Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

bài tập cá nhân thương mại Phân tích những ưu điểm và hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại so với phương thức giải quyết tranh chấp bởi Toà án”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.6 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
I. Khái quát chung............................................................................................1
1
Tranh chấp thương mại.............................................................................1
a. Khái niệm tranh chấp thương mại...................................................................1
b. Đặc điểm của tranh chấp thương mại..............................................................2
2
Trọng tài thương mại.................................................................................2
a. Khái niệm trọng tài thương mại......................................................................2
b. Đặc điểm trọng tài thương mại........................................................................3
c. Phân loại trọng tài thương mại........................................................................4
3
Tòa án.........................................................................................................4
II. Phân tích những ưu điểm và hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp5
bằng trọng tài thương mại so với phương thức giải quyết tranh chấp bởi Toà án.5
1
Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài....5
so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án....................................5
2.
Nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng..10
tài so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án.............................10
3. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài thương mại....................................................................................................12
III. KẾT LUẬN...............................................................................................15

0


MỞ ĐẦU


Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và nền kinh tế nước ta đã chuyển sang
mô hình phát triển theo thể chế thị trường, các tranh chấp kinh tế không những đơn thuần là
tranh chấp giữa hai chủ thể giao kết hợp đồng kinh tế, mà còn có những tranh chấp dưới các
dạng khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như tranh chấp giữa các thành
viên trong công ty, tranh chấp về cổ phần, cổ phiếu, tranh chấp giữa công ty và các thành
viên của công ty… Vậy, khi phát sinh tranh chấp thì doanh nghiệp cần tìm đến tổ chức nào
để giải quyết một cách có hiệu quả, nhanh gọn, tránh những tổn thất quá lớn cho doanh
nghiệp? Trọng tài - một phương thức giải quyết tranh chấp ưu việt đang được sử dụng khá
rộng rãi trong thời gian vừa qua . Tuy nhiên, việc áp dụng phương thức trọng tài vẫn còn
khá mời mẻ và hạn chế ở Việt Nam, nhất là khi đặt ra so sánh với phương thức giải quyết
tranh chấp tại Tòa án. Để tìm ra nguyên nhân của thực tế này, trong bài tập học kỳ, em đã
chọn đề tài “ Phân tích những ưu điểm và hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài thương mại so với phương thức giải quyết tranh chấp bởi Toà án”.
NỘI DUNG
I.Khái quát chung
1. Tranh chấp thương mại
a. Khái niệm tranh chấp thương mại
Một cách khái quát, tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn hay bất đồng về quyền
và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Trong điều
kiện kinh tế thị trường, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương
mại tranh chấp thương mại xuất hiện như một hiện tượng kinh tế xã hội tất yếu.
b. Đặc điểm của tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại cũng như các tranh chấp khác phát sinh giữa các chủ thể trong xã
hội nói chung có cùng bản chất là mâu thuẫn về quyền và lợi ích. Nhưng tranh chấp thương
mại còn có những đặc điểm riêng của nó.
1


P * M


@

968

$ @ M %!
&

$ 5

A

\

?

F

%!

G&

C

>

@ K

M 5

@


G&

$ @ K

M 5

%!

A

&

_ B
P * M

F

N

J %!
, %!

@ F

%! G&

!

8 . &!

5 ;

$ @

, %!

;

9 37

:

S &

$

!

3J

%C 3!

$8

3 3

C

6


@ N G8

[ 3`

%!

J

H8

7

&

! :,

A

%C ^

* 5 &,

8T
D

@3

%!

A


N

%80

J I$

J

5

I8

N

a,

H8

N G8

6

?

% = H8

!

!


F F &

b

%!

N

N

) ) F H89 >
M

! 3 J 37

3!

H896 GW

H896

J d

!
E
:W W

&,


*

!

c

C

8 %!

80

!

^

M
6 3!

W

9

M

J

@V

N %0 37


J

, H896

@ D

?

8N

J

,

!

. &!

!

H8

, H896

37

H8

Ie IQ G&


J

%0
P

J

, H896

%! J

, H896
9 E

:

%!

! 5

, H896

%!

W

H8

48 " 80


,

%80

6

N 34 H894

*S H89 >

5

9@

8

P * M

M

;

$ L

@

%C ^

37


6 P %!

9@ F
, H896
H8, %d . !

C
7 34

D

5

6 N C

N

8 f
5

:W

&

A
!

6@ IQ %d 3
D


A

%80
6

=& H89 >

C

D


Thứ nhất, tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại nếu các bên có thoả
thuận trọng tài. Thoả thuận trọng tài có thể được thành lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh
chấp (theo quy định tại Điều 5 Luật trọng tài thương mại). Theo quy định của điều luật thì
mặc nhiên ta có thể hiểu rằng nếu không có thoả thuận trọng tài thì sẽ không có hoạt động
trọng tài.
Thứ hai, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thể hiện sự tôn trọng tối đa
quyền tự định đoạt của các bên tham gia, cho nên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại được tiến hành một cách công khai.
Thứ ba, quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được tiến hành một
cách nhanh chóng, dứt điểm các vụ việc tranh chấp bởi theo quy định tại khoản 5 Điều 4
Luật trọng tài thương mại thì “phán quyết của trọng tài là chung thẩm”, bởi là phán quyết
chung thẩm nên phán quyết của trọng tài không thể kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm như bản án sơ thẩm của toà án và cũng không có cả thủ tục tái thẩm và giám đốc thẩm.
Cũng vì lẽ đó cho nên tranh chấp thương mại chỉ giải quyết một lần tại trọng tài thương mại.
Thứ tư, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không buộc các bên phải có mặt, khi
xét thấy đầy đủ những chứng cứ cần thiết và được sự đồng ý của các bên tham gia thì trọng
tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài có thể đem vụ tranh chấp ra giải quyết mà không

cần đến sự có mặt của các bên.
Thứ năm , khi đã có phán quyết có hiệu lực pháp luật của trọng tài thì đều có hiệu lực
pháp luật như tòa án, hơn nữa việc nộp lệ phí lên trọng tài thương mại là rất tốn kém nên khi
hai bên đã thống nhất lựa chọn trọng tài thì theo trọng tài chứ không nhất quyết ra toà án.
Cuối cùng , hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài mang tính tài phán,
nghĩa là trọng tài được đưa ra phán quyết đề giải quyết tranh chấp và phán quyết này có giá
trị bắt buộc thi hành với các bên. Điều này cũng khiến cho trọng tài thương mại khác với
các phương thức thương lượng hay hòa giải. Trong phương thức thương lượng hay hòa giải,
các bên tranh chấp phải tự bàn bạc, thỏa thuận để thống nhất phương án giải quyết bất đồng
giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đó. Ngay cả đối với phương thức trung gian, hòa
giải thì người trung gian cũng không có quyền tự mình đưa ra phán quyết cuối cùng để giải
quyết vụ việc.
3


Như vậy, với sự kết hợp giữa hai yêu tố trên, trọng tài thương mại còn được biết đến
với một tên gọi khác là “Tòa án tư”. Tính “tòa án” thể hiện ở trọng tài là cơ quan xét xử, có
quyền đưa ra quyết định cuối cùng có giá trị bắt buộc các bên thực hiện. Trong khi đó, trọng
tài lại không đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước.
c. Phân loại trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc và trọng tài
thường trực.
Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập để giải
quyết một vụ tranh chấp giữa các bên. Theo khoản 7 Điều 3 Luật trọng tài thương mại thì:
“Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và
trình tự thủ tục do các bên thoả thuận”. Và trọng tài sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết
xong tranh chấp.
Trọng tài thường trực, là hình thức trọng tài được thành lập dưới dạng các trung tâm,
tổ chức hoặc hiệp hội, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có trụ sở cố định. Hầu hết các tổ chức
trọng tài đều có quy tắc tố tụng trọng tài riêng, ngoài ra một số còn có danh sách trọng tài

viên riêng. Trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở
riêng và trụ sở giao dịch ổn định. Điều 23 Luật trọng tài năm 2010 quy định chức năng của
trung tâm trọng tài như sau: “ Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt
động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế và hỗ trợ trọng tài viên về mặt hành
chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài”.
Xét về mặt hình thức thì các trung tâm trọng tài được thành lập theo sáng kiến của
các trọng tài viên sau khi được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cho phép.
Xét về mặt nội dung thì các trung tâm trọng tài thương mại có tư cách pháp nhân và
tồn tại độc lập với nhau, và trong trung tâm trọng tài thì cơ cấu đơn giản, gọn nhẹ bao gồm:
ban điều hành, ban thư ký, và các trọng tài viên của trung tâm. Cơ cấu, bộ máy của trung
tâm trọng tài do điều lệ trung tâm quy định.
Xét về lĩnh vực hoạt động thì mỗi trung tâm trọng tài đều đặt ra những quy tắc tố tụng
riêng, đồng thời có trung tâm có quyền tự quyết định lĩnh vực hoạt động riêng, theo đó hoạt
động của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm.
4


3. Khái niệm và đặc điểm của Tòa án
Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực
nhà nước, được tiến hành theo trình tự thủ tục chặt chữ và bản án hay quyết định của tòa án
về vụ việc tranh chấp nếu các bên không tự nguyện thì sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Khái quát về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án có thể thấy
đặc điểm của phương thức này như sau:
- Tòa án là cơ quan của Nhà nước, mọi hành vi tiến hành đều nhân danh nhà
nước và có sức mạnh của nhà nước
- Quá trình giải quyết tranh chấp được tiến hành theo trình tự thủ tục nghiêm
ngặt, chặt chẽ
- Việc thi hành có cơ chế đảm bảo thi hành bằng pháp luật, sức mạnh cưỡng
chế của nhà nước.
Theo pháp luật Việt Nam, tranh chấp thương mại chủ yếu thuộc thẩm quyền của tòa

kinh tế. Trong hệ thống tòa án nhân dân thì đây là một tòa chuyên trách.
II. Phân tích những ưu điểm và hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại so với phương thức giải quyết tranh chấp bởi Toà án
1.Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài so với phương
thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án
Thứ nhất, trong bối cảnh hội nhập ngày nay, sự ra đời của trọng tài thương mại - một
tổ chức xã hội - nghề nghiệp do các trọng tài viên thành lập trên cơ sở giấy phép của Bộ Tư
pháp nhằm giải quyết các tranh chấp phát sing trong hoạt động sản xuất kinh doanh – là
điều phù hợp và tất yếu. Theo PGS.TS Dương Đăng Huệ - vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế Bộ Tư pháp, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều ưu thế khi mà đất
nước tham gia hội nhập với thế giới. Trước hết, cơ chế này đảm bảo bí mật kinh doanh và
uy tín nghề nghiệp cho các thương nhân có liên quan tới vụ tranh chấp. Có được ưu điểm
này là do nguyên tắc xét xử của trọng tài là xét xử bí mật, tức là không ai có quyền tham dự
phiên họp xét xử nếu không được sự đồng ý của các bên. việc giữ bí mật có ý nghĩa rất quan
trọng trong hoạt động kinh doanh, thậm chí là ảnh hưởng tới sự thành bại, sống còn của tổ
chức, cá nhân kinh doanh trên thị trường cạnh tranh, đặc biệt là ở một số lĩnh vực như sở
hữu trí tuệ, công nghệ cao. Do vậy nếu lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng
5


trọng tài thay vì tòa án sẽ bảo mật được những bí quyết, bí mật kinh doanh của mình, đồng
thời cũng hạn chế được thông tin về vụ việc tranh chấp đó ra bên ngoài; đảm bảo được uy
tín nghề nghiệp của mình. Vì vậy đây là điểm hấp dẫn tạo nên sức hút của phương thức giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài. Trong khi đó, nguyên tắc xét xử của toà án là xét xử công
khai.
Thứ hai, cơ chế giải quyết bằng trọng tài thương mại có thủ tục đơn giản, đảm bảo
giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, tiết kiệm thời gian chờ. Tố tụng trọng tài được đánh
giá là linh hoạt, bảo đảm tốt hơn quyền định đoạt của các bên, cụ thể là: tự quyết định chọn
hình thức trọng tài là ad-hoc hay thể chế, tự chọn tổ chức trọng tài cũng như trọng tài viên
mà mình ưa thích, thời gian, địa điểm giải quyết… Ngoài ra, trọng tài thương mại không đại
diện cho quyền lực Nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp mà các bên có

quốc tịch khác nhau (Toà án nói là được độc lập nhưng cũng dễ bị chi phối bởi quyền lợi
dân tộc, do đó các bên tranh chấp có quốc tịch khác nhau thường không thích chọn toà án
của nhau và Tòa án giải quyế tranh chấp nhân danh quyền lực nhà nước và khi thực thi
quyền lực đó thì Thẩm phán phải triệt để tuân theo trình tự, quy tắc tố tụng do nhà nước quy
định nên sự linh hoạt trong giải quyết tranh chấp bị hạn chế ). Vì vậy, họ thường thích chọn
trọng tài, nhất là trọng tài của nước thứ ba để đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết
tranh chấp.
Thứ ba, trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp mang tính thân thiện, tạo ra khả
năng tiếp tục duy trì mối quan hệ giữa các bên.
Như đã đề cập, một trong những nguyên tắc cơ bản của việc giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài là nguyên tắc tôn trọng sự định đoạt của các bên đương sự, giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài phải xuất phát từ sự thỏa thuận. Theo đó trọng tài viên với tư cách là
bên thứ ba, bằng những hình thức phù hợp như lấy lời khai của các bên, yêu cầu các bên
cung cấp tài liệu, trả lời những thắc mắc về pháp luật và những vấn đề mang tình chuyên
ngành liên quan đến vụ tranh chấp giúp các bên hiểu rõ hơn vấn đề đang cần giải quyết, từ
đó cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp. Cũng nhờ vậy nên
cách giải quyết này tạo môi trường thân thiện, bên vi phạm dễ dàng nhân lỗi của mình hơn
là khi có mặt nhiều thành phần tham gia. Điều này khác biệt với việc giải quyết tranh chấp
6


tại tòa án mang tính thắng – thua; hai bên tranh chấp luôn trong tình trạng đối địch nhau bởi
khi đã đưa vụ việc ra trước tòa, hai bên sẽ là nguyên đơn và bị đơn, như vậy sự cạnh tranh
giữa hai bên sẽ gay gắt hơn để đưa ra lẽ phải của mình. Nhờ vậy sau khi có tranh chấp và
tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại, các bên tránh cho nhau những nguy
cơ tổn thương từ đó mở ra cơ hội tiếp tục duy trì sự hợp tác giữa các bên
Thứ tư, trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp linh hoạt đảm bảo quyền tự định
đoạt của các bên tranh chấp.
Tòa án giải quyế tranh chấp nhân danh quyền lực nhà nước và khi thực thi quyền lực
đó thì Thẩm phán phải triệt để tuân theo trình tự, quy tắc tố tụng do nhà nước quy định.

Ngược lại việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại lại dựa trên thỏa thuận
quyền lực của trọng tài là do các bên choc ho do đó mà tính linh hoạt trong giải quyết tranhc
hấp bằng trọng tài là rất cao. Điều này được thể hiện ở một số điểm dưới đây:
- Các bên tranh chấp toàn quyền quyết định lựa chọn hình thức trọng tài.
Theo đó các bên có thể lựa chọn Trọng tài vụ việc hoặc Trọng tài thường trực. Điều đó cũng
có nghĩa là các bên có thể tự thành lập Hội đồng trọng tài hoặc bất kì trung tâm trọng tài nào
để giải quyết tranh chấp.
- Quy tắc tố tụng trọng tài do các bên xây dựng, hoặc lựa chọn quy tắc tố
tụng của một trung tâm trọng tài. Đồng thời các bên cũng có quyền thỏa thuận về thời gian,
địa điểm giải quyết tranh chấp để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bên
- Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên có thê rthoar thuận lựa
chọn luật áp dụng, ngôn ngữ để giải quyết tranh chấp
Đây cũng là điểm nổi trội của trọng tài thương mại so với Tòa án thương mai tính
khuôn mẫu, quyền tự do định đoạt và thỏa thuận của các bên chỉ giới hạn trong một phạm vi
nhất định. Với đặc điểm này có thể thấy Trọng tài thương mại phản ánh đầy đủ tính chất tự
do, tự định đoạt của đương sự, hoàn toàn phù hợp với hoạt định kinh doanh nhạy cảm, linh
hoạt.
Thứ năm, khi có trọng tài thì loại trừ việc giải quyết tranh chấp bằng tòa án. “Nếu
các bên đã đưa điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì không thể đưa vụ kiện ra
tòa nếu đó đơn thuần là ý muốn của một bên. Nếu cácbên muốn giải quyết bằng tòa án thì
7


phải thỏa thuận sửa đổi điều khoản đó, giống như sửa đổi bất kỳ điều khoản nào trong hợp
đồng. Khi đã lựa chọn trọng tài thì tòa án không có thẩm quyền nếu chỉ có một bên muốn
đưa vụ việc ra tòa án, trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.
Điều đó cũng nghĩa là chỉ được phép chọn một phương thức giải quyết tranh chấp là
trọng tài hoặc tòa án chứ không thể một lúc lựa chọn cả hai.
Thứ sáu, khác với tòa án, trọng tài chỉ xét xử một lần và phán quyết có giá trị
chung thẩm, và nếu không bị hủy thì phán quyết được chuyển sang ngay cơ quan thi hành

án. Đó chính là lý do các doanh nghiệp thích giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vì tranh
chấp được giải quyết rất nhanh. Hai bên có thể thỏa thuận yêu cầu trọng tài giải quyết
trong vòng một đến hai tháng, còn nếu đưa ra tòa án có thể mất vài năm hơn nữa thủ tục
giải quyết tranh chấp tại tòa còn tốn kém với nhiều thủ tục rườm rà.
Thứ bảy, tòa án sử dụng ngôn ngữ quốc gia, còn trong các vụ kiện quốc tế các bên
được tự do lựa chọn ngôn ngữ, luật pháp, địa điểm và trọng tài viên. Xét xử bằng trọng
tài được giữ bí mật vì đó là mong muốn giữ bí mật thương mại của các bên hơn nó còn
không làm ảnh hưởng tới uy tín kinh doanh của các bên sau này chứ không công khai như
tòa án, một khi các bên đã đưa nhau ra tòa thì nghĩa là không còn giải pháp nào khác nên vì
thế nếu đã đưa nhau ra tòa là đã coi nhau như hai bên đối đầu nhau.
Thứ tám, nếu tranh chấp liên quan đến yếu tố nước ngoài, các phán quyết của trọng
tài được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài. Công ước New York 1958 về công nhận
và cho thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài đã quy định rằng các nước thành
viên của công ước này có nghĩa vụ công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài của
nước bên kia cũng là thành viên. Phán quyết của trọng tài có phạm vi thi hành ở trên 150
quốc gia – những nơi tham gia công ước New York mà Việt Nam cũng là thành viên. Còn
nếu đưa ra tòa án thì còn phụ thuộc vào việc Việt Nam có ký hiệp định tương trợ tư pháp
với nước mà bị đơn có trụ sở hoặc tài sản hay không. Hiện Việt Nam mới chỉ ký hiệp định
tương trợ tư pháp với trên 10 quốc gia, nhưng chưa ký với đối tác thương mại lớn nào cả.
Cho nên việc đưa đơn kiện ở Việt Nam để lấy phán quyết của tòa án Việt Nam mà
được công nhận và thi hành ở nước ngoài là rất khó.

8


Thứ chín, phán quyết của Trọng tài thương mại có tính chính xác cao, nhất là các
tranh chấp có nội dung từ những vấn đề kinh tế - kĩ thuật có tính chuyên sâu.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nội dung của các tranh chấp thương mại cũng
ngày càng phức tạp hơn. Do đó, để có thể giải quyết tốt tranh chấp, bên cạnh kiến thức pháp
lí, còn cần cả trình độ chuyên môn cao. Đối với tòa án, thẩm phán là người có trình độ về

luật pháp rất tốt, có kinh nghiệm trong thực tế, tuy nhiên khi đi vào những phạm trù mang
tính chuyên môn về kinh tế, kĩ thuật thì hầu như hiểu biết của họ khá hạn chế, trong khi đối
với trọng tài thương mại, họ là những người khá toàn diện trong lĩnh vực pháp luật cũng
như chuyên môn bởi yêu cầu nghề nghiệp yêu cầu họ cần trau dồi. Trong khi đó, nếu giải
quyết tranh chấp tại tòa án, Thẩm phán do Chánh án tòa án chỉ định còn với Trọng tài
thương mại, các bên tranh chấp có thể chủ động lựa chọn trọng tài viên, những người có
trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung tranh chấp đó. Từ đó, có thể thấy đây là một
điểm góp phần làm nên hiệu quả của phức thức giải quyết tranh chấp này.
2.Nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài so với
phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tính đến thời điểm này được các doanh
nhiệp trong nước áp dụng rất nhiều nhưng cũng giống như các phương thức giải quyết tranh
chấp khác thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tính đến thời điểm hiện
tại vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định mà tiêu biểu là bảy trung tâm trọng tài tại Việt
Nam đang loay hoay tìm cho mình lối đi riêng mình hơặc còn đang trông chờ vào sự thay
đổi của cơ chế pháp lý. Dưới đây là một số mặt hạn chế tiêu biểu của việc giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại:
Thứ nhất, là hạn chế trong chính quy định trong chính phạm vi áp dụng của phương
thức – phạm vi giải quyết tranh chấp của trọng tài chỉ trong lĩnh vực tranh chấp thương
mại. Trong khi đó ở hầu hết các quốc gia đều quy định trọng tài có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp từ các tranh chấp thương mại tới các tranh chấp dân sự. Bởi vì xét cho cùng thì
cũng hoàn toàn hợp lý bởi thương mại xuất phát là một phần nhỏ của quan hệ dân sự . Hay
nói cách khác luật dân sự là luật mẹ, luật gốc trong khi đó luật thương mại là luật con, luật
chuyên ngành.Ngoài ra thì phạm vi thẩm quyền của trọng tài tại Việt Nam còn thể hiện ở
9


vấn đề hạn chế yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi thụ lý hồ s ơ, muốn
thực hiện việc này phải thông qua Tòa án
Thứ hai, là hạn chế về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và cũng

là cơ sở để cho rằng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng không tiến bộ hơn là
mấy so với tòa án. Không phải ngẫu nhiên các doanh nghiêp lại cho là như vậy vì thực tế
xuất phát từ ảnh hưởng của việc áp dụng luật Việt Nam của Tòa Án để giải quyết, những
trọng tài viên am hiểu pháp luật Việt Nam bằng nhiều cách khác nhau đã hướng các bên đên
việc sử dụng pháp luật Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp thương mại. Hạn chế này
thể hiện rõ nhất là khi giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì phần lớn các tranh
chấp được giải quyết bằng trọng tài tính đến thời điểm hiện tại chủ yếu các tranh chấp có
yếu tố nước ngoài khi đó bên nước ngoài phải thuê luật sư hoặc chuyên gia am hiểu lĩnh vực
tranh chấp và pháp luật Việt Nam.
Thứ ba, với tính chất là tổ chức phi chính phủ, Trọng tài thương mại cũng có những
khó khăn khi không có sự đồng thuận, hợp tác thiện chí của các bên tranh chấp trong quá
trình tố tụng cũng như việc thi hành phán quyết trọng tài. Đây là vấn đề góp phần quyết
định đến sự hấp dẫn của phương thức tài phán này và quyết định hiệu quả trong giải quyết
tranh chấp của trọng tài. Do đó trong nội dung của pháp luật về tài phán kinh tế rất cần có
những quy định về sự hỗ trợ quyền lựa của nhà nước thong qua vai trò của cơ quan tài phán
tư pháp là Tòa án để Trọng tài hoạt động thuận lợi hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Nếu thiếu sự hỗ trợ của tài phán nhà nước với tài phán phi chính phủ trong pháp luật tài
phán về kinh tế hay nói một cách khác ngoài sự quản lí hành chính nhà nước với hoạt động
trọng tài giữa tòa án và trọng tài không tồn tại bất cứ quan hệ nào sẽ làm cho hình thức tài
phán này ngày càng kém hiệu quả, làm suy yếu sức mạnh cũng như sức hấp dẫn của phương
thức giải quyết tranh chấp này.
So sánh với Tòa án thì ưu điểm lớn nhất của hoạt động giải quyết tranh chấp thương
mại của Tòa án là bản án, quyết định của tòa án mang tính cưỡng chế cao. Tính cưỡng chế
cao thể hiện ở việc thi hành bản án, quyết định của tòa án mà không phải phụ thuộc vào ý
chí tự nguyện của các bên mà ở sự cưỡng chế thi hành của nhà nước. Tính cưỡng chế này
còn được thể hiện ở việc Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để ra bản án, quyết định,
10


đây là điều không có ở hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại của trọng tài. Tính

cưỡng chế này đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam và có sức thuyết phục tuyệt đối
mặc dù về mặt lí thuyết một bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
với một bản án nhân danh công lý của chính những người đại diện các bên lien quan chỉ
định đều có hiệu lựa ngang nhau. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ quy định
của pháp luật. Trước khi pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 ra đời thì việc thi hành
quyết định trọng tài chủ yếu phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không hề có cơ chế
cưỡng chế thi hành nào, phải đến pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 ra đời mới có cơ chế
thi hành phán quyết trọng tài thông qua sự hỗ trợ của cơ quan thi hành án, nhưng việc áp
dụng cơ chế này không triệt để vì không có hướng dẫn cụ thể. Như vậy, ưu điểm của tòa án
trong giải quyết tranh chấp thương mại là bản án, quyết định của tòa án mang tính cưỡng
chế nên đảm bảo được uy tín với thương nhân.
Thứ tư, là ngoài các chi phí các bên bỏ ra luôn bị các doanh nghiệp xem là hạn chế thì
kết quả giải quyết tranh chấp căn cứ vào luật nội dung của pháp luật Việt Nam cũng khó để
các bên tâm phục, khẩu phục. Vì thế nó đã gây ra những hậu quả là sự phản ứng, nh ư kiện
lên các cơ quan tài phán quốc tế, kiện hủy quyết định trọng tài.. Điều đó hoàn toàn không có
lợi nếu không nói rằng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung và
quan hệ giao thương giữa các doanh nhân tại Việt Nam nói riêng.
cuối cùng, là ngoài các chi phí các bên bỏ ra luôn bị các doanh nghiệp xem là hạn chế
thì kết quả giải quyết tranh chấp căn cứ vào luật nội dung của pháp luật Việt Nam cũng khó
để các bên tâm phục, khẩu phục. Vì thế nó đã gây ra những hậu quả là sự phản ứng, như
kiện lên các cơ quan tài phán quốc tế, kiện hủy quyết định trọng tài.. Điều đó hoàn toàn
không có lợi nếu không nói rằng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam nói
chung và quan hệ giao thương giữa các doanh nhân tại Việt Nam nói riêng.
III.Thực trạng và kiến nghị về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài
1.Thực trạng

11



Phương thức trọng tài đang ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế và quen thuộc trong thương
mại quốc tế. Tuy nhiên, tại Việt Nam, số vụ việc giải quyết bằng trọng tài trong thời gian
qua vẫn còn hạn chế. Vì vậy để lựa chọn một trung tâm trong tài tại Việt Nam, ngoài việc
tham khảo ý kiến của đồng nghiệp thì các doanh nghiệp nên tham khảo thêm ý kiến của các
luật sư, cố vấn pháp lý để được tư vấn trình tự cũng như lựa chọn được trung tâm trọng tài
uy tín. Hiện tại tình hình chung thì các trọng tài viên ở Việt Nam hầu hết là kiêm nhiệm
hoặc có công việc ổn định nên việc xác định trung tâm trọng tài và lựa chon trọng tài viên là
điều cần thiết. Tính đến thời điểm hiện tại thì theo khảo sát thì ở Việt Nam có 7 trung tâm
trọng tài trong đó tập trung chủ yếu vào hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh. Cụ thể đó là các trung tâm trọng tài (TTTT) sau:
- TTTT Quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại Việt Nam – VIAC (tại Hà Nội
và có chi nhánh tại TPHCM) WWW.VIAC.org.vn.
- TTTT thương mại TP Hồ Chí Minh- TRACENT(tại thành phố Hồ Chí Minh)
www.tracent.com.vn
- TTTT Quốc tế Thái Bình Dương-PIAC( tại thành phố Hồ Chí Minh)
www.piac.com.vn
- TTTT thương mại quốc tế Á Châu( tại Hà Nội)
www.trungtamtrongtaithuongmaiachau.com
- TTTT thương mại Hà Nội
- TTTT thương mại Cần Thơ
- TTTT Viễn Đông( tại Hà Nội ).
Trong số những địa chỉ trên thì trung tâm trọng tài thương mại nào cũng có đủ năng
lượng giải quyết các vụ tranh chấp xong trong đó có VIAC là trung tâm trọng tài uy tín
nhất.
Theo thống kê năm 2007 về giải quyết các vụ tranh chấp về dân sự, kinh doanh,
thương mại và lao động, thì Toà án các tỉnh đã thụ lý 108.060 vụ; đã xử lý được 80.773 vụ.
Ngoài ra, có 1.280 vụ được kháng cáo lên Toà án nhân dân tối cao. Những con số này ngoài
việc cho thấy sự phổ biến việc xử lý các tranh chấp bằng Toà án còn cho thấy phần nào sự
quá tải của hệ thống Toà án .
12



Các tranh chấp giữa các bên Việt Nam và các bên nước ngoài vẫn tiếp tục được xét
xử chủ yếu bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (119 vụ), Hiệp hội
Trọng tài Mỹ (621 vụ); Toà án Trọng tài Quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế ICC
(599 vụ); Hội đồng Trọng tài Thương mại và Kinh tế Trung Quốc (1.118 vụ); Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (448 vụ).
Chính vì thực trạng các doanh nghiệp chưa chọn các trung tâm trọng tài thương mại
làm một biện pháp để giải quyết tranh chấp nên vì vậy việc tuyên truyền cho moi người biết
về trọng tài thương mại la một điều cần thiết không những để giúp trọng tài thương mại đi
vào cuộc sống mà nó còn giúp cho hệ thống tào án của chúng ta đỡ sự quá tải.
2.Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại
Thứ nhất, mở rộng, xác định rõ và cụ thể phạm vi thẩm quyền của trọng tài. Cụ thể,
phạm vi thẩm quyền của trọng tài có thể bao gồm: Tất cả các tranh chấp dân sự, kinh tế và
lao động đều có thể giải quyết bằng trọng tài, trừ một số ít các trường hợp được quy định cụ
thể ; Các tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư trong việc chuẩn bị đầu
tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư, khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam
cũng có thể được giải quyết bằng trọng tài .
Thứ hai, mở rộng và bổ xung các tiêu chí xác định thoả thuận trọng tài. Cần phải làm
rõ, đầy đủ cả hình thức và nội dung của thoả thuận trọng tài, bao quát hết các trường hợp
thoả thuận của các bên về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, bao gồm: Xác định rõ nội
dung tối thiểu của thoả thuận trọng tài, là sự đồng ý của các bên về việc sử dụng trọng tài
như một trong số các hình thức giải quyết tranh chấp, hoặc đồng ý chọn trọng tài để giải
quyết tranh chấp; Xác định rõ và cụ thể các trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu, Xác
định rõ và cụ thể các thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Thứ ba, nên cho phép các trung tâm nước ngoài mời trọng tài viên nước ngoài vào
danh sách trọng tài của trung tâm mình. Bởi vì khi giải quyết tranh chấp có yếu tố nước
ngoài thì phần lớn các tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài tính đến thời điểm hiện tại
chủ yếu các tranh chấp có yếu tố nước ngoài khi đó bên nước ngoài phải thuê luật sư hoặc

chuyên gia am hiểu lĩnh vực tranh chấp và pháp luật Việt Nam.
13


Thứ tư, cho phép Hội đồng trọng tài được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và
trực tiếp yêu cầu cơ quan thi hành án hỗ trợ thực hiện biện pháp này.
Thứ năm, tăng cường sự hỗ trợ của Cơ quan thi hành án đối với thực thi quyết định
của trọng tài thông qua việc quy định rõ tiêu chí xác định cơ quan thi hành có liên quan. Thi
hành đầy đủ, kịp thời và hiệu quả phán quyết trọng tài là một trong số các giải pháp cơ bản
nâng cao độ tin cậy và tính hấp dẫn của trọng tài đối với các bên tranh chấp. Phán quyết
trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày công bố. Các bên tranh chấp phải thừa nhận,
tôn trọng và nghiêm túc thực hiện đầy đủ, kịp thời. Tuy vậy, trong trường hợp các bên
không tự nguyện thi hành thì sự can thiệp và hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả của Cơ quan thi
hành án là không thể thiếu, để bảo đảm hiệu lực của phán quyết trọng tài
Thứ sáu , Việc các bên tự thỏa thuận, hòa giải được tranh chấp là thành công lớn nhất
của trọng tài, ngoài ý nghĩa tạo điều kiện cho các bên tranh chấp tự giải quyết các tranh
chấp còn giúp giữ được mối quan hệ hợp tác kinh doanh sau khi tự nguyện thực hiện nội
dung hòa giải. Do vậy, cần quy định thủ tục khi Hội đồng Trọng tài ra quyết định đình chỉ
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Theo đó, nên quy định: khi Hội đồng Trọng tài ra quyết
định đình chỉ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cầnphải có các hồ sơ sau (i) Biên bản
thanh lý hợp đồng các bên đang tranh chấp . Biên bản thỏa thuận đình chỉ giải quyết tranh
chấp trọng tài và . Văn bản đề nghị chấm dứt giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của
nguyên đơn.
KẾT LUẬN
Khi xảy ra tranh chấp thương mại, cá nhân tổ chức hoạt động thương mại có thể lựa
chọn các hình thức giải quyết tranh chấp khác nhau, tuy nhiên uy tín nhất và có giá trị pháp
lý nhất là hai phương pháp giải quyết bằng Trọng tài thương mại và tố tụng Tòa án. Mỗi
phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên phân tích, đi sâu và so sánh
thì phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại có nhiều điểm
phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh cũng như mang lại lợi ích hơn cho các chủ thể

khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng con đường này. Và các nhà làm luật cần có những
thay đổi nhất định để tạo điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại ngày càng hoàn thiện và được sự tín nhiệm của các bên, đồng thời giảm nhẹ áp
lực cho Tòa án.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật thương mại (tập 2) (Trường đai học Luật Hà Nội – NXB. Công an
nhân dân)
2. Giáo trình Luật thương mại (tập 2) (TS. Bùi Ngọc Cường (chủ biên) – NXB. Giáo
dục)
3. Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
thương mại ở Việt Nam (Trần Thị Lan Chi - Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Yến
– 2011)
4. Giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại AD HOC ở Việt Nam - thực trạng và giải
pháp (Phan Anh Thông - Tạp chí Nghiên cứu lập pháp/ Viện Nhà nước và pháp luật,
số 08/2011)
5. Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam
(Nguyễn Minh Châu - Người hướng dẫn: TS. Đoàn Trung Kiên – 2011)
6. Luật thương mại 2005
7. Luật trọng tài thương mại 2010
8. Luật tố tụng dân sự 2004
9. thuvienphapluat.vn
10.thongtinphapluatdansu.wordpress.com

15



16



×