Bùi Kim Ngọc – SP2
ĐỀ: PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ
A. MỞ BÀI
- Giới thiệu Nguyễn Tuân.
- Giới thiệu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
- Định hướng vào yêu cầu đề thi con sông Đà.
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại,
Ông có một phong cách nghệ thuật độc đáo vừa uyên bác, vừa tài hoa. Là
nhà văn không chấp nhận những cái bằng phẳng nhợt nhạt, ông là nhà văn
của những cảm xúc, cảm giác mãnh liệt, của sông sâu thác dữ. Theo ông
đó là một cách để thay đổi thực đơn cho giác quan. Viết về những cảnh
tượng đó dường như Nguyễn Tuân có một cảm hứng đặc biệt. Dưới ngòi
bút của ông, mọi con người đều phải là nghệ sĩ trong nghề nghiệp, mọi sự
vật được khám phá ở phương diện văn hóa mĩ thuật. Phong cách nghệ
thuật này của Nguyễn Tuân được thể hiện rõ trong bài kí “Người lái đò
sông Đà” rút từ tập “Tùy bút sông Đà” (1960). Ở tác phẩm này nhà văn đã
thể hiện thành công hình tượng con sông Đà tiêu biểu cho vẻ đẹp độc đáo
của thiên nhiên miền Tây Bắc.
B. THÂN BÀI
I. Nhận xét bút pháp miêu tả con sông
- Đọc bài kí “Người lái đò sông Đà” ta thấy bên cạnh hình tượng
người lái đò còn có một nhân vật nữa cũng được nhà văn khắc họa thành
công đó là con sông Đà.
- Vẻ đẹp của con sông Đà được nhà văn hé mở ngay ở hai câu đề từ
của tác phẩm:
“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”
Bùi Kim Ngọc – SP2
Và câu thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Bích:
“Chung thủy giai đông tẩu. Đà Giang độc bắc lưu”
(Mọi dòng sông chảy về hướng Đông, chỉ sông Đà chảy theo hướng Bắc)
Lời đề từ tựa như lời đưa duyên của tác giả giúp người đọc hòa nhập
vào con sông miền Tây của Tổ quốc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
- Sông Đà vốn đã đẹp, đã độc đáo nhưng khi chảy vào trang văn của
Nguyễn Tuân, nó còn đẹp hơn và lạ hơn nhiều bởi nhà văn đã vận dụng
mọi sự hiểu biết uyên bác của mình cùng với vốn từ ngữ sinh động để tạo
ra những ẩn dụ, so sánh, liên tưởng, nhân hóa khiến dòng sông không còn
là sự vật vô tri vô hồn mà trở thành một sinh thể có diện mạo, có cá tính,
đặc biệt là hai nét tính cách nổi bật: Hung bạo và trữ tình. Có thể nói
Nguyễn Tuân đã tạo ra một dải sông văn không kém thác ghềnh đem đến
những hứng thú thẩm mĩ mới lạ cho người đọc.
II. Xuất xứ của con sông Đà
- Với sự hiểu biết của mình, nhà văn đã nói về xuất xứ của dòng sông
Đà đem đến cho bạn đọc một vốn tri thức phong phú về Đà Giang: Sông
Đà bắt nguồn từ Vân Nam – Trung Quốc tính từ biên giới Việt – Trung tới
ngã ba Trung Hà lượng rồng rắn 500 km. Sông Đà tên xưa là Li Tiên, sau
bao lần đổi tên con sông có tên sông Đà như hiện nay. Chỉ qua một vài chi
tiết nói về xuất xứ của sông Đà ta thấy Nguyễn Tuân có một vốn hiểu biết
sâu sắc về lịch sử địa lí. Ông tựa như một người cha đẻ đang làm giấy khai
sinh cho đứa con tinh thần của mình.
- Song với tư cách là một nhà văn, ông không nhìn con sông bằng
con mắt của nhà địa lí học, thủy văn học, sử học mà nghiêng về bình diện
khai thác vẻ đẹp của dòng sông này ở hai nét tính cách: Hung bạo và trữ
tình.
Bùi Kim Ngọc – SP2
III. Tính cách hung bạo của dòng sông Đà
* Khái quát chung
Sự dữ dội hung bạo của Đà Giang là ở những khúc thượng nguồn.
Nhà văn gọi đó là dòng sông hung bạo, là con sông ác, dòng sông đá, kẻ
thù số một của con người, là mụ dì ghẻ ác liệt, là tên chúa đất tham tàn. Từ
xa xưa, cha ông ta đã diễn tả sự dữ dội của Đà Giang bằng biểu tượng Sơn
Tinh, Thủy Tinh “Núi cao sông hãy còn dài – Năm năm báo oán đời đời
đánh ghen”. Nhà văn Nguyễn Tuân không dùng lối miêu tả ấy mà vẫn
dựng lên, tái hiện trước mắt người đọc hình ảnh một dòng sông Đà hung
bạo, hùng vĩ và dữ dội.
- Độ cao: Đá hai bên bờ sông dựng vách thành – cheo leo, hiểm trở,
âm u, nguy hiểm.
Để gây ấn tượng về dòng sông hung bạo, con mắt sành nghệ thuật
của Nguyễn Tuân đã tìm đến những vật chướng ghê người ngoài những
con thác dữ. Đó là cảnh vách đá sông Đà: “Đá bờ sông dựng vách thành”,
“Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời ngồi trong khoang đò
qua quãng ấy đang mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh…”. Đọc những câu văn
này ta thấy Nguyễn Tuân có một óc quan sát tinh tế, tài hoa, cảm nhận
thiên nhiên sông Đà bằng tất cả giác quan, gây ấn tượng trong tâm trí
người đọc về những vách đá dựng đứng cheo leo, một không gian chứa
đầy sự nguy hiểm, bí ẩn và âm u.
- Độ hẹp: Đá chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu, tạo cảm giác
chèn kẹp nghẹt thở.
Bên cạnh những vách đá cao vút, nhà văn còn tiếp tục miêu tả “Có
chỗ vách đá chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu… có quãng con nai,
con hổ…”. Những so sánh, tiên tưởng mới mẻ, táo bạo của nhà văn giúp
Bùi Kim Ngọc – SP2
người đọc hình dung cụ thể về độ hẹp của lòng sông đã khiến lòng sông
hiện ra trong cảm giác chèn kẹp đến ngạt thở, gợi ra sức nước chảy siết
hung bạo.
- Độ sâu của hút nước
+ Sông Đà: con thủy quái.
+ Cong thuyền: vật hiến tế, hiền lành, tội nghiệp cho tử thần.
Sắc nét nhất vẫn là hình ảnh các hút nước ghê rợn. Hút nước hiện ra
trong hình ảnh của cái giếng bê tông đặc biệt là Nguyễn Tuân đã miêu tả
cụ thể một cái hút nước nuốt con thuyền vào bụng gây cảm giác lạnh
người: “Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay
cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến
mươi phút mới thấy tan xác ở khuỷu sông dưới”. Hình ảnh của Nguyễn
Tuân vô cùng sống động, nó gợi dậy trong lòng người đọc hình ảnh con
thủy quái sông Đà hung hãn, con thuyền như vật hiến tế hiền lành đến tội
nghiệp, đem tấm thân nhỏ bé để cống nạp cho tử thần sông Đà. Tương
quan giữa dòng sông, con thuyền gây cảm giác hào hùng cho người đọc về
cuộc quyết đấu giữa con thuyền nhỏ bé và thiên nhiên man dại của Đà
Giang.
- Thác nước sông Đà
+ Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió: Gối đầu câu, trùng điệp, sóng
to gió lớn.
+ Nó rống lên: Ngông
Lấy lửa tả nước
Lấy rừng tả sông
Lấy hình ảnh tả âm thanh
• Bút pháp tạo hình còn gắn với bút pháp tạo âm làm nên những câu
văn giàu giá trị thẩm mĩ có sức lôi cuốn người đọc. Nhà văn miêu tả tiếng
Bùi Kim Ngọc – SP2
thác nước từ xa cho đến gần “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị
sặc” rồi có lúc “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, luồng gió gùn ghè...
đòi nợ suýp”. Nghệ thuật gối đầu của câu văn với những câu văn trùng
điệp liên hoàn, nhịp văn ngắn, mạch văn đi nhanh, câu chữ như va đập vào
nhau đặc biệt là từ láy “gùn ghè” và hình ảnh so sánh mang đậm sắc thái
nhân hóa. Nguyễn Tuân đã diễn tả thành công sự vận động của sóng to gió
lớn Đà Giang ở thượng nguồn không một lúc nào bình yên.
• Ấn tượng nhất và tài hoa nhất là đoạn văn tác giả gợi tả âm thanh
của thác nước với hàng loạt hình ảnh so sánh “tiếng thác nước nghe như là
oán trách gì…thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang
lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa…”. Bút pháp ngông của nhà
văn bộc lộ rõ ông lấy lửa để tả cái vốn đối lập với nó là nước, lấy rừng để
tả cái vốn đối lập với nó là sông, lấy hình ảnh để tả âm thanh. Cách miêu
tả ấy khiến âm thanh của thác đá không chỉ được cảm nhận bằng thính giác
mà còn được hiện ra trong những ấn tượng đặc biệt sống động của thị giác.
Từ đó người đọc cảm nhận được sự man dại của Đà Giang.
- Đá bày thạch trận
• Đá cùng với nước, với gió, với sóng sông Đà đã được miêu tả qua
hình ảnh nhân hóa đặc sắc: đá tướng, đá quân, đá tiền vệ, đá hậu vệ oai
phong, ngỗ ngược hất hàm với những cửa sinh, cửa tử boong ke chìm pháo
đài nổi. Nguyễn Tuân đã có một sự linh hoạt biến hóa trong việc miêu tả
sông Đà đem đến cho người đọc cảm nhận sông Đà mang diện mạo tâm
địa của kẻ thù số một của con người sông Đà qua cái nhìn của nhà văn
Nguyên Tuân quả thực là mụ dì ghẻ ác liệt, là tên chúa đất tham tàn.
Tiểu kết: Văn Nguyễn Tuân như muốn đua tài với tạo hóa lại vừa như
muốn ganh đua với nhà thơ Hy Lạp Hơ – me – rơ trong trường ca Ô-đi-xê.
Bùi Kim Ngọc – SP2
Nguyễn Tuân đã đưa cơn giận dữ của Đà Giang lên ngang tầm cơn thịnh
nộ ở đại dương đang giáng những đòn bão táp lên chiếc thuyền vượt biển.
IV. Tính cách trữ tình của con sông Đà
1. Dòng sông thiếu nữ (điểm nhìn: từ trên tàu bay nhìn xuống)
- Từ trên tàu bay: cái dây thừng (mềm mại) >< đại dương đá (mạnh mẽ).
- Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình.
+ Con sông mềm mại trải dài mênh mang.
+ Con sông trở thành công trình nghệ thuật của tạo hóa.
- Màu nước sông Đà thay đổi tạo sự mới lạ hấp dẫn.
Với ngòi bút sắc sảo, tài hoa, biến hóa linh hoạt của nhà văn, sông
Đà lại hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng khi xuôi dòng hạ lưu êm
đềm. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, sông Đà mang vẻ đẹp của
một thiếu nữ trẻ trung, duyên dáng mà đỏng đảnh.
• Từ trên tàu bay mà nhìn xuống sông Đà không ai trong tàu bay nghĩ
rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia, từng nét sông đang
tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây. Nếu như hình ảnh đại dương đá
gợi lên vẻ đẹp dữ dội, mạnh mẽ, hùng vĩ thì hình ảnh sợi dây thừng lại gợi
lên vẻ đẹp mềm mại của Đà Giang giữa không gian khoáng đạt hùng vĩ.
• Sông Đà khoe mình dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân như một công
trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như
một áng tóc trữ tình…mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Câu văn miên
man phá vỡ trật tự cú pháp thông thường cùng với sự lặp lại của từ “tuôn
dài” gợi ra trước mắt bạn đọc dòng sông trải dài mênh mang đến vô tận.
Không chỉ vậy Nguyễn Tuân còn so sánh tài hoa sông Đà như áng tóc trữ
tình. Với từ “áng” đó sông Đà cũng là một công trình nghệ thuật tuyệt mỹ
mà tạo hóa ban tặng cho thiên nhiên Tây Bắc. Đồng thời gợi ra một liên
Bùi Kim Ngọc – SP2
tưởng rất đẹp: Nếu đất trời Tây Bắc là một giai nhân tuyệt sắc thì sông Đà
chính là mái tóc thơ mộng tôn lên vẻ đẹp của mỹ nhân Tây Bắc.
• Liệu mấy ai công phu, kiên nhẫn như Nguyễn Tuân khi quan sát
những biến ảo tinh tế của màu nước sông Đà: mùa xuân sông Đà mang
màu xanh ngọc bích – một màu xanh trong sáng, quý giá, lung linh; mùa
thu nước sông Đà lại lừ lừ chín đỏ như mặt người bầm đi vì rượu bữa ẩn
chứa một sức mạnh tiềm tàng. Vậy là ngay cả khi nhà văn dừng lại miêu tả
nét thơ mộng, trữ tình qua màu sắc của dòng sông thì hình ảnh về một
dòng sông hung bạo hình như vẫn cứ ám ảnh đâu đây. Sông Đà mang vẻ
đẹp của một mỹ nhân tuyệt sắc đẹp mà đỏng đảnh với những vẻ đẹp mới
lạ, hấp dẫn.
2. Dòng sông cố nhân (trong vai của người đi rừng mong tìm chỗ
thoáng)
- Cố nhân – người bạn xưa tri âm, tri kỉ.
- Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn, bươm bướm trên sông Đà
+ Không gian khoáng đạt, bao la.
+ Niềm vui hân hoan của tác giả
- Cảm xúc của nhà văn khi gặp lại sông Đà: lần nào cũng tươi mới, cũng
như lần đầu tiên, duy nhất và cuối cùng.
• Nếu ngắm con sông từ trên tàu bay nhìn xuống, nhà văn đã khám
phá và cảm nhận được nét đẹp duyên dáng của Đà Giang thì khi ngắm con
sông miền Tây của Tổ quốc trong cảm giác của một người đi rừng lâu
ngày mong tìm được chỗ thoáng, nhà văn Nguyễn Tuân chợt phát hiện
sông Đà như một “cố nhân”. Ấy là người bạn thân xưa cũ, tri âm, tri kỉ, khi
xa lâu thì nhớ, gặp lại thì ấm áp, thân thương. Nhìn dòng sông thấy “loang
loáng” như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Đó là
Bùi Kim Ngọc – SP2
cái nhìn của một con người mới chỉ thấy dòng sông lấp lóa trong nắng, ẩn
hiện giữa núi rừng để rồi nhà văn liên tưởng mặt sông giống như một
miếng sáng lóe lên, một màu nắng tháng ba đường thi.
• Tiếp đến nhà văn miêu tả bờ bãi sông Đà: “bờ sông Đà, bãi sông
Đà, chuồn chuồn, bươm bướm trên sông Đà…”. Hai chữ “sông Đà” được
lấy đi lấy lại đến ba lần như nhân lên những khoảng không gian, gợi ra
một không gian rộng rãi, khoáng đạt, thơ mộng. Đồng thời diễn tả được
niềm hân hoan, phấn khởi của nhà văn khi gặp lại con sông miền Tây của
Tổ quốc.
• Niềm vui và cảm xúc của nhà văn khi gặp sông Đà đã được Nguyễn
Tuân thể hiện rõ trong những câu văn giàu chất nhạc, chất thơ: Chao ôi
trông con sông…như nối lại chiêm bao đứt quãng. “Nắng giòn tan” có lẽ là
cái nắng thật trong, thật sáng, thật nhẹ, thật quý giá. Nó tương phản với cái
u ám, trĩu nặng của bầu trời trong những ngày mưa rầm. Cách so sánh này
của Nguyễn Tuân giúp người đọc cảm nhận được cảm xúc trìu mến, nâng
niu của nhà văn khi gặp lại dòng sông Đà cố nhân và sự nối lại giấc mơ
càng hy hữu, hiếm quý. Có thể thấy cảm giác của nhà văn khi gặp dòng
sông lần nào cũng tươi mới, diệu kì, lần nào cũng như là đầu tiên, duy nhất
và cuối cùng đầy mê say.
3. Dòng sông cổ tích (điểm nhìn đi thuyền trên sông)
- “Thuyền tôi trôi trên sông Đà” câu văn của Nguyễn Tuân không hề
vướng víu một thanh trắc nào cả, gợi tả con thuyền trôi theo dòng nước,
đẩy đưa, nâng nâng êm ái.
- Tiếp đến là cảnh không khí ven sông: “Cảnh ven sông ở đây lặng
tờ…cũng thế mà thôi”.
Bùi Kim Ngọc – SP2
+ Hai chữ “lặng tờ” được điệp đi điệp lại mấy lần theo kiểu trùng
điệp rất đặc trưng của thơ khiến cho câu văn có sức quyến rũ của thanh
điệu, tiết tấu gợi ra vẻ đẹp của Đà Giang. Con sông không khác gì dòng
sông trong cổ thi.
+ Không dừng lại ở dó, Nguyễn Tuân còn liên tưởng từ đời Lí, đời
Trần, đời Lê quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Con sông mang
trong mình cả nét cổ kính, sự thiêng liêng của hồn thiêng sông nước ngàn
xưa.
- Không chỉ vậy, thiên nhiên ở đây cũng thật hài hòa. Nguyễn Tuân
đã nhìn thiên nhiên sông Đà bằng cặp mắt xanh non và tâm hồn biếc dờn
để phát hiện ra những hình ảnh kì thú của cảnh ven sông: Nương ngô đang
nhú lên lá ngô non, đàn hươi cúi đầu ngốn búp cỏ, cỏ xanh đồi núi…
Nguyễn Tuân đem đến cho ta cảm nhận trong sự bao la của đất trời, cỏ cây
lại đâm chồi nảy lộc, mọi sự sống của mình trong hơi thở của vũ trụ, tất cả
đều thấm đẫm vẻ tinh khôi, non tươi.
- Nhà văn tiếp tục so sánh bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ
sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Tác giả so sánh nhưng
không phải làm cho cụ thể hơn mà trừu tượng hóa sự vật, mộng hóa sự vật
khiến Đà Giang mang vẻ đẹp lung linh, huyền ảo.
- Đang từ không gian hoang sơ mà kì thú, Nguyễn Tuân ước mơ
được giật mình bởi tiếng còi xe lửa. Khát khao ước mơ đó phút chốc trở
thành hiện thực.
Tiểu kết: Khép lại trang văn của Nguyễn Tuân, ta không thể nào quên hình
ảnh dòng sông lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại
trên thượng nguồn Tây Bắc. Đó là “chất vàng mười” của thiên nhiên Tây
Bắc – một hiện diện của cái đẹp mà nhà văn khao khát tìm kiếm và thể
Bùi Kim Ngọc – SP2
hiện. Từ hình tượng sông Đà, người đọc nhận ra lòng yêu nước, tinh thần
dân tộc mang sắc thái riêng của con người cũng như sáng tác của Nguyễn
Tuân.
* Rút ra phong cách nghệ thuật của nhà văn (nếu đề thi yêu cầu)
Từ sự phân tích ở trên, ta nhận ra phong cách nghệ thuật của nhà văn
Nguyễn Tuân:
- Ông là một nhà văn rất mực tài hoa và uyên bác.
- Nguyễn Tuân luôn hướng về cái khác thường, phi thường để gây
cảm giác mạnh.
- Dưới ngòi bút của nhà văn, mỗi con người dù làm nghề nghiệp gì
đều là nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình. Mọi sự vật được quan sát và
khám phá ở phương diện văn hóa nghệ thuật.
- Sở trường của ông là thể tùy bút với những câu văn co duỗi nhịp
nhàng, giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh, ngôn ngữ sống động, đặc sắc cùng
với lối văn vừa đĩnh đạc, vừa trẻ trung, vừa cổ điển, vừa hiện đại.
* Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau cách mạng
- Từ tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, người đọc thêm một lần nữa
hiểu được sự thống nhất cùng sự vận động đầy ý nghĩa của phong cách
nghệ thuật Nguyễn Tuân được thể hiện trong sáng tác qua hai giai đoạn
trước và sau cách mạng. Những trang văn của Nguyễn Tuân sau cách
mạng vẫn hấp dẫn, mê hoặc lòng người ở sự tài hoa, uyên bác gắn bó với
những cảm quan nghệ thuật sắc bén được phô diễn bởi kho chữ nghĩa giàu
có ở thể tùy bút và cũng chính từ những trang văn đó, người đọc đã thấy
được sự chuyển biến tích cực trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Bùi Kim Ngọc – SP2
+ Đẹp: Nếu trước cách mạng Nguyễn Tuân chỉ tìm thấy cái đẹp ở
“Vang bóng một thời” thì nay ông đã tìm thấy cái đẹp ở ngay cuộc sống, ở
ngay trong đời sống lao động sản xuất.
+ Tài: Đặc biệt những nhân vật của ông sau cách mạng cũng có
nhiều điểm khác so với giai đoạn sáng tác trước cách mạng. Nếu trước
cách mạng nhà văn chỉ thấy cái tài hoa phi thường ở tầng lớp nhà Nho trí
thức, những con người đặc tuyển thì nay trong bài kí “Người lái đò sông
Đà” nhà văn lại phát hiện ra cái phi thường, tài hoa ở ngay những con
người bình dị đời thường. Điều đó cho thấy ngòi bút của nhà văn đã hướng
về quê hương, đất nước, nhân dân.
+ Giọng văn: Trước cách mạng giọng văn của Nguyễn Tuân hướng
nội thì sau cách mạng giọng văn của ông hướng ngoại ấm áp, tin yêu.
Nguyễn Tuân tự nhận xét ngôn ngữ của mình trước Cách mạng tháng Tám
như sau: “Ngôn ngữ của Nguyễn lủng củng, dấm dẳn cứ như đấm vào
họng. Đọc lên nghĩa tối quá lời sấm ông trạng. Nguyễn cứ lập ngôn một
cách bướng bỉnh vì đời nó ngu thế thì không bướng bỉnh sao được”. Đến
nay ngôn ngữ của Nguyễn Tuân đã là ngôn ngữ của một công dân đầy
trách nhiệm trước nước Việt Nam mới. Nỗi buồn thuở nào cùng thái độ
khệnh khạng, kiêu bạc đã được thay thế bằng tình yêu và niềm tin vào
cuộc sống.
C. KẾT BÀI
Với một phong cách nghệ thuật độc đáo, vừa uyên bác vừa tài hoa,
Nguyễn Tuân đã thể hiện thành công vẻ đẹp con sông Đà Tây Bắc. Con
sông vừa mang vẻ đẹp hung bạo, hùng vĩ lại vừa thể hiện vẻ trữ tình duyên
dáng, dịu dàng, ấm áp như một cố nhân. Viết về một con sông như vậy quả
Bùi Kim Ngọc – SP2
là chỉ có Nguyễn Tuân – nhà văn của “Vang bóng một thời” cây bút bậc
thầy của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.