Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Đánh giá khả năng thu hút khách du lich của khu nghỉ dưỡng vinpearl đà nẵng resort villas

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.22 KB, 62 trang )

Λι Χαµ ν
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
này tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình,
sự đóng góp ý kiến quý báu của nhiều cá
nhân và tập thể.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến
quý thầy cô giáo Khoa Du Lich - Đại học Huế
đã trang bò cho tôi nhiều kiến thưc bổ ích và
quý báu trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thò Hà
Quyên người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo, động viên tôi trong suốt thời gian thực
tập đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các
anh, chò nhân viên Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà
Nẵng Resort & Villas đã tận tình giúp đỡ và
tạo điều kiện để tôi hoàn thành chuyên đề
tốt nghiệp của mình và học hỏi nhiều kinh
nghiệm trong công việc.
Cuối cùng, xin cảm ơn đến gia đình và bạn
bè đã động viên, quan tâm, trong quá trình
hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế. Tháng 5 năm
2018
Sinh viên thực hiện
Hồ Thò Ngọc Hương


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học



SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

ii


Chun đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Qun

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài này là trung thực, đề tài khơng trùng với bất cứ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Huế. Tháng 5 năm
2018
Sinh viên thực hiện
Hồ Thò Ngọc Hương

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

iii


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học


GVHD: Lê Thị Hà Quyên

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................vi
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................................8
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................10
5. Kết cấu của chuyên đề...............................................................................................................11
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................................................12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................................................12
1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................................................12
1.1.1. Du lịch..............................................................................................................................12
1.1.2. Nhu cầu du lịch................................................................................................................12
1.1.3. Điểm đến du lịch ( Tourism destination).........................................................................13
1.1.4. Hình ảnh của điểm đến ( Destination image).................................................................13
1.1.5. Khả năng thu hút của điểm đến du lịch (Tourism destination Attractiveness)..............14
1.1.6. Khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch (Tourism destination competitiveness)....14
1.2. Đánh giá khả năng thu hút của điểm đến du lịch..................................................................14
12.1. Mối quan hệ giữa khả năng thu hút và tính cạnh tranh của điểm đến..........................14
1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động thu hút khách.............................................................15
1.2.3. Các thuộc tính cấu thành khả năng thu hút của điểm đến............................................15
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA KHU NGHỈ DƯỠNG VINPEARL
ĐÀ NẴNG RESORT & VILLAS...............................................................................................................19
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas - “thiên đường nghỉ
dưỡng”...........................................................................................................................................19


SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

iv


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

2.1.1. Tổng quan về Vinpearl Đà nẵng Resort & villas..............................................................19
2.1.2. Các bộ phận trong Khu nghỉ dưỡng Vinpear Đà Nẵng Resort & Villas..........................27
2.2. Đánh giá của du khách về khả năng thu hút của Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Resort
% Villas...........................................................................................................................................28
2.2.1. Mô tả điều tra..................................................................................................................28
2.2.2. Các yếu tố du khách hài lòng tại khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas....34
2.2.3. Đánh giá của du khách về phong cảnh và môi trường của Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà
Nẵng Resort & Villas..................................................................................................................35
2.2.4. Đánh giá của du khách về nhân viên làm việc tại Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng
Resort & Villas............................................................................................................................36
2.2.5. Đánh giá của du khách về khả năng tiếp cận của Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng
Resort & Villas............................................................................................................................37
2.2.6. Đánh giá của du khách về giá cả tại Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas
....................................................................................................................................................39
2.2.7. Đánh giá của du khách về giá trị của Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas.
....................................................................................................................................................40
2.2.8. Đánh giá của du khách về an toàn an ninh của Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng
Resort & Villas............................................................................................................................42
2.2.9. Đánh giá của du khách về các dịch vụ hỗn hợp của Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng
Resort & Villas............................................................................................................................43

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA KHU NGHỈ
DƯỠNG VINPEARL ĐÀ NẴNG RESORT & VILLAS...............................................................................46
3.1. Giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lich của Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà
Nẵng Resort & Villas......................................................................................................................46
3.1.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ khách du lịch...................46
3.1.2. Đào tạo nguồn lao động chuyên nhiệp...........................................................................47
3.1.3. Giải pháp về quảng bá, xúc tiến......................................................................................47
3.1.4. Liên kết với các công ty lữ hành......................................................................................48
3.1.5. Bổ sung và đa dạng hóa sản phẩm tại Khu nghỉ dưỡng.................................................48
3.1.6. Phát triển du lịch kết hợp với phát triển du lịch bền vững............................................49
PHẨN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................................51

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

v


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

1. Kết luận......................................................................................................................................51
2. Kiến nghị.....................................................................................................................................52

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................
PHỤ LỤC

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

vi



Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu các loại phòng khách sạn Vinpearl Đà Nẵng.........................................................20
Bảng 2.2. Cơ cấu các loại phòng villas của khách sạn Vinpearl Đà Nẵng.........................................20
Bảng 2.3: Quy mô các nhà hàng của Vinpearl Đà nẵng Resort and Villas........................................20
Bảng 2.4: Quy mô các phòng họp của Vinpearl Đà Nẵng Resort and Villas.....................................20
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động của Vinpearl Đà Nẵng Resort and Villas (2015- 2017)..........................21
Bảng 2.6. Cơ cấu lao động theo chuyên môn của Vinpearl Đà Nẵng Resort and Villas (2015- 2016)
............................................................................................................................................................21
Bảng 2.7. Vốn và nguồn vốn của Vinpearl Đà Nẵng Resort and Villas.............................................23
Bảng 2.8. Tình hình khách đến Vinpearl Resort trong 3 năm (2015 -2017).....................................24
Bảng 2.9. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vipearl Resort trong 3 năm (2015 - 2017)...............25
Bảng 2.10. Khách theo quốc tịch.......................................................................................................27
Bảng 2.11: Chỉ tiêu nhân khẩu học....................................................................................................29
Bảng 2.12. Nguồn thông tin du khách biết đến Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas.........................33
Bảng 2.13. Yếu tố hài lòng của du khách về Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas....34
Bảng 2.14: Đánh giá của khách du lịch về phong cảnh và môi trương Khu nghỉ dưỡng.................35
Bảng 2.15: Đánh giá của du khách về nhân viên tại Khu nghỉ dưỡng..............................................36
Bảng 2.16: Đánh giá của du khách về khả năng tiếp cận của Khu nghỉ dưỡng................................37
Bảng 2.17: Đánh giá của du khách về giá cả tại Khu nghỉ dưỡng.....................................................39
Bảng 2.18: Đánh giá của du khách về giá trị của Khu nghỉ dưỡng...................................................40
Bảng 2.19: Đánh giá của du khách về an toàn an ninh của Khu nghỉ dưỡng...................................42
Bảng 2.20: Đánh giá của du khách về các dịch vụ hỗn hợp của Khu nghỉ dưỡng............................43

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương


vii


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đà Nẵng là một trong những thành phố biển đẹp nhất của nước ta và được
tạp chí Forbes ( Mỹ) bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới.
Các resorts ven biển cao cấp được xây dựng thu hút lượng khách du lịch lớn và
mang lại nguồn doanh thu đáng kể, góp phần vào nền kinh tế quốc dân. Theo Báo
cáo của Sở du lịch Đà Nẵng, năm 2016 khách quốc tế đạt 1,66 triệu lượt khách
( tăng 31.6 % so với năm 2015), khách nội địa đạt 3,84 triệu lượt ( tăng 12,5% so
với năm 2015). Tổng doanh thu du lịch đạt 16.000 tỷ đồng tăng 24,7 % so với
năm 2015. Tại lễ trao giải thưởng du lịch thế giới World Travel năm 2016, thành
phố Đà Nẵng đã vinh dự nhận danh hiệu: “ Điểm đến hàng đầu Châu Á về sự
kiện và lễ hội”.
Khả năng thu hút đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định lựa chọn điểm
đến của du khách. Đồng thời định vị được thương hiệu của điểm đếm. Theo Mayo
và Jarvis (1981) cho rằng khả năng thu hút của điểm đến là “ khả năng của điểm
đến mang lại các lợi ích cho du khách”.
Vinpearl Resort & Villas đã được cộng đồng du lịch quốc tế công nhận là
“Khu nghỉ dưỡng biển hàng đầu Việt Nam – Vietnam’s leading Beach resort
2017”. Tuy có nhiều yếu tố tài nguyên du lịch hấp dẫn thu hút du khách nhưng vẫn
chưa đủ. Bởi khả năng thu hút du khách của điểm đến luôn được cấu thành bởi
nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ có tài nguyên du lịch mà còn dựa trên những
yếu tố cảnh quan, môi trường, chất lượng, cơ sở hạ tầng, an ninh – an toàn, sự

chuyên nghiệp, khả năng tiếp cận, tính đa dạng và chất lượng dịch vụ, xúc tiến…
Điều này đặt ra nhu cầu cần thiết phải đánh giá mức độ quan trọng các yếu
tố đó trong việc tác động đến quyết đinh lựa chọn của du khách. Qua đó giúp ta
nhận thâý được yếu tố nào được du khách đánh gịá cao, yếu tố nào là quan trọng,
nổi bật; các yếu tố nào còn yếu, chưa tác động vào sự lựa chọn của du khách khi
quyết định lựa chọn trải nghiệm dịch vụ tại khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng
Resort & Villas.
Từ việc chú trong tìm hiểu các yếu tố tác đông đến việc thu hút du khách từ

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

8


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất một số
giải pháp, kiến nghị về quản lí, chính sách và phát triển điểm đến Vinpearl Đà
Nẵng Resort & Villas nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch tại đây. Xuất
phát từ việc mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch của
Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng
của khách du lịch đến khu nghỉ dưỡng, tôi đã lựa chọn nghiên cứu cho chuyên đề
tốt nghiệp với đề tài : “ Đánh giá khả năng thu hút khách du lich của khu nghỉ
dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở lí luận về khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến du lịch,
đề tài đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá khả năng thu hút khách du lịch

của khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas, từ đó đề xuất một xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch đến với khu nghỉ
dưỡng này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa về mặt lí luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến khả
năng thu hút du khách trong hoạt động kinh doanh du lịch.
- Đánh giá thực trạng khả năng thu hút tại khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng
Resort & Villas.
- Phân tích sự khác biệt trong cách đánh giá của khách du lịch về khả năng
thu hút tại khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas phân theo đặc điểm
cá nhân như: quốc tịch, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút
du khách của Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Khả năng thu hút khách du lịch tại Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng
Resort & Villas.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Việc đánh giá khả năng thu hút của một điểm đến du lịch phụ

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

9


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm yếu tố nội tại của điểm đến và các yếu

tố từ bên ngoài vào. Đối với phạm vi chuyên đề này sẽ chú trọng đánh giá khả
năng thu hút khách du lịch của khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas
dựa trên ý kiến của du khách quốc tế và nội địa về các yếu tố của điểm đến như:
phong cảnh và môi trường, nhân viên, khả năng tiếp cận, an toàn – an ninh,
giá cả, giá trị khu nghỉ dưỡng và các dịch vụ hồn hợp.
+ Về không gian: Khu nghỉ dưỡng Đà Nẵng Resort & Villas
+ Về thời gian: từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2018
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Số liệu thứ cấp
- Tiến hành thu thập số liệu từ nguồn Sở du lịch thành phố Đà Nẵng, Sở Văn
hóa thể thao và du lịch Đà Nẵng, internet, thông qua các bài báo, theo báo cáo số
liệu của khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas.
- Tài liệu liên quan: Tham khảo các đầu sách chuyên ngành du lịch, các bài
báo khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
4.1.2. Số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra phỏng vấn bằng
bảng hỏi đối với khách du lịch quốc tế và nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
và khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Ressort & Villas. Bảng hỏi gồm có 115 bảng
hỏi bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
4.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm spss 20.0 để
phân tích và xử lí số liệu bao gồm:
Sử dụng thang đo Likert (1. Rất không hài lòng, 2. Không hài lòng, 3.Bình
thường, 4. Hài lòng, 5. Rất hài lòng).
Sử dụng thống kê mô tả: Tần suất (Frequency), tỷ lệ phần trăm (Percent), giá
trị trung bình (Mean) của các yếu tố “độ tuổi”, “ giới tính”, “ quốc tịch”. Qua đó xác
định được Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Resort & villas thu hút độ tuổi nào là
chủ yếu, phần trăm chênh lệch giữa các loại khách, giữa các độ tuổi hay giới tính.
Sử dụng thống kê mô tả: (Define Variable Set) để xử lí các câu hỏi có nhiều


SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

10


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

lựa chọn trong cả 2 bảng hỏi: dành cho du khách quốc tế và dành cho du khách nội
địa nhằm biết được tỷ lệ lựa chọn các ý kiến, sự chênh lệch giữa các ý kiến đó.
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài mở đầu, kết luận và phục lục, nội dung của bài chuyên đề gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học cuả vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Đánh gía khả năng thu hút khách du lịch của Khu nghỉ dưỡng
Vinpearl Đà Nẵng Resorts & Villas.
Chương 3:Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách
du lịch của điểm đến Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas.

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

11


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Du lịch
- Tổ chức du lịch Thế giới WTO ( World Tourism Organization) định nghĩa
như sau: “ Du lịch là toàn bộ hoạt động của con người đến và ở lại ngoài môi
trường hành ngày của họ trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích giải
trí, công vụ hoặc mục đích khác”.
- Theo Luật du lịch Việt Nam (2005), tại điều 4, chương I định nghĩa: “ Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.2. Nhu cầu du lịch
Khái niệm:
- Nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với
nơi ở thường xuyên của mình để có những cảm xúc mới, trải niệm mới, hiểu biết
mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khỏe, tạo tạo sự thoải mái
dễ chịu về tinh thần.
(Theo Tổng quan về du lịch Việt Nam. Danh lam thắng cảnh).
Đặc điểm nhu cầu du lịch
- Người ta đi du lịch với mục đích “ sử dụng tài nguyên du lịch” mà nơi ở
thường xuyên của mình không có. Trong sự phát triển không ngừng của nền sản
xuất xã hội thì du lịch là một nhu cầu tất yếu của người lao động.
- Khi đời sống con người ngày càng cao, trình độ dân trí, kinh tế, xã hội
ngày càng phát triển, thì nhu cầu của con người ngày càng đa dạng. Họ muốn đi du
lịch, và nhu cầu du lịch phát sinh từ kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong
xã hội và trình độ sản xuất xã hội. Trình độ sản xuất xã hội ngày càng cao, các mối
quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch của con người ngày càng được
chú trọng.


SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

12


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

1.1.3. Điểm đến du lịch ( Tourism destination)
Theo từ điển New Shorter Oxford Dictionary định nghĩa: “nơi mà một người
hoặc sự vật đi đến, là điểm kết có chủ định của một hành trình”. Tuy nhiên khi tiếp
cận theo góc độ điểm đến trong du lịch thì có nhiều tác giả đưa ra các định nghĩa
khác nhau.
Cụ thể, theo định nghĩa của Buhalis (2000) về điểm đến là nơi mà cung cấp
tổng hợp các sản phẩm và dịch vụ du lịch được tiêu dùng dưới tên thương hiệu của
điểm đến. Các điểm đến này được xác định rõ ràng theo khu vực địa lí, được hiểu
bởi du khách như là một chỉnh thể với các loại dịch vụ chính, bao gồm: tính hấp dẫn,
tính có thể tiếp cận, các hoạt động theo gói dịch vụ có sẵn và các dịch vụ bổ sung.
Theo nhà nghiên cứu của Rubies 2001 thì điểm đến du lịch được định nghĩa là
một khu vực địa lí trong đó có chứ đựng một nhóm các nguồn lực về du lịch và các
yếu tố thu hút, cơ sở hạ tầng, thiết bị, các nhà cung cấp dịch vụ, các lĩnh vực hỗ trợ
khác và các tổ chức quản lí mà họ tương tác và phối hợp các hoạt động để cung cấp
cho du khách các trải nghiệm mà họ mong đời tại điểm đến mà họ lựa chọn.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến du
lịch (Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách
du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp,
các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự
nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”.
Như vậy, ranh giới của một điểm đến du lịch được xác định bởi nhiều ranh

giới về địa lí, chính trị, nhận thức và tạo ra từ thị trường. Tuy nhiên nó phải chứa
đựng một mức độ phát triển du lịch để có thể thỏa mãn nhu cầu của du khách.
1.1.4. Hình ảnh của điểm đến ( Destination image)
Hình ảnh điểm đến là yếu tố quan trọng trong việc quyết định lựa chọn điểm
đến của du khách. Định nghĩa được nhiều người chấp nhận nhất là: “ Hình ảnh
điểm đến là hệ thống các niềm tin, ý tưởng, và ấn tượng mà người ta có về một nơi
hay một điểm đến nào đó” (Crompton, 1979; Kotler, 2000).

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

13


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

1.1.5. Khả năng thu hút của điểm đến du lịch (Tourism
destination Attractiveness)
Hai nhà nghiên cứu là Hu và Ritchie (1993:25) nhận định khả năng thu hút của
điểm đến là “phản ánh cảm nhận, niềm tin, và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả
năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi
cụ thể của họ”. Theo quan điểm của May và Jarvis ( 1981) cho rằng khả năng thu hút
của điểm đến là “ khả năng của điểm đến mang lại các lợi ích cho du khách.
1.1.6. Khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch (Tourism destination
competitiveness)
Theo Buhalis (2000) cho rằng khả năng cạnh tranh và khả năng thu hút của
điểm đến du lịch sẽ được sẽ được xem xét từ hai phương diện khác nhau. Khả năng
cạnh tranh là việc nhìn nhận theo phương diện chung của điểm đến là yếu tố phản
ánh khả năng của điểm đến mang lại sự trải nghiệm cho du khách với các điểm đến

tương đồng.
1.2. Đánh giá khả năng thu hút của điểm đến du lịch
12.1. Mối quan hệ giữa khả năng thu hút và tính cạnh tranh của điểm đến
Hiện nay, du lịch là một ngành kinh tế ngày càng phát triển, thị trường du lịch
ngày càng đa dạng và phong phú. Chính vì thế, khả năng cạnh tranh của điểm đến
được xem là yếu tố quan trọng, tác động đến hiệu quả kinh doanh du lịch. Ritche
và Crouch ( 2000: 6) đã nhấn mạnh điều này khi đưa ra quan điểm: “ khả năng
cạnh tranh của điểm đến có tác động phân loại nội bộ ngành và do đó mà khả năng
cạnh tranh là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt đối với các doanh nghiệp và
các nhà hoạch định chính sách”. Trên thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa
khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh của điểm đến. Theo Buhalis ( 2000) thì
khả năng cạnh tranh và khả năng thu hút xem xét một điểm đến từ hai phương diện
khác nhau. Trong đó, khả năng thu hút thuộc yếu tố nhận thức của du khách và
được đánh giá bằng các thuộc tính của điểm đến. Đó cũng chính là phương diện
cầu của điểm đến (the demand side of destination).. Ngược lại, khả năng cạnh
tranh được nhìn nhận theo phương diện cung của điểm đến ( the supply side of
destination - chính là các yếu tố phản ánh khả đến tương đồng ( Vengesayi: 2003).
Khả năng thu hút của điểm đến được nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu nhu

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

14


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

cầu của du khách và những yếu tố hấp dẫn họ đến những điểm du lịch khác nhau
( Formica 2001;trong Hu anh Ritchie 1993), trong khi khả năng cạnh tranh của

điểm đến hướng vào năng lực doanh nghiệp/ công ty sản xuất ra sản phẩm phục vụ
hoạt động du lịch được chấp nhận trên thị trường ( Kozak and Rimmington 1999;
Newall 1992).
1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động thu hút khách
+ Vai trò: Chất lượng cuộc sống con người ngày càng nâng cao, nhu cầu đi du
lịch ngày càng tăng. Chính vì vậy, ngành du lịch ngày càng phát triển và mang lại
nguồn doanh thu đáng kể. Sự nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng mang chiến
lược của du khách đối với hiệu quả du lịch nên các nhà quản lí, kinh doanh du lịch
và các hãng lữ hành có rất nhiều nỗ lực trong việc quảng bá điểm đến. Các chính
sách được hoạch định rõ ràng và tập trung vào các nội dung như xây dựng, thực
hiện các hoạt động marketing điểm đến, tổ chức các chiến dịch quảng bá thương
hiệu. Ngoài ra, việc tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững được chú trọng. Vấn đề thu hút du khách đóng
vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tất cả điểm đến. Bởi vì “sản
phẩm du lịch”đòi hỏi người tiêu dùng phải đến tận nơi để tiêu dùng. Vì thế, đẩy
mạnh hoạt động thu hút nhằm thu hút du khách đến với mọi điểm đến.
+ Ý nghĩa: Lượng khách du khách thu hút ngày càng nhiều sẽ đảm bảo sự tồn
tại và phát triển, phát huy giá trị điểm đến. Làm tăng doanh thu, đảm bảo quá trình
kinh doanh được diễn ra liên tục và hình thành cơ hội phát triển tại điểm đến.
Đồng thời, tạo ra việc làm, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên làm việc
tại điểm đến.
1.2.3. Các thuộc tính cấu thành khả năng thu hút của điểm đến
Khả năng thu hút phụ thuộc rất lớn vào các thuộc tính của điểm đến. Theo
Goelder et al ( 2000), các yếu tố thu hút được khái quát thành 5 nhóm yếu tố chính
gồm: tự nhiên, văn hóa, sự kiện, nghỉ ngơi và giải trí. Theo Ritchie và Crouch
(2005), sức thu hút của điểm đến có 7 yếu tố chính: Văn hóa và lịch sử; các hoạt
động hỗn hợp; các sự kiện đặc biệt; giải trí; kiến trúc thượng tầng; các mối quan hệ
thị trường. Kết quả này đã được nhiều học giả thừa nhận . Cũng vấn đề này, trong
nghiên cứu của Azlizam Aziz ( 2002) đã đưa ra mô hình về khả năng thu hút của


SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

15


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

điểm đến gồm 5 nhóm nhân tố chính:
Nhóm nhân tố (1) Yếu tố địa lí: Vị trí, khả năng tiếp cận, thời tiết, khí hậu,
nét độc đáo.
Nhóm nhân tố (2) Yếu tố văn hóa - xã hội: Lối sống bản địa, lòng hiếu khách,
mức giá địa phương.
Nhóm nhân tố (3) Các đặc tính bổ trợ: Cơ sở hạ tầng; lưu trú và ăn uống;
phương tiện và vận chuyển.
Nhóm nhân tố (4) Đặc điểm tự nhiên: Nét đẹp thiên nhiên, phong cách độc
đáo, các hoạt động ngoài trời.
Nhón nhân tố (5) Đặc điểm vật chất: Công viên giải trí, khu vực mua sắm,
kiến trúc, tiện nghi giải trí.
Sơ đồ 1: Hệ thống đo lường khả năng thu hút
của điểm đến (Azlizam Aziz, 2002)

Yếu tố địa lí:
Vị trí
Khả năng tiếp cận
Thời tiết, khí hậu
Nét độc đáo
Đặc điểm vật chất:
Công viên giải trí

Khu vực mua sắm
Kiến trúc
Tiện nghi giải trí

Yếu tố văn hóa- xã hội:
Lối sống bản địa
Lòng hiếu khách
Mức giá địa phương...

KHẢ NĂNG THU HÚT

Các đặc tính bổ trợ:
Cơ sở hạ tầng
Lưu trú và ăn uống
Phương tiện vận chuyển

Đặc điểm tự nhiên:
Nét đẹp thiên nhiên
Phong cảnh độc đáo
Các hoạt động ngoài trời

Qua các tài liệu tham khảo và đã phân tích cho thấy rằng yếu tố an toàn
đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành nên khả năng thu hút du khách của

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

16


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học


GVHD: Lê Thị Hà Quyên

điểm đến. Căn cứ vào mức độ phù hợp với quy mô, đặc điểm của điểm đến được
nghiên cứu là Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas tôi đã xác định được 8 nhân tố
có tính nổi bật để dựa vào bảng hỏi điều tra của mình. Cụ thể, các nhóm nhân tố
chính bao gồm:
+ Phong cảnh và môi trường
+ Khả năng tiếp cận
+ Cơ sở hạ tầng
+ An toàn – an ninh
+ Giá cả
+ Nhân viên
+ Gía trị của khu nghỉ dưỡng
+ Dịch vụ/hoạt động hỗn hợp .
Trên việc tham khảo khung nghiên cứu của điểm đến để nghiên cứu cho khu
nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Resort & villas. Bởi vì, một khu nghỉ dưỡng sẽ có
những nhân tố có khả năng thu hút khách du lịch như một điểm đến. Một khu nghỉ
dưỡng hay một điểm tham quan có khả năng thu hút du khách khi nó được cấu
thành bởi yếu tố tự nhiên, yếu tố văn hóa-xã hội, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm vật
chất và cá đặc tính bổ trợ. Bên cạnh dựa trên hệ thống đo lường khả năng thu hút
của điểm đến của Azlizam Aziz, tôi có đưa thêm một số nhân tố phù hợp để phân
tích rõ khả năng thu hút của một Khu nghỉ dưỡng. Đồng thời, lượt bỏ đi các nhân
tố không phù hợp cho việc nghiên cứu của Khu nghỉ dưỡng này.

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

17



Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:
Chương 1 đã giới thiệu một cách khá tổng quát về cơ sở khoa học của vấn đề
nghiên cứu, đó là những hiểu biết về kiến thức cơ bản trong du lịch, cũng như du
lịch cộng đồng. Đề cập đến một số cơ sở lí luận về du lịch như: du lịch là gì, nhu
cầu du lịch, điểm đến du lịch là gì, hình ảnh của điểm đến và đánh giá khả năng
thu hút của điểm đến du lịch, một số vấn đề liên quan đến vai trò - ý nghĩa của hoạt
động thu hút du khách và các thuộc tính cấu thành khả năng thu hút của điểm đến.
Nhằm giúp tác giả hiểu sát vấn đề nghiên cứu và thuận lợi hơn trong việc phân tích
đề tài “ Đánh giá khả năng thu hút khách du lich của Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà
Nẵng Resort & Villas” ở chương 2.
Đồng thời, không chỉ dừng lại ở cơ sở lí luận mà tác giả còn chú trọng đến cả
cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Tác giả chú trọng đến thực trạng của du lịch
tại Khu nghỉ dưỡng nói chung nhằm giúp người đọc sơ lược được tình hình khách
du lịch đến với Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas hiện nay.

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

18


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH

CỦA KHU NGHỈ DƯỠNG VINPEARL ĐÀ NẴNG
RESORT & VILLAS
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vinpearl Đà Nẵng Resort &
Villas - “thiên đường nghỉ dưỡng”
2.1.1. Tổng quan về Vinpearl Đà nẵng Resort & villas
Với tổng số vốn đầu tư 100 triệu USD, Vinpearl Đà Nẵng Resort & villas là
khu biệt thự, khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp, tọa lạc trên khu đất rộng 15,4 hecta
sát biển, tại vị trí đắc địa nhất của dải biển Sơn Trà - Điện Ngọc, phía trước là biển,
sau lưng được bao bọc bởi dãy núi Ngũ Hành Sơn tạo ra thế “tựa sơn hướng thủy”.
Theo ý niệm phong thủy phương Đông, thế đất này mang tới cho người sở hữu bất
động sản những vận hội tốt đẹp.
Khu khách sạn của Dự án mang nét kiến trúc quyến rũ của đẳng cấp 5 sao
gồm 209 phòng. Với hệ thống bể bơi ngoài trời sát biển lộng lẫy; quán Bar và cafe
luôn sẵn sàng đón khách; hệ thống nhà hàng sang trọng bên bờ biển với các món
ăn Âu, Á được chế biến bởi dàn đầu bếp hàng đầu; khu phòng tập và spa với
những dịch vụ hoàn hảo...Phòng họp lớn có diện tích gần 400 m2 có trang thiết bị
tốt vào bậc nhất thế giới sẵn sàng củng cố địa vị dẫn đầu về địa điểm tổ chức hội
nghị, hội thảo với qui mô lớn của Vinpearl tại Đà Nẵng.
Bên cạnh khu khách sạn, quần thể Biệt Thự của Dự án có 39 biệt thự đơn lập
sang trọng bậc nhất với 2 đến 4 phòng ngủ được thiết kế trên diện tích đất đặc biệt
lớn, trung bình hơn 1000m2/biệt thự. Trong đó, được chia là 4 loại là 11 căn biệt
thự sang trọng loại A ( 4 phòng ngủ), 11 căn biệt thự sang trọng loại B ( 3 phòng
ngủ), 17 căn biệt thự sang trọng loại C ( 2 phòng ngủ). Nét đặc trưng của tất cả các
biệt thự này là sự kết hợp hài hoà lôi cuốn giữa nội, ngoại thất, tạo nên những căn
phòng có thiết kế ấn tượng. Không gian phòng và hành lang trong nhà luôn ngập
tràn nguồn ánh sáng tự nhiên và gió biển. Phía ngoài là bể bơi riêng, khu vườn, sân
hiên, sảnh thư giãn được trang bị hiện đại nhưng vẫn toát lên sự duyên dáng và

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương


19


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

thanh lịch trong kiến trúc.. Địa hình xây dựng có lợi thế đặc biệt là tất cả biệt thự
đều hướng biển, cùng quay mặt ra một con đường chung uốn lượn duyên dáng
quanh ốc đảo xanh, dẫn thẳng ra một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh.
Kiến trúc của Vinpearl Đà Nẵng là sự pha trộn giữa thiết kế đương đại và nét
quyến rũ của tinh hoa kiến trúc Đông Dương kết hợp với kiến trúc các khách sạn
đầu thế kỷ 20. Các kiến trúc sư hàng đầu thế giới của các hãng Wimberly Allison
Tong & Goo và Hirsch Bedner Associates đã hoà trộn phong cách kiến trúc Chàm,
Việt Nam và phong cách Pháp.
Bảng 2.1. Cơ cấu các loại phòng khách sạn Vinpearl Đà Nẵng
DIỆN TÍCH
(M2)

SỐ
LƯỢNG

DOUBLE

TWIN

Duluxe room

54


77

7

70

Duluxe Ocean View

54

101

51

50

Panoramic

69

12

12

Executive Suite Ocean View

107

8


8

President Suite

120

2

2

LOẠI PHÒNG

Bảng 2.2. Cơ cấu các loại phòng villas của khách sạn Vinpearl Đà Nẵng
DIỆN TÍCH

LOẠI PHÒNG
3 Bedroom Villa
4 Bedroom Villa
3 Bedroom Ocean View Villa
4 Bedroom Ocean View Villa

(M2)
575
628
575
628

SỐ
LƯỢNG
17

1
11
10

GHI CHÚ
Mỗi villa có 1
bedroom twin
bed

Bảng 2.3: Quy mô các nhà hàng của Vinpearl Đà nẵng Resort and Villas
Tên nhà hàng

Sức chứa

Phục vụ

Nhà hàng Gourmet

210 khách

Buffet, set menu, semi buffet, a la carte

Nhà hàng Oriental

168 khách

Set menu và a la carte

Bảng 2.4: Quy mô các phòng họp của Vinpearl Đà Nẵng Resort and Villas
Loại phòng


Diện tích

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

Sức chứa

20


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

Meeting room 1
Meeting room 2
Meeting room 3
Meeting room 4
Board Room
Ballroom A
Ballroom B

52 m2
60 m2
50 m2
92 m2
52 m2
460 m2
280 m2

GVHD: Lê Thị Hà Quyên
Hình bàn tròn

20
20
20
40
15
200
100

Buffet

180
100

Hình rạp hát
30
30
30
55
55
250
160

Bảng 2.5. Cơ cấu lao động của Vinpearl Đà Nẵng Resort and Villas
(2015- 2017)
Đơn vị tính: Người
STT

Các bộ phận

Năm 2015


Năm 2016

Năm 2017

1

Ban lãnh đạo

8

7

4

2

Lễ tân

65

57

49

3

Buồng

176


155

125

4

Nhà hàng

112

110

90

5

Bếp

87

79

68

6

Bảo vệ

35


30

24

7

Sale

4

3

3

8

Giải trí

20

18

16

9

Kế toán-tài chính

10


9

9

10

Kĩ thuật

35

33

31

11

Kiểm soát chất lượng

5

3

3

12

Phòng đào tạo

2


2

2

13

Phòng hành chính-nhân sự

5

5

5

14

Phòng dự án

5

5

6

15

Phòng cung ứng

4


4

4

Tổng số
614
520
439
(Nguồn: phòng nhân sự Vinpearl Đà Nẵng Resort anh Villas)
Bảng 2.6. Cơ cấu lao động theo chuyên môn của Vinpearl Đà Nẵng
Resort and Villas (2015- 2016)
Trình độ

Năm 2015
Số
Tỷ trọng
lượng

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

(%)

Năm 2016
Số
Tỷ trọng
lượng

21


(%)

Năm 2017
Số
Tỷ
lượng

trọng


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

(người)
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Lao động phổ thông
Tổng số

(người)

(người)

(%)

155
25
130

25
146
33
215
35
194
37.3
170
39
199
32.4
156
30
80
18.1
45
7
40
7.7
43
10
614
100
520
100
439
100
(Nguồn: phòng nhân sự Vinpearl Đà Nẵng Resort anh Villas)

Qua bảng số liệu điều tra cho thấy, trình độ chuyên môn của nhân viên tại

Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas từ năm 2015 đến năm 2017 có sự thay đổi theo
hướng giảm dần (Cụ thể 2015:614 người, 2016: 520 người và 2017: 439 người).
Trình độ chuyên môn hệ cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất (39%), tiếp theo đó là
trình độ Đại học (33%), trung cấp (18,1%) và lao động phổ thông chỉ chiếm tỷ lệ
nhỏ nhất (10%). Điều đó cho thấy nhân viên ở đây có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cao.

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

22


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

Bảng 2.7. Vốn và nguồn vốn của Vinpearl Đà Nẵng Resort and Villas
STT
1
2

3
4

Chỉ tiêu
Cơ cấu tài sản
Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản
Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn

(Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/ Tổng nguồn vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
Khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Khả năng sinh lời
Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế/ Tổng vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/
Doanh thu thuần

ĐVT

2016

2017

%
%

47,42
52,58

48,42
51,58

%
%
%


75,43
36,14
24,57

80,52
39,10
19,48

Lần
Lần

0,78
1,49

0,43
1,12

%
%
%

9,44
38,90
38,40

3,31
23,36
16,98


%

52,27

32,43

(Nguồn: Phòng kế toán Vinpearl Đà Nẵng Resort anh Villas)

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

23


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Lê Thị Hà Quyên

Bảng 2.8. Tình hình khách đến Vinpearl Resort trong 3 năm (2015 -2017)
Năm 2015
Chỉ tiêu

SL

TT (%)

Năm 2016
SL

TT (%)


Năm 2017
SL

TT (%)

Tốc độ phát triển (%)
2016/2015
SL

TT (%)

2017/2016
SL

TT (%)

Tổng lượt khách

114.880

100

170.030

100

202.880

100


55.150

148,01

32.850

119,32

Khách quốc tế

99.321

86.5

144.956

85.8

173.336

85.5

45.635

139.72

28.380

116.7


Khách nội địa

15.559

13.5

25.074

14.2

29.544

14.5

9.515

108.3

4.470

102.6

Tổng số ngày khách

214.130

100

315.850


100

376.340

100

101.720

147,50

60.490

119,15

Khách quốc tế

190.697

89.05

274.228

86.8

325.820

86.6

83.531


143.8

51.592

118.8

Khách nội địa

23.433

10.95

41.622

13.2

50.520

13.4

18.189

177.6

8898

121.3

Thời gian lưu trú bình quân


1,86

1,86

1,85

Khách quốc tế

1,92

2,03

1,98

Khách nội địa

1,78

1,66

1,71
(Nguồn: Phòng kế toán)

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

24


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học


GVHD: Lê Thị Hà Quyên

Qua bảng điều tra cho thấy số lượng du khách lựa chọn đến với Khu nghỉ
dưỡng Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas ngày càng tăng từ năm 2015 đến năm
2017. Năm 2016 so với năm 2015 có mức độ chênh lệch về lượng khách khá cao là
55,150 triệu người, tương ứng tăng 148,01%. Năm 2017 so với năm 2016 có tỷ lệ
tăng về số lượng du khách với 119,32%, tương ứng 32,850 người.
Điều này chứng tỏ, lượng khách du lịch lựa chọn nghỉ dưỡng tại Khu du lịch
Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas có tăng vào năm 2016 nhưng không đáng kể và
tăng mạnh vào năm 2017. Hay nói cách khác, ban quản lí Khu nghỉ dưỡng đã có
những chiến lược đúng đắn trong việc thu hút lượng khách du lịch, đặc biệt là
khách quốc tế.
Vì vậy, công ty cần cố gắng tập trung phát triển các chiến lược phù hợp để
thu hút lượng khách du lịch nhiều hơn nữa. Đồng thời luôn luôn tìm kiếm những
chiến lược mới và nâng cao sự hài lòng cho khách du lịch.
Bảng 2.9. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vipearl Resort
trong 3 năm (2015 - 2017)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng
doanh thu
Tổng
chi phí
Tổng
lợi nhuận

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
168.630

183.705


283.369

15.075 108,94 99.664 154,25

16.200

18.157

1.040 106,86

167.505

265.212

14.035 109,15 97.707 158,33

15.160

153.470

Tốc độ phát triển
2016/2015
2016/2017
SL TT(%) SL TT(%)

1.957

112,08


(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Qua bảng điều tra cho thấy doanh thu du lịch của Vinpearl Đà Nẵng Resort &
Villas tăng dần theo các năm từ năm 2015 đến năm 2017. Năm 2016 so với năm
2015 có tỷ lệ tăng bình quân về doanh thu là 108,94%, tương ứng tăng 15,075 triệu
đồng. Năm 2017 so với năm 2016 thì tỷ lệ tăng bình quân của doanh thu cao hơn
so với kì trước với tỷ lệ tăng bình quân là 154,25%, tương ứng 99,664 triệu đồng.
Điều này cho thấy doanh thu mang lại từ du lịch của Khu nghỉ dưỡng tăng đáng
kể vào những năm gần đây.

SVTH: Hồ Thị Ngọc Hương

25


×