Bài 1: Tin học là một ngành khoa học
Câu 1(SGK – 6))Hãy nói về một đặc điểm nổi bật của sự phát triển
trong xã hội hiện nay.
Trả lời:
Điểm nổi bật của sự phát triển trong xã hội hiện nay đó là quá trình hình
thành, nghiên cứu và triển khai các ứng dụng trong thực tiễn không tách rời
việc phát triển và sử dụng một công cụ lao động mới - đó là máy tính điện
tử.
Câu 2 (SGK - 6)Vì sao Tin học được hình thành và phát triển thành một
ngành khoa học?
Trả lời:
Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học bởi vì Tin
học là một ngành khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp
nghiên cứu và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt
động của xã hội loài người.
Câu 3 (SGK - 6)Hãy nêu những đặc điểm ưu việt của máy tính.
Trả lời:
Những đặc điểm ưu việt của máy tính là:
- Máy tính có thể “làm việc không mệt mỏi” trong suốt 24/24 giờ.
- Tốc độ xử lí thông tin của máy tính rất nhanh và ngày càng được nâng cao.
Tốc độ của máy tính được tăng lên hàng triệu lần trong vòng sáu mươi năm
trở lại đây.
- Máy tính là một thiết bị tính toán có độ chính xác cao.
- Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian rất
hạn chế. Chẳng hạn, một đĩa CD, một đĩa USB có kích thước nhỏ nhưng có
thể chứa nội dung của nhiều quyển sách, tài liệu... Những thiết bị lưu trữ
thông tin của máy tính càng ngày được cải tiến để có dung lượng lớn hơn và
tiện sử dụng hơn.
- Giá thành máy tính ngày càng hạ nhờ những tiến bộ kỹ thuật vượt bậc. Đây
chính là yếu tố quan trọng làm cho việc sử dụng máy tính ngày một trở nên
phổ biến he:
- Máy tính ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng.
- Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng và các mạng máy
tính tạo ra khả năng thu thập và xử lí thông tin tốt hơn. Các mạng máy tính
lại có thể liên kết với nhau thành một mạng lớn hơn, thậm chí trên phạm vi
toàn cầu.
Câu 4 (SGK – 6)Hãy cho biết việc nghiên cứu chế tạo máy tính có thuộc
lĩnh vực Tin học hay không?
Trả lời:
Việc nghiên cứu chế tạo máy tính thuộc lĩnh vực Tin học bởi vì Tin học là
một ngành khoa học có mục tiêu phát triển và sử dụng máy tính điện tử để
nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ,
tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội.
Bài tập và thực hành 1: làm quen với thông tin và mã hóa thông tin
Câu 1 (SGK - 17)Hãy nêu một vài ví dụ về thông tin. Với mỗi thông tin
đó hãy cho biết dạng của nó.
Trả lời
- Cho dãy số nguyên chẵn: 2, 4, 6, 8, 10... Đây là thông tin dạng số;
- Cho dãy kí tự: “Chuc cac ban hoc gioi”. Đây là thông tin dạng văn bản;
Câu 2 (SGK – 17 )Hãy phân biệt bộ mã ASCII và bộ Unicode.
Trả lời:
- Bộ mã ASCII (mã chuẩn của MT dùng để trao đổi thông tin) sử dụng 8 bit
để mã hoá kí tự. Nó chỉ mã hoá được 256 kí tự (từ 0 đến 255) gọi là mà
ASCII thập phân của kí tự.
- Còn bộ mã Unicode sử dụng 16 bit để mã hoá, nó có thể mã hoá được
65536 kí tự khác nhau, cho phép thể hiện trong máy tính văn bản của hầu hết
các ngôn ngữ trên thế giới bằng một bộ mã này.
Câu 3 (SGK - 17)Hệ đếm cơ số 16 sử dụng các kí hiệu nào?
Trả lời:
Hệ đếm cơ số 16 sử dụng các kí hiệu: các chữ số 0, 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,
A, B, C, D, E, F trong đó A, B, c, D, E, F có giá trị tương ứng là 10, 11, 12,
13, 14, 15 trong hệ thập phân.
Câu 4 (SGK - 17)Hãy nêu cách biểu diễn số nguyên, số thực trong máy
tính.
Trả lời:
- Biểu diễn số nguyên
Một byte biểu diễn được số nguyên trong phạm vi -127 đến 127.
bit 7
bit 6
bit 5
hit 4
bitẽ3
các bit cao
- Biểu diễn số thực:
Dùng dấu chấm (.) để ngăn cách giữa phần nguyên và phần phân. Mọi số
thực đều có thể biểu diễn dưới dạng ±M x10 ±K(dạng dấu phẩy động).Ví dụ,
số nguvên 1105 = 0.1105x104
Câu 5( SGK - 17)Phát biểu “Ngôn ngữ máy tính là ngôn ngữ nhị phân
(chỉ dùng kí hiệu 0 và 1)” là đúng hay sai? Hãy giải thích.
Trả lời:
Ngôn ngữ máy tính là ngôn ngữ nhị phân vì tất cả các thông tin khi đưa vào
máy tính thì chúng đều biểri đổi thành dạng chung - dãy bit, dãy bit đó là
duy nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.
Bài tập và thực hành 2: Làm quen với máy tính
Câu 1 (SGK – 28 )Một máy tính chưa có phần mềm có thể hoạt động
được hay không? Vì sao?
Trả lời
Một máy tính chưa có phần mềm không thể hoạt động được bởi vì phần
mềm gồm các chương trình, mà chương trình là một dãy lệnh chỉ cho máy
biết điều cần làm tại mỗi thời điểm. Cho nên không có phần mềm trong máy
tính thì máy không thể hoạt động được. Chẳng hạn, khi không có hệ điều
hành (là một phẩn mềm) thì máy tính sẽ không hoạt động được.
Câu 2 (SGK - 28)Hãy giới thiệu và vẽ sơ đồ cấu trúc tổng quát của máy
tính.
Trả lời
Sơ đồ cấu trúc tổng quát một máy tính
Câu 3 (SGK - 28)Hãy trình bày chức năng từng bộ phận: CPU. bộ nhớ
trong, bộ nhớ ngoài, thiết bị vào, thiết bị ra.
Trả lời:
- Chức năng các hộ phận: CPU, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, thiết bị vào,
thiết bị ra.
- Chức năng chính của CPU là thực hiện và điểu khiển việc thực hiện
chương trình.
- Chức năng của bộ nhớ trong là nơi chứa chương trình được đưa vào để
thực hiện và lưu trử dữ liệu đang được xử lí.
- Chức năng của thiết bị vào là đưa thông tin vào máy tính.
- Chức năng của thiết bị ra là đưa dữ liệu ra từ máy tính.
Câu 4 (SGK – 28 )Em biết gì về các khái niệm: lệnh, chương trình, từ
máy?
Trả lời:
Mỗi lệnh là một chỉ dẫn cho máy biết điều cần làm, thể hiện một thao tác xử
lí dữ liệu.
- Chương trình là một dãy tuần tự các lệnh chỉ dẫn cho máy biết điểu cần
làm.
- Khi xử lí dữ liệu, máy tính xử lí đồng thời một dãy bit chứ không xử lí
từng bit. Dãy bit như vậy được gọi là từ máy và được lưu trữ trong một ô
nhớ. Độ đài từ máy có thể là 8, 16, 32 hay 64 bit phụ thuộc kiến trúc từng
máy.
Câu 5 (SGK – 28 )Em có biết thiết bị nào vừa là thiết bị vào vừa là thiết
bị ra không?
Trả lời:
Thiết bị vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra chính là môđem. Nó là thiết bị
vào khi nó nhận thông tin dữ liệu trên mạng Internet vào trong máy tính, còn
nó là thiết bị ra khi nó truyền dữ liệu trong máy tính lên trên mạng Internet.
Màn hình cảm ứng có thể hiển thị một hệ thống danh mục (chức năng của
thiết bị ra) ngoài ra còn cho phép nhập dữ liệu khi con người dùng tay trỏ
vào danh mục được hiển thị trên màn hình (chức năng ra của thiết bị vào),...
Câu 6 (SGK - 28 )Hãy trình bày hiểu biết của em về nguyên lí Phôn Nôiman.
Trả lời:
Nguyên lí Phôn Nôi-man là nguyên lí chỉ sơ đồ cấu trúc chính và nguyên lí
hoạt động của máy tính. Theo nguyên lí Phôn Nôi-man thì mã hoá nhị phân,
điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ
tạo thành một nguyên lí chung.
Bài 4: Bài toán và thuật toán
Câu 1 (SGK – 44 )Hãy phát biểu một bài toán và chỉ rõ Input và Output
của bài toán đó.
Trả lời
Ví dụ bài toán tính diện tích tam giác
Phát biểu bài toán:
Cho ba cạnh của tam giác ABC là: x, y, z. Hãy tính diện tích tam giác ABC.
- Input: Ba cạnh tam giác x, y, z.
- Output: Diện tích tam giác.
Câu 2 (SGK - 44)Dãy các thao tác sau:
Bước 1. Xoá bảng;
Bước 2. Vẽ đường tròn;
Bước 3. Quay lại bước 1; có phải là thuật toán không? Tại sao?
Hãy mô tả thuật toán giải các bài toán sau bàng cách liệt kê hoặc bằng sơ đồ
khối.
Trả lời
Dãy các thao tác sau:
Bước I. Xoá bàng;
Bước 2. Vẽ dường tròn;
Bước 3. Quay lại bước 1;
Đây không phải là thuật toán, vì không thoả mãn tính chất dừng: đến bước 3
lại quay lại bước 1, nó tạo thành vòng lặp vô hạn không có điều kiện kết
thúc.
Câu 4 (SGK – 44 )Cho N và dãy số a1....a N, hãy tìm giá trị nhỏ nhất
(Min) của dãy đó.
Trả lời:
- Xác định bài toán:
Input: Số N và dãy N số a1, a2, ...,aN.
Output: Giá trị nhỏ nhất (Min) của dãy số.
- Ý tưởng:
Khởi tạo giá trị Min = a1.
Lần lượt nhận giá trị /i từ 2 đến N, so sánh giá trị số hạng a 1 với giá
trị Min, nếu ai < Min thì Min nhận giá trị mới ai
- Thuật toán:
Mô tả thuật toán theo cách liệt kê:
Bước 1. Nhập N và dãy a1,....aN;
Bước 2. Min <- ai, i <- 2
Bước 3. Nếu i > N thì đưa ra giá trị Min rồi kết thúc;
Bước 4.
Bước 4.1: Nếu ai < Min thì Min <- ai
Bước 4.2: i <- i+1 rồi quay lại bước 3
Câu 5 (SGK – 44 )Mô tả thuật toán tìm nghiệm của phương trình bậc
hai tổng quát bằng cách liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối.
Trả lời:
Xác định bài toán:
•
o
- Input: Các số thực a, h, c (a≠0).
- Output: Các số thực X thoả mãn ax2 + bx + c = 0.
- Ý tưởng:
- Tính d = b2 - 4ac.
- Lần lượt xét ba trường hợp cho giá trị d:
nếu d
nếu d = 0 thì kết luận phương trình có một nghiệm x =-b/2a
nếu d > 0 thì kết luận phương trình có hai nghiệm phân biệt là:
x - (-b± √ d ) / 2a.
Thuật toán:
Mô tả thuật toán bằng cách liệt kê:
Bước I. Nhập ba số a, b, c;
Bước 2. d 4-(b*b - 4*a*c);
Bước 3.
nếu d < 0 thì đưa ra thông báo phương trình vô nghiệm rồi kết thúc;
nếu d = 0 thì đưa ra thông báo phương trình có một nghiệm và tính nghiệm
x = -b/(2*a), rồi kết thúc;
nếu (d> 0 thì đưa ra thông báo phương trình có hai nghiệm phân biệt, tính
nghiệm X/= (-b + -√ d) / (2*a) và x2 = (-b - √ d ) / (2*a), rồi kết thúc;
Mô tả thuật toán theo sơ đồ khối:
Câu 6 (SGK – 44 ) Cho N và dãy số a1... aN, hãy sắp xếp dãy số đó thành
dãy số không tăng (số hạng trước lớn hơn hay bằng số hạng sau).
Trả lời:
Xác điịnh bài toán
- Input: Dãy A gồm N số nguyên a1, a2..., aN.
- Output: Dãy A được sắp xếp lại thành dãy không tăng:
Ý tưởng: Với mỗi cặp số hạng đứng liền kề trong dãy, nếu số trước
nhỏ hơn số sau ta đổi chỗ chúng cho nhau. Việc đó được lặp lại, cho đến khi
không có sự đổi chỗ nào xảy ra nữa.
Thuật toán Cách liệt kê:
Bước 1. Nhập N, các số hạng a,,a2..., aN;
Bước 2: M <- N ;
Bước 3: Nếu M < 2 thì đưa ra dãy A đã được sắp xếp rồi kết thúc;
Bước 4: M <- M-1, i <- 0
Bước 5: i <- i+1
Bước 6: Nếu i>M thì quay lại bước 3
Bước 7: Nếu ai < ai+1thì tráo đổi ai và ai+1 cho nhau
Bước 8: Quay lại bước 5
Sơ đồ khối:
Câu 7 (SGK – 44 ) Cho N và dãy số a1....aN hãy cho biết có bao nhiêu số
hạng trong dãy có giá trị bằng 0.
Trả lời:
Xác định bài toán
- Input: Qãy A gồm N số nguyên a1, a2..., aN ;
- Output: Số số hạng trong dãy A có giá trị bằng 0.
Ý tưởng: Tìm kiếm tuần tự được thực hiện một cách tự nhiên. Ta dùng
biến đếm k để đếm số số hạng trong dãy A có giá trị bằng 0. Bắt đầu từ i = 7
và mỗi lần tăng i lên 1, ta lần lượt so sánh ai = 0?, nếu ai = 0 thì tăng k lên 1,
tiếp tục quá trình cho đến khi i > N thì đưa ra kết quả k và kết thúc.
- Thuật toán
Cách liệt kê
Bước 1. Nhập N, các số hạng a1, a2..., aN
Bước 2. i<- k, k<- 0,
Bước 3. Nếu ai= 0 thì k <- k+1;
Bước 4. i <- i+1
Bước 5: Nếu i > N thì đưa ra giá trị k, rồi kết thúc;
Bước 6. Quay lại bước 3.
Sơ đồ khối
Câu 3 (SGK – 44 )Hãy chỉ ra tính dừng của thuật toán tìm kiếm tuần tự.
Trả lời:
Thuật toán tìm kiếm tuần tự:
Bước 1. Nhập N, các số hạng a,...a2,...aN và khoá k
Bước 2. i
Bước 3. Nếu ai= k thì thông báo chỉ số i, rồi kết thúc;
Bước 4. i
Bước 5. Nếu i > N thì thông báo dãy A không có sô hạng nào có giá trị nào
bằng k, rồi kết thúc;
Bước 6. Quay lại bước 3.
Tính dùng cùa thuật toán tìm kiếm tuần tự: nghĩa là thuật toán phải kết thúc
sau một số hữu hạn lần bước tính.
Thuật toán chia làm hai trường hợp
- Nếu tìm thấy giá trị cần tìm trong dãy A (a i= k) thì thông báo chỉ số i (vị trí
tìm thấy khoá k trong dãy A), rồi kết thúc.
- Nếu không tìm thấy giá trị cần tìm trong dãy A, vì bước 4 thực hiện việc
tăng giá trị của i lớn hơn 1, nên sau N lần thì i > N, thông báo dãy A không
có giá trị nào bằng k, rồi kết thúc.
Bài 5: Ngôn ngữ lập trình
Câu 1 (SGK - 46)Em hiểu ngôn ngữ lập trình là gì?
Trả lời:
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ để viết chương trình, là phương tiện dùng đẻ
diễn đạt cho máy tính những việc con người muốn máy thực hiện.
Câu 2 (SGK - 46)
Chương trình dịch là gì?
Trả lời:
Chương trình dịch dùng để dịch những chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc
cao sang ngôn ngữ máy.
Câu 3 (SGK- 46) Vì sao phải phát triển các ngôn ngữ bậc cao?
Trả lời:
Phải phát triển các ngôn ngữ bậc cao là vì để phù hợp với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sản xuất máy tính, để tạo ra môi
trường làm việc dễ dàng cho các nhà lập trình và đông đảo người dùng.
Cũng nhờ đó mới phát triển nhanh nguồn nhân lực lập trình nói riêng và ứng
dụng tin học nói chung.
Bài 6: Giải bài toán trên máy tính
Câu 1 (SGK - 51) Hãy nêu tiêu chuẩn lựa chọn thuật toán.
Trả lời:
Tiêu chuẩn lựa chọn thuật toán
Một bài toán có thể được biểu diễn bởi nhiều thuật toán, việc chọn lựa thuật
toán thích hợp sẽ giúp cho quá trình viết chương trình đơn giản hơn và máy
tính thực hiện với thời gian nhanh hơn. Vì vậy, có ba tiêu chuẩn cơ bản lựa
chọn thuật toán đó là:
- Thuật toán có độ phức tạp thời gian nhỏ nhất (thực hiện chương trình trong
thời gian ngắn nhất);
- Số lượng ô nhớ sử dụng ít nhất;
- Viết chương trình cho thuật toán dễ hiểu, đơn giản nhất.
Câu 2 (SGK – 51 )Hãy nêu nội dung và mục đích của bước hiệu chỉnh
khi giải bài toán trên máy tính.
Trả lời:
Nội dung và mục đích của bước hiệu chỉnh khi giải bài toán trên máy tính
Nội dung của bước hiệu chinh
- Chạy thử chương trình với các bộ test tiêu biểu phụ thuộc vào đặc thù của
bài toán để phát hiện các lỗi cú pháp, lỗi cấu trúc...
- Nếu phát hiện chương trình sai, sửa chương trình rồi chạy thử lại, quá trình
tiếp tục cho đến khi không phát hiện lỗi nào nữa.
Mục đích của bước hiệu chỉnh
Khi chương trình hoàn thành, vẫn có thể có nhiều lỗi chính tả, lỗi sai cú
pháp ngôn ngữ lập trình, lỗi mô tả thuật giải... Nhờ có bước hiệu chỉnh ta có
thể sửa lại chương trình đúng với yêu cầu của bài toán.
Câu 3 (SGK - 51)Hãy viết thuật toán giải phương trình bậc nhất: ax + b
= 0 và đề xuất các test tiêu biểu.
Trả lời:
Thuật toán giải phương trình ax + b = 0
- Bằng liệt kê tuần tự
Bước 1: Nhập hai số thực a, b
Bước 2. Nếu a = 0
Bước 2.1. Nếu b ≠0 thì thông báo phương trình vô định, rồi kết thúc;
Bước 2.2. Nếu b = 0 thì gán x <- 0 rồi chuyển sang bước 4;
Bước 3: x <- -b/a
Bước 4. Đưa ra nghiệm X, rồi kết thúc.
- Sơ đồ khối:
Đề xuất các test tiêu chuẩn
Để xét tất cả các trường hợp có thể xảy ra, ta sử dụng ba bộ test như sau:
i) a = 0, b = 1 (kiểm tra trường hợp phương trình vô định);
ii) a = 0,b = 0 (kiểm tra trường hợp nghiệm x=0);
iii) a = 3, b = 6 (kiểm tra trường hợp nghiêm , y = -b/a)
Bài
7:
Phần
mềm
máy
tính
Câu 1 (SGK - 52) Theo em, có thể thực hiện một phần mềm ứng dụng
mà không cần hệ điều hành được không?
Trả lời:
Khi thực hiện một phần mềm ứng dụng mà không có hệ điều hành thì không
thể thực hiện được bởi vì nhờ hệ điều hành ta mới có thể giao tiếp được với
máy, mới viết được những phần mềm máy tính.
Câu 2 (SGK - 52) Hãy nêu tên một phần mềm mà em biết. Phần mềm đó
dùng để làm gì và nó thuộc loại nào?
Trả lời:
Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word dùng để soạn thạo văn bản.
Nó thuộc loại phần mểm ứng dụng.
Bài 8: Những ứng dụng của Tin Học
Câu 1 (SGK - 57) Hãy kể một số ứng dụng của Tin học.
Trả lời:
Một số ứng dụng của Tin học đó là giải các bài toán khoa học kỹ thuật, các
bài toán quản lí, ứng dụng trong việc phóng vệ tinh, tạo ra mạng thông tin
toàn cầu Internet, soạn thảo và in ấn...
Câu 2 (SGK - 57) Hãy cho biết các ứng dụng của Tin học ở trường em.
Trả lời:
Các ứng dụng của tin học ở trường em đó là dùng trong dạy học tin học,
soạn thảo và in ấn của văn phòng, kết nối internet để khai thác thông tin...
Câu 3 (SGK – 57 )Theo em có lĩnh vực nào mà Tin học khó có thể ứng
dụng được?
Trả lời:
Lĩnh vực mà Tin học khó có thể ứng dụng được đó là vấn đề linh cảm, thể
hiện cảm xúc, tái hiện tri thức...
Câu 4 (SGK – 57 )Hãy kể một số phần mềm giải trí mà em thích. Vì
sao?
Trả lời:
Một số phần mềm giải trí mà chúng ta thích đó là phần mềm chơi cờ, phần
mềm nghe nhạc. Bởi vì những phần mềm này giúp con người có những phút
thư giãn đầu óc, thay đổi không khí sau những khoảng thời gian làm việc
căng thẳng.
Bài 9 : Tin học và xã hội
Câu 1 ( SGK – 60 ) Nếu có điều kiện, em muốn ứng dụng tin học vào
cuộc sống gia đình em như thế nào?
Trả lời:
Nếu có điểu kiện, em sẽ ứng dụng tin học vào cuộc sống gia đình em đó là
sẽ mua máy tính, máy in, kết nối mạng Internet...để tính toán chi tiêu trong
gia đình, để in ấn tài liệu, để khai thác và tìm kiếm thông tin trên mạng
Internet, để trao đổi thư từ, tài liệu...với bạn bè, thầy cô giáo.
Câu 2 (SGK - 60 )Em thích học qua mạng hay học trên lớp có thầy và
bạn? Tại sao?
Trả lời:
Em thích học qua mạng bởi vì học qua mạng sẽ tiết kiệm được thời gian đi
lại, tránh được những rủi ro khi đi lại, có được một môi trường làm việc tiện
lợi, có thể học lúc nào cũng được mà không cần phải theo thời khoá biểu
như ở trên lớp học, có thể có được những thông tin đầy đủ và nhanh chóng
về bài học, kết quả bài kiểm tra, bài thi... và có thể tự học, tự nghiên cứu.
Câu 3 (SGK – 60 )Em suy nghĩ gì vẻ trách nhiệm của thế hệ các em đối
với sự phát triển Tin học của nước ta?
Trả lời:
Trách nhiệm của thế hệ chúng em đối với sự phát triển tin học của nước ta
đó là luôn luôn có ý thức bảo vệ thông tin, bảo vệ những thành quả của tin
học, không xâm phạm bản quyền sở hữu thông tin... Phải có ý thức bảo vệ
lợi ích chung, thực hiện tốt điều Luật Giao dịch điện tử...
Bài 10 : Hệ điều hành
Câu 1 (SGK - 64) Hệ điều hành là gì?
Trả lời:
- Hệ điều hành là một chương trình đặc biệt, quản lí và kiểm soát việc sừ
dụng và quản lí các thiết bị phần cứng: bộ nhớ, màn hình, máy in... là cầu
nối giữa chương trình ứng dụng và việc xử lí của máy tính, là cầu nối giữa
người sử dụng và máy tính.
Theo quan điểm xuất phát từ khía cạnh kỹ thuật thì có thể coi hệ điều hành
là hệ thống chương trình bao trùm lên máy vật lí hiện có, tạo ra một máy
logic với những tài nguyên và khả năng mới.
Theo quan điểm người dùng, có thể coi hệ điều hành là một tập hợp các
chương trình có nhiệm vụ quản lý các tài nguyên của hệ thống, tổ chức khai
thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.
Câu 2 (SGK - 64) Em hãy cho biết các chức năng chính của hệ điều
hành.
Trả lời:
Các chức năng chính của hệ điều hành; đó là:
- Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống;
- Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương
trình đó;
- Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm
kiếm và truy cập thông tin;
- Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để có thể khai
thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả;
- Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống.
Câu 3 (SGK - 64)Hãy phân biệt các loại hệ điều hành.
Hệ điều hành có ba loại, đó là;
- Hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng;
- Hệ điều hành đa nhiệm một người dùng;
- Hệ điều hành đa nhiệm nhiêu người dùng;
Bài 12 : Giao tiếp với hệ điều hành
Câu 1 (SGK - 71)Tệp là gì?
Trả lời:
Tệp là một tâp hợp các thông tin có liên quan với nhau, được mã hóa và tổ
chức lưu trữ ở bộ nhớ ngoài.
Câu 2 (SGK - 71) Vì sao có thể nói "Cấu trúc thư mục có dạng cây"?
Trả lời:
Cây thư mục có dạng cây bởi vì mỗi thư mục coi như một cành, mỗi tệp là
một lá. Lá phải thuộc về một cạnh nào đó. Mỗi cành ngoài là có thể có các
cành con. Ví dụ, sơ đồ sau là cấu trúc thư mục dạng cây:
Câu 3 (SGK – 71 ) Em hãy cho biết quy tắc đặt tên tệp trong Windows.
Nêu ba tên tệp đúng và ba tên tệp sai trong Windows.
Trả lời:
Qui tắc đặt tên trong Windown, đó là:
- Tên tệp không quá 255 kí tự, thường gồm 2 phần: phần tên và phần mở
rộng và được phân cách bằng dấu chấm phẩy (;)
Phần mở rộng của tên tệp không nhất thiết phải có và được hệ điều hành sử
đúng để phân loại tệp;
Tên tệp không được chứa một trong các kí tự sau: \ / :*?"<> |
- Ba tên tệp đúng và hai tên tệp sai trong Windown:
Ba tên đúng:
Baitap.xls
hoso.pas
luutru.doc
- Ba tên sợi:
Lopl 1A. (Sai vì kết thúc bằnẹ dấu chấm)
C?Def.gh.MP3 (Sai vì trong tên chứa kí tự ?)
234*abcd”555 (Sai vì trong tên có kí tự * và kí tự”)
Câu 4 (SGK - 71) Có thể lưu hai tệp với các tên Bao_cao.txt và
BAO_CAO.TXT trong cùng một thư mục được hay không? Giải thích.
Trả lời:
Không thể lưu hai tệp với các tên Bao_cao.txt và BAO_CAO.TXT trong
cùng một thư mục. Vì hệ thống nhận dạng phần tên theo 66 kí tự đầu của tên
và không phân biệt chữ hoa chữ thường nên hai tên Bao_cao và BAO_CAO
sẽ giống nhau. Phần đuôi (.txt và .TXT) cũng sẽ được coi là giống nhau.
Câu 5 (SGK - 71 )Hãy nêu các đặc trưng của hệ thống quản lí tệp.
Trả lời:
- Các đặc trưng của hệ thống quản lý, đó là:
- Đảm bảo tốc độ truy cập thông tin cao, làm cho hiệu suất chung của hệ
thống không bị phụ thuộc nhiều vào tốc độ của thiết bị ngoại vi;
- Độc lập giữa thông tin và phương tiện mang thông tin;
- Độc lập giữa phương pháp lưu trữ và phương pháp xử lí;
- Sử dụng bộ nhớ ngoài một cách hiệu quả;
- Tổ chức bảo vệ thông tin giúp hạn chế ảnh hưởng của các lỗi kĩ thuật hoặc
chương trình.
Câu 6 (SGK - 71)Trong hệ điều hành Windows, tên tệp nào sau đây là
hợp lệ?
A) X.Pas.P
B) Ư/I.DOC
C) HUT.TXT-BMP
D) A.A-C.D;
E) HY*O.D;
F) H T H.DOC
Trả lời:
Tên ở mục E sai vì chứa kí tự.
Các tên còn lại đúng.
Câu 7 (SGK - 71)Cho cây thư mục như hình 9, hãy chỉ ra đường dẫn
đến tệp happybirthday.mp3, EmHocToan.zip...
Trả lời:
Đường dẫn đến các tệp là như sau:
C:\Downloads\luu\happybirthday.mp3;
C:\Downloads\EmHocToan.zip
Bài tập và thực hành 5 : Thao tác với tệp và thư mục
Câu 1 (SGK - 84) Có bao nhiêu cách ra khỏi hệ thống? Các cách đó
khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Mỗi hệ điều hành thường cung cấp nhiều cách ra khỏi hệ thống, ví dụ:
- Tắt máy (Shut Down hoặc Turn Off): Ra khỏi hệ thống và tắt máy. .
- Tạm ngừng (Stand by): Tắt các thiết bị tốn nhiều năng lượng như màn
hình, đĩa cứng...
- Ngủ đông (Hibernate): Ra khỏi hệ thống và tắt máy nhưng toàn bộ trạng
thái hiện tại được lưu và sẽ được khỏi phục khi nạp lại hộ thống và người
dùng có thể tiếp tục làm việc như không có sự gián đoạn do phải ra khỏi hê
thống.
Ngoài ra nạp lại hệ thống (Reset) cũng có thể coi là một cách ra khỏi hệ
thống nhưng sau đó nạp lại hộ thống ngay lập tức.
Câu 2 (SGK - 84)Hãy nêu hai cách đưa yêu cầu hoặc thông tin vào hệ
thống.
Trả lời:
Hai cách đưa yêu cầu hoặc thông tin vào hệ thống, đó là:
- Cách 1. Sử dụng các lệnh (Command);
- Cách 2. Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra thường dưới dạng bảng
chọn (Menu), nút lệnh (Button), cửa sổ (Window) chứa hộp thoại (Dialog
box)...
Câu 3 (SGK - 84)Liệt kê thứ tự thao tác để tạo một thư mục mới trên
đĩa mềm A rồi vào đó hai tệp tuỳ chọn từ đĩa C.
Trả lời:
Liệt kê thứ tự thao tác để tạo một thư mục mới trên đĩa mềm A: và sao vào
đó hai tệp tuỳ chọn từ đĩa C:
Có nhiều cách làm khác nhau, ví dụ:
a. Kích hoạt My Computer, chọn ổ đĩa A:
b. Nhấp nút phải chuột, chọn New, rồi chọn tiếp Folder.
c. Gõ tên thư mục cần tạo và nhấn Enter.
d. Kích hoạt ổ đĩa C:, nhấn giữ phím Ctrl, chọn các tệp cần sao (nếu chúng ở
cùng một thư mục).
e. Nhấp nút phải chuột và chọn mục Copy.
f. Chuyển tới thư mục mới tạo trên A: và nhấp nút phải chuột và chọn Paste.
Câu 4 (SGK - 84)Hãy nêu cách tìm tất cả các tệp văn bản có phần mở
rộng là .DOC và tên bắt đầu bằng ba kí tự BTT.
Trả lời:
Cách tìm trong hệ thống tất cả các tệp văn bản có đuôi là .DOC và tên bắt
đầu bằng ba kí tự BTT:
Mở cửa sổ xem nối -đung đĩa, sau đó thực hiện các thao tác (từ 1 đên 4 theo
các hình 61 và 62) như sau:
- Chọn mục Search trên hộp thoại;
-Chọn tiếp mục Documents(word processing, spreadsheet, etc.) (Hình 61 ).
- Gõ vào mục All or Part of the document name nhóm kí tự BTT.DOC (tất cả
các tệp văn bản có phần mở rộng là .DOC (Hình 62) và tên bắt đầu bằng ba
kí tự BTT)..
Câu 5 (SGK – 84 )Hãy nêu cách tìm tất cả các tệp âm thanh có phần mở
rộng là .MP3.
Trả lời:
Các bước thực hiện:
- Nhấp đúp chuột lên biểu tượng My Computer. Hộp thoại My Computer
hiện;
- Chọn mục Search trên hộp thoại;
- Chọn tiếp mục All or part of the name
- Gõ vào mục All or part of the name nhóm kí tự *.MP3 (tất cả các tệp âm
thanh)
- Kích chuột vào mục Search để hệ điều hành thực hiện công việc tìm kiếm.
Câu 6 (SGK – 84 )Nêu các bước cần thực hiện để khởi động chương
trình Disk Cleanup trong mục Accessories-> System Tools của hệ thống.
Trả lời:
Các bước phải làm khi cần thực hiện chương trình Disk Cleanup (hoặc
phương trình SCANDISK) trong mục Accessories của hệ thống.
Chọn các mục theo trình tự (nêu trên hình 64):
- Chọn nút Start ở góc dưới bên trái màn hình
- Chọn Programs £hoặc All programs);
- Chọn Accessories
- Chọn System Tools
- Chọn Disk Cleanup
Bài 13: Một số hệ điều hành thông dụng
Câu 1 (SGK - 87)Hãy nêu tên các hệ điều hành và các phiên bản của nó
mà em biết.
Trả lời:
Các hệ điều hành và các phiên bản của nó, đó là Windows 95, Windows NT,
Windows 98, Windows 2000, Windows XP, Windows 2003...
Câu 2 (SGK – 87)Hãy nhận xét ưu và nhược điểm của các hệ điều hành
Windows, Linux và UNIX.
Trả lời:
Những ưu và nhược điểm của các hệ điều hành Windows, Linux và UNIX.
a) Những ưu và nhược điểm của các hệ điều hành Windows
Ưu điểm:
Chế độ đa nhiệm: Đa nhiệm một người dùng và đa nhiệm nhiều người
dùng.
- Chế độ đa nhiệm một người dùng chỉ cho phép một người đăng kí vào hệ
thống nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều
chương trình.
Chế độ đa nhiệm nhiều người dùng cho phép nhiều người đăng kí vào hệ
thống và hệ thống cổ thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình;
Có một hệ thống giao diện dựa trên cơ sở bảng chọn với các biểu
tượng kết hợp giữa đồ họa và văn bản giải thích;
Cung cấp nhiều công cụ xử lí đồ họa và đa phương tiện (Multimedia)
đảm bảo khai thác có hiệu quả nhiều loại dữ liệu khác nhau như âm thanhhình ảnh...
Đảm bảo các khả năng làm việc trong môi trường mạng.
Nhược điểm:
Chế độ đa nhiệm một người dùng chỉ cho phép một người đăng kí vào
hệ thống. Hệ điều hành loại này khá phức tạp, đòi hỏi máy phải có bộ xử lí
đủ mạnh.
Chế độ đa nhiệm nhiều người dùng: Hệ điểu hành loại này rất phức
đòi hỏi máy phải có bộ xử lí rnạnh, bộ nhớ trong lớn và thiết bị ngoại vi
phong phú.
b) Những ưu và nhược điểm của các hệ điều hành UNIX
Ưu điểm :
Có khả năng đảm bảo một số lượng rất lớn người dùng dồng thời thác
hệ thống.
Có hệ thống quản lí tệp đơn giản và hiệu quả;
Có một hệ thống phong phú các mồđun và chương trình tiện ích hệ
thống.
Nhược điểm:
Các phiên bản của UNIX có quá nhiều sự khác biệt cơ bản mất tính
thừa đồng bộ;
Do có tính đa nhiệm nhiều người đùng nên hệ điều hành loại này phức
tạp, đòi hỏi máy phải có bộ xử lí mạnh, bộ nhớ-trỏng lớn và thiết bị ngoại vi
phong phú.
c) Những ưu và nhược điểm của các hệ điều hành Linux
Ưu điểm:
Linux đã cung cấp cả chương trình nguồn của toàn bộ bệ thống, làm
nó có tính mở rất cao.
Chi phí thấp vé tài liệu, đĩa (không phải trả tiền bản quyền).
Nhược điểm:
Hệ điều hành Linux phát triển có tính mở nên không thể có một công
cài đặt mang tính chuẩn mực, thống nhất.
Có ít các phần mém ứng dụng chạy trên Linux nên việc sử dụng nó bị
hạn chế.
Câu
3
(SGK
Nêu và so sánh các đặc trưng của Windows và Linux
-
87)
Trả lời:
- Một số đặc trưng chung của Windows là:
Chế độ đa nhiệm;
Có một hệ thống giao diện dựa trên cơ sở bảng chọn với các biểu
tượng kết họp gỉữa đồ họa và văn bản giải thích;Cung cấp nhiều công cụ xử lí đồ hoạ và đa phương tiện (Multimedia)
Đảm bảo khai thác có hiệu quả nẳhiều loại dữ liệu khác nhau như âm
thanh, hình ảnh
Đảm bảo các khả năng làm việc trong môi trường mạng.
- Một số đặc trưng chung của Linux
Linux là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng;
Có hệ thống quản lí tệp đơn giản và hiệu quả;
Có một hệ thống phong phú các môđun và chương trình tiện ích hệ
thống.
Linux đã cung cấp cả chương trình nguồn của toàn bộ hệ thống, làm
cho nó có tính mở rất cao.
- Còn ít các phần mềm ứng dụng chạy trên Linux so với trên Windows nên
việc sử dụng Linux còn bị hạn chế.
Bài 14: Khái niệm soạn thảo văn bản
Câu 1 (SGK - 98)Hãy mô tả các chức năng chung của hệ soạn thảo văn
bản.
Trả lời:
Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản, đó là:
- Nhập và lưụ trữ văn bản;
- Sửa đổi văn bản, bao gồm sửa đổi kí tự và từ, sửa đổi cấu trúc văn bản.
- Trình bày văn bản;
- Một số chức năng khác: tìm kiếm và thay thế; tạo bảng và thực hiện tính
toán, sắp xếp dữ liệu trong bảng,..
Câu 2 (SGK - 98)Giải thích lí do vì sao cần tuân thủ các quy ước khi gõ
văn bản, chẳng hạn vì sao các dấu phẩy, chấm, hai chấm, chấm
phẩy...phải gõ sát vào kí tự cuối cùng của từ trước đó?
Trả lời:
Ta cần tuân thủ các quy ước khi gõ văn bản bởi vì đề văn bản được nhất
quán, có hình thức hợp lí, thẩm mĩ cao và tránh trường hợp câu văn và dấu
ngắt câu ở hai dòng khác nhau.
Câu 3 (SGK - 98)Để có thể soạn thảo văn bản tiếng Việt, trên máy tính
cần có những gì?
Trả lời:
Để có thể soạn thảo văn bản tiếng Việt, trên máy tính cần có chương trình gõ
tiếng Việt (Vietkey, Unikey...), bộ phông chữ tiếng Việt (.ỴnTime,
.VnArial...; VNI-Times, VNI-Helv....; Times New Roman, Arial, Tahoma...)
(cần bật chức năng gõ tiếng Việt). Ngoài ra ngầm định là đã phải có bộ mã
tiếng Việt (TCVN3 (hay ABC), VNI...)
Bài 16: Định dạng văn bản
Câu 1 (SGK - 114)Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng
được phân loại như thế nào?
Trả lời:
- Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản theo những thuộc tính văn
bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những
phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của
văn bản.
-Các lệnh định dạng được phân thành ba loại: định dạng kí tự, định dạ đoạn
văn bản và đinh dạng trang.
Câu 2 (SGK - 114)Hãy kể những khả năng định dạng kí tự.
Trả lời:
Những khả năng định dạng kí tự, đó là định dạng phông chữ, kiểu chữ, chữ
màu sắc...
Câu 3 (SGK - 114)Hãy kể những khả năng định dạng đoạn văn bản. Về
nguyên tắc, có thể xoá một đoạn văn mà không cần chọn đoạn văn bản
đó được không?
Trả lời:
- Những khả năng định dạng đoạn văn bản, đó là: căn lề, vị trí lề đoạn văn
(so với lề trang), khoảng cách đến đoạn văn trước hoặc sau, định dạng đoạn
đầu tiên, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
Có thể xoá một đoạn văn mà không cần chọn đoạn văn đó bằng cách xóa
từng kí tự một. Nhưng với những văn bản dài (tức là gồm nhiều trang màn
hình thì việc xoá như vậy sẽ rất lâu, chậm.
Câu 5(SGK - 114)
Trong bài thực hành 7, những chức năng định dạng văn bản nào đã
được áp dụng?
Trả lời:
Trong bài thực hành 7, những chức năng định dạng văn bản đã được dụng,
đó là:
- Định dạng kí tự: chữ đậm, chữ nghiêng, kiểu chữ, cỡ chữ...;
- Định dạng đoạn văn bản: căn giữa, căn đều hai bên, khoảng cách thụt vào
bên trái, khoảng cách thụt vào bên phải, chữ nghiêng... ;
Câu 4(SGK - 114)Hãy phân biệt lẻ trang văn bản và lề đoạn văn bản.
Trả lời:
Phân biệt lề trang văn bản và lề đoạn văn bản :
- Lề trang văn bản áp dụng cho toàn bộ trang ;
- Lề đoạn văn bản áp dụng cho từng đoạn văn bản và được tính tương đối
với lề trang.
Câu 1 (SGK – 118 )Hãy nêu các bước cần thực hiện để tạo danh sách liệt
kê dạng kí hiệu dạng số thứ tự.
Trả lời:
Tạo danh sách liệt kê dạng kí hiệu và dạng sô thứ tự
a) Tạo danh sách liệt kê dạng kí hiệu.
Ta có các cách đê thực hiện như sau: