Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

QUY TRÌNH xây DỰNG và PHÁT TRIỂN PHẦN mềm tại TRUNG tâm VIỄN THÔNG CNTT CÔNG TY điện lực HN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.24 KB, 13 trang )

QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM TẠI TRUNG
TÂM VIỄN THÔNG CNTT CÔNG TY ĐIỆN LỰC HN

Trung tâm Viễn thông & CNTT - Công ty Điện lực TP Hà Nội (đơn vị
thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam) được thành lập tháng 3 năm 2003
với chức năng, nhiệm vụ chính là:
- Quản lý, vận hành, sửa chữa mạng công nghệ thông tin và thiết bị tin
học của Công ty. Quản lý, vận hành, sửa chữa, nâng cấp, phát triển các chương
trình phần mềm của Công ty. Thực hiện nhiệm vụ in và giao hoá đơn tiền điện
của toàn Công ty cho các đơn vị theo các quy định của Nhà nước, Tập đoàn và
Công ty liên quan đến nhiệm vụ này. Vận hành, phát triển các trang Web của
Công ty. Tổ chức triển khai thực hiện trong Công ty các dự án công nghệ thông
tin chung của toàn Tập đoàn; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc
Công ty thực hiện.
- Quản lý, vận hành, sửa chữa mạng cáp quang và các thiết bị viễn thông
công cộng thuộc tài sản của Công ty. Chủ động lập và thực hiện các phương án
sửa chữa thường xuyên mạng cáp quang và các thiết bị viễn thông công cộng
theo quy định của Nhà nước, Tập đoàn và Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Công ty về kết quả thực hiện.
Với các chức năng và nhiệm vụ được giao, cũng như các đơn vị thành
viên khác trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Viễn thông & CNTT đã
xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
vào công tác quản lý điều hành với mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý và đạt
hiệu quả cao nhất trong công việc.
Trong Trung tâm Viễn thông & CNTT, các chức năng và nhiệm vụ:
- Thực hiện công tác quản lý, vận hành, quản trị mạng CNTT Công ty. Đề
xuất, tham mưu trong công tác quy hoạch, xây dựng và nghiên cứu, phát triển
mạng CNTT.

1



- Thực hiện công tác xây dựng mới, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp phát triển
các phần mềm và ứng dụng. Tiếp nhận, triển khai, quản trị các chương trình
phần mềm và ứng dụng. Quản trị, phát triển và cập nhật thông tin các trang Web.
- Thực hiện quản lý kỹ thuật, sửa chữa bảo dưỡng cho tất cả các thiết bị
tin học khối Cơ quan Công ty và Trung tâm.
- Nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo về CNTT.
thuộc về Phòng CNTT - do tôi làm trưởng phòng - chịu trách nhiệm thực hiện.
Phòng CNTT đã xây dựng và thực hiện nhiều quy trình quản lý chất
lượng và nghiệp vụ, trong đó Quy trình Xây dựng và Phát triển phần mềm là
một trong những quy trình tác nghiệp then chốt của Trung tâm cũng như của
Công ty Điện lực TP Hà Nội.
PHÂN TÍCH
I - QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM:
Qui trình này được xây dựng và thực hiện nhằm mục đích quy định thống
nhất phương pháp tiến hành xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng do
Trung tâm Viễn thông & CNTT thực hiện tại Công ty Điện lực TP Hà Nội. Quy
trình được áp dụng đối với việc sản xuất và cung cấp các phầm mềm ứng dụng.
1. Sơ đồ quá trình thực hiện:
Trách nhiệm

Nội dung

Lãnh đạo TT, lãnh
Tiếp nhận yêu cầu
đạo phòng
Nhóm thực hiện
dự án
Khảo sát sơ bộ và lập
kế hoạch

Nhóm thực hiện
Khảo sát quy trình
dự án
nghiệp vụ
Nhóm thực hiện
dự án
Quản trị dự án,
nhóm thực hiện
dự án

Phân tích

Đủ thông
tin?

Người được phân
Thiết kế và tạo mẫu
Kiểm tra,
đánh
Đánhgiá
giá

Mô tả và tài liệu
2.1
2.2
BM\X1.4-03-02
2.3
BM\X1.4-03-03a;
BM\X1.4-03-03b;
BM\X1.4-03-04

2.4

BM\X1.4-03-05
2.5

2


công trong nhóm
dự án
Người được phân
công trong nhóm
Lập trình và ghép nối
dự án

2.6

2.7
BM\X1.4-03-05

Quản trị dự án,
người sử dụng
Quản trị dự án –
Nhóm thực hiện
dự án
Triển khai thí điểm
Quản trị dự án Nhóm thực hiện
dự án ,người dùng

2.8

BM\X1.4-03-06

BM\X1.4-03-05

Quản trị dự án Nhóm thực hiệnTriển khai và đào tạo
dự án

2.9

Quản trị dự án,
Nghiệm thu, bàn giao
Lãnh Đạo TT

2.10
BM\X1.4-03-07

Nhóm thực hiện Bảo hành, bảo trì

2.11
BM\X1.4-03-08

Lãnh đạo TT &
Nhóm thực hiện
dự án

Tổng kết

2.12

2. Các bước thực hiện:

2.1. Tiếp nhận yêu cầu:
Lãnh đạo Trung tâm tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng đề nghị xây dựng
một chương trình phần mềm ứng dụng. Trường hợp các cán bộ trong trung tâm
tiếp nhận yêu cầu khách hàng cần báo cáo lãnh đạo phòng và lãnh đạo Trung
tâm để xem xét.
Các yêu cầu tối thiểu bao gồm: yêu cầu về nghiệp vụ, yêu cầu về kỹ thuật
(môi trường hoạt động, thiết bị,...), mục tiêu của dự án, thời gian hoàn thành.
Các yêu cầu trên được thể hiện bằng công văn giao nhiệm vụ từ Công ty
gửi cho Trung tâm hoặc Phiếu yêu cầu theo mẫu. Lãnh đạo Trung tâm xem xét
và giao nhiệm vụ cho phòng CNTT thực hiện hoặc phối hợp với các phòng chức

3


năng khác thực hiện. Mọi thành viên trong nhóm chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ
Trưởng nhóm Quản trị dự án (QTDA). Nội dung giao việc được thể hiện qua
lệnh sản xuất của Trung tâm.
2.2. Khảo sát sơ bộ và lập kế hoạch
Trên cơ sở các yêu cầu của khách hàng, QTDA sẽ cùng các thành viên
trong nhóm tiến hành để khảo sát sơ bộ để xác định rõ thêm các thông tin nêu
trong bản yêu cầu. QTDA căn cứ vào nội dung công việc và các thông tin khảo
sát sơ bộ lên kế hoạch thực hiện dự án theo mẫu, trình Lãnh đạo Trung tâm phê
duyệt.
2.3. Khảo sát qui trình nghiệp vụ
Trong quá trình tìm hiểu thực trạng các yêu cầu của bài toán, cán bộ dự án
phải thông qua các hình thức như xây dựng phiếu khảo sát theo mẫu, quan sát,
phỏng vấn… nhằm thu thập các thông tin từ phía khách hàng bao gồm:


Mô hình dữ liệu nghiệp vụ.




Mô hình quy trình nghiệp vụ.



Mô hình chức năng nghiệp vụ.



Trang thiết bị.



Các ứng dụng liên quan.



Trình độ cán bộ.



Xác định các mong muốn của người sử dụng về hệ thống mới.

Kết thúc quá trình khảo sát, nhóm dự án tập hợp các thông tin khảo sát
được, phiếu khảo sát, mẫu báo cáo, tài liệu về quy trình nghiệp vụ và lập biên
bản khảo sát có xác nhận của đại diện khách hàng theo biểu mẫu.
2.4. Phân tích
Phân tích yêu cầu dựa trên kết quả khảo sát là một quá trình quan trọng.

Trước tiên nhóm dự án phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (Biểu
mẫu, tài liệu, phiếu khảo sát, phỏng vấn,…). Trên cơ sở đó lập tài liệu:
1. Mô tả và phân loại chi tiết các yêu cầu
2. Mô tả nghiệp vụ.

4


3. Mô tả hoá các sự kiện giúp nhóm thực hiện dự án hình dung được
tổng thể về hệ thống và sự vận hành hệ thống như thế nào.
4. Mô tả các chức năng và phân rã các chức năng giúp đội dự án xác
định được các chức năng cơ sở cũng như đặc tả được chi tiết công
việc thực hiện trong từng chức năng đó.
5. Mô tả các thực thể được thực hiện song song với phân tích và đặc tả
chi tíêt các thực thể thông tin mà khách hàng cần lưu trữ và xử lý.
6. Đặc tả trong từng chức năng có những thực thể nào cần được xử lý và
xử lý như thế nào.
Trong quá trình thực hiện phân tích, nếu thấy thông tin được cung cấp từ
tài liệu khảo sát chưa đầy đủ, không rõ ràng nhóm dự án yêu cầu khách hàng xác
nhận (bổ sung) lại các thông tin đó.
Kết quả của quá trình phân tích là các tài liệu phân tích, QTDA xem xét,
kiểm tra và chuyển cho nhóm thiết kế.
2.5. Thiết kế và tạo mẫu
Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là chuyển đổi những yêu cầu của hệ
thống (kết quả của quá trình phân tích là yêu cầu đầu vào của công việc thiết kế)
sang dạng biểu diễn của phần mềm. Các tài liệu thiết kế chi tiết (là kết quả đầu
ra cần có) có thể bao gồm:
• Tài liệu mô tả về kiến trúc hệ thống
• Tài liệu mô tả về cấu trúc dữ liệu
• Tài liệu mô tả về biểu diễn luồng thông tin

• Tài liệu mô tả về các thuật toán cần phát triển
• Tài liệu mô tả về các điều kiện vào /ra dữ liệu
• Tài liệu mô tả về cách tổ chức, tích hợp các module của sản phẩm
• Tài liệu thiết kế chi tiết từng module của sản phẩm
• Quy định về quản lý mã nguồn và tích hợp hệ thống
• Tài liệu mô tả về yêu cầu kiểm tra chi tiết từng tính năng của sản phẩm
theo thiết kế cùng các bài kiểm tra cụ thể.

5


Kết quả của quá trình này là Tài liệu thiết kế và chuyển sang cho tiến trình
lập trình.
2.6. Lập trình và ghép nối
Trên cơ sở thiết kế chi tiết, nhóm lập trình xây dựng và phát triển các
modul theo yêu cầu. Khi lập trình cần đảm bảo các yêu cầu sau:
1)

Tính đúng đắn: Chương trình cần thoả mãn và đáp ứng các yêu cầu và
mục đích của khách hàng.

2)

Tính tin cậy: Các chức năng của chương trình đảm bảo độ chính xác
theo yêu cầu của khách hàng.

3)

Tính toàn vẹn: Việc thâm nhập vào phần mềm hay dữ liệu đối với
những người không có quyền có thể được kiểm soát.


4)

Tính bảo trì được: Tức là có khả năng xác định lỗi và sửa lỗi chương
trình.

5)

Tính mềm dẻo: Có để thay đổi hoặc bổ sung một phần chương trình
đang vận hành theo yêu cầu quản lý của khách hàng.

6)

Tính khả chuyển: Chương trình có khả năng chuyển từ môi trường hệ
thống phần cứng/phần mềm này sang môi trường khác.

7)

Tính liên tác: Hệ thống có khả năng gắn kết với hệ thống khác.

Ghép nối là quá trình kết nối các module, CSDL riêng lẻ thành một sản
phẩm hoàn chỉnh có đầy đủ các chức năng của một phần mềm ứng dụng theo
đúng yêu cầu của tài liệu thiết kế đề ra.
Các công tác trong quá trình này bao gồm:


Ghép nối các module và cơ sở dữ liệu




Kiểm tra tính tương thích của các module trong chương trình.



Sử dụng công cụ lập trình chuyển mã nguồn thành mã máy



Xác định các thành phần và thư viện phục vụ tích hợp

2.7. Kiểm tra
Là quá trình kiểm tra một cách toàn diện của nhóm dự án phát triển sản
phẩm về việc đáp ứng các qui trình nghiệp vụ, các lỗi về chức năng, cơ sở dữ

6


liệu của chương trình,... để hiệu chỉnh và hoàn thiện trước khi thực hiện triển
khai thử.
Nội dung của quá trình kiểm tra gồm: Quy trình cài đặt, Quy trình nghiệp
vụ, Tính tương thích với môi trường hệ thống, Tính đúng đắn và phù hợp của cơ
sở dữ liệu, Kết quả tính toán.
Mục đích của công việc này nhằm kiểm tra và phát hiện các sai sót có thể
có của sản phẩm theo các bài kiểm tra đã thiết kế. Kết quả kiểm tra được lập
theo biểu mẫu và có QTDA xác nhận.
2.8. Triển khai thí điểm
Là quá trình triển khai tại một số đơn vị thí điểm nhằm cùng với khách
hàng đánh giá toàn bộ phần mềm từ: cài đặt, qui trình hoạt động, chức năng, cơ
sở dữ liệu ... làm cơ sở hiệu chỉnh và hoàn thiện trước khi triển khai diện rộng và
bàn giao cho khách hàng.

Các công tác triển khai thí điểm bao gồm:
-

Lập kế hoạch triển khai thí điểm và thông báo cho khách hàng biết:
Địa điểm triển khai, Thời gian tiến hành, Nội dung tiến hành, Cá nhân
và các đơn vị phối hợp, Các yêu cầu đảm bảo, Kết quả phải thực hiện.

- Kiểm tra cấu hình hệ thống trang thiết bị của khách hàng, đề xuất các
yêu cầu cần phải bổ sung, thiết lập môi trường làm việc trên hệ
thống, ....
-

Tiến hành cài đặt sản phẩm, hướng dẫn sử dụng các chức năng sản
phẩm, kiểm tra về qui trình sử dụng, kết quả tính toán, lưu trữ, kết xuất
dữ liệu,... cùng với khách hàng. Ghi nhận các lỗi xảy ra, thu thập ý
kiến đóng góp của khách hàng về sản phẩm. Toàn bộ các nội dung làm
việc cần được lập thành biên bản theo các biểu mẫu, có xác nhận của
hai bên.

- Hai bên cùng nhau đánh giá quá trình triển khai, các vấn đề còn tồn tại,
biện pháp và thời gian khắc phục, phương hướng thực hiện trong giai
đoạn tiếp theo.
-

Hiệu chỉnh lại các lỗi trong chương trình.
7


2.9. Triển khai và đào tạo
Là quá trình triển khai chính thức sau khi có biên bản đánh giá triển khai

thí điểm thành công, chuyển giao công nghệ, toàn bộ sản phẩm cho khách hàng.
Nhóm dự án phải gửi công văn về nội dung đào tạo cho khách hàng yêu cầu
khách hàng gửi danh sách về bộ phận đào tạo của Trung tâm.
Các công tác trong quá trình này bao gồm: Xây dựng quy trình cài đặt,
Xây dựng tài liệu đào tạo, Cử cán bộ tham gia đào tạo.
Giảng viên thu thập danh sách các đối tương đào tạo do khách hàng gửi
đến cho phận đào tạo của Trung tâm để lên kế hoạch đào tạo.
Kết quả quá trình làm việc được thể hiện qua các biên bản xác nhận cài
đặt và biên bản xác nhận đào tạo theo biểu mẫu.
2.10. Nghiệm thu, bàn giao
Đánh giá các công việc đã thực hiện, tiến hành lập các biên bản nghiệm
thu kỹ thuật, bàn giao sản phẩm, tài liệu kỹ thuật chính thức cho khách hàng
theo biểu mẫu Biên bản nghiệm thu và Bàn giao.
2.11. Bảo hành, bảo trì
Là quá trình theo dõi, hỗ trợ kỹ thuật và hiệu chỉnh sản phẩm phần mềm
khi xảy ra lỗi và khi khách hàng yêu cầu nhằm đảm bảo sự hoạt động có hiệu
quả của sản phẩm.
Trong quá trình theo dõi vận hành và hỗ trợ kỹ thuật nếu có phát sinh nhu
cầu bảo hành hoặc bảo trì thì khách hàng đó được ghi nhận vào sổ theo dõi vận
hành theo biểu mẫu. Trưởng nhóm có trách nhiệm xem xét và phân công cán bộ
thực hiện. Nội dung phân công và kết quả thực hiện ghi sổ theo dõi vận hành
theo biểu mẫu.
2.12. Tổng kết dự án
Tổng kết dự án nhằm xác định rõ tiến trình thực hiện toàn bộ dự án, các
kết quả, sản phẩm đã đạt được; phân tích các thuận lợi khó khăn trong quá trình
thực hiện; đánh giá sự hợp tác của khách hàng; đánh giá chất lượng của các sản
phẩm (phần mềm, tài liệu ...). Tài liệu tổng kết được lập theo biểu mẫu.

8



II - NHỮNG BẤT CẬP CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP ĐỂ CẢI TIẾN QUY TRÌNH
1. Bất cập cho công tác quản lý:
Sau bốn năm đưa vào áp dụng, Quy trình Xây dựng và Phát triển phần
mềm đã và đang phát huy tác dụng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản
lý xây dựng và phát triển phần mềm tại Công ty Điện lực TP Hà Nội thông qua
việc chuẩn hoá các bước thực hiện. Hàng năm, quy trình này được sửa đổi, bổ
sung để phù hợp với thực tế công việc và đã được Công ty INTERTEK Việt
Nam đánh giá đạt tiêu chuẩn trong các đợt đánh giá định kỳ. Tuy nhiên trong
quá trình triển khai thực hiện cũng đã nảy sinh một số bất cập và nhược điểm
làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, cụ thể:
- Quy trình quá dài, dẫn đến việc thực hiện quy trình phải có đào tạo một
cách chính quy, bài bản.
- Việc thực hiện quy trình này làm cho thời gian thực hiện dự án thường
xuyên bị kéo dài hơn so với dự kiến do các khâu thủ tục, giấy tờ.
- Việc khảo sát xây dựng phần mềm không quan tâm đến khảo sát thiết bị
phần cứng nên khi triển khai thường bị vướng mắc trong khâu này như phải chờ
đợi khách hàng đầu tư trang bị thiết bị mới.
- Khi thực hiện quy trình, trong phần khảo sát quy trình nghiệp vụ không
có sự tham gia của khách hàng (người đặt đầu bài) nên việc nhóm dự án phải tìm
hiểu lại toàn bộ mô hình thực hiện dẫn tới thời gian bị kéo dài hoặc hiểu vấn đề
không toàn diện, thiếu chính xác.
- Phần bảo hành, bảo trì của quy trình không quy định rõ thời gian và
trách nhiệm khi cần bảo hành, bảo trì chương trình nên thường gây mâu thuẫn
giữa khách hàng và bộ phận bảo hành, bảo trì chương trình.
2. Đề xuất giải pháp cải tiến quy trình:
Để phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện nay, quy trình này cần được cải tiến
như sau:
- Để đảm bảo tính cạnh tranh, năng động, cần khuyến khích nhân viên chủ

động tiếp xúc, tìm hiểu bài toán lập trình ngay từ đầu, không cần phải qua khâu
9


kiểm tra, phê duyệt của Lãnh đạo Trung tâm. Việc trình duyệt có thể được thực
hiện sau khi đã phân tích đầy đủ.
- Các biểu mẫu thu thập trong bước phân tích cần được thu gọn lại, không
quá rường rà, mất thời gian.
- Khi thành lập dự án nên có sự tham gia của các đơn vị đặt hàng như một
thành viên của dự án, đóng vai trò cố vấn về mặt chuyên môn nghiệp vụ nhằm
rút ngắn thời gian tìm hiểu, phân tích.
- Quy định thời gian cụ thể và loại hình cụ thể cho công tác bảo hành, bảo
trì các chương trình phần mềm.
- Việc sửa đổi quy trình nên có sự tham gia từ các thành viên, những
người đã có kinh nghiệm khi thực hiện các dự án trước đây.
- Đặc biệt, để thuận lợi cho công tác quản lý cũng như việc thực hiện, quy
trình này có thể được chia thành ba quy trình ngắn gọn hơn bao gồm: Quy trình
tiếp nhận, Quy trình thực hiện, Quy trình chuyển giao.
III - ÁP DỤNG NỘI DUNG MÔN HỌC VÀO THỰC TẾ
Trên thực tế Quản trị sản xuất và tác nghiệp không chỉ áp dụng vào các
đơn vị sản xuất sản phẩm, dịch vụ mà còn có thể áp dụng vào tất cả các loại hình
doanh nghiệp tuỳ theo mức độ khác nhau. Lý thuyết về Quản trị sản xuất và tác
nghiệp rất hữu ích đối với hoạt động quản lý tại Trung Tâm Viễn thông & CNTT
và đặc biệt là trong Quy trình Xây dựng và Phát triển phần mềm của Phòng
CNTT. Việc áp dụng mô hình quản lý sản xuất theo phương pháp Lean có thể
loại bỏ các lãng phí xảy ra trong quá trình quản lý, sử dụng mô hình 5S để loại
bỏ các lãng phí từ đó cho phép cải thiện hệ thống quản lý tối ưu, tinh gọn nhằm
nâng cao chất lượng quản lý.
1. Các loại lãng phí cần loại bỏ:
- Sản xuất thừa: Sự lãng phí được xác định là việc lập chương trình trong

các dự án đưa ra các module chương trình không cần thiết, không được tối ưu
hóa cho người sử dụng làm tăng thêm chi phí thiết bị văn phòng, nhân công…
- Chờ đợi: Sự lãng phí được xác định là thời gian cán bộ, nhân viên của
Phòng CNTT nhàn rỗi do sự tắc nghẽn trong khâu luân chuyển giấy tờ. Thời
10


gian trì hoãn giữa các bước thực hiện cũng cần phải loại bỏ. Việc chờ đợi làm
tăng thêm chi phí quản lý do lương nhân viên, chi phí thiết bị văn phòng, chi phí
tiền điện, viễn thông tăng lên.
- Di chuyển: Sự lãng phí được xác định là sự chuyển động của các biểu
mẫu giữa các bước trong quy trình. Việc luân chuyển biểu mẫu giữa các bước
kéo dài do xử lý chậm, do trình độ chuyên môn, do khoảng cách các đơn vị liên
quan… gây nên sự đình trệ giữa các bước trong quy trình.
- Thao tác: Sự lãng phí được xác định là do các chuyển động, đi lại của
nhân viên không gắn liền với kết quả công việc. Lãng phí này liên quan tới việc
bố trí mặt bằng không hợp lý như việc đi lại khắp phòng làm việc để tìm dụng
cụ làm việc do các phòng bố trí công cụ làm việc không khoa học.
- Sản phẩm hỏng: Sự lãng phí này là do các sai sót về việc lập biểu mẫu
không đúng quy định phải làm lại hoặc các biểu mẫu không điền đủ thông tin,
khắc phục lỗi tốn thêm chi phí thiết bị văn phòng, nhân công…
- Kiến thức rời rạc: Sự lãng phí này được xác định là các thông tin, kiến
thức của các lập trình viên tham gia dự án. Việc thiếu thông tin, kiến thức chính
xác đã gây ra sản phẩm hỏng và tắc nghẽn giữa các bước trong quy trình.
2. Sử dụng 5S để loại bỏ lãng phí trong điều hành, quản lý:
- SEIRI (Sàng lọc): Phân loại những gì cần thiết và không cần thiết để
những thứ thường được cần đến luôn có sẵn gần kề và thật dễ tìm thấy. Những
thứ không cần thiết được chuyển tới nơi khác để tránh nhầm lẫn.
- SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp chỗ ngồi theo hình chữ U (bố trí sản xuất
mô phỏng dạng tế bào) và công cụ, dụng cụ, giấy tờ theo thứ tự để dễ lấy nhằm

giảm thiểu những thao tác mà nhân viên thực hiện trong ngày.
- SEISON (Sạch sẽ): Giữa thiết bị văn phòng và khu vực làm việc luôn
sạch sẽ làm cho môi trường gọn gàng.
- SEIKETSU (Sẵn sàng): Luôn luôn sàng lọc, sắp xếp và sạch sẽ tiến tới
chuẩn hoá thao tác để tránh nhầm lẫn, bỏ sót, tiết kiệm thời gian, phát hiện ra
các thao tác thừa, thao tác không hợp lý nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí.

11


- SHISUKE (Sâu sát): Đây là quá trình liên tục, phải được làm đi làm lại,
tạo thành một vòng lặp, phải cải tiến liên tục, duy trì thành quả đã đạt được và
không ngừng cải tiến.
3. Phương pháp triển khai và áp dụng:
- Phân tích đánh giá lại nguồn gốc của các lãng phí, từ đó xây dựng kế
hoạch loại bỏ các lãng phí đó.
- Hướng dẫn, gắn trách nhiệm của mỗi cá nhân bộ phận liên quan đến các
loại không biết mình đang lãng phí, khoán các chi phí đến từng bộ phận, cá nhân
và có chế tài xử phạt, khen thưởng phù hợp.
- Định kỳ kiểm tra quy trình và phải xác định được bất cập gì trong quy
trình đưa ra các biện pháp cải tiến quy trình.
- Nghiên cứu đánh giá sự phản hồi của các đơn vị, cá nhân liên quan để có
sự điều chỉnh cho phù hợp.
KẾT LUẬN
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa, tính cạnh tranh, nhu cầu người tiêu
dùng ngày càng gia tăng đã làm thị trường biến đổi. Các doanh nghiệp muốn tồn
tại trong thị trường đầy biến động này họ phải giải quyết những yếu tố, trong đó
chất lượng là một yếu tố then chốt. Nhu cầu của khách hàng là không ngừng
thay đổi, do đó các doanh nghiệp phải cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có
chất lượng đáp ứng và vượt mong muốn của họ. Để thu hút được càng nhiều

khách hàng, các doanh nghiệp cần phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý hệ
thống hoạt động của mình.
Toàn cầu hóa về kinh tế và sự ra đời của tổ chức thương mại quốc tế WTO
đã làm phá vỡ biên giới các nước. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm
cho thế giới ngày càng phẳng. Từ các đặc điểm đó đã khiến cho chất lượng trở
thành một yếu tố cạnh tranh cho các doanh nghiệp để xâm nhập vào những thị
trường đem lại lợi nhuận cao. Hiện nay, ở các nước kém phát triển, các nguồn
lực tự nhiên không còn là một lợi thế cạnh tranh lâu dài. Mà thông tin kiến thức,
nhân viên có kĩ năng, có văn hóa và phong cách làm việc mới là nguồn đem lại
sức mạnh. Ở các nước phát triển các doanh nghiệp thành công luôn là những
12


doanh nghiệp giải quyết thành công vấn đề về chất lượng, làm thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
Chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sinh lời của hoạt
động sản xuất kinh doanh. Theo số liệu thống kê, những doanh nghiệp có vị thế
hàng đầu về chất lượng có thể thiết lập giá ở mức cao hơn 8% so với đối thủ
cạnh tranh có vị thế thấp hơn về chất lượng. Trong những năm tiếp theo các nhà
quản lý doanh nghiệp sẽ tham gia nhiều hơn vào các vấn đề chất lượng và hòa
nhập chất lượng vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU:
Tài liệu tham khảo:
1. Quản trị Sản xuất và Tác nghiệp - Chương trình đạo tạo thạc sỹ quản trị kinh
doanh quốc tế - Tài liệu dành cho học viên ĐH Griggs.
2. Slide bài giảng Quản trị Sản xuất và Tác nghiệp - TS. Nguyễn Danh Nguyên Chương trình đạo tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế - Tài liệu dành cho
học viên ĐH Griggs.
3. Quy định chức năng nhiệm vụ các phòng và mô tả công việc cho các vị trí Trung tâm Viễn thông & CNTT - Công ty Điện lực TP Hà Nội - Tài liệu lưu
hành nội bộ

4. Quy trình Xây dựng và Phát triển phần mềm - Trung tâm Viễn thông & CNTT
- Công ty Điện lực TP Hà Nội - Tài liệu lưu hành nội bộ
Và các thông tin tham khảo từ Internet.

13



×