Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Đánh giá tính bền vững của chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tại huyện sóc sơn, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
-----------

HOÀNG THANH HÀ

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC
CHO NGÀNH CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
-----------

HOÀNG THANH HÀ

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC
CHO NGÀNH CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Trương Quang Học

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của GS.TSKH. Trương Quang Học, không sao chép các công
trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công
bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Hoàng Thanh Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc nhất tới GS.TSKH
Trương Quang Học, người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến
thức cơ bản cũng như đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành bản luận văn
này.
Trong thời gian thực hiện đề tài: “Đánh giá tính bền vững của chương trình khí
sinh học cho ngành chăn nuôi tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội”, tôi đã nhận được và rất trân
trọng sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của ban lãnh đạo và chuyên gia Cục Chăn
nuôi, các cán bộ trong ban quản lý “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt
Nam”.
Tôi cảm ơn các anh, chị thợ xây, kỹ thuật viên và các hộ gia đình tại huyện Sóc
Sơn đã cung cấp thông tin, số liệu và trả lời phỏng vấn trong các chuyến thăm thực tế

tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo cùng toàn thể các thầy cô Khoa Các khoa
học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi có thể
tham gia học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè tôi - những người luôn quan
tâm, chia sẻ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2018
Tác giả

Hoàng Thanh Hà

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................. vii
Danh mục hình............................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................4
6. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................5
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................6
1.1.

Cơ sở lý luận ......................................................................................................6

1.1.1.

Các khái niệm cơ bản ..................................................................................6

1.1.2.

Khung nghiên cứu .....................................................................................15

1.2.

Tổng quan tài liệu ............................................................................................17

1.2.1.

Nghiên cứu trên thế giới............................................................................17

1.2.2.

Nghiên cứu tại Việt Nam ..........................................................................20

1.2.3.

Các chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi ................................21

1.3.


Tổng quan về khu vực nghiên cứu ...................................................................22

1.3.1.

Vị trí địa lý và địa hình .............................................................................22

1.3.2.

Khí hậu ......................................................................................................23
iii


1.3.3.

Dân số và lao động ....................................................................................24

1.3.4.

Đất đai .......................................................................................................24

1.3.5.

Cơ sở kinh tế kỹ thuật ...............................................................................25

1.3.6.

Điều kiện thị trường ..................................................................................25

1.3.7.


Tóm tắt về các kết quả đã đạt được của chương trình khí sinh học cho

ngành chăn nuôi tại huyện Sóc Sơn ........................................................................26
CHƯƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................28
2.1.

Cách tiếp cận ....................................................................................................28

2.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................28

2.2.1.

Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu thức cấp (desk study)28

2.2.2.

Phương pháp điều tra thực địa ..................................................................28

2.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................31

2.2.4.

Phương pháp phân tích SWOT .................................................................31

2.2.5.


Xây dựng hệ thống tiêu chí và đánh giá mức độ bền vững.......................31

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................39
3.1.

Đánh giá tính bền vững của chương trình........................................................39

3.1.1.

Xây dựng hệ thống tiêu chí và đánh giá mức độ bền vững.......................39

3.1.2.

Đánh giá tính bền vững dựa trên kết quả của chương trình ......................46

3.2.

Tổng hợp đánh giá ...........................................................................................79

3.3.

Khuyến nghị .....................................................................................................84

3.3.1.

Đối với Nhà nước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục chăn

nuôi)


84

3.3.2.

Đối với chính quyền cấp huyện, xã ...........................................................84

3.3.3.

Đối với người chăn nuôi ...........................................................................85

3.3.4.

Đối với thợ xây, kỹ thuật viên ...................................................................85

KẾT LUẬN ...................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................88
iv


PHỤ LỤC 1. MẪU PHIẾU KHẢO SÁT ........................................................................ i
PHỤ LỤC 2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA LHQ ............................... i
PHỤ LỤC 3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM 2011-2020 ...... i
PHỤ LỤC 4.

LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ......................................... i

PHỤ LỤC 5. DANH SÁCH HỘ DÂN ĐƯỢC PHỎNG VẤN ...................................... i

v



Danh mục chữ viết tắt
BP

Chương trình Khí sinh học cho Ngành chăn nuôi Việt Nam (Biogas
Program for Animal Husbandry Sector of Vietnam)

CH4

Mê-tan (Methane)

CO2tđ

CO2 tương đương (CO2 equivalent)

GS

Tiêu chuẩn Vàng (Gold Standard)

KNK

Khí nhà kính

KSH

Khí sinh học

KTV

Kỹ thuật viên


LHQ

Liên Hợp Quốc

LPG

Gas công nghiệp (Liquefied petroleum gas)

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PMU

Ban quản lý dự án (Project Management Unit)

SNV

Tổ chức hợp tác phát triển Hà Lan

VER

Tín chỉ cácbon tự nguyện (Verified Emission Reduction)

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


Danh mục bảng

Bảng 1.1. Cơ cấu đất đai Huyện Sóc Sơn năm 2007 – 2010.........................................24
Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá và nguồn dữ liệu được sử dụng ..................................31
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ bền vững ...........................................................................33
Bảng 3.1. Các tiêu chí đánh giá và nguồn dữ liệu được sử dụng ..................................39
Bảng 3.2. Đánh giá mức độ bền vững ...........................................................................41
Bảng 3.3. Lượng tiêu thụ nhiên liệu cơ sở và số tiền tiết kiệm được ............................61
Bảng 3.4. Số ca mắc bệnh và tử vong tránh được (Lord, 2014)....................................67
Bảng 3.5. Số ca mắc bệnh và tử vong tránh được của huyện Sóc Sơn .........................67
Bảng 3.6. Nghiên cứu về mức tăng sản lượng với một số loại cây trồng .....................68
Bảng 3.7. Chất thải từ vật nuôi hàng ngày (IPCC, 2006) ..............................................74
Bảng 3.8. Lượng hóa các mức độ bền vững ..................................................................79
Bảng 3.9. Bảng đánh giá tổng hợp các tiêu chí lựa chọn ..............................................80
Bảng 3.10. Ma trận phân tích SWOT ............................................................................82
Bảng PL3.1. Bộ chỉ tiêu PTBV của Việt Nam ................................................................ i

vii


Danh mục hình
Hình 1.1. Lợi ích của công trình khí sinh học .................................................................8
Hình 1.2. Thiết bị kiểu KT 1 (Nguyễn Quang Khải, 2009) ............................................9
Hình 1.3. Thiết bị kiểu KT2 (Nguyễn Quang Khải, 2009) ............................................9
Hình 1.4. Thiết bị composite .........................................................................................10
Hình 1.5. Mô hình phát triển bền vững .........................................................................12
Hình 1.6. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu ..............................................................16
Hình 1.7. Sơ đồ huyện Sóc Sơn .....................................................................................23
Hình 2.1. Các địa điểm khảo sát ....................................................................................30
Hình 3.1. Quy trình quản lý chất lượng (Ban quản lý Dự án KSH, 2011) ....................49
Hình 3.2. Đào tạo và ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng............................50
Hình 3.3. Tỷ lệ hộ dân được hướng dẫn sử dụng bởi thợ xây .......................................51

Hình 3.4. Các hộ dân được phát sổ tay hướng dẫn sử dụng công trình khí sinh học ....52
Hình 3.5. Sự hiểu biết đối với các loại công trình KSH ................................................52
Hình 3.6. Nguồn tài trợ và vai trò với quyết định đầu tư ..............................................54
Hình 3.7. Xây dựng công trình KSH bởi các đội thợ xây có lao động nữ ....................56
Hình 3.8. Nguồn thu nhập chính của các hộ điều tra ....................................................57
Hình 3.9. Chăn nuôi và trồng trọt là nguồn thu nhập chính ..........................................58
Hình 3.10. Nguồn tài chính để đầu tư công trình khí sinh học .....................................58
Hình 3.11. Người ra quyết định đầu tư công trình khí sinh học....................................59
Hình 3.12. Hình ảnh khu bếp của hộ chưa có và hộ đã có công trình khí sinh học ......61
Hình 3.13. Lý do vẫn tiếp tục sử dụng phân bón hóa học .............................................62
Hình 3.14. Mức độ hài lòng đối với công trình khí sinh học ........................................63
Hình 3.15. Các hộ dân hài lòng với công trình khí sinh học .........................................64
Hình 3.16. Các loại bếp truyền thống vẫn còn được sử dụng tại Sóc Sơn ....................65
Hình 3.17. Ngọn lửa từ bếp khí sinh học.......................................................................66
Hình 3.18. Ruộng ngô và vườn sử dụng phụ phẩm khí sinh học ..................................69
Hình 3.19. Nền chuồng được nối với ống gom chất thải vào bể phân giải ...................71
Hình 3.20. Tỷ lệ thời gian tiết kiệm được cho các công việc khác nhau ......................71
Hình 3.21. Giao diện giới thiệu về tín chỉ cácbon của dự án ........................................78
Hình 3.22. Ma trận đánh giá tổng hợp ...........................................................................81
Hình PL2.1. Mục tiêu SDGs............................................................................................ i

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp và có 66.12% (Tổng cục thống kê, 2015) dân
số sống ở khu vực nông thôn , do đó, vấn đề phát triển nông thôn cần phải được đặc biệt
quan tâm và phát triển. Ngành chăn nuôi tăng trưởng tốt đã tạo việc làm, tăng thu nhập
và cải thiện điều kiện sống cho người nông dân, đặc biệt là những người sống ở vùng

sâu, vùng xa. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang gặp khó khăn do thiếu đất canh tác và
vốn, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, tay nghề của người dân còn thấp. Bởi vậy, chăn nuôi theo
nông hộ quy mô nhỏ sẽ tiếp tục tồn tại một thời gian dài. Kiểu chăn nuôi này đã gây ô
nhiễm môi trường. Chất thải rắn, chất thải lỏng của trang trại chăn nuôi, của các cơ sở
giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm đã gây ô nhiễm nguồn nước, không khí hoặc đất,
tác động xấu đến sức khỏe con người. Theo Cục chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, mỗi năm ngành chăn nuôi thải ra môi trường khoảng 83 triệu tấn chất
thải mỗi năm, gây ô nhiễm nặng nề về môi trường đất, nước, không khí và làm ảnh
hưởng đến cuộc sống của người dân (Nguyễn Hữu Minh và nnk, 2007). Chất thải bao
gồm phân, thức ăn dư thừa và nước thải từ chuồng trại chưa được xử lý và xả trực tiếp
qua môi trường chứ chưa có biện pháp xử lý chất thải một cách hợp lý.
Trước thực trạng chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn tiếp tục tồn tại trong nhiều năm tới, việc áp
dụng các giải pháp để xử lý chất thải chăn nuôi trong đó có giải pháp ứng dụng công
nghệ khí sinh học (KSH) là giải pháp tối ưu cho một bài toán đa mục tiêu. Thực tế triển
khai các chương trình, dự án khí sinh học đã chứng minh rằng, KSH là một công nghệ
hợp lý cho giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta hiện nay. Nhiều lợi ích do KSH
mang lại cho người dân đã được thể hiện trong các báo cáo điều tra như: cung cấp chất
đốt sạch là KSH sử dụng trong đun nấu thay thế nhiên liệu hóa thạch than, dầu hay khí
ga hóa lỏng và các chất đốt sinh khối truyền thống khác như củi, phụ phẩm nông nghiệp
làm giảm phát thải khí nhà kính; phụ phẩm KSH đã qua xử lý có hàm lượng dinh dưỡng
cao, là phân hữu cơ thay thế cho phân bón hóa học, hạn chế lây lan dịch bệnh, góp phần
cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng.
Sóc Sơn là một trong những huyện đi đầu trong phong trào phát triển chương trình
khí sinh học cho ngành chăn nuôi. Theo cơ sở dữ liệu của chương trình khí sinh học cho
ngành chăn nuôi Việt Nam (Ban quản lý Dự án KSH, 2017) tính đến thời điểm hết tháng

1


04 năm 2017, toàn huyện đã xây dựng được khoảng 2732 công trình khí sinh học, góp

phần quan trọng cải thiện môi trường, sức khỏe con người, thúc đẩy chăn ngành chăn
nuôi phát triển bền vững. Theo thống kê của UBND huyện Sóc Sơn, ngành chăn nuôi
Sóc Sơn chiếm tỷ trọng 48.5% tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp của huyện và là
ngành có có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2002 2010 cao thứ nhì sau ngành thủy sản, đạt mức 4,91%. Đến nay, toàn tỉnh có đàn gia súc
gồm hơn 127.107 con lợn, 28.941 con bò, 5.643 con trâu (UBND Huyện Sóc Sơn, 2012).
Tuy nhiên, do chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư nên dịch, bệnh
vẫn thường xuyên xảy ra, môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm. Việc sử dụng rộng rãi công
trình khí sinh học của các hộ dân vẫn còn những hạn chế do nhiều nguyên nhân như:
người chăn nuôi thiếu thông tin, hiểu biết về công nghệ khí sinh học, về các chương
trình hỗ trợ của Nhà nước, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để đầu tư xây dựng
công trình. Có những trường hợp đầu tư xây dựng, nhưng do thiếu hiểu biết về kỹ thuật
dẫn tới sau một thời gian sử dụng, công trình không hoạt động hiệu quả hay không đủ
nguyên liệu nạp đầu vào đã làm giảm hiệu quả việc sử dụng công trình khí sinh học đa
lợi ích này. Thậm chí việc xây dựng công trình một cách tự phát, thiếu hướng dẫn về an
toàn có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc tới người dân. Những trở ngại đó đã gây ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của chương trình khí sinh học tại địa phương.
Bộ chỉ tiêu bền vững là một trong những công cụ phổ biến và quan trọng để đánh
giá tính bền vững. Các bộ chỉ tiêu có thể được xây dựng trên cơ sở bộ chỉ tiêu của quốc
gia, địa phương hay sử dụng các hướng dẫn của Liên hợp quốc (LHQ). Ban đầu các bộ
chỉ tiêu này thường được phân chia thành các trụ cột như kinh tế, xã hội, môi trường và
thể chế, tuy nhiên trong các chỉ tiêu mới của LHQ (ví dụ mục tiêu phát triển bền vững SDGs), việc phân chia các chi tiêu thành 4 trụ cột chính như trên đã bị hủy bỏ nhằm làm
rõ hơn bàn chất đa hướng, đa độ đo của phát triển bền vững, đặc biệt là sự tổng hợp, liên
kết giữa các trụ cột. Một sổ chủ đề liên kết - xuyên suốt (cross - cutting) mới đã được
đưa vào hướng dẫn này như nghèo đói và tai biến thiên nhiên (Trần Văn Ý và nnk,
2013). Do vậy, việc xây dựng một bộ tiêu chí mới theo các mục tiêu phát triển bền vững
của LHQ là một nhu cầu cấp thiết cho đánh giá các dự án đề phù hợp với nhu cầu phát
triển chung.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá
tính bền vững của chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tại huyện Sóc
2



Sơn, Hà Nội” với mục đích đánh giá tính bền vững của chương trình này dựa trên tác
động của nó theo các chỉ tiêu về phát triển bền vững của LHQ, để từ đó đưa ra các
khuyến nghị cần thiết để duy trì các tác động tích cực của chương trình tới địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định được hệ thống tiêu chí đánh giá tính bền vững của chương trình khí
sinh học cho ngành chăn nuôi;

-

Đánh giá được tính bền vững của chương trình khí sinh học cho ngành chăn
nuôi theo các tiêu chí đã đề xuất; và

-

Đề xuất một số giải pháp phát huy các ảnh hưởng tích cực và giảm các ảnh
hưởng tiêu cực việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở
huyện Sóc Sơn.

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tính bền vững của chương trình khí sinh học cho ngành
chăn nuôi tại huyện Sóc Sơn. Tính bền vững sẽ được nghiên cứu trên các đóng góp vào
mục tiêu phát triển bền vững của chương trình, thể hiện thông qua các bên liên quan
hoặc hưởng lợi của dự án cụ thể như các hộ dân, thợ xây, kỹ thuật viên hay các doanh
nghiệp xây dựng, lắp đặt và buôn bán thiết bị khí sinh học.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về chuyên môn

Đề tài nghiên cứu đánh giá tính bền vững và đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường tính bền vững của chương trình khí sinh học. Do vậy, trong nghiên cứu này tập
trung nghiên cứu những nội dung chính sau:
• Tình hình chăn nuôi và sử dụng công trình khí sinh học của các hộ trên địa bàn;
• Các đóng góp cho các mục tiêu phát triển bền vững mà việc sử dụng công trình khí
sinh học của các hộ chăn nuôi mang lại;
• Các vấn đề thể chế có tác động đến hoạt động của chương trình khí sinh học địa
phương.
Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện luận văn: từ tháng 02/2017 đến tháng 10/2017. Các số liệu thứ
cấp trong giai đoạn 2007-2016; số liệu điều tra sơ cấp trong năm 2016-2017.

3


Phạm vi không gian
Khảo sát các hộ chăn nuôi sử dụng công trình khí sinh học (trước khi sử dụng và
sau khi sử dụng); hộ chăn nuôi chưa có công trình khí sinh học; thợ xây và kỹ thuật viên
tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu đã đề ra ở trên, nghiên cứu cần phải
trả lời các câu hỏi sau:
a. Thực trạng của chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tại Sóc Sơn như thế
nào?
b. Chương trình có đóng góp cho các mục tiêu phát triển bền vững nào? Với từng mục
tiêu phát triển bền vững, chương trình có tác động thế nào dựa theo các tiêu chí phát
triển bền vững tương ứng
c. Các giải pháp nào có thể nhằm tăng cường tính bền vững của chương khí sinh học
của ngành chăn nuôi tại địa phương trong thời gian tới?

Giả thuyết nghiên cứu
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi có tính bền vững và có khả năng duy
trì lâu dài tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Cụ thể:
a. Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tại Sóc Sơn đã và đang được triển
khai một cách thuận lợi thể hiện qua việc hoàn thiện các quy trình quản lý, cơ chế
hỗ trợ. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế triển khai,
xây dựng và vận hành theo tìm hiểu ban đầu đối với thợ xây, hộ dân và ban quản lý
dự án.
b. Chương trình có tác động tích cực tới các mục tiêu phát triển bền vững dựa theo các
tiêu chí phát triển bền vững của LHQ vì chương trình có sự tham gia của các bên
liên quan tại mọi cấp như địa phương, trung ương và quốc tế. Đồng thời công trình
khí sinh học cũng tác động đến các lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội của địa
phương, cụ thể như nâng cao khả năng nghề nghiệp, giải phóng lao động phụ nữ và
trẻ em, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ rừng, bảo vệ đất, không khí, nâng cao
nâng suất cây trồng, tăng thu nhập, tạo việc làm. Tác động của chương trình đối với
4


từng mục tiêu phát triển bền vững sẽ được xem xét ở các mức từ “Rất thấp”, “Thấp”
đến “Trung bình”, “Cao” và “Rất cao”. Dựa trên tìm hiểu ban đầu đối với thợ xây,
hộ dân và ban quản lý dự án các tác động của chương trình có thể lượng hóa được
và được đánh giá ở mức từ “Cao” đến “Rất cao” theo phương pháp đánh giá được
đề xuất trong nghiên cứu.
c. Để tăng cường tính bền vững của chương khí sinh học của ngành chăn nuôi tại địa
phương trong thời gian tới cần phải thực hiện các giải pháp từ cấp cơ sở (người chăn
nuôi, thợ xây, kỹ thuật viên và chính quyền cấp huyện, xã) cho tới cấp trung ương
(Cục chăn nuôi, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) để phát huy các thế mạnh
hiện có và khắc phục các tồn tại còn gặp phải.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá tính bền vững của chương trình khí sinh học cho

ngành chăn nuôi tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội” sẽ là đánh giá đầu tiên về chương trình tại
địa bàn huyện Sóc Sơn dựa trên các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển bền vững của LHQ.
Đề tài sẽ có ý nghĩa lý thuyết là xây dựng nên khung đánh giá mới cập nhật theo
các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ để đánh giá tác động toàn diện trên tất cả các
mặt kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.
Khung đánh giá mới này sẽ có ý nghĩa thực tế trong áp dụng không chỉ với nghiên
cứu tại các địa bàn khác mà còn cho các loại hình dự án khác.

7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần chính sau:
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khí nhà kính, tín chỉ cácbon và dấu chân cácbon
a. Khí nhà kính (Greenhouse Gas- GHG)
Khí quyển trái đất bao gồm hỗn hợp các chất khí có nồng độ khác nhau. Các đám

cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá thạch thải ra khói, tro, bụi và các chất gây ô nhiễm khí
quyển như CO2, CO, NH4, NOx, CFC, v.v. Các chất khí này có khả năng hấp thụ bức
xạ sóng dài làm cho nhiệt độ không khí tăng lên gọi là “hiệu ứng khí nhà kính”. Ngày
nay, con người đã phát thải vào khí quyển các chất “khí nhà kính” do sử dụng các loại
nhiên liệu hóa thạch như dầu khí, than đá cùng các quá trình công nghiệp khác. Các khí
nhà kính này có thể khiến nhiệt độ toàn cầu gia tăng từ 1,4oC đến 4oC trong khoảng từ
năm 1996 đến năm 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với
chất lượng môi trường (Đoàn Văn Điếm, 2011).

b. Tín chỉ cácbon (Carbon Credit)
Tín chỉ cácbon dưới góc độ thương mại là chứng nhận rằng một chính phủ hay một
công ty đã chi trả để có được một lượng điôxit cácbon (CO2) bị loại khỏi môi trường.
Hay nói một cách khác, tín chỉ cácbon là một chứng nhận cho phép người/tổ chức sở
hữu nó phát thải một tấn khí CO2. Tín chỉ cácbon còn được dùng như phần thưởng cho
những quốc gia hay tổ chức những cơ quan đã thực hiện cắt giảm phát thải khí nhà kính
xuống mức thấp hơn mức giới hạn mà họ được phép. Tín chỉ cácbon có thể được muabán trên thị trường quốc tế theo thời giá của thị trường (Gupta, 2011).

c. Dấu chân cácbon (Carbon Footprint)
Dấu chân cácbon là tổng lượng khí nhà kính được tạo ra từ các hoạt động trực tiếp
và gián tiếp phục vụ con người, thông thường dấu chân cácbon được biểu hiện bằng
lượng (tấn) khí CO2 tương đương (Abbott, 2008).
Dấu chân cácbon của mỗi tổ chức, cá nhân là tổng lượng phát thải CO2 sinh ra từ
các hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường dấu chân cácbon
được tính toán trong khung thời gian là một năm.
6


d. Bù đắp cácbon (Carbon Offsetting)
Bù đắp cácbon là việc sử dụng các tín chỉ giảm phát thải khí nhà kính (tín chỉ
cácbon) để doanh nghiệp bù đắp cho lượng khí thải họ tạo ra, đáp ứng các mục tiêu giảm

phát thải KNK của họ và đóng góp cho mục tiêu dịch chuyển sang nền kinh tế cácbon
thấp và cũng để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của các bên liên quan và có thể chứng
minh vai trò tiên phong, tạo lợi thế trước đối thủ cạnh tranh và kết nối các bên liên quan
trong và ngoài doanh nghiệp trong các hoạt động.
Bù đắp cácbon được thực hiện bằng cách mua tín chỉ cácbon theo đơn vị tấn CO2
tương đương (tCO2e). Các dự án mà có thể bán tín chỉ cácbon bao gồm các dự án năng
lượng tái tạo như khí sinh học, điện gió, năng lượng mặt trời mà thay nhiên liệu hóa
thạch (như than, dầu), các dự án thiết bị gia dụng giúp tiết kiệm nhiên liệu như các bếp
cải tiến và ấm đun nước trong các hộ gia đình có thu nhập thấp, bảo vệ rừng khỏi bị khai
thác bất hợp pháp, lưu giữ khí mêtan từ bãi rác và hoạt động nông nghiệp, trồng rừng
của các hộ nông dân nhỏ, thủy điện nhỏ trên sông và năng lượng địa nhiệt.
Bằng cách mua tín chỉ cácbon, các doanh nghiệp sẽ không chỉ bù đắp cho tác động
môi trường họ gây ra mà còn hỗ trợ cho sự phát triển bền vững vì các dự án giảm phát
thải KNK như trên thường mang lại nhiều lợi ích khác cho cộng đồng như tạo việc làm,
sức khỏe, bảo tồn sinh học, v.v.
Việc trao đổi như vậy đã hình thành nên thị trường cácbon mà tại đó cũng có người
mua và người bán các tín chỉ cácbon.

1.1.1.2. Khí sinh học
Biogas hay còn gọi là khí sinh học là một dạng khí hỗn hợp được sinh ra từ quá
trình phân hủy kỵ khí của phân động vật và những hợp chất hữu cơ lên men dưới tác
động của các vi sinh vật. Trong thiên nhiên, khí sinh học được sinh ra ở những nơi nước
sâu, tù đọng như các đầm lầy, đáy ao, hồ, giếng, ruộng ngập nước sâu hoặc trong cơ
quan tiêu hóa của động vật. Trong điều kiện nhân tạo, khí sinh học được sinh ra trong
các công trình khí sinh học như hầm biogas (Nguyễn Quang Khải, 2009). Lượng biogas
sinh ra còn phụ thuộc vào quá trình phân huỷ sinh học, loại phân, tỷ lệ phối trộn với
nước và nhiệt độ môi trường.
7



Thành phần chủ yếu của khí sinh học bao gồm khí metan và khí CO2 (Araújo et
al., 2014). Trong đó khí metan (CH4) chiếm từ 50-80%. Ngoài ra trong khí sinh học còn
có các thành phần khác như khí hydro sulfit (H2S), nitơ (N2), hydro (H2) và cácbon
monoxit (CO) nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ (Araújo et al., 2014). Thành phần CH4 là khí
tạo ra năng lượng khi đốt nhờ khả năng gây cháy, đồng thời đây cũng là khí gây hiệu
ứng nhà kính chủ yếu từ khí sinh học nếu bị phát thải ra môi trường vì CH4 có tiềm năng
gây nóng lên toàn cầu gấp 25 lần so với CO2 (Bruun et al., 2014).
1.1.1.3. Công trình khí sinh học
Trong phạm vi của nghiên cứu này, công trình khí sinh học được hiểu là hệ thống
bao gồm thiết bị khí sinh học, đường ống và dụng cụ sử dụng khí, bộ phận tích giữ và
xử lý phụ phẩm khí sinh học ở quy mô hộ gia đình. Lợi ích của công trình khí sinh học
có thể được minh họa như hình 1.1 dưới đây:

Hình 1.1. Lợi ích của công trình khí sinh học
(nguồn Nexus-Carbon for development, 2016b)
Các thiết bị sử dụng chủ yếu là loại KT có vòm cầu nắp cố định bằng gạch hoặc
loại thiết bị vòm cầu nắp cố định làm từ sợi thủy tinh gia cường (thường gọi là
composite) được áp dụng.

8


a. Thiết bị khí sinh học kiểu KT
Mẫu thiết bị khí sinh học kiểu KT1 và KT2 được xây dựng theo tiêu chuẩn 10TCN
97÷102-2006 do Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (NN &PTNT) ban hành năm
2006. KT1 được áp dụng cho vùng đất tốt, mực nước ngầm thấp, diện tích mặt bằng để
xây dựng công trình tương đối hẹp. KT2 được áp dụng cho vùng đất yếu, mực nước
ngầm cao và diện tích mặt bằng để xây dựng công trình tương đối rộng (Nguyễn Quang
Khải, 2009). Minh họa cho mẫu thiết bị KT1 và KT2 được nêu trong hình dưới đây.


Hình 1.2. Thiết bị kiểu KT 1 (Nguyễn Quang Khải, 2009)

Hình 1.3. Thiết bị kiểu KT2 (Nguyễn Quang Khải, 2009)

b. Thiết bị khí sinh học composite
Ở Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn quốc gia đưa ra các yêu cầu tối thiểu
về chất lượng cho bể khí sinh học composite.
9


Công trình khí sinh học composite đã được thiết kế và phát triển ở Trung quốc, và
được giới thiệu vào Việt Nam từ năm 2008 (Nguyen et al., 2012). Nhiều doanh nghiệp
Việt nam đã phát triển sản xuất loại bể này tuy nhiên các nguyên liệu đầu vào như sợi
thủy tinh, sợi cácbon và nhựa polyester đều phải nhập khẩu toàn bộ.
Bể KSH composite thường được sản xuất thành 5 bộ phận tách rời, sau đó vận
chuyển đến hộ nông dân và được lắp ráp thành hệ thống hoàn chỉnh.

5
2

1

1.

Bể nạp

2.

Bể điều áp


3.

Phần chứa khí

4.

Bể phân giải

5.

Ống dẫn khí

3

4
Hình 1.4. Thiết bị composite
Ưu điểm chính của thiết bị kiểu compsite là sinh ra khí sinh học có áp lực cao, sử
dụng diện tích nhỏ và phù hợp với nền đất yếu, thời gian lắp đặt nhanh và không yêu
cầu nhiều nhân công, có thể dễ dàng di chuyển đến địa điểm mới và dễ dàng trong vận
hành, bảo dưỡng. Tuy nhiên, vì chỉ có hạn chế cỡ bể và kích thước bé nên người chăn
nuôi không có nhiều lựa chọn. Khi cần công trình có quy mô lớn hơn thì phải lắp đặt
nhiều bể, tốn diện tích mặt bằng và giá thành rất cao.
c. Nguyên liệu nạp cho công trình khí sinh học
Các chất hữu cơ có nguồn gốc sinh học đều có thể làm nguyên liệu nạp cho các
thiết bị khí sinh học. Các nguyên liệu này được chia thành hai loại: Nguyên liệu có
nguồn gốc động vật và nguyên liệu có nguồn gốc thực vật. Nguyên liệu có nguồn gốc
động vật bao gồm chất thải (phân và nước tiểu) của gia súc, gia cầm và chất thải của
người. Các loại chất thải này đã được xử lý trong bộ máy tiêu hoá của động vật nên dễ
phân giải và nhanh chóng tạo khí sinh học. Các nguyên liệu thực vật gồm lá cây và phụ
10



phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, thân lá ngô, khoai, đậu...), rác sinh hoạt hữu cơ (rau, quả,
lương thực bỏ đi...) và các loại cây xanh hoang dại (rong, bèo, các cây phân xanh...). Gỗ
và thân cây già rất khó phân giải nên không dùng làm nguyên liệu được. Nguyên liệu
thực vật thường có lớp vỏ cứng rất khó bị phân giải. Để quá trình phân giải kỵ khí diễn
ra được thuận lợi, người ta thường phải xử lý sơ bộ (cắt nhỏ, đập dập, ủ hiếu khí) trước
khi nạp chúng vào thiết bị KSH để phá vỡ lớp vỏ cứng và tăng diện tích tiếp xúc cho vi
khuẩn tấn công. (Nguyễn Quang Khải, 2009)
1.1.1.4. Phát triển
Phát triển được định nghĩa khái quát trong Từ điển Oxford là: “Sự gia tăng dần của
một sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn...” (The gradual grow of something so
that it becomes more advanced, stronger...). Trong Từ điển Bách khoa của Việt Nam,
phát triển được định nghĩa là: “Phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi
đang diễn ra trong thế giới”. Con người và mọi sự vật đều thay đổi theo thời gian, nhưng
sự phát triển được bao hàm cả khía cạnh thay đổi theo hướng đi lên, hướng tốt hơn tương
đối (Trương Quang Học, 2011)
1.1.1.5. Phát triển bền vững
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phát triển bền vững tuỳ theo cách tiếp cận,
mục đích nghiên cứu sử dụng khác nhau mà khái niệm này được hiểu theo nhiều cách
khác nhau. Thuật ngữ Phát triển bền vững (PTBV – Sustainable Development) lần đầu
tiên được sử dụng trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do IUCN đề xuất năm 1980.
Mục tiêu tổng thể của Chiến lược là “đạt được sự PTBV bằng cách bảo vệ các tài nguyên
sinh vật” và thuật ngữ PTBV ở đây được đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh
tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài
nguyên sinh vật. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban
Quốc tế về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, PTBV được định
nghĩa là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả
năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Quan niệm này chủ yếu nhấn
mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường

sống cho con người trong quá trình phát triển. Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro
(Braxin) năm 1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về
PTBV tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: PTBV là quá trình phát
11


triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát
triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường
(nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng
chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên).
Hay nói một cách khác: Muốn phát triển bền vững thì phải đồng thời thực hiện 3
mục tiêu như thể hiện trong hình 1.5: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển
hài hòa các mặt xã hội, nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư và (3)
Cải thiện môi trường, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai
sau (Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, 2012)

Hình 1.5. Mô hình phát triển bền vững
1.1.1.6. Tính bền vững
Tính bền vững được hiểu dựa trên một nguyên tắc đơn giản đó là tất cả những thứ
con người cần để tồn tại hay phát triển một cách trực tiếp hay gián tiếp đều phụ thuộc
vào môi trường tự nhiên. Để phát huy tính bền vững cần tạo ra và duy trì những điều
kiện nhất định mà trong đó con người và tự nhiên có thể tồn tại một cách hài hòa để hỗ
trợ thế hệ hiện tại lẫn tương lai (National Academy of Sciences, 2011). Trong nghiên
cứu này, tính bền vững của chương trình khí sinh học được hiểu là hệ thống các điều
kiện, tiêu chí có thể hỗ trợ duy trì cho sự phát triển của chương trình, giúp chương trình
12



có thể tiếp tục kéo dài hoạt động, ngày càng mở rộng hơn và loại bỏ hay hạn chế các
yếu tố tiêu cực có thể phát sinh.
1.1.1.7. Chỉ tiêu đánh giá tính bền vững
Chỉ tiêu đánh giá tính bền vững (hay còn gọi là chỉ tiêu phát triển bền vững) chính
là thước đo của tính bền vững. Với mục tiêu đánh giá và giám sát việc thực hiện phát
triển bền vững, nhiều bộ chỉ tiêu và các chỉ số ở các cấp khác nhau đã được xây dựng
với nguyên tắc chung là có cơ sở khoa học, dễ hiểu, dễ điều tra hoặc là chỉ tiêu thống kê
quốc gia hàng năm. Các chi tiêu có nhiều chức năng giúp cho các nhà hoạch định chính
sách ra quyết định tốt hơn, hành động có hiệu quả hơn bằng việc đơn giản hóa, minh
bạch hóa và tổng hợp hóa các tài liệu có thể có. Các chỉ tiêu có thể tích hợp các tri thức
về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội vào việc ra quyết định, giúp đo và điều chinh
quá trình phát triển hướng tới mục tiêu bền vững. Chúng giúp cho việc cảnh báo sớm,
ngăn ngừa các hậu quả kinh tể, xã hội và môi trường. Các chỉ tiêu còn là công cụ để liên
kết các ý tưởng, các suy nghĩ và các giá trị khác nhau (Trần Văn Ý và nnk, 2013).
Xã hội loài người gồm nhiều dân tộc khác nhau về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng,
chính trị, giáo dục và truyền thống, họ cũng rất khác nhau về mức độ phồn vinh, về chất
lượng cuộc sống và điều kiện môi trường mà sự nhận thức về sự khác biệt đó cũng rất
khác nhau. Hơn nữa, sự cách biệt đó lại thường xuyên vận động, khi tăng khi giảm. Bởi
vậy, để đánh giá tính bền vững mang tính tùy thuộc khá lớn vào đối tượng được đánh
giá. Tuy nhiên, chúng ta có thể đề cập đến chỉ tiêu để đánh giá tổng quát gồm sự tăng
trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử
dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường
sống (Trần Phước Cường, 2011).
Trên thế giới, từ năm 2000, Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Tuyên bố Thiên
niên kỷ và kêu gọi các quốc gia trên thế giới thực hiện thành công 8 Mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ (MDGs) đến năm 2015. Để tiếp tục thực hiện các mục tiêu về phát triển
bền vững cho giai đoạn sau 2015, tại Hội nghị thượng đỉnh của LHQ diễn ra từ ngày 2527/9/2015, Chương trình nghị sự 2030 vì sự PTBV của LHQ đã được thông qua. Chương
trình Nghị sự 2030 vì sự PTBV đã đưa ra tầm nhìn cho giai đoạn phát triển 15 năm tới
với 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu phát triển bền vững, định hướng phương thức thực hiện,

các quan hệ đối tác toàn cầu và các hành động tiếp nối (United Nations, 2015). Chi tiết
13


về các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ có thể được xem trong Phụ lục 2 của
nghiên cứu này.
Để thực hiện cam kết quốc tế cho các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030, Việt
Nam đã xây dựng Chương trình hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự
2030 vì sự phát triển bền vững và đang thiết lập hệ thống các chỉ tiêu phát triển bền
vững của Việt Nam (VSDGs) nhằm theo dõi, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát
triển bền vững. Cụ thể, Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 về Kế hoạch hành
động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững đã được
ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ. Tại Quyết định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(BKH&ĐT)được giao vai trò chủ trì, hợp tác cùng các cơ quan Bộ, ngành, địa phương
và các cơ quan liên quan xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê VSDGs.
Thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg, Tổng cục Thống kê, BKH&ĐT đã xác định
phạm vi của VSDGs, rà soát tính khả thi của các chỉ tiêu thống kê trong Khung giám sát
toàn cầu để lựa chọn và để xuất các chỉ tiêu vừa có tính khả thi phù hợp với điều kiện
trong nước, vừa bảo đảm tính so sánh quốc tế và khu vực đồng thời nghiên cứu lồng
ghép thu thập thông tin các chỉ tiêu SDGs trong chương trình điều tra quốc gia và từ các
nguồn dữ liệu hành chính sẵn có (Tổng cục thống kê, 2017b). Dự kiến, Bộ chỉ tiêu thống
kê phát triển bền vững Việt Nam dự kiến sẽ được ban hành vào tháng 9/2018 và đến
thời điểm hiện tại (tháng 4 năm 2017), dự thảo về hệ thống các VSDGs đã được đề xuất
bao gồm 176 chỉ tiêu, trong đó có 46 chỉ tiêu hiện đã có trong hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc giá quy định trong luật và có 81 chỉ tiêu hiện đã có số liệu cơ sở (Tổng cục
thống kê, 2017c)

1.1.1.8. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính bền vững cho chương trình khí sinh học
Việt Nam tham gia các hoạt động quốc tế Việt Nam đã sớm tham gia vào tiến trình
chung của thế giới trong việc xây dựng Chương trình Nghị sự 21. Năm 1992, đoàn đại

biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát
triển ở Rio de Janero (Braxin) đã ký Tuyên bố chung của thế giới về môi trường và phát
triển, Chương trình Nghị sự 21 toàn cầu, cam kết xây dựng Chiến lược PTBV quốc gia
và chương trình nghị sự 21 địa phương. Năm 2012, thủ tướng chính phủ đã ban hành
quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 4 năm 2012 về “Phê duyệt Chiến lược PTBV
14


Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” đã đưa ra bộ chỉ tiêu về PTBV cho Việt Nam (Chi tiết
xem trong Phụ lục 3).
Hệ thống chỉ tiêu VSDGs cũng đang được Việt Nam xây dựng nhưng chưa được
chính thức ban hành như được mô tả ở phần trên, cho nên, trong đề tài nghiên cứu này
như đã phân tích ở phần tính cấp thiết của đề tài, các chỉ tiêu về phát triển bền vững của
LHQ sẽ được xem xét để thành lập nên bộ chỉ tiêu đánh giá tính bền vững cho chương
trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Các chỉ tiêu phù hợp
với đánh giá dự án sẽ được phân tích cụ thể trong các phần sau.
1.1.2. Khung nghiên cứu

15


×