Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

SKKN Nhật ký đọc sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 52 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN
1. Họ và tên người đăng ký: Cao Thị Thu Hồng
2.
3.
4.
5.

Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trung Trực
Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: giảng dạy môn Ngữ văn
Tên đề tài sáng kiến: Sử dụng bài tập Nhật ký đọc sách trong dạy học Ngữ văn
nhằm phát triển đồng thời bốn kĩ năng đọc – viết – nghe – nói cho học sinh

THPT.
6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Giải pháp kỹ thuật
7.

Tóm tắt nội dung sáng kiến:
Mục tiêu của môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông là hình thành và phát triển
cho học sinh các năng lực giao tiếp cơ bản như nghe, nói, đọc, viết. Các kỹ năng này
có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, các
giáo viên Ngữ văn vẫn hay tách rời các kỹ năng này theo từng phân môn. Điều đó
khiến cho tri thức của các phân môn trở nên rời rạc, không liên kết và việc hình thành
kỹ năng cho người học cũng không toàn diện. Sáng kiến này giới thiệu dạy học kết
hợp giữa đọc và viết khi dạy đọc hiểu văn bản Ngữ văn trong chương trình THPT

8.
-


nhằm hướng đến mục tiêu phát triển năng lực đọc và viết, nghe và nói cho học sinh.
Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng:
Năm học 2015 – 2016, HKI - ở khối lớp 10 (10A3, 10A5).
Năm học 2016 – 2017, ở khối lớp 12 (lớp 12A2, 12A5, 12A7).
Năm học 2017- 2018, ở khối lớp 12 (A1, A5, A9) và lớp 11A4

9.
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Trình độ chuyên môn: Giáo viên dạy lớp có kinh nghiệm từ 5 năm, có trình độ đạt
chuẩn chuyên môn đào tạo (Đại học sư phạm trở lên)
- Cơ sở vật chất: lớp học bình thường.
- Đối tượng thực hiện: Học sinh học chương trình chuẩn.
10.
Đơn vị áp dụng sáng kiến: trường THPT Nguyễn Trung Trực
11.

Kết quả đạt được:
1


Quá trình nghiên cứu cho thấy nhật kí đọc sách có vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy khả năng sáng tạo, chủ động tích cực ở học sinh. Những bài tập nhật kí đọc
sách tưởng như dạng câu hỏi quen thuộc như Trình tự sự kiện, học sinh không chỉ
dừng lại ở những gạch đầu dòng liệt kê mà hình thành được một sơ đồ thú vị. Còn
dạng bài tập Điểm sách/Phê bình hay Quan điểm hình thành cho các em năng lực tư
duy phê phán đánh giá, thể hiện ý kiến cá nhân của bản thân. Có thể những ý kiến của
các em nhiều khi còn gượng ép, ngô nghê nhưng đó là bước đầu cho các em thể hiện
chính mình… Ngoài ra, những dạng bài tập khác của bài tập nhật kí đọc sách đều có
vai trò riêng của mình trong việc phát triển năng lực giải mã tưởng tượng và kiến tạo

kiến thức cho học sinh. Việc học sinh chuẩn bị bài tập nhật kí ở nhà, đến lớp thảo
luận, nộp NKĐS cho giáo viên có tác dụng trong việc mở rộng diện giao tiếp với tác
phẩm văn học, khắc sâu mẫu bài tập nhật kí cũng như văn bản vào tâm trí các em.
Không chỉ thế, việc ghi nhật kí giúp các em rất nhiều trong việc phát triển đồng thời
bốn kĩ năng đọc - viết - nghe - nói. Với một hệ thống bài tập đa dạng, tác phẩm được
soi chiếu trên nhiều phương diện, giúp học sinh có cơ sở toàn diện để đọc hiểu một
văn bản dù là tự sự hay trữ tình. Thêm nữa, quá trình thảo luận về nhật kí ghi chép,
học sinh sẽ được nghe những nguồn ý kiến khác nhau giúp các em có cái nhìn đa
chiều về tác phẩm, kích thích hứng thú sáng tạo của học sinh.
An Giang, ngày 05 tháng 03 năm 2017
Tác giả
(họ, tên, chữ ký)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường THPT Nguyễn Trung Trực

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Giang, ngày 05 tháng 03 năm 2018

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp,
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
2


I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Cao Thị Thu Hồng


Nam, nữ: Nữ

- Ngày tháng năm sinh: 16/ 02/ 1982
- Nơi thường trú: tổ 5, khóm III, đường Nam kỳ khởi nghĩa, thị trấn Tri
Tôn, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang
- Đơn vị công tác: trường THPT Nguyễn Trung Trực
- Chức vụ hiện nay: tổ phó chuyên môn
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ – Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn
Văn và Tiếng việt
- Lĩnh vực công tác: giảng dạy Ngữ văn
II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
Tổng số CB-GV-VN là 89 biên chế, 01 hợp đồng (kế toán), trong đó:
BGH

Toán

4

9

Lý CN Hóa
10

7

Sinh
CN
8

Văn


Sử

10

5

Địa
GD
7

Anh
10

Tin
học
5

TD
QP
6

Văn
phòng
9

Cơ sở vật chất: tổng diện tích toàn trường 15.396,4m2. Tổng số phòng hiện có 57
phòng, trong đó:
Phòng BGH: 01
Phòng học: 46 (có 33 phòng được trang bị Ti vi từ 42 in đến 52 in để phục vụ

giảng dạy)
Phòng TNTH: 03; -Phòng tin học: 02;
Phòng tiếng Anh: 01; -Phòng thư viện: 01
Phòng hành chính: 01; -Phòng đoàn: 01; -Phòng phát thành: 01
Kết quả thực hiện một số hoạt động nổi bật năm học 2016 – 2017
+ Kết quả xếp loại học lực từ trung bình trở lên sau khi thi lại là 93.15%.
+ Kết quả xếp loại hạnh kiểm từ trung trình trở lên sau rèn luyện hè: 99.91%.
+ Học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh: 2B, 8C. (tăng 6 giải; 2015-2016: 1B, 3C)
+ Học sinh giỏi giải máy tính bỏ túi: 1B, 1C.
+ Số lượng học sinh dự thi là 280, tỉ lệ TN THPT Quốc gia 2017 là 100% cao hơn so
với năm học trước gần 08%.

3


+ GV dạy giỏi cấp trường: 19/77, tỉ lệ 24,68% (tăng 10,68%; 2015-2016:
11/79=14%)
+ Thiết kế bài giảng e-Learning cấp tỉnh: 1B, 2C.
+ Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV trung học: 1B tỉnh, 1C cấp quốc gia.
+ Sáng kiến kinh nghiệm cấp trường: 9A, 13B, 15C; sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh:
3B, 3C (giải B tăng; 2015-2016: 1B, 5C).
- Tên sáng kiến:
Sử dụng bài tập Nhật ký đọc sách trong dạy học Ngữ văn nhằm phát triển đồng
thời bốn kĩ năng đọc – viết – nghe – nói cho học sinh THPT.
- Lĩnh vực: giải pháp kỹ thuật

III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến
1.

Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến

Dạy học Văn ở trường phổ thông hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức lớn.
Chương trình sách giáo khoa phổ thông nặng về tích lũy kiến thức, trong khi để phù
hợp với xu hướng của giáo dục tiên tiến thế giới thì cần hình thành kĩ năng, phát triển
năng lực cho học sinh. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc đọc hiểu văn bản văn
học chưa được chú trọng hoặc chưa có những phương pháp tìm hiểu đúng đắn, phù
hợp với đối tượng học sinh. Hầu như, việc đọc hiểu chỉ dừng lại ở việc giáo viên bình
giảng tác phẩm, học sinh lắng nghe và kiến thức học sinh thu được chỉ gói gọn trong
những điều giáo viên truyền giảng. Thực hiện hoạt động khảo sát đầu năm (ở ba lớp
12A1, 12A5, 12A9) với câu hỏi “Em có thích học môn Ngữ văn không?” có đến
42/103 trả lời không, với nhiều lí do. Xuất phát từ nhu cầu đó cho thấy người giáo
viên dạy Văn trong xu hướng giáo dục mới cần “phải suy nghĩ, phải tìm tòi, phải
sáng tạo, phải xây dựng một phương pháp dạy học văn thích hợp đem lại hiệu quả
tốt”( Phạm Văn Đồng) để HS hứng thú và yêu thích hơn đối với môn học. Thực tế
giảng dạy cho thấy, nhiều giáo viên chưa hoàn toàn trao quyền đọc hiểu văn bản cho
học sinh, vẫn còn tình trạng giáo viên nghĩ thay, cảm thay cho học sinh. Trong khi đó,
4


điều kiện tiên quyết để một giờ đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông có hiệu
quả cao là người học phải đọc văn bản ở nhà trước khi đến lớp. Tuy nhiên, không ít
học sinh không đọc văn bản, không soạn bài trước khi đến lớp hoặc soạn theo kiểu
đối phó, chép trong các sách Giải bài tập Ngữ văn. Khi đứng trước một tác phẩm văn
chương, các em thường lúng túng không biết phải tiến hành đọc hiểu như thế nào.
Các em cảm nhận một cách mơ hồ, hời hợt, phiến diện. Các em thường chỉ nói lên
được nội dung tác phẩm một cách chung chung. Trong quá trình học tập để phát triển
chuyên môn tôi được biết đến dạng bài tập Nhật kí đọc sách, một dạng bài tập khá
thú vị và thật sự đã gây hứng thú rất nhiều cho người học trong giờ đọc hiểu tác phẩm
văn chương. Rất nhiều giáo viên đồng ý rằng, trong một, hai tiết học, học sinh khó có
thể cảm nhận một cách sâu sắc những vấn đề được bàn đến trong tác phẩm văn
chương, việc tổ chức cho học sinh ghi nhật kí học tập sẽ tạo điều kiện cho học sinh

tiếp nhận văn bản, có thời gian để suy ngẫm để hiểu sâu sắc hơn văn bản. Đồng thời,
qua hoạt động ghi chép theo hệ thống bài tập trong Nhật kí đọc sách, học sinh sẽ hình
thành kĩ năng đọc hiểu văn bản văn chương. Từ văn bản viết ở nhà kết hợp với quá
trình trao đổi trên lớp, học sinh sẽ mạnh dạn phát biểu trao đổi. (Đọc -> Viết điều
mình hiểu/ nghĩ -> trao đổi với bạn – Nghe -> Phản hồi – Nói).
Xuất phát từ những yêu cầu mới về mục tiêu giáo dục của bộ môn Ngữ văn ở
trường phổ thông nói chung và hoạt động dạy đọc hiểu văn bản nói riêng, tôi đã
nghiên cứu và “Sử dụng bài tập Nhật ký đọc sách trong dạy học Ngữ văn nhằm
phát triển đồng thời bốn kĩ năng đọc – viết – nghe – nói cho học sinh THPT”. Bởi
tôi nhận thấy dạng bài tập này có thể mang đến những hiệu quả tính cực và có tính
khả thi nhằm phát triển đồng thời cả bốn kĩ năng đọc – viết – nghe – nói, giúp học
sinh hứng thú và yêu thích môn Ngữ Văn hơn.
2.

Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Chương trình dạy học Ngữ văn sau năm 2018 sẽ chuyển trọng tâm của việc dạy
học văn từ tiếp cận nội dung (quan tâm đến việc cung cấp nhiều kiến thức cho học
sinh, chưa chú trọng phát triển năng lực cho người học) sang phát triển năng lực đọc.
5


Hiện nay, đa số học sinh rất ít đọc. Số còn lại có đọc nhưng chỉ đối phó với việc kiểm
tra chuẩn bị bài mà chưa xuất phát từ nhu cầu tự nhiên, niềm yêu thích cũng như đam
mê thật sự của bản thân. Đó cũng là điều hầu hết giáo viên trong quá trình dạy học
Văn ở trường phổ thông không khỏi băn khoăn, trăn trở. Trong dạy học Ngữ văn, đặc
biệt là dạy đọc hiểu văn bản, giáo viên cần phải thiết kế hoạt động học tập cho học
sinh và tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập một cách tích cực tự
giác. Hiểu không phải là sản phẩm trực tiếp của hoạt động đọc. Không phải cứ đọc là
hiểu. Chỉ ở nhà trường, việc học cách đọc, cách hiểu mới được tổ chức một cách bài
bản, theo quy trình khoa học. Đọc hiểu văn bản phải được nhìn và xử lí từ hoạt động

học tập của học sinh để mỗi học sinh học văn biết cách tự đọc, tự hiểu văn bản. Từ
đó, góp phần hình thành phẩm chất và phát triển năng lực học sinh không chỉ trong
quá trình học tập mà còn có thể vận dụng trong trong đời sống.
Môn Ngữ văn là một trong những môn học quan trọng xuyên suốt 12 năm của
Chương trình giáo dục phổ thông. Vì vậy, nội dung môn Ngữ văn sẽ được đổi mới
như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm.Trong chương trình dạy học mới
môn Ngữ văn sẽ được đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung cách xây dựng chương
trình cho tới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm hướng
tới hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Về mục tiêu môn học,
điểm khác biệt lớn nhất của chương trình lần này chính là coi trọng năng lực giao
tiếp (với 4 kỹ năng chính là đọc, viết, nói và nghe). Về phương pháp giảng dạy, môn
Ngữ văn sẽ chuyển từ việc GV giảng về tác phẩm là chính sang việc GV trở thành
người tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm là chính để học sinh biết cách đọc
và có thể tự đọc. Nói cách khác, thay vì giáo viên giảng cho HS về các tác phẩm thì
với chương trình môn Ngữ văn mới, GV chỉ trang bị cho học sinh phương pháp tiếp
cận tác phẩm thông qua ngữ liệu mẫu. Đây sẽ là một yêu cầu mới về phương pháp
giảng dạy đối với môn Ngữ văn.
Mục tiêu của việc đánh giá sẽ được điều chỉnh theo hướng trước hết là giúp giáo
viên và nhà trường nắm được năng lực của từng học sinh, biết được học sinh của
mình đang ở đâu và tiến bộ như thế nào qua từng giai đoạn, sau đó mới nhằm đến
6


việc cho điểm để xếp loại, khích lệ, khen thưởng. Hình thức và nội dung đánh giá là
tất cả những cách thức có thể phục vụ cho việc đánh giá năng lực đọc, viết, nói, nghe,
năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của học sinh. Thậm chí, cách viết nhật ký, sổ tay
văn học, Facebook của học sinh cũng có thể là một “sản phẩm” để xem xét, đánh giá.
Các câu hỏi đánh giá không kiểm tra trí nhớ của các em về những kiến thức hay nội
dung cụ thể mà phải dựa vào hệ thống các yêu cầu cần đạt đối với đọc, viết, nói và
nghe. Đề kiểm tra cũng sẽ hướng tới việc coi trọng sự sáng tạo từ ý tưởng đến cách

thể hiện, chống sao chép (văn mẫu), không kiểm tra vào các văn bản, tác phẩm đã
học (nhất là với các kỳ kiểm tra cuối lớp, cuối cấp) mà kiểm tra những văn bản - tác
phẩm tương tự nhưng chưa được học để khuyến khích khả năng sáng tạo của học
sinh.
NKĐS gồm 10 mẫu bài tập hướng dẫn HS đọc và ghi lại những gì đã đọc. Các
BT trong NKĐS có mấy đặc điểm sau:
-

Chú trọng khơi gợi năng lực tưởng tượng của người đọc, khả năng thể hiện

những gì mình tưởng tượng thành hình ảnh (BT Hình ảnh, Hồ sơ nhân vật).
-

Khuyến khích vai trò kiến tạo nghĩa của người đọc, năng lực tưởng tượng khi

yêu cầu người đọc đặt mình vào vị trí của một nhân vật mà tác giả ít miêu tả trong
văn bản để thể hiện quan điểm của chính người đọc về nhân vật (BT Quan điểm)
hoặc yêu cầu người đọc giải thích ý nghĩa văn bản theo cách nhìn của bản thân (BT
Giải thích).
-

Khơi gợi kí ức, kinh nghiệm sống của người đọc, sử dụng kinh nghiệm của

bản thân để hiểu văn bản (BT Bản thân và truyện).
-

Phát triển tư duy phê phán cho người đọc, giúp người đọc nhìn nhận những

thành công và hạn chế của văn bản (BT Điểm sách).
-


Phát triển năng lực giải mã văn bản cho người đọc qua việc yêu cầu người

đọc tìm những từ hay, những đoạn đặc sắc của văn bản đồng thời phát triển vốn từ,

7


khả năng sử dụng các từ đã học trong văn bản (BT Từ hay, Nghệ thuật và thủ pháp
đặc biệt của tác giả, Phần đặc sắc của truyện).
Các BT này không phải là những câu hỏi định hướng cho người học hiểu văn bản
một cách cụ thể như những câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài của SGK Ngữ văn
phổ thông mà là những gợi ý để người đọc thực hiện các hoạt động mà họ cần phải sử
dụng khi đọc bất kì văn bản văn chương nào: tưởng tượng, giải mã, kiến tạo nghĩa…
Khuyến khích người học sử dụng NKĐS để giao tiếp, chia sẻ với bạn cùng nhóm.
Với mỗi văn bản, người học luân phiên thực hiện một BT khác nhau để tạo điều kiện
cho mỗi HS được lần lượt thử nghiệm các vai trò khác nhau trong quá trình đọc.

3.

Nội dung sáng kiến (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ
chức..)

3.1 Tiến trình thực hiện
3.1.1 Hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm và soạn bài ở nhà
Tầm quan trọng của việc soạn bài ở nhà
Đây là một khâu rất quan trọng trong tiến trình học của HS. Môn Ngữ văn cũng thế.
Việc đọc văn bản và soạn bài trước khi đến lớp giúp HS định hình được kiến thức, nhờ
đó HS dễ dàng tiếp thu hơn, hiểu rõ bài hơn, sâu hơn và lâu hơn.
Các biện pháp hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà

Vận dụng phương pháp truyền thống, là yều cầu HS trả lời câu hỏi trong phần Hướng
dẫn học bài sau mỗi văn bản của SGK. Đây là những câu hỏi xoáy vào trọng tâm bài
học. Trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài sau mỗi văn bản của SGK. Sau mỗi
văn bản văn chương là một số câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. Có khoảng 4
hoặc 5 câu. Những câu hỏi tập trung hướng vào những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất
của tác phẩm, những nội dung trọng tâm nhất, giúp HS dần dần khám phá chủ đề tư
tưởng của tác phẩm. Mỗi học sinh sẽ trả lời tất cả các câu hỏi trong hướng dẫn. Đến lớp
HS vận dụng những gì đã chuẩn bị để tham gia xây dựng bài. Đây là biện pháp chung
mà GV sử dụng để yêu cầu HS chuẩn bị bài.
8


Ưu điểm: Các câu hỏi tập trung vào những chi tiết quan trọng nhất làm bật lên chủ tư
tưởng tác phẩm. Điều đó giúp HS dễ dàng nắm được nội dung chính của bài học.
Hạn chế: Đáp án có trong những sách học tốt bán đầy trên thị trường sách tham khảo.
HS dễ dàng mua và ghi chép nguyên xi. HS không cần động não cũng có bài soạn chỉnh
chu.
Hậu quả: HS lệ thuộc sách tham khảo, lười suy nghĩ, không phát triển được tư duy
đồng sáng tạo. Mỗi phần hướng dẫn chỉ được áp dụng với một văn bản tương ứng. Do
đó khi gặp một văn bản khác, nếu không có phần Hướng dẫn học bài, các em sẽ lúng
túng không biết khám phá văn bản như thế nào.
Tuy nhiên, HS có thể soạn bài bằng cách viết NKĐS theo những gợi ý sẵn có. Mỗi
cách thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Viết NKĐS. Đây là một phần của câu
lạc bộ đọc sách mà Taffy E.Raphael và Elfrieda H.Hiebert (1996) đã giới thiệu trong
cuốn Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản, NXB ĐHSP. Trong đó có 10 mẫu bài tập để
hướng dẫn HS đọc hiểu tất cả các văn bản. Đây không phải là những câu hỏi hướng vào
những chi tiết cụ thể. Những gợi ý này hướng vào các kĩ năng đọc hiểu như: giải mã văn
bản , tưởng tượng, kiến tạo nghĩa , tư duy phê phán…
Ưu điểm: Những bài tập này là những gợi ý hướng vào các kĩ năng đọc hiểu văn bản.
Từ đó, HS có thể hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu. Các em dễ dàng vận dụng

để đọc hiểu tất cả các văn bản.
Hạn chế: Đòi hỏi HS đầu tư nhiều thời gian cho việc chuẩn bị.
So sánh hai cách thức soạn bài này, chúng ta thấy mỗi cách làm có những ưu điểm và
hạn chế nhất định. Tuy nhiên, với hình thức ghi NKĐS, HS sẽ có cơ hội tham khảo
những tài liệu khác nhau. Đồng thời, những bài tập này giúp HS biết cần phải thực hiện
những thao tác nào để hiểu và cảm thụ một văn bản văn học, hình thành kỹ năng đọc
hiểu văn bản, ghi chép những hiểu biết đó để có thể đến lớp chia sẻ và phản hồi cùng các
bạn học. Đến khi rời ghế nhà trường, các em có thể vận dụng nó vào quá trình tiếp nhận
bất kì một tác phẩm văn học nào.
3.1.2 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bài tập Nhật ký đọc sách
Khái niệm Nhật ký đọc sách
9


Nhật ký đọc sách (NKĐS) hiểu theo nghĩa thông thường là những ghi chép hàng
ngày về những điều mà người đọc tiếp nhận được từ sách. Học sinh có thể ghi lại những
suy nghĩ của mình vào những tờ giấy rời, giấy gắn vào sách, vào một cuốn vở hoặc
những hình thức khác có thể lưu giữ, đọc lại và chỉnh sửa sau thời gian đọc lần đầu tiên.
Ngoài ra, trong thời đại công nghệ thông tin đem đến nhiều tiện ích cho con người,
NKĐS của học sinh còn có thể được đánh máy lại, lưu trên các trang thông tin điện tử,…
NKĐS khác nhật kí đời tư ở chỗ: người viết nhật kí về cuốn sách đã đọc hoàn toàn
có thể chia sẻ và thảo luận với mọi người. Đó là nơi học sinh ghi chép lại ý tưởng, cảm
xúc, suy nghĩ, đánh giá, kinh nghiệm sống, tưởng tượng,… để trao đổi và thảo luận cùng
các bạn khi đến lớp.
Đặc điểm của Nhật ký đọc sách
Mỗi bài tập trong NKĐS được người đọc luân phiên thực hiện để rèn luyện các kỹ
năng khác nhau trong suốt quá trình đọc. Đặc điểm của 10 bài tập trong NKĐS được thể
hiện cụ thể như sau:
- Hình ảnh: “Mỗi khi đọc, tôi phải lưu giữ một hình ảnh trong suy nghĩ về tác
phẩm. Tôi có thể vẽ nó ra trong nhật ký đọc sách và chia sẻ với các bạn trong nhóm. Khi

vẽ hình, tôi cần chú thích để ghi nhớ hình ảnh đó từ đâu đến, điều gì làm tôi nghĩ ra nó,
và tại sao tôi lại muốn vẽ hình ảnh đó”. Bài tập này giúp học sinh thể hiện sự liên tưởng,
tưởng tượng của mình bằng hình ảnh về một vấn đề trong câu chuyện mà mình tâm đắc
và ấn tượng sau khi đọc. Học sinh vẽ hình ảnh đó trong một bức tranh cụ thể. Học sinh
thuyết minh ngắn gọn tại sao mình lại liên tưởng, tưởng tượng ra hình ảnh đó khi đọc
sách. Phần giải thích này có thể ghi chú trực tiếp trên hình ảnh hoặc phía sau tranh. Học
sinh mang tranh vào lớp để trao đổi, chia sẻ và thảo luận cùng với các bạn trong nhóm
và giữa các nhóm trong lớp.
-

Từ hay: “Tìm ra những từ thực hay/ các từ mới, ngộ nghĩnh có khả năng miêu

tả cao mà tôi muốn sử dụng khi viết; các từ dễ nhầm lẫn,… Viết ra và chia sẻ trong
nhóm. Tôi cũng ghi chú lý do chọn những từ này và số trang chúng xuất hiện để dễ tìm
lại chúng”. Sau khi đọc, học sinh tự do tìm ra những từ ngữ mà mình cảm thấy thú vị,
10


những từ ngữ mà bản thân còn cảm thấy khó hiểu. Đối với từ hay, học sinh giải thích
bằng cách ghi chú lý do mình thích. Đối với từ mới, ngộ nghĩnh, học sinh không tự giải
thích được thì có thể tra cứu hoặc nêu cảm nhận riêng của mình về nó. Đối với từ khó,
học sinh sẽ ghi lại vị trí dòng, số trang để dễ tìm và chia sẻ với nhóm khi đến lớp.
- Hồ sơ nhân vật (tâm trạng nhân vật): “Nghĩ về một nhân vật yêu thích/lý thú
hoặc không thích. Vẽ sơ đồ thể hiện cách thức tôi nghĩ về hình dáng, hành động, cách cư
xử, điểm thú vị hay nổi bật của nhân vật đó”. Học sinh chọn một nhân vật mà mình yêu
thích và vẽ sơ đồ về nhân vật đó. Sơ đồ có thể được thể hiện bằng nhiều cách thức khác
nhau, từ đơn giản đến chi tiết. Đó có thể là sơ đồ cây thư mục, hình dung về nhân vật
bằng hình ảnh cụ thể trong bức tranh kèm chú thích hoặc sơ đồ tư duy. Tùy năng lực,
học sinh có thể chọn cách thức thể hiện sự yêu thích của mình về nhân vật bằng nhiều
cách. Đối với nhân vật mình không thích, học sinh có thể vẽ hình ảnh, sơ đồ và ghi chú

đặc điểm về nhân vật mà mình không thích. Nhân vật không thích qua suy nghĩ của học
sinh có thể là một hình dáng không cân đối, xấu xí; cách cư xử thô lỗ,…Đối với học sinh
không có năng lực tưởng tượng, năng khiếu vẽ hoặc sơ đồ hóa kiến thức, học sinh có thể
sử dụng ngôn ngữ để thuyết minh và chia sẻ trên lớp về nhân vật.
- Trình tự sự kiện: “Đôi khi trật tự các sự kiện trong tác phẩm tỏ ra đáng ghi
nhớ. Tôi có thể vẽ một sơ đồ chuỗi các hành động và giải thích vì sao trật tự đó đáng
nhớ”. Bài tập này giúp học sinh hệ thống các thông tin, sự kiện mà mình đọc được thành
một sơ đồ dễ nhớ. Học sinh cần phải tóm tắt các thông tin, sự kiện chính và thể hiện
bằng các hình thức như sơ đồ cây thư mục, sơ đồ tư duy,…Việc giải thích trình tự sự
kiện trong truyện đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ, tìm chính xác các sự kiện quan trọng, sắp
xếp chúng đúng diễn tiến của câu chuyện, mạch cảm xúc, nội dung sách đã đọc.
- Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả: “Đôi khi tác giả sử dụng từ ngữ
đặc biệt, khắc họa rõ nét chúng trong đầu người đọc, làm tôi ước viết được như vậy. Tác
giả dùng ngôn ngữ vui nhộn, viết những cuộc đối thoại thực hay… Trong nhật ký đọc
sách, tôi sẽ ghi lại các ví dụ về những điều đặc biệt như thế mà tác giả đã dùng trong
truyện”. Học sinh tìm ra những từ ngữ, hình thức nghệ thuật đặc biệt về cách xây dựng
nhân vật, các biện pháp tu từ, giọng điệu,… độc đáo và ghi lại trong nhật ký của mình.
11


Học sinh có thể chú thích và giải thích theo cách hiểu của mình về tác dụng của việc tác
giả đã sử dụng các nghệ thuật đó. Các ví dụ ghi lại có thể là một cụm từ, câu văn hay,
đoạn văn ấn tượng mà học sinh cần ghi nhớ để dễ dàng chia sẻ với các bạn trong nhóm
nhằm nâng cao vốn từ và rèn cách diễn đạt của bản thân. Bài tập này có thể kết hợp với
bài tập về Từ hay hoặc bài tập Phần đặc sắc của truyện.
- Điểm sách/ phê bình: “Khi đọc, đôi lúc tôi tự nghĩ “Hoàn toàn tuyệt vời!” Có
lúc tôi nghĩ: “Nếu là tác giả, tôi sẽ viết khác hơn”. Tôi sẽ ghi ra những điểm hay của tác
giả và những nhược điểm cần khắc phục”. Học sinh nêu đánh giá của mình về ưu và
nhược điểm của sách. Đó có thể là đánh giá, nhận xét về cái hay của nội dung, tư tưởng,
ý nghĩa; cái đẹp về hình thức nghệ thuật; tài năng của tác giả. Đó có thể là phê bình về

những hạn chế của sách. Học sinh cần nêu rõ lý do tại sao mình thấy sách hay, chuyện
hay và nêu những phương hướng cụ thể cần khắc phục nhược điểm.
- Phần đặc sắc của truyện: “Tôi sẽ ghi lại số trang để nhớ đâu là đoạn đặc sắc
của câu chuyện. Ghi các từ mở đầu, và các từ kết thúc của đoạn này để gợi nhớ và chia
sẻ trong nhóm. Sau đó, giải thích tại sao tôi cho rằng câu đó thú vị và đặc biệt”. Học sinh
chọn một câu văn, đoạn văn mình yêu thích và ghi chú vị trí dòng, số trang để ghi nhớ và
dễ tìm. Các ghi chú này kèm phần giải thích tại sao đoạn đó lại đặc sắc và ấn tượng với
mình. Bài tập này có thể kết hợp với bài tập điểm sách, phê bình; nghệ thuật và thủ pháp
đặc biệt.
- Bản thân và tác phẩm: “Đôi lúc những gì đọc được về nhân vật hay sự kiện nào
đó khiến tôi nghĩ về cuộc sống cá nhân mình. Tôi sẽ viết trong nhật ký và kể lại cho các
bạn về việc nhân vật, sự kiện, hay ý tưởng nào đó đã làm cho tôi suy nghĩ về cuộc đời
của mình”. Học sinh sử dụng kinh nghiệm bản thân về con người, cuộc sống, cách ứng
xử, …để làm bài tập này. Những kinh nghiệm học sinh đã trải qua trước đó giúp học
sinh hiểu sâu về câu chuyện. Học sinh cũng có thể liên hệ ngược lại, tức là từ câu
chuyện, sách mình đọc để hiểu thêm về con người, cuộc sống xung quanh mình. Bài tập
này là sự kết nối giữa kinh nghiệm đã có và sách, giữa sách và kinh nghiệm sẽ có. Bài
tập này học sinh cũng cần ghi chú lại để chia sẻ, kể lại cho các bạn trên lớp học.

12


- Giải thích: “Khi đọc, tôi suy nghĩ xem tác giả muốn nói với tôi điều gì, muốn
tôi ghi nhớ điều gì qua câu chuyện. Tôi có thể viết ra cách giải thích của mình trong nhật
ký và chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó. Tôi cần lắng nghe cách giải thích của các
bạn khác để so sánh các điểm giống nhau, tương tự, và khác nhau”. Học sinh làm bài tập
này để giải thích ý nghĩa văn bản theo cách nhìn của bản thân. Bài tập giúp học sinh có
thể tự kiến tạo nghĩa cho văn bản một cách độc lập và sáng tạo. Mỗi học sinh sẽ rút ra ý
nghĩa khác nhau sau khi đọc văn bản và việc chia sẻ trên lớp sẽ giúp học sinh học tập và
bổ sung những cách hiểu mới.

- Quan điểm: “Đôi khi đọc về một nhân vật, tôi nghĩ tác giả đã không xem xét
các quan điểm hay ý kiến nào đó. Trong nhật ký, tôi có thể viết ra quan điểm của nhân
vật mà tác giả đã không đề cập tới”. Học sinh tưởng tượng, tự đặt mình vào vị trí của
một nhân vật mà tác giả ít miêu tả trong văn bản để thể hiện quan điểm của mình về
nhân vật.
Ý nghĩa của việc sử dụng
Nhật ký đọc sách tạo cho học sinh có thói quen ghi chép và lưu giữ kiến thức khi
đọc sách. Việc đọc sách đồng thời với ghi chép giúp rèn luyện kĩ năng viết, hình thành
và phát triển tốt năng lực đọc viết. Bởi vì, học sinh biết cách đọc tốt sẽ viết tốt và ngược
lại. NKĐS giúp học sinh hứng thú, khám phá thế giới sách một cách tự giác, độc lập, tự
tin. NKĐS còn giúp cho học sinh tự đọc bất kỳ văn bản văn học nào. Tất nhiên để làm
được điều đó thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng NKĐS để đọc các thể loại
văn bản khác nhau. Từ đó, học sinh có thể tự mình đọc các văn bản cùng loại. Với cách
kiểm tra đánh giá hiện nay, HS cần thực hiện 4 câu hỏi đọc hiểu về một văn bản, cho nên
bài tập NKĐS cũng là cơ sở giúp HS hình thành năng lực nền tảng để làm bài.
3.1.3 Thiết kế mẫu bài tập NKĐS
Tham khảo tài liệu “Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản” của Taffy E.Raphael –
Efrieda H.Hiebert và tiến hành thiết kế các mẫu NKĐS cụ thể phù hợp với quá trình cảm
thụ văn học của học sinh của chương trình Ngữ văn đang hiện hành.
BẢNG 1. 10 BÀI TẬP MẪU NHẬT KÝ ĐỌC SÁCH
13


HÌNH ẢNH

GIẢI THÍCH

Mỗi khi đọc, bạn phải lưu giữ một hình Khi đọc, bạn suy nghĩ xem tác giả
ảnh trong suy nghĩ về tác phẩm. Bạn có muốn nói với chúng ta điều gì qua tác
thể vẽ nó ra trong NKĐS và chia sẻ cho phẩm, bạn có thể viết ra cách giải thích

các bạn trong nhóm. Khi vẽ hình, bạn của mình trong nhật ký và chia sẻ với
cần chú thích hình ảnh đó từ đâu đến, các bạn những suy nghĩ đó. Bạn cần
điều gì làm bạn nghĩ ra nó, và tại sao lắng nghe cách giải thích của bạn khác
bạn muốn vẽ hình ảnh đó.
QUAN ĐIỂM

để so sánh các quan điểm giống nhau,
tương tự và khác nhau.
PHẦN ĐẶC SẮC CỦA TÁC PHẨM

Đôi khi đọc một nhân vật, một từ ngữ, ý Bạn sẽ ghi lại số trang để nhớ đâu là
thơ tôi nghĩ tác giả đã không xem xét các đoạn đặc sắc của tác phẩm. Ghi các từ
quan điểm hay ý kiến nào đó. Trong nhật mở đầu và các từ kết thúc của đoạn này
ký, tôi có thể viết ra quan điểm của mình để gợi nhớ và chia sẻ trong nhóm. Sau
về điều đó mà tác giả không đề cập tới.
TỪ HAY

đó giải thích tại sao bạn cho rằng đoạn
đó thú vị và đặc biệt.
BẢN THÂN VÀ TÁC PHẨM

Tìm ra những từ thật hay, từ mới, ngộ Đôi lúc những gì đọc được về nhân vật
nghĩnh, có khả năng miêu tả cao mà bạn hay sự kiện, ý thơ nào đó khiến bạn
muốn sử dụng khi viết; các từ dễ nhầm nghĩ về cuộc sống cá nhân mình. Bạn
lẫn… Viết ra và chia sẻ trong nhóm. Bạn hãy viết trong nhật ký và kể lại cho các
cũng ghi chú lí do chọn những từ này và bạn nghe về nhân vật, sự kiện hay ý
số trang (dòng) chúng xuất hiện để có tưởng nào đó đã làm cho bạn suy nghĩ
thể dể dàng tìm lại chúng.
HỒ SƠ NHÂN VẬT (truyện ngắn)/


về cuộc đời mình.
TRÌNH TỰ SỰ KIỆN

TÂM TRẠNG NHÂN VẬT (thơ)

Đôi khi trật tự các sự kiện trong tác

Nghĩ về một nhân vật yêu thích (hoặc

phẩm tỏ ra đáng ghi nhớ. Bạn có thể vẽ

không thích, lí thú). Vẽ sơ đồ thể hiện

một sơ đồ chuỗi các hành động và giải

cách thức bạn nghĩ: về hình dáng, hành

thích vì sao trật tự đó đáng nhớ.

động, cách cư xử, điểm thú vị hay nổi
14


bật của nhân vật đó.
NGHỆ THUẬT VÀ THỦ PHÁP ĐẶC

ĐIỂM SÁCH/ PHÊ BÌNH

BIỆT CỦA TÁC GIẢ


Khi đọc, đôi lúc bạn tự nghĩ: “Hoàn

Đôi khi tác giả sử dụng những từ ngữ đặc toàn tuyệt vời!!!, có đôi lúc bạn nghĩ:
biệt, khắc họa chúng rõ nét trong suy nghĩ “Nếu là tác giả, tôi sẽ viết khác hơn”.
người đọc, làm bạn ước viết được như vậy, Bạn hãy ghi ra những điểm hay của tác
dùng ngôn ngữ vui nhộn, viết những cuộc giả và những nhược điểm cần khắc phục
đối thoại cực hay… Trong NKĐS, bạn hãy
ghi lại các ví dụ về những điều đặc biệt như
thế mà tác giả đã dùng trong tác phẩm.

3.1.4 Hướng dẫn học sinh viết Nhật kí đọc sách
Việc tổ chức cho các em viết NKĐS trước khi đến lớp cũng là một hình thức yêu
cầu các em soạn bài, chuẩn bị cho hoạt động đọc hiểu trên lớp. Thay vì trước đây, các
em soạn bài dựa vào hệ thống câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài của SGK, các em
có “sự hỗ trợ đắc lực” của sách học tốt rất phổ biến trên thị trường sách tham khảo. Cho
nên việc soạn bài đối với các em rất dễ dàng và không cần sự tư duy. Nhưng với hình
thức ghi NKĐS, các em sẽ viết ra những suy nghĩ, cảm nhận của mình theo các gợi ý của
các mẫu NKĐS, do đó, các em phải tư duy rất nhiều. Để việc ghi NKĐS hỗ trợ tích cực
cho việc dạy và học, GV cần định hướng tổ chức rõ ràng và hướng dẫn cho HS cách
thức ghi cụ thể như sau:
- GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS. Đây là cỡ
nhóm vừa, thuận lợi cho hoạt động thảo luận trên lớp. Số học sinh quá nhiều hoặc quá ít
sẽ gây khó khăn cho việc thảo luận.
- Trong từng nhóm, mỗi thành viên chọn viết một mẫu NKĐS sao cho các thành
viên không có sự lựa chọn trùng nhau.
- Mỗi HS phải có sự luân phiên khi chọn viết mẫu NKĐS ở những văn bản khác
nhau. Chẳng hạn, ở văn bản Tự tình II (Hồ Xuân Hương), các em chọn mẫu Từ hay, thì ở
văn bản Thương vợ (Trần Tế Xương), các em phải chọn mẫu khác với mẫu Từ hay. Việc
làm này có ý nghĩa giúp các em rèn luyện những thao tác khác nhau để hình thành kỹ
năng đọc hiểu văn bản.

15


- GV yêu cầu HS tự viết bài bằng chính suy nghĩ và lời văn của các em. Những
suy nghĩ ban đầu của các em có thể chưa phù hợp với nội dung tư tưởng của tác phẩm
văn học. Nhưng đó sẽ là tình huống để học sinh thảo luận, trao đổi và chia sẻ với nhau
trong giờ học trên lớp.
- GV giới thiệu một số tài liệu liên quan đến văn bản sắp học để các em có nguồn
tham khảo bổ ích.
- GV phát cho HS một vài bài viết mẫu gợi ý để các em tham khảo trong quá trình
thực hiện, đặc biệt là giai đoạn đầu. Viết NKĐS là cơ hội để các em thể hiện hết những
cảm xúc chân thật, sự sáng tạo tự do của cá nhân. Các em có thể viết NKĐS trên những
tờ giấy rời hoặc vào một quyển tập riêng. Nhưng giáo viên nên khuyến khích HS viết
vào tập vì nó sẽ là những tài liệu hữu ích cho các em để viết những bài nghị luận văn
học.
3.1.5 Hướng dẫn các phương pháp, kĩ thuật học bổ trợ cho Bài tập NKĐS
NKĐS là một hình thức dạy học khá hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học mà bộ giáo dục đã đề ra. Tuy nhiên, mỗi phương pháp, cách thức
dạy học có những ưu điểm và hạn chế nhất định. NKĐS cũng thế. Do đó, trong quá trình
lên lớp, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, phương pháp, phương tiện dạy
học nhằm hướng tới người học, phát huy được năng lực độc lập sáng tạo của học sinh
dưới tác động chủ đạo của mình. Để vận dụng hình thức này vào hoạt động dạy học đạt
hiệu quả tốt nhất, chúng ta cần kết hợp khéo léo với một số phương pháp dạy học khác
như: phương pháp diễn giảng, phương pháp đàm thoại, phương pháp dạy học giải quyết
vấn đề, phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ…
-

Phương pháp diễn giảng: Diễn giảng là cách giáo viên dùng lời nói sinh động

của mình để giảng giải, trình bày tài liệu học tập một cách có hệ thống trong khoảng thời

gian nhất định. Qua quan sát thực tế, tôi thấy rằng, ở học sinh phổ thông hiện nay, trình
độ nhận thức còn hẹp, vốn sống chưa nhiều, ngôn ngữ lời văn chưa tốt. Chính vì thế,
đứng trước một tác phẩm văn chương, đặc biệt là tác phẩm thơ – một văn bản có nội
dung hàm xúc, cô đọng, các em thường có những cảm nhận thiếu sâu sắc và cách lập
16


luận chưa thuyết phục. Do đó, GV cần giảng giải để HS có thể hiểu rõ hơn, sâu hơn. Đặc
biệt, qua lời giảng của GV, HS sẽ học hỏi được cách lập luận, cách diễn đạt, giúp ngôn
ngữ lời văn của các em phát triển hơn.
-

Phương pháp đàm thoại: đàm thoại là cách GV tổ chức hệ thống câu hỏi để HS

trả lời. Qua hoạt động trao đổi qua lại giữa GV – HS, HS – HS, các em sẽ lĩnh hội được
tri thức. Hay nói cách khác, đó là cuộc trò chuyện, tranh luận để tìm tòi, phát hiện ra
chân lý. Trong cuộc đối thoại song phương này, người thầy có nhiệm vụ khơi dậy trong
học sinh sự cảm nhận đúng đắn về giá trị văn học. Kiến thức sẽ hình thành từ chính
những cuộc đối thoại đó.
-

Phương pháp nêu vấn đề: đây là phương pháp được sử dụng khá nhiều trong

hoạt động dạy học ngày nay. Phương pháp này khắc phục được những hạn chế của
phương pháp diễn giảng truyền thống, phát triển tư duy biện chứng, tư duy sáng tạo,
năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Với phương pháp này, GV nêu ra vấn đề học
tập, tạo tình huống có vấn đề, tổ chức, hướng dẫn HS tìm ra cách giải quyết vấn đề. Qua
đó, HS tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sáng tạo.
Phương pháp này có những ưu điểm: giúp HS nắm tri thức và phát triển hoạt động trí tuệ
một cách sâu sắc và vững chắc, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập sáng tạo.

-

Phương pháp dạy học theo nhóm: Đặc trưng của hình thức ghi NKĐS trong

dạy học là tạo ra môi trường tương tác mang tính xã hội thông qua hoạt động thảo luận
nhóm. Hình thức dạy học này đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đổi mới dạy học: phát
huy tính tích cực của chủ thể người học. Bên cạnh đó, hình thức dạy học này còn rèn cho
HS kĩ năng làm việc hợp tác, kĩ năng trình bày, kĩ năng phản biện… Thảo luận nhóm là
hoạt động không thể thiếu trong chương trình NKĐS. GV sẽ chia HS thành từng nhóm
để thảo luận về vấn đề học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV nhằm thực hiện các
nhiệm vụ học tập. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước
toàn lớp. GV cần chú ý: Việc phân nhóm không thể tùy tiện. Cần chia nhóm theo tiêu chí
rõ ràng. Trong mỗi nhóm cần phải có những HS với học lực khác nhau để các em hỗ trợ
cho nhau. Cần có sự cân đối về sức học giữa các nhóm. Cần luyện tập cho HS quy tắc

17


làm việc nhóm. Khi nhóm được hình thành, giáo viên cho nhóm tự bầu nhóm trưởng,
thư kí và phân công công việc hợp lý.
3.2 Thời gian thực hiện
Sáng kiến được thực hiện từ năm học 2015 – 2016, 2016 – 2017 và 2017 – 2018.
Tuy nhiên, không thực hiện ở tất cả các tiết học, mà được sử dụng luân phiên với các
phương pháp và kĩ thuật dạy học khác.

3.3 Biện pháp tổ chức
Mô tả tiến trình dạy một tiết dạy học có sử dụng NKĐS để hướng dẫn HS đọc
hiểu văn bản.
 Bước 1: GV hướng dẫn HS chuẩn bị NKĐS ở nhà
GV hướng dẫn HS ở nhà chuẩn bị NKĐS theo các nhóm. HS chia nhóm theo vị trí

chỗ ngồi hai bàn gần nhau. HS/lớp được chia thành 4 - 6 nhóm, từ 4 – 6 HS/ nhóm. GV
yêu cầu mỗi HS trong nhóm chọn thực hiện 1 bài tập trong NKĐS, các thành viên trong
nhóm không được chọn bài tập giống nhau. GV yêu cầu HS phải thể hiện suy nghĩ cá
nhân, độc lập, sáng tạo; không được chép tài liệu tham khảo và bài của bạn. HS chuẩn bị
NKĐS ở nhà trong thời gian một tuần. HS đọc văn bản và viết NKĐS theo thể loại văn
bản.
 Bước 2: GV hướng dẫn HS sử dụng NKĐS trên lớp
- Giai đoạn 1: HS thảo luận trong nhóm. Do mỗi thành viên chuẩn bị một bài tập khác
nhau nên các thành viên sẽ lần lượt trình bày và lắng nghe lời góp ý của các thành viên
khác. Nhóm sẽ có cái nhìn tổng thể và bao quát nội dung bài học khi kết thúc phần thảo
luận. Đây là hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ.
Hoạt động thảo luận cần đảm bảo:
+ Mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, được lắng nghe và tôn
trọng, tránh tranh cãi căng thẳng hoặc người nói quá nhiều, người nói quá ít.
18


+ Những băn khoăn về ý nghĩa, kết quả của bài tập được giải đáp kịp thời.
+ Các thành viên trình bày ngắn gọn, súc tích để đảm bảo tiến trình thảo luận diễn ra
đúng thời gian quy định của GV.
+ Nhóm trưởng điều động các thành viên tích cực làm việc.
+ Thư ký ghi chép nội dung cuộc thảo luận

Ý kiến phát biểu
Tên
Nội dung
Tên
………. ………………………………… ……….

Ý kiến phản hồi

Nội dung
…………………………………

………. ………………………………… ……….

…………………………………

+ HS thảo luận một cách trật tự, không gây ồn ào, ảnh hưởng đến các nhóm khác, lớp
khác.
Thảo luận nhóm vừa giúp bạn phát huy được sức mạnh trí tuệ tập thể vừa phát huy
được tính chủ động, sáng tạo của từng thành viên. Các em sẽ học cách trình bày, lắng
nghe, phản hồi, tôn trọng lẫn nhau… trong hoạt động tương tác giữa các thành viên
trong một tập thể.
- Giai đoạn 2: HS tham gia xây dựng bài trên lớp. NKĐS là một bài chuẩn bị để HS có
bước đầu nhận xét, đánh giá và nêu cảm nhận của bản thân về tác phẩm sẽ được học,
trước khi cùng GV và bạn bè kiến tạo kiến thức trên lớp. Do đó, trong giờ học, những
câu hỏi trong hệ thống câu hỏi của GV sẽ được HS trao đổi và phát triển dễ dàng hơn.
Trong đàm thoại giữa GV và HS, giữa HS và HS, NKĐS có thể là ý kiến của cá nhân HS
được đem ra tranh luận để HS có thể tự tiếp nhận tác phẩm theo suy nghĩ của bản thân.
Những giờ thảo luận tại lớp thường được tổ chức trên cơ sở sử dụng NKĐS của HS về
chính tác phẩm trong chương trình Ngữ văn. Những ý kiến thu được trong các cuộc thảo
luận đó sẽ được HS vận dụng khi làm văn nghị luận. Đây cũng là cách HS tự khám phá
và chiếm lĩnh kiến thức văn học một cách chủ động và sáng tạo.
 Bước 3: GV hướng dẫn HS sử dụng NKĐS sau khi học trên lớp
Sau giờ học, GV động viên HS viết lại nhật ký của cá nhân và nhóm. Bài tập viết lại
HS có thể gửi qua hộp thư điện tử hoặc gửi lên trang thông tin điện tử của nhóm để tiếp
tục chia sẻ và phản hồi. HS có thể tự luyện tập viết NKĐS các bài còn lại. Đây là cơ sở
19



để GV đánh giá mức độ tiếp thu của các em, kịp thời phát hiện những sai sót và có biện
pháp giúp các em sửa chữa, điều chỉnh để các em tiến bộ hơn sau mỗi lần viết. Đồng
thời việc làm này còn có tác dụng tạo cho học sinh động lực viết, kích thích hứng thú
học tập cho các em.
 Bước 4: Đánh giá bài tập NKĐS của HS
Để các em thực hiện viết NKĐS nghiêm túc ngay từ lần đầu tiên và tạo thói quen
hoàn thành nhiệm vụ, tự giác đánh giá kết quả làm việc của mình, GV cần đưa ra những
tiêu chí đánh giá cụ thể. Tùy vào năng lực đối tượng học sinh của từng lớp mà GV có
cách đánh giá hợp lý. GV có thể sử dụng kết quả đánh giá bài tập NKĐS để cho điểm
cộng, hay điểm miệng theo quá trình (học kì). Theo Taffy E.Raphael, GV có thể đánh giá
theo chí sau:
Đề mục cho điểm - Các tiêu chí đánh giá
Điểm

Nhật ký đọc sách

Thảo luận trong lớp

cộng
- Tập trung vào chủ đề, vấn đề, thắc - Tập trung vào chủ đề, vấn đề,
mắc, hoặc nhân vật chính yếu.
1

thắc mắc, hoặc nhân vật chính yếu.

- Sử dụng hiệu quả những dẫn chứng từ - Sử dụng hiều quả những dẫn
văn bản, nội dung giới hạn hoặc kinh chứng từ văn bản, nội dung giới
nghiệm cá nhân để chứng minh ý kiến. - hạn hoặc kinh nghiệm cá nhân để
Các phản hồi nên được liên kết và triển chứng minh ý kiến.
khai mạch lạc.


- Giới thiệu những ý kiến mới một

- Viết với mục đích rõ ràng.

cách hợp lí.

- Tạo ra những phản hồi có tính trọng - Xây dựng – mở rộng ý tưởng của
tâm, được liên kết chặt chẽ và mạch lạc. người khác.
- Ghi ngày tháng vào nhật kí.

- Tôn trọng những ý kiến khác.
- Thảo luận có mục đích rõ ràng.
Có sự hổ trợ hợp lí cho những
thành viên kém tích cực trong
nhóm
20


0,5

- Tập trung vào chủ đề, vấn đề, thắc - Tập trung vào chủ đề, vấn đề,
mắc, hoặc nhân vật thứ yếu hoặc những thắc mắc, hoặc nhân vật thứ yếu
chi tiết bị bỏ sót khi thảo luận đề tài hoặc những chi tiết bị bỏ sót khi
chính.

thảo luận đề tài chính.

- Sử dụng ít dẫn chứng từ văn bản hoặc - Sử dụng ít dẫn chứng từ văn bản
kinh nghiệm cá nhân để chứng minh hoặc kinh nghiệm cá nhân để

hoặc sử dụng những dẫn chứng kém chứng minh hoặc sử dụng những
hiệu quả.

dẫn chứng kém hiệu quả.

- Giải thích được một vài ý nghĩa của - Minh họa một ý nghĩa nào đó của
mục đích bài viết.

mục đích với việc nói.

- Tạo ra một vài phản hồi có tính trọng - Dựa vào vài ý kiến của người
tâm, được liên kết chặt chẽ và mạch lạc

khác nhưng có lẽ phải sử dụng đến
việc thay phiên giáp vòng từng
người một.
- Biểu lộ sự tôn trọng ý kiến của
người khác.
- Giới thiệu ý kiến mới kém ấn

0

tượng hơn.
- Phản hồi hời hợt, với một vài câu dẫn - Phản hồi hời hợt, với một vài câu
chứng từ văn bản hoặc kinh nghiệm cá dẫn chứng từ văn bản hoặc kinh
nhân.

nghiệm cá nhân.

- Sử dụng một loạt chi tiết không quan - Thảo luận về những chi tiết

trọng trong văn bản.

không quan trọng trong văn bản

- Giải thích mục đích bài viết không rõ hoặc những kinh nghiệm cá nhân
ràng.

không thích hợp.

- Tạo ra những phản hồi không trọng - Không phát triển được ý
tâm, không liên quan, và không mạch - Không giới thiệu những ý tưởng
lạc.

mới.

- Không ghi ngày tháng vào nhật kí.

- Nói không có mục đích rõ ràng.
- Nói không thường xuyên.

21


- Giơ tay trước khi nói hoặc việc
sử dụng việc xoay vòng từng
người một.

Khi vận dụng NKĐS vào tiến trình dạy học, tôi lập tiêu chí đánh giá bài làm đạt yêu
cầu khi:
- Bài viết đúng với yêu cầu của mẫu NKĐS.

- NKĐS phải thể hiện được hiểu biết của học sinh về đặc trưng thể loại, về nội dung
tác phẩm.
- Diễn đạt đúng quy định ngữ pháp tiếng Việt: đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
- Trình bày dưới dạng một văn bản hoàn chỉnh, rõ ràng, sạch đẹp .
Bài làm không đạt khi: Ghi chép nguyên văn từ các nguồn khác, nội dung
chung chung, sơ sài, lỗi về kĩ năng diễn đạt, trình bày. Tùy vào mức độ hiểu biết, kĩ
năng viết, khả năng sáng tạo của học sinh mà chúng tôi phân loại bài làm của HS ra
thành các loại: tốt, khá và trung bình và không đạt.
Cụ thể là:
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Tốt
Bài làm thể hiện được những suy nghĩ riêng, sáng tạo, mới mẻ
Khá
Bài làm đúng với những tiểu chí đã đặt ra
Trung bình
Bài làm còn chút sai sót về lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, nội dung
Không
đạt Viết sai mẫu, không đáp ứng đúng yêu cầu, viết không thành đoạn,
yêu cầu

lỗi nhiều về diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

3.4 Sản phẩm vận dụng sáng kiến:
Việc sử dụng bài tập NKĐS trong dạy đọc hiểu văn bản không phải bắt buộc
thực hiện trong cả một văn bản. Giáo viên có thể sử dụng linh hoạt tùy theo bối cảnh
học tập, đối tượng học sinh. Chẳng hạn, tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
(Ngữ văn 11) là văn bản thơ ngắn, với dung lượng 3 khổ thơ (12 câu thơ) học sinh dễ
22



dàng đọc và bao quát toàn bộ văn bản. Vì thế, giáo viên có thể cho học sinh chọn
thực hiện bài tập trên toàn văn bản.Tuy nhiên, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12) là tác phẩm truyện dung lượng lớn, nếu bao quát
toàn văn bản thì thời gian thảo luận bài tập trên lớp sẽ dài, không thể song song vừa
thảo luận vừa đinh hướng hình thành kiến thức cho học sinh. Vì vậy, giáo viên có thể
vận dụng câu hỏi luyện tập sách giáo khoa trang 78 “Nhân vật nào trong truyện để
lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?” để học sinh chọn thực hiện dưới
dạng bài tập NKĐS.
Sau đây là tiến trình minh họa thực hiện bài tập NKĐS – Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc
Tử) – Khối 11.
Đọc văn

(Tiết ppct … Tuần… )

ĐÂY THÔN VĨ DẠ
- Hàn Mặc Tử A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận tình yêu đời, ham sống mãnh liệt và đầy uổn khúc qua bức tranh
phong cảnh xứ Huế.
- Nhận ra sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài
hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.
2. Kĩ năng:
Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
Cảm thụ, phân tích bài thơ
3. Thái độ:
Từng bước hình thành lòng yêu mến và trân trọng tài năng thơ ca của Hàn Mặc Tử
– Một nhân cách vượt lên nỗi đau của bệnh tật để không ngừng sáng tạo.
Có ý thức vươn lên vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống qua tấm gương tràn
đầy nghị lực sống của Hàn Mặc Tử.
4. Định hướng góp phần hình thành năng lực

Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)
Năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo)
Năng lực hợp tác
Năng lực tự học…
23


B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
Dự kiến phương pháp: Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo
luận nhóm bài tập Nhật ký đọc sách. Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc
văn
Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng để
kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu – kiểu bài tập Nhật ký đọc sách
1.2. Phương tiện:
Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Hs chủ động tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.
- Làm bài tập Nhật ký theo nhóm
* Lưu ý: Ở cuối tiết học trước GV cho học sinh chọn làm bài tập Nhật ký đọc sách
theo nhóm. Nhóm trưởng ghi nhận kiểu bài tập (tránh trùng kiểu bài trong các thành
viên nhóm nhỏ)
C. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
Hoạt động 1 –Khởi động (5p)
GV chia lớp học thành 4 nhóm tham gia trò chơi: Tìm hiểu về các nhà thơ trong
phong trào thơ mới Việt Nam.
Nội dung:

– Kể tên các tác giả, tác phẩm trong phong trào thơ mới của văn học Việt Nam
– Nhận xét nào sau đây là đúng về Hàn Mặc Tử?
Cách chơi: Trong vòng 10 phút, mỗi nhóm kể tên các tác giả, tác phẩm (đã học và đã
đọc) trong phong trào thơ mới của văn học Việt Nam và trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Nhóm nào kể, trả lời đúng và nhanh hơn là nhóm chiến thắng. GV tuyên dương
nhóm.
GV - GTBM: Trong phong trào thơ Mới, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ khá đặc biệt.
Nhớ đến Hàn Mặc Tử nhớ đến một cuộc đời ngắn ngủi mà đầy bi kịch, nhớ đến một
con người tài hoa mà đau thương tột đỉnh. Nhớ đến Hàn Mặc Tử cũng là nhớ đến
những vần thơ như dính hồn và nhớ đến những câu thơ đau buồn mà trong sáng, tuy
đầy hư ảo mà đẹp một cách lạ lùng. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ trong số không
nhiều bài thơ như thế của Hàn Mặc Tử.
Hoạt động 2: Hình thành Kiến thức (70p)
1. Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu phần tiểu dẫn SGK. (5p)
24


Bước 1:
GV: Trên cơ sở phân chia nhóm và giao bài tập hoạt động nhóm về nhà, mỗi nhóm
chuẩn bị một sản phẩm sơ đồ tư duy về tác giả Hàn Mặc Tử để trình bày
Bước 2:
Thảo luận, hoạt động nhóm thực hiện ở nhà
Bước 3:
GV: Yêu cầu một nhóm cử đại diện trình bày sơ đồ tư duy về tác giả Hàn Mặc Tử?
HS: Đã chuẩn bị bài ở nhà, có những hiểu biết nhất định về cách trình bày sơ đồ tư
duy về một tác giả,
– Một nhóm cử đại diện trình bày sơ đồ tư duy về tác giả Hàn Mặc Tử ?
– HS các nhóm còn lại tham ra nhận xét phần thảo luận của nhóm trình bày
Bước 4:
GV: Nhận xét, bổ xung, mở rộng và chốt lại kiến thức

2. Tìm hiểu những nét khái quát về bài thơ. (8p)
– Hướng dẫn HS đọc đoạn cuối phần tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi:
+ Trình bày xuất xứ của bài thơ?
+ Hoàn cảnh ra đời bài thơ có gì đặc biệt?
– Nhận xét bổ sung, mở rộng vấn đề và sau đó chốt lại kiến thức
– Hướng dẫn HS tìm hiểu về âm điệu và đề tài của bài thơ bằng các câu hỏi trắc
nghiệm
3. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ dựa trên cơ sở bài tập NKĐS (20p)
Bước 1: Các nhóm nhỏ thảo luận nội dung bài tập NKĐS đã làm ở nhà (10p)
- Cá nhân trình bày.
- Nhóm phản biện/ bổ sung…
Bước 2: Thảo luận trên cả lớp. (10p)
- Các nhóm trưởng lần lượt trình bày nội dung then chốt mà nhóm đã thảo luận
được.
- HS lần lượt có ý kiến phản biện hoặc bổ sung
Bước 3: GV hướng dẫn học sinh cách sửu dụng kết quả bài tập NKĐS trong làm văn
nghị luận.
Bước 4: GV đánh giá hoạt động của học sinh
GV chốt ý và chuyển tiếp sang hoạt động tìm hiểu văn bản.
4. Hình thành kiến thức trọng tâm cho bài học. (GV và HS cũng thực hiện) (37p)
Hướng tìm hiểu: ngoại cảnh – tâm trạng thi nhân – lí giải
Hoạt động 3: Luyện tập (10p)
Gv cho HS thực hành viết
- Đoạn văn Mở bài
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×