Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận kinh tế chính trị khủng hoảng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.06 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài
Chúng ta không thể phủ nhận rằng chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn

đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài
người khỏi “đêm trường trung cổ” của xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền
kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp để chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản
chủ nghĩa. Dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và các quy luật kinh tế của
sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa tư bản đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra một
lượng của cải vật chất khổng lồ mà theo Mác và Ăngghen đã khẳng định “Chủ
nghĩa tư bản ra đời chưa đầy 100 năm đã tạo ra lượng của cải vật chất bằng tất cả
thế hệ trước cộng lại”. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng đã làm lực
lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kĩ thuật và công nghệ ngày càng
cao. Chủ nghĩa tư bản còn thực hiện xã hội hóa sản xuất, xây dựng tác phong
công nghiệp cho người lao động và thiết lập nền dân chủ. Tóm lại, có thể nói chủ
nghĩa tư bản đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên,
bên cạnh những mặt tích cực nói trên, chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát sinh
và phát triển của nó đã gây ra không ít hậu quả mà không thể không kể đến là
khủng hoảng kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế nổ ra làm cho năng lực sản xuất của nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa bị phá hoại dữ dội; hàng loạt xí nghiệp bị đóng cửa, quy mô sản
xuất bị thu hẹp, nhiều ngân hàng không hoạt động, thị trường chứng khoán bị rối
loạn, giá cổ phiếu hạ thấp. Trong khi một khối lượng khổng lồ của cải bị tiêu huỷ
thì hàng triệu người lao động lâm vào tình cảnh đói khổ. Hàng triệu người lao
động làm thuê bị mất việc làm. Lợi dụng tình hình thất nghiệp gia tăng, các nhà
tư bản tăng cường bóc lột công nhân bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ,
1



tăng thời gian lao động. Và trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế
giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đã và đang phải gánh chịu những hệ lụy từ các
cuộc khủng hoảng kinh tế.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, em đã lựa chọn đề tài “Lý luận của
Mác về khủng hoảng kinh tế và tác động của khủng hoảng kinh tế đến nền kinh
tế Việt Nam” để thực hiện tiểu luận kinh tế chính trị của mình.
II.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các lý luận về khủng hoảng kinh tế
của Mác, hiểu được ý nghĩa của những lý luận này, nắm bắt được những kết luận
quan trọng, ứng dụng được vào nền kinh tế Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ bản chất, nguyên nhân, đặc điểm của khủng
hoàng kinh tế. Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế đến nền kinh tế Việt
Nam, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
III.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là vấn đề khủng hoảng kinh tế trong chủ
nghĩa Mác và tác động của khủng hoảng kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam.
IV.

Kết cấu tiểu luận

Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung tiểu luận gồm các mục:
I.
II.


Lý luận của Mác về khủng hoảng kinh tế.
Những tác động của khủng hoảng kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam và
giải pháp.

2


NỘI DUNG
I.

Lý luận của Mác về khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư

bản
1. Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản là gì
Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ những hiện tượng kinh tế
mất ổn định kéo dài mà không điều chỉnh được của quá trình tái sản xuất trong
nền kinh tế gây ra những trấn động và hậu quả kinh tế xã hội trong quy mô rộng
hoặc hẹp.
2. Bản chất của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Trong chủ nghĩa tư bản, khi nền sản xuất đã được xã hội hoá cao độ,
khủng hoảng kinh tế là điều không tránh khỏi. Từ đầu thế kỷ XIX, sự ra đời của
đại công nghiệp cơ khí đã làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa bị gián
đoạn bởi những cuộc khủng hoảng có tính chu kỳ. Hình thức đầu tiên và phổ
biến trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất "thừa".
Khi khủng hoảng nổ ra, hàng hoá không tiêu thụ được, sản xuất bị thu
hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị trường
bị rối loạn. Tình trạng thừa hàng hoá không phải là so với nhu cầu của xã hội, mà
là “thừa” so với sức mua có hạn của quần chúng lao động. Trong lúc khủng
hoảng thừa đang nổ ra, hàng hoá đang bị phá huỷ thì hàng triệu người lao động

lại lâm vào tình trạng đói khổ vì họ không có khả năng thanh toán.
3. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ
chính mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã
hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa
3


về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Khi nền đại công nghiệp cơ khí xuất hiện,
thì mâu thuẫn trở nên gay gắt và biểu hiện cụ thể như sau:
- Mâu thuẫn giữa tính có tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất
chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn
xã hội.
Trong từng xí nghiệp, lao động của công nhân được tổ chức và phục tùng
ý chí duy nhất của nhà tư bản. Còn trong xã hội, do dựa trên chế độ tư hữu tư
bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, trạng thái vô chính phủ bao trùm tất cả. Các
nhà tư bản tiến hành sản xuất mà không nắm được nhu cầu của xã hội, quan hệ
giữa cung và cầu bị rối loạn, quan hệ tỷ lệ giữa các ngành sản xuất bị phá hoại
nghiêm trọng đến một mức độ nào đó thì nổ ra khủng hoảng kinh tế.
- Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư
bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hóa.
Để theo đuổi lợi nhuận siêu ngạch, các nhà tư bản phải ra sức mở rộng sản
xuất, cải tiến kỹ thuật, cạnh tranh gay gắt. Quá trình đó cũng là quá trình bần
cùng hoá nhân dân lao động, làm giảm bớt một cách tương đối sức mua của quần
chúng, làm cho sức mua lạc hậu so với sự phát triển của sản xuất. Cung và cầu
trong xã hội mất cân đối nghiêm trọng, dẫn đến khủng hoảng thừa hàng hóa trên
thị trường.
- Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp lao động làm thuê.
Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản là hai yếu tố của sản xuất tách rời nhau: tư
liệu sản xuất tách rời người trực tiếp sản xuất. Sự tách rời đó biểu hiện rõ nhất

trong khủng hoảng kinh tế. Trong khi tư liệu sản xuất bị xếp lại, han rỉ, mục nát
thì người lao động lại không có việc làm. Một khi tư liệu sản xuất và sức lao
4


động không kết hợp được với nhau thì guồng máy sản xuất tư bản chủ nghĩa tất
nhiên bị tê liệt.
4. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Khủng hoảng kinh tế xuất hiện làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ
nghĩa mang tính chu kỳ. Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản,
cứ khoảng từ 8 đến 12 năm nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lại phải trải qua một
cuộc khủng hoảng kinh tế. Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời
gian nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến
đầu cuộc khủng hoảng sau. Chu kỳ kinh tế gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng, tiêu
điều, phục hồi và hưng thịnh.
- Khủng hoảng là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới. Ở giai đoạn
này, hàng hoá ế thừa, ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí
nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống. Tư
bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ, phá sản, lực lượng sản xuất bị
phá hoại nghiêm trọng. Đây là giai đoạn mà các mâu thuẫn biểu hiện dưới
hình thức xung đột dữ dội.
- Tiêu điều: đặc điểm ở giai đoạn này là sản xuất ở trạng thái đình trệ,
không còn tiếp tục đi xuống nữa nhưng cũng không tăng lên, thương
nghiệp vẫn đình đốn, hàng hoá được đem bán hạ giá, tư bản để rỗi nhiều vì
không có nơi đầu tư. Trong giai đoạn này để thoát khỏi tình trạng bế tắc,
các nhà tư bản còn sống sót tìm cách giảm chi phí bằng cách hạ thấp tiền
công, tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân, đổi mới tư bản
cố định làm cho sản xuất vẫn còn lợi trong tình trạng hạ giá. Việc đổi mới
tư bản cố định làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng,
tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế.


5


- Phục hồi: là giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản
xuất. Công nhân lại được thu hút vào làm việc; mức sản xuất đạt đến quy
mô cũ, vật giá tăng lên, lợi nhuận của tư bản do đó cũng tăng lên.
- Hưng thịnh: là giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà
chu kỳ trước đã đạt được. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hoá tăng, xí
nghiệp được mở rộng và xây dựng thêm. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân
hàng tung tiền cho vay, năng lực sản xuất lại vượt quá sức mua của xã hội.
Do đó, lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới.
Khủng hoảng kinh tế không chỉ diễn ra trong công nghiệp mà trong cả
nông nghiệp. Nhưng khủng hoảng trong nông nghiệp thường kéo dài hơn khủng
hoảng trong công nghiệp. Sở dĩ như vậy là do chế độ độc quyền tư hữu về ruộng
đất đã cản trở việc đổi mới tư bản cố định để thoát khỏi khủng hoảng. Mặt khác,
trong nông nghiệp vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người tiểu nông, điều
kiện sống duy nhất của họ là tạo ra nông phẩm hàng hoá trên đất canh tác của
mình, vì vậy họ phải duy trì sản xuất ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng.
Trong giai đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản, do sự can thiệp của nhà
nước tư sản, mặc dù không xoá bỏ được khủng hoảng kinh tế, nhưng làm cho nó
có đặc điểm mới như:
-

Thứ nhất, khủng hoảng kinh tế không gay gắt. Trước Chiến tranh thế giới
thứ hai, khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã làm rung chuyển thế giới tư
bản chủ nghĩa, sản xuất công nghiệp ở các nước tư bản phát triển trong
thời gian này đã bị kéo thụt lùi lại hàng chục năm, chỉ tương đương với
sản lượng công nghiệp những năm cuối thế kỷ XIX: Mỹ giảm 55,6%, Anh
giảm 32,2%. Pháp giảm 34,7%. Đức giám 43,5%,... Khủng hoảng kinh tế

1929-1933 cho đến nay vẫn được coi là vực thẳm trong lịch sử phát triển
kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Nhưng từ sau chiến tranh, khủng hoảng kinh
6


tế ở các nước đều không dữ dội như trước chiến tranh, sản xuất công
nghiệp chỉ giảm tương đối nhẹ (mức giảm cao nhất cũng chỉ là 21 %, còn
thấp nhất có cuộc khủng hoảng chỉ giảm 1,4%).
- Thứ hai, vật giá leo thang trong khủng hoàng. Trước chiến tranh, khi
“khủng hoảng thừa” nổ ra vật giá giảm sút rất nhanh và do đó tỷ suất lợi
nhuận cũng giảm xuống. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933, vật
giá ở Mỹ giảm 23,6%, Anh giảm 15,7%, Đức giảm 23,4%, Nhật giảm
26,4%. Sau chiến tranh, khi khủng hoảng kinh tế nổ ra vật giá chỉ giảm
nhẹ, sang đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX vật giá lại tăng lên và đặc biệt là
sang thập kỷ 70 ngay trong thời kỳ khủng hoảng vật giá leo thang mạnh,
tốc độ tăng giá tái mức hai con số ở nhiều nước. Đây là hiện tượng chưa
hề có trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản thời kỳ trước chiến
tranh.
- Thứ ba, sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng trung gian, khủng hoảng
cơ cấu.
• + Khủng hoảng trung gian là cuộc khủng hoảng nhẹ xảy ra giữa hai cuộc
khủng hoảng lớn. Ví dụ: ở Mỹ trong khoảng thời gian từ cuộc khủng
hoảng 1948-1949 đến cuộc khủng hoảng 1957-1958 có một cuộc khủng
hoảng trung gian là khủng hoảng 1953- 1954:từ cuộc khủng hoảng 19571958 đến khủng hoảng 1969-1970 có một cuộc khủng hoảng trung gian là
khủng hoảng 1960-1961.
• + Khủng hoảng cơ cấu là cuộc khủng hoảng xảy ra trong từng ngành, từng
lĩnh vực riêng biệt, như: khủng hoảng năng lượng, nguyên liệu, khủng
hoảng dầu mỏ, khủng hoảng tiền tệ.
Khủng hoảng dầu mỏ thế hiện ở chỗ các nước sản xuất dầu mỏ hạn chế
xuất khẩu dầu, giảm bớt cung ứng, đẩy giá dầu lên cao làm chao đảo kinh tế ở

các nước nhập khẩu dầu mỏ. Khủng hoảng dầu mỏ lần 1 vào năm 1973- 1974 giá
dầu tăng 287%, từ 3,01 USD/ thùng lên 11,65 USĐ/thùng. Khủng hoảng dầu mỏ
7


lần 2 vào năm 1979-1980 giá dầu tăng 223% từ 12,7 USD thùng lên 41
USD/thùng.
Khủng hoảng tiền tệ được dùng để chỉ hiện tượng giá trị đối ngoại của
đơn vị tiền tệ quốc gia bị suy giảm (nói cách khác là mất giá so với ngoại tệ) một
cách nghiêm trọng và nhanh chóng. Chính phủ trở nên vô cùng khó khăn khi
kiểm soát tỷ giá hối đoái và khi ngân hàng trung ương cố gắng can thiệp tỷ giá
để bảo vệ giá trị tiền tệ thì dự trữ ngoại hối của quốc gia bị mất đi ở quy mô lớn.
Nguyên nhân của khủng hoảng cơ cấu là do:
Một là, tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ một mặt
hình thành những ngành kinh tế mới như công nghiệp năng lượng, công nghiệp
vật liệu, song mặt khác lại làm suy thoái những ngành nghề truyền thống. Ví dụ:
công nghiệp vật liệu mới ra đời làm cho công nghiệp sắt thép bị cạnh tranh.
Nhiều sản phẩm trước đây sử dụng nguyên liệu sắt, thép nay chuyển sang sử
dụng vật liệu chất dẻo có tính năng tác dụng cao hơn làm cho công nghiệp sắt
thép bị suy thoái.
Hai là, trước chiến tranh, hầu hết các nước lạc hậu là thị trường cung cấp
nguyên vật liệu cho các nước tư bản phát triển, sau chiến tranh các nước này đều
giành được độc lập ở những mức độ khác nhau, các nước đều muốn tìm cách
thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào các nước tư bản bằng nhiều biện pháp khác nhau,
mà một trong những biện pháp họ hay sử dụng là giảm quy mô khai thác, giảm
sản lượng cung ứng trên thị trường thế giới. Điều đó đã tạo ra những cú sốc cho
những nước trước đây vẫn thường xuyên nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu của
họ.
Ba là, sự tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước tư bản độc quyền đối
với các quá trình kinh tế. Chính sách tài chính, tiền tệ thường là công cụ để nhà

8


nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhưng nhiều khi việc lạm dụng những công cụ
này cũng dễ dẫn tới các cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ
(lượng cung tiền tệ được điều chỉnh quá mạnh trong một thời gian ngắn sẽ tạo ra
những biến động trong quan hệ cung - cầu về tiền tệ và để dẫn tới nguy cơ khủng
hoảng tiền tệ).
-

Thứ tư, dấu hiệu để nhận biết tiêu điều và phồn thịnh không rõ ràng.
Đây cũng là kết quả tất yếu của sự xuất hiện các cuộc khủng hoảng trung

gian, khủng hoảng cơ cấu. Các cuộc khủng hoảng này đã làm giảm biên độ dao
động của chu kỳ tái sản xuất, vì vậy rất khó phân định ranh giới giữa tiêu điều và
phục hồi cũng như ranh giới giữa phồn thịnh và khủng hoảng. Có khi nền kinh tế
chỉ xuất hiện sự suy thoái nhẹ sau đó lại thoát ra rất nhanh và kinh tế lại tăng
trưởng trở lại
5. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Khủng hoảng kinh tế nổ ra làm cho năng lực sản xuất của nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa bị phá hoại dữ dội; hàng loạt xí nghiệp bị đóng cửa, quy mô sản
xuất bị thu hẹp, giá cả giảm xuống, thương mại bị thu hẹp, nhiều ngân hàng
không hoạt động, thị trường chứng khoán bị rối loạn, giá cổ phiếu hạ thấp. Hàng
loạt các xí nghiệp vừa và nhỏ bị vỡ nợ, phá sản. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm
1929-1933 đã làm giảm 1/3 sản lượng công nghiệp, 2/3 mậu dịch quốc tế trong
hơn 50 nước. Nước Mỹ đã phá huỷ 92 lò nấu sắt, phá đi 10,4 triệu mẫu Anh cây
bông, huỷ 6,46 triệu con lợn. Braxin phá huỷ 22 triệu bao cà phê. Đan Mạch phá
huỷ 117.000 con gia súc.
Trong khi một khối lượng của cải khổng lồ như vậy bị tiêu huỷ thì hàng
triệu người lao động lại lâm vào cảnh bần cùng đói khổ. Hàng triệu người lao

động làm thuê bị mất việc làm. Lợi dụng tình trạng thất nghiệp gia tăng, các nhà
9


tư bản tăng cường bóc lột công nhân bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ,
tăng thời gian lao động. Không những công nhân ở chính quốc bị bóc lột, mà
nhân dân ở các nước thuộc địa, phụ thuộc cũng chịu chung cảnh ngộ. Vì vậy,
khủng hoảng kinh tế thúc đẩy mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản với vô
sản; giữa tư bản với các dân tộc thuộc địa càng thêm sâu sắc.
II.

Những tác động của khủng hoảng kinh tế đến nền kinh tế

Việt Nam và giải pháp
1. Những tác động của khủng hoảng kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam
1.1. Tác động tiêu cực
- Đối với hệ thống tài chính – ngân hàng:
Mặc dù chưa chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ
vì hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của hội
nhập; nhưng trong ngắn hạn, do tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính,
lợi nhuận của nhiều ngân hàng có thể giảm, thậm chí một số ngân hàng nhỏ
có thể thua lỗ; nợ xấu tăng lên; nên hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam có
nguy cơ bị ảnh hưởng trong một vài năm.
-

Đối với hoạt động xuất khẩu:
Tác động của khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu là nhanh nhất vì đây là

lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với biến động trên thị trường thế giới. Nhìn chung,
xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chịu tác động rất lớn bởi lẽ: Việt Nam là một

trong một số nước có độ mở ngoại thương khá lớn; Trước khủng hoảng, Việt
Nam nằm trong tốp 50 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng đầu
thế giới với xuất khẩu đứng hàng thứ 50, chiếm tỷ trọng 0,3% tổng kim ngạch
xuất khẩu toàn cầu và nhập khẩu đứng hàng thứ 41, chiếm tỷ trọng 0,4% tổng
kim ngạch nhập khẩu hàng hóa toàn cầu. Thêm vào đó kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam với các nước Mỹ, Nhật, châu Âu lên đến 52%, riêng Mỹ chiếm đến
10


20,8%. Ðây là những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của suy thoái kinh tế, cầu
đầu tư và tiêu dùng giảm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam.
-

Đối với vốn đầu tư của nước ngoài (kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp):
Với tình hình khủng hoảng như hiện nay chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn và

thị trường xuất khẩu có khả năng bị thu hẹp nên dòng vốn chảy vào Việt Nam bị
giảm sút là không tránh khỏi.
Kiều hối là một nguồn thu rất quan trọng của Việt Nam. Đối với lượng
kiều hối vào Việt nam, mặc dù năm 2008 lượng kiều hối đạt 8 tỷ USD tăng 60%
so với năm 2007, nhưng với đà suy thoái kinh tế thế giới, lượng kiều hối vào
năm 2009 giảm vì: Thị trường lao động xuất khẩu đang và sẽ gặp nhiều khó
khăn. Nhiều lao động phải quay trở về nước do không có việc làm; bản thân thân
nhân người Việt ở nước ngoài cũng bị giảm thu nhập do khủng hoảng tài chính.
-

Đối với hoạt động của thị trường chứng khoán:
Khủng hoảng tài chính ngày càng ảnh hưởng rộng trên thị trường tài chính


thế giới, theo đó các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ gặp khó khăn
hơn trong việc huy động vốn, hoặc có xu hướng thận trọng hơn trong quyết định
đầu tư khi các thị trường lớn của họ đang gặp khó khăn. Việc họ cơ cấu lại danh
mục đầu tư ở Việt Nam là điều có thể thấy trước.
Mặt khác cũng cần thấy rằng khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến một
số lĩnh vực của Việt Nam như: xuất khẩu, nợ vay ngắn hạn của các ngân hàng,
hoạt động của các tổ chức tài chính, tín dụng… Do đó các doanh nghiệp đang
niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ không tránh khỏi tác động xấu, đặc biệt
là doanh nghiệp xuất khẩu, theo đó giá cổ phiếu có thể sụt giảm.
11


Một số vấn đề khác cần quan tâm là khủng hoảng tài chính tác động mạnh
mẽ đến tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam, thị trường chứng
khoán lập tức bị tác động xấu vì những lo ngại của các nhà đầu tư trong nước.
Yếu tố tâm lý là khá quan trọng, vì vậy Việt Nam cần có những giải pháp, đặc
biệt là thông tin, tuyên truyền đầy đủ để củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư;
hạn chế những lo ngại thái quá làm ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán.
-

Đối với thị trường bất động sản:
Thị trường bất động sản có mối liên hệ mật thiết với thị trường vốn và tài

chính. Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản đòi hỏi một lượng vốn rất lớn.
Hiện nay tiềm lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bất động
sản của Việt Nam khá hạn hẹp, phần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài mà
chủ yếu là vốn vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Đây là một khó khăn
của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong điều kiện khủng hoảng tài
chính.
Giá bất động sản giảm sẽ kéo theo tài sản ngân hàng cũng giảm theo, nợ

xấu tăng lên làm cho cơ cấu vốn của ngân hàng đầu tư thương mại rơi vào tình
thế bất lợi.
-

Thị trường hàng hoá và dịch vụ: Sức cầu giảm
Sức cầu giảm cả trong sản xuất và tiêu dùng. Trong tình hình kinh tế thế

giới đang suy thoái, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam mặc dầu đã được cải
thiện nhưng nói chung vẫn còn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm kế
hoạch sản xuất kinh doanh, thu hẹp quy mô do chi phí sản xuất tăng đặc biệt là
lãi vay ngân hàng.

12


Các hoạt động dịch vụ sẽ bị thu hẹp, đặc biệt là lượng khách du lịch sẽ
giảm, cho đến nay ngành du lịch đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi
nhưng tình hình chung là chưa sáng sủa.
1.2.

Tác động tích cực

Ngoài những tác động xấu, khủng hoảng kinh tế còn đem đến cho các
doanh nghiệp Việt Nam một số cơ hội:
-

Cơ hội gia tăng thị phần:
Khủng hoảng không dành riêng cho doanh nghiệp nào. Khủng hoảng tác

động tiêu cực đến doanh nghiệp nhưng cũng gây khó cho cả đối thủ cạnh tranh.

Đối thủ càng lớn, khó khăn có thể càng nhiều. Đây là cơ hội để doanh nghiệp
yếu thu hẹp khoảng cách và tìm cách vượt lên doang nghiệp mạnh. Trong khủng
hoảng, các doanh nghiệp lớn thường cắt giảm ngân sách tiếp thị, đây là cơ hội
“ngàn năm có một” cho doanh nghiệp nhỏ gia tăng thị phần.
-

Cơ hội xây dựng thương hiệu:
Khi chưa có khủng hoảng, các thương hiệu lớn, với ngân sách tiếp thị

hùng hậu, thường tung ra các chương trình marketing hấp dẫn để thúc đẩy bán
hàng, gia tăng độ nhận biết thương hiệu. Các chương trình marketing ngoài tác
dụng hỗ trợ bán hàng, quan trọng hơn, thu hút sự chú ý của khách hàng mới và
nhắc nhở khách hàng cũ về sự tồn tại và phát triển không ngừng của thương
hiệu. Các thương hiệu nhỏ nên tranh thủ lúc các thương hiệu lớn giảm sức ảnh
hưởng để gia tăng độ nhận biết đến khách hàng, từ đó gia tăng sức mạnh thương
hiệu.
-

Cơ hội thu hút người tài:
13


Khủng hoảng làm gia tăng thất nghiệp. Nhiều công ty lớn, kể cả công ty
có vốn đầu tư nước ngoài bị buộc phải cắt giảm nhân sự. Đây là cơ hội để các
công ty Việt Nam “mua” vào, đầu tư cho con người, tương tự như đầu tư, mua
máy móc thiết bị giảm giá với chất lượng không giảm trong giai đoạn khủng
hoảng.
-

Cơ hội sàng lọc nhà cung cấp:

Khủng hoảng làm cho các nhà cung cấp bớt đi đối tác và là cơ hội để các

doanh nghiệp đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho mình. Doanh nghiệp
còn có thể đàm phán lại giá cả, chất lượng hàng hóa, điều kiện thanh toán,
phương thức giao hàng…
-

Cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm:
Khủng hoảng làm giảm sản lượng sản xuất. Đây là cơ hội để doanh

nghiệp có điều kiện chăm sóc cho chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tranh thủ xây
dựng hệ thống quản lý chất lượng.
-

Cơ hội bảo trì, nâng cấp máy móc thiết bị:
Sản xuất giảm cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian cải

thiện và nâng cấp máy móc, thiết bị. Bởi khi doanh nghiệp có quá nhiều đơn
hàng phải giải quyết, các chương trình bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thường bị quên
lãng. Hậu quả là máy móc ngày càng kiệt quệ, dẫn đến chất lượng sản phẩm
cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
-

Cơ hội chăm sóc sức khỏe doanh nghiệp:
Hệ thống quản lý rời rạc, thiếu tính hệ thống, nguồn nhân lực yếu kém,

không theo kịp với sự phát triển của doanh nghiệp, môi trường làm việc và văn
hóa doanh nghiệp có nhiều bất cập, chiến lược kinh doanh được xây dựng tự
14



phát theo cảm tính… khi gặp sự cố dễ làm cho doanh nghiệp bị sốc và “ngã
quỵ”. Giai đoạn khủng hoảng cũng là cơ hội để doanh nghiệp tư duy và đánh giá
lại chính mình, từ đó có kế hoạch nâng cấp sức khỏe để đối phó với khủng hoảng
trước mắt cũng như tạo nền tảng lâu dài về sau.
2. Những giải pháp để hạn chế ảnh hưởng xấu của khủng hoảng kinh tế
đến nền kinh tế Việt Nam
- Thực hiện các nhóm giải pháp chống lạm phát, nhất là tiếp tục chính sách
tiền tệ chặt chẽ nhưng linh hoạt, thận trọng theo cơ chế thị trường.
- Tăng cường sự giám sát của Chính phủ đối với hệ thống tài chính, ngân
hàng và thị trường chứng khoán.
- Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, có chính sách hỗ trợ nông nghiệp khắc
phục hậu quả bão lụt, hỗ trợ người dân sản xuất lương thực, thực phẩm và
người dân nghèo vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi đến các doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả, có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp.
- Tiếp tục các chính sách về chặt chẽ chi tiêu Chính phủ và đầu tư khu vực
công nhằm tránh xảy ra nguy cơ thâm hụt ngân sách.
- Cải cách và tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính, về giải phóng
mặt bằng, phê duyệt dự án và về giải ngân để tạo điều kiện các dự án,
chương trình được triển khai nhanh.
- Đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, để tránh bớt tác động từ việc giảm
nhập khẩu của Mỹ và một số nước chịu nhiều tác động từ cuộc khủng
hoảng tài chính, tín dụng thế giới và tăng cường các thị trường mới,
chuyển hướng tới mở rộng thị trường trong nước.
- Theo dõi chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta, tiếp tục
cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nước
ngoài, trong đó theo dõi việc triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài từ Mỹ và các nước Châu Âu để có thể hỗ trợ khi cần thiết.
15



-

Tổ chức, điều hành và giám sát tốt việc bảo đảm sự thông suốt của cơ sở
bán lẻ trong nước, không gây đầu cơ, ách tắc, khan hiếm hàng hoá. Đồng
thời khuyến khích tiêu dùng hợp lý và nâng lương tối thiểu sớm cho cán

bộ, công chức nhà nước và công nhân ở các doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác thông tin, quan hệ công chúng. Bám sát thường
xuyên, cập nhật thông tin trong và ngoài nước để có đánh giá đúng diễn
biến tình hình; qua đó có được phản ứng chính sách thích hợp và kịp thời
nhất.

KẾT LUẬN
Như vậy, khủng hoảng kinh tế là điều tất yếu xảy ra với nguyên nhân
bắt nguồn từ chính những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản và để lại nhiều
hậu quả to lớn. Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã xảy ra không ít các cuộc
khủng hoảng kinh tế trầm trọng, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Qua các cuộc khủng hoảng kinh tế đó, Việt Nam đã phải chịu những ảnh hưởng
không nhỏ và từ đó rút ra được những kinh nghiệm, bài học quý giá. Hiện nay,
hầu hết chuyên gia, tổ chức và truyền thông quốc tế đều nhận định Việt Nam là
16


một điểm sáng về tăng trưởng kinh tế tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, tại Hội nghị
quốc tế về Bảo hiểm tiền gửi diễn ra ngày 16/2/2017, Thống đốc Ngân hàng
Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda cảnh báo, lãi suất thấp tại các tổ
chức tài chính hiện nay có thể đang tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu mới. Chính vì thế Việt Nam luôn cần phải thận trọng, có những quyết định

sáng suốt để sẵn sàng đối mặt và giảm thiểu ảnh hưởng xấu, tận dụng cơ hội từ
các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và sự hiểu biết của bản thân, bài tiểu
luận chắc chắn còn mắc phải một vài thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp
ý, chỉ bảo từ phía các thầy cô để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin (Dành cho sinh viên Đại học, Cao đẳng khối
không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
2. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia (2014), Giáo
trình Kinh tế học chính trị, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17


3. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2009), Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính hiện nay đến Việt Nam và mốt số nước đang phát triển, Khóa luận
tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
4. , 30/10/2017, Bài học kinh nghiệm cho doanh
nghiệp Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu,
/>5. , 30/10/2017, Bài học từ khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, />
MỤC LỤC

18


19




×