Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.58 KB, 4 trang )

Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những
truyện đã được học
Bài tham khảo 1
Sau bữa cơm tối, Hà – đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng
sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi,
bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.
– Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!
Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:
– Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan
có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là
thế này.
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong
dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất
tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh
hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng
cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù,
biết tiền để đâu mà ãn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về
quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh
hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
– Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
– Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
– Cứ đưa đây!


Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào
chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào
ngờ quan lại phán:– Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết
chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt,


van lạy xin quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm
phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân
của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một
dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái
truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã
dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một
người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ
dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc
giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng:
có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm
của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn.
Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì
những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra.
Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến.
Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy
đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó,
ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm
u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Bài tham khảo 2
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt
ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta
nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát


Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.
Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần
Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát
ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!
Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát
sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một
quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người
hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước
...
Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một
điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng
đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt.
Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:
- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu
sẽ biến mất.
Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.
Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ
bàn tay và trí óc.
Bài tham khảo 3
Một buổi trưa hè đưa đến cho em giấc ngủ ngon lành. Trong mơ, em thấy túp
lều tranh và một cây khế đang sãi trĩ quả. Thì ra, là câu chuyện “Cây khế”.
Ngày xưa, một gia đình nọ có hai anh em. Gia đình họ sống thật hạnh phúc,
được mấy năm thì bộ mẹ qua đời. Một thời gian sau, người anh lấy vợ. Vì
không muốn cho em ở cùng, hai vợ chồng anh đòi chia tài sản. Ỷ thế còn có vợ
con ngừi anh chiêm hết tài sản chỉ để lại mọt túp lều và cây khế. Người em ra
đi mà không oán trách anh mình điều gì. Đến mùa khế ra quả, có con chim lạ


không biết đến từ đâu tới ăn hết trái này đến trái khác. Người em thấy vậy sốt
ruột lắm, bèn nói với chim.
- “Cả gia sản nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này chim mà ăn hết tôi biết trông cậy
vào đâu” Thấy vậy chim bèn nói:
- “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Theo đúng lời

của chim, người am may túi ba gang. Sáng hôm sau, con chim bay đến một hòn
đảo ở ngoài khơi xa. Hòn nào hòn đấy lấp lánh. Đến đó người em lấy đầy túi ba
gang rồi theo chim ra về. Từ đó, người em có cuộc sống khá giả. Thấy em mình
giàu có nhanh chóng người anh bèn đến thăm, lân la dò hỏi. Vốn thật thà người
em kể hết chuyện cho anh nghe. Thấy vậy, người anh liền đổi cả gia tài lấy cây
khế. Ngày nào anh cúng xin em đổi. Thương anh nền người em chấp nhận đổi.
Đến mùa khế sai quae, hai vợ chồng người anh thay nhau trực dưới gốc cây đợi
con chim lạ. Một hôm, vợ chồng người anh thấy một con chim rất to đậu trên
cây khế ăn quả. Sự việc diến ra giống hệt người em. Nhưng thay vì may túi ba
gang thì người anh may túi mười hai gang. Khi đến hòn đảo người anh ních
đầy túi mười hai gang mà còn nhét đầy người. Người anh ì ạch vác túi vàng
khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Vì nặng quá nên chim phải
vỗ cánh ba lần mới bay lên được.
Lúc bay qua biển, một luồng gió mạnh làm chim lảo đảo hất người anh và túi
vàng xuống biển. Đúng theo câu tục ngữ “Tham thì thâm”. Đây cũng là bài học
cho mọi người không nên tham lam ích kỉ.



×