Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Trả lời câu hỏi ôn tập LLNN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.73 KB, 7 trang )

Trả Lời
I./ Nhận định đúng sai và giải thích tại sao:
1./ Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội
Sai, Vì Dựa theo kết luận của C.Mác về hiện tượng của nhà nước: Nhà nước xuất hiện một cách
khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động,
phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không
còn nữa.
2./ Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Sai, vì Phải nói rõ là quyền lực gì, quyền lực đã xuất hiện trong xã hội nguyên thủy, là quyền lực
xã hội hay quyền lực thị tộc.
3./ Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất
Sai, vì nhà nước và xã hội có sự thống nhất với nhau. Nhà nước chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển
trong xã hội có giai cấp. Ngược lại, xã hội có giai cấp có được sự ổn định, trật tự và phát triển thì cần
có nhà nước. Nhưng không thể đồng nhất.
4./ Quyền lực tư tưởng của một nhà nước thể hiện ở sự thống trị và sự cho phép tồn tại duy
nhất tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội
Đúng Vì, Quyền lực tư tưởng của một nhà nước cho phép giai cấp thống trị bắt giai cấp khác phụ
thuộc mình về mặt tư tưởng, giai cấp thống trị xây dựng cho mình một hệ tư tưởng & thông qua con
đường nhà nước làm cho hệ tư tưởng đó trở thành chính thống trong xã hội.
5./ Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin cho rằng mọi nhà nước đều phải mang tính giai cấp
nhưng không phải nhà nước nào cũng mang tính xã hội
Sai, vì theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin nhà nước phải vừa mang tính giai cấp và tính
xã hội.
6./ Chủ quyền quốc gia tạo nên quyền quyết định không có sự giới hạn của một nhà nước
Đúng, vì Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đối nội và độc lập về đối ngoại.
Tất cả mọi cá nhân, tổ chức sống trên lãnh thổ của nước sở tại đều phải tuân thủ pháp luật của nhà
nước.
7./ Chức năng hành pháp của nhà nước là hoạt động nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực
hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm
Sai, vì trong bộ máy nhà nước cơ quan hành pháp đứng đầu là chính phủ, có quyền hạn rất lớn.
Tuy nhiên để thực hiện nghiêm minh và bảo vệ PL trước những HVVP là chức năng tư pháp của nhà


nước.
8./ Chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ mới xuất hiện từ sau cách mạng tư sản
Đúng, vì đặc trưng của bộ máy nhà nước tư sản nó được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền
lực nhà nước được thực hiện độc lập với nhau, kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau.
9./ Mọi hoạt động thực hiện chức năng nhà nước đều được thể hiện dưới hình thức pháp lý.


Sai, Vì Chức năng nhà nước là phương tiện thực hiện nhiệm vụ của nhà nước ngoài thể hiện
dưới hình thức pháp lý còn hoạt động với hình thức tuyên truyền, vận động.
10./ Hệ thống chính trị là một bộ phận của bộ máy nhà nước
Sai, vì hệ thống chính trị là một hệ thống các tổ chức (thiết chế) gắn liền với quyền lực chính
trị,chính trị - xã hội, có mối liên hệ chặc chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất cùng tham
gia vào việc thực hiện quyền lực chính trị. Không nằm trong bộ máy của nhà nước.
11./ Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đòi hỏi sự độc lập tuyệt đối, không
cần đến sự kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp.
Sai, vì thuyết phân quyền là phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước, không tập trung quyền
lực vào 1 người hay cơ quan quyền lực.
12./ Bộ máy nhà nước là tập hợp của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương
Sai, theo khái niệm Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương, được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để
thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
13./ Quyền lực của nhà vua trong hình thức chính thể quân chủ luôn là vô hạn.
Sai, vì còn tùy thuộc vào chính thể quân chủ gì? Nó chỉ đúng trong chính thể quân chủ chuyên chế.
14./ Đối với các nhà nước liên bang mặc dù tồn tại hai hệ thống cơ quan nhà nước, nhưng chỉ
tồn tại một chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất.
Đúng, Vd: như Hoa kỳ là tập hợp nhiều bang nhưng vẫn chỉ tồn tại một chủ quyền chung, có lãnh
thổ toàn vẹn, thống nhất.
15./ Các nhà nước còn có sự tồn tại của nhà vua thì không thể xem đó là nhà nước có chế độ
chính trị dân chủ.

Sai, vì theo hình thể quân chủ đại nghị vẫn còn sự tồn tại của nhà vua nhưng vẫn có chế độ chính
trị dân chủ. Vd như Vương quốc Anh, thái lan…
16./ Mọi Chính phủ phải do Quốc hội hay Nghị viện thành lập
Sai, Ví dụ như Cộng hòa tổng thống: nhân dân vừa bầu ra quốc hội là cơ quan lập pháp, vừa bầu ra
tổng thống, nắm quyền hành pháp, tổng thống lập ra chính phủ.
17./ Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chỉ được hình thành từ sau cách mạng tư sản.
Đúng, vì sau cách mạng tư sản thành công Bộ máy nhà nước có sự phân quyền giữa ba nhánh
quyền lực lập pháp, hành pháp, và tư pháp. Người dân có khả năng tham gia quyết định các chính
sách của một quốc gia hay tham gia thành lập bộ máy nhà nước thông qua bầu cử.


II- Tự luận:
1./ So sánh quyền lực xã hội trong XHCSNT với quyền lực nhà nước trong xã hội có giai cấp:
Quyền lực xã hội trong XHCSNT

Quyền lực nhà nước trong xã hội có giai cấp

+ Quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên + Quyền lực nhà nước trong xã hội có giai cấp là
thủy được tổ chức rất đơn giản.
mọi quyền lực nhà nước tập trung ở giai cấp thống
trị.
+ Do toàn bộ thành viên trong xã hội tổ chức
ra, không tách rời khỏi xã hội.
+ Có quyền lực đặc biệt, cao nhất.
+ Quyền lực ấy là do nhu cầu của xã hội đặc + Có tổ chức thành bộ máy hoạt động để thực hiện
ra để quản lý và điều hành.
sự cưỡng chế để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp
thống trị.
+ Không tổ chức thành bộ máy riêng biệt để
thực hiện sự cưỡng chế.

+ Quyền lực không chỉ phục vụ cho một
nhóm người nào mà cho toàn thể cộng đồng.

2./ Chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa quan điểm Mácxít và các học thuyết phi Mác-xít về nguồn
gốc nhà nước.
Quan điểm Mácxít

+ Nhà nước xuất hiện một cách khách quan.

Học thuyết phi Mác-xít
+ Nhà nước xuất hiện bởi một một thế lực siêu
nhiên, một hình thức của xã hội hay một khế ước xã
hội….

+ Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu
+ Nhu cầu về tâm lý của con người.
vong.

+ Quyền thống trị về mặt tinh thần.
+ Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người
+ Sử dụng bạo lực để hình thành nhà nước.
đã phát triển đến một giai đoạn nhất định.
+kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia
+ Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của trưởng.
chế độ cộng sản nguyên thủy.
+ Bản ký kết trước hết giữa những con người sống
+ Nhà nước chỉ xuất hiện khi có sự phân chia trong xã hội.
xã hội thành các giai cấp đối kháng.



3./ Chứng minh rằng bản chất của nhà nước là sự tương tác giữa tính giai cấp và tính xã hội.
Tính giai cấp của nhà nước theo quan điểm Mác-Lenin cho rằng nhà nước là một hiện tượng xuất
phát từ nhu cầu trong xã hội, phải kiềm chế sự đối lập của các giai cấp, làm cho cuộc đấu tranh của
những giai cấp có quyền lợi về kinh tế mẫu thuẫn nhau đó không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu
diệt luôn cả xã hội và giữ cho sự xung đột đó năm trong vòng trật tự đã tạo nên một cơ quan quyền
lực đặc biệt và đó chính là nhà nước.
Giai cấp thì nhà nước không thể tồn tại mà không tính đến các giai cấp, các tầng lớp, ý chí nguyện
vọng của các giai tầng trong xã hội. Nhà nước ngoài tư cách bộ máy để đảm bảo sự thống trị của giai
cấp này lên giai cấp khác, nó còn phải là tổ chức quyền lực công, đảm bảo lợi ích chung cho xã hội,
công cụ tổ chức cộng đồng, duy trì và ổn định sự phát triễn của xã hội.
Trong xã hội có giai cấp và có nhà nước thì tính giai cấp và tính xã hội luôn cùng song song tồn tại
trong bản chất nhà nước. Không thể có nhà nước chỉ có tính giai cấp mà không có tính xã hội và
ngược lại.
4./ Quyền lực tư tưởng của một nhà nước thể hiện ở sự thống trị và sự cho phép tồn tại duy
nhất tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội.
Để đảm bảo quyền lực giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và tuyên truyền
tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhất trong xã hội, tạo ra sự phục
tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đối với giai cấp thống trị và
chỉ cho phép tồn tại duy nhất tư tưởng của giai cấp thống trị.
5./ Hãy trình bày quan điểm của mình về nhận định sau: “Nhà nước quản lý ít nhất là tốt
nhất”.
Theo quan điểm của tôi về nhận định “Nhà nước quản lý ít nhất là tốt nhất” là nhà nước phải đánh
giá đúng thực trạng quốc gia và xu hướng phát triển để đưa ra những lựa chọn chính sách phù hợp
mới là yếu tố quyết định để vận hành thành công công tác quản lý nhà nước.
VD: Trước năm 1986 khi chưa cãi cách kinh tế thì nhà nước ngoài công việc quản lý nhà nước còn
phải chăm lo bao cấp mọi mặt của đời sống xã hội, công việc nhiều chồng chất nhiều khó khăn.
Nếu tạo điều kiện để những người dân tự lo cho mình và đóng thuế cho Nhà nước, thì nhà
nước quản lý vừa ít việc, mà sự ấm no lại đạt được dễ dàng hơn.
Như vậy, với quan điểm trên là đúng nhưng cần tránh chồng chéo chức năng giữa các cơ quan
trong hệ thống quản lý. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

6./ Phân tích mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Nhiệm vụ của nhà nước là cơ sở để xác định số lượng, nội dung, vị trí các chức năng và tác động
lên hình thức, phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước.
Nhiệm vụ của nhà nước bao gồm:
Nhiệm vụ cơ bản, lâu dài hay còn gọi là nhiệm vụ chiến lược là cơ sở để xác định số lượng, nội
dung, vị trí các chức năng và tác động lên hình thức, phương pháp thực hiện của nhà nước.


Nhiệm vụ cụ thể, trước mắt, cấp bách là nhiệm vụ cần thực hiện, giải quyết ngay khi nhiệm vụ đề
ra.
- Chức năng nhà nước là phương tiện thực hiện nhiệm vụ của nhà nước.
Một chức năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc; Một nhiệm vụ có thể được thực hiện bởi
nhiều chức năng.
Ví dụ, nhiệm vụ giữ trật tư, an toàn xã hội đòi hỏi hoạt động trấn áp, cưỡng chế, mang hình thức
pháp lý trong khi nhiệm vụ nâng cao đời sống văn hoá, nếp sống văn minh đòi hỏi phương pháp thực
hiện mang tính giáo dục, thuyết phục.
Chức năng ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, giữa nhiệm vụ và chức năng có mối liên hệ chặc chẽ tác động qua lại lẫn nhau. Tùy vào
nhiệm vụ mà chức năng thực hiện trước hay sau.
7./ Theo khái niệm và các dấu hiệu của nhà nước, liên minh các quốc gia có thỏa mãn các dấu
hiệu này không ?
Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của nhà nước:
Nhà nước có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có bộ máy cưỡng chế, quản lý những công
việc chung của xã hội.
Nhà nước có quyền quản lý dân cư, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính.
Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng
pháp luật.
Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế.
Như vậy, nhà nước liên minh không thỏa mản các dấu hiệu của một nhà nước. Tuy nhiên các liên

minh này phải chịu quản lý hiệp ước của nhà nước liên minh và pháp luật riêng của mỗi quốc gia
trong liên minh.
8./ Theo (anh chị) mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện hay Quốc hội nên là kìm chế đối
trọng hay kiểm tra giám sát?
Theo nguyên tắc phân quyền thì quyền lực nhà nước được phân thành các bộ phận khác nhau và
giao cho cơ quan khác nhau nắm giữ như: quyền lập pháp giao cho nghị viện, hành pháp giao cho
chính phủ và tư pháp giao cho tòa án. Các nhánh quyền lực này phải hoạt động theo cơ chế “kiềm chế
và đối trọng” lẫn nhau. Mỗi cơ quan vừa đảm nhận nhánh quyền lực độc lập, vừa kiểm soát các chánh
quyền lực còn lại nhằm đảm bảo quyền lực trong trạng thái cân bằng và không có cơ quan nào có
quyền lực tối cao.
Vì vậy, mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện hay Quốc hội phải vừa kiềm chế đối trọng lẫn
nhau, vừa kiểm tra giám sát lẫn nhau để tránh quyền lực tập trung vào 1 người hay cơ quan nào hay
kiềm chế, triệt tiêu lẫn nhau dẫn đến quyền lực của nhân dân không được đảm bảo.
9./ Phân biệt hình thức cấu trúc nhà nước liên bang và hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất.
Hình thức cấu trúc nhà nước liên
bang

Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất


+ Thiết lập từ hai hay nhiều quốc gia + Là nhà nước có chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn
thành viên.
thống nhất.
+ Nhà nước liên bang có chủ quyền + Các bộ phận hợp thành nhà nước là các đơn vị hành
chung và các thành viên có chủ quyền chính lãnh thổ không có chủ quyền riêng.
riêng.
+ Có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung
+ Có hai hệ thống cơ quan nhà nước, ương đến địa phương.
hai hệ thống pháp luật và công dân + Có một hệ thống pháp luật thống nhất và công dân
mang hai quốc tịch.

mang một quốc tịch.
10./ So sánh vai trò của thủ tướng chính phủ trong chính thể cộng hòa đại nghị và cộng hòa
hỗn hợp ?
Thủ tướng chính phủ trong chính thể
cộng hòa đại nghị

Thủ tướng chính phủ trong chính thể cộng hòa
hỗn hợp

+ Thủ tướng đứng đầu chính phủ và phải chịu + Thủ tướng đứng đầu chính phủ (giống cộng hòa đại
trách nhiệm trước nghị viện.
nghị).
+ Chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị + Tổng thống là người hoạch định chính sách quốc gia
viện (phụ thuộc vào kết qủa bầu cử các đảng còn thủ tướng và các bộ trưởng thi hành các chính sách
phái chính trị) và do thủ tướng đứng đầu.
này.
+ Chính phủ không chịu trách nhiệm trước tổng + Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện (giống
thống mà chịu trách nhiệm trước nghị viện
cộng hòa đại nghị), nghị viện chỉ có thể bỏ phiếu tín
nhiệm với thủ tướng chứ không phải là tập thể chính phủ.

11./ Tại sao nói Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn là nhà nước nguyên nghĩa mà chỉ là nửa
nhà nước?
Bởi vì, Khác với các giai cấp trước kia, giai cấp vô sản sau khi trở thành giai cấp thống trị,
nắm trong tay quyền lực nhà nước, không có mục đích dùng nhà nước đề duy trì mãi địa vị thống trị
của mình, mà là để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, xóa bỏ mọi sự áp bức bóc lột và mọi sự
thống trị giai cấp.
Trong quá trình tổ chức và thực thi quyền lực giai cấp vô sản thực hiện sự liên minh với mọi
lực lượng lao động của xã hội để thiết lập những nguyên tắc và cơ chế vận hành quyền lực nhà nước
dựa trên cơ sở quyền lực nhân dân, không ngừng mở rộng dân chủ và phát huy vai trò làm chủ của

nhân dân.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa càng phát triển cao thì tính chất xã hội của nó càng mở rộng. Đến
một giai đoạn nhất định của lịch sử, khi những điều kiện xã hội đã thay đổi, cơ sở tồn tại của nhà
nước không còn nữa thì nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ "tự tiêu vong", nhường chỗ cho sự phát triển
của một tổ chức tự quản mạnh mẽ, dựa hoàn toàn trên cơ sở của quyền lực nhân dân rộng rãi và hòa
nhập với xã hội.
Vì vậy, NN Xã hội chủ nghĩa là “một nửa nhà nước”, NN “không còn nguyên nghĩa” hay “nhả
nước tiêu vong”. Bởi nhà nước nguyên nghĩa, đúng nghĩa là nhà nước luôn tự bảo vệ cơ sở giai cấp
của nó, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, duy trì tình trạng áp bức giai cấp.
12./ Trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về học thuyết nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền là NN mà trong đó mọi chủ thể (kể cả nhà nước) đều tuân thủ nghiêm
chỉnh, chịu phục tùng pháp luật - một hệ thống pháp luật có tính pháp lý cao, là đại lượng công bằng,
hợp lý, mang tính lý trí, thể hiện đầy đủ những giá trị cao cả nhất của xã hội, của con người.


Ý nghĩa của pháp quyền:
• Thứ nhất, pháp quyền là quyền lực của pháp luật, pháp luật là công cụ điều chỉnh quyền lực NN.
• Thứ hai, pháp quyền yêu cầu sự bình đẳng trước pháp luật giữa các chủ thể.
• Thứ ba, PQ` yêu cầu thẩm quyền tài phán phải tuân theo thủ tục tố tụng đã được ấn định trước.
Hệ thống pháp lý bắt buộc phải có một bộ luật về thủ tục thống nhất.
• Luật phải công bằng và thủ tục phải được định trước.
• Luật phải được áp dụng một cách trong sáng.
• Luật phải được áp dụng một cách nhất quán.
Dấu hiện cơ bản về nhà nước pháp quyền
• Thứ nhất, nhà nước quản lý bằng pháp luật và pháp luật là công cụ quan trọng nhất trong việc
điều chỉnh các quan hệ xã hội.
• Thứ hai, nhà nước phải bị hạn chế bằng pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
• Thứ ba, nội dung và tính chất của pháp luật phải tiến bộ. Pháp luật phải là sự thể hiện ý chí của
toàn thể nhân dân và pháp luật phải là dân chủ và tiến bộ.
Một trong những cơ chế quan trọng nhất bảo vệ tính tối cao của pháp luật chính là các cơ quan

tư pháp và sự độc lập của tư pháp hay nói cách khác, để đảm bảo tính tối thượng của pháp luật, hiến
pháp và pháp luật cần phải được bảo vệ.



×