Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Hóa học 12 bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.02 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN HÓA HỌC 12

HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
HS biết:
- Những tác động của nghành sản xuất hóa học và các nghành sản xuất khác đến môi
trường.
- Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất.
- Tác hại của sự ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống của con người.
- Những vấn đề cơ bản trong việc chống ô nhiễm môi trường.
2. Tình cảm thái độ:
- HS nhận thức được về trách hiệm của bản thân góp phần bảo vệ môi trường và vận
động người thân, cộng đồng bảo vệ môi trường sống.
II. Phương pháp:
- Đàm thoại, thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị:
- HS cùng GV sưu tầm những bài báo, tranh ảnh theo chủ đề ô nhiễm môi trường
vafbaor vệ môi trường.
IV. Tổ chức hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1: Ô nhiêm môi trường không khí:
GV yêu cầu học sinh:
1. Nêu một số hiện tượng ô nhiễm không khí mà em biết ?
2. Đưa ra nhận xét về không khí sạch và không khí bị ô nhiễm và tác hại của nó ?
GV: Vậy nguồn nào gây ô nhiễm không khí ?
3. Những chất hóa học nào thường có trong không khí bị ô nhiễm và gây ảnh hưởng
tới đời sống của sinh vật như thế nào ?
HS: Thảo luận nhóm, thảo luận toàn lớp và rút ra kết luận.

Hoạt động 2: Ô nhiễm môi trường nước:




GIÁO ÁN HÓA HỌC 12

HS: đọc tài liệu , từ các thông tin khác, trả lời các câu hỏi:
1.
2.
3.
4.

Nêu một số hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ?
Đưa ra nhận xét về nước sạch, nước bị ô nhiễm và tác hại của nó .
Nguồn gây ô nhiễm nước do đâu mà có ?
Những chất hóa học nào thường có trong nguồn nước bị ô nhiễm và gây ảnh
hưởng như thế nào đến con người và sinh vật khác ?

Hoạt động 3: Ô nhiễm môi trường đất:
HS thảo luận với câu hỏi tương tự như trên.

Hoạt động 4: Nhận biết môi trường bị ô nhiễm.
GV: đặt vấn đề: Bằng cách nào có thể xác định được môi trường bị ô nhiễm ?
HS : suy nghĩ, đọc những thông tin trong bài học để trả lời câu hỏi và nêu phương
pháp xác định .
Một số cách nhận biết môi trường bị ô nhiễm:
Quan sát màu sắc, mùi.
Dùng một số hóa chất để xác định các ion gây ô nhiễm bằng
phương pháp phân tích hóa học.
Dùng các dụng cụ đo như: nhiệt kế, sắc kí, máy đo pH, ...để xác
định nhiệt độ, các ion và độ pH của đất, nước...


Hoạt động 5: Xử lí chất ô nhiễm như thế nào ?
GV: Nêu tình huống cụ thể và yêu cầu học sinh đưa ra phương pháp giải quyết.
HS: Đọc thêm thông tin trong sách giáo khoa, quan sát hình vẽ thí dụ về xử lí chất thải,
khí thải trong công nghiệp.
Tiến hành thảo luận nhóm, phân tích tác dụng của mỗi công đọan và rút ra nhận xét
chung về một số biện pháp cụ thể trong sản xuất, đời sống về:


GIÁO ÁN HÓA HỌC 12

-

Xử lí khí thải.
Xử lí chất thải rắn.
Xử lí nước thải.

Kết luận: Để xử lí chất thải theo phương pháp hóa học, cần căn cứ vào tính chất vật lí,
tính chất hóa học của mỗi loại chất thải để chọn phương pháp cho phù hợp.

Rút kinh nghiệm sau giờ dạy



×