Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giá thực phẩm thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.37 KB, 5 trang )

Giá thực phẩm - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
Trịnh Thị Thúy
Thực phẩm: hay còn được gọi là thức ăn là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm
chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein),
hoặc nước, mà con người có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu
nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích.
Thực phẩm có vai trò quan trọng cần thiết đối với mỗi người, mỗi hộ gia
đình trong từng bữa ăn hàng ngày, chiếm 1 phần không nhỏ trong khoản tiêu
dùng của mỗi hộ gia đình. Những ngày qua, giá thực phẩm tăng vù vù, mặc dù
đã ổn định trở lại, nhưng giá đó liệu đã phù hợp chưa? Vậy, ai là người thao túng
và hưởng lợi nhiều nhất khi giá thực phẩm tăng
Thực trạng giá cả thực phẩm trên thị trường
Theo một nghiên cứu gần đây của Fresh Studio - Công ty tư vấn thực
phẩm của Hà Lan - thực hiện từ năm 2012, mỗi ngày người Hà Nội tiêu thụ
khoảng 2.600 tấn rau và lượng tiêu thụ này bằng một nửa lượng rau tiêu thụ
hàng ngày của cả nước Hà Lan. Có thể thấy, lượng tiêu thụ của riêng khu vực
Hà Nội là rất lớn,như vậy là giá thực phẩm cũng ảnh hưởng rất lớn tới tiêu dùng
cá nhân và công tác quản lý của cơ quan chuyên ngành.
Mặc dù giá rau xanh tại các huyện ngoại thành Hà Nội đang rẻ như bèo,
nhưng trong nội thành, người tiêu dùng đang phải mua với giá không hề rẻ . Tại
ruộng mua, 2 tạ rau dền thu mua ngay tại ruộng với giá 5.000 đồng/kg, về xẻ ra
bó lại được khoảng 12-15 bó, chuyển qua chợ đầu mối bán giá 1.000 đồng cũng
ăn lãi gấp ba lần . trong khi đó, rau từ ruộng tới tay người tiêu dùng phải trải qua
4-5 nấc trung gian nên giá đắt gấp 2-3 lần giá ban đầu, thậm chí gấp cả chục lần
giá thu mua tại ruộng. Lẽ ra, mức giá chênh nhau chỉ vài trăm đồng là nhiều để
bù vào chi phí cũng như tiền công. Nhưng hiện tại, chẳng thương lái nào chịu
làm vậy. Qua mỗi nấc, giá thường được đẩy lên gấp đôi, thậm chí gấp ba lần.
Các mặt hàng rau cải, khoai sọ, mướp, bí xanh, bí đỏ đường đến tay người
tiêu dùng cũng tương tự. Nếu như khoai sọ được bán tại ruộng ở huyện Đại Từ,



Thái Nguyên giá 7.000 đồng/kg thì tại các chợ bán lẻ của Hà Nội giá 1kg khoai
sọ dao động từ 18.000 – 20.000 đồng. Tại vựa rau Mê Linh, Hà Nội, rau cải ngọt
được bán cho lái buôn với giá 6.000 - 7.000 đồng/kg, khi đến tay người tiêu
dùng giá của loại rau này thấp nhất là 15.000 đồng. Rau ngót bán tại ruộng là
1.000 - 2.000 đồng/mớ tùy loại thì tại Hà Nội giá rau ngót là 5.000 đồng/mớ nhỏ
và 7.000 đồng/mớ to. Từ đó có thể dễ dàng nhận thấy, nếu trừ hết chi phí xăng
dầu, cầu phà, luật lá… mỗi chuyến rau lái buôn thu lãi về cả triệu đồng nhờ ăn
chênh lệch giá.
Trong vụ bão Haiyan vừa qua, giá rau tăng lên 1 cách chóng mặt, làm giá
từng giờ. Chiều 10/11/2013, khi có tin bão Haiyan đổ bộ vào miền Bắc, các
thương lái bắt đầu tăng giá: rau cải xanh từ 5.000 đồng/mớ lên 10.000 đồng, rau
cần, rau muống giá bán sáng 4.000 đồng/ mớ chiều tăng lên 7.000 - 8.000 đồng.
Cà chua, cà rốt giá ngày thường khá đắt là 25.000 đồng/kg nhưng đến chiều ngày
hôm đó cũng đồng loạt tăng lên 30.000 – 35.000 đồng/kg. Ngoài ra, những loại
rau thơm như rau mùi, mùi tàu, húng giá tăng gấp 3 lần, từ 2.000 đồng/mớ lên
6.000 – 7.000 đồng. Tại chợ Đền Lừ, Đồng Tâm (Quận Hai Bà Trưng), chỉ trong
vòng 30 phút giá rau muống đã tăng từ 6.000 đồng lên 10.000 đồng/bó; rau
mùng tơi 3.000 lên 6.000 đồng/mớ; bí xanh từ 7.000 đồng lên 12.000 đồng/kg,
cà chua 23.000 đồng/kg; su hào từ 4.000 đồng lên 7.000 đồng/kg, khoai tây
15.000 đồng/kg. Ở một số chợ trong khu vực nội thành, do sức tiêu thụ lớn nên
giá tăng chóng mặt.
Không chỉ mặt hàng rau củ mà các thực phẩm khác như thịt lợn , thịt gà,
thủy sản cũng bị “làm giá”. Tại thời điểm cuối tháng 11/2013, giá gà công
nghiệp tại trại gà chỉ còn 23.000đồng/1 kg nhưng giá bàn trên thị trường là
65.000 đồng. Tại huyện Thống Nhất và Trảng Bom, Đồng Nai giá vịt còn
35.000-38.000 đồng/kg. Tại các trang trại nuôi gà lớn tại Hải Dương và Phú Thọ,
chủ các trang trại nuôi gà cho biết, hiện nay giá gà ta lai được lái buôn trả 70.000
đồng/kg còn giá gà ta thả vườn giá 80.000 đồng/kg. Ra đến thị trường thịt gà ta
là 120.000đồng/1kg.Như vậy, từ trang trại đến chợ, giá đã bị “thổi” lên 30%50%. Ở Bình Dương 10 quả trứng gà công nghiệp ở mức 13.000 đồng/chục.
Trong khi đó, tại thị trường bán lẻ ở TP.HCM, trứng và thịt gia cầm có sức mua

không hề giảm. Tại chợ Tân Phú (quận Tân Phú), chợ Bà Qụeo, Hoàng Hoa
Thám (quận Tân Bình) trứng gà vẫn giữ nguyên giá 24.000-25.000 đồng/hộp 10
trứng. Trứng gà tại siêu thị Co.opMart, BigC, Lotte Mart nhiều tháng nay vẫn ở
mức 25.000 đồng/chục, cao hơn từ 70-90% giá bán tại các trại chăn nuôi.


Với phần chênh lệch này, các tiểu thương ở chợ chỉ được hưởng rất ít, chủ
yếu lợi nhuận chảy vào túi các thương lái đi thu gom.
Một thực tế đang tồn tại từ nhiều năm nay ở hệ thống chợ dân sinh là hàng
hóa thực phẩm luôn trong tình trạng mỗi nơi một giá khác nhau. Chưa kể nhiều
nơi còn có tình trạng “mua đầu chợ, bán cuối chợ” rất khó kiểm soát.Tại địa bàn
Hà Nội, chợ Vĩnh Hồ và chợ Nguyễn Phúc Lai, thịt gà công nghiệp khoảng
50.000 đồng/kg, thịt heo 80.000-100.000 đồng/kg, thịt bò 180.000 đồng/kg…
Tuy nhiên, cùng mặt hàng này nhưng tại chợ Kim Liên, chợ Chùa Láng thì giá
đã cao hơn khoảng 10%-20%.
Trong khi đó lứa cá trắng như cá mè, cá chép… nuôi ao ruộng là 13.000
đồng/kg lên 20.000 đồng/kg, giá bán lẻ ngoài chợ 25.000 đồng/kg. Giá cua thịt
tại Cà Mau chỉ 80.000 – 100.000đ/kg tại các chợ nhưng tại TPHCM giá lên gấp
đôi với 220.000 – 250.000đ/kg. giá cá bạc má tại cảng là 20.000đồng/1kg thì qua
nhiều khâu trung gian tới chợ có giá 38.000-41.000đồng/1kg.cá nục từ
8000đồng/1kg đội giá lên 32.000-42.000 đồng /1kg
Nguyên nhân của việc giá thực phẩm không ổn định và bị độn giá quá
nhiều?
Thứ nhất, khâu trung gian( thu mua, phân phối, giết mổ, bán lẻ) “làm giá”
và thụ hưởng quá nhiều trên giá thành của sản phẩm .
Một nguyên tắc bất di bất dịch của thương lái là cho dù thị trường có ế ẩm,
giá dù lúc rẻ lúc đắt nhưng những người đi thu gom hàng chẳng bao giờ chịu
thiệt. Khi thị trường ế ẩm, họ ép giá nông dân, còn lúc khan hàng thì họ lại ép giá
tiểu thương ở chợ. Họ lợi dụng tâm lý người tiêu dùng là chuộng thực phẩm an
toàn nên sản phẩm được vận chuyển từ nơi khác về các điểm bán an toàn hay

siêu thị lại có dịp “hét” giá hay lợi dụng tình hình thời tiết để nâng giá thực phẩm
từng giờ.
Việc các tiểu thương, doanh nghiệp vẫn giữu giá cao không chỉ người
dùng chịu thiệt mà còn kìm hãm sức mua trên thị trường, tác động tiêu cực đến
đầu ra của nông dân
Thứ hai, mối liên kết giữa đơn vị bán lẻ và nơi sản xuất quá yếu.
Ở Việt Nam, chuỗi giá trị trong chăn nuôi quá dài.Thức ăn chăn nuôi từ
nhà máy chế biến phải qua từ 2- 3 đại lý mới đến người chăn nuôi. Lúc này giá


thức ăn đã tăng từ 15- 20%. Khi bán gia súc gia cầm phải qua thương lái, đến lò
giết mổ, từ đó đưa ra chợ đầu mối, về chợ lẻ, lúc này mới đến tay người tiêu
dùng. Một lần nữa giá lại bị đội lên. Như vậy, chuỗi giá trị này đã phải qua từ 78 nấc trung gian mới đến tay người tiêu dùng. Chính vì vậy, dù giá bán lợn gà
xuất chuồng tại các trang trại quá thấp, nhưng đến chợ người tiêu dùng vẫn phải
mua với giá cao gấp 2 lần.
Thậm chí, mối liên kết giữa đơn vị bán lẻ và nơi sản xuất là không có
khiến cả người tiêu dùng và người sản xuất đều bị thiệt. Người sản xuất chưa chủ
động tích cực tìm tới nơi bán lẻ, đại lý , siêu thị trực tiếp tiêu thụ, còn phải thông
qua thương lái, người môi giới Khi mà quyền quyết định nằm trong tay thương
lái, họ hoàn toàn có thể thao túng giá cả thực phẩm. Bởi thế, Chính phủ mới chỉ
họp bàn tăng lương, ngay lập tức ngoài chợ giá cả thực phẩm đã tăng lên vùn
vụt.
Thứ ba, xuất phát từ việc thiếu chiến lược xây dựng hệ thống phân phối,
bán buôn, bán lẻ hợp lý.
Hệ thống phân phối của Việt Nam chưa tốt khiến hàng hóa phải đi lòng
vòng qua nhiều khâu trung gian, đẩy chi phí lên cao. Thêm vào đó, chuỗi phân
phối hàng hóa còn rời rạc, chia cắt khiến nhà sản xuất không thu được lợi nhuận
cao, trong khi người tiêu dùng lại chịu thiệt thòi do phải mua với giá cao một
cách bất hợp lý. Theo đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), hệ
thống phân phối hàng hóa của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày

càng cao của thị trường nên trong nhiều trường hợp, các kênh phân phối không
phù hợp với đặc điểm của hàng hóa, với năng lực và khả năng quản lý của nhà
sản xuất. Do đó, hàng hóa Việt khó đủ sức chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài
nước.
Theo Luật cạnh tranh, bất cứ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào cung ứng
30% sản phẩm trên thị trường là phải kiểm soát giá nhưng chúng ta không làm
được, khâu bán buôn hiện nay vẫn bị buông lỏng. Quyết định 27/2007/QĐ-Ttg
của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu đầu
nguồn những mặt hàng thiết yếu phải chịu trách nhiệm tới cùng về giá bán lẻ và
chất lượng. Thế nhưng hầu hết việc tổ chức sản xuất, phân phối là mua đứt bán
đoạn, dẫn tới hệ quả là giá bán lẻ không thể kiểm soát và tạo cơ hội cho hành vi


đầu cơ, găm hàng, thao túng giá của một nhóm người, góp phần khiến lạm phát
tăng mạnh trong thời gian qua.
Giải pháp
Một là phát triển mô hình: hợp tác xã chăn nuôi - đơn vị cung cấp con
giống, thức ăn chăn nuôi - đơn vị ứng vốn và bao tiêu sản phẩm. Có thể nói, mô
hình này đã khai thác triệt để thế mạnh của mỗi bên, nếu như người nông dân
yên tâm chăn nuôi, sản phẩm được bao tiêu với giá cố định, thì đơn vị cung cấp
con giống, thức ăn chăn nuôi cũng thiết lập được thị trường ổn định, trong khi đó
đơn vị ứng vốn và bao tiêu sản phẩm có được nguồn hàng ổn định, chất lượng
đảm bảo.
Hai là đẩy mạnh hợp tác đầu tư với các tỉnh thành, hình thành chuỗi cung
ứng sản phẩm giúp người dân tìm được đầu ra ổn định, nâng cao chất lượng cuộc
sống. Đây cũng là nền tảng để cân đối cung cầu, ổn định thị trường, giá cả hàng
hóa.
Ba là các cơ quan chức năng cần phát huy tốt vai trò trong hoạch định
chính sách, thông tin dự báo, kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống biến động,
tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, cần phát huy vai trò của các hiệp hội nguồn hàng

trong lĩnh vực phân phối bán lẻ, tạo ra một chuỗi vừa quản lý chất lượng và giá
cả hàng hóa từ khâu sản xuất cho đến bán lẻ mà không phải qua trung gian. Cần
tập trung hỗ trợ xây dựng nhà phân phối lớn tại Việt Nam, tạo ra các đầu tàu và
động lực phát triển... theo hướng gắn quy hoạch với phát triển sản xuất.
/> />


×