Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Khoá luận tốt nghiệp khảo sát đặc điểm nông sinh học của 4 dòng lúa chất lượng (TS1, TS2, TXĐB, ĐKHT1) trong vụ đông xuân 2017 tại xã cao minh, thị xã phúc yên,3 tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======

ĐÀO THỊ HƢƠNG GIANG

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA 4 DÒNG LÚA CHẤT LƢỢNG (TS1, TS2,
TXĐB, ĐKHT1) TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2017
TẠI XÃ CAO MINH, THỊ XÃ PHÚC YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Di truyền học

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======

ĐÀO THỊ HƢƠNG GIANG

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA 4 DÒNG LÚA CHẤT LƢỢNG (TS1, TS2,
TXĐB, ĐKHT1) TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2017
TẠI XÃ CAO MINH, THỊ XÃ PHÚC YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Di truyền học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. Phạm Phƣơng Thu

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Phạm Phƣơng Thu đã tận
tình hƣớng dẫn, dìu dắt tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận.
Trân trọng cảm ơn lãnh đạo trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, Ban Chủ nhiệm và
cán bộ, giảng viên khoa Sinh - KTNN đã tạo điều kiện giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi
suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động
viên quan tâm khích lệ trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội,ngày 17 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Đào Thị Hương Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan.
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng
đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào khác
Hà Nội,ngày 17 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Đào Thị Hương Giang



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

: Đối chứng

FAO

: Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

IRRI

: Viện nghiên cứu quốc tế

LNL1

: Lần nhắc lại 1

LNL2

: Lần nhắc lại 2

LNL3

: Lần nhắc lại 3

NSLT

: Năng suất lý thuyết


NSTT

: Năng suất thực tế

P1000

: Khối lƣợng 1000 hạt

TGST

: Thời gian sinh trƣởng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................... 3
4.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................ 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................... 4
1.1. Nguồn gốc và phân loại cây lúa ............................................................ 4
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa ........................................................................... 4
1.1.2. Phân loại cây lúa ............................................................................. 4
1.2. Đặc điểm hình thái cây lúa .................................................................... 5
1.2.1. Rễ lúa ............................................................................................... 5
1.2.2. Thân lúa ........................................................................................... 5
1.2.3. Lá lúa ............................................................................................... 6
1.2.4. Bông lúa, hoa lúa và hạt lúa ........................................................... 7

1.3. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của cây lúa ................................... 8
1.4. Giá trị của cây lúa .................................................................................. 9
1.5. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới .................................................... 10
1.6. Tình hình sản xuất lúa trong nƣớc và tại địa phƣơng ........................ 12
1.6.1. Tình hình sản xuất lúa trong nước.................................................. 12
1.6.2. Tình hình sản xuất tại địa phương ............................................... 13
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 15
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 15
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 15
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 15
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 16


2.4.1. Cách bố trí thí nghiệm................................................................... 16
2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu .............................................. 17
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 25
3.1. Đặc điểm sinh trƣởng phát triển của các dòng lúa triển vọng .......... 25
3.1.1. Tỷ lệ nảy mầm ................................................................................ 25
3.1.2. Khả năng đẻ nhánh ........................................................................ 26
3.1.3. Thời gian sinh trưởng ..................................................................... 27
3.2. Đặc điểm hình thái của các dòng lúa triển vọng ................................... 28
3.2.1. Chiều cao cây ................................................................................ 28
3.2.2. Chiều dài và chiều rộng lá đòng .................................................. 29
3.2.3. Chiều dài bông ............................................................................... 30
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất ............................................................. 30
3.3.1. Số bông /khóm ................................................................................. 32
3.3.2. Tổng số hạt/bông ........................................................................... 33
3.3.3. Tỷ lệ hạt chắc ................................................................................. 33
3.3.4. Khối lượng 1000 hạt (P1000) ............................................................ 34
3.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thế. ........................................... 35

3.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại ..................................................... 36
3.5.1. Khả năng chống chịu một số loại sâu hại .................................... 36
3.5.2. Khả năng chống chịu một số loại bệnh hại.................................. 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 40
1. Kết luận ................................................................................................... 40
1.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng lúa triển vọng.......... 40
1.2. Đặc điểm hình thái của các dòng lúa triển vọng............................... 40
1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất ......................................................... 41
1.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thế. ........................................ 41
1.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại.................................................... 43
2. Đề nghị .................................................................................................... 43


TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 44
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 46


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng diện tích, sản lƣợng, năng suất lúa của Việt Nam qua
các năm ............................................................................................. 13
Bảng 2: Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của 4 dòng lúa triển vọng
trong vụ Đông xuân 2017 tại xã Cao Minh, Phúc Yên,
Vĩnh Phúc ......................................................................................... 25
Bảng 3: Đặc điểm hình thái của các dòng lúa triển vọng trong vụ Đông
Xuân 2017 tại xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc ......................... 28
Bảng 4: Các yếu tố cấu thành năng suất lúa của 4 dòng lúa trồng trong vụ
Đông Xuân 2017 tại xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc. .............. 32
Bảng 5: Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của 4 dòng lúa trồng
trong vụ Đông Xuân năm 2017 tại xã Cao Minh, Phúc Yên,
Vĩnh Phúc ......................................................................................... 35

Bảng 6: Mức độ chống chịu sâu hại của 4 dòng lúa trồng trong vụ Đông
Xuân năm 2017 tại xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc .............. 37
Bảng 7: Mức độ chống chịu bệnh hại của 4 dòng lúa trồng trong vụ
Đông Xuân năm 2017 tại xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc ... 38


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Lúa là một trong năm loại lƣơng thực chính của thế giới. Cùng với
ngô, lúa mì, sắn, khoai tây thì lúa gạo cũng là nguồn lƣơng thực chính của
hơn một nửa dân số thế giới chủ yếu ở Châu Á và Châu Mĩ La tinh. Ngoài
việc sử dụng làm lƣơng thực hàng ngày, lúa gạo còn đƣợc sử dụng vào
nhiều mục đích khác nhƣ sử dụng trong công nghiệp sản xuất rƣợu bia,
bánh kẹo, thức ăn cho gia súc…Trong lúa gạo thì có nhiều chất dinh dƣỡng
(tinh bột, protein, nƣớc, còn lại là các vitamin và khoáng chất cần thiết cho
cơ thể nhƣ các vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin E…) cần thiết cho
đời sống con ngƣời, chăn nuôi và chế biến công nghiệp đem lại cho con
ngƣời nhiều giá trị kinh tế…Chính vì vậy, tổ chức Dinh dƣỡng Quốc tế đã
coi “hạt gạo là hạt của sự sống và là lƣơng thực phẩm có giá trị lớn” [6].
Ở Việt Nam, lúa đƣợc trồng từ rất lâu đời và là cây lƣơng thực chính
cung cấp cho hơn 90 triệu ngƣời dân. Việt Nam có khoảng 9,3 triệu ha đất
nông nghiệp, phần lớn đƣợc dành để trồng lúa với khoảng 4,3 triệu ha
(chiếm khoảng 46% diện tích đất trồng nông nghiệp). Theo số liệu của tổng
cục thống kê năm 2015, tổng diện tích gieo trồng lúa đạt 7834,9 nghìn ha
tăng 100,2 nghìn ha so với năm 2014, tổng sản lƣợng lúa đạt 45215,6 nghìn
tấn tăng 100,5 nghìn tấn so với năm 2014 [20]. Từ những điều trên ta có
thể thấy rằng cây lúa không chỉ là cây lƣơng thực quan trọng mà còn là cây
trồng chính góp phần làm tăng thu nhập quốc dân.
Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất lúa gạo đang đứng trƣớc những
thách thức to lớn đó là: tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng, dân số không

ngừng tăng lên, khí hậu ngày càng thay đổi phức tạp. Trong khi đó diện
tích đất canh tác cũng bị thu hẹp dần do đất đƣợc chuyển sang các mục
đích sử dụng khác. Hơn nữa việc luân canh xen vụ không giải quyết thỏa

1


đáng về nhu cầu gạo có chất lƣợng cao, phẩm chất tốt. Do đó để tăng năng
suất cũng nhƣ sản lƣợng lúa thì chủ yếu vẫn dựa vào các biện pháp kỹ thuật
tác động để tăng năng suất. Trong các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất
thì việc sử dụng giống có năng suất cao là biện pháp quan trọng và có hiệu
quả nhất. Vì vậy việc cần thiết là phải nghiên cứu, tìm ra các giống lúa mới
cho năng suất cao, chất lƣợng tốt, khả năng chống chịu cao phù hợp với
đặc điểm của từng địa phƣơng và ứng dụng chúng vào trong đời sống và
sản xuất.
Vĩnh Phúc là tỉnh trung du thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, với diện tích
tự nhiên là 137.224,14 ha bao gồm 9 huyện, thị xã là: thành phố Vĩnh Yên,
thị xã Phúc Yên, và các huyện Lập Thạch, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Bình
Xuyên, Mê Linh, Yên Lạc, Vĩnh Tƣờng. Diện tích đất nông nghiệp của cả
tỉnh là 94.445,48 ha, chiếm 66,77% tổng diện tích đất tự nhiên [4]. Trong
đó, tính đến năm 2015 tổng diện tích gieo trồng lúa đạt 58,4 nghìn ha với
năng suất đạt 55,8 tạ/ha giảm 0,7 tạ/ha so với năm 2014 [20].
Xã Cao Minh nằm ở phía bắc của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuy đã đƣợc khoác lên mình chiếc áo của vùng đô thị, nhƣng thực tế sản
xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế địa phƣơng.
Ngƣời dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, nhất là nghề
trồng lúa. Vì vậy, để nâng cao đời sống của ngƣời dân nơi đây thì việc
nâng cao năng suất lúa gạo là thiết yếu. Tuy nhiên bộ giống lúa hiện tại
đang đƣợc trồng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đặt ra và vấn đề phải làm thế
nào để có giống lúa mới tăng năng suất, tăng chất lƣợng gạo, kháng chịu

tốt sâu bệnh hại và phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phƣơng.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn Đề tài: “Khảo sát đặc
điểm nông sinh học của 4 dòng lúa chất lượng (TS1, TS2, TXĐB,
ĐKHT1) trong vụ đông xuân 2017 tại xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên,

2


tỉnh Vĩnh Phúc”. Nhằm tuyển chọn đƣợc một số dòng lúa cho năng suất
cao, chất lƣợng tốt phục vụ nhu cầu sản xuất tại địa phƣơng.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng - phát triển, các yếu tố cấu
thành năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh của 4 dòng lúa TS1, TS2,
TXĐB, ĐKHT1 ở xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng và phát triển, khả năng chống
chịu và các yếu tố cấu thành năng suất của 4 dòng lúa chất lƣợng TS1,
TS2, TXĐB, ĐKHT1 ở vụ Đông Xuân năm 2017 ở đồng ruộng tại xã Cao
Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đánh giá các chỉ tiêu sinh trƣởng - phát triển, khả năng chống chịu
sâu bệnh và một số yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa nhằm cung
cấp những thông tin về 4 dòng lúa tham gia thí nghiệm trong điều kiện gieo
trồng tự nhiên, tại xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, làm cơ
sở lựa chọn giống lúa mới đƣa vào sản xuất.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Việc khảo sát đƣợc khả năng thích ứng của các dòng lúa nghiên
cứu là cơ sở tìm hiểu, sƣu tầm và chọn tạo các giống lúa với điều kiện sinh
thái ở địa phƣơng.

- Chọn đƣợc một dòng lúa có triển vọng, có thể đƣa vào cơ cấu giống
lúa ở khu vực.

3


NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc và phân loại cây lúa
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa
Đến nay, có nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc của chi lúa trên
trái đất nhƣng hầu hết đều thừa nhận rằng các loài lúa hoang dại đã xuất
hiện từ thời tiền sử của trái đất (thời Gondwana). Theo công bố của Chang
và công sự (1984) [21], O.sativa xuất hiện đầu tiên ở dãy Himalaya, Miến
Điện, Lào, Việt Nam và Trung Quốc. Từ các trung tâm trên lúa Indica phát
tán đến lƣu vực sông Hoàng Hà và sông Dƣơng Tử rồi sang Nhật Bản,
Triều Tiên và từ đó biến thành chủng Japonica. Lúa đƣợc hình thành ở
Indonesia và là sản phẩm của quá trình chọn lọc từ Indica.
Ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát nguồn gen cây lúa những năm gần
đây tìm thấy các loài lúa dại mọc nhiều ở vùng Tây Bắc, Nam Trung bộ,
đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên là các loài O.granulata, O.nivara,
O.ridleyi, O.rufipogon. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam cũng có
thể là cái nôi hình thành cây lúa nƣớc. Từ lâu, cây lúa đã trở thành cây
lƣơng thực chủ yếu có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế và xã hội của
nƣớc ta.
Lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ lúa dại. Việc xác định trực tiếp
tổ tiên của cây lúa trồng ở Châu Á (Oryza sativa) vẫn còn nhiều ý kiến
khác nhau. Một số tác giả khác cho rằng: Oryza fatua là loài lúa dại gần
nhất và đƣợc coi là tổ tiên của lúa trồng hiện nay.
1.1.2. Phân loại cây lúa

Theo phân loại thực vật học, lúa trồng (Oryza sativa) thuộc chi lúa
(Oryza), họ hòa thảo (Poacae), bộ hòa thảo có hoa (Poales), lớp một lá
mầm (Monocotyledones), ngành thực vật có hoa (Angiospermae). Chi

4


Oryza phân bố rộng khắp trên thế giới. Hiện nay, có khoảng 22 loài cây
hoang dại thuộc chi này và 2 loại lúa đã đƣợc thuần hóa là lúa châu Á
(Oryza sativa L.) và loài lúa châu Phi (Oryza glaberrima L.) [11].
1.2. Đặc điểm hình thái cây lúa
Các giống lúa khác nhau sẽ có những đặc điểm nông sinh học khác
nhau nhƣ: chiều cao, khả năng đẻ nhánh, màu sắc lá, năng suất, tính chống
chịu cũng khác nhau ở mỗi giống. Tuy nhiên, về đặc điểm hình thái và giải
phẫu chúng đều có những đặc tính chung gồm có các bộ phận là rễ, thân,
lá, bông và hạt.
1.2.1. Rễ lúa
Rễ là bộ phận để cây bám chặt vào đất. Là cơ quan hút nƣớc và chất
khoáng nuôi cây.
Rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trƣởng
thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ già có màu đen.
- Rễ lúa bao gồm: rễ chính, rễ phụ và rễ bất định.
+ Rễ chính: là rễ hình thành từ phôi hạt sau khi nảy mầm, chỉ có một
rễ không phân nhánh, phát triển một thời gian rồi teo đi.
+ Rễ phụ: là rễ hình thành từ các mắt đốt gốc của thân cây (thân mẹ
và thân nhánh). Trên rễ phụ mọc ra các rễ nhỏ, rễ chính sau khi phát triển
một thời gian thì rễ phụ mới mọc ra làm nhiệm vụ chính trong việc trong
việc hút chất dinh dƣỡng cung cấp cho cây.
+ Rễ bất định: là một loại rễ phụ đƣợc hình thành ở các đốt phía trên
cao của thân. Chức năng của rễ bất định là tham gia vào việc hút chất dinh

dƣỡng [13].
1.2.2. Thân lúa
Cây lúa thuộc lớp một lá mầm, thân lúa phát triển từ thân mầm có
dạng ống tròn gồm nhiều mắt và lóng, mắt và lóng nối tiếp nhau. Lóng là

5


phần thân rỗng ở giữa 2 mắt và thƣờng đƣợc bẹ lá ôm chặt. Thông thƣờng
các lóng bên dƣới ít phát triển nên các mắt rất khít nhau, chỉ có khoảng 3 8 lóng trên cùng bắt đầu vƣơn dài khi lúa có đòng (2 - 35cm) [7]. Các
giống có thời gian sinh trƣởng trung ngày thƣờng có 6 - 7 lóng, các giống
ngắn ngày có khoảng 4 - 5 lóng [1].
Trên thân cây có nhiều rễ phụ, nhiều lá và bông lúa. Thân lúa có
nhiệm vụ giữ cho cây đứng thẳng, đỡ cho các lá trải rộng ra, vận chuyển,
dự trữ nƣớc và muối khoáng lên lá để quang hợp, vận chuyển các sản phẩm
quang hợp từ lá tới bộ phận khác để nuôi sống chúng. Trƣớc thời kì trỗ,
thân lúa đƣợc bao bọc bởi bẹ lá [5].
Trên thân lúa các mắt thƣờng phình ra. Tại mỗi mắt lúa có mang 1 lá,
một mầm chồi và hai tầng rễ phụ. Một đơn vị tăng trƣởng của cây lúa gồm
1 lóng, 1 mắt, 2 vòng rễ, 1 lá và 1 chồi, có thể sống độc lập đƣợc. Trong
điều kiện đầy đủ dinh dƣỡng và ánh sáng, mầm chồi sẽ phát triển thành một
chồi thật sự, thoát ra khỏi bẹ lá. Ta phân biệt:
- Chồi bậc nhất (chồi sơ cấp): chồi xuất phát từ thân chính.
- Chồi bậc hai (chồi thứ cấp): xuất phát từ chồi bậc nhất.
- Chồi bậc ba (chồi tam cấp): xuất phát từ chồi bậc hai [7].
1.2.3. Lá lúa
Lá lúa đƣợc hình thành từ các mắt trên đốt thân hay còn gọi là mầm
lá, mọc ra từ 2 bên nhánh chính. Có 2 loại chính:
- Lá bao (lá không hoàn toàn): phát triển ngay sau khi hạt nảy mầm,
chỉ có bẹ lá ôm lấy thân.

- Lá thật (lá hoàn toàn): phát triển sau lá bao, có đủ bẹ lá, phiến lá,
cổ lá, tai lá, lá thìa (lƣỡi lá).
- Một lá lúa điển hình gồm: bẹ lá, cổ lá, phiến lá, tai lá và thìa lá.
+ Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và ôm lấy thân lúa.

6


+ Cổ lá: là phần nối tiếp giữa phiến lá và bẹ lá.
+ Phiến lá: là phần lá phơi ra ngoài ánh sáng, bộ phận quang hợp chủ
yếu. của cây lúa nhờ vào các tế bào nhu mô có chứa nhiều hạt diệp lục.
+ Thìa lá: là phần vảy nhỏ và trắng hình tam giác ôm lấy thân, ở cuối
chẻ đôi.
+ Tai lá: là phần kéo dài của mép phiến lá có hình lông chim uốn
cong hình chữ C ở hai bên cổ lá.
Độ lớn và màu sắc của tai lá và thìa lá khác nhau tùy theo giống lúa.
Đây là hai bộ phận đặc thù để phân biệt cây lúa với các cây cỏ khác thuộc
họ Hòa thảo (ở cây cỏ không có đủ hai bộ phận này).
Lá lúa là bộ phận quan trọng, là trung tâm hoạt động sinh lý của cây
lúa nhƣ: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nƣớc, điều tiết nhiệt độ, nhận oxi của
không khí vào thân rồi xuống rễ. Bẹ lá còn giúp thân chống đỡ và làm
nhiệm vụ nhƣ một kho tinh bột, đƣờng tạm thời trƣớc khi trổ bông [5].
1.2.4. Bông lúa, hoa lúa và hạt lúa
Bông lúa là nơi mang hạt lúa, có nhiệm vụ sinh sản và là sản phẩm
thu hoạch chính của con ngƣời.
Bông lúa đƣợc chia làm các phần: cuống bông, cổ bông thân bông,
giẻ, hoa, hạt.
+ Cuống bông: là phần trên cùng của cây lúa, phần cuối cùng của
thân bông.
Cuống bông thì đƣợc lá đòng bao bọc kín hoặc bao bọc một số giẽ

phía dƣới gọi là lúa trỗ đầu bông, nếu cuống bông phát triển cao lên trên bẹ
lá gọi là lúa trỗ khoe bông.
+ Cổ bông là đốt nối giữa cuống bông với thân bông.
+ Thân bông có nhiều đốt ngắn, mỗi đốt mọc một gié chính (gié cấp
1). Trên mỗi gié cấp 1 có các gié cấp 2. Mỗi gié cấp 1 và cấp 2 lại chia ra

7


nhiều chẽ lúa nhỏ, mỗi chẽ đính một hoa.
Hoa lúa là hoa lƣỡng tính bao gồm: đế hoa, lá bắc, vảy cá, nhị và nhụy.
+ Lá bắc có 4 lá: 2 lá phía trong phát triển thành 2 vỏ trấu, 2 lá phía
ngoài là mày hoa.
+ Vảy cá: là một màng không màu, hình vảy cá nằm ở giữa bầu nhụy
và vỏ trấu, có nhiệm vụ điều khiển sự đóng mở của vỏ trấu khi hoa nở.
+ Nhị: bao gồm 6 vòi nhị với 12 bao phấn mọc xen kẽ thành 2 vòng,
mỗi bao phấn có chứa 4 ngăn chứa nhiều hạt phấn. Hạt phấn có 2 tầng tế
bào và 2 lỗ để hạt nảy mầm.
+ Nhụy: ở giữa hoa hình trứng dài, đầu nhụy có 3 nhánh nhƣng chỉ
có 2 nhánh phát triển còn một nhánh thoái hóa.
Hạt lúa bao gồm gạo lứt và vỏ trấu.
+ Gạo lứt gồm: nội nhũ và phôi. Nội nhũ chiếm phần lớn hạt gạo (là nơi
dự chữ chất dinh dƣỡng và tinh bộ). Phôi gồm: rễ phôi, trục phôi và lá phôi.
+ Vỏ trấu gồm trấu trên và trấu dƣới. Trấu dƣới lớn hơn trấu trên và
bao khoảng 2/3 bề mặt gạo lứt trƣởng thành.
Bông lúa đƣợc hình thành khi cây lúa bƣớc sang thời kì sinh trƣởng
thực, trải qua các thời kì: phân hóa, trỗ, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh, chín
sáp và chín hoàn toàn.
Bông lúa là kết quả của mọi hoạt động sống của cây, là nơi chứa sản
phẩm quan trọng nhất của cây lúa, dự trữ các chất dinh dƣỡng tinh bột

đƣợc con ngƣời và vật nuôi sử dụng, là cơ quan duy trì đời sống của cây
lúa ở thế hệ sau [10], [15].
1.3. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của cây lúa
Thời gian sinh trƣởng (TGST) của cây lúa đƣợc tính từ lúc hạt nảy
mầm, đem gieo cho đến khi khi cây lúa có 85

hạt chín. Thời gian này dài

hay ngắn tùy thuộc vào giống lúa và thời vụ gieo cấy (dao động từ 65 - 210
ngày) [8]. Do vậy TGST phát triển của cây lúa chia làm 2 giai đoạn lớn

8


tƣơng ứng với 2 thời kì sinh trƣởng phát triển là:
Sinh trƣởng sinh dƣỡng và giai đoạn sinh trƣởng thực (giai đoạn ra
hoa kết quả) [6].
- Giai đoạn sinh trƣởng sinh dƣỡng đƣợc tính từ khi gieo cấy đến khi
làm đòng. Ở thời kì này, cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển cơ quan sinh
dƣỡng nhƣ: rễ, thân, lá, đẻ nhánh. Giai đoạn này đƣợc chia làm 4 thời kì:
+ Thời kì nảy mầm: từ 3 đến 7 ngày.
+ Thời kì mạ: từ khi gieo mạ xuống đất đến khi đem cấy 12 - 40 ngày.
+ Thời kì bén rễ hồi xanh: từ 5 - 12 ngày sau khi cấy.
+ Thời kì đẻ nhánh: từ 10 - 25 ngày sau khi cấy.
- Giai đoạn sinh trƣởng thực từ khi cây lúa ngừng đẻ nhánh đến giai
đoạn phân hóa đòng đến khi chín hoàn toàn, thời gian này khoảng 60 ngày.
+ Thời kì phân hóa đòng: Thời kì này cây lúa chuyển từ giai đoạn đẻ
nhánh sang giai đoạn làm đòng. Nói chung để xác định chính xác giai đoạn
này rất khó khăn, nhất là các giống lúa ngắn ngày hiện nay. Để xác định
ngƣời ta dựa vào số lƣợng đốt của dảnh lúa để phân biệt, khi cây lúa có 2

đốt rõ rệt, đốt thứ 2 dài gấp 1,5 đến 2 lần đốt thứ nhất và hình thành đốt thứ
3, nhƣ vậy lúa đang ở giai đoạn phân hóa đòng. Sau 5 - 7 ngày tiếp theo sẽ
có “cứt gián” tức là giai đoạn phân hóa gốc và hoa, nó sẽ quyết định số hạt
trên bông sau này.
+ Thời kì trỗ chín (30 ngày) lúa bắt đầu trỗ bông, mẩy và chín. Thời
kì này ngắn hay dài cũng tùy thuộc vào giống lúa và thời vụ gieo cấy.
1.4. Giá trị của cây lúa
Trên thế giới có khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lƣơng thực
chính, 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lƣơng thực hàng ngày.
Nhƣ vậy lúa gạo có ảnh hƣởng tới đời sống của ít nhất 65% dân số trên thế
giới. Ở Việt Nam, 100% dân số sử dụng lúa gạo làm lƣơng thực chính [2].

9


Sản phẩm chính của cây lúa là gạo có giá trị dinh dƣỡng cao cung
cấp đầy đủ các chất dinh dƣỡng cần thiết cho con ngƣời: tinh bột (chiếm
68% - 70% trọng lƣợng khô), protein (8-9%), lipit (0,9- 1,5%), xenluloza
(0,18 - 0,5%), chất khoáng (K, Mg, Ca…0,5 - 1%), vitamin (B1, B2, B6,
PP, A, D, E….). Gạo ngoài việc sử dụng làm nguồn lƣơng thực chủ yếu
còn đƣợc sử dụng trong các ngành công nghiệp nhƣ: sản xuất tinh bột, sản
xuất rƣợu, bia cồn, dƣợc phẩm…Các sản phẩm khác của cây lúa nhƣ: tấm,
cám đƣợc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, vỏ trấu đƣợc sử dụng làm kê lót
hàng, rơm rạ đƣợc sử dụng để sản xuất nấm, làm thức ăn cho gia súc, góp
phần tăng thu nhập quốc dân [9].
Đối với Việt Nam, gạo xuất khẩu còn mang lại nguồn ngoại tệ lớn
cho nền kinh tế. Vì vậy, ở nƣớc ta việc phát triển, mở rộng nghề trồng lúa
nƣớc, nâng cao chất lƣợng lúa gạo là rất cần thiết để đảm bảo an ninh
lƣơng thực và phát triển kinh tế đất nƣớc.
1.5. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới

Theo thống kê của tổ chức lƣơng thực thế giới FAO (2015) [5], cây
lúa chiếm một vị trí quan trọng trên thế giới đặc biệt là ở khu vực Châu Á.
Hiện nay, có 114 nƣớc trên thế giới trồng lúa, nhƣng chỉ 18 nƣớc có diện
tích sản xuất lớn hơn 1.000.000 ha và đều tập trung ở Châu Á, bao gồm Ấn
Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam,
Philippines... Đồng thời việc gia tăng về diện tích thì năng suất lúa cũng
không ngừng tăng nhanh nhờ việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chọn
giống và thâm canh, năng suất bình quân trên thế giới đã tăng thêm khoảng
1,4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985.
FAO thống kê, Châu Á dẫn đầu về sản lƣợng tăng trong năm 2016
với kỷ lục 676,5 triệu tấn, tăng 7,3 triệu tấn so với năm 2015, chủ yếu nhờ
thời tiết trở lại bình thƣờng sau mấy năm thất thƣờng. Nhiều nƣớc đã có đủ

10


mƣa đem lại sự thuận lợi cho việc gieo trồng ở khu vực Châu Á nằm trên
bán cầu nam. Ngoại trừ một số nơi vẫn gặp khó khăn trong sản xuất nhƣ
Trung Quốc lục địa, các nƣớc còn lại nhƣ Philippines, Thái Lan và nhất là
Ấn Độ sản lƣợng đã hồi phục khi kết thúc hạn hán. Campuchia, Đài Loan
(Trung Quốc), Cộng hòa Hồi giáo Iran, Iraq, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên,
cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Myanmar, Nepal và Pakistan cũng tăng
sản lƣợng trong năm nay, thừa sức bù đắp cho sự sụt giảm ở Trung Quốc
lục địa, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Sri Lanka và Việt Nam [18].
FAO đã hạ mức tính toán về thƣơng mại gạo toàn cầu trong năm
2016 so với báo cáo hồi tháng 10, hạ 1,1 triệu tấn xuống 42 triệu tấn gạo,
tức là giảm 6,6% so với năm 2015. Lý do bởi nhiều nƣớc Châu Á công bố
nhập khẩu ít hơn mức dự tính sau khi nguồn cung trong nƣớc tăng kết hợp
với những chính sách thƣơng mại thắt chặt hơn. Điển hình là trƣờng hợp
của Bangladesh, Trung Quốc lục địa, cộng hòa Hồi giáo Iran và

Philippines. Những thị trƣờng này là lý do chính khiến FAO phải điều
chỉnh mức dự báo về nhập khẩu. Khách hàng châu Á giảm mua trong khi
nhu cầu từ châu Phi chỉ hồi phục nhẹ bởi nhu cầu vẫn hạn chế năm thứ 2
liên tiếp do đƣợc mùa và nội tệ mất giá. Nhập khẩu vào châu Âu, Bắc Mỹ
và nhất là Mỹ Latinh và Caribê tăng lên mức kỷ lục mới do sản lƣợng giảm
và giá trong nƣớc tăng. Tuy nhiên, trong mậu dịch gạo toàn cầu thì khu vực
này đóng góp không nhiều [18].
Dự báo trong năm 2017, thƣơng mại gạo toàn cầu sẽ đạt 42,9 triệu
tấn, tăng 2% so với năm 2016. Trong bối cảnh nguồn cung bị sụt giảm bởi
sản lƣợng thấp hoặc nhập khẩu ít trong năm 2016, giá gạo rẻ khuyến khích
các nhà nhập khẩu châu Á và châu Phi mua vào. Nhƣng nhu cầu nhập khẩu
gạo của 2 khu vực này vẫn bị hạn chế bởi yếu tố tỷ giá tiền tệ và chính sách
kiểm soát nhập khẩu, khiến lƣợng nhập sẽ vẫn thấp hơn mức của năm 2014
hoặc 2015 [18].

11


Về nguồn cung, sản lƣợng của Việt Nam bị ảnh hƣởng nhiều nhất
bởi thƣơng mại gạo thế giới giảm trong năm 2016. Xuất khẩu gạo Việt
Nam ƣớc tính giảm xuống mức thấp nhất 7 năm một phần do sản lƣợng
giảm, phần nữa do nhu cầu của những thị trƣờng trọng điểm giảm sút. Ở
những nơi khác, Australia, Brazil và Ấn Độ cũng bị giảm xuất khẩu. Xuất
khẩu của Myanmar cũng bị ảnh hƣởng bởi Trung Quốc đang nỗ lực kiểm
soát nhập khẩu gạo qua tất cả các đƣờng biên giới. Trong khi đó, lƣợng tồn
trữ còn nhiều tạo cơ hội cho Argentina, Pakistan, Paraguay, Thái Lan, Mỹ
và Uruguay tăng xuất khẩu trong năm nay. Campuchia, Trung Quốc lục
địa, Liên minh châu Âu và Liên bang Nga cũng tƣơng tự nhƣ vậy [18].
1.6. Tình hình sản xuất lúa trong nƣớc và tại địa phƣơng
1.6.1. Tình hình sản xuất lúa trong nước

Nhìn chung, ngành sản xuất lúa của nƣớc ta đến nay đã đạt đƣợc
nhiều thành tựu quan trọng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2012
diện tích trồng lúa của cả nƣớc đạt khoảng 7761,2 nghìn/ha, tăng 117000
ha so với năm 2011. Tổng sản lƣợng đạt khoảng 43737,8 nghìn/tấn, tăng
1339,3 nghìn tấn so với năm 2011. Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây diện
tích gieo trồng đang có xu hƣớng giảm. Năm 2016 sơ bộ đạt 7790,4 so với
năm 2013 giảm 112,1 nghìn/ha. Tổng sản lƣợng sơ bộ năm 2016 đạt
43609,5 giảm khoảng 429,6 nghìn tấn so với năm 2013 [20].
Do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã và đang làm giảm đáng
kể diện tích đất nông nghiệp nói chung và cho ngành sản xuất lúa nói riêng.
Vì thế mặc dù việc thâm canh tăng vụ đƣợc chú trọng, song tổng diện tích
lúa thu hoạch hàng năm trong khoảng từ năm 2013 đến năm 2016 vẫn đang
giảm dần. Vì vậy, để đảm bảo an ninh lƣơng thực cho một quốc gia đông
dân nhƣ nƣớc ta và đồng thời giữ đƣợc vị thế là một nƣớc xuất khẩu lúa
gạo hàng đầu thế giới thì điều kiện cần thiết là phải ứng dụng khoa học kĩ

12


thuật tìm cách nâng cao năng suất cây trồng, chống chịu tốt với sâu, bệnh
và điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
Bảng 1: Bảng diện tích, sản lƣợng, năng suất lúa của Việt Nam
qua các năm
Diện tích

Sản lƣợng

Năng suất

Năm


(nghìn ha)

(Nghìn/tấn)

(tạ/ha)

2011

7655,4

42398,5

55,4

2012

7761,2

43737,8

56,4

2013

7902,5

44039,1

55,7


2014

7816,2

44974,6

57,5

2015

7830,6

45105,5

57,6

2016 sơ bộ

7790,4

43609,5

56,0

Tổng cục thống kê [20]
1.6.2. Tình hình sản xuất tại địa phương
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có tổng diện tích tự nhiên là 137.224,14 ha. Trong
đó, diện tích đất nông nghiệp của cả tỉnh là 94.445,48 ha, chiếm 66,77% tổng
diện tích đất tự nhiên [3]. Theo số liệu của tổng cục thống kê trong những

năm gần đây diện tích đất trồng lúa của tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ sau:
- Năm 2013 diện tích trồng 59000 ha, năng suất 52,3 tạ/ha [20].
- Năm 2014 diện tích trồng lúa là 58000,6 ha, năng suất 56,5tạ/ha [20].
- Năm 2015 diện tích trồng lúa là 58000,4 ha, năng suất 55,9tạ/ha [20].
Trong những năm gần đây, ngƣời dân rất quan tâm đến việc tìm ra
những giống lúa mới có năng suất cao, khả năng kháng sâu bệnh để đƣa
vào sản xuất để thay thế một số giống năng suất thấp, khả năng kháng sâu
bệnh hại thấp, đạt hiệu quả không cao.
Từ những thực trạng trên, việc tìm ra các giống lúa mới có năng suất
cao, chất lƣợng tốt, thích nghi với điều kiện canh tác ở địa phƣơng là rất
cần thiết nhằm thay thế giống lúa cũ không còn phù hợp.

13


14


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các dòng lúa chất lƣợng TS1, TS2, TXĐB, ĐKHT1 và giống đối
chứng HT7, do viện di truyền nông nghiệp chọn tạo và cung cấp. Trong đó
các dòng: TXĐB đột biến từ tám xoan Hải Hậu, ĐKHT1 đột biến từ HT7.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thí nghiệm đƣợc tiến hành ở vụ Xuân 2017 tại xã Cao Minh, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Thí nghiệm đƣợc tiến hành từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2017.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng - phát triển, năng suất và khả
năng chống chịu của 4 dòng lúa chất lƣợng TS1, TS2, TXĐB, ĐKHT1 qua

18 chỉ tiêu sau:
1. Tỷ lệ nảy mầm

10.Năng suất lý thuyết

2. Khả năng đẻ nhánh

11. Năng suất thực tế

3. Chiều cao thân cây lúa

12. Thời gian sinh trƣởng

4. Chiều dài lá đòng

13. Khả năng chống chịu đạo ôn

5. Chiều rộng lá đòng

14. Khả năng chống chịu đốm nâu

6. Chiều dài bông

15. Khả năng chống chịu khô vằn

7. Số hạt trên/bông

16. Khả năng chống chịu rầy nâu

8. Tỉ lệ hạt chắc/bông


17. Khả năng chống chịu sâu đục thân

9. Khối lƣợng 1000 hạt

18. Khả năng chống chịu sâu cuốn lá

15


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Cách bố trí thí nghiệm
- Chuẩn bị: Trƣớc khi chia riêng từng ô, đất ruộng làm kỹ, san phẳng
ruộng cần đƣợc bón lót các loại phân cần thiết gồm phân chuồng, phân lân,
phân đạm, phân kali theo đúng quy trình. Hạt giống của 5 dòng lúa đƣợc
ngâm, ủ riêng biệt cho tới khi nảy mầm thì đem gieo. Mạ đƣợc gieo riêng
rẽ từng lô khác nhau đƣợc đánh số thứ tự từ 1-5.
- Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại.
Diện tích mỗi ô thí nghiệm 10m2 (5m x 2m).
DẢI BẢO VỆ

TS1

TS2

TS2

HT7
(đc)


TS1

B

ĐKHT1

Đ

T
TXĐB

TS1

TXĐB

ĐKHT1

TXĐB

TS2

HT7
(đc)
LNL1

HT7

ĐKHT1

LNL2


(đc)
LNL3

DẢI BẢO VỆ

16

N


×