Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tìm hiểu công nghiệp thực phẩm thái lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 27 trang )

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Bách Khoa
Khoa Kỹ Thuật Hóa Học
Môn học : Thực phẩm, văn hóa, môi trường & xã hội

BÁO CÁO
TIỂU LUẬN
Đề tài 12: Tìm hiểu về nền công nghiệp thực phẩm của Thái Lan

GVHD: Phan Ngọc Hòa
Nhóm 02

Năm học: 2017 – 2018


MỤC LỤC
1. Đặc điểm chung ẩm thực Thái Lan......................................................................................1
2.Vị chính....................................................................................................................................1
3. Tính vùng miền trong văn hóa ẩm thực Thái Lan..............................................................2
4. Gia vị.......................................................................................................................................2
5. Nước chấm..............................................................................................................................3
6. Tráng miệng............................................................................................................................4
7. Trái cây....................................................................................................................................4
8. Chè...........................................................................................................................................4
9. Các món ăn nổi tiếng.............................................................................................................5
II.Văn hóa ẩm thực của Thái Lan theo vùng miền.....................................................................6
1.Đặc điểm địa lý........................................................................................................................6
2.Đặc điểm địa hình...................................................................................................................7
3.Ẩm thực các vùng miền:.........................................................................................................7
3.1. Ẩm thực miền Bắc.............................................................................................................7
3.2. Ẩm thực miền Đông Bắc ..................................................................................................8


3.3. Ẩm thực miền Trung.........................................................................................................8
3.4. Ẩm thực miền Nam...........................................................................................................9
III. Đặc điểm dân cư Thái Lan.....................................................................................................9
1.Dân tộc và dân số....................................................................................................................9
2.Tôn giáo..................................................................................................................................11
IV. Tình hình nền công nghiệp sản xuất thực phẩm Thái Lan................................................12
V.MỘT SỐ XU HƯỚNG NỀN CÔNG NGHIỆP & VĂN HÓA ẨM THỰC THÁI LAN.....17
1.Đẩy mạnh thương mại điện tử.............................................................................................17
2.Gia nhập thị trường màu mỡ “Thực phẩm chức năng”....................................................19
3.Tạo ra nhiều loài giống mới mang tên “Siêu thực phẩm”.................................................20
4. Bùng nổ thực phẩm côn trùng............................................................................................21
5. Đẩy mạnh cải tiến công nghệ sản xuất và đầu tư mở rộng thị trường............................22
Tài Liệu Tham Khảo:..................................................................................................................25
Bảng phân chia tỷ lệ công việc các thành viên:.........................................................................26


I. KHÁI QUÁT VỀ ẨM THỰC THÁI LAN
1. Đặc điểm chung ẩm thực Thái Lan
Ẩm thực Thái Lan là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với
những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn hay toàn thể bữa ăn đều có sự phối trộn tinh
tế giữa vị cay, chua, ngọt và đắng. Ẩm thực Thái Lan là một phần của văn hóa Thái Lan và trở
thành một trong những yếu tố thu hút khách du lịch.
Người Thái Lan quan niệm bữa ăn là nơi giao tiếp thân mật của mọi người. Trong bữa ăn,
món ăn chính là cơm tẻ hoặc xôi lá cẩm, ăn cùng với nhiều món được chế biến theo các cách
khác nhau, theo khẩu vị của mỗi vùng. Đó là các món súp, cà ri, các món hầm hoặc rán, salad và
thêm một hay nhiều thứ nước chấm cơ bản như nước mắm và ớt. Người Thái Lan ăn tráng miệng
bằng hoa quả tươi hay những loại bánh truyền thống.
Người Thái Lan coi thú ẩm thực là cách giải trí ưa thích nhất. Mỗi miền có một cách ăn
và chế biến món ăn riêng.Ẩm thực Thái Lan thực tế là ẩm thực của 4 vùng miền khác biệt, mỗi
vùng miền lại có một nét đặc trưng riêng trong cách chế biến truyền thống của họ. Một nét độc

đáo trong các món ăn của các dân tộc Thái Lan là khi chế biến những món ăn, người Thái hoàn
toàn ít khi dùng tới dầu mỡ và rất chú trọng tới việc điều phối các vị đắng - cay - mặn - chát.
Những vị này được phối hợp hài hòa khiến thực khách cảm thấy vừa miệng, không có cảm giác
ngấy, ngán khi ăn những món nướng, luộc, hấp, hun khói,....Khi thưởng thức những món nướng
của người Thái sẽ thấy vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng. Các món hấp, món luộc có hương thơm
đặc biệt cùng vị ngon ngọt... được làm rất công phu khiến người ăn nhớ mãi không quên. Từng
món ăn như chứa đựng cả tấm lòng của người Thái gửi gắm vào đó.
Cùng nhau chia sẻ các bữa ăn chính là một yếu tố quan trọng trong đời sống hàng ngày
của người Thái. Rất hiếm khi họ ăn một mình. Điều đó giải thích tại sao trong bữa ăn các món ăn
được bày ra cùng một lúc và tại sao người Thái lại sử dụng chung một cái muôi cho mỗi đĩa thức
ăn.
Ngoài ra khi nhắc đến ẩm thực Thái Lan chúng ta cũng phải nhắc đến ẩm thực cung
đình Xiêm trước kia. Ban đầu chỉ phổ biến trong hoàng tộc, ngày nay nó được lưu truyền rộng
rãi.

1


2.Vị chính
Món ăn Thái Lan mang nhiều hương vị khác nhau và mang 3 vị chính
là: cay, chua và ngọt.
3. Tính vùng miền trong văn hóa ẩm thực Thái Lan
Ẩm thực Thái Lan chịu ảnh hưởng từ ẩm thực của các nước lân cận như Trung Quốc, Ấn
Độ, Malaysia, Myanma, v.v... Vùng Đông Bắc Thái Lan thì mang đậm phong cách tương tự Lào.
Vùng núi phía Bắc mang đậm phong cách Myanma, trái lại vùng phía nam Thái Lan chịu ảnh
hưởng của ẩm thực Hồi Giáo từ Malaysia. Riêng vùng núi Korat vùng phía Đông ảnh hưởng
của Campuchia
4. Gia vị
Một trong những nét vô cùng đặc sắc của ẩm thực Thái là cách dùng các loại rau thơm hay rau
sống và các loại gia vị. Riêng về cách dùng gia vị, có một số món ăn cực kỳ cay, nhưng không có

nghĩa là món nào cũng cay cả. Chính các gia vị đã làm nên điều đặc biệt của món ăn Thái. Hầu
như món ăn nào người Thái cũng cho gia vị. Ớt hầu như là gia vị chủ đạo trong hầu hết các món
ăn của Thái.
Tinh dầu hoa nhài, nụ hoa sen, rau muống, đinh hương, nghệ tây, vừng và rất nhiều các
thảo mộc và gia vị khác đem lại những hương vị tuyệt vời cho ẩm thực Thái Lan với nhiều hình
thức chế biến khác nhau, thêm vào chất bổ dưỡng cho các món ăn.
*Rau thơm
Các loại rau thơm có tác dụng làm tăng thêm mùi vị cho món ăn và ngoài ra chúng có các tác
dụng về mặt chữa bệnh. Trở lại thời kỳ xa xưa, Thái Lan có một lịch sử lâu dài về việc thảo mộc
làm thuốc chữa bệnh và dần dần ngấm vào trong nghệ thuật ẩm thực. Các món ăn của Thái đều
chứa hàm lượng chất béo thấp và chế biến từ các nguyên liệu tươi, điều này làm cho các món ăn
Thái có lợi cho sức khoẻ. Ngoài việc ẩm thực Thái Lan là ăn ngon, ẩm thực Thái còn có tác dụng
chữa bệnh.
Điều làm cho ẩm thực Thái ngày càng nổi tiếng thế giới chính là giá trị y học của các loại thảo
mộc và các loại gia vị ngày càng được quốc tế quan tâm đến. Một số lớn các loại gia vị và thảo
mộc là giống bản địa của đất nước này, nhưng một số lượng lớn hơn lại được mang từ nơi khác
đến và được trồng tại đây từ xa xưa. Chúng được sử dụng rất lâu đời như các vị thuốc và dĩ nhiên
các đầu bếp hiểu giá trị chữa bệnh của các loại thảo mộc và gia vị cũng như hương vị của chúng.
Chanh là loại gia vị mà người Thái ưu ái. Trong chả cá tod man plo của họ cũng nặng mùi
lá chanh. Chanh được vắt vào rất nhiều món ăn, vỏ và lá của cây trấp (hay còn gọi là loại chanh
kaffir) thì là nguyên liệu chế biến và để trang trí lên món ăn.

2


Trong bất kể hình thức nào, cây rau mùi (Coriandrum sativum) là một loại rau thơm được sử
dụng nhiều nhất trong các món ăn. Lá với hương thơm đặc trưng được dùng trong vô số các món
ăn, rễ được giã với tỏi và hạt tiêu đen để làm gia vị, trong khi đó hạt cũng được làm gia vị và
nguyên liệu cho món ăn.
Húng cũng là một thứ không thể thiếu được, với ba loại thường thấy: hương nhu trắng (hay é lớn

lá, tên khoa học: Ocimum gratissimum) thường xuất hiện trong món súp và hải sản, húng quế
chanh (Ocimum × citriodorum) lá nhỏ hơn thường đi kèm với món súp và là một thành phần của
món xa lát và húng quế khác thì lại có trong các món xào.
Lá bạc hà lục (Mentha spicata) được dùng trong các món xa lát và thường làm rau sống, như cây
bạc hà.
Củ sả là một nguyên liệu đồng hành với hầu hết các món ăn của Thái và cũng chính là tên của
một nhà hàng nổi tiếng và được cho cùng với tinh dầu quýt để làm cho nên vị của món tom yam,
món ăn quốc gia của Thái.
Gừng được để tươi hay nghiền bột và riềng củ được cho vào món súp và cà ri. Cùng họ với
gừng, nghệ đem lại màu vàng cam cho các món ăn miền Bắc Thái. Cây thì là, quế và bạch đậu
khấu được nhập cư từ Ấn Độ và được đem vào chế biến trong các món cà ri của Thái. Tỏi được
dùng số lượng lớn cùng với hẹ. Hành thì có thể ăn sống hoặc nấu. Hành tím làm vỏ bọc hấp dẫn
cho miếng thịt gà hay sườn lợn. Hạt tiêu đã từng được tin là đem lại sức nóng cho các món ăn
trước khi ớt được nhập đến Thái Lan. Và nó luôn được coi là một gia vị rất quan trọng.
Ớt chính là gia vị chính trong các bữa ăn ở Thái. Cây ớt không phải xuất xứ từ Thái Lan mà được
các thương nhân người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha mang đến từ Bắc Mỹ vào khoảng thế kỷ
16, 17. Ngày nay, tại Thái Lan có nhiều loại ớt được trồng khắp cả nước và chiếm ưu thế hơn hẳn
là ba loại ớt: phrik yuak (ớt chuối) - loại ớt to, được thấy rất nhiều ở Vân Nam, Trung
Quốc, Lào, Thái Lan); phrik chi fa (ớt chỉ thiên, dài và mảnh có 3 màu đỏ, vàng và xanh); và loại
ớt nổi tiếng prik khi nu (ớt phân chuột), vị cay thành phần chính trong món nam pla phrik.
5. Nước chấm
Nước chấm phổ biến của người Thái là nước mắm ớt pha loãng hay không pha loãng.
Đặc biệt là xì dầu, sa tế và các loại nước chấm khác cũng được sử dụng trong các món ăn. Người
Thái thích sử dụng nước mắm cà cuống – trích tinh dầu con cà cuống pha với nước mắm.
Người Isan ở vùng đông bắc Thái có loại chẩm chéo cổ truyền là Nam Jim Jaew, với
nhiều trong số đó là sự kết hợp của mặn, ngọt, cay và chua.
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và với loại gạo khao hom mali [7] là loại
đắt giá nhất. Gạo Thái Lan ngon và hầu hết được ướp hương thơm.
Ngoài ra cũng không thể thiếu món cơm lam được làm từ gạo nếp cùng một số nguyên
liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa. Lấy gạo bỏ vào một chiếc ống

3


giang một đầu hở, sau đó dùng lá chuối bịt kín lại rồi đốt. Nhưng nấu cơm lam thực ra không chỉ
đơn giản như vậy. Ống giang dùng nấu cơm lam phải còn tươi để khi cơm chín, hạt cơm quyện
thêm một chút vị ngọt và mùi đặc trưng của tre. Nứa thường được chọn giang bánh tẻ, non quá
hay già quá đều không được.
Đốt lên một đống lửa, chờ thật đượm, sau đó đặt lên trên một chiếc kiềng và xếp các ống
lam trên đó. Trong khi nấu không quên xoay đi xoay lại những chiếc ống lam như khi nướng bắp
ngô. Khoảng một tiếng đồng hồ thì ăn được. Thực tế, theo kinh nghiệm thì khi mùi thơm từ ống
Lam bay ra ngào ngạt là biết cơm chín hay chưa mà không cần mở nắp.
Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc
phần ruột cơm chỉ là một lớp lạt giang mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn
chỉ cần bóc bỏ lớp lạt giang bên ngoài.
Cơm lam được dọn ra ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn rừng nướng.
Xôi lá cẩm được nấu trong chiếc chõ đọc là "hày khẩu" (tiếng Thái:หห–ห
ห–หห).Lá cẩm
rửa sạch, bỏ cọng sau đó bắt lên bếp nấu cho ra nước có màu tím đặc trưng. Tiếp theo ngâm gạo
nếp với nước lá cẩm trong 1 đêm. Qua ngày đổ ráo nước và cho vào hấp cho đến khi thấy nếp
dẻo và mềm là xôi chín. Xôi được dùng với vài lát xoài chín ăn kèm nước cốt dừa có vị ngọt,
bùi, béo.
6. Tráng miệng
Dù người Thái ăn các món ngọt tráng miệng, thường là loại màu sắc sáng và hơi ngọt làm
từ bột gạo, nhưng hoa quả chính là cách truyền thống để kết thúc một bữa ăn. Khách du lịch luôn
bị thu hút bởi phong phú của các loại hoa quả. Riêng chuối có thể kể đến 20 loại chuối khác
nhau.
Món tráng miệng được trang trí một cách cầu kỳ và lạ mắt. Nhiều món tráng tráng miệng
được tỉa gọt khá kỹ lưỡng và sắc sảo.
7. Trái cây
Dưa đỏ, đu đủ, dứa, xoài, ổi, mít, sầu riêng, chanh, quýt, dừa, bưởi, măng cụt, chôm

chôm, quả gioi, vải và nhãn luôn luôn có ở tất cả các khu chợ, ở quầy bán dạo, và ở các khu
vườn. Một số loại có hương vị đặc biệt hơn khi ăn với muối trộn đường và ớt bột. Mứt trái cây là

4


cả một nghệ thuật, đòi hỏi kỹ năng đặc biệt và hoa quả cũng được sử dụng làm nguyên liệu nấu
ăn.
8. Chè
Giống với đất nước Campuchia, chè Thái Lan ngon và có rất nhiều loại. Chè Thái Lan
ngọt đậm và hầu hết đều có nước cốt dừa. Các nguyên liệu phối hợp bao gồm các loại trái cây và
các loại mứt hay củ quả. Ngon nhất vẫn là các món chè xôi [8] trộn sầu riêng pha nước cốt dừa.
Ngoài ra còn có chè củ năng bọc bột lọc. Chè Thái Lan nổi tiếng là chè thập cẩm với hàng chục
loại trái cây, mứt và có sầu riêng phía trên cùng đá bào.
9. Các món ăn nổi tiếng

Hình.Món Tomyum
_Tom yum là món canh chua của Thái Lan, một món ăn không thể lẫn vào đâu bởi hương
vị chua cay của nó. Vị chính trong món này là lá chanh. Tom Yum Kung mỗi miền mỗi khác và
mang đặc trưng phong cách riêng. Nhưng cái chua dịu dàng hơn chua miền Nam dẫu là chua me,
mạnh hơn chua miền Trung, gắt hơn chua mơ miền Bắc một chút. Tom yum nấu với tôm gọi
là tom yum goong (goong nghĩa là tôm), nấu với thịt gà gọi là tom yum gai, nấu với cá gọi là tom
yum pla.
_Trái dừa nguyên trái được người Thái đem nướng trên bếp lửa. Dừa nướng kiểu Thái
này đem hương vị thơm và rất lạ miệng. Dừa nướng Thái Lan có thể tìm thấy trên hầu hết nẻo
đường của Thái.

5



Gỏi đu đủ Thái
_Gỏi đu đủ Thái Lan- som tam là món salad đu đủ trộn với nước mắm, nước chanh, tỏi,
ớt, mắm tôm, v.v... Món này có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Thái.

Pa pỉnh tộp
Pa pỉnh tộp (หหหหหหห) (cá suối nướng lật úp) là món ăn cổ truyền của người Thái đen
tỉnh Loei. Đây là món ăn quý, rất được trân trọng.
Nguyên liệu chính là cá suối như cá chép, trôi, trắm thật tươi. Bắt cá về làm sạch vảy rồi
mổ cá đằng dọc sống lưng thay vì bụng để con cá mềm mại dễ gấp úp lại hơn và phần gia vị nhồi
trong bụng cá tiếp xúc với than hồng sẽ toả hương ngấm vào thịt cá. Gia vị ướp trực tiếp vào
trong mình cá gồm gừng, sả, rau thơm và đặc biệt là mắc khén và mầm măng của cây sa nhân.
Bên ngoài xoa một lớp bột riềng và thính gạo. Pa pỉnh tộp nướng trên lửa than. Khi nướng phải
dùng thanh tre kẹp lại để vị cá thêm đậm đà khi các loại gia vị thấm sâu vào từng thớ thịt và tỏa
hương thơm,làm xiêu lòng bao thực khách.

6


II.Văn hóa ẩm thực của Thái Lan theo vùng miền
1.Đặc điểm địa lý
Thái Lan là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía
đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma
và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái
Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
Diện tích: 513 120 Km2
Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nóng, mưa nhiều. Từ giữa tháng 5 cho tới tháng 9, chịu
ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Từ tháng 10 đến giữa tháng 3 chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc khô, lạnh. Eo đất phía nam luôn luôn nóng, ẩm.
2.Đặc điểm địa hình
Thái Lan được chia ra thành 4 khu vực tự nhiên khác biệt:

-

Phía Bắc Thái Lan: là vùng phía Bắc của Thái Lan, giáp với Myanma ở phía Tây, Lào ở

phía Đông và miền Trung Thái Lan ở phía Nam. Miền Bắc Thái Lan là vùng duy nhất của cả
nước có địa hình núi non hiểm trở, tập trung nhiều núi cao. Khí hậu tương đối mát mẻ.
-

Vùng Đông Bắc bao gồm 19 tỉnh với quang cảnh và lối sống đồng quê, dân dã. Vùng này

tiếp giáp với sông Mekong và Lào về phía Bắc và phía Đông, với Campuchia về phía Nam, cao
nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mê Kông.
-

Miền Trung Thái Lan (hay Đồng bằng Trung Bộ Thái Lan/Đồng bằng sông Mê Nam),

bao quát cả một vùng đồng bằng phù sa rộng lớn của sông Chao Phraya, Thái Lan. Vùng này
được tách biệt khỏi Đông-Bắc Thái Lan bởi dãy núi Phetchabun, và các dãy núi khác phân chia
biên giới tự nhiên với Myanma về phía Tây. Ở phía Bắc, những dãy núi này hạ độ cao thành các
đồi của miền Bắc Thái Lan. Khu vực Trung bộ Thái Lan là trung tâm của Vương quốc
Ayutthaya, và vẫn là khu vực trọng yếu của Thái Lan, có thủ đô Bangkok. Miền Trung Thái Lan
có dân dân cư đông đúc nhất đất nước này.
-

Miền Nam Thái Lan tọa lạc ở bán đảo Mã Lai, với diện tích khoảng 70.713 km², bao bọc

phía Bắc bởi Eo đất Kra là phần hẹp nhất của bán đảo. Phần phía Tây là bờ biển dốc hơn, trong
khi phía Đông là đồng bằng châu thổ chiếm ưu thế. Sông lớn nhất của phía Nam là Tapi, cùng
với Phum Duang có lưu vực hơn 8.000 km², hơn 10% diện tích của Nam Thái Lan.


7


3.Ẩm thực các vùng miền:
Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và văn hóa giữa các vùng miền, nên văn hóa ẩm thực
cũng được chia ra theo các vùng miền theo khu vực địa lý:
3.1. Ẩm thực miền Bắc.
Về phía bắc, vùng giáp với biên giới Myanma và Lào, do đó văn hóa của vùng có sự pha trộn
của nhiều văn hóa khác nhau: văn hóa bản địa vùng Lannathai xưa, văn hóa các dân tộc ít người
và văn hóa Myanmar, văn hóa Lào. Sự pha trộn văn hóa này này thể hiện rõ nhất qua trang phục,
kiến trúc và ngay cả ẩm thực.
Ẩm thực miền Bắc hầu như mang đậm phong cách Myanma. Món ăn miền Bắc được nấu theo
hương vị riêng, bữa ăn thông thường gồm có xôi, nhiều loại nước chấm khác nhau (namprik
noom, namprik dang, namprik ong).
Món ăn của người miền Bắc thường là món vừa chín tới, ít gia vị nồng, ít cay và hầu như không
có vị ngọt và chua.
Người miền Bắc thích ăn thịt lợn nhất, sau dó là thịt bò, gà, vịt, chim…hải sản có rất ít.
Trong mâm cơm của người Thái có nhiều món ăn, mỗi món đều có hương vị đặc trưng. Đặc
trưng nhất là món thức ăn nướng. Các loại thịt gia súc, gia cầm, hay thuỷ sản đều có thể nướng.
Do dặc thù vùng cao, người Thái thường để dành cá sấy trong bếp. Khi có khách, nhà xa chợ,
chưa làm kịp món ăn thì bỏ cá ra nướng lại cho thơm, rót rượu mời khách nhâm nhi. Và ở bếp,
người nhà tiếp tục chế biến món ăn, tiếp từng món lên đãi khách. Đây là cách giữ chân khách,
thể hiện sự hiếu khách của đồng bào vùng cao. Bên cạnh các món nướng, người Thái còn có tài
chế biến gia vị để ăn với các món luộc, món hấp, hương vị thơm ngon. Từ thịt, cá, người vùng
cao còn có các món lạp, luộc, canh chua,... với vị ngon đặc trưng.
3.2. Ẩm thực miền Đông Bắc .
Do địa hình và điều kiện thiên nhiên, cư dân ở vùng này có lối sống nông thôn thuần túy.
Ẩm thực được ảnh hưởng từ Lào.
Xôi là món ăn chính, kết hợp cùng với thịt, tiết lợn, nộm đu đủ, cá nướng, gà nướng…
Cá nước ngọt là nguồn cung cấp protein chủ yếu của miền này.

Người Đông Bắc thích ăn thịt rán như cóc, thằn lằn, rắn, chuột đồng, kiến đỏ, côn trùng…, ngoài
ra thịt lợn, bò, gà cũng được ưa thích.
3.3. Ẩm thực miền Trung.
Ẩm thực miền Trung đôi khi là sự kết hợp những món ăn ngon nhất của các vùng khác. Tại miền
Trung, người ta có thể tìm thấy mọi món ăn, và tại miền Trung, các món ăn vùng miền khác đạt
8


đến tiêu chuẩn của nó. Ít ai biết rằng người Thái còn có những món ăn truyền thống mà ai đã
từng được thưởng thức một lần đều sẽ nhớ mãi...Nền văn hóa của dân tộc Thái vô cùng đa dạng,
nhất là khi nói về ẩm thực miền Trung Thái Lan.
Miền Trung cũng có những món ăn theo kiểu Hoàng gia, được chế biến phức tạp hơn các món ăn
thông thường. Do chịu ảnh hưởng của món ăn trong cung vua nên phong cách nghệ thuật nấu
nướng rất cầu kỳ. Người Thái ở miền Trung thích ăn món nấu mềm và nhừ với một chút vị ngọt.
Cách bày biện món ăn cũng mang tính nghệ thuật. Bàn ăn thường được trang trí với rau và hoa
quả tỉa.
Người miền Trung thích ăn cơm gạo tẻ thơm.
Với những món ăn được chế biến công phu, độc đáo, ẩm thực truyền thống của dân tộc Thái
vùng miền Trung Thái Lan được xem là cách truyền tải hữu hiệu nhất nét đẹp văn hoá con người
nơi đây. Tất cả món ăn của người Thái đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự
nhiên. Thịt trâu, thịt bò, cá, gà được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ và cẩn thận. Gia vị để
ướp là hạt "mắc khén" (một dạng hạt tiêu rừng), ớt, tỏi, gừng, muối... Khi chế biến các món ăn,
người Thái ít khi sử dụng tới dầu mỡ.
3.4. Ẩm thực miền Nam.
Ẩm thực miền Nam ảnh hưởng từ Ấn Độ và Indonesia.
Món ăn miền Nam có xu hướng cay nóng hơn nhiều so với món ăn ở các vùng khác của Thái
Lan. Các món ăn mang hương vị đặc biệt của miền Nam là các món canh (súp cay hay cà ri) như
kang liang, kang tai pla và xốt budu. Món khao yam, là một món ăn ngon của người miền Nam
có vị mặn nên món khao yam được ăn cùng rau.
Trong ẩm thực, dừa đóng vai trò quan trọng, thường món ăn rất cay, sử dụng nhiều gia vị.

Hải sản tươi sống phổ biến như: cá, tôm, tôm hùm, cua, mực ống, sò, trai.
III. Đặc điểm dân cư Thái Lan.
1.Dân tộc và dân số.
Thái Lan là một đất nước đông dân cư đứng thứ 21 trên thế giới với dân số hơn 67 triệu
người ( 7/2013 ) bao gồm 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa , 3% người Mã Lai
số còn lại là những dân tộc ít người như Môn và Khơme.
Với một đất nước đông dân cư và đa sắc tộc ảnh hưởng rất nhiều đến Thái Lan là cho ẩm
thực của đất nước này vô cùng phong phú và đặc sắc.
Người Thái không sử dụng dầu mỡ trong chế biến chú trọng vào các nguyên liệu tươi,
khả năng sử dụng tuyệt vời các loại rau thơm, thảo mộc với vị cay, ngọt ,chua, đắng được kết
hợp một cách hài hòa, đây là những vị vô cùng quen thuộc và đặc trưng của người Thái.
9


Người Thái gốc Hoa du nhập từ Vân Nam , Trung Quốc đã đem theo hương vị của người
Hoa qua thời gian kết hợp cùng với đất nước Thái Lan đã hình thành nên được một nét ẩm thực
riêng với việc sử dụng xì dầu, đậu hủ, mì và há cảo.

Hình. Món Pad Thái
Người Mã lai đã mang vị dừa và sa tế quen thuộc và phổ biến đến với Thái Lan trong quá trình
nhập cư

Hình. Xôi xoài Thái Lan

10


Ấn độ là quốc gia có rất nhiều ảnh hưởng đến ẩm thực Thái Lan trong đó có các gia vị như thì là,
bạch đậu


Hình.Món cà ri
2.Tôn giáo
Năm 2000 Thái Lan có :
- 95% dân số theo Phật giáo Theravada ( Phật giáo nguyên thủy, khá giống với thời của Đức Phật
) và được xem là quốc giáo của quốc gia này. Điều này có tác động vô cùng lớn đến đời sống tâm
linh và ẩm thực

Người Thái Lan có hòa đồng thân thiện, ẩm thực có rất nhiều rau xanh, Phật giáo
Theravada không cấm tu sĩ ăn thịt cá mà cấm hành động giết hại, họ quan niệm “ ăn để mà sống,
mà hành đạo “

11


Người xuất gia nữ cạo tóc , chăn mày mặc áo cà sa trắng sống cuộc sống thanh tịnh nơi
chùa, từ đó người ta liên tưởng tới món chè chuối nước cốt dừa với vẻ đẹp đơn giản , thanh tao
của những người xuất gia

Hình. Món chè chuối
_Với 4,6% dân số theo Hồi giáo

Vấn đề ẩm thực của Hồi Giáo khá nghiêm ngặt
Những món ăn hợp pháp của đạo Hồi được quy định trong kinh Coran, theo đó họ không
được sử dụng bất kì loại rượu, thức uống gây nghiện hoặc độc hại nào , thực phẩm dùng được
phải được xử lý theo đúng phương pháp của đạo Hồi

12


Đặc biệt không dùng thịt heo, chó hoặc những đồ chiếc xuất từ chúng, các loài lưỡng cư,

các loại vật gây hại như chuột rết, động vật có mống vuốt và răng nanh.. Đều bị cấm trong đối
với người theo đạo Hồi
_ 0,75% dân số theo công giáo
Vào dịp lễ noel thường món gà tây quay
Kito giáo không khắc khe trong vấn đề ẩm thực ngoài một số ngày ăn chay , người theo
Thiên Chúa ăn uống thanh đạm, không ăn vặt
IV. Tình hình nền công nghiệp sản xuất thực phẩm Thái Lan.
Từ lâu, Thái Lan đã được biết tới là đất nước của các loài hoa và cây ăn quả cận nhiệt
đới. Khí hậu nóng ẩm giúp cho các loài thực vật nơi đây luôn xanh tốt quanh năm. Do đó 80%
nguồn cung cấp chính cho công nghiệp thực phẩm đến từ các sản phẩm địa phương. Điều này đã
cho phép các doanh nghiệp sản xuất với giá cạnh tranh cao và nâng tầm khả năng cạnh tranh trên
toàn cầu, đưa Thái Lan trở thành một trong những nước xuất khẩu lương thực lớn của Châu Á.

Hình . Một số sản phẩm Thái Lan.
Thị trường tiêu dùng quốc tế đang mở ra cho các sản phẩm Thái Lan bởi vì phương pháp
sản xuất và máy móc thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất của quốc tế , và cũng bởi vì các
sản phẩm có chất lượng hàng đầu và chính gốc đều đến từ Thái Lan.
Gạo Thái Lan là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, và tất nhiên cả những sản
phẩm đóng gói và chế biến sẵn, có thể kể đến như cà ri và nước sốt, đồ ăn vặt và các mặt hàng
thực phẩm Halal.
13


Hình . GDP từ các ngành công nghiệp ở Thái Lan năm 2009.
Hiện nay, tại Thái Lan có khoảng 10.000 doanh nghiệp chế biến thực phẩm, sử dụng
khoảng 600.000 lao động và tạo ra tổng thu nhập hàng năm khoảng 25 tỉ đô la (USD) – chiếm tỉ
lệ GDP cao nhất.
Tuy nhiên, để đạt được lợi nhuận cao – đem về nguồn GDP chính cho Thái Lan – các
doanh nghiệp cần phải có chiến lược nhằm đưa ngành thực phẩm Thái Lan vươn ra thế giới. Có
thể tổng kết 4 bí quyết chính như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp Thái Lan không ngừng nâng cao chất lượng sản xuất và chủ động
lấy các chứng nhận an toàn thực phẩm quốc tế như HACCP, Non-GMO,ISO,... Ngoài ra, phần
đông doanh nghiệp đều có chứng nhận Halal, đáp ứng yêu cầu của các nước đạo Hồi như
Malaysia, Indonesia và khu vực Trung Đông. Thái Lan trở thành nước đứng đầu của ASEAN
trong việc xuất khẩu mặt hàng thực phẩm Halal và cũng nhà cung cấp lương thực, thực phẩm cho
gần 2 tỷ người tiêu dùng Hồi giáo trên toàn thế giới. Điều này chứng tỏ, họ nhận thức rất rõ về
nhu cầu khắt khe của các phân khúc thị trường khác nhau.
Thứ hai, doanh nghiệp thực phẩm Thái Lan ý thức được tiếng Anh là ngôn ngữ thương
mại quốc tế, nên tất cả đều xây dựng website với đầy đủ thông tin bằng tiếng Anh và các lãnh
đạo phần lớn có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ này.
Thứ ba, phần đông doanh nghiệp Thái Lan rất hăng hái tham gia các hội chợ triển lãm
trong và ngoài nước để gặp gỡ đối tác và xây dựng quan hệ kinh doanh. Chẳng hạn, chuỗi Hội
chợ Food Ingredients (Fi Asia - Nguyên liệu thực phẩm) sẽ diễn ra tại TP.HCM (Việt Nam) năm
2015 tạo được sự quan tâm từ doanh nghiệp cũng như người dân VN.
14


Thứ tư, doanh nghiệp Thái Lan nhận được nhiều ưu đãi từ Chính phủ lẫn Cục Đầu tư
Thái Lan. Luật Hỗ trợ đầu tư mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 có 2 nội dung quan trọng là: miễn
thuế doanh nghiệp trong 5 năm cho các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu và miễn thuế máy móc
và vật liệu cho việc xuất khẩu trong 1 năm.
Ngoài 4 chìa khóa nhằm nâng cao vị thế công nghiệp Thái Lan trên bản đồ Thế Giới, việc
tổ chức mô hình nhà máy nghiêm ngặt cũng là một yếu tố giúp sản phẩm đảm bào được chất
lượng, đạt được những chỉ tiêu trong các chứng nhận an toàn thực phẩm.
Mô hình sản xuất ở các nhà máy được tổ chức khá quy củ, mang tính chất công nghiệp.
Dù chỉ chế biến các mặt hàng nông sản nhưng quy mô sản xuất đều khá lớn, không mang tính
thủ công, tự phát. Từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra đều do doanh nghiệp chủ động
phối hợp với nông dân, đơn vị vận tải và khách hàng, tạo thành một chuỗi khép kín, liên hoàn
nhịp nhàng. Việc phối hợp giữa Nhà nước - Doanh nghiệp - Nông dân được thực hiện nhuần
nhuyễn, tránh tình trạng “được mùa mất giá” cho nông dân, doanh nghiệp không lo thừa, thiếu

nguyên liệu, giữ chữ tín đầu ra với khách hàng. Người nông dân được doanh nghiệp đào tạo, tập
huấn về chuyên môn, kỹ thuật, trở thành những “công nhân trên đồng ruộng”. Chuỗi sản phẩm từ
trang trại đến bàn ăn được kiểm soát tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Hình . Mô hình sản xuất của nhà máy Sunsweet.
Nhà máy Sunsweet, chuyên sản xuất các sản phẩm từ ngô, có trụ sở tại khu Sanpatong
(phía Bắc Thái Lan). Tuy chỉ là một nhà máy “cấp tỉnh” nhưng Sunsweet có quy mô khá lớn. Tại
đây, đặc sản ngô Thái được chế biến thành các sản phẩm nước uống, thực phẩm ăn nhanh với đa
15


dạng chủng loại: từ ngô tách hạt sấy khô, đóng túi nguyên bắp, sữa ngô… xuất khẩu đi khắp thế
giới. Nét nổi bật tại nhà máy này là hầu hết các phụ phẩm trong quá trình thu hoạch là thân cây
ngô, lõi ngô đều được tận dụng triệt để, thêm phụ gia để tạo thành viên nén hữu cơ làm chất đốt
trong quá trình sản xuất. Điều này góp phần tạo nên mô hình nhà máy thân thiện với môi trường,
tiết kiệm năng lượng tối đa.

Hình . Các mặt hàng của công ty Sunsweet.
Khó khăn
Tuy nhiên, việc đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế gặp rất nhiều khó khắn và rủi ro. Bên
cạnh đó cũng bị phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới.
Thành công
Qua những năm đổi mới, nền kinh tế của Thái Lan đã duy trì được tỷ lệ tăng trưởng GDP
khoảng 5%/năm mặc dù xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á. Ngoài ra, Thái Lan
đã thiết lập được những mối quan hệ kinh tế gắn bó với nhiều nền kinh tế của các nước trên thế
giới. Nhờ có mối quan hệ kinh tế nêu trên đã giúp cho Thái Lan vượt qua những khó khăn do
cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á gây ra và phục hồi nhanh chóng sự tăng trưởng kinh
tế.
Nhận xét – bàn luận:
16



Việt Nam có nhiều tương đồng về mặt khí hậu, do đó không kém cạnh Thái Lan về mặt
tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn chưa thật sự tập trung phát triển, chuyên
sâu một ngành công nghiệp nào cả, mà đa số hiện nay là xuất thô hoặc tinh chế đơn giản. Có thể
thấy mặc dù là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 Thế Giới, chỉ sau Thái Lan, tuy nhiên, gạo của ta lại
không có được các chứng chỉ như gạo Thái Lan nên giá trị thu về không lớn.
Để có tạo được nền công nghiệp thực phẩm như Thái Lan, chúng ta cần phai trau dồi và
học hỏi rất nhiều. Đồng thời, thay đổi suy nghĩ của người dân về vai trò của người nông dân,
nhận định đúng về vai trò của mỗi cá nhân trong xã hội. Bên cạnh đó chúng ta cần phải cải thiện
cách quản lý để có thể đảm bảo quy trình nghiêm ngặt. Và không thể thiếu sự hỗ trợ, quan tâm
đặc biệt dành cho nền công nghiệp thực phẩm, khoa học công nghệ của chính phủ.
Khi 3 mắt xích này hoàn thiện thì chúng ta đã nắm chắc 50% thành công. 40% còn lại
phụ thuộc vào sự sáng tạo, khoa học công nghệ sử dụng, các chứng nhận ATTP đạt được và uy
tín trên thương trường. 10% phụ thuộc vào thị trường và các yếu tố khác.
V.MỘT SỐ XU HƯỚNG NỀN CÔNG NGHIỆP & VĂN HÓA ẨM THỰC THÁI LAN.
1.Đẩy mạnh thương mại điện tử.
Phát triển cùng quá trình bùng nổ kinh tế của châu Á là một tầng lớp trung lưu ngày càng
đông đảo. Số liệu báo cáo cho thấy đến năm 2020, châu Á sẽ có đến 1,7 tỉ người được cho là
trung lưu và tính đến năm 2030, con số này sẽ chiếm gần 2/3 dân số là trung lưu của thế giới.
Thế nhưng, dù có những bước tiến dài trong phát triển kinh tế, khu vực này vẫn đang đối mặt và
giải quyết một trong những vấn đề lớn nhất và cơ bản nhất nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống
– đó là sự mất cân bằng dinh dưỡng ở diện rộng. Thái Lan cũng phải đối mặt với những thách
thức về mặt dinh dưỡng do tiêu thụ quá nhiều thịt trứng sửa gây mất cân bằng ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe con người và năng suất lao động.
Tính đến tháng 11/2015, có khoảng 252 triệu người sử dụng internet trên khắp Đông
Nam Á và con số này sẽ còn tăng khi mà chi phí tiếp cận internet xuống thấp hơn. Các công ty
thực phẩm phục vụ cho thị trường trung lưu trên thế đang hướng đến khu vực này và mang đến
cho người tiêu dùng những sự chọn lựa đa dạng hơn.Và Thái Lan chính là mãnh đất màu mỡ cho
các công tý ngắm đến. để đi tắt đón đầu thì nhiều kênh phân phối trực tuyến lớn như amazon hay

alibaba đã xâm nhập thì trường từ sớm ngoài ra còn có nhiều kênh phân phối lớn trong nước như
foodpanda( một công ty cho phép bạn gọi món thông qua website hay ứng dụng) cũng trổi lên
mạnh mẽ.
17


Hình . Thương mại điện tử ứng dụng vào công nghiệp thực phẩm.
Ngoài việc đặt mua sản phẩm thực phẩm dể dàng hơn.Thì thương mại điện tử qua
internet còn giúp người tiêu dùng tiếp cận thông tin dinh dưỡng một cách dễ dàng và nhanh
chóng hơn. Từ việc có thể truy cập thông tin dinh dưỡng nhanh hơn và dễ hơn như vậy người
tiêu dùng hiện nay biết họ cần tìm gì ở thực phẩm và quan trọng hơn, loại thực phẩm nào phù
hợp với họ.
Lấy ví dụ điển hình: năm 2015, chuỗi siêu thị Tesco Lotus ở Thái Lan đã đưa vào sử dụng
hệ thống mã QR kèm theo mỗi sản phẩm trên website của họ giúp khách hàng tiếp cận ngay chi
tiết về nguồn gốc sản phẩm. Khi quét mã, khách hàng có thể xem trên điện thoại thông tin về giá
trị dinh dưỡng và thành phần của sản phẩm. Tesco Lotus hy vọng rằng khả năng tiếp cận ngay về
nguồn gốc và thông tin dinh dưỡng của thực phẩm sẽ giúp người tiêu dùng có sự chọn lựa tốt
hơn cho bữa ăn của họ.

18


2.Gia nhập thị trường màu mỡ “Thực phẩm chức năng”.
Đầu tiên về định nghĩa theo Hiệp hội Thực Phẩm Chức Năng, thực phẩm chức năng
(TPCN) là sản phẩm hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác
dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại
bệnh tật. Nó không phải là thuốc nên không có chức năng chữa bệnh nhưng lại có khả năng
phòng ngừa hoặc làm cho người bệnh trở nên khỏe hơn.

Hình . Thực phẩm chức năng ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến hơn.

Hiện nay xu thế phát triển thực phẩm chức năng đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới
và đang dần trở thành một phần nhu cầu hằng ngảy của con người theo một số thống kê cho thấy
có đến 70% người dân My thường xuyên sử dụng TPCN với mục đích phòng bệnh. Thị trường
TPCN ở châu Âu chiếm 32%, nhật bản chiếm 24%, ngoài ra còn một số nước khác theo thống kê
thì trung bình chiếm 8%. Mặc dù không chiếm tỉ lệ thị trường cao nhưng Thái Lan cũng bị tác
động mạnh mẽ trong mảnh đất màu mở này.
Thái Lan là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cùng với đời sống, dân trí ngày
một nâng cao, thì người dân cũng ngày càng có ý thức nhiều hơn với sức khỏe của mình. Nhu
cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe được người dân từ đó cũng gia tăng. Bên cạnh việc ăn uống
hàng ngày thì theo nhiều chuyên gia cho rằng nhu cầu bổ sung các thực phẩm chức năng giàu
19


vitamin tất yếu sẽ trở thành xu hướng tương lai; vì bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng thì
đây cũng là nguồn “vacxin” phòng những bệnh mạn tính không lây, giúp hỗ trợ chức năng các bộ
phận trong cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng giảm bớt các nguy cơ bệnh tật. Thị phần thực
phẩm chức năng ở Việt Nam do Thái Lan chiếm lĩnh đang xếp thứ 7.
3.Tạo ra nhiều loài giống mới mang tên “Siêu thực phẩm”.
Đây là một Loại gạo hữu cơ mới làm thay đổi phương pháp sản xuất và quan điểm thâm
canh về nghề nông tại Thái Lan. Gạo berry – “siêu thực phẩm” mới nhất của Thái Lan – đáp ứng
tất cả tiêu chí để hiện thực hóa ước mơ ngành lúa gạo: gạo có màu tím sậm đầy lôi cuốn và hạt
gạo đẹp; các đặc tính chống bệnh tật bao gồm chống ôxy hóa và kẽm; và có vị bùi, mang đến
một hậu vị rất riêng. Đây chỉ là một trong vài giống gạo hữu cơ, chất lượng cao, đang dần dần
định vị trên thị trường vốn được thống trị bởi loại gạo xát trắng đánh bóng trước đây, loại gạo có
lợi ích sức khỏe thấp hơn mà phần lớn người châu Á ưa chuộng.
Ngoài ra sản xuất gạo berry cũng có thể làm tang thu nhập giảm chi phí vốn và gánh
nặng cho nông dân Thái Lan. Theo Chomchuan Boonrahong, giáo sư tại Đại học Mae Ko của
Chiang Mai phát biểu (bản thân ông cũng là một người nông dân trồng lúa, nuôi gà và cá). Nhiều
giống lúa gạo như gạo berry được bán với giá gấp đôi gạo trắng thông thường.Từ đó lợi nhuận
thu về có thể tăng đến 30-40% theo thương lái Green Net mua gạo hữu cơ từ hơn 750 nông dân.

Bên cạnh đó Chính phủ Thái Lan cam kết hỗ trợ thúc đẩy sản xuất gạo berry chất lượng gao –
giá trị cao, nhằm mục tiêu tăng diện tích sản xuất loại gạo này lên hơn 1.600 ha trong năm 2016.
Đưa loại gạo này đến những hội chợ nông nghiệp, thực phẩm và tiêu dùng trong và ngoài nước
để quảng bá hình ảnh và chất lượng.
Sản xuất gạo berry nói riêng và gạo hữu cơ nói chung đang phát triển mạnh mẽ tại Thái
Lan với tốc độ 8%/năm tại Thái Lan trong 5 năm qua. Mặc dù là các giống gạo này chưa chiếm
vị thế thiết yếu trong bữa ăn của người Thái nhưng ngày càng nhiều người tiêu dùng đang lo lắng
về vấn đề sử dụng phân bón hóa học, hóa chất diệt cỏ, hóa chất diệt sâu bệnh ở các giống gạo
trắng thông thường nên người ta đang bắt đầu thử nghiệm với giống gạo hữu cơ berry. Tuy nhiên
thì hạn chế thì việc sản xuất ra giống gạo này không phải là dễ dàng đòi hỏi phải có kỹ thuật tốt

20


.
Hình . Siêu thực phẩm – giống gạo Berry.
4. Bùng nổ thực phẩm côn trùng.
Trong khi phần đông vẫn tỏ thái độ ngần ngại, thậm chí “ghê sợ”, trước những món ăn
như châu chấu chiên giòn hay dế nướng, các loại thực phẩm làm từ côn trùng đã xâm nhập được
thị trường Âu Mỹ và ngày càng được ưa chuộng. Nhiều người nhận ra rằng côn trùng rất bổ
dưỡng và tốt cho sức khỏe chứ không “gớm ghiếc” như họ từng nghĩ. nhiều chuyên gia trong
ngành nhận định Đông Nam Á đặc biệt là Thái Lan sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu thực phẩm
côn trùng chủ yếu cho cả thế giới trong những năm tới. Khu vực này có thế mạnh là nhiều địa
phương có thói quen sử dụng côn trùng làm thực phẩm và khí hậu nhiệt đới cũng là điều kiện lý
tưởng để lập các trang trại nuôi côn trùng quy mô lớn. Hiện nay trong mặt quảng bá du lịch các
tour du lịch thái lan đều có sử dụ món ăn côn trùng để thu hút khách du lịch
Ông Massimo Reverberi, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi côn trùng
ASEAN (AFFIA), khẳng định với người tiêu dùng phương Tây đang nhận ra côn trùng là nguồn
thực phẩm giàu đạm, nhiều vitamin và khoáng chất. Những doanh nghiệp ASEAN như Bitty, Six
Food và Bugsolutely - công ty sản xuất thực phẩm côn trùng ở Bangkok (Thái Lan) do ông

Reverberi sáng lập - đã giới thiệu nhiều sản phẩm đến các thị trường này, trong đó có món nui
làm từ bột dế. “Có người mua vì tò mò, những người khác bắt đầu ưa thích các yếu tố dinh
dưỡng trong các sản phẩm côn trùng dù giá vẫn còn khá cao”, ông Reverberi nói và cho biết
thêm trong năm 2018, đa số các nước EU sẽ công nhận côn trùng là một loại thực phẩm, khi đó
chắc chắn giá sẽ giảm nhanh.
21


Tại Thái Lan đã có 2 công ty chuyên sản xuất côn trùng đóng gói làm thức ăn vặt và họ
đang ồ ạt đổ vốn vào tiếp thị. Nhiều người chưa bao giờ nghĩ tới “snack côn trùng” thì giờ đây
bắt đầu thấy các quảng cáo xuất hiện với tần số dày đặc trên các phương tiện thông tin ở nước
này.
Ông Robert Nathan Allen, Chủ tịch Tổ chức Tuyên truyền về thực phẩm từ côn trùng
Little Herds có trụ sở ở bang Texas (Mỹ), cũng cho biết thực phẩm côn trùng đang “bùng nổ” tại
phương Tây. “Ngành công nghiệp này đang rất nhộn nhịp vì ngày càng có nhiều nông trại nuôi
côn trùng và các công ty sản xuất chuyên ngành”, ông nhận định. Tương tự, ông Nathan
Preteseille, chuyên viên Công ty tư vấn nông sản thực phẩm AETS tại Pháp, dự báo 2017 sẽ là
năm đầy hứa hẹn cho ngành thực phẩm côn trùng. Và Thái Lan đang là địa điểm được nhắm đến
để rót vốn đầu tư của các công ty lớn trong lĩnh vực này.

Hình. Thực phẩm côn trùng được bày bán tại đường phố Thái Lan.
5. Đẩy mạnh cải tiến công nghệ sản xuất và đầu tư mở rộng thị trường.
Với thị trường ngày một bảo hòa, để sinh tồn và phát triển nhiều hãng thực phẩm Thái
Lan đã phải thay đổi cập nhật công nghệ một cách nhanh nhất để tạo ra sản phẩm có giá trị
thương mai tốt nhất, chất lượng tốt nhất và an toàn với người dung nhất .
SermSuk, một công ty con chuyên sản xuất đồ uống có gas thuộc tập đoàn Thai
Beverage Công ty này cũng đã mạnh tay chi 500 triệu Bath (khoảng 300 tỷ đồng) để mở rộng và
cải tiến dây chuyền sản xuất giữa thị trường đồ uống có cồn đang ngày càng bảo hòa và khó tính
hơn. Một công ty khác Sipso, nhà sản xuất và xuất khẩu các món tráng miệng ăn liền và các sản
22



phẩm chế biến từ gạo, đã chứng minh giá trị của việc đầu tư vào cải tiến và công nghệ đã giải
quyết được vấn đề kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm mà không ảnh hưởng tới hương vị sơ
khởi Bà nhấn mạnh thêm "Việc đầu tư nghiên cứu và Phát triển (R&D) rất quan trọng trong
ngành công nghiệp thực phẩm vì nó giúp chúng tôi tạo sự khác biệt của sản phẩm chúng tôi so
với những đối thủ khác".
Mặc dù vậy nhưng Tốc độ tăng trưởng ảm đạm của thị trường nội địa đã khiến các doanh
nghiệp giải khát Thái Lan phải thay đổi định hướng của mình, mở rộng ra thị trường các nước
lân cận và trên thế giới.

Hình. Thị trường nước uống đóng chai bảo hòa nghiêm trọng ở Thái Lan.
Tập đoàn Malee, nhà sản xuất nước ép hoa quả lớn nhất Thái Lan cũng đã kí kết một hợp
đồng cộng tác bán lẻ tại Phillipines để bành trướng thị trường. Công ty này cũng đang xem xét
các thương vụ tương tự tại Indonesia và Myanmar. Malee dự đoán doanh số xuất khẩu của hãng
sẽ tăng lên mức 10 tỷ Bath (6.000 tỷ đồng) vào năm 2018, gấp đôi con số này vào năm 2015.
Thậm chí tập đoàn Thai Beverage, nổi tiếng với hãn hiệu bia Chang đã lâm le muốn mua lại
Vinamilk của Việt Nam.Các chuyên gia kinh tế khu vực nhận định rằng, các doanh nghiệp đồ
uống Thái Lan có những lợi thế nhất định tại thị trường khu vực so với các đối thủ tới từ Châu
Âu. Khẩu vị đồ uống của các nước Đông Nam Á có sự tương đồng rất lớn với thị trường nội địa
Thái Lan do sự tương đồng về khí hậu. Thị trường Đông Nam Á rất ưa chuộng các loại đồ uống
ngọt cùng các loại nước ép, vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp Thái.

23


×