Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tiểu luận Tư hữu đất đai tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.37 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA LUẬT HỌC
šš¬šš

TIỂU LUẬN
VẤN ĐỀ TƯ
HỮU ĐẤT ĐAI
Ở VIỆT NAM

Giảng viên:
Lớp:
Thực hiện:

Th.s Vũ Hoàng Linh
Cử nhân Luật kinh tế 141LK4431
Nhóm 1

1. Lê Quý Hưng
2. Đặng Xuân Dân
3. Nguyễn Đông Thức
4. Huỳnh Thị Kim Thúy
5. Nguyễn Thị Mỹ Hảo
6. Lê Quốc Toàn

14114099
14114085
14114065
14114066
14114007
14114067


7. Nguyễn Thái Sơn
8. Dương Văn Tuân
9. Bùi Văn Lót
10. Nguyễn T Thu Hương
11. Nguyễn T Mai Thư
12. Trần T Thanh Thúy

---o0 Bình Dương, 25 tháng 8 năm 2016 0o---

14114078
141140
14114074
14114073
14114076
14114055


VẤN ĐỀ TƯ HỮU ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM
Ở mọi quốc gia, đất đai luôn được coi là nguồn tài nguyên của cải đặc biệt quan
trọng. Đối với Việt Nam, một quốc gia đất hẹp người đông thì đất đai, ruộng đất càng
là tài sản quý hiếm, có giá trị đặc biệt thiết yếu trong quá trình xây dựng và phát triển
đất nước. Đối với đất đai, việc xác lập quyền sở hữu, chiếm hữu có liên quan chặt chẽ
và đóng vai trò chi phối, đôi khi có ý nghĩa quyết định đối với việc khai thác, quản lý
và sử dụng hiệu quả đất đai, ruộng đất của quốc gia.
Nếu như ở Hiến pháp 1946 và 1959 công nhận sở hữu tư nhân về đất đai thì đến
Hiến pháp 1980, khi cả nước đang sôi nổi bước vào cao trào của giai đoạn sản xuất tập
thể theo mô hình hợp tác hóa nông nghiệp thì hình thức sở hữu tư nhân đã chính thức
không còn được công nhận, lúc này đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 19 Hiến pháp
1980) và giữ nguyên cho đến ngày nay.
Trong quá trình soạn thảo, tiếp thu ý kiến để xây dựng dự án Luật Đất đai 2013,

đã có những cuộc tranh luận gay gắt về việc công nhận chế độ đa sở hữu về đất đai
trong đó có sở hữu tư nhân về đất đai với nhiều ý kiến trái chiều giữa cái lợi và hại khi
công nhận hình thức sở hữu này. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII đã chính thức thông qua Luật Đất đai 2013 với chế độ sở
hữu đất đai theo hình thức sở hữu toàn dân và một lần nữa hình thức sở hữu tư nhân ở
Việt Nam đã không được công nhận.
Vậy, tư hữu đất đai là gì? thực trạng về tư hữu đất đai ở nước ta hiện nay ra sao?
Nên hay không nên công nhân tư hữu đất đai? Đang là những băn khoăn của không ít
người dân và cũng là nội dung mà bài viết này muốn trình bày để có cái nhìn khách
quan về vấn đề tư hữu đất đai ở Việt Nam.
Tư hữu đất đai hay sở hữu tư nhân về đất đai là một khái niệm để chỉ một hình
thức sở hữu đất đai mà trong đó chủ thể là cá nhân công dân thực hiện quyền làm chủ
về đất đai của mình thông qua các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt mà pháp
luật công nhận và bảo hộ.
Ở nước ta, Sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm để chỉ một hình thức sở
hữu đối với đất đai mà trong đó toàn dân là chủ thể nhưng toàn thể nhân dân không thể
đứng ra thực hiện những quyền và nghĩa vụ cụ thể thuộc chủ sở hữu như quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt mà phải thông qua một chủ thể đại diện cho mình, chủ thể đó
chỉ có thể là nhà nước, bởi nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, lợi ích

1


của nhà nước về cơ bản là thống nhất với lợi ích của đa số tầng lớp nhân dân lao động.
Cùng với 2 hình thức sở hữu trên thì sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể là 2 các
hình thức phổ biến khác mà các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam lựa chọn
áp dụng trong chế độ sở hữu đất đai của mình.
Về hình thức sở hữu: Pháp luật Trung Quốc quy định hai hình thức sở hữu đối
với đất đai là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Pháp luật Cuba và CHDCND Triều
Tiên thì quy định đất đai thuộc sở hữu nhà nước. Pháp luật Singapore có thừa nhận chế

độ sở hữu tư nhân đối với đất đai, nhưng có đến 90% diện tích đất thuộc sở hữu nhà
nước. Còn hệ thống pháp luật các nước như Mỹ, Đức, Nhật, Nga,... đều thừa nhận tư
nhân là một trong các hình thức sở hữu đất đai.
Về nội hàm của quyền sở hữu: Pháp luật của các nước nói chung đều thừa nhận
quyền sở hữu với ba quyền năng cơ bản: Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Tuy nhiên,
với các nước thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, hầu hết các chuyên gia đều
đặt ra câu hỏi: Chế độ sở hữu tư nhân có ảnh hưởng gì đến cộng đồng, sự phát triển
bền vững của quốc gia, thế hệ tương lai và liệu chủ sở hữu có thực sự được đối xử với
đất đai như các tài sản khác.
Về mặt hình thức, pháp luật nước ta không công nhận hình thức sở hữu tư nhân
về đất đai nhưng về mặt nội hàm, tính đến thời điểm này, thì chúng ta đang có gần như
hầu hết các quyền cơ bản của một chủ sở hữu tư nhân về đất đai thông qua quyền sử
dụng đất mà pháp luật đất đai quy định gồm:
Quyền chiếm hữu: chiếm hữu trực tiếp thửa đất mà mình có quyền sử dụng theo
luật định; được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất; được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất; được khiếu
nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình
và những hành vi khác vi phạm về đất đai (khoản 1, 6, 7 Điều 166 Luật Đất đai 2013).
Quyền sử dụng: hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; hưởng các lợi
ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; được
nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; được Nhà
nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình
(khoản 2, 3, 4, 5 Điều 166 Luật Đất đai 2013).
Quyền định đoạt: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa
kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất (Điều 167 Luật Đất đai 2013).

2


Chúng ta phải công nhận với nhau một điều rằng, đất đai là một loại tài sản đặc

biệt, không giống như các loại tài sản khác, vì con người không tạo ra đất đai và đất
đai đối với một quốc gia là có hạn. Chính vì không do chúng ta tạo ra nên quyền sở
hữu mà chúng ta có được đối với đất đai cũng chỉ hạn chế trong phạm vi quyền sử
dụng đất như vừa nêu trên.
Những quyền của đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai mà nhà nước đang nắm
giữ gồm: quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quyết định mục
đích sử dụng đất; quy định hạn mức sử dụng đất, thời gian sử dụng đất; quyết định thu
hồi đất, trưng dụng đất; quyết định giá đất; quyết định trao quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất; quyết định chính sách tài chính về đất đai; quy định quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng đất. (Điều 13 Luật Đất đai 2013)
Với những quyền của đại diện chủ sở hữu đất đai như đã nêu trên không khỏi
khiến người sử dụng đất tư nhân cảm thấy bị bó buộc trong quyền chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt tài sản đất đai của mình như: những hành vi bị cấm trong Điều 12 Luật
Đất đai 2013: vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố; không sử
dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích hay không thể tự mình định giá đất, không
dám đầu tư lâu dài vào đất do lo lắng đất bị thu hồi, do hết thời hạn sử dụng,….và một
nỗi lo lớn nhất đã và đang trở thành hiện thực chính là tình trang lạm quyền của các cá
nhân trong cơ quan có thẩm quyền về đất đai.
Sở hữu tư nhân đất đai trong điều kiện nước ta hiện nay có nguy cơ dẫn đến một
số hệ lụy mà chúng ta không mong muốn.
Một là, trong điều kiện nước ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa, việc thiết lập chế độ sở hữu tư nhân về đất đai là một yếu tố cản trở đầu tư cho
phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vì, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đòi hỏi chuyển
một diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Sở hữu tư
nhân đất đai sẽ đặt nhà đầu tư vào chỗ phải thỏa thuận với quá nhiều người dân, chỉ
một người không đồng ý với phương án chung là kế hoạch đầu tư khó triển khai thực
hiện.
Hai là, sở hữu tư nhân đất đai sẽ dẫn đến kết quả không mong muốn là tập trung
đất đai trong tay một số người có nhiều tiền, dẫn đến có người sở hữu quá nhiều đất,
người không có tấc đất cắm dùi. Lợi dụng khó khăn hoặc kém hiểu biết của nông dân,

một bộ phận người có tiền có thể thu gom đất đai để trở thành địa chủ, đây sẽ là
nguyên nhân dẫn đến một bộ phận nông dân đói nghèo vì không có đất. Trong thực tế

3


hiện nay, số người đang nắm giữ quyền sử dụng đất với tổng diện tích lên đến hàng
trăm, hàng ngàn héc-ta không còn là chuyện hiếm, nếu chúng ta công nhận và trao
toàn bộ quyền sở hữu đất cho họ thì họ không khác gì những địa chủ năm xưa.
Ba là, trong chế độ sở hữu tư nhân đất đai, đành rằng Nhà nước có thể giữ lại
quyền quy hoạch mục đích sử dụng từng thửa đất và ràng buộc chủ đất thực hiện một
số quy định vì môi trường sống chung, nhưng không ai có quyền ngăn cản người chủ
đất sử dụng đất theo ý họ, vì đất là tài sản riêng của họ. Họ có quyền mua bán, chuyển
nhượng, bỏ hoang không sử dụng, cũng như chuyển mục đích sử dụng mà không ai có
quyền thu hồi, sử dụng đất của người khác nếu không được chủ đất cho phép. Lý do
này còn khiến đất đai có xu hướng được sử dụng không hiệu quả, bỏ hoang, không vì
mục đích sinh tồn của đa số dân cư.
Bốn là, trong thời buổi hội nhập sâu rộng như hiện nay, việc công dân nước ngoài
lách luật để mua đất tập trung, tạo thành những khu vực riêng, những khu phố riêng,
địa bàn sản xuất riêng,…những nơi đó dù công dân Việt Nam được ra vào nhưng
không buôn bán gì được cho họ và cũng không mua được thứ gì từ họ thì lúc đó những
vùng đất trên đất nước mình nhưng có vẻ không thuộc về nhân dân của mình. Đơn cử
như một số nhà hàng, quán ăn, khách sạn,….không phục vụ cho người Việt ngay trên
đất Việt.
Năm là, đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chế độ xã hội chủ nghĩa mà
theo đó tư liệu sản xuất trong đó có đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nếu đến lúc đó nhà
nước không thương lượng được hoặc không đủ nguồn lực để mua lại đất đai, công hữu
đất đai tư nhân với hình thức thỏa thuận thì sẽ ra sao? Điều đó là có nguy cơ xảy ra rất
cao khi mà các thế lực chống phá, những nhóm lợi ích quá lớn không muốn chúng ta
bước lên xã hội công bằng bình đẳng cho mọi người dân.

Như vậy, với quan điểm của chúng tôi, chúng tôi đánh giá chủ trương duy trì chế
độ sở hữu toàn dân đối với đất đai đi kèm với cơ chế chuyển giao cho người sử dụng
đất những quyền năng của chủ sở hữu như hiện nay là hợp lý. Mặc dù nhà nước không
công nhận tư hữu đất đai nhưng thực tế người sử dụng đất tư nhân đang được giao hầu
hết các quyền năng của một chủ sở hữu tư nhân về đất đai nhằm dung hòa lợi ích quốc
gia và lợi ích của người sử dụng đất.

Tuy những đường lối của Đảng và Nhà nước đối với sử hữu đất đai có định
hướng lâu dài và lo nghĩ cho toàn thể nhân dân, quyết tâm thay đổi cơ chế, quy định
4


của pháp luật về đất đai trong suốt nhiều năm qua nhưng dường như những thay đổi đó
diễn ra khá chậm và còn nhiều khiếm khuyết so với chuyển biến nhanh chóng của đời
sống thực tế xã hội nước ta. Chính vì vậy mà những bất cập, những hệ lụy gây ảnh
hưởng xấu đến người dân và đất nước vẫn đang hiện hữu, cần nhanh chóng giải quyết.
Một là, tình trạng người dân lo lắng bị thu hồi đất, đền bù không thỏa đáng, công
tác hỗ trợ sau thu hồi không phù hợp dẫn đến ảnh hưởng nặng nề đời sống, kinh tế và
tinh thần của người dân. Nỗi lo đó khiến người dân không dám mạnh dạn đầu tư lâu
dài vào đất, phải trông chờ vào các công trình hỗ trợ từ nhà nước,…dẫn đến tình trạng
sử dụng đất kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ kéo dài.
Để khắc phục tình hình này, nhà nước cần giữ vững quy hoạch hợp lý, có thời
gian chuẩn bị trước thời điểm thu hồi đủ dài và những giải pháp hỗ trợ người dân tái
định cư hợp lý. Với những dự án treo hoặc không thể triển khai, nhà nước phải thay
thế bằng dự án khác phù hợp hoặc kiên quyết thu hồi dể giao lại cho người dân canh
tác bằng hình thức hợp lý.
Hai là, người dân không có quyền định giá mảnh đất mình đang sử dụng dẫn đến
giá trị đất đai bị định giá sai lệch rất nhiều so với giá trị thực giao dịch trên thị trường.
Điều này đang hằng ngày ảnh hưởng đến nguồn vốn của người dân khi họ muốn cầm
cố, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, gây thiệt hại

rất lớn cho người dân cả nước. Việc nhà nước định khung giá đất (giá trị quyền sử
dụng đất) 5 năm 1 lần ở mức thấp như hiện nay cũng cần phải đứng về phía nhà nước
để nhìn nhận về cái lợi cho quốc gia, tuy nhiên, nếu đã đưa quyền sử dụng đất lên thị
trường để giao dịch như một loại hàng hóa thì nhà nước cần phải định giá đất tương
xứng với giá trị mà nó đang được giao dịch trên thị trường kèm theo những cơ chế
giám sát, hạn chế tình trạng đầu cơ, làm giá, tạo sốt giá ảo để trục lợi.
Ba là, nước chúng ta là một nước có tiềm năng lớn về nông nghiệp nhưng nông
nghiệp vẫn đang rất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sức cạnh tranh và giá trị sản phẩm luôn
thấp. Chúng ta cần sản phẩm có chất lượng đồng đều, sản lượng ổn định thì chúng ta
phải có những diện tích đất canh tác nông nghiệp rộng lớn, đồng bộ, sử dụng máy móc
thiết bị công suất lớn canh tác trên ruộng đồng. Không thể vì lo sợ tiểu số tích tụ ruộng
đất mà để tình trạng này kéo dài mãi. Chúng ta có pháp luật, Quốc hội đại diện người
dân ban hành ra pháp luật thì hãy mạnh dạn mở rộng hạn điền hơn nữa, tạo điều kiện
hơn nữa để những cá nhân, tổ chức có khả năng sản xuất lớn có cơ hội tích tụ ruộng
đất phục vụ sản xuất lớn vì Nhà nước vẫn còn nắm giữ những quyền định đoạt rất
quan trọng trong tay để can thiệp khi họ làm trái với quy định của pháp luật, gây tổn
5


hại đến cộng đồng và người dân.
Bốn là, Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và phân quyền, phân
cấp xuống địa phương trên cả nước nhưng những cơ chế giám sát việc thực hiện của
các cơ quan được phân cấp, phân quyền lại tỏ ra kém hiệu quả, dẫn đến rất nhiều sai
phạm nghiêm trọng. Trong thời gian qua, đã có rất nhiều vụ việc gây khiếu kiện đông
người, bất bình trong dư luận, những gia đình mất tư liệu sản xuất, rơi vào hoàn cảnh
nhiều không sau tái định cư,…hầu hết xuất phát từ những quyết định hành chính liên
quan đến thu hồi đất, đền bù, giải tỏa, tái định cư của các cấp ở địa phương.
Chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận với nhau rằng, ngoài kia đang có rất nhiều dự
án treo, dự án "ma", dự án sử dụng sai mục đích,…đang chiếm giữ hàng chục ngàn,
thậm chí hàng trăm ngàn héc-ta đất nông nghiệp mà lẽ ra nó phải được dùng để sản

xuất ra lương thực, nông sản, để các nhà máy sản xuất ra sản phẩm cho nước nhà. Với
nguyện vọng rất bình thường của những người công dân, chúng tôi mong muốn pháp
luật được xây dựng và vận hành bởi những người đại diện Nhân dân có trình độ, có
lương tâm và đủ bản lĩnh vượt qua được cám dỗ của cuộc sống để những "con sâu, con
mọt" bị trừng trị thích đáng, đủ sức răn đe cho những người khác.
Một lần nữa, chúng tôi muốn nói lên quan điểm của mình về vấn đề tư hữu đất
đai ở nước ta rằng, Nhà nước không nên công nhận chế độ tư hữu đất đai khi mà
những người sử dụng đất đang được trao hầu hết những quyền năng của chủ sở hữu
trong quyền sử dụng đất của mình. Vì, chúng tôi nhận thấy được định hướng đúng đắn
của Đảng và Nhà nước trong việc xác lập, phân chia quyền sở hữu đất đai giữa đại
diện chủ sở hữu toàn dân và người sử dụng đất thực sự. Sự hài hòa được thể hiện cụ
thể trong Luật Đất đai 2013 đã cho thấy những cố gắng rỏ nét của Nhà nước khi tăng
quyền lợi cho người sử dụng đất, làm sáng tỏ những quy định còn mơ hồ của Luật Đất
đai 2003 cũng như phân định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu
đất đai ở địa phương. Cùng với Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự
2015, những luật chuyên ngành khác có liên quan đến đất đai và sự nghiêm minh trong
áp dụng pháp luật, chúng tôi hy vọng những bất cập, hạn chế nêu trên sẽ được giải
quyết hiệu quả, giúp người dân an tâm canh tác, sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc
sống, từ đó góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
---Hết---

6



×