Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2015 – phương hướng nhiệm vụ năm 2016 bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.03 KB, 40 trang )

UBND TỈNH BẾN TRE
SỞ Y TỀ
Số:

/KH-SYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bến Tre, ngày

tháng 12 năm 2015

DỰ THẢO
BÁO CÁO
Tổng kết công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân năm 2015 – phương hướng nhiệm vụ năm 2016
Năm 2015, toàn ngành đã tập trung thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Bến Tre. Qua một năm thực hiện các hoạt
động trên nhiều lĩnh vực Ngành Y tế đã đạt được một số kết quả như sau:
PHẦN I: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC Y TẾ NĂM 2015
I. Bác sĩ, dược sĩ và giường bệnh/vạn dân:
- Có 907 BS, bình quân 7,16 bác sĩ/10.000 dân (KH 2015: 7,15 BS/vạn
dân), và 166 Dược sĩ đại học, bình quân 1,31 dược sĩ/ 10.000 dân.
- Cơ sở giường bệnh: Toàn tỉnh có 185 cơ sở khám chữa bệnh /3.240
giường (không tính giường trạm y tế), đạt 25,6 giường/10.000 dân, (KH 2015:
25,12 giường/10.000 dân).
II. Công tác phòng, chống dịch bệnh:
1. Kiểm soát, phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch:
Ngành tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện tốt công tác
phòng chống dịch bệnh, luôn tăng cường giám sát bệnh sốt xuất huyết, sởi Cúm
A/H1N1, A/H5N1 A/H7N9 và một số bệnh lạ có khả năng gây dịch. Tính đến


thời điểm báo cáo bệnh thủy đậu và quai bị có tăng cao và xuất hiện ổ dịch ở một
số trường học trên địa bàn tỉnh tập trung nhiều nhất là ở huyện Bình Đại, trước
tình hình đó Ngành đã chỉ đạo cho Trung tâm Y tế dự phòng phối hợp với Trung
tâm Y tế huyện/thành phố thực hiện tốt các biện pháp chống dịch, đã ngăn chận
kịp thời không để dịch bùng phát lớn.
Trong năm 2015 ngành cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống
bệnh MERS – CoV, cụ thể về địa điểm tiếp nhận bệnh cũng như các trang thiết bị
phục vụ để đáp ứng kịp thời khi có bệnh xảy ra.
2. Tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch:(tính đến ngày 13/12/2015)
- Sốt xuất huyết (A91): ghi nhận 1.084 ca mắc tại 09 huyện/thành phố/tử
vong 01, độ III-IV là 45 ca (chiếm tỷ lệ 4,15%). So với cùng kỳ năm 2014 tỷ lệ
mắc tăng 48,90% (cùng kỳ/2014: 728/01 tử vong), và tỷ lệ độ III-IV tăng 13 ca
(độ III,IV cùng kỳ/2014: 32 ca).Tính đến thời điểm báo cáo tỷ lệ mắc /100.000
dân là 85,64 (KH năm 2015 là 304,21).
- Sốt rét (B50): ghi nhận 02 ca mắc tại huyện Chợ Lách, Thạnh Phú, không
tử vong. So cùng kỳ năm 2014, số mắc giảm 33,33% (cùng kỳ/2014: 03 ca).
1


- Thương hàn (A01): ghi nhận 01 ca mắc tại huyện Mỏ Cày Bắc, không tử
vong. So cùng kỳ năm 2014, số mắc giảm 04 ca (cùng kỳ/ 2014: 05 ca).
- Sốt phát ban: ghi nhận 762 ca mắc tại 09 huyện/thành phố, không tử
vong. So cùng kỳ năm 2014 số mắc giảm 13,39% (cùng kỳ/2014: 672/0 tử vong).
- Hội chứng tay, chân, miệng ghi nhận 2.586 ca mắc tại 09 huyện/thành
phố, không tử vong. So cùng kỳ năm 2014 số mắc giảm 34,34% (cùng kỳ/ 2014:
3.939/0 tử vong).
- Bệnh Sởi: ghi nhận 08 ca mắc tại Tp. Bến Tre, Châu Thành Mỏ Cày
Nam, Giồng Trôm, Thạnh Phú, không tử vong. So cùng kỳ năm 2014 số mắc
giảm 89,33% (cùng kỳ/ 2014: 75/0 tử vong).
- Viêm não vi rút: ghi nhận 07 ca mắc tại Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Ba

Tri, Thạnh Phú, không tử vong, So cùng kỳ năm 2014 số mắc giảm 30% (cùng
kỳ/ 2014: 10/01 tử vong).
- Rubella: ghi nhận 59 ca mắc tại Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam,
Ba Tri, Thạnh Phú, không tử vong. So cùng kỳ năm 2014 số mắc tăng 59 ca (cùng
kỳ/ 2014: không xảy ra)
- Ho gà: ghi nhận 01 ca mắc tại Châu Thành, không tử vong. So cùng kỳ
năm 2014 số mắc tăng (cùng kỳ/ 2014: không xảy ra)
- Thủy đậu(B01-B02): ghi nhận 406 ca mắc tại 9 huyện/thành phố, không
tử vong. So cùng kỳ 2014 số mắc tăng 32,24% (cùng kỳ 2014: 307ca).
- Quai bị (B26): ghi nhận 630 ca mắc tại 09 huyện/thành phố, không tử
vong, so cùng kỳ năm 2014 số mắc tăng 409 ca (cùng kỳ 2014: 221 ca).
- Liên cầu lợn: ghi nhận 01 mắc tại huyện Châu Thành/01 tử vong. So
cùng kỳ năm 2014 số mắc tăng (cùng kỳ/ 2014: không xảy ra)
III. Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia:
1. Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế:
* Dự án 1: phòng chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với
cộng đồng:
+ Dự án phòng, chống bệnh phong: tổng số lượt khám bệnh 200.170 lượt
đạt 104,69% chỉ tiêu kế hoạch năm và giảm 23% so cùng kỳ 2014, số xã, phường
được khám tầm soát bệnh phong 13, đạt 162,5% KH năm và tăng 62,5% so cùng
kỳ 2014; tỷ lệ lưu hành bệnh phong 1/10.000 dân là 0,007 và tỷ lệ phát hiện
1/100.000 dân là 0,07 đạt kế hoạch đề ra. Ngoài ra đã tập huấn chẩn đoán, điều trị
và phòng chống tàn tật bệnh nhân phong cho cán bộ chuyên trách huyện/xã; tập
huấn kiến thức cơ bản về bệnh phong cho cán bộ y tế các trường trung học cơ sở
trên toàn tỉnh, cộng tác viên y tế ấp và tổ trưởng tổ tự quản. Nhìn chung kiến thức
phòng, chống bệnh phong ngày một nâng cao trong cán bộ y tế, cộng tác viên, ban
ngành đoàn thể, tỷ lệ lưu hành và bệnh mới phát hiện ngày càng giảm, hiện nay
khám bệnh da kết hợp lồng ghép các chương trình khác và người bệnh được tiếp
cận nhiều dịch vụ y tế, môi trường sống ngày một tốt hơn.
+ Dự án phòng, chống lao: thực hiện đa hóa trị liệu 100% xã/phường, triển

khai các hoạt động phối hợp giữa y tế công và tư trong phát hiện chẩn đoán và
điều trị lao, phối hợp với chương trình phòng chống HIV/AIDS trong việc xét
2


nghiệm HIV cho người bệnh lao, thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến, thường
xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh lao cho người bệnh và
người nhà bệnh nhân. Trong năm phát hiện bệnh nhân lao các thể là 1353 đạt
99,78% so KH, giảm 3% so cùng kỳ 2014; AFB (+) mới 800, đạt 98,16% so KH,
giảm 1% so cùng kỳ 2014, và tỷ lệ điều trị khỏi >85% đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
+ Dự án phòng, chống sốt rét: tỉ lệ mắc sốt rét/1000 dân là 0,0015, đạt chỉ
tiêu 2015 (KH 2015: 0,007) và giảm so cùng kỳ, tổng lượt điều trị rét 200 đạt
100%, sốt lam xét nghiệm 15.000 đạt 100% kế hoạch đề ra. Hiện tại số ca mắc sốt
rét giảm so với dự kiến và ổn định, các trường hợp mắc sốt rét là ngoại lai, tình
hình di dân là phức tạp, ký sinh trùng sốt rét do di dân mang từ các tỉnh sốt rét lưu
hành về, trung gian truyền bệnh sốt rét vẫn còn mật độ cao ở 3 huyên ven biển.
+ Dự án phòng, chống sốt xuất huyết: tập huấn chẩn đoán, điều trị sốt xuất
huyết cho bác sĩ, điều dưỡng bệnh viện tỉnh/huyện, tập huấn kỹ năng truyền thông
giáo dục sức khỏe cho cộng tác viên tại 5 xã điểm, tập huấn phòng chống sốt xuất
huyết lồng ghép phòng chống bệnh MERS – CoV cho cán bộ y tế xã 9
huyện/thành phố, tính đến thời điểm báo cáo tỷ lệ mắc/100.000 dân là 85,64 đạt
và vượt kế hoạch đề ra (KH năm 2015 là 304,21), tỷ lệ tử vong trên số ca mắc
chiếm tỷ lệ 0,092% không đạt so chỉ tiêu của năm (KH 2015: 0,05%), và tương
đương so cùng kỳ 2014.
+ Chương trình phòng, chống bệnh đái tháo đường: triển khai tư vấn đái
tháo đường tại 9 huyện/thành phố với 1.400 đối tượng được tư vấn đạt 70% so
KH; tập huấn tư vấn đái tháo đường cho cán bộ chuyên trách tuyến huyện/xã có
69 người tham dự, chiếm tỷ lệ 64,49% đạt KH đề ra.
+ Chương trình y tế học đường: hoạt động phối hợp giữa ngành Giáo dục
và Y tế rất chặt chẽ thông qua kế hoạch liên tịch hàng năm, sự ra đời của chỉ thị

05/2013/CT-UBND tỉnh đã giúp cho công tác YTTH phát triển. Trong năm các
chỉ tiêu của chương trình đều đạt 100% theo kế hoạch.
+ Dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng: tập huấn kiến thức
cách quản lý, điều trị, phục hồi chức năng bệnh tâm thần phân liệt và động kinh
tại công đồng cho cán bộ chuyên trách tuyến huyện/xã và cộng tác viên ở 12 xã
mới.Tính đến thời điểm báo cáo đã triển khai 12 xã mới (Ba Tri, Giồng Trôm) đạt
theo kế hoạch đề ra, nâng tổng số xã thực hiện chương trình là 111 xã, số bệnh
nhân tâm thần phân liệt được quản lý 1.483 và bệnh nhân động kinh 1.057.
+ Dự án phòng, chống tăng huyết áp: tham dự hội nghị triển khai kế hoạch
năm 2015 do Dự án Trung ương tổ chức; xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2015
và tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch đến các đơn vị thực hiện; tập huấn cho
cán bộ y tế thuộc TTYT huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam và trạm y tế xã Định
Thủy/Mỏ Cày Nam, Lương Quới/Giồng Trôm về hướng dẫn cài đặt, sử dụng
phần mềm quản lý bệnh nhân tăng huyết áp; tập huấn cho cán bộ y tế
tỉnh/huyện/xã về khám sàng lọc và điều trị bệnh nhân tăng huyết áp; xây dựng kế
hoạch khám sàng lọc cho 2 xã Định Thủy/Mỏ Cày Nam, Lượng Quới/Giồng
Trôm; mua sắm dụng cụ hỗ trợ cho hoạt động khám sàng lọc tại 2 xã được chọn
(Định Thủy, Lương Quới).Tính đến thời điểm báp cáo số lượt cán bộ y tế được
đào tạo 256 đạt 100%, duy trì mô hình quản lý bệnh nhân tăng huyết áp 12 xã đạt
3


120%, số người từ 40 tuổi trở lên trên địa bàn xã lựa chọn được sàng lọc tối thiểu
là 1860, đạt 88,99% so chỉ tiêu KH năm.
- Dự án phòng chống bệnh ung thư: tổ chức tập huấn về phòng, chống bệnh
ung thư cho 400 nhân viên y tế tuyến huyện và trạm y tế xã trong tỉnh, tỷ lệ cán
bộ y tế chuyên khoa ung thư được tham gia đào tạo tập huấn, nâng cao nghiệp vụ
đạt 75% theo KH đề ra; phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe
tuyên truyền phòng chống bệnh ung thư với hình thức tổ chức tọa đàm trực tiếp.
* Dự án 2:

+ Dự án tiêm chủng mở rộng: công tác kiểm tra giám sát các điểm tiêm
chủng được thực hiện thường xuyên, cán bộ chuyên trách đều qua lớp đào tạo
thực hành tiêm chủng an toàn, từ đó chất lượng ngày càng nâng cao, tạo được sự
tin tưởng của người dân, tính đến thời điểm báo cáo tỉ lệ tiêm đủ 8 loại đạt 98%
(KH 2015: 95%) tăng 13% so cùng kỳ 2014. Trong năm 2015 có triển khai dự án
“ Mở rộng phần mềm đăng ký tiêm chủng tại Bến Tre” do tổ chức PATH tài trợ,
bước đầu mang lại hiệu quả trong công tác lập danh sách đối tượng, kế hoạch tiêm
chủng, quản lý cập nhật sổ sách áp dụng đúng theo qui trình chuẩn, nâng cao năng
lực quàn lý TCMR của cán bộ y tế các tuyến.
* Dự án 3: chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh
dưỡng trẻ em:
- Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản:
+ Tổ chức các lớp đào tạo về: hồi sức cấp cứu trong sản khoa; chăm
sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh thiết yếu trong và ngay sau khi đẻ; chăm sóc sức khỏe
sinh sản phụ nữ tuổi mãn kinh cho YSSN, hộ sinh trung học tuyến huyện/xã và
cán bộ khoa CSSKSS TTYT huyện/thành phố.
+ Hướng dẫn và tổ chức các buổi sinh hoạt theo chủ đề sức khỏe sinh
sản vị thành niên, thanh niên cho phòng Giáo dục, huyện đoàn, các trường trung
học cơ sở huyện/thành phố
+ Thực hiện các hoạt động giám sát hỗ trợ cho tuyến huyện/xã.
- Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em:
+ Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn cho cán bộ chuyên trách
xã/phường và cán bộ chuyên trách dinh dưỡng huyện/thành phố; giám sát thường
xuyên hoạt động chương trình ở 21 xã, kết quả giám sát các xã có xây dựng kế
hoạch đầy đủ, triển khai cân trẻ hàng tháng đều đặn đạt chỉ tiêu đề ra.
+ Phối hợp khoa nhi, khoa sản BVĐK.NĐC tổ chức các lớp truyền
thông: về chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ có con bị bệnh đang nằm viện; bà mẹ
có thai đến khám thai và sanh tại khoa sản với nội dung “ chăm sóc thai nghén,
nuôi con bằng sữa mẹ”
+ Phối hợp với Phòng Giáo dục Mầm non TP.Bến Tre tổ chức các

lớp truyền thông về phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống béo phì cho các
nhà trẻ mẫu giáo.
Qua các hoạt động triển khai, tính đến cuối năm 2015 tỷ lệ suy dinh dưỡng
trẻ em từ 0-5 tuổi ( cân năng/ tuổi) tiếp tục giảm còn 11,2% ( đạt chỉ tiêu )
4


* Dự án 4: Quân dân y kết hợp:
- Sự phối hợp giữa quân và dân y luôn được duy trì và phát triển, Ban Quân
dân y tỉnh xây dựng được 05 trạm y tế xã kết hợp quân dân y gồm Phong
Mỹ/Giồng Trôm, An Phước/Châu Thành, Minh Đức/Mỏ Cày Nam, An
Điền/Thạnh Phú, Thạnh Trị/Bình Đại hoạt động có hiệu quả, ngoài những trang
thiết bị đã được Ban Quân dân Y quân khu cấp, trạm đã tự động cân đối trang bị
thêm, Ban Quân dân Y tỉnh hàng năm có hỗ trợ từ nguồn kinh phí của Ban cho
các trạm hoạt động.
- Thành lập được tiểu đội dân quân tự vệ cơ quan, tham gia diễn tập với địa
phương theo phương án tác chiến khu vực phòng thủ. Bệnh viện dự bị động viên
100 giường được củng cố và sinh hoạt định kỳ theo qui định, tổ chức phúc tra đề
nghị, đề bạc, sắp xếp bổ nhiệm các chức danh đúng qui định do ban CHQS thành
phố quản lý. Trong năm đã tổ chức tập huấn, huấn luyện đội điều trị với quân số
tham gia 81 đồng chí.
Bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế như sự kết hợp Ban Quân dân Y từng
lúc chưa kịp thời, chưa được lãnh đạo các cấp các ngành chú trọng, hiệu quả thực
hiện dự án 1026 ở một số trạm y tế xã kết hợp quân dân y còn thiếu bền vững nhất
là phương thức phát triển nguồn vốn hỗ trợ trong khám chữa bệnh; cán bộ tham
gia công tác kết hợp quân dân y từ tỉnh đến huyện đều kiêm nhiệm, không có cán
bộ chuyên trách nên thực hiện các hoạt động chưa có chiều sâu. Để thực hiện
công tác kết hợp quân dân y ngày càng tốt hơn, thời gian tới cần có sự lãnh đạo,
chỉ đạo chặt chẽ của các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở, đồng thời bố trí cán bộ
chuyên trách, hỗ trợ đào tạo cho cán bộ thực hiện công tác kết hợp quân dân y,

tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, hướng dẫn các hoạt động kết hợp quân dân
y nhất là xây dựng lực lượng dự bị động viên hướng dẫn công tác huấn luyện và
diễn tập; có chế độ chính sách cho cán bộ tham gia công tác kết hợp quân dân y.
* Dự án 5: nâng cao năng lực truyền thông và giám sát, đánh giá thực
hiện chương trình:
- Tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông GDSK cho cán bộ phụ trách công
tác truyền thông tuyến tỉnh/huyện; viết bài tuyên truyền phòng, chống suy dinh
dưỡng, vi chất dinh dưỡng, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống các bệnh truyền
nhiễm; phòng chống bệnh dại; về sử dụng nước sạch trên Bản tin sức khỏe, Đài
Phát thanh tỉnh và Truyền thanh huyện/thành phố; tỷ lệ các xã, huyện điểm được
giám sát đạt 100% KH đề ra.
2. Chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:
- Xây dựng 170 nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ gia đình nghèo của 10 xã
điểm được chọn, vận động nhân dân xây dựng hố xí hợp vệ sinh là 3.000 hố xí.đạt
100% so KH. Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh vùng nông thôn trong toàn tỉnh là 44,9%,
bên cạnh đó thì nhận thức của người dân chưa cao và kinh phí hỗ trợ cho công tác
tập huấn, truyền thông năm 2015 không có, kinh phí để xây nhà vệ sinh quá ít
chưa đáp ứng được nhu cầu, do đó các hộ gia đình nghèo khó có khả năng xây
dựng.

5


3. Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - KHHGĐ:
- Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi: phối
hợp Hội Người mù tỉnh tổ chức nói chuyện chuyên đề về SKSS/KHHGĐ cho hội
viên của hội; phối hợp với Hội KHHGĐ tỉnh tổ chức các lớp tập huấn kiến thức
về SKSS/KHHGĐ cho cán bộ đoàn thể, trưởng ấp, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cổ
Chiên, Hàm Luông. Cửa đại; phối hợp trường Cao đẳng Bến Tre duy trì hoạt động
góc truyền thông của sinh viên sinh hoạt định kỳ 1 lần/tháng, tổ chức các cuộc

báo cáo chuyên đề về SKSS vị thành niên cho > 800 sinh viên của trường; phối
hợp với trường Chính trị tổ chức các cuộc báo cáo chuyên đề DS/SKSS/KHHGĐ
cho đối tượng cán bộ lãnh đạo các ngành đoàn thể đang tham gia khóa đào tạo tại
trường; phối hợp với Công an tỉnh báo cáo nội dung đề án duy trì mức sinh thấp
hợp lý tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015-2020 cho >100 cán bộ, chiến sĩ ở các phòng
ban của Công an; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức 09 hội thi tìm
hiểu kiến thức về DS/SKSS/KHHGĐ cho cán bộ, hội viên hội phụ nữ các huyện.
- Hoạt động CSSKSS và đảm bảo hậu cần phương tiện tránh thai: triển khai
kế hoạch chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép chăm sóc
SKSS/KHHGĐ đến các xã có mức sinh cao ở các huyện Chợ Lách, Châu Thành,
Giồng Trôm Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc; cung cấp phương tiện trách thai miễn
phí, phương tiện tránh thai tiếp thị xã hội, thuốc thiết yếu phục vụ dịch vụ
KHHGĐ cho các đơn vị. Thực hiện các biện pháp tránh thai tiếp thị xã hội trên
toàn tỉnh là 66.641/57.647 đạt 115,60% so kế hoạch.
- Hoạt động thực hiện các mô hình nâng cao chất lượng giống nòi: duy trì
mô hình “tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” tại 36 xã/ phường với 111 câu
lạc bộ thuộc 9/huyện/thành phố. Trong năm đã tiến hành tư vấn cho 1.564 đối
tượng là các cặp nam/nữ chuẩn bị kết hôn, khám sức khỏe tiền hôn nhân cho
150/200 trường hợp nam/nữ chuẩn bị kết hôn tại các xã/phường/thị trấn có thực
hiện mô hình đạt 75% so KH năm.
- Hoạt động mô hình sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh: triển khai kế
hoạch thực hiện đề án Nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền, vận
động phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh năm 2015; tập huấn
kỹ năng truyền thông về SLTS và SLSS cho ban chỉ đạo, cộng tác viên mới thay
đổi ở các huyện/thành phố với số người tham dự 284/254, đạt tỷ lệ 111,81%; phối
hợp với đài Truyền thanh đưa tin tuyên truyền vận động về tầm quan trọng của
việc SLTS, SLSS, chính sách thực hiện sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh
trên địa bàn tỉnh, truyến thông qua nhóm, lồng ghép tổ nhân dân tự quản, các ban
ngành đoàn thể, tư vấn tại hộ gia đình. Tính đến thời điểm báo cáo năm 2015 thực
hiện SLTS 3.086/2.054 người đạt 150,24%, (cùng kỳ năm 2014 số người SLTS là

2.523); SLSS 1.755/5.477 trường hợp đạt 32,03% so KH năm (cùng kỳ năm 2014
là 927 trường hợp).
- Hoạt động đề án tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng:
tiếp tục duy trì các hoạt động tại 10 xã thuộc các huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày
Nam, Mỏ Cày Bắc và Bình Đại. Trong năm 2015 đã thực hiện chuyển giao 04 câu
lạc bộ “Người cao tuổi giúp Người cao tuổi” sang hoạt động theo mô hình “ CLB
liên thế hệ tự giúp nhau” do Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh quản lý. Các
CLB người cao tuổi hoạt động đi vào nề nếp, chất lượng được cải thiện rỏ rệt,
6


thành viên ổn định, tổ chức các hoạt động tập thể dục, dưỡng sinh, văn nghệ,
truyền thông, cung cấp kiến thức về chăm sóc người cao tuổi, đẩy mạnh hoạt
động giúp đỡ người cao tuổi neo đơn, khó khăn trong CLB và ngoài cộng đồng
của lực lượng tình nguyện viên, tổ chức cho người cao tuổi tham gia vào một số
hoạt động xã hội tại địa phương.
- Đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển: thực hiện khám phụ
khoa, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKBMTE SKSS/KHHGĐ định kỳ tại 16 xã bãi
ngang tại các xã có mức sinh cao, chưa ổn định và điều kiện lưu thông không
thuận tiện, trong đó cung cấp dịch vụ KHHGĐ miễn phí hoàn toàn cho các đối
tượng ưu tiên.
Tổng số trẻ mới sinh năm 2015 là 13.610 trẻ, tỷ suất sinh giảm 0,05%o đạt
chỉ tiêu Trung ương giao (KH 2015: giảm 0,05%o); tỷ lệ trẻ là con thứ 3+ chiếm
3,96% đạt chỉ tiêu (KH 2015: dưới 4%); tỷ số giới tính khi sinh là 108 bé trai/bé
gái, giữ mức ổn định, không tăng so với năm 2014; tổng số cặp vợ chồng mới sử
dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 90.712 đạt 105,41% so KH 2015, tăng
25,87% so cùng kỳ 2014.
4. Chương trình mục tiêu quốc gia an toàn vệ sinh thực phẩm:
Tính đến thời điểm báo cáo số cơ sở sản xuất thực phẩm được thanh kiểm
tra là 846 lượt, trong đó số lượt cơ sở đạt điều kiện an toàn thực phẩm là 636, tỉ lệ

đạt 75,17%, tăng 0,17% so chỉ tiêu kế hoạch, và giảm 5,48% so cùng kỳ 2014; cơ
sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể được thanh kiểm tra là 18.570
lượt, trong đó số lượt cơ sở đạt điều kiện ATTP là 13.941, tỉ lệ đạt 75,08%, tăng
0,08% so chỉ tiêu KH, và giảm 5,04% so cùng kỳ 2014. Số cơ sở không đạt là do
không đảm bảo quy định về địa điểm sản xuất, chế biến đối với nguồn gây độc
hại, nguồn ô nhiểm và các yếu tố gây hại khác, một số ít cơ sở không có giấy
chứng nhận đủ điều kiện VSATTP hoặc hết hạn, trang bị bảo hộ lao động chuyên
dụng cho công nhân không đầy đủ, bố trí nhà xưởng không theo quy tắc một
chiều, một số thực phẩm không rỏ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, một số cơ
sở thực phẩm do chủ quan chưa thực hiện đúng các quy định về VSATTP.
Tổ chức tập huấn tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, điều kiện an
toàn thực phẩm và các yêu cầu cần thiết cho người quản lý các cơ sở sản xuất,
dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức các lớp tập huấn: quy định của pháp luật về ATTP cho trưởng ban
chỉ đạo liên ngành về ATTP tuyến xã/phường; về công tác đảm bảo an toàn thực
phẩm cho cán bộ tuyến xã/phường; về công tác điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
cho lãnh đạo, cán bộ chuyên trách ATVSTP các TTYT huyện/thành phố, cán bộ
phụ trách công tác thanh kiểm tra ATTP Phòng Y tế huyện/thành phố.
Tổ chức nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng
có 5.880 lượt người tham dự.
Trong năm không có vụ ngộ độc thực phẩm > 30 người mắc, tính đến thời
điểm báo cáo xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm với 23 người mắc, không tử vong,
số người mắc/100.000 dân là 1,81 đạt chỉ tiêu KH năm (KH 2015: <6 ca), nhưng
tăng so cùng kỳ 2014.
7


5. Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS:
- Triển khai các hoạt động tuyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong cộng
đồng dân cư thông qua các hình thức như: loa truyền thanh xã/phường, tổ nhân

dân tự quản, lồng ghép với các tổ chức Phụ nữ, Thanh niên, Nông dân, Mặt trận
Tổ quốc, trạm thông tin, các địa điểm tập trung đông dân cư; thực hiện truyền
thông phòng chống HIV/AIDS cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tổ chức tháng
chiến dịch truyền thông phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con và tháng hành động
quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2015.
- Thực hiện các hoạt động giám sát HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại
dự phòng lây nhiễm HIV cho người nghiện chính ma túy, gái mãi dâm và các đối
tượng khác.
- Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay
thế Methadone tại tỉnh: tính đến thời điểm báo cáo đã tiến hành khởi liều điều trị
cho 262 bệnh nhân, số ca hiện đang điều trị là 219 đạt 73% so KH năm (KH
2015: 300 bệnh nhân).
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS
trong năm 2015 đã triển khai điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con ở
tất cả các huyện, có 23/27 ca được điều trị sớm trong thời kỳ mang thai, 04 ca dự
phòng lúc chuyển dạ. Sanh 21 trẻ, còn lại 6 ca chưa sanh, xét nghiệm HIV cho 21
trẻ bằng phương pháp PCR, trong đó có 01 trẻ dương tính, chiếm tỷ lệ 4,76%. Tỷ
lệ phụ nữ mang thai được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đạt 100%, tỷ
lệ người mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục chăm sóc và nhận các can
thiệp phù hợp sau sinh (bao gồm thuốc ARV và xét nghiệm PCR) đạt 100%, tỷ lệ
bà mẹ quay trở lại tiếp tục điều trị sau sanh đạt 92,6%.
- Ngoài ra đã phối hợp với Ban chỉ huy quân sự tỉnh lấy mẫu xét nghiệm
HIV và Heroin cho 1.712 thanh niên nhập ngũ tại 9 huyện/thành phố. Kết quả lấy
mẫu xét nghiệm có 03 trường hợp dương tính HIV (ở Tp. Bến Tre, Châu Thành
và Mỏ Cày Bắc), dương tính ma túy 26 trường hợp trong đó (có 07 trường hợp
dương tính Heroin, 15 trường hợp dương tính với ma túy tổng hợp, 04 trường hợp
dương tính vời bồ đà, cần sa).
Tính đến ngày 15/12/2015: số nhiễm HIV 213 ca, chuyển AIDS 156 ca và
số b/n AIDS tử vong: 72 ca. so cùng kỳ 2014 (nhiễm HIV giảm 57 ca, chuyển
AIDS tăng 27 ca, tử vong tăng 03 ca). Tính đến thời điểm báo cáo số cộng dồn từ

1993 đến nay: nhiễm HIV 3.411 ca; chuyển AIDS 1.655 ca, số b/n AIDS tử vong
1.010 ca.
Đối với dự án tăng cường năng lực cho Trung tâm phòng, chống
HIV/AIDS hiện đang triển khai thực hiện hợp đồng xây lắp.
Nhìn chung tính đến thời điểm báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh tương
đối ổn định, tiến độ triển khai thực hiện các CTMTQG luôn đảm bảo theo kế
hoạch và đạt chỉ tiêu về chuyên môn, giải ngân của năm 2015.
IV. Thực hiện các chương trình y tế khác:
- Chương trình phòng chống bướu cổ: tập huấn giám sát muối iod hộ gia
đình cho cán bộ chuyên trách tuyến huyện/xã; giám sát muối iod tại nhà máy với
8


tổng số 272 mẫu, trong đó đạt 266 mẫu, chiếm tỉ lệ 97,79%, còn lại 6 mẫu không
đạt đã xử lý.
- Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: tập huấn PHCN
cho cộng tác viên và cán bộ chuyên trách tuyến huyện/xã/trong tỉnh, kiểm tra
đánh giá hoạt động trong năm của chương trình cũng như thăm và tặng quà cho
người khuyết tật. Tính đến thời điểm báo cáo đã duy trì hoạt động ở 164 xã/
phường với số người khuyết tật cần phục hồi là 10.305. Bên cạnh đó chương trình
còn gặp một số khó khăn như không chủ động được việc điều động nhân lực ở các
đơn vị liên quan để thực hiện các nội dung hoạt động của chương trình, phần lớn
cán bộ tuyến huyện không phải chuyên ngành vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
nên công tác quản lý triển khai thực hiện chương trình cũng còn hạn chế, cán bộ
chuyên trách tuyến xã/phường kiêm nhiệm nhiều công việc và thay đổi thường
xuyên do đó chưa được tập huấn chuyên môn về PHCN-DVCĐ, kinh phí năm
2015 chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động nên một số nội dung không thực hiện
được, việc cắt kinh phí của cộng tác viên dẫn đến họ không đến nhà tập luyện cho
bệnh nhân thường xuyên, số người khuyết tật đến phòng tập chưa nhiều vì không
có điều kiện đi lại và trang thiết bị để người khuyết tật tập luyện không có đầy đủ,

vấn đề tạo công ăn việc làm, học hành của trẻ em khuyết tật chưa được quan tâm
nhiều từ đó cũng ảnh hưởng đến sự hội nhập của người khuyết tật.
Một số chương trình y tế còn lại đảm bảo được tiến độ triển khai theo kế
hoạch được duyệt.
V. Công tác khám, chữa bệnh:
Các cơ sở điều trị từng bước đi vào nề nếp, thực hiện tốt các qui định của Bộ
Y tế về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân, tất cả các bệnh viện
tỉnh/huyện đều cải tiến quy trình tiếp nhận bệnh, bắt số khám bệnh điện tử, phân
loại bệnh, hướng dẫn bệnh nhân đến phòng khám, không để chờ đợi lâu, tuy nhiên
tình trạng quá tải vẫn còn xảy ra ở một số bệnh viện nhất là tuyến tỉnh như BVĐK
Nguyễn Đình Chiểu, BVĐKKV Cù Lao Minh, tình hình quá tải cục bộ chủ yếu là
bệnh ngoại trú tại phòng khám và nội trú một số chuyên khoa như nội, y học cổ
truyền. Nguyên nhân do việc bố trí sắp xếp nhân sự, tổ chức dây chuyền khám,
chữa bệnh tại các khoa phòng chưa hợp lý, việc phân công, điều chuyển, bố trí
cán bộ từng lúc thiếu kịp thời nhất là lúc bệnh cao điểm quá đông, bệnh tăng đột
biến.
Để giải quyết vấn đề quá tải trên sắp tới sẽ phát triển thêm các phòng tiếp
nhận, điều trị, lấp đặt hệ thống chiếu sáng, bàn, ghế, quạt phục vụ bệnh nhân, xây
dựng lại quy trình tiếp nhận bệnh, ưu tiên cho người già, trẻ em, phụ nữ mang
thai, quy định lại ngày, giờ phục vụ, tăng thêm cán bộ phục vụ khám, chữa bệnh,
bố trí lịch cụ thể rỏ ràng. Tăng cường kiểm tra, giám sát để có biện pháp chấn
chỉnh những thiếu sót kịp thời, bố trí thêm hộp thư góp ý, đặt nơi thuận tiện cho
người dân góp ý, chấn chỉnh mạng công nghệ thông tin phục vụ khám, chữa bệnh,
thực hiện nhanh, chính xác thủ tục hành chính không để bệnh nhân chờ đợi lâu,
tăng cường kỹ năng giao tiếp, quy tắc ứng xử và y đức của CBCC, tăng công suất
sử dụng giường bệnh và nguồn nhân lực chuyên môn, đầu tư thêm trang thiết bị
hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân tỉnh nhà.
9



Tính đến thời điểm báo cáo Công suất sử dụng giường bệnh chung toàn tỉnh
đạt 93,40%, giường bệnh/vạn dân đạt 25,6 (không tính giường bệnh Trạm y tế),
bác sĩ/ vạn dân đạt 7,16, bình quân số lần khám/dân số là 2,94 lần, năm 2015 các
chỉ tiêu đều đạt theo kế hoạch đề ra.
Các bệnh viện chuyên khoa và đa khoa tỉnh/ huyện đều triển khai thực hiện
tốt đề án 1816 theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, mỗi đơn vị đã củng cố
kiện toàn ban chỉ đạo, ngoài ra tại các bệnh viện chuyên khoa và đa khoa tỉnh
cũng đã tiếp nhận sự chuyển giao kỹ thuật chuyên môn từ bệnh viện Trung ương.
VI. Công tác y dược học cổ truyền:
Báo cáo công tác y, dược cổ truyền năm 2014, phương hương nhiệm vụ
2015 gửi đến Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền – Bộ Y tế; triển khai tiêu chí xác
định xã tiên tiến về y, dược cổ truyền đến các bệnh viện tỉnh/huyện và TTYT
huyện/thành phố; bệnh viện YHCT tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề về
điều trị đau theo đông y và tây y; thực hiện các hoạt động giám sát mạng lưới
YHCT ở tuyến cơ sở.
VII. Hoạt động Bảo hiểm Y tế:
Triển khai Thông số 40/2014/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn
thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT và
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT đến Ban BVSKCB tỉnh, Bệnh
viện tỉnh/huyện và TTYT huyện/thành phố
Tiếp và làm việc với đoàn công tác Bộ Y tế về triển khai Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật BHYT.
Góp ý dự thảo Thông tư quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc gửi đến Vụ Bảo hiểm
Y tế - Bộ Y tế.
Làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh về việc khám bệnh, chữa
bệnh cho người dân có thẻ BHYT trên địa bàn giáp ranh 2 tỉnh.
Báo cáo tình hình thực hiện độ bao phủ BHYT của tỉnh gửi về Vụ Bảo
hiểm Y tế - Bộ Y tế.
Bên cạnh đó Ngành cũng đã phối hợp tốt với BHXH trong công tác tuyên

truyền người dân tham gia BHYT, cụ thể tại cơ sở khám chữa bệnh có tổ chức các
bàn hướng dẫn để phục vụ người bệnh, qua đó giải thích về quyền lợi và nghĩa vụ
khi tham gia BHYT, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe có bài viết phổ
biến trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về Luật BHYT qua đó
vận động người dân tham gia BHYT.
VIII. Công tác xã hội hóa:
Tiếp tục duy trì chuyển giao dịch vụ ngoài chuyên môn kỹ thuật cho các tổ
chức, cá nhân ngoài công lập đảm nhận, thực hiện các thiết bị y tế dưới hình thức
cổ phần hóa, vay vốn ngân hàng, liên doanh liên kết lắp đặt thiết bị tại một số đơn
vị; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động BVĐK Minh Đức.

10


IX. Hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản:
a) Tình hình sức khỏe bà mẹ và trẻ em:
Công tác CSSKBMTE hoạt động có hiệu quả, tính đến thời điểm báo cáo
tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai đạt 99,96 %, tỉ lệ phụ nữ đẻ được khám thai
định kỳ đạt 99,46%, tỉ lệ phụ nữ đẻ do cán bộ y tế hỗ trợ đạt 100%; tỉ lệ thăm bà
mẹ tại nhà tuần đầu sau sinh đạt 95,55%; tỷ suất mắc tai biến sản khoa/phụ nữ đẻ
là 3,1%o không đạt (KH 2015 <2%o) và tăng 0,9 so cùng kỳ 2014; tỷ suất chết
mẹ/100.000 trẻ đẻ sống là 22,6 (KH 2015 <13) không đạt và tăng 15,02 so cùng
kỳ. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi 1,18%o đạt so KH năm và giảm 1,77%o so
cùng kỳ 2014, tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi 2,56%o đạt so KH năm và giảm
1,50%o so cùng kỳ 2014; tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân < 2500 gr là 1,65% đạt so KH đề
ra (KH 2015: <2%).
b)Tình hình KHHGĐ:
Tỷ số phá thai/100 trẻ đẻ ra sống là 22,55% đạt theo KH năm và giảm
5,41% so cùng kỳ 2014 (KH/2015<30%).
X. Công tác quản lý dược và kiểm nghiện dược phầm, mỹ phẩm:

- Phổ biến các văn bản của Cục quản lý Dược về thuốc rút số đăng ký, đình
chỉ lưu hành và các phản ứng có hại của thuốc đến các đơn vị trực thuộc.
- Phát hành hồ sơ mời thầu, tổ chức xét thầu gói thầu mua thuốc, vật tư y tế
tiêu hao và hóa chất năm 2015 – 2016.
- Phối hợp với phòng PC15 kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc gây
nghiện, hướng tâm thần tại các bệnh viện.
- Tập huấn hành nghề dược tư nhân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các cơ sở
hành nghề dược tuân thủ việc thực hiện các quy định chuyên môn.
- Thành lập tổ công tác liên ngành xem xét việc kê khai lại giá thuốc của
Cty Liên doanh Meyer - BPC
- Báo cáo: công tác quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm; kết quả đấu
thầu và sử dụng thuốc dược liệu; tình hình sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thuốc
hiếm; đánh giá 10 năm thực hiện Luật dược; kết quả thanh kiểm tra các đơn vị sản
xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn; việc sử
dụng thuốc tiêm Mezicef gửi Cục quản lý Dược – Bộ Y tế.
- Phổ biến văn bản đình chỉ, thu hồi mỹ phẩm của Cục Quản lý dược đến
các Phòng Y tế, Quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh.
- Duyệt: danh mục thuốc sử dụng chủ yếu; dự trù mua thuốc gây nghiện,
thuốc hướng tâm thần năm 2015 cho các đơn vị trực thuộc.
- Tổ chức thẩm định cấp chứng nhận “thực hành tốt phân phối thuốc” GDP
cho 02 doanh nghiệp bán buôn thuốc; tiếp nhận và thẩm định 73 hồ sơ hội thảo
giới thiệu thuốc và cấp số công bố 12 sản phẩm mỹ phẩm.
Tính đến thời điểm báo cáo: đã thẩm định, xét duyệt hồ sơ và cấp 380
chứng chỉ hành nghề dược; thẩm định cơ sở và cấp 370 giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh thuốc.

11


Trong năm ngành đã phối hợp với Phòng Y tế huyện/thành phố tổ chức

thanh, kiểm tra các cơ sở hành nghề dược trên địa bàn toàn tỉnh đồng thời kiểm
tra việc niêm yết giá thuốc và bán thuốc đúng giá niêm yết.
- Thực hiện công tác kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm: trong năm đã
tổ chức 24 đợt kiểm tra giám sát chất lượng thuốc tại các cơ sở y tế nhà nước và
tư nhân cũng như kiểm tra các cơ sở sản xuất mỹ phẩm.
+ Mẫu yêu cầu: 352 (đạt 117 % chỉ tiêu KH năm )
+ Mẫu kiểm tra: 646 (đạt 107,7 % chỉ tiêu KH năm), trong đó có 26 mẫu
không đạt (16 mẫu không số đăng ký và 09 mẫu hết hạn dùng).
+ Mẫu kiểm nghiệm mỹ phẩm, thực phẩm: 46 (đạt 115 % chỉ tiêu KH năm)
X. Công tác thanh tra:
* Hoạt động thanh tra: đã triển khai các cuộc thanh tra sau.
- Thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất kinh
doanh thực phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi, Lễ hội xuân và Tết Trung thu
năm 2015, số cơ sở vi phạm là 06/69 cơ sở được kiểm tra, tỷ lệ vi phạm chiếm
8,7%, hình thức xử lý phạt tiền số tiền phạt là 12.250.000 đồng (số trường hợp vi
phạm là do người trực tiếp sản xuất mặc bảo hộ lao động không đầy đủ, không tổ
chức khám sức khỏe cho công nhân trực tiếp sản xuất thực phẩm, không đảm bảo
ATTP trong quá trình sản xuất thực phẩm)
- Thanh, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm nhân “tháng hành động vì
an toàn thực phẩm”, số cơ sở vi phạm là 4/42 cơ sở được kiểm tra, tỷ lệ vi phạm
chiếm 9,52%, hình thức xử lý nhắc nhở 03 cơ sở, phạt tiền 1 cơ sở với số tiền phạt
là 6.000.000 đồng.
- Thanh, kiểm tra việc cấp nước sạch, nước ăn uống tại các nhà máy và
trạm cấp nước trên địa bàn tỉnh, số cơ sở vi phạm là 6/14 cơ sở được kiểm tra, tỷ
lệ vi phạm chiếm 42,86%, hình thức xử lý nhắc nhở 06 cơ sở.
- Thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động
đầu tư, sử dụng trang thiết bị y tế tại BVĐKKV Cù Lao Minh. Kết quả đơn vị có
thiếu sót một số nội dung quy định tại Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12
tháng 12 năm 2007của Bộ Y tế như chủ trương phê duyệt một số trang thiết bị và
tổ chức lựa chọn đối tác chưa thực hiện đúng quy định, một số thiết bị không có

giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ hải quan và không thể hiện máy
mới 100%, chưa xác định giá trị tài sản, chưa thực hiện đúng chế độ hạch toán và
báo cáo, qua đó đoàn đã yêu cầu đơn vị tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm và
khắc phục những thiết sót kịp thời.
- Thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và hoạt động thanh tra của Thủ trưởng ở BVĐK
Thạnh Phú và Châu Thành, kết quả đơn vị có thực hiện đúng quy định của pháp
luật về tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng trong việc thực hiện các quy định
của pháp luật về phòng chống tham nhũng ở BVĐK Chợ Lách và Bình Đại, kết
quả đơn vị có thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
12


- Thanh tra hoạt động của các cơ sở hành nghề dược, mỹ phẩm và trang
thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh, số cơ sở vi phạm là 30/95 cơ sở được kiểm tra, tỷ lệ
vi phạm chiếm 31,58%, hình thức xử lý phạt tiền với số tiền phạt là 58.250.000
đồng.
- Thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định về sản xuất mỹ phẩm tại các
cơ sở sản xuất mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh, trong đó có 02 cơ sở chưa đạt tiêu
chuẩn “thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm”, đã yêu cầu 02 cơ sở trên cam kết trong
thời gian 6 tháng phải thực hiện đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm”
(CGMP-ASEAN).
* Kiểm tra Y – Dược :

TT

Nội dung

Số cơ sở

kiểm tra

Số cơ
sở
vi
phạm

1

Y ( Nhà nước )

0

0

2

Y ( Tư nhân )

79

11

3

Dược ( Nhà nước )

0

0


4

Dược ( Tư nhân )

225

5

Vệ
sinh
môi
trường (Tư nhân)

6
7

Tỷ lệ vi
phạm
(%)

Hình thức xử lý
Cảnh
cáo

Phạt tiền

Nhắc
nhở


13,92

08
(59.850.000đ)

03

19

8,44

04
(6.250.000)

15

82

03

3,65

Vệ sinh thực phẩm
(Nhà nước)

0

0

Vệ sinh thực phẩm

(Tư nhân)

838

125

14,9

Đình chỉ HĐ

03

55
(131.850.000)

70

* Giải quyết khiếu nại, tố cáo: nhận 05 đơn (kiến nghị 01, phản ánh: 05,
khiếu nại 07 và yêu cầu 02): đã chuyển 12 đơn đến cấp có thẩm quyền giải quyết,
trả 03 đơn và hướng dẫn gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
* Công tác chống tham nhũng: giám sát, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, qui chế chi tiêu nội bộ, thu chi tài chính ở các đơn vị trong ngành;
giám sát việc mở thầu các gói thầu do Sở Y tế làm chủ đầu tư, qua kiểm tra chưa
phát hiện vi phạm.
XI. Các công tác trọng tâm khác:
* Công tác giám định y khoa:
Trung tâm Giám định y khoa đã thực hiện các hoạt động như: khám, lập hồ
sơ cho các đối tượng hưởng chính sách và trình Hội đồng xét duyệt quyết định tỉ
lệ thương tật, mất sức; khám tuyển đầu vào (khám tuyển dụng, sinh viên – học
sinh, di chúc, kết hôn có yếu tố nước ngoài, lái tàu – xe, dịch vụ); khám định kỳ

cho cán bộ, công chức viên chức các cơ quan trong tỉnh.
Kết quả thực hiện so với chỉ tiêu kế hoạch năm: khám giám định các đối
tượng chính sách đạt 292,5%, khám đầu vào đạt 125%, khám sức khỏe định kỳ
đạt 85%.
13


* Công tác truyền thông Giáo dục sức khỏe:
- Thực hiện các hoạt động tư vấn sức khỏe tại phòng tư vấn hoặc qua điện
thoại, email, thư từ.
- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình: thực hiện 11 chuyên mục
sức khỏe; phát mẫu thông điệp về phòng chống bệnh tay chân miệng, bệnh sốt
xuất huyết, bệnh MERS-CoV, tác hại của thuốc lá, bệnh đái tháo đường.
- Viết bài tuyên truyền: về phòng chống bệnh sởi, SXH, tay chân miệng,
MERS-CoV, quai bị thủy đậu, sốt rét, ho gà, bệnh lao, bệnh dại, lợi ích của tiêm
chủng mở rộng, sử dụng nước sạch; về dinh dưỡng cho trẻ em ngày tết, dinh
dưỡng cho phụ nữ trước và trong khi mang thai.
- Sản xuất và phát hành Bản tin Xuân, Bản tin tháng; cấp phát tài liệu tuyên
truyền cho các đơn vị trong ngành.
* Hoạt động pháp y:
- Đã thực hiện 166 ca giám định tử thi; giám định thương tật và xâm hại
tình dục là 315 ca.
* Công tác đào tạo huấn luyện:
- Đào tạo về quản lý nhà nước ngạch chuyên viên 20 và chuyên viên chính
07; trung cấp chính trị 40; cao cấp chính trị 03; sau đại học 16; đại học 134.
- Về đào tạo tại Trường TCYT: tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
khối các trường Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và đạt danh hiệu dạy giỏi
cấp tỉnh 8 giáo viên; tổ chức thi tốt nghiệp cho các học sinh niên khóa 2013-2015;
tham gia các hoạt động của dự án UNFPA, chương trình phục hồi chức năng dựa
vảo cộng đồng; tiếp và làm việc với các đơn vị đối tác Nhật về tư vấn hướng

nghiệp cho học sinh tham gia xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.
Thực hiện chỉ tiêu đào tạo tại Trường TCYT tỉnh :
Thực hiện
năm 2015

Chỉ tiêu

ĐVT

KH
2015

1. Điều dưỡng TH (chính qui)

Học sinh

200

104

52 %

2. Hộ sinh TH (chính qui)



60

0


0%

3. Dược sĩ TH (chính qui)



100

178

178 %

4. Y sĩ đa khoa (chính quy)



240

200

83,33 %

5. Dược sĩ trung học (VHVL)



100

54


54%

So KH năm đạt %

Ngoài ra đã thực hiện một số công tác trọng tậm khác :
- Ban hành văn bản chỉ đạo các mặt hoạt động về lĩnh vực y tế dự phòng,
phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn tiêm chủng, hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn đến các bệnh viện tỉnh/huyện, TTYT
huyện/thành phố.
- Chỉ đạo cho TTYT Dự phòng, TTYT huyện/thành phố, bệnh viện
tỉnh/huyện tăng cường công tác phòng, chống bệnh cúm và dịch bệnh trước, trong
và sau tết Ất Mùi; tập huấn về chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm MERSCoV cho các đơn vị tỉnh/huyện
14


- Báo cáo: hoạt động điều dưỡng, hộ sinh năm 2014 gửi đến Cục Quản lý
khám chữa bệnh – Bộ Y tế; tình hình xếp hạng tổ chức các đơn vị sự nghiệp y tế
về Bộ Y tế.
- Báo cáo việc thẩm định, cấp mới và cấp lại giấy chứng nhận phòng xét
nghiệm an toàn sinh học cấp I,II trên địa bàn tỉnh về Cục Y tế Dự phòng.
- Dự Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch, an toàn
thực phẩm và các hoạt động y tế trong dịp tết Ất Mùi tại UBND tỉnh.
- Góp ý dự thảo: quy chế hoạt động Ban chỉ đạo liên ngành về Y tế trường
học gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo; dự thảo thí điểm xã an toàn giao thông gắn
liền với xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh về Ban An toàn giao thông
tỉnh; dự thảo Thông tư quy định tổ chức và hoạt động của khoa vi sinh trong bệnh
viện gửi Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế.
- Báo cáo về việc thực hiện quy chế dân chủ 6 tháng đầu năm 2015 gửi Ban
Dân vận tỉnh ủy và Sở Nội Vụ.
- Tổ chức thành công Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2010-2015.

- Tổ chức hội nghị: ký cam kết đổi mới phong cách, thái độ phục vụ cán bộ
y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh; triển khai kế hoạch tái bản, chỉnh lý
và bổ sung Lịch sử Y tế Bến Tre giai đoạn 2005 – 2015.
- Ký kết giao ước thi đua giữa các cụm, khối trực thuộc Sở Y tế; hoàn thành
công tác xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch trong thi đua khối văn hóa xã hội và ký kết
giao ước thi đua giữa các đơn vị trong khối văn hóa xã hội.
- Triển khai ký kết thực hiện quy chế dân chủ và đăng ký thi đua thực hiện
quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan.
- Tiếp và làm việc với đoàn Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Y tế về hội thảo xây
dựng Thông tư Mô hình Y tế tuyến huyện, chức năng nhiệm vụ trạm y tế xã và
kiểm tra việc triển khai thực hiện quy tắc ứng xử tại BV.YHCT tỉnh.
- Hoàn thành Đề án tổ chức lại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh
trên cơ sở Thông tư 02/2015/TT-BYT ngày 04 tháng 3 năm 2015 của Bộ Y tế quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phòng,
chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Xây dựng Đề án tổ chức lại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh theo Thông tư
số 51/2014/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Hội nghị triển khai, tổ chức ký cam kết thực hiện “Đổi mới phong cách,
thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” tại 31 đơn
vị trực thuộc Sở Y tế theo “Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04 tháng 6 năm
2015 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới
phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người
bệnh”.
- Các hoạt động mang tính từ thiện: khám và cấp thuốc miễn phí cho gia
đình chính sách, gia đình nghèo ở các xã của huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam,
15



Mỏ Cày Bắc, Ba Tri, Thạnh Phú và Tp Bến Tre với số người được khám 8.087,
kinh phí sử dụng 1.558.597.000đ (do các mạnh thường quân đóng góp).
XII. Hoạt động Công đoàn:
- Lãnh đạo Công đoàn các cấp vận động đoàn viên vui xuân an toàn, tiết kiệm. Tổ
chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa: khám chữa bệnh cấp thuốc miễn phí, viếng nghĩa
trang liệt sĩ, thăm gia đình chính sách. Vận động CCVCLĐ đóng góp ủng hộ quỹ “Xây
dựng nhà TN-TT” năm 2015, xét hỗ trợ kinh phí xây dựng 08 căn (tổng kinh phí 240
triệu); đã bàn giao 08 căn nhà mới cho đoàn viên đây là các công trình chào mừng kỷ
niệm 60 năm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/02/2015, chào mừng Tháng Công nhân và kỷ
niệm 86 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7; chào mừng thành công Đại hội
Đảng bộ tỉnh Bến Tre hướng đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Xét hỗ trợ 02 cán
bộ y tế đã nghỉ hưu có hoàn cảnh quá khó khăn, mỗi gia đình 30 triệu để xây nhà mới .
Vận động CCVCLĐ đóng góp quỹ thăm hỏi, trợ cấp CCVCLĐ và người thân bị bệnh
hiểm nghèo. Trong năm đã trợ cấp 10 CCVC-LĐ (số tiền 52 triệu) và 38 người thân
CĐV (số tiền 72 triệu). Nhân tết Nguyên đán Ất Mùi và kỷ niệm 60 năm ngày Thầy
thuốc Việt Nam 27/02/2015, Công đoàn ngành phối hợp với Thường trực LĐLĐ tỉnh và
Ban Giám đốc Sở Y tế thăm 13 Trạm Y tế (mỗi trạm 1 triệu đồng); trao trợ cấp khó khăn
cho 125 công đoàn viên TYT (300.000đ/suất), thăm 39 trường hợp bệnh hiểm nghèo
(500.000đ/suất), 07 trường hợp bệnh nặng (300.000đ/suất) và thăm một số cán bộ lãnh
đạo ngành, 02 cán bộ Công đoàn ngành đã nghỉ hưu. Vận động CĐV quyên góp 01 ngày
lương hỗ trợ nhân dân và đồng nghiệp vùng mưa bão lũ, tai nạn và bệnh nghề nghiệp do
Công đoàn Y tế Việt Nam phát động.
- Hoàn thành kế hoạch kiểm tra Công đoàn cơ sở và kiểm tra định kỳ UV BCH
Công đoàn ngành năm 2015; tổ chức Hội nghị điển hình tiến tiến trong CCVCLĐ giai
đoạn 2010-2015; tổ chức hội thi bóng chuyền hơi CCVCLĐ nhân ngày Thầy thuốc Việt
Nam 27/02; tổ chức hội thi Karaoke trong cán bộ công đoàn lần thứ I năm 2015; phối hợp
Ban Giám đốc Sở Y tế tổ chức hội thi Bóng chuyền hơi trong cán bộ lãnh đạo chủ chốt
nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Bác, tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị
quyết 6b và Chỉ thị 03 của tổng liên đoàn về phong trào nữ CCVCLĐ giai đoạn 20102015; tham gia Hội thi tiếng hát CCVCLĐ do LĐLĐ tỉnh tổ chức năm 2015, đạt Giải Ba
toàn đoàn, vận động CCVCLĐ tham gia viết bài dự thi tìm hiểu Hiến pháp nước

CHXHCN Việt Nam, toàn ngành đã gửi dự thi 2.782 bài; tổ chức cho CCVCLĐ đóng
góp dự thảo Luật Dân sự; cử đoàn viên đến tham quan Triển lãm những bằng chứng lịch
sử của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Công đoàn ngành Y tế Thực hiện chấm điểm, phúc tra giao ước thi đua Công
đoàn năm 2015 Công đoàn ngành giữ vững danh hiệu Công đoàn cấp trên cơ sở vững
mạnh xuất sắc, 100% Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành đạt vững mạnh và
vững mạnh xuất sắc.
XIII. Củng cố và hoàn thiện màng lưới y tế cơ sở:
Tính đến thời điểm báo cáo tỉ lệ Bác sĩ xã đạt 100%, xã có YSSN hoặc
NHS đạt 100%, Xã có y tế ấp 100%, Ấp có y tế ấp 94,30%, Tổ nhân nhân tự quản
có TNVSKCĐ 68,60%, TYT xã có cán bộ YHDT 88,41%, TYT xã có cán bộ
trình độ từ dược tá trở lên 81,71%, ấp duy trì làng văn hóa sức khỏe 983/983
khóm, ấp.
16


Tính đến thời điểm báo cáo số xã duy trì đạt tiêu chí quốc gia về Y tế là
80/164 xã/phường/thị trấn chiếm tỷ lệ 48,78%.
XIV. Thực hiện các dự án:
* Dự án ngành (vốn ngân sách địa phương):
- Các công trình tuyến tỉnh:
+ Lập thủ tục thanh toán khối lượng xây lắp đợt 6,7 Trung tâm phòng
chống HIV/AIDS; đợt 7,8 và nghiệm thu đưa vào sử dụng khoa nội A BVĐK
Nguyễn Đình Chiểu.
+ Lập thủ tục thanh toán chi phí giám sát và tạm ứng xây lắp lần 2, thanh
toán khối lượng xây lắp các đợt công trình TTPC. HIV/AIDS.
+ Mời thầu mua sắm trang thiết bị khu điều dưỡng cán bộ BV.YHCT
+ Tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình cải tạo sửa chữa một số
hạng mục và lập thủ tục thanh toán chi phí giám sát khối lượng hoàn thành bệnh
viện Tâm Thần gửi đến Sở Xây dựng.

- Các công trình tuyến huyện:
+ Thanh toán chi phí bù giá nhân công 6 Phòng khám ĐKKV Phước
Long, Mỹ Chánh, Vĩnh Thành, Thới Lai, Cẩm Sơn và Giồng Keo.
+ Nghiệm thu khối lượng xây lắp đợt 2 hạng mục công trình chính
BVĐK Hàm Long huyện Châu Thành.
+ Quyết toán khối lượng hoàn thành, bổ sung hạng mục cải tạo, nâng
cấp hệ thống xử lý chất thải rắn y tế ở các bệnh viện Châu Thành, Bình Đại,
Giồng Trôm, Chợ Lách, Thạnh Phú.
+ Cung cấp số liệu phục vụ kiểm toán các dự án vốn trái phiếu chính
phủ năm 2015 cho tổ kiểm toán số 16 thuộc kiểm toán nhà nước khu vực IX.
- Các công trình tuyến xã:
+ Kiểm tra và lập thủ tục thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành và
phát sinh các trạm y tế xã hoàn thành năm 2014; phê duyệt dự toán điều chỉnh giá
gói thầu xây lắp các công trình trạm y tế xã.
+ Thẩm định và phê duyệt dự toán kiểm tra điều kiện nghiệm thu đưa
các công trình trạm y tế xã vào sử dụng.
+ Triển khai thi công xây lắp các công trình trạm y tế xã Vĩnh An, An
Ngãi Trung, An Thới, Phú Thuận, Phú Long, Thị Trấn Ba Tri, Long Hòa, Đại
Điền, Lương Hòa.
+ Thanh toán chi phí khảo sát địa chất, địa hình, khối lượng xây lắp hoàn
thành công trình trạm y tế xã An Thuận, Quới Điền; thanh toán khối lượng hoàn
thành trạm y tế xã Tam Hiệp, Định Trung.
+ Thẩm định phương án dự toán khảo sát địa chất các công trình trạm y tế
xã Thành Thới B, An Định, Giao Thạnh, Long Thới, Ngãi Đăng, Hương Mỹ, Phú
Khánh, Thới Thạnh.
+ Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công
sau khi đã được phê duyệt kết quả đấu thầu các trạm y tế xã An Thuận, Bình
Thành, Bình Hòa, Vĩnh Hòa, Mỹ Thành, Thành Thới B, Phước Hiệp, Bình Thạnh,
17



Vĩnh Hòa, Giao Long Giao Hòa, Mỹ Thạnh An, Thạnh Ngãi, Long Thới, Cẩm
Sơn, Tam Phước.
+ Trình Sở Kế hoạch và Đầu tư xin chủ trương lập báo cáo đầu tư xây
dựng và thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn công trình trạm y tế xã Châu
Hòa; Sở Tài Chính thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành trạm y tế xã
Định Thủy, Tân Hội, Hữu Định; Sở Xây dựng xin điều chỉnh thiết kế mặt bằng
định vị trạm y tế xã Đại Điền, An Thới, Thị Trấn Ba Tri, Vĩnh An.
+ Gửi công văn đến đơn vị thi công kiểm tra lại khối lượng thừa thiếu so
hồ sơ thiết kế dự toán được duyệt các trạm y tế xã năm 2015.
- Kinh phí:
+ Vốn ngân sách địa phương: tính đến ngày 31/12/2015 giải ngân 123,8
tỷ, đạt 100% so KH (KH 2015: 123,8 tỷ).
+ Vốn trái phiếu chính phủ: tính đến ngày 31/12/2015 giải ngân 20 tỷ,
đạt 100% so KH (KH 2015: 20 tỷ).
* Dự án phòng, chống bạo lực gia đình và chăm sóc người cao tuổi:
- Trình các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt kế hoạch hai năm
2015-2016.
- Đào tạo: về phương pháp và kỹ năng truyền thông sáng tạo trong can
thiệp dựa vào cộng đồng cho 60 học viên của Hội Phụ nữ và Hội Nông dân ở 6 xã
điểm; về phòng chống bạo lực gia đình cho Ban chủ nhiệm tổ nhân dân tự quản ở
3 xã điểm huyện Chợ Lách; về truyền thông nội dung chăm sóc và phát huy vai
trò người cao tuổi cho chức sắc tôn giáo huyện Châu Thành và Chợ Lách; về
thống kê và báo cáo y tế liên quan nạn nhân bạo lực gia đình cho cán bộ y tế
tuyến tỉnh, bệnh viện huyện, trung tâm y tế và các trạm y tế của huyện Ba Tri,
Thạnh Phú và Giồng Trôm; về chăm sóc người cao tuổi cho các bộ y tế các tuyến.
- Tập huấn: cho cán bộ Hội Nông dân các tuyến về kỹ năng giải quyết mâu
thuẩn cho người gây bạo lực là nam giới; cho cán bộ Trung tâm công tác xã hội
về phương pháp làm việc với người dễ bị tổn thương liên quan đến bạo lực gia
đình, kỹ năng tư vấn cho người cao tuổi và các vấn đề liên quan đến người cao

tuổi; cho cán bộ các ấp ở 3 xã điểm của huyện Châu Thành về tuyên truyền, vận
động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
- Tiếp tục hỗ trợ sinh hoạt 18 nhóm của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và 6
Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau của Hội Người cao tuổi.
- Hỗ trợ hoạt động các Ban công tác gia đình, Ban công tác người cao tuổi
ở các xã/huyện điểm.
- Hỗ trợ triển khai chương trình “Tự hào vì sự khác biệt”, tổ chức cho cán
bộ tỉnh tham gia học tập mô hình, tham gia hội thảo và tập huấn triển khai chương
trình tại Huế.
- Giám sát hoạt động của các cơ quan tham gia dự án.
+ Vốn ODA kế hoạch năm 2015: 3.969.949.000đ, giải ngân
3.123.952.000đ, đạt 79% so KH năm. So với kế hoạch năm giải ngân thấp do
nguồn vốn OP của UNFPA năm nay chưa có (kinh phí này là 688.999.000đ).
18


+ Vốn đối ứng kế hoạch năm 2015: 1.000.000.000đ, giải ngân
1.000.000.000đ, đạt 100% so KH năm.
* Dự án BVĐK 500 giường: ( vốn ODA Hàn Quốc): được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 843/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2015
v/v điều chỉnh nội dung danh mục dự án xây dựng BVĐK tỉnh Bến Tre vay vốn
ODA Hàn Quốc; đã trình UBND tỉnh phê duyệt lại dự án xây dựng BVĐK tỉnh
500 giường, UBND tỉnh có văn bản trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số
3508 ngày 17 tháng 7 năm 2015 v/v đề xuất vay vốn ODA Hàn Quốc; BVĐK
Nguyễn Đình Chiểu đã hoàn chỉnh phần báo cáo tính khả thi của dự án và gửi cho
các Sở, Ban, Ngành chuyên môn đóng góp ý kiến để trình UBND tỉnh phê duyệt.
Hiện tại đang trong thời gian chờ trả lời của nhà tài trợ chính Korea Eximbank.
* Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện do ngân hàng thế giới tài trơ:
nghiệm thu và đưa vào sử dụng các công trình BVĐK Nguyễn Đình Chiểu,
BVĐK. Ba Tri và Bệnh viện Y học Cổ truyền.

+ Tổng vốn dự án năm 2015: 6,3 tỷ, giải ngân 6,3 tỷ, đạt 100% so KH.
* Dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm tiểu vùng sông MeKong:
- Tổ chức các lớp tập huấn về phòng chống bệnh quai bị, thủy đậu cho hiện
trưởng, giáo viên, cán bộ y tế các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và
trưởng trạm y tế huyện Bình Đại.
- Tuyên truyền phòng chống bệnh quai bị, thủy đậu cho phụ huynh, học
sinh tại các trường Mầm non, Tiêu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện
Bình Đại.
- Tập huấn: phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cho hiệu trưởng các Trường
THCS, Trung học phổ thông các huyện Chợ Lách, Giồng Trôm và Tp. Bến Tre;
về giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết cho cán bộ y tế tuyến huyện; về
giám sát đáp ứng chống dịch cho cán bộ y tế tuyến huyện/xã và cộng tác viên các
huyện Bình Đại, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm; về giám sát báo cáo bệnh truyền
nhiễm cho cán bộ y tế tuyến xã huyện Châu Thành và Ba Tri.
- Giám sát muỗi bọ gậy tại 5 xã điểm phòng chống bệnh sốt xuất huyết;
giám sát bệnh truyền nhiễm tại các huyện trên địa bàn tỉnh.
- Truyền thông huy động cộng đồng phòng chống SXH ở các xã Tân
Trung, Tân Hội, Phước Hiệp, bình Khánh Đông, Bình Khánh Tây (MCN), Thanh
Tân, Hòa Lộc (MCB), Châu Hưng (BĐ), Tân Thanh, Phong Mỹ (GT).
- Tổ chức hội thảo về khảo sát đánh giá hiệu quả tập huấn kiến thức của
người dân về phòng bệnh truyền nhiễm, đánh giá triển khai nhiện vụ của các ban,
ngành, kế hoạch triển khai nguồn nhân lực về giới có 400 đại biểu tham dự.
- Kinh phí ước thực hiện:
+ Vốn đối ứng kế hoạch năm 2015: 462,8 triệu đồng, ước giải ngân
462,8 đồng, đạt 100% so KH năm.
+ Vốn ADB kế hoạch năm 2015: 660,3 triệu đồng, tính đến ngày
31/12/2015 giải ngân 600 triệu đồng, đạt 90,87% so KH năm.

19



XV. Quản lý và thực hiện dự toán ngân sách: (ước thực hiện năm 2015)
- Tổng kinh phí được phân bổ năm 2015: 425.859.007.000đ, ước thực hiện
so KH phân bổ là 425.859.007.000đ, đạt 100% so kế hoạch phân bổ.
+ Tuyến tỉnh: phân bổ 236.298.007.000đ, ước thực hiện so KH phân bổ
236.298.007.000đ, đạt 100% so kế hoạch được phân bổ
+ Tuyến huyện: phân bổ 100.947.000.000đ, ước thực hiện so KH
100.947.000.000đ, đạt 100% so kế hoạch được phân bổ.
+ Tuyến xã: phân bổ 88.614.000.000đ, ước thực hiện so KH phân bổ
88.614.000.000đ, đạt 100% so kế hoạch được phân bổ.
- Tổng thu viện phí ước thực hiện năm 2015: 450.732.036.000đ (TĐ: thu từ
đối tượng có BHYT là 353.000.643.000đ), trong đó :
+ Tỉnh: 346.204.097.000đ
+ Huyện: 104.527.939.000đ.
* Kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia:
Tổng kinh phí phân bổ các chương trình mục tiêu trong năm 2015:
15.191.000.000 ước giải ngân năm 2015: 15.191.000.000đ, đạt 100% so kế hoạch
năm (chi tiết có phục lục đính kèm).
XVI. Đánh giá các mặt hoạt động, những khó khăn và giải pháp của ngành
* Các mặt hoạt động của ngành:
- Diễn biến tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch: tính đến thời
điểm báo cáo bệnh sốt xuất huyết xảy ra đều khắp các địa phương, so cùng kỳ
2014 tỷ lệ mắc tăng 48,90%, độ III, IV tăng 13 ca (trong đó huyện Mỏ Cày Nam
và Giồng Trôm có số mắc cao nhất), tử vong 01 ca tương đương so cùng kỳ; sốt
phát ban tăng 13,39%; quai bị tăng 409 ca, thủy đậu tăng 99 ca, Rubella tăng 59
ca, bệnh liên cầu lợn xảy ra 01/01 tử vong so cùng kỳ không xảy ra; thương hàn,
sốt rét, viêm não vi rút, sởi và hội chứng tay chân miệng đều giảm so cùng kỳ.
Bên cạnh đó bệnh thủy đậu và quai bị có tăng cao, gây dịch ở một số trường học,
xí nghiệp, trước tình hình đó Ngành đã chỉ đạo cho Trung tâm Y tế dự phòng
phối hợp với Trung tâm Y tế huyện/thành phố thực hiện tốt các biện pháp chống

dịch, đã ngăn chận kịp thời không để dịch bùng phát lớn nhưng vẫn còn lây lan
trong cộng đồng.
- Công tác phòng, chống dịch: Trung tâm Y tế Dự phòng phối hợp với
TTYT các huyện/thành phố cũng như các ban, ngành đoàn thể triển khai thực hiện
tốt các hoạt động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện và chống
dịch kịp thời; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh
qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt nhấn mạnh biện pháp tiêm vắc
xin phòng bệnh cho trẻ thực hiện vào đầu năm học; công tác kiểm tra giám sát các
điểm tiêm chủng được thực hiện thường xuyên, cán bộ chuyên trách được đào tạo
thực hành tiêm chủng an toàn do đó chất lượng tiêm chủng mở rộng ngày càng
nâng lên tạo được sự tin tưởng của người dân; chủ động trong công tác phòng
chống bệnh MERS – CoV.
- Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: được sự phối hợp chặt chẽ giữa
các ngành có liên quan, nên các hoạt động có thuận lợi trên nhiều lĩnh vực, bên
20


cạnh đó thì ý thức của người tiêu dùng và chủ các cơ sở sản xuất thực phẩm về
VSATTP có chuyển biến tích cực từ các hoạt động tuyên truyền đa dạng, phong
phú như qua sách báo, đài phát thanh, truyền hình; công tác tuyên truyền các văn
bản Quy phạm Pháp Luật, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối
tượng có liên quan như người quản lý, người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng ngày
càng phong phú thiết thực; công tác kiểm tra và xử lý vi phạm ngày càng chặt
chẽ, đúng đối tượng giúp cho việc thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
ngày càng đi vào nề nếp. Đặc biệt có sự phối hợp tốt trong công tác kiểm tra
VSATTP và xử lý vi phạm của Ngành Công an, Công thương, Nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
- Công tác điều trị: có sự chỉ đạo kịp thời của Cục Quản lý khám, chữa
bệnh – Bộ Y tế thông qua các văn bản hướng dẫn cụ thể, các cơ sở khám, chữa
bệnh tuân thủ mọi quy định về chuyên môn, cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng

cho hoạt động của từng cơ sở; BHXH tỉnh và Sở Y tế luôn chủ động và đồng
thuận cao trong việc phối hợp triển khai thực hiện công tác khám chữa bệnh
BHYT, các cơ sở khám chữa bệnh rất quan tâm việc quản lý và sử dụng có hiệu
quả nguồn quỹ KCB BHYT; được sự quan tâm chỉ đạo của của UBND tỉnh tại
công văn số 4092/UBND-VHXH ngày 26 tháng 8 năm 2014 chỉ đạo Sở Y tế, Sở
Tài chính và Bảo hiểm Xã hội tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết 02 của HĐND;
đã triển khai thực hiện việc chuyển tuyến khám, chữa bệnh vùng giáp ranh với các
tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang.
- Hoạt động dược và mỹ phẩm: mạng lưới cung ứng thuốc được mở rộng
đến tận vùng xa, góp phần vào việc cung ứng thuốc kịp thời, có chất lượng. Giá
thuốc trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, không có biến động lớn, các mặt hàng
thuốc thiết yếu và chủ yếu phục vụ nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức
khỏe nhân dân trên địa bàn được đảm bảo; thực hiện tốt công tác kiểm tra, lấy
mẫu thuốc định kỳ tại các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn tỉnh và thực hiện
kiểm nghiệm mẫu theo yêu cầu của khách hàng.
- Công tác CSSKBM : công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ được nâng lên
hàng năm, tỷ lệ bà mẹ đẻ được quản lý thai 99,96%, bà mẹ đẻ được cán bộ y tế hỗ
trợ 100%, thăm bà mẹ/trẻ sơ sinh tuần đầu sau đẻ 95,55%; nạo phá thai giảm so
cùng kỳ năm 2014 là 5,41%; trong năm số lượt khám phụ khoa trung bình đạt
0,51 lượt, tăng 0,07 lượt so cùng kỳ 2014; phụ nữ trong tỉnh ngày càng có ý thức
hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân, số phụ nữ tầm soát ung thư cổ tử
cung ngày càng tăng, các chỉ số về tử vong trẻ giữ được ở mức thấp.
- Công tác DS-KHHGĐ: mức sinh được duy trì thấp, các hoạt động từ
chương trình DS-KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện
sức khỏe cho người dân, tăng cơ hội tiếp cận, hưởng thụ dịch vụ CSSKSSKHHGĐ cho tất cả các nhóm đối tượng. Trong năm 2015 đề án mức sinh thấp
hợp lý giai đoạn 2015 – 2020 đã được lãnh đạo tỉnh phê duyệt tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác DS-KHHGĐ, bên cạnh đó UBND tỉnh đã phê duyệt việc thực
hiện thu phí dịch vụ sàng lọc sơ sinh cho đối tượng ngoài diện miễm phí trên địa
bàn tỉnh góp phần thực hiện chỉ tiêu SLSS được giao. Hoạt động SLTS và SLSS
được Trung ương tiếp tục đầu tư hỗ trợ kinh phí cho 9 huyện/thành phố và 100%

xã/phường tham gia chương trình, các bà mẹ mang thai có nguy cơ, đã nhận thức
21


được tầm quan trọng của việc tham gia SLTS và SLSS ngày càng nhiều, góp phần
giảm tỉ lệ trẻ sinh ra dị tật, giảm thiểu năng về trí tuệ và thể chất góp phần nâng
cao chất lượng giống nòi.
- Hoạt động của các dự án hợp tác: đảm bảo được tiến độ thực hiện các
hoạt động của từng dự án theo như kế hoạch đã được phê duyệt.
- Công tác củng cố màng lưới y tế cơ sở: các địa phương đang thực hiện
để hoàn thành xã/phường/thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế và các hoạt động
của màng lưới y tế ấp theo kế hoạch đề ra.
* Khó khăn:
- Công tác điều trị: Các bệnh viện còn thiếu bác sĩ điều trị, do đó việc bố trí
lực lượng khám bệnh, điều trị gặp khó khăn, các chuyên khoa lẻ ở bệnh viện
tuyến huyện còn y sĩ tham gia công tác khám, chữa bệnh.
- Công tác quản lý dược: do phải thực hiện theo những quy định mới ban
hành nên việc giải quyết mua thuốc, vật tư y tế, hóa chất phát sinh và vượt số
lượng có chậm so với quy định trước đây. Bên cạnh đó thì việc tuân thủ quy định
kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các cơ sở hành nghề y tế tư nhân chưa thực hiện
tốt.
- Hoạt động phòng chồng HIV/AIDS: Tình hình tệ nạn mại dâm, mua bán
và sử dụng ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, khó quản lý, kiểm soát và tiếp
cận làm tác động đến nguy cơ lây truyền HIV trong cộng đồng như hiện nay.
Công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
Methadone gặp một số khó khăn, tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị còn cao (một số bệnh
nhân bị bắt khi đang điều trị). Tỷ lệ bệnh nhân đang điều trị còn thấp chỉ chiếm
73% chỉ tiêu năm 2015. Tỷ lệ mua Bảo hiểm Y tế của bệnh nhân AIDS thấp (theo
khảo sát chỉ chiếm 41%), đồng thời bệnh nhân ngại sử dụng bảo hiểm y tế trong
điều trị HIV/AIDS do sợ lộ thông tin trong quá trình chuyển tuyến. Nguồn kinh

phí Chương trình mục tiêu Quốc gia do Trung ương cấp giảm dần hàng năm do
đó một số hoạt động triển khai gặp khó khăn.
- Hoạt động CSSKBM: sàng lọc và phát hiện sớm ung thư đường sinh sản
chưa được triển khai rộng rãi, phần lớn chỉ thực hiện ở tuyến tỉnh, tuyến huyện
còn nhiều hạn chế; thực hiện vô khuẩn trong sản khoa tại một số xã còn gặp nhiều
khó khăn, chưa thực hiện đúng qui trình vô khuẩn dụng cụ như hướng dẫn quốc
gia về CSSKSS qui định; trang thiết bị tại bệnh viện huyện chưa đáp ứng được
nhu cầu chăm sóc sơ sinh (trang thiết bị của đơn nguyên sơ sinh chưa đầy đủ);
một số trạm y tế xã xuống cấp, trang thiết bị thiếu do quá cũ lâu ngày bị rỉ sét,
không có kinh phí để mua sắm thay thế. Để khắc phục những tồn tại sẽ đẩy mạnh
các hoạt động truyền thông – giáo dục sức khỏe thông qua mạng lưới nhân viên y
tế ở tuyến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi; tiếp tục đào tạo nâng
cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế về dự phòng, phát hiện và xử trí tai biến sản
khoa, sơ sinh theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tăng cường giám sát hỗ trợ cho các cơ
sở y tế trong việc triển khai các qui trình chuyên môn.
- Hoạt động Chi cục DS-KHHGĐ: phương tiện tránh thai miễn phí Trung
ương cung ứng PTTT lâm sàng thuốc cấy không kịp thời và không đủ theo chỉ
tiêu giao cho tỉnh, do đó không đáp ứng kịp theo nhu cầu sử dụng của đối tượng,
22


ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền vận động tại tuyến cơ sở; PTTT tiếp thị xã
hội phi lầm sàng TW đã ngừng cung cấp hàng tiếp thị thuốc viên, bao cao su nhãn
hiệu NightHappy từ tháng 4/2015 nên không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cho các
huyện/thành phố. Năm 2015 việc chuyển giao thực hiện xét nghiệm SLSS cho các
đối tượng được hỗ trợ miễn phí từ bệnh viện Từ Dũ về bệnh viện Phụ sản Cần
Thơ đã gây khó khăn cho việc chuyển mẫu trong thời gian đầu thực hiện, theo
thông báo từ bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, từ tháng 6/2015, những đối tượng SLSS
thuộc diện niễm phí khi thực hiện xét nghiệm lần hai phải trực tiếp đến bệnh viện
Phụ sản Cần Thơ để lấy máu xét nghiệm, điều đó gây khó khăn cho việc thực hiện

sàng lọc tầm soát bệnh trên địa bàn, các bệnh viện tỉnh/huyện 6 tháng/2015 chưa
tổ chức triển khai xã hội hóa SLSS nên số liệu thực hiện không đạt chỉ tiêu TW
giao.
- Về hoạt động BHYT: sau khi triển khai Nghị quyết số 02/2014/NQHĐND ngày 10/7/2014 về việc quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước trên địa bàn tỉnh, còn một số dịch vụ
chưa có giá và có giá chưa phù hợp đã thẩm định nhưng không trình thông qua
được. Để giải quyết vấn đề này Sở Y tế và BHXH tỉnh đã thống nhất thanh toán
theo phương thức áp gía tương đương với các dịch vụ đã có giá.
Trong thanh toán các dịch vụ đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa còn khó
khăn do các cơ sở khám, chữa bệnh chưa thực hiện đúng hướng dẫn tại Thông tư
số 15. Để giải quyết vấn đề này Sở Y tế đã phối hợp với Sở Tài chính, BHXH tỉnh
tổ chức cuộc hợp để thống nhất tháo gỡ khó khăn và hướng dẫn các cơ sở khám,
chữa bệnh thực hiện đúng quy định.
- Về công tác thanh tra: cán bộ thanh tra Sở phải tham gia các đoàn thanh
tra kiểm tra ở nhiều đơn vị, do đó bị đọng trong việc triển khai kế hoạch công tác
chung và kế hoạch thanh tra chuyên đề; cán bộ thanh tra y tế huyện/thành phố do
kiêm nhiệm nhiều việc nên đôi lúc còn bị đọng trong triển khai kế hoạch công tác.
Để giải quyết vấn đề này ngành sẽ củng cố và phát triển mạng lưới thanh tra y tế
từ tỉnh đến huyện, đồng thời sử dụng mạng lưới cộng tác viên thanh tra ở trạm y
tế xã/phường, cũng như sắp xếp thời gian triển khai kế hoạch thanh tra hợp lý;
phối hợp chặt chẽ với lực lượng thanh tra ngoài ngành và các cơ quan chức năng,
chính quyền địa phương trong hoạt động thanh tra y tế; tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên y tế và sự hiểu biết của
nhân dân về các quy định trong quản lý nhà nước về y tế.
- Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Ngành công thương, Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn chỉ có cơ quan quản lý về ATTP ở cấp tỉnh, tuyến huyện/xã
tổ chức mới hình thành hoạt động hiệu quả chưa cao; một số cơ sở sản xuất kinh
doanh thực phẩm nhỏ lẻ còn khó khăn nên chưa trang bị máy lọc nước RO, do
vậy nguồn nước sử dụng không đạt theo QCVN:01/2009-BYT.
- Về thực hiện Dự án ngành: do sự thay đổi chủ trương, chính sách của nhà

nước nên các công trình trạm y tế phải tổ chức đấu thầu theo qui định của Luật
đấu thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện.

23


PHẦN II: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG KẾ HOẠCH
BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE NĂM 2016
I. Bối cảnh tình hình:
1. Cơ hội:
- Đảng, Quốc hội, Chính phủ ngày càng quan tâm đến Ngành y tế, xác
định rõ vai trò quan trọng của sức khỏe trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, coi đầu tư cho sức khỏe là đầu tư trực tiếp cho phát triển bền vững.
- Hệ thống pháp luật liên quan đến chăm sóc sức khỏe ngày càng được hoàn
thiện; nhiều Luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý rõ
ràng, minh bạch cho quá trình xây dựng và phát triển hệ thống y tế.
- Nhận thức và sự tham gia của người dân, các cấp ủy đảng, chính quyền vào
công tác chăm sóc sức khỏe ngày càng sâu rộng; sự phối hợp liên ngành trong
chăm sóc sức khỏe ngày càng rộng rãi và hiệu quả.
2. Khó khăn, thách thức:
- Chất lượng khám, chữa bệnh còn hạn chế do cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ
và trang thiết bị y tế chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của
người dân, nhất là tuyến cơ sở dẫn đến tình trạng quá tải ở các BV tuyến trên.
- Đa số các địa phương chưa thực sự quan tâm vấn đề vệ sinh môi trường,
việc xử lý phân, nước, rác chưa thực hiện đúng theo qui định, do đó gây ô nhiễm
môi trường đó cũng chính là điều kiện làm phát sinh và phát triển dịch bệnh.
- Do nhu cầu lợi nhuận trong kinh doanh nên một số người đã cố tình vi
phạm các qui định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên vẫn còn xảy ra các

vụ ngộ độc trên địa bàn tỉnh.
- Tình trạng chậm thanh quyết toán chi phí cho các cơ sở khám chữa bệnh có
thực hiện khám bảo hiểm y tế (nhất là tuyến cơ sở) của cơ quan bảo hiểm y tế đã
gây không ít khó khăn trong việc mua thuốc điều trị cho bệnh nhân.
II. Mục tiêu nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 2016
1.Mục tiêu chung:
Xây dựng hệ thống y tế tỉnh nhà từng bước hiện đại, đáp ứng nhu cầu bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; bảo đảm mọi người dân được
hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng
các dịch vụ y tế có chất lượng, công bằng, hiệu quả. Người dân được sống
trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần.
2. Mục tiêu cụ thể:
Giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, tạo cơ hội để người dân
được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế cơ bản, có chất lượng. Phấn đấu tỉ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 11%; đạt 7,56 bác sĩ/vạn dân; đạt 25,7
giường bệnh/vạn dân; 100% trạm y tế có bác sĩ. Trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm
chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ≥ 95%. Phấn đấu đạt tỷ lệ sinh con thứ 3 ở mức dưới
24


4%, tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh là 0,4 điểm %, tiếp tục duy trì mức sinh
thấp hợp lý từng bước nâng cao chất lượng dân số.
3. Các chỉ tiêu cơ bản năm 2016:
STT

Chỉ tiêu

Thực
hiện
năm

2014

Kế
hoạch
năm
2015

Thực
hiện
2015

Kế
hoạch
2016

6,3

7,15

7,16

7,56

1

Số bác sỹ/vạn dân

2

Giường bệnh viện/vạn dân


24,8

25,12

25,6

25,7

3

Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ (%)

100

100

100

100

4

Tỷ lệ xã có nữ hộ sinh hoặc
YSSN(%)

100

100


100

100

5

Tỷ lệ trẻ em<1 tuổi tiêm đầy đủ 8
loại (%)

107

95

98

≥ 95

6

Tỷ lệ TYT xã/phường/thị trấn xây
dựng đạt tiêu chí quốc gia về y tế
giai đoạn 2011 – 2020) %

28,66

37,8

48,78

65


7

Tỷ số chết mẹ /100.000 trẻ đẻ sống

7,53

< 13

22,6

<25

8

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi
%o

2,33

9,8

1,18

<8

9

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
%o


3,39

<10

2,56

<10

10

Mức giảm tỷ suất sinh (%o)

0,82

0,05

0,05

0,05

11

Tỷ lệ tăng DS tự nhiên (%)

0,48

0,49

0,49


0,52

12

Tỷ số giới tính khi sinh

107

108

108

108

13

Tỷ lệ sàng lọc trước sinh (%)

16,37

15

22,53

20

14

Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh (%)


6,81

40

12,81

46,8

15

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD (%)

11,5

11,2

11,2

11

16

Tỷ lệ dân số tham gia BHYT (%)

65,1

70

68


75

4. Các nhiệm vụ trọng tâm:
4.1 Về Y tế dự phòng và các Chương trình mục tiêu quốc gia:
- Tăng cường công tác giám sát dịch tể tại các địa phương, phấn đấu giảm
dần tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra, giảm mức độ lây lan
HIV/AIDS trong cộng đồng.
- Đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra và giám sát các hoạt động chương trình
vệ sinh an toàn thực phẩm; củng cố và phát triển y tế học đường; mở rộng các
dịch vụ chăm sóc người già, phục hồi chức năng cho trẻ em và người tàn tật.
Khuyến khích sự tham gia của hệ thống y tế ngoài công lập vào việc thực hiện các
25


×