Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đống đa, thành phố đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.24 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VƢƠNG QUỲNH NHƢ

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số : 60.34.02.01

Ðà Nẵng – Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG

Phản biện 1: TS. NGUYỄN NGỌC ANH

Phản biện 2: TS. TRẦN NGỌC SƠN

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 08 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


 Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
 Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất và chiếm
tỉ lệ khoảng 60-70% trong tổng mức sinh lời của ngân hàng. Bên
cạnh việc mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất thì hoạt động tín dụng
cũng tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Trên thực tế, trong thời gian qua rủi
ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống
Đa TP Đà Nẵng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Điều này thể hiện
qua tỷ lệ nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh qua
các năm, cụ thể là 4,34% (năm 2015), 4,07% (năm 2016) và 3,62%
(năm 2017). Nhìn vào những số liệu trên ta có thể thấy Chi nhánh
đã có cố gắng trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, tốc
độ giảm tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn còn chậm. Vậy Chi nhánh
phải làm thế nào để kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp? Đây là một vấn đề cấp bách cần được ưu tiên giải
quyết, tuy nhiên cho đến nay Chi nhánh vẫn chưa có luận văn nào
thực hiện nghiên cứu về đề tài này.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài
“Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Thành phố Đà Nẵng”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu là tìm ra các giải pháp

khả thi nhằm kiểm soát tốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi


2
nhánh Đống Đa, Thành phố Đà Nẵng.
Các câu hỏi nghiên cứu:
- Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp bao gồm những nội dung nào? Có thể dùng những tiêu chí
nào để đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong
cho vay doanh nghiệp?
- Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng diễn
biến như thế nào? Những vấn đề nào cần được khắc phục giải
quyết?
- Các giải pháp nào cần được thực hiện để hoàn thiện hoạt
động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại
Agribank Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Thực tiễn kiểm soát rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đống Đa, Thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Tập trung vào hoạt động kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay DN. Kiểm soát rủi ro là một trong 04 nội dung
của quản trị rủi ro tín dụng, luận văn chỉ tập trung vào nội dung
kiểm soát rủi ro tín dụng, không bao gồm toàn bộ các nội dung
quản trị rủi ro tín dụng.
+ Về không gian: Tại Agribank CN Đống Đa Đà Nẵng.
+ Về thời gian: Các dữ liệu về thực trạng kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay DN tại Agribank Chi nhánh Đống Đa được thu

thập trong giai đoạn 3 năm từ năm 2015 - 2017.


3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn vận dụng kết hợp các
phương pháp cụ thể như: phương pháp thu thập dữ liệu: thứ cấp và
sơ cấp; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích và tổng hợp để
phân tích thực trạng và đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro
tín dụng trong cho vay DN của Chi nhánh, rút ra những thành tựu
đạt được và những tồn tại, xác định nguyên nhân của hạn chế, làm
cơ sở đề xuất, khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi
ro tín dụng trong cho vay DN tại Agribank CN Đống Đa Đà Nẵng.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục các bảng, phần nội dung chính của luận văn bao gồm ba
chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Thành phố Đà Nẵng.
Chƣơng 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm
soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa,
Thành phố Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


4

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp
Trên phương diện lý thuyết, có khá nhiều cách hiểu về DN vì
khái niệm DN được nghiên cứu và xem xét dưới nhiều khía cạnh
khác nhau: theo quan điểm chức năng; theo quan điểm phát triển;
theo quan điểm pháp lý.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con
dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự, hoạt động kinh tế theo
chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động
kinh tế và chịu sự quản lý của Nhà nước bởi Luật doanh nghiệp và
các quy định của pháp luật.
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm cho vay doanh nghiệp
a. Khái niệm cho vay doanh nghiệp
Cho vay doanh nghiệp là việc thoả thuận để doanh nghiệp sử
dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền
theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho
thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ
cấp tín dụng khác.
b. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp
1.1.3 Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp của ngân hàng thƣơng mại
RRTD trong cho vay doanh nghiệp là khả năng xảy ra tổn thất
trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do DN không thực



5
hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam
kết trong hợp đồng tín dụng.
1.1.4 Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
của ngân hàng thƣơng mại
- Căn cứ vào hình thức biểu hiện, RRTD phân thành ba loại:
Rủi ro sai hẹn, Rủi ro không thu hồi được nợ, Rủi ro tiềm ẩn.
- Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro có thể chia thành hai
loại chính: Rủi ro giao dịch và Rủi ro danh mục.
- Căn cứ vào tính chất khách quan, chủ quan của nguyên nhân
phân thành hai loại: Rủi ro khách quan và Rủi ro chủ quan.
1.1.5 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp
a. Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng
+ Do sự hạn chế về năng lực.
+ Do thiếu thận trọng trong hoạt động thẩm định hồ sơ vay vốn.
+ Do sự lơi lỏng các nguyên tắc cho vay.
+ Do sự lơi lỏng quản lý nợ vay.
b. Nhóm nguyên nhân thuộc về khách hàng
+ Đạo đức của khách hàng vay vốn.
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN kém hiệu quả.
+ Tình hình tài chính của các DN không minh bạch.
c. Nhóm nguyên nhân khách quan liên quan đến môi
trường bên ngoài
+ Tác động của điều kiện tự nhiên như thiên tai, lũ lụt.
+ Môi trường pháp lý.
+ Cơ chế thị trường.
+ Tình trạng thông tin bất cân xứng.



6
1.1.6 Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp
a. Đối với ngân hàng thương mại
- RRTD làm giảm uy tín của ngân hàng.
- RRTD làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân
hàng.
- RRTD làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
- RRTD có thể làm phá sản ngân hàng.
b. Đối với nền kinh tế
Nếu có sự thất thoát lớn trong hoạt động tín dụng dù chỉ ở một
ngân hàng cho vay trực thuộc, không khắc phục kịp thời thì có thể
gây nên “phản ứng dây chuyền” đe doạ đến an toàn và ổn định của
toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây hậu quả rất lớn đến sự phát triển
của nền kinh tế.
c. Đối với khách hàng
1.2 KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát RRTD trong cho vay doanh nghiệp của NHTM là
việc ngân hàng sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược
và những quá trình nhằm biến đổi RRTD thông qua việc né tránh,
ngăn ngừa, giảm thiểu, phân tán, chuyển giao bằng cách kiểm soát
tần suất, mức độ tổn thất của RRTD trong cho vay DN.
1.2.2 Các phƣơng thức kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp
a. Né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là việc né tránh những đối tượng, những hoạt
động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể



7
xảy ra.
b. Ngăn ngừa rủi ro
Bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro, đối với
những khoản vay mà yếu tố rủi ro được xác định nhưng có thể khắc
phục được thì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để cho vay và thực
hiện việc giám sát nhằm không xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro.
c. Giảm thiểu tổn thẩt do rủi ro cho vay gây ra
Đây là biện pháp nhằm làm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro
mang lại nếu nó xảy ra.
d. Chuyển giao rủi ro và đa dạng hoá rủi ro

 Chuyển giao rủi ro
Bản chất của chuyển giao rủi ro là chuyển giao sự không chắc
chắn. Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm, người kinh doanh
rủi ro hoặc cho ngân sách nhà nước.

 Đa dạng hóa rủi ro
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay doanh nghiệp
a. Sự biến động trong cơ cấu nhóm nợ
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của
NHNN Việt Nam thì nợ vay được được phân thành 05 nhóm nợ: Nợ
nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý), Nợ nhóm 3
(Nợ dưới tiêu chuẩn), Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn), Nợ nhóm
5 (Nợ có khả năng mất vốn).
b. Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5
Nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 là các khoản dư nợ có RRTD. Vì
vậy, dựa vào tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 trên tổng dư nợ có

thể nhận định được RRTD của ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ cho vay từ
nhóm 2 đến nhóm 5 giảm sẽ làm cho mức RRTD giảm xuống và


8
ngược lại.
c. Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN Việt
Nam là nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4
(nợ nghi ngờ mất vốn) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
x 100%
Tổng dư nợ vay
Chỉ tiêu này càng cao cho thấy rủi ro trong hoạt động cho vay
của ngân hàng càng cao.
d. Tỷ lệ xóa nợ ròng
Tỷ lệ xoá nợ ròng =

Nợ xoá ròng
Tổng dư nợ cho vay

x 100%

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã
chuyển ra ngoại bảng và đang được ngân hàng sử dụng các biện pháp
mạnh để thu hồi. Tỷ lệ xoá nợ ròng càng cao cho thấy hoạt động tín
dụng của ngân hàng bị tổn thất lớn, HĐKD không hiệu quả.
đ. Tỷ lệ lãi treo
Lãi treo (lãi không thu được) phản ánh số lãi không thu được

đối với các khoản nợ cho vay bị rủi ro, lãi treo làm cho ngân hàng
cho vay giảm sút doanh thu, dẫn đến thiệt hại về tài chính, kinh
doanh thua lỗ.
Tỷ lệ lãi
treo =

Số lãi treo trong kỳ
Tổng lãi dự kiến phải thu trong kỳ

x 100%

e. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro
Tỷ lệ dự phòng rủi ro đã trích lập được tính theo công thức:
Tỷ lệ trích lập
Dự phòng rủi ro cụ thể đã trích lập
dự phòng rủi ro
x 100%
=
Tổng dư nợ


9
Tuỳ theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng phải trích lập dự
phòng rủi ro từ 0-100% giá trị của từng khoản vay sau khi trừ giá trị
tài sản bảo đảm đã được định giá lại. Nếu ngân hàng có dư nợ cho
vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro càng cao. Tất cả các
chỉ tiêu trên cần được so sánh với kỳ trước và so sánh với mục tiêu
kế hoạch đề ra.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay doanh nghiệp

a. Nhân tố bên trong ngân hàng
- Chính sách cho vay khách hàng doanh nghiệp.
- Năng lực quản trị điều hành.
- Nhân sự.
- Công nghệ.
b. Nhân tố bên ngoài ngân hàng
- Các nhân tố liên quan đến khách hàng vay vốn.
- Môi trường kinh tế vĩ mô.
- Môi trường chính trị.
- Môi trường pháp lý.
- Môi trường thông tin.
- Chính sách tài chính, tiền tệ và quản trị tín dụng của Nhà nước.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1


10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM-CHI NHÁNH
ĐỐNG ĐA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank CN
Đống Đa Đà Nẵng
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Agribank
CN Đống Đa Đà Nẵng
a. Chức năng và nhiệm vụ của Agribank CN Đống Đa Đà
Nẵng
b. Cơ cấu tổ chức của Agribank CN Đống Đa Đà Nẵng

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank CN
Đống Đa Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017
a. Hoạt động huy động vốn
Qua Bảng 2.1. có thể thấy nguồn vốn huy động tại Agribank
CN Đống Đa Đà Nẵng tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2015-2017.
Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng nguồn vốn
1. Phân theo đối
tượng KH
- Tiền gửi của Tổ
chức kinh tế
- Tiền gửi Dân cư
2. Phân theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ
hạn

Năm 2015
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

Năm 2016
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)


Năm 2017
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

201.604

276.597

309.105

So sánh
2016/ 2017/
2015 2016
(%) (%)

201.604

100

276.597

100

309.105

100

37,20


11,75

40.946
160.658
201.604

20,31
79,69
100

46.632
229.965
276.597

16,86
83,14
100

66.840
242.265
309.105

21,62
78,38
100

13,89
43,14
37,20


43,33
5,35
11,75

25.777

12,79

26.221

9,48

29.612

9,58

1,72

12,93


11
- Tiền gửi kỳ hạn
<12 tháng
- Tiền gửi kỳ hạn >=
12 tháng
3. Phân theo loại
tiền tệ
- VNĐ

- Ngoại tệ

145.385

72,11

211.320

76,40

242.029

78,30

45,35

14,53

30.442

15,10

39.055

14,12

37.464

12,12


28,29

-4,08

201.604
200.596
1.008

100
99,50
0,50

276.597
275.314
1.283

100
99,54
0,46

309.105
306.643
2.462

100
99,20
0,79

37,20
37,25

27,29

11,75
11,38
91,90

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Agribank CN Đống Đa Đà
Nẵng giai đoạn 2015-2017)

b. Hoạt động cho vay
Từ các số liệu trong Bảng 2.2. có thể thấy tình hình cho vay
của Agribank CN Đống Đa Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017 có
những phát triển khả quan với sự tăng trưởng nhanh về dư nợ.
Bảng 2.2. Kết quả cho vay giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
I. Tổng dƣ
nợ
1. Theo kỳ
hạn cho vay
- Ngắn hạn
- Trung dài
hạn
2. Theo đối
tượng KH
- Khách hàng
doanh nghiệp
- Khách hàng
cá nhân


Năm 2015
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

Năm 2016
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

Năm 2017
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

217.046

286.896

323.658

So sánh
2016/
2017/
2015
2016
(%)

(%)

217.046
182.066

100
83,88

286.896
238.334

100
83,07

323.658
256.510

100
79,25

32,18
30,91

12,81
7,63

34.980

16,12


48.562

16,93

67.148

20,75

38,83

38,27

217.046

100

286.896

100

323.658

100

32,18

12,81

125.412


57,78

179.785

62,67

211.286

65,28

43,36

17,52

91.634

42,22

107.111

37,33

112.372

34,72

16,89

4,91


(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Agribank CN Đống Đa
Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017)
c. Kết quả hoạt động kinh doanh
Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh


12
trong giai đoạn 2015-2017 gặp nhiều thuận lợi. Kết quả kinh doanh
hằng năm luôn đạt hiệu quả, luôn có lợi nhuận để đảm bảo quỹ thu
nhập chi trả lương cho cán bộ viên chức và người lao động.
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1.Tổng thu
- Thu từ hoạt
động tín dụng
- Thu ngoài tín
dụng
2.Tổng chi
- Chi trả lãi huy
động vốn
- Chi khác
3. Lợi nhuận
(1-2)

Năm 2015
Số
Tỷ
tiền
trọng

(%)
20.932
100

Năm 2016
Số
Tỷ
tiền
trọng
(%)
24.725
100

Năm 2017
Số
Tỷ
tiền
trọng
(%)
28.054
100

So sánh
2016/
2017/
2015
2016
(%)
(%)
18,12

13,47

19.692

94,08

23.199

93,83

26.144

93,19

17,81

12,70

1.240
18.974

5,92
100

1.526
23.291

6,00
100


1.910
25.697

7,00
100

23,06
22,75

25,16
10,33

17.948
1.026

94,59
5,00

21.712
1.579

93,22
7,00

23.205
2.492

90,30
10,00


20,97
53,92

6,88
57,81

1.958

100

1.434

100

2.357

100

-26,77

64,44

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Agribank CN Đống Đa
Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017)
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH
ĐỐNG ĐA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại
Agribank CN Đống Đa Đà Nẵng

Các DN vay vốn tại Agribank CN Đống Đa Đà Nẵng đa phần
là các DN vừa và nhỏ hoạt động trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.


13
Bảng 2.4. Tình hình cho vay DN giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Tổng dư nợ
cho vay KHDN
1.1 Theo kỳ hạn
cho vay
- Ngắn hạn
- Trung, dài hạn
1.2 Theo ngành
kinh tế
- Công nghiệp
chế biến
- Thương mại
dịch vụ
- Vận tải
- Xây dựng
- Khác
1.3 Theo phương
thức cho vay
- Cho vay hạn
mức
- Cho vay từng
lần
- Cho vay dự án

2. Nợ xấu

Năm 2015
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

Năm 2016
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

Năm 2017
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

125.412

100

179.785

100

211.286


100

125.412

100

179.785

100

211.286

100

67.450
57.962

53,78
46,22

100.630
79.155

55,97
44,03

121.216
90.070

57,37

42,63

125.412

100

179.785

100

211.286

100

5.890

4,70

25.600

14,24

36.510

17,28

75.468

60,18


112.645

62,66

145.172

68,71

20.562
20.780
2.712

16,40
16,57
2,16

17.731
18.296
5.513

9,86
10,18
3,07

15.642
10.071
3.891

7,40
4,77

1,84

125.412

100

179.785

100

211.286

100

56.513

45,06

90.286

50,22

110.633

52,36

53.869

42,95


66.612

37,05

72.712

34,41

15.030
5.445

11,98
4,34

22.887
7.310

12,73
4,07

27.941
7.645

13,22
3,62

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Agribank CN Đống Đa
Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017)
2.2.2 Thực trạng triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát
rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank CN

Đống Đa Đà Nẵng trong thời gian qua
a. Các biện pháp né tránh rủi ro
- Công tác chấm điểm, xếp hạng và sàng lọc khách hàng.


14
- Công tác thẩm định khách hàng DN.
b. Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro
- Công tác kiểm tra, giám sát trong và sau khi cho vay.
- Theo dõi, thu thập thông tin bổ sung, kiểm tra phân tích hiệu
quả vốn vay, theo dõi và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch,
PASXKD/DAĐT, và tình hình tài chính của KH.
- Phân quyền phán quyết tín dụng.
c. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro
- Các biện pháp bảo đảm tiền vay.
- Định giá khoản vay - xác định lãi suất cho vay.
- Trích lập dự phòng rủi ro.
d. Các biện pháp chuyển giao rủi ro và đa dạng hoá rủi ro
- Mua bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm tài sản.
- Đa dạng hóa, phân tán rủi ro.
2.2.3 Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại Agribank CN Đống Đa Đà Nẵng
a. Sự biến động trong cơ cấu nhóm nợ
Bảng 2.7. Cơ cấu nhóm nợ của Agribank CN Đống Đa Đà Nẵng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Dƣ nợ cho vay
KHDN
- Nợ nhóm 1
- Nợ nhóm 2

- Nợ nhóm 3
- Nợ nhóm 4
- Nợ nhóm 5

Năm 2015
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

Năm 2016
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

Năm 2017
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

125.412

100

179.785

100


211.286

100

116.509
3.458
5.205
0
240

92,90
2,76
4,15
0
0,19

169.930
2.545
7.130
0
180

94,52
1,42
3,97
0
0,10

201.001
2.640

7.525
0
120

95,13
1,25
3,56
0
0,06

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Agribank CN Đống Đa
Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017)


15
b. Tỷ lệ nợ xấu
Bảng 2.8. Tỷ lệ nợ xấu của Agribank CN Đống Đa Đà Nẵng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Dư nợ cho
vay KHDN
Nợ xấu của
KHDN
Tỷ lệ nợ
xấu(%)

So sánh
2016/2015
(%)


So sánh
2017/2016
(%)

211.286

43

18

7.310

7.645

34

5

4,07

3,62

-6

-11

Năm
2015


Năm
2016

Năm
2017

125.412

179.785

5.445
4,34

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Agribank CN Đống Đa
Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017)
c. Tỷ lệ lãi treo
Bảng 2.9. Tỷ lệ lãi treo của Agribank CN Đống Đa Đà Nẵng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Tổng lãi
phải thu
KHDN
Thu lãi cho
vay KHDN
Lãi treo
KHDN
Tỷ lệ lãi treo

So sánh

2016/2015
(%)

So sánh
2017/2016
(%)

27.316

55

14

23.711

27.129

58

14

381

259

187

-32

-28


2,47

1,08

0,68

-56

-37

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

15.418

23.970

15.037

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Agribank CN Đống Đa
Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017)



16
d. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro
Bảng 2.10. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của Agribank CN Đống
Đa Đà Nẵng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

1. Dư nợ KHDN
2. Dự phòng XLRR
- Dự phòng chung
- Dự phòng cụ thể
3. Tỷ lệ DP XLRR/
Tổng dư nợ (%)
4. Tỷ lệ DP cụ
thể/Tổng dư nợ (%)

125.412
1.354
967
387


179.785
1.572
1.286
286

1,08
0,31

211.286
1.643
1.351
292

So sánh
2016/
2015
(%)
43
16
33
-26

So sánh
2017/
2016
(%)
18
5
5
2


0,87

0,78

-19

-11

0,16

0,14

-48

-13

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Agribank CN Đống Đa
Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017)
e. Tỷ lệ xóa nợ ròng
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc
Thứ nhất, dư nợ cho vay khách hàng DN trên tổng dư nợ tăng
liên tục trong giai đoạn 2015-2017.
Thứ hai, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu giảm dần góp phần đưa tỷ lệ
nợ xấu chung của Chi nhánh xuống ở mức dưới 4%.
Thứ ba, Chi nhánh thực hiện nghiêm túc thẩm quyền phán
quyết tín dụng.

Thứ tư, công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ đối


17
với khách hàng DN được thực hiện thường xuyên và chấp hành đúng
theo quy định của Agribank.
Thứ năm, Chi nhánh luôn thực hiện đúng theo định hướng phát
triển tín dụng, chính sách tín dụng trong từng thời kỳ của Agribank.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
a. Hạn chế
Thứ nhất, mô hình quản lý tín dụng tại Chi nhánh chưa có sự
tách bạch giữa các bộ phận với chức năng chuyên biệt.
Thứ hai, việc triển khai biện pháp đảm bảo tài sản còn nhiều
hạn chế và bất cập.
Thứ ba, công tác phân tích và thẩm định cho vay DN còn gặp
nhiều khó khăn.
Thứ tư, công tác kiểm tra và giám sát vốn vay chưa được thực
hiện một cách thường xuyên, chất lượng chưa cao.
b. Nguyên nhân của các hạn chế

 Nguyên nhân bên trong Ngân hàng
- Mô hình quản lý tín dụng tại Chi nhánh chưa có sự tách bạch
giữa các bộ phận với chức năng chuyên biệt. Công tác đào tạo nguồn
nhân lực chưa được chuẩn bị kịp thời, số lượng CBTD tại Chi nhánh
còn thiếu hụt, thường xuyên luân chuyển cán bộ và áp lực công việc
với các chỉ tiêu giao khoán, khối lượng công việc lớn cũng là một
thách thức đối với CBTD.
- Việc định giá loại tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất ở Đà Nẵng còn gặp nhiều khó khăn về thông tin
giá cả và khó kiểm chứng.

- Công tác sàng lọc KH, thẩm định đánh giá KH chưa thực sự
chính xác, còn mang tính chủ quan của CBTD; quá trình kiểm tra và
giám sát sau giải ngân còn sơ sài, chưa được chú trọng do CBTD


18
thiếu nghiêm túc trong công việc.

 Nguyên nhân bên ngoài Ngân hàng
- Môi trường cung cấp thông tin thiếu và khó kiểm chứng làm
cho ngân hàng rất khó khăn trong việc tìm kiếm các thông tin tin cậy
về tình hình KH.
- Việc thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế làm cho ngân hàng
gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Trong các vụ
kiện đòi nợ vay, thời gian thụ lý hồ sơ của Toà án còn kéo dài. Các
công cụ thực thi như thanh tra thuế, kiểm toán tỏ ra kém hiệu quả
trong việc kiểm soát tài chính của DN.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2


19
CHƢƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM
SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT
NAM - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
3.1.1 Bối cảnh kinh doanh
a. Môi trường kinh tế
b. Môi trường văn hoá – xã hội

c. Các đối thủ cạnh tranh
3.1.2 Định hƣớng chung của Agribank
3.1.3 Định hƣớng của Agribank Chi nhánh TP Đà Nẵng
3.1.4 Định hƣớng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay
doanh nghiệp tại Agribank CN Đống Đa Đà Nẵng
- Luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng theo
phương châm an toàn hiệu quả.
- Mục tiêu về chất lượng tín dụng trong cho vay DN tại Chi
nhánh là tỉ lệ nợ xấu dưới 3%.
- Tập trung gia tăng khả năng kiểm soát, phòng ngừa RRTD
trong cho vay DN của Chi nhánh thông qua nâng cao chất lượng thẩm
định, tăng cường năng lực tự giám sát và quản trị RRTD nội bộ.
- Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Ngân hàng
đồng thời có biện pháp về cơ chế thưởng phạt, quy trách nhiệm đối
với CBTD.
- Tăng cường công tác quản lý khách hàng DN, giám sát chặt
chẽ các khoản nợ có khả năng chuyển sang nợ xấu.


20
3.2 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT
NAM - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.2.1 Khuyến nghị với Agribank CN Đống Đa Đà Nẵng
a. Tăng cường công tác thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin
Để xây dựng được hệ thống thông tin phòng ngừa RRTD, Chi
nhánh cần không ngừng đổi mới phương pháp thu thập, lưu trữ và xử
lý thông tin KH, thông tin quản trị đảm bảo cho Ban lãnh đạo có thể
tiếp cận được các nguồn thông tin đáng tin cậy, có hệ thống một cách

nhanh chóng và thuận lợi.
b. Hoàn thiện chất lượng thẩm định tín dụng
Để nâng cao chất lượng thẩm định về tình hình tài chính, sản
xuất kinh doanh của khách hàng DN, trước hết, cần kiểm tra tính
trung thực của các báo cáo tài chính do DN cung cấp. Tiếp theo là
tiến hành đi vào phân tích tình hình tài chính của DN bằng các chỉ
tiêu tính toán, thông qua đó ngân hàng có thể nhận biết được tình
hình hoạt động kinh doanh của DN. Thêm vào đó, ngân hàng cần
phân tích và đánh giá kỹ PASXKD/DAĐT để thấy được khả năng
thực hiện, tính khả thi, hiệu quả và khả năng trả nợ của DN. Đối với
những dự án mang tính phức tạp có thể thuê chuyên gia thẩm định và
việc thẩm định đó phải đảm bảo tính độc lập và khách quan.
c. Hoàn thiện chất lượng cán bộ tín dụng
Xây dựng tiêu chí mặt bằng chất lượng cán bộ để xây dựng đội
ngũ CBTD có đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết, có tính chuyên nghiệp
cao trong thực thi nhiệm vụ được giao phó. Có cơ chế quản lý, giám
sát CBTD nhằm ngăn ngừa rủi ro về mặt đạo đức. Đào tạo cán bộ
phải gắn với quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý. Tổ chức thi


21
tuyển cán bộ một cách khách quan, nghiêm túc. Tích cực triển khai
tốt văn hoá DN Agribank. Thường xuyên quán triệt cán bộ chấp hành
nghiêm túc nội quy lao động, nâng cao phẩm chất đạo đức CBTD.
Chi nhánh cần có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh nhằm khuyết
khích các cá nhân làm tốt, có tâm huyết với nghề; phê bình, kiểm
điểm nghiêm khắc những CBTD thường để xảy ra sai sót, thiếu tinh
thần trách nhiệm trong công việc.
d. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát KH DN trong và
sau khi cho vay

Kiểm tra việc sử dụng vốn vay, ngăn ngừa DN sử dụng vốn sai
mục đích, kiểm tra tình hình sử dụng và khai thác tài sản đảm bảo nợ
vay. Kiểm tra khả năng thu hồi nợ thông qua việc kiểm tra tiền vay
đang ở hình thái nào và tình hình tài chính của DN. Chi nhánh cần
thực hiện kiểm tra qua hồ sơ chứng từ; tích cực kiểm tra, giám sát tại
hiện trường; công tác kiểm tra sau khi cho vay cần được thực hiện
thường xuyên và sát sao hơn.
đ. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm chuyển giao rủi ro
và đa dạng hoá rủi ro
- Mua bảo hiểm tài sản, mua bảo hiểm tín dụng: Trong quá
trình cho vay, ngân hàng yêu cầu DN vay phải mua bảo hiểm cho
đến khi hoàn trả hết nợ gốc và lãi vay.
- Áp dụng các hình thức bảo lãnh.
- Cần nghiên cứu và xây dựng cơ cấu tín dụng theo ngành
nghề, lĩnh vực, loại hình cho vay thông qua việc đa dạng hóa danh
mục đầu tư, danh mục cho vay, tài sản đảm bảo.
- Yêu cầu các DN sử dụng công cụ phái sinh nhằm phòng hộ
các rủi ro có thể dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.


22
e. Hoàn thiện công tác định giá tài sản bảo đảm nợ vay
Tài sản bảo đảm nợ vay được xem là nguồn trả nợ dự phòng
khi DN không thể trả được nợ cho ngân hàng nên việc thẩm định kỹ
tài sản bảo đảm đóng vai trò rất quan trọng. Chi nhánh nên thành lập
tổ định giá chuyên trách để việc định giá tài sản bảo đảm được thực
hiện tốt hơn và thuận lợi hơn. Thêm vào đó, có thể cân nhắc việc
thuê các tổ chức chuyên định giá đối với những tài sản bảo đảm khó
định giá do thiếu nguồn thông tin đáng tin cậy. Ngoài ra, Chi nhánh
nên cử cán bộ đi kiểm tra tình trạng tài sản bảo đảm thường xuyên,

thực hiện một cách nghiêm túc. Việc kiểm tra này có thể giúp Chi
nhánh phát hiện kịp thời các trường hợp tài sản bị hư hỏng, giúp Chi
nhánh định giá lại tài sản, xuất toán giá trị tài sản bảo đảm bị mất
mát đồng thời thu nợ trước hạn tương ứng với phần giá trị tài sản bảo
đảm giảm nếu DN không thể bổ sung tài sản khác thay thế.
3.2.2 Khuyến nghị với Agribank
- Thành lập bộ phận kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh.
- Agribank cần tiếp tục xem xét việc cải tiến quy trình cấp và
quản lý tín dụng trong nội bộ.
- Tăng thời gian của bước thu thập thông tin phục vụ công tác
thẩm định tín dụng trong quy trình cho vay.
- Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm rủi ro tín dụng
các trường hợp: cho vay vượt thẩm quyền phán quyết, nghi ngờ đảo
nợ…
- Bộ phận phát triển sản phẩm của Agribank cần xây dựng quy
trình cho vay theo hướng đối tượng sản phẩm, hướng tới thị trường,
hướng tới KH.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3


23
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế hiện nay,
để có thể tồn tại và phát triển, các NHTM cần có những nỗ lực vượt
bậc để vượt qua những khó khăn, thách thức, đồng thời đề ra những
biện pháp, giải pháp hữu hiệu nhằm đối phó với các loại rủi ro trong
hoạt động cũng như hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể
xảy ra. RRTD luôn là yếu tố song hành với hoạt động kinh doanh của
các NHTM và không thể loại trừ triệt để. Do đó, các ngân hàng cần

phải biết chấp nhận rủi ro ở một mức độ nhất định có thể nhằm đảm
bảo sự ổn định và vững chắc cho hoạt động kinh doanh của mình.
Kiểm soát RRTD trong cho vay DN là hoạt động nhằm nâng
cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng
cường năng lực tài chính của các NHTM trong điều kiện phát triển
kinh tế thị trường hiện nay. Trên cơ sở phân tích các nội dung lý luận
và đánh giá tổng kết thực tiễn, đề tài luận văn “Hoàn thiện hoạt
động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh Đống Đa, Thành phố Đà Nẵng” về cơ bản đã hoàn thành
được các nhiệm vụ sau:
- Luận văn đã khái quát hoá cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động
cho vay của ngân hàng thương mại; nhận biết được khái niệm, đặc
điểm, phân loại, nguyên nhân, hậu quả của RRTD; khái niệm kiểm
soát RRTD, các phương thức kiểm soát cũng như các tiêu chí đánh
giá kết quả kiểm soát RRTD và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động kiểm soát RRTD trong cho vay DN của NHTM.
- Luận văn đã đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của
Agribank CN Đống Đa Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2015 đến
năm 2017, đi sâu vào phân tích về thực trạng RRTD và các biện


×