nhiên, “dung lượng truyện ngắn hiện
nay rất lớn, trong độ ba trang mấy nghìn chữ mà rõ mặt cuộc đời, một kiếp



12

người, một thời đại…Các truyện ngắn bây giờ rất nặng, dung lượng của nó là
dung lượng của cả một cuốn tiểu thuyết, bởi vì cái đặc sắc của thể loại buộc
nó phải dồn nén lại, cho đến sắc lịm, nhọn hoắt. Như vậy dung lượng hay chất
lượng nghệ thuật của truyện ngắn bình đẳng với tiểu thuyết” [10;tr16]. Truyện
ngắn thường có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, được kể bằng văn
xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết.
Truyện ngắn là tiếng nói nhanh nhạy nhất, phản ánh thời sự các vấn đề nóng
hổi của thời đại, con người một cách chính xác. Vì là một thể loại năng động
nên truyện ngắn hiện nay mang trong mình nhiều dấu hiệu không ổn định,
cách xây dựng truyện ngắn hiện nay uyển chuyển đa dạng hơn, xu hướng tự
nới mở, không ngừng cách tân trong cách thức diễn đạt, khiến truyện ngắn
linh hoạt hơn. Đây cũng chỉ là những khả năng, đặc điểm mang tính bản thể
của thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn đã tạo cho bản thân thể loại những giá
trị riêng biệt. Mỗi truyện ngắn gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình
người, nói như D. Boulanger là: “Đánh thức và cuốn hút cả năm giác quan
của người đọc”. Tạo được ấn tượng nổi bật nhất và những chiều sâu chưa nói
hết, đó chính là điều khiến truyện ngắn luôn hấp dẫn bạn đọc.
Truyện ngắn phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con
người, hành vi, sự kiện được miêu tả và được kể lại bởi người kể chuyện (trần
thuật) nào đó. Cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra
liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa
tính cách nhân vật, số phận từng cá nhân. Nhà văn Ma Văn Kháng đã ý thức rõ
về điều này: “Vấn đề là anh tổ chức sao cho truyện ngắn của anh thành một lát
cắt gọn ghẽ. Như người ta vẫn nói, không xô đẩy xộc xệch, thậm chí không thừa
một chi tiết nào” [10;tr17]. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã so sánh nó với tiểu
thuyết: “Nếu tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện ngắn là cái mặt cắt



13

của dòng đời. Vì thế mà cũng như kịch ngắn, truyện ngắn đòi hỏi ở người viết
một công việc tổ chức và cấu trúc truyện hết sức nghiêm ngặt. Quả thực có một
thứ kỹ thuật tinh xảo – kĩ thuật viết truyện ngắn. Nó cũng giống như kĩ thuật của
người làm pháo, dồn nén tư tưởng vào trong một cốt truyện thật ngắn gọn, thật
tự nhiên” [10;tr17]. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng mà
thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Nhân vật
được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ với hoàn cảnh, với môi
trường xung quanh. Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi
sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể. “Trong một tác phẩm nếu
là truyện ngắn, do lệ thuộc vào số trang eo hẹp, cốt truyện tập trung, sự kiện
dồn dập, đường dây chặt chẽ, cho nên số lượng phân phối nhân vật cũng không
phải nhiều” [10;tr17]. Paul Bourget - nhà văn và nhà phê bình Pháp thế kỷ 20
nhận định về thể loại trên: "Phong cách của truyện ngắn và của tiểu thuyết rất
khác nhau. Phong cách của truyện ngắn là thuộc về tình tiết. Cái tình tiết mà
truyện ngắn dự định diễn tả, truyện ngắn đã tách nó ra, làm cô lập nó lại. Các
tình tiết mà cả dãy đã làm nên đối tượng của tiểu thuyết, tiểu thuyết đã làm
ngưng kết chúng, nối chúng lại với nhau. Tiểu thuyết tiến hành thông qua các
triển khai, còn truyện ngắn thông qua sự tập trung... Truyện ngắn là độc tấu.
Tiểu thuyết là giao hưởng" [10;tr17].
Truyện ngắn ít nhân vật, nhà văn không thể miêu tả quá trình phát triển
tính cách của nhân vật từ trưởng thành, biến đổi, đấu tranh hay dằn vặt như
trong tiểu thuyết, mà chỉ đi sâu vào một vài khía cạnh, một thời điểm trong
cuộc đời nhân vật. Dù không được khắc họa rõ về ngoại hình, lý lịch nhưng
người ta vẫn hình dung được gương mặt tinh thần tương đối trọn vẹn của nhân
vật và gây được một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và con người. Nếu mỗi
nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là



14

một mảnh nhỏ của thế giới. Có nghĩa truyện ngắn thường không nhắm tới việc
khắc họa những tính cách điển hình, nhiều mặt trong tương quan với hoàn
cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một quan hệ xã hội,
ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của truyện ngắn
thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó là
nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người.
Truyện ngắn sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn
ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh lời đối đáp còn có
lời độc thoại nội tâm. Lời kể khi thì ở bên ngoài khi thì nhập tâm vào nhân vật.
Ngôn ngữ kể chuyện gần với ngôn ngữ đời sống.
Tóm lại, truyện ngắn đem đến cho chúng ta bức tranh tập trung mô tả một
mảnh của cuộc sống. Tuy dung lượng nhỏ nhưng thông qua những biến cố của
đời sống nhân vật, nhà văn đã thể hiện những khía cạnh đáng quan tâm của đời
sống xã hội. Vì thế, truyện ngắn có sức hấp dẫn riêng và ngày càng có vị trí
quan trọng trong văn học hiện đại.
1.1.2. Tản văn và các đặc điểm của tản văn
1.1.2.1 Khái niệm tản văn
Tản văn là thể loại văn học “chú trọng việc ghi lại những gì đã trải qua,
đã cảm thấy, thể nghiệm liên tưởng của cái tôi hoặc ghi lại những câu
chuyện, những trạng thái cảnh vật hoặc trữ tình hoài niệm. Đây là thể loại
tác phẩm văn học giàu tính trữ tình, rộng rãi về đề tài, tinh túy về nội dung,
khuôn khổ tương đối nhỏ” [36;tr391]. Tác giả còn có thể dựa vào nội dung
cần viết mà tự do điều chỉnh, biến hóa tùy ý. Tất cả những điều chừng như
tủn mủn đều có thể là cái cớ cho một tản văn ra đời, ví dụ: một sự việc xảy
ra trong gia đình, một âm thanh vang lên cuối phố,…Những điều đó hòa với



15

sức cảm, sức nghĩ, độ rộng và chiều sâu trong trường liên tưởng của người
viết để tạo ra tản văn. Tản văn còn là thể loại coi trọng tính phải chân thực.
Tản văn cũng có ngôn ngữ mới mẻ, thủ pháp biểu hiện linh hoạt, văn phong
sáng sủa, cách viết không câu nệ, có thể trần thuật lại diễn biến sự việc, cũng
có thể miêu tả hình tượng nhân vật, có thể mượn vật gửi gắm tình cảm, phát
biểu quan điểm.
1.1.2.2 Đặc trưng của tản văn
Tính tự do là một đặc trưng của tản văn. Nhiều khi người đọc có cảm
giác đọc tản văn như đọc các chi tiết tản mạn. Tuy nhiên, đó là cái tản mạn
có logic, không phải là lộn xộn, thiếu trật tự, không có tính văn chương.
Trong cái tản mạn vẫn có nguồn cảm xúc, tư tưởng chủ đạo xuyên suốt.
Những điều mà tản văn viết dường như vô cùng tản mạn, nhưng thực ra lại
rất thống nhất về chủ đề, tình cảm, tư tưởng (mặc dù tản mạn về tài liệu, hình
thức, thủ pháp…).
Tản văn thể hiện sự tự do, phóng túng ngay từ trong việc chọn đề tài. Đó
là các đề tài khá nhỏ, mang tính đời thường mà ít người để ý. Rồi tới bố cục kết
cấu, tản văn cũng không cần một quy tắc chuẩn mực như văn nghị luận thông
thường hay cách viết sáng tạo, gây tò mò như truyện. Tản văn cứ nhẹ nhàng,
thong dong đi hết ý tưởng của tác giả mà không cần bố cục nào rõ ràng. Nó có
lúc gần lúc xa, lúc trước lúc sau. Tác giả đã căn cứ vào ý đồ sáng tác của mình
và nhu cầu biểu hiện để tổ chức trật tự ý tứ cho bài. Ở đó, ta thấy hiện thực và
lịch sử, tự nhiên và xã hội có sự giao thoa, triết lí và cuộc sống hằng ngày có
sự giao thoa, thậm chí trên trời dưới đất, trần gian tiên giới đều có thể liên kết
vào một điểm. Hay việc vận dụng thủ pháp biểu hiện đều ít có tính quy phạm,
cách thức, hạn chế, tất cả đều lấy cảm nhận và lấy tác giả làm trung tâm. Tự do
trong nội dung đi kèm tự do trong hình thức. Thể loại tản văn linh hoạt có giao



16

thoa với các thể loại khác, như thơ, truyện, nghị luận,…Tùy đề tài, phong cách
viết, tản văn sẽ nó tự học theo các thể loại khác, đưa hơi hướng của các thể loại
đó vào tác phẩm. Chúng ta có thể dễ dàng gặp những đoạn tản văn lại trữ tình
như thơ, có cao trào như kịch hay sinh động như tiểu thuyết.
Tính đa dạng cũng là một trong những đặc trưng của tản văn. Đầu tiên, nó
thể hiện qua đề tài. Đề tài của tản văn đặc biệt rộng lớn, vượt qua tất cả các thể
loại văn học khác, do đó người ta gọi tản văn là “viện bảo tàng của cuộc sống”
[6]. Lịch sử, hiện tại, tương lai, tự nhiên, xã hội, sự kiện, cảnh vật, tình
cảm,…có thể được đưa vào tản văn và trở thành đề tài đầy hấp dẫn của tản văn.
Tiếp theo, nó thể hiện qua tư tưởng của nhà văn. Một bài tản văn lại có thể bao
hàm triết lí sâu sắc như văn nghị luận, cũng có thể dạt dào cảm xúc như thơ.
Hay nó vừa nói lên cái tôi cá nhân của tác giả vừa lấy tinh thần thời đại, xu
hướng thẩm mĩ mới để đưa ra tư tưởng. Ngay trong thể loại nhỏ, tản văn cũng
rất phong phú đa dạng. Ta có thể chia thành nhiều tiểu loại nhỏ. Hiện giờ, căn
cứ vào đối tượng và hình thức thể hiện để chia tản văn thành các tiểu loại: tản
văn tự sự, tản văn trữ tình, tản văn nghị luận.
Thứ nhất là tản văn tự sự. Tiểu loại này lấy sự kiện, nhân vật, cảnh vật làm
nội dung biểu đạt chủ yếu, lấy sự trần thuật miêu tả làm phương thức biểu đạt.
Vì thế, nó khá gần với kí, tùy bút. Song việc kể việc, ghi người, tả cảnh vẫn có
nét riêng. Kể chuyện trong tản văn là trần thuật một số phiến đoạn của sự kiện;
ghi người chỉ là ghi mặt quan trọng của nhân vật, tả cảnh chỉ là tả một số phương
diện nào đó của cảnh vật; hơn nữa, những sự việc, con người, cảnh vật này đại
đa số chỉ là những sự việc, con người, cảnh vật mà tác giả đã tiếp xúc qua, tác
giả thường lấy chính tâm tư của bản thân làm sợi dây liên kết những sự kiện,
những mặt nào đó của nhân vật, phương diện nào đó của cảnh vật; thủ pháp



17

miêu tả thường là vận dụng phác họa. Rõ ràng, ngôn ngữ không nhiều là biểu
hiện của đặc trưng gợi trong tản văn. Tác giả chỉ vẽ ra tình trạng của sự kiện,
thần thái của nhân vật, đặc sắc của cảnh vật. Tản văn tự sự lại chia thành: tản
văn kí sự, tản văn ghi người, tản văn tả cảnh.
Thứ hai là tản văn trữ tình. Tiểu loại này lấy sự bộc lộ tư tưởng, tình cảm
của tác giả làm chủ đạo với tiêu chí: một bài tản văn trữ tình hay phải lấy tâm
tư của tác giả làm sợi dây sắp đặt kết cấu. Vì thế, tính chủ quan của nó đặc biệt
mãnh liệt. Ở đây, tản văn trữ tình và thơ trữ tình có điểm giống nhau, nhưng
tản văn trữ tình khác với thơ trữ tình ở chỗ không trực tiếp bộc lộ nỗi lòng mà
phần nhiều là sự việc sinh tình cảm, mượn cảnh nói tình. Trữ tình đã chỉ ra nội
dung chủ yếu của nó là tình cảm, đồng thời cũng chỉ ra thủ pháp biểu hiện chủ
yếu của nó là trữ tình. “Tình” trong tản văn trữ tình chiếm vị trí quan trọng.
lấy vật để nói chí, “tình” của nó phải có cái dựa vào, tình thấm vào trong cảnh
và vật rồi bộc lộ ra, tình cảm chủ quan và cảnh vật khách quan nhập vào làm
một” [6]. Tình cảm trong tản văn trữ tình không tập trung như thơ trữ tình, nó
thường là sự trải rộng của tư tưởng tình cảm trong một tổ chức, sắp xếp hết sức
công phu của tài liệu. Ngôn ngữ tản văn khác ngôn ngữ thơ trữ tình là điều rõ
ràng.
Thứ ba là tản văn nghị luận. Tản văn nghị luận lấy việc nói rõ đạo lí làm
nội dung chủ yếu, lấy nghị luận làm thủ pháp biểu hiện cơ bản; bám chắc vào
sự kiện, nhân vật có ý nghĩa điển hình phong phú trong đời sống. Điểm hấp dẫn
của tản văn này là những tư tưởng của nhà văn và những tư tưởng, kiến giải ấy
phải đi cùng cơ sở lập luận sắc bén, thuyết phục. Trong ba tiểu loại tản văn, tản
văn nghị luận có cách viết rõ ràng, có khuynh hướng tư tưởng rõ ràng và sắc


18


thái tình cảm mãnh liệt nhất. Mục tiêu của nó là giúp người đọc hiểu và tin tư
tưởng ấy. Tản văn nghị luận gồm tạp văn, văn tiểu phẩm, tùy bút.
Đặc trưng tiếp theo của tản văn là sự bộc lộ tâm tư, tình cảm. Nhà văn chỉ
có thể sáng tác khi có cảm xúc, giúp bộc lộ những gì nhà văn tự mình trải qua,
tự mình cảm thấy. Nếu so sánh với các thể loại tự sự khác, ta sẽ thấy ngay điểm
khác biệt. Các thể loại khác viết về những sự việc của người khác, cái ngoài
bản thân thì tản văn lại là viết về những sự việc chính mình, là sự việc trong
tim của tác giả. Vì vậy, đọc truyện có thể hiểu ngay nhưng tản văn lại không
cảm nhận dễ dàng, nếu ta không cùng chung “tần số cảm xúc” với tác giả. “Tản
văn chính là sự biểu lộ ra một cách linh hoạt, nên tính chân thực là sinh mệnh,
xác thực là linh hồn, chân thành là căn bản của tản văn” [6]. Tản văn muốn
dựa vào tình cảm chân thành, trải nghiệm của tác giả trong cuộc sống và kinh
nghiệm nghệ thuật tương đương để sáng tác.
Về mặt ngôn ngữ, ta thấy tản văn có ngôn ngữ tự nhiên, tươi mới, gọn
gàng, bóng bẩy và khá tự do. Nó không yêu cầu niêm luật chặt chẽ như thơ mà
trải dài, ứng biến theo cảm xúc. Nội dung tự do, giàu cảm xúc của tản văn
đương nhiên sẽ ăn hợp với ngôn ngữ vừa đẹp vừa phóng khoáng. Đề tài của tản
văn là những điều bên ngoài mà tác giả tự mình nhìn thấy, nghe thấy, suy ngẫm
nên ngôn ngữ cũng phải phản ánh rõ phong cách của từng nhà văn. Có nhà văn
đưa đến lối viết sinh động như cuộc sống, truyền đạt âm thanh phải giống hệt;
có người lại thích đưa vào tình cảm thiết tha, tế nhị; có người thích lối nghị luận
phải vừa trang trọng, có người ưa cách viết hài hước, thú vị... Tuy nhiên, dù
phong cách gì thì đó đều là những lối viết không cần kiểu cách mất tự nhiên,
không cần che đậy, mà là những cảm hứng sáng tạo phá vỡ những lối mòn.
1.2. Văn xuôi Bình Nguyên Trang trong diện mạo chung của văn xuôi nữ
Việt Nam đương đại


19


1.2.1. Khái quát văn xuôi nữ Việt Nam đương đại
Nhắc đến văn xuôi đương đại có nghĩa là nói đến giai đoạn văn học từ năm
1986 đến nay. Có thể nói đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển của
nền văn học nước ta trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Văn xuôi
thời kì đổi mới, đã phản ánh chân thực những vấn đề mà nhà văn trăn trở, đi
sâu phản ánh cuộc sống của con người, những cảm hứng thế sự, đời tư được
các nhà văn khai thác và thể hiện triệt để trong các tác phẩm của mình. Thời kì
này, có thể kể đến một số cái tên tiêu biểu như: Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng,
Nguyễn Minh Châu,... Tiếp đến là một số nhà văn: Nguyễn Bình Phương, Chu
Lai, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh,… Càng về sau này, các cây bút văn xuôi
càng tỏ ra nhạy bén trong việc phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Đáp
ứng được yêu cầu của giai đoạn văn học mới cũng như yêu cầu của độc giả.
Trong những giai đoạn trước của văn học Việt Nam, các cây bút nữ không
chiếm ưu thế. Phải đến những năm 60 của thế kỉ XX, một số nhà văn nữ mới
khẳng định được vị thế của mình trên diễn đàn văn học nước ta. Sau năm 1975,
đặc biệt là sau năm 1986, nền văn học Việt Nam đương đại nổi lên một mảng
văn học nữ với một sức sống mới mẻ, một cách nhìn rất sâu sắc về hiện thực
của cuộc sống,… Tất cả tạo nên một diện mạo mới cho nền văn học nước ta.
Tiếng nói của các nhà văn nữ trong văn học khiến độc giả phải nghĩ khác về
một bộ phận văn học nữ. Không còn đi bên lề, văn xuôi nữ dần chiếm số lượng
lớn, sóng đôi với văn xuôi của các nhà văn nam giới, cùng làm nên một diện
mạo nói chung của văn xuôi đương đại nước ta. Đến đầu thập niên 90 của thế
kỉ XX, văn đàn Việt Nam xôn xao bởi sự xuất hiện của nhiều nhà văn nữ mới.
Phạm Thị Hoài gây ấn tượng với độc giả bằng một loạt những tác phẩm. Năm
1988, cuốn tiểu thuyết Thiên sứ ra đời, sau đó đã được dịch sang nhiều thứ tiếng
khác nhau như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức,… Năm 1993, cuốn tiểu


×