Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÁO CÁO THỰC tập tốt NGHIỆP tại nhà xuất bản văn hóa dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.75 KB, 10 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Lý thuyết là nền tảng quan trọng để mỗi người có thể phát huy năng lực của
mình. Tuy nhiên chỉ tới khi có được trải nghiệm thực tế, sinh viên mới có cơ hội
tiếp xúc trực tiếp, va vấp với nghề để rồi rút ra cho riêng mình những kinh nghiệm,
bài học bổ ích. Lý thuyết có thể giúp ta hiểu rõ vấn đề nhưng không cho ta được
kinh nghiệm. Kinh nghiệm chỉ thật sự có khi ta có cơ hội được cọ sát với nghề.
Thực tập tốt nghiệp là cơ hội cho mỗi sinh viên tiếp xúc với môi trường thực
tiễn bên ngoài. Là khoảng thời gian sinh viên ứng dụng kiến thức được học trong
giảng đường vào thực tiễn. Từ đó có thể rút ra được những thiếu sót và rút ra kinh
nghiệm. Tạo cơ hội để hoàn thiện bàn thân.
Nhà xuất bản là một tong những nơi tốt nhất cho sinh viên khoa Xuất Bản –
Học viện Báo chí và Tuyên truyền học tập kinh nghiệm. Sau gần 4 năm học tập tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trước khi kết thúc học kỳ cuối cùng, tôi đã may
mắn có được cơ hội cọ sát, học tập kinh nghiệm tại Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.
Học hỏi các kỹ năng, kiến thức về chuyên môn nghiệp cụ của các cô, các chị biên
tập viên trong nhà xuất bản. Mặc dù trong thời gian rất ngắn, nhưng tôi đã học
được rất nhiều điều.


I.

Quá trình hình thành và phát triển Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc
1. Quá trình hình thành
Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc được thành lập vào năm 1967 tại Thành phố

Thái Nguyên, trên cơ sở Nhà xuất bản Việt Bắc thuộc khu tự trị Việt bắc.
Năm 1978, Bộ Văn hóa sáp nhập 3 Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Văn hóa, nhà
xuất bản Phổ Thông và Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc lấy tên chung là Nhà xuất
bản Văn hóa. Trong thời gian sáp nhập, Nhà xuất bản vẫn để nguyên 2 Ban biên
tập Sách và Mỹ thuật (của Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc) chuyên làm sản phẩm
cho Miền núi và Dân tộc do Phó giám đốc Trần Văn Tấn phụ trách. Đến năm 1986


Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc được tái lập (tên đầy đủ là Nhà xuất bản Văn hóa
các dân tộc thiểu số Việt Nam), hai Ban biên tập Sách và mỹ thuật nêu trên được
tách ra hoạt động trong Nhà xuất bản cho đến ngày hôm nay.
Đối tượng phục vụ:
Đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào cả nước, cũng như các độc giả
nước ngoài quan tâm đến văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Đối tác khai thác bản thảo:
Các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức làm công tác văn hóa, cũng
như các Hội nghề nghiệp từ trung ương đến các tỉnh; các cá nhân, các nhà khoa
học, các nhà nghiên cứu về văn hóa dân tộc, về dân tộc học, về văn nghệ dân gian.
Mặt khác, để xuất bản phẩm phục vụ cho đúng đối tượng là đồng bào dân tộc
thiểu số, là những người còn nghèo về kinh tế nhưng giàu về bản sắc văn hóa; còn
ít chữ nhưng ham hiểu biết; còn nhiều di sản văn hóa quý báu nhưng chưa được
phát huy trong cuộc sống..., vì vậy hàng năm Nhà xuất bản còn tổ chức các khảo


sát các địa phương để nắm tình hình di sản văn hóa dân tộc cần bảo tồn, phát huy,
để nắm nhu cầu về nội dung, hình thức, số lượng, chất lượng, thể loại ấn phẩm cần
xuất bản, phục vụ đồng bào, nâng cao dân trí.
Kể từ khi thành lập đến nay, nhà xuất bản đã sản xuất và phát hành trên thị
trường 5 triệu bản sách, 15 triệu bản văn hóa phẩm.
2. Mảng đề tài
Bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa, văn nghệ truyền thống của các dân
tộc thiểu số: tục ngữ, ca dao, truyện cổ tích, thần thoại, truyện thơ, trường ca về các
anh hùng dân tộc trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước, giới thiệu phong tục
tập quán của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Mảng đề tài nâng cao dân trí tập trung vào các chủ đề:
- Tuyên truyền chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các
dân tộc, đồng thời giới thiệu sự hưởng ứng của đồng bào trong việc thực
hiện chính sách dân tộc thông qua các thành tựu của đời sống chính trị, kinh

tế, văn hóa – xã hội như: chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước vê
dân tộc, hỏi đáp vê chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho
đồng bào miên núi và dân tộc, hỏi đáp xóa đói giảm nghèo...
- Tuyên truyền hiến pháp, pháp luật, nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống của
đồng bào, mặt khác thông qua những câu chuyện có thực mà vận động đồng
bào thực hiện pháp luật : Tìm hiểu pháp luật trong đời sống thường ngày,
Hỏi đáp vê an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, Học luật để làm
đúng, Đừng tin lời rắn độc, Vàng Chứ sao chẳng thương, 10 điêu nên làm,
10 điêu không nên làm, Thế nào là phạm tội, nghe theo lời Đảng... tạo ra
mặt bằng chung để đồng bào, nhất là thế hệ trẻ tự giác điều chỉnh những hủ


tục, những tập quán, nếp sống lỗi thời theo chuẩn mực chung của pháp luật
trong ứng xử xã hội.
- Ca ngợi truyền thống yêu nước, cách mạng, đoàn kết của đồng bào các dân
tộc; tuyên truyền dương người tốt việc tốt trong đồng bào; các dân tộc là
anh em một nhà, Anh hùng kan Lịch, Anh hùng Vi văn Pụn, Áo chàm chân
núi, Người thương binh ấy, Định cư đem lại ấm no, Vượt qua cái nghèo,
Quê tôi đổi mới, Chim đầu đàn, Triệu phú miên rừng, Lừa rừng...
- Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, loại khỏi cuộc sống những
tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, lãng phí trong cưới xin, ma chay; xây dựng
cuộc sống mới văn minh, vệ sinh, không bệnh tật, biết tôn trọng lẫn nhau;
trân trọng mọi thành quả lao động; xây dựng cuộc sống gia đình ấm no hạnh
phúc : Hỏi đáp vê xây dựng đời sống văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số và
miên núi, Hỏi đáp vê môi trường, bảo vệ môi trường ở vùng dân tộc thiểu số
và miên núi,nà Phái bản văn hóa, hãy cảnh giác với tệ nạn xã hội, Hỏi đáp
vê ma túy, những phong tục đẹp của các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hạnh
phúc những gia đình ít con, những điêu cần biết để đời sốnng người miên
núi được tốt hơn...
- Giới thiệu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất,

trồng trọt và chăn nuôi, các ngành nghề thủ công... đề làm giàu cho kinh tế
gia đình, cho cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo: Đi tìm cuộc sống
ấm no, kỹ thuật phát triển một số giống cây trồng vật nuôi, một số mô hình
phát triển kinh tế xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miên núi, Làm
giàu nhờ làm ăn giỏi ở miên núi, Cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế cao, Kỹ
thuật nuôi cá lồng, Kỹ thuật trồng cây ăn quả, cải tạo vườn tạp hộ gia đình,
Vườn rau vườn quả vườn rừng, hướng dẫn kế hoạch làm ăn cho hộ nông
dân để xóa đói giảm nghèo, Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi gà...
- Mảng đề tài sáng tác mới về văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số gồm:
thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, tiểu phẩm, hồi ký cách mạng...


- Mảng đề tài về địa chí, danh nhân dân tộc
Địa bàn hoạt động chủ yếu của Nhà xuất bản là miền núi, vùng sâu vùng xa và
biên giới, có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, quốc phòng và an ninh nhưng
cũng là vùng chậm phát triển, tỷ lệ đói nghèo cao, trình độ dân trí và mức
hưởng thụ về đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào còn thấp, việc hạn chế về
văn hóa đọc ở những vùng này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng tầm
nhìn, tiếp thu khoa học kỹ thuật, tri thức mới để phát triển kinh tế – xã hội,
nhiều tập tục lạc hậu còn tồn tại, tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng ,
xuyên tạc đường lối chính sách cảu Đảng và Nhà nước. Thực hiện Chỉ thị số
39/1998/CT-TTg ngày 3/12/1998 cảu Thủ tướng Chính phủ về việc: Đẩy mạnh
công tác Văn hóa Thông tin ở vùng miền núi và vùng dân tộc thiểu số; Quyết
định số 04/1999/QĐ-BVHTT ngày 3/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa –
Thông tin về Ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị 39 của thủ tướng Chính phủ,
Nhà xuất bản đã tập trung đầu tư kinh phí tăng cường xuất bản các loại sách và
văn hóa phẩm có nội dung phù hợp, thiết thực để giúp bà con có được những
thông tin về kinh tế – văn hóa – xã hội, kiến thức pháp luật, khoa học, sản xuất,
chăm sóc y tế... để tự vươn lên làm kinh tế, xóa khỏi giảm nghèo, xây dựng
cuộc sống văn minh tiến bộ.

3. Hệ thống tổ chức của Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc
Ban lãnh đạo Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc hiện nay:
Giám đốc: Lưu Xuân Lý
Phó giám đốc: Lê Văn Tuyển
Các phòng, ban chức năng:
- Ban biên tập Sách.


-

Ban biên tập Mỹ thuật.
Phòng Tổ chức – Hành chính.
Phòng Kế hoạch – Tài vụ.
Phòng Sản xuất – Kinh doanh.
Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Xưởng in.
II.
Tổng kết quá trình thực tập tốt nghiệp
1. Những công việc được tham gia
1.1. Tìm hiểu thông tin Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc
Trong tuần đầu tiên thực tập, tôi đã được tìm hiểu thông tin về Nhà xuất bản
Văn hóa dân tộc qua những cuốn sách: 25 năm Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc; 30
năm Nhà xuất bản văn hóa dân tộc. Từ đó biết được quá trình hình thành và phát
triển của nhà xuất bản, chức năng nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, các mảng sách và
các phòng ban chức năng của nhà xuất bản. Qua đó biết được một cách tổng quan
về quy trình hoạt động của nhà xuất bản cũng như quy trình xuất bản một cuốn
sách.

1.2.


Tham gia biên tập bản thảo
Trong thời gian thực tập, tôi may mắn được tham gia biên tập bản thảo sắp
xuất bản: Tại gió mà nhơ tác giả H’Linh Niê dày 316 trang.
Nội dung bản thảo: Bản thảo bao gồm những bài viết ghi lại cảm nhận của tác
giả về những nơi mà tác giả đã đi qua. Những nơi sơ tán khi tác giả còn bé như:
Lạng Sơn, Cao Bằng... là những bài viết về ghi lại cảm xúc của tác giả khi thăm lại
nơi gắn với mình nhiều kỷ niệm, đồng thời là những dòng giới thiệu về sự đổi thay
của cảnh quan và giới thiệu về những nét văn hóa dân tộc nơi đây, đặc biệt là hát
then, đàn tính. Ở các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng... là những bài viết giới thiệu
về cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây. Các tỉnh Tây Nguyên, tác giả giới thiệu
về văn hóa nghệ thuật các dân tộc nơi đây, đặc biệt là văn hóa cồng chiêng Tây


Nguyên. Bản thảo còn một số bài giới thiệu về cảnh quan, lối sống ở một số nước
trên thế giới mà tác giả đã đến.
Những kiến thức được vận dụng khi trực tiếp biên tập băn thảo:
- Biên tập tên các dân tộc, địa danh, các nhân vật trong bản thảo: vì bản thảo viết về
nhiều vùng miền, nhiều dân tộc, nhất là các dân tộc ở Tây Nguyên nên cần thống
nhất cách viết trong toàn bản thảo. Ví dụ: dân tộc Xê Đăng – Sê Đăng; Dam San –
Dăm San; Khomer – Khmer... Các địa danh trên thế giới như: Philippin –
Philippines; Kualalampour – Kuala Lumpur...
- Tính chính trị trong bản thảo: phát hiện một số đoạn mang tính nhạy cảm về chính
trị. Ví dụ: một số đoạn trong bài Chẳng đặng đừng đó thôi nói về việc phá rừng và
biểu tình ở Tây Nguyên.
- Tìm hiểu những kiến thức thực tế để kiểm chững những thông tin được đưa ra
trong bản thảo.
Những vấn đề gặp phải và kinh nghiệm học được trong quá trình biên tập bản
thảo:
- Khi biên tập còn bỏ sót nhiều lỗi, nhất là những lỗi tiểu tiết về cách đặt dấu câu,
cách viết hoa. Từ đó tự thấy bản thân cần tỉ mỉ hơn trong cong việc biên tập

- Khi biên tập các lỗi trong bản thảo còn mang nhiều ý kiến chủ quan của cá nhân.
Cần nhìn nhận với con mắt khách quan hơn để giữ được phong cách của tác giả và
hoàn thiện bản thảo một cách tốt nhất.
- Cách xử lý khéo léo những lỗi về câu, lỗi nhạy cảm về chính trị.
1.3. Đọc sửa bản bông
Trong thời gian biên tập, tôi được đọc và sửa hai bản bông: Tại gió mà nhớ tác
giả H’Linh Niê và Vê Tân trào tác giả Phù Ninh.
Vê Tân Trào là cuốn sách viết về quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh từ năm 1945. Đây là một bản thảo có nội dung liên quan đến Chủ tịch Hồ


Chí Minh và lịch sử của dân tộc. Việc biên tập ở bản thảo và các bản bông cần tỉ
mỉ. Khi biên tập bản bông này tôi đã học được nhiều kinh nghiệm:
-

Kinh nghiệm biên tập các trích dẫn được sử dụng trong bài.
- Kinh nghiệm biên tập đối với các dấu mốc lịch sử, những sự kiện lịch sử.
- Kinh nghệm biên tập những nhân vật, những địa danh liên quan đến những
vấn đề lịch sử được nhắc đến trong bản thảo.
Tại gió mà nhớ là bản thảo mà tôi may mắn được biên tập, theo dõi từ khâu
biên tập bản thảo đến bản bông. Khi đọc bông, tôi đã nhận ra được nhiều thiếu sót
của bản thân trong khâu biên tập trước đó. Công việc này cũng cho tôi nhiều bài
học kinh nghiệm:

- Xem xét lại toàn bộ bố cục của bản bông trước khi cho xuất bản.
- Chỉnh sửa lỗi morat và những lỗi còn sót trên bản thảo.
1.4. Tìm tài liệu tại phòng thông tin tư liệu của nhà xuất bản
Trong thời gian thực tập, tôi được Nhà xuất bản tạo điều kiện để tìm hiểu
những cuốn sách đã ra đời của nhà xuất bản. Tìm hiểu cách trình bày bìa của một
cuốn sách, cách sử dụng hình ảnh minh họa sao cho phù hợp với nội dung và mang

tính thẩm mỹ cao nhất.
Những tác phẩm đã ra đời của nhà xuất bản đã giúp tôi có thêm kiến thức về
văn hóa các dân tộc, các vùng miền khác nhau trong đất nước.
2. Những kinh nghiệm học được trong quá trình thực tập
Kinh nghiệm đọc và biên tập bản thảo, bản bông: Đọc bản thảo là công việc
quan trọng để biên tập hoàn thiện bản thảo. Đối với một sinh viên sắp ra trường,
việc tiếp xúc với bản thảo, đọc và biên tập bản thảo là những công việc cần thiết để
có được kinh nghiệm cho bản thân. Trong quá trình thực tập tại Nhà xuất bản Văn
hóa dân tộc, với sự chỉ bảo tận tình của các chị trong ban biên tập, đặc biệt là cô


Trần Phượng Trinh – trưởng ban biên tập Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc trực tiếp
hướng dẫn biên tập bản thảo: Tại gió mà nhớ. Tôi đã rút ra được nhiều kinh
nghiệm cho bản thân. Đó là những kinh nghiệm quý báu để tôi tiếp tục trau dồi khả
năng trong ngành học của mình.
Kinh nghiệm giao tiếp ứng xư: Ngoài những kinh nghiệm về chuyên môn, thời
gian thực tập tốt nghiệp cũng cho tôi nhiều kinh nghiệm về giao tiếp ứng xử. Đó là
những kĩ năng mềm cần thiết để tôi vận dụng vào cuộc sống. Một biên tập viên
giỏi không những phải giỏi về chuyên môn mà còn phải có thái độ cư xử với mọi
người thật khéo léo.
Kinh nghiệm quan hệ với cộng tác viên: Được trực tiếp quan sát các biên tập
viên của Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc làm việc với các cộng tác viên, tôi đã học
thêm được nhiều điều:
-

Cách tiếp đón cộng tác viên khi đến với nhà xuất bản.
Cách thuyết phục cộng tác viên viết bản thảo cho nhà xuất bản.
Cách thuyết phục cộng tác viên sửa những chỗ mang tính nhạy cảm trong bản thảo.
Cách thu hút cộng tác viên đến với nhà xuất bản.


KẾT LUẬN
Trên đây là báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi. Trong suốt thời gian thực tập,
tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi từ phía Nhà xuất
bản Văn hóa dân tộc cũng như nhà trường, các thầy cô trong khoa Xuất bản. Tôi
xin chân thành cảm ơn những tình cảm cũng như sự giúp đỡ của các chị trong ban
biên tập, đặc biệt là cô Trần Phượng Trinh – trưởng ban biên tập Nhà xuất bản Văn
hóa dân tộc – người trực tiếp hướng dẫn tôi. Nhờ sự giúp đỡ của các chị, các cô mà
tôi mới có thể hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này.


Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Vũ Thùy Dương – Phó chủ nhiệm khoa
Xuất bản đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua.



×