Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------

KHÚC THỊ HÀ THANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN
LUÂN CHUYỂN ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA
CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH VẬN TẢI NIÊM
YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KẾ TOÁN

Đà Nẵng, năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------

KHÚC THỊ HÀ THANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN
LUÂN CHUYỂN ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA
CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH VẬN TẢI NIÊM
YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS TRƢƠNG BÁ THANH



Đà Nẵng, năm 2017



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
5. Bố cục đề tài................................................................................................ 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ
TIÊU QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN .... 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN ............................ 10
1.1.1. Khái niệm vốn luân chuyển và quản trị vốn luân chuyển .................. 10
1.1.2. Tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển ................................... 11
1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh quản trị vốn luân chuyển ................................. 15
1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU QUẢN TRỊ VỐN LUÂN
CHUYỂN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP ............................. 32
1.2.1 Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu quản trị vốn luân chuyển và tỷ
suất lợi nhuận ................................................................................................ 32
1.2.2 Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất lợi nhuận trong
các nghiên cứu trƣớc đây .............................................................................. 35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................... 38
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................... 39
2.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................... 39
2.1.1 Các biến đƣợc sử dụng cho mô hình ................................................... 39
2.1.2 Dữ liệu nghiên cứu............................................................................... 44

2.1.3 Mô hình nghiên cứu đề nghị cho đề tài ............................................... 45
2.1.4 Các giả thuyết nghiên cứu của mô hình............................................... 47


2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 49
2.2.1 Mô tả thống kê ..................................................................................... 49
2.2.2 Phân tích tƣơng quan Pearson.............................................................. 49
2.2.3 Phân tích hồi qui .................................................................................. 50
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................... 54
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 55
3.1 MÔ TẢ THỐNG KÊ ..................................................................................... 55
3.2 PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN PEARSON .................................................. 57
3.3 PHÂN TÍCH HỒI QUI ................................................................................. 60
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................... 80
CHƢƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ ............................... 81
4.1 HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................................................ 81
4.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 83
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh

Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt


ACP

Average payables

Kỳ thanh toán bình quân

ACR

Average Collection receivables

Kỳ thu tiền bình quân

APEC
CCC

Asia-Pacific Economic
Cooperation
Cash conversion cycle

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt
Hệ số khả năng thanh toán hiện

CR

Current ratio

DR

Debt ratio


Tỷ lệ nợ

EOQ

Economic Order Quantity

Mô hình đặt hàng kinh tế

POQ

Prodution Order Quantity

Mô hình đặt hàng sản xuất theo lô

GOP

Gross profit ratio

Tỷ suất lợi nhuận gộp

IP

Inventory Period

Chu kì chuyển hóa hàng tồn kho

Firm size

Quy mô công ty


SIZE

Trans-Pacific Strategic
TPP

Economic Partnership
Agreement

hành

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dƣơng

FEM

Fixed effects management

Ƣớc lƣợng hồi quy FEM

OLS

Ordinary Least Square

Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất

GLS

Generalized Least Square


DNVT

Phƣơng pháp bình phƣơng tối
thiểu tổng quát
Doanh nghiệp vận tải

KPT

Khoản phải thu

KPT

Khoản phải trả


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

3.1

Kết quả mô tả thống kê

55


3.2

Kết quả phân tích tƣơng quan Pearson

58

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

Mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân và tỷ suất lợi
nhuận
Mối quan hệ giữa kỳ thanh toán bình quân và tỷ suất lợi
nhuận
Mối quan hệ giữa kỳ thanh toán bình quân và tỷ suất lợi
nhuận
Mối quan hệ giữa kỳ luân chuyển hàng tồn kho và tỷ suất
lợi nhuận
Mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và tỷ suất
lợi nhuận

61

64


66

68

70

3.8

Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình

72

3.9

Kết quả kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến

76

3.10

Kết quả kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan

78


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình


hình
1.1
1.2

Trình bày tóm tắt hậu quả của việc tồn kho hàng hóa
quá ít hoặc quá nhiều
Trình bày phạm vi của quản trị tiền mặt

Trang

21
27


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với chiến lƣợc kinh doanh đa lĩnh vực
nhƣ hiện nay thì việc mở rộng thị trƣờng, cơ cấu lại phƣơng thức sản xuất kinh
doanh, chuyển dịch đầu tƣ và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh do
vậy mà mỗi doanh nghiệp cần quản trị nguồn vốn linh hoạt - đó là một vấn đề
đƣợc đánh giá ở tầm quan trọng cao của quản trị doanh nghiệp, nhằm tạo điều
kiện để các nguồn vốn tài chính đƣợc nhanh chóng chuyển sang sử dụng ở các
lĩnh vực kinh doanh khác hiệu quả hơn. Với vai trò cần phải đáp ứng nhanh
chóng nhu cầu về vốn, để đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các dạng tồn tại của
tài sản lƣu động để có thể liên tục tạo ra ngân quĩ. Do đó, quản trị vốn luân
chuyển mà cụ thể là quản trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn hiệu quả là vấn đề
thực tế mà các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm.

Quản trị tài chính trong doanh nghiệp là nhằm tối đa hóa giá trị cho chủ sở
hữu doanh nghiệp, thì việc ra quyết định thông qua nhờ các thông tin tài chính,
nhà quản trị cần đƣa ra quyết định về đầu tƣ dựa trên bảng cân đối tài sản nguồn
vốn và nợ phải trả, thì phải duy trì một cơ cấu tài sản hợp lí, tăng thêm hay loại
bỏ các tài sản không còn giá trị. Quyết định sử dụng nguồn tài trợ đầu tƣ cho tài
sản, và sử dụng hiệu quả tài sản sau khi đầu tƣ. Việc quản trị tài chính nhƣ vậy
mang tầm bao quát thì quản trị vốn luân chuyển là một bộ phận lại xem xét
trong phạm vi ngắn hạn gắn liền với chu kì hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Vốn luân chuyển đƣợc coi là sản ngắn hạn của một công ty, chiếm một tỷ
lệ trong nguồn lực tài chính của công ty và đƣợc chuyển hóa qua nhiều hình thái
khác nhau, thay đổi ngày qua ngày trong hoạt động sản xuất của công ty. Mà tài
sản ngắn hạn chủ yếu bao gồm tiền mặt, chi phí trả trƣớc, đầu tƣ ngắn hạn,


2

khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả và các loại tài sản ngắn hạn khác.
Vốn luân chuyển thuần có thể đƣợc tính toán bằng cách lấy tài sản ngắn hạn của
công ty trừ đi nợ ngắn hạn của nó. Hay nói cách khác quản trị vốn luân chuyển
là duy trì mức độ phù hợp có thể tối thiểu hóa chi phí về vốn tạo ra đủ tiền để
thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn vì công ty không thể đầu tƣ quá nhiều vào tài
sản cố định mà bỏ quên nhu cầu vốn ngắn hạn và đầu tƣ vào hoạt động sản xuất
kinh doanh dài hạn.
Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu về vốn luân chuyển không còn là quá mới
mẻ, vấn đề này đã đƣợc xem xét trong quyết định hằng ngày của giám đốc tài
chính các công ty. Chiến lƣợc quản trị về vốn là phải cân bằng hai mục tiêu tính
thanh khoản và khả năng sinh lời, chẳng hạn nếu nhƣ bỏ qua khả năng sinh lời
công ty khó tồn tại và duy trì hoạt động trong thời gian dài. Quản trị vốn luân
chuyển để gia tăng khả năng sinh lợi trong điều kiện kinh tế hiện nay, Việt Nam

gia nhập TPP, trƣớc thềm hội thảo APEC 2017. Nó sẽ là vấn đề chú trọng đối
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
Tóm lại, với rất nhiều lý do ở trên, chúng ta đã thấy đƣợc mối quan hệ
khăng khít giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận của một công ty. Do đó,
bài nghiên cứu này nhằm khẳng định tác động của quản trị vốn luân chuyển lên
lợi nhuận của các công ty ở Việt Nam và hoàn thiện những nghiên cứu đã đƣợc
thực hiện trƣớc đây để giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc
hơn về vốn luân chuyển, qua đó có những chính sách nhằm nâng cao thành quả
của doanh nghiệp và tối đa hóa giá trị cổ đông.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với những nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới về quản trị vốn luân chuyển
đã có bằng chứng xác đáng kết luận ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty, tuy nhiên kết quả nghiên cứu ở mỗi quốc gia là khác nhau,
do vậy bài nghiên cứu này tập trung vào việc tìm ra mối quan hệ giữa các thành


3

phần của quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất lợi nhuận của các công ty cổ phần
thuộc nhóm ngành vận tải ở Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho các nhà quản trị
có thể sử dụng kết quả của mô hình để đƣa ra những chính sách quản trị phù
hợp nhằm nâng cao lợi nhuận công ty và tối đa hóa giá trị cổ đông. Bài viết sẽ
cố gắng giải quyết những vấn đề sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu chiều tác động lên tỷ suất lợi nhuận của các thành
phần của vốn luân chuyển bao gồm kỳ phải thu, kỳ phải trả, chu kỳ chuyển đổi
tồn kho, chu kỳ luân chuyển tiền mặt cũng nhƣ chỉ tiêu kết hợp của 4 nhân tố
này là kỳ luân chuyển tiền mặt đối với nhóm ngành vận tải tại Việt Nam.
- Thứ hai, xem xét mức độ tác động của các nhân tố này lên tỷ suất lợi
nhuận của công ty.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: Các chỉ tiêu quản trị vốn luân chuyển và mối quan
hệ của các chỉ tiêu quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất lợi nhuận của các công ty
cổ phần thuộc nhóm ngành vận tải niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Các nội dung tiến hành nghiên cứu tại các công ty cổ
phần thuộc nhóm ngành vận tải niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
- Về mặt thời gian: Thông tin dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đƣợc thu
thập trong thời gian 5 năm, giai đoạn 2011 – 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phần lý thuyết: Tham khảo các tài liệu nghiên cứu và các quan điểm của
quản trị vốn luân chuyển ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.


4
Mô hình nghiên cứu: Dùng phƣơng pháp hồi quy đa biến, mô hình vận
dụng sự phụ thuộc của bốn nhân tố chính của quản trị vốn luân chuyển đến lợi
nhuận, trong đó đại diện cho mức lợi nhuận của doanh nghiệp là tỷ suất lợi
nhuận gộp.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn sử dụng dữ liệu nghiên
cứu mẫu 38 công ty trong ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt
Nam. Các số liệu đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính hằng năm đƣợc công
khai trên các website tài chính.
Trong bài, lợi nhuận của công ty đƣợc đo lƣờng qua lợi nhuận hoạt động
gộp (GOP), trong khi đó biến tổng quát nhất liên quan tới quản trị vốn luân
chuyển là kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC). Để có thể đƣa đến kết quả tin cậy
nhất, bài nghiên cứu vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
Mô tả thống kê: Mô tả các khía cạnh liên quan đến chu kỳ chuyển thành
tiền mặt và cung cấp thông tin chi tiết về mỗi biến có liên quan.
Phân tích tƣơng quan Pearson: để đo lƣờng mức độ liên kết giữa các biến

số khác nhau.
Phân tích hồi quy: Để ƣớc lƣợng các mối quan hệ nhân quả giữa biến tỷ
suất sinh lợi và các biến độc lập khác.
Bài viết sử dụng phần mềm SPSS để xử lý kết quả về số liệu thu thập chạy
mô hình phân tích, dữ liệu có ý nghĩa về các biến trong nghiên cứu này.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham
khảo, nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm bốn chƣơng đƣợc trình bày theo trình
tự nhƣ sau:


5
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu quản trị vốn luân
chuyển và lợi nhuận của công ty.
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Về khía cạnh lịch sử thì quản trị vốn luân chuyển còn là nhiệm vụ tiền thân
của quản trị tài chính, đã có rất nhiều những nghiên cứu về những yếu tố về vốn
luân chuyển, những nghiên cứu về vốn luân chuyển trƣớc đây chủ yếu về cải
thiện khả năng thanh toán và số dƣ tiền mặt tối ƣu. Nhƣ nghiên cứu tiên phong
của Baumol (1952) về mô hình quản lý hàng tồn kho và Miller (1966), về mô
hình quản lý tiền mặt có thể đƣơc coi là nghiên cứu đầu tiên và đƣợc biết đến
nhiều nhất trong lĩnh vực này. Những nghiên cứu này cung cấp cho nhà quản trị
các vấn đề liên quan đến thực hành quản trị vốn luân chuyển. Và tiếp nối từ các
nghiên cứu trƣớc những nghiên cứu gần đây phân tích tác động ảnh hƣởng của
mối quan hệ giữa khả năng thanh toán, quản trị vốn luân chuyển và khả năng
sinh lời của công ty đó, đƣợc thực hiện ở nhiều quốc gia và bằng nhiều phƣơng
pháp thống kê nên có rất nhiều quan điểm về mối quan hệ này. [9]

Shin và Soenen (1998) đã lựa chọn các doanh nghiệp tại Mỹ trong giai
đoạn 1975-1944 thực hiện mối quan hệ giữa quả trị vốn luân chuyển và khả
năng tạo ra giá trị cho cổ đông. Tác giả làm thực nghiệm nghiên cứu có hay
không mối quan hệ giữa hai biến đƣợc chọn là giữa kỳ luân chuyển tiền mặt và
khả năng sinh lời của công ty. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt phản ánh khoảng
thời gian giữa chi tiền và thu lại tiền mặt ,đƣợc đo lƣờng bằng cách ƣớc lƣợng
thời gian chuyển đổi hàng tồn kho và khoảng chênh lệch chuyển đổi các khoản
phải thu trừ đi thời gian chuyển đổi các khoản phải trả. Hai tác giả này đã sử


6
dụng phân tích tƣơng quan và hồi qui để đƣa ra đƣợc kết luận tìm thấy mối quan
hệ ngƣợc chiều giữa lợi nhuận công ty và kỳ luân chuyển tiền mặt. Cùng quan
điểm về dấu đối với cặp quan hệ này, bài viết của tác giả Moss và Stine (2006)
lựa chọn nghiên cứu 1717 doanh nghiệp ngành bán lẻ tại Mỹ trong giai đoạn
1971 – 1990 thông qua phân tích hồi qui đa biến. [33]
Lazaridis và Tryfonidis (2006) điều tra mối quan hệ giữa quản trị vốn luân
chuyển và khả năng sinh lời doanh nghiệp của các công ty niêm yết tại Sở giao
dịch và chứng khoán Athens. Kết quả từ phân tích hồi quy chỉ ra rằng có một ý
nghĩa thống kê giữa khả năng sinh lời – đánh giá thông qua lợi nhuận gộp, và
chu kì chuyển hóa thành tiền mặt. Từ những kết quả đó, họ chỉ ra rằng các nhà
quản trị có thể tạo giá trị cho cổ đông bằng cách xử lý một cách chính xác chu kì
chuyển hóa thành tiền mặt và giữ các thành phần khác nhau trong chu kỳ luôn ở
mức độ tối ƣu. [23]
Deloof (2003), nghiên cứu các mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển
và khả năng sinh lời doanh nghiệp cho một mẫu gồm 1009 công ty phi tài chính
lớn của Bỉ trong giai đoạn 1992 – 1996. Tác giả sử dụng chỉ tiêu thu nhập gộp từ
hoạt động kinh doanh để đo lƣờng khả năng sinh lợi và chu kì chuyển hóa tiền
mặt. Tác giả sử dụng phân tích tƣơng quan và hồi quy trong bài nghiên cứu này,
ông tìm thấy rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa khả năng sinh lợi và chu kỳ

luân chuyển tiền mặt và các thành phần của nó kỳ thu tiền, kỳ thanh toán bình
quân và thời gian chuyển đổi hàng tồn kho. Từ kết quả phân tích ông đề xuất
rằng các nhà quản trị có thể tăng khả năng sinh lợi của công ty bằng cách giảm
kì thu tiền và thời gian luân chuyển hàng tồn kho. Hoặc có thể trì hoãn việc
thanh toán các hóa đơn của công ty. Ngoài ra nghiên cứu này còn cho thấy các
công ty lớn thƣờng tập trung quản lý về tiền nhiều hơn.[9].
Tác giả Eljelly (2004) đã nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa mối
quan hệ khả năng sinh lợi và tính thanh khoản bằng tỷ số khả năng thanh toán


7
hiện hành và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của các công ty cổ phần ở Ả rập –
Saudi. Sử dụng phân tích tƣơng quan và hồi quy kết luận mối quan hệ nghịch
chiều giữa lợi nhuận và mức độ thanh khoản của nó. Tuy nhiên, ở cấp độ ngành
công nghiệp ông thấy rằng chỉ tiêu chu kỳ luân chuyển tiền mặt là thƣớc đo
chính xác hơn so với khả năng thanh toán hiện hành về sự tác động của tính
thanh khoản lên khả năng sinh lợi. Biến quy mô công ty cũng có ảnh hƣởng
đáng kể đến lợi nhuận ở mức độ ngành công nghiệp. [11]
Padachi (2006) tiến hành nghiên cứu tƣơng tự nhƣ Deloof dựa trên các
công ty tại Mauritian, trong khoảng thời gian từ năm 1998 – 2003 và tìm ra rằng
số ngày của khoản phải thu và lợi nhuận có mối quan hệ ngƣợc chiều, bởi nó
bao gồm cả chi phí phần chiết khấu cho khách hàng thanh toán sớm. Khi doanh
thu giảm, doanh nghiệp áp dụng chính sách gia hạn thêm thời hạn thanh toán để
có thể tồn tại. Sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản để đo lƣờng đánh giá
lợi nhuận, tác giả kết luận rằng số vòng quay khoản phải thu có ảnh hƣởng đến
lợi nhuận nghĩa rằng cứ thêm một ngày vòng quay khoản phải thu thì làm giảm
chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản. Và thêm nữa Padachi không tìm ra mối quan
hệ giữa hàng tồn kho và lợi nhuận. [23]
Afza và Nazir (2009) đã nghiên cứu về các chính sách quản trị vốn luân
chuyển và khả năng sinh lời cho mẫu 204 công ty phi tài chính ở Nigeria trong

giai đoạn 1996 – 2005. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu kinh tế lƣợng trong một hồi
qui gộp, trong đó các quan sát chuỗi thời gian và nghiên cứu cắt ngang đƣợc sử
dụng kết hợp nhƣng không có sự thay đổi đáng kể trong hiệu quả quản lí vốn
luân chuyển giữa các công ty lớn và công ty nhỏ.Tác giả đề nghị rằng các nhà
quản trị có thể tạo ra giá trị nếu họ thông qua hƣớng tiếp cận đến đầu tƣ về vốn
và các chính sách tài chính về vốn. [13]
Gill, Biger và Mathur (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu vốn
luân chuyển với khả năng sinh lời đại diện bằng chỉ tiêu thu nhập hoạt động làm


8
biến phụ thuộc, trên phạm vi 88 công ty ở New York trong khoảng thời gian từ
2005 – 2007, nhận định rằng tồn tại mối quan hệ ngƣợc chiều giữa lợi nhuận và
số ngày phải thu, số vòng quay tiền mặt và lợi nhuận là cùng chiều, do đó công
ty cần chú trọng các chính sách thu hồi các khoản nợ đúng hạn và đúng đối
tƣợng khách hàng. [18]
Gracia, Martins và Brandao (2011) khảo sát trên 2.974 công ty phi tài chính
niêm yết trên 11 thị trƣờng chứng khoán châu Âu, kết quả phân tích GLS và
OLS cho thấy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa vòng quay tiền mặt và lợi nhuận
các thể gia tăng khả năng sinh lợi bằng cách giảm khoản thời gian vốn luân
chuyển mà công ty đang nắm giữ. [19]
Arbidance và Ignatjeva (2013) nghiên cứu ảnh hƣởng của vốn luân chuyển
đến lợi nhuận của 182 doanh nghiệp ở Latvian từ 2004 – 2010, kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ rất mật thiết giữa các chỉ tiêu của vốn luân
chuyển và lợi nhuận. Tƣơng tự cho những nghiên cứu của Ahmadi (2012) khám
phá mối quan hệ trên dựa vào khảo sát của các công ty ngành thực phẩm trên thị
trƣờng chứng khoán tại Tehran.[6]
Enqvist et at (2012) đã sử dụng mẫu dữ liệu gồm 1136 doanh nghiệp Phần
Lan, niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Nasdag OMX từ năm 1990 – 2008,
với mẫu nghiên cứu số lớn nhƣ vậy, họ kết luận rằng quản trị vốn luân chuyển

hiệu quả có vai trò quan trọng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp do vậy nên
đƣợc đƣa vào kế hoạch tài chính của doanh nghiệp [16]
Riêng ở Việt Nam, tác giả Huynh Phuong Dong & Jyh – tay Su (2010) đã
nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kì luân chuyển tiền và khả năng sinh lời, đƣợc
đo lƣờng bằng tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp trên một mẫu nghiên cứu 130 công
ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2008.
Nhóm tác giả đã tìm ra mối quan hệ mạnh giữa khả năng sinh lợi và chu kì luân
chuyển tiền và đƣa ra kết luận ban quản trị có thể gia tăng giá trị tài sản cho cổ


9
đông bằng cách xác định kì luân chuyển tiền phù hợp và duy trì từng thành phần
này ở mức tối ƣu. [12] Và tác giả Tran Viet Hoang ( 2015) dựa trên 98 công ty
sản xuất trên thị trƣờng chứng khoán Hồ Chí Minh trong 6 năm 2009 – 2014
bằng kết quả phân tích tƣơng quan Pearson và hồi quy FEM khẳng định mối
quan hệ giữa các yếu tố, và chỉ ra rằng có thể gia tăng lợi nhuận tối ƣu bằng
cách giảm số vòng quay tiền mặt và thƣơng mại ròng. [22]
Tất cả nghiên cứu trên cho ta một sơ sở lí thuyết về quản trị vốn luân
chuyển và các thành phần của nó. Những tác giả cùng phát hiện ra mối quan hệ
ngƣợc chiều giữa số vòng quay nợ phải trả và lợi nhuận dựa trên tiến hành nhiều
quốc gia và môi trƣờng khác nhau. Mối quan hệ ngƣợc chiều giữa kì tồn kho và
lợi nhuận thể hiện rằng công ty có lợi nhuận cao thì quá trình chuyển đổi hàng
tồn kho thành thành phẩm trong giai đoạn ngắn. Trên cơ sở những nghiên cứu
trƣớc đây, bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu quản trị vốn luân
chuyển và khả năng sinh lời của các công ty cổ phần thuộc nhóm ngành vận tải
đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam nhằm xác định tồn tại
mối quan hệ giữa các chỉ tiêu vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của các công
ty này hay không. Và xác định mức độ tƣơng quan giữa khả năng sinh lời với
ảnh hƣởng của các nhân tố quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời cho
các doanh nghiệp trong ngành này.



10

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU
QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
1.1.1. Khái niệm vốn luân chuyển và quản trị vốn luân chuyển
Vốn luân chuyển (Working Capital) là giá trị của toàn bộ tài sản lƣu
động, là những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Trong mỗi
chu kỳ kinh doanh, chúng chuyển hóa qua tất cả các dạng từ tiền mặt đến tồn
kho, khoản phải thu và trở về hình thái ban đầu là tiền mặt. Nhiệm vụ của quản
trị tài chính là đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho vốn luân chuyển, thúc đẩy sự
chuyển hóa nhanh chóng các hình thái tồn tại của tài sản lƣu động. Các chính
sách quản trị vốn luân chuyển cần giải quyết hai vấn đề lớn: thứ nhất đầu tƣ bao
nhiêu vào tài sản lƣu động và đầu tƣ vào tài sản nào; thứ hai sử dụng nguồn vốn
nào để tài trợ cho vốn luân chuyển. Hai vấn đề này đều có tác động trực tiếp và
tổng hợp lên tính sinh lợi cũng nhƣ rủi ro của doanh nghiệp.
Theo nghĩa rộng, vốn luân chuyển là giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn,
những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Trong mỗi chu kỳ
kinh doanh, chúng chuyển hoá qua tất cả các dạng - tồn tại từ tiền mặt đến
hàng tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền
mặt. Vốn luân chuyển đo lƣờng sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp và nó
đóng một vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa tài sản của cổ đông. Vấn đề là
để cân bằng các thành phần của vốn luân chuyển, đáp ứng những nghĩa vụ trong
ngắn hạn của công ty vì các thành phần của vốn luân chuyển này có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Nếu giá trị của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì
vốn luân chuyển thuần sẽ bị âm, chứng tỏ vốn luân chuyển đang bị thâm hụt.



11
Thì dù rằng công ty đang làm ăn có lãi nhƣng thực sự khoản lợi nhuận này đang
bị chiếm dụng bởi các khoản phải thu ngắn hạn và công ty phải đi tìm nguồn tài
trợ từ vay mƣợn cho tài sản ngắn hạn, công ty chịu thêm áp lực về chi phí về
vốn, chi phí sản xuất do đó ảnh hƣởng đến lợi nhuận.
Từ đó nhiệm vụ của quản trị vốn luân chuyển là đảm bảo rằng doanh
nghiệp có đủ vốn luân chuyển, ngân quĩ quá ít dẫn đến tình trạng giảm tính
thanh khoản. Quản trị vốn luân chuyển còn duy trì quan hệ giữa từng bộ phận
cấu thành cũng nhƣ tổng thể của vốn luân chuyển một cách hợp lý và tìm ra các
nguồn vốn phù hợp tài trợ cho vốn luân chuyển. Nội dung của quản trị tài chính
đối với vốn luân chuyển đó chính là giải quyết hai vấn đề mức tài sản lƣu động
hợp lý và công ty duy trì đối với từng khoản mục và công ty nên sử dụng nguồn
nào. Mục đích của bài nghiên cứu này là xem xét mối quan hệ giữa các thành
phần của vốn luân chuyển nhƣ hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả đối
với lợi nhuận của công ty.
1.1.2. Tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển
Quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là quá trình hình
thành và sử dụng vốn kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho các chủ doanh nghiệp.
Ngày nay các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng yêu cầu về tài
sản lƣu động là rất lớn, có thể coi tài sản lƣu động là mạch sống của quá trình
tuần hoàn qua các hình thái kể từ hoạt động kinh doanh – mua nguyên vật liệu,
sản xuất, bán hàng, thu hồi tiền hay nợ. Để đảm bảo mục tiêu này, doanh nghiệp
thƣờng xuyên phải đƣa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính dài hạn
và ngắn hạn. Khi một doanh nghiệp đƣa ra quyết định đối với tài sản ngắn hạn
và nợ ngắn hạn của mình thì đƣợc gọi là quản trị vốn luân chuyển. Hay nói cách
khác sự quản trị vốn luân chuyển có thể đƣợc định nghĩa nhƣ một sự duy trì mức
độ tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phù hợp nhằm duy trì tốt hoạt động công ty,



12
tận dụng tối đa nguồn vốn và tối thiểu hóa chi phí, tạo ra đủ tiền để thanh toán
các nghĩa vụ ngắn hạn cũng nhƣ đầu tƣ thêm vào sản xuất kinh doanh. Quản lý
và sử dụng hiệu quả tài sản lƣu động là một nội dung trọng tâm trong các quyết
định tài chính ngắn hạn và nội dung có ảnh hƣởng lớn đến mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận.
Với bản chất và định hƣớng mục tiêu nhƣ trên, doanh nghiệp luôn luôn tìm
mọi biện pháp để tồn tại và phát triển. Tài sản lƣu động thƣờng chiếm một tỷ
trọng lớn trong tổng tài sản. Và chúng có đặc điểm chuyển hóa thành tiền nhanh,
vì thế tài sản lƣu động có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn so với
tổng tài sản đối với các doanh nghiệp sản xuất và thƣơng mại, vì thế điều quan
trọng là vốn luân chuyển đƣợc quản lí bằng cách tối ƣu, cân bằng tính thanh
khoản và lợi nhuận. Mặc dù một công ty làm ăn có lãi nhƣng thực sự khoản lãi
này bị chiếm dụng bởi khoản phải thu, và công ty phải đi vay mƣợn thêm hoặc
mua nợ, hàng tồn kho. Nhƣ vậy lợi nhuận và tính thanh khoản cần quản trị một
cách cẩn trọng hợp lý, khoản đầu tƣ vào tài sản và hàng tồn kho đúng lúc để tạo
ra cơ hội tốt để bán đƣợc hàng hóa sẽ cải thiện đƣợc lợi nhuận và thanh khoản
của doanh nghiệp. Hàng hóa đƣợc luân chuyển nhanh hơn thì có kì luân chuyển
tiền mặt ngắn hơn (Padichi, 2006). Vốn luân chuyển đầy đủ còn giúp công ty có
thể chi trả các chi phí hoạt động hằng ngày nhƣ tiền lƣơng, chi phí chung và chi
phí điều hành khác.
Đi cùng với khả năng chuyển hóa thành tiền cao, thì so với các tài sản khác
tài sản lƣu động lại có khả năng sinh lời thấp đặc biệt là tiền mặt vì thế nếu
chúng ta quản trị lỏng lẻo làm cho các khoản phải thu, tồn kho,… tăng lên nhanh
chóng sẽ làm giảm khả năng sinh lời chung của toàn bộ tài sản.


13


Mukhopadhyay, (2004) kết luận khi nghiên cứu vốn luân chuyển trong
ngành công nghiệp nặng, mỗi công việc kinh doanh đều cần vốn luân chuyển để
tồn tại và duy trì hoạt động, nói không sai khi ngƣời ta coi vốn luân chuyển là sự
sống của một doanh nghiệp. Nó cần cho một công ty để duy trì tính thanh khoản,
tính thanh toán nợ và lợi nhuận .Tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển
hiệu quả là không thể chối cãi [20]. Nếu một công ty dự định đầu tƣ nhiều vào
vốn luân chuyển, tức là lợi nhuận có thể đầu tƣ vào tài sản cố định hoặc tài sản
dài hạn sẽ bị giảm bớt vì công ty sẽ phải duy trì chi phí lƣu trữ hàng tồn kho
trong dài hạn cũng nhƣ chi phí nắm giữ hàng tồn kho dƣ thừa (Arnold, 2008).
Mặt khác, nếu một công ty đầu tƣ quá nhiều vào tài sản cố định mà bỏ quên nhu
cầu vốn ngắn hạn thì có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng kiệt quệ tài chính vì
không đủ tiền. Lợi nhuận và thanh khoản là 2 mục tiêu chính để duy trì hoạt
động của một công ty, do đó nhiệm vụ chính của các nhà quản trị là đánh đổi
giữa lợi nhuận và thanh khoản ở một mức độ tối ƣu nhất nhằm đem lại hiệu quả
cho công ty (Kargar & Blumenthal, 1994). Việc thiếu vốn luân chuyển là một
trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới phá sản ở nhiều doanh nghiệp nhỏ ở
nhiều nƣớc khác nhau do việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp lớn
Quản trị hiệu quả vốn luân chuyển bao gồm 2 bƣớc là chuẩn bị nguồn lực và
điều khiển nguồn lực đó. Cả 2 đều với mục tiêu để công ty có thể đáp ứng các
nghĩa vụ ngắn hạn cũng nhƣ tránh lãng phí nguồn lực vì đầu tƣ quá nhiều vào tài
sản ngắn hạn (Eljelly, 2004). Quản trị hiệu quả sẽ làm giảm nhu cầu vay mƣợn
bên ngoài cho công ty.
Có nhiều các tiếp cận khác nhau đối với quản trị vốn luân chuyển, 2 cách
cơ bản đó là chính sách quản trị vốn luân chuyển cấp tiến và chính sách quản trị
vốn luân chuyển bảo thủ. Chính sách quản trị cấp tiến với việc đầu tƣ nhiều vào
tài sản cố định và đầu tƣ ít vào tài sản ngắn hạn có thể tạo ra nhiều lợi nhuận cho
công ty, tuy nhiên nó cũng đặt công ty vào nguy cơ thiếu vốn để duy trì hoạt


14

động thƣờng ngày và khoản trả nợ ngắn hạn. Ngƣợc lại, chính sách bảo thủ đầu
tƣ ít vào tài sản cố định để đổ vốn vào tài sản ngắn hạn, nó hàm ý rằng nợ ngắn
hạn đƣợc ƣa thích sử dụng hơn so với nợ dài hạn, tỷ lệ nợ ngắn hạn nhiều sẽ cần
nhiều vốn ở dạng thanh khoản cao để chi trả sớm nhằm hƣởng đƣợc lãi vay thấp
và tiết kiệm đƣợc nhiều hơn.
Trong khâu dự trữ và sản xuất tài sản lƣu động đảm bảo cho sản xuất của
doanh nghiệp đƣợc tiến hành liên tục, đảm bảo qui trình công nghệ, công đoạn
sản xuất. Trong lƣu thông, tài sản lƣu động đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ đƣợc liên tục, nhịp nhàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thời gian luân chuyển tài sản lƣu động lớn khiến cho công việc quản lí và sử
dụng tài sản lƣu động luôn luôn diễn ra thƣờng xuyên, hằng ngày với vai trò to
lớn nhƣ vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển tài sản lƣu động, nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản lƣu động trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến một doanh nghiệp làm ăn
thiếu hiệu quả thậm chí thất bại trên thƣơng trƣờng. Có thể có các nguyên nhân
chủ quan, nguyên nhân khách quan, tuy nhiên một nguyên nhân phổ biến vẫn là
việc sử dụng vốn không hiệu quả. Trong việc mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm. Điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí tài sản lƣu động, tốc độ
luân chuyên tài sản lƣu động còn thấp, mức sinh lợi kém thậm chí có doanh
nghiệp còn gây thất thoát không kiểm soát đƣợc tài sản lƣu động dẫn đến mất
khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán.
Bên cạnh việc xác định cấu trúc vốn tối ƣu, quản lý vốn luân chuyển là một
vấn đề rất đƣợc quan tâm trong tài chính doanh nghiệp vì nó có mối liên hệ mật
thiết với khả năng sinh lợi, rủi ro và giá trị công ty. Quản trị vốn lƣu động là
quản trị các tài sản ngắn hạn chủ yếu của công ty, bao gồm các khoản mục phải
thu khách hàng, hàng tồn kho và tiền mặt. Các nghiên cứu trong lĩnh vực tài


15
chính doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các quyết định tài chính dài hạn nhƣ

cấu trúc vốn, chính sách cổ tức hoặc định giá công ty. Tuy nhiên, các khoản đầu
tƣ vào tài sản ngắn hạn lại chiếm phần lớn các khoản mục trên bảng cân đối kế
toán của công ty. Do đó, quản lý vốn luân chuyển là một vấn đề rất quan trọng
đối với hầu hết các công ty, đặc biệt là ở các công ty vừa và nhỏ vì phần lớn tài
sản của các công ty này là tài sản ngắn hạn. Tƣơng tự, nợ ngắn hạn là một trong
những nguồn tài trợ bên ngoài chủ yếu của các công ty do những hạn chế về quy
mô và khó khăn về khả năng huy động trên thị trƣờng vốn dài hạn.
1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh quản trị vốn luân chuyển
Trong một chu kì kinh doanh, các tài sản vốn luân chuyển chuyển hóa liên
tục qua các hình thái từ tiền mặt, đến tồn kho, khoản phải thu và quay trở lại tiền
mặt. Chu kì này là chu kì tuần hoàn vốn. Chính sách quản trị vốn luân chuyển
hiệu quả phải đảm bảo giảm tối thiểu thời gian từ khi trả tiền đến khi mua
nguyên vật liệu đến khi thu tiền bán tín dụng.
a. Quản trị hàng tồn kho
Tùy theo ngành nghề kinh doanh mà hàng tồn kho tồn tại dƣới các trạng
thái và tỷ lệ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn là khác nhau. Đối với công ty sản xuất
thì hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm đƣợc đã đƣợc hoàn thành doanh
nghiệp giữ để bán ra sau cùng. Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng
dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản
phẩm. Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản
phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai
trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh
nghiệp dịch vụ thì không lƣu trữ hàng hóa, các nhà bán lẻ thì chỉ có quá trình
lƣu trữ thành phẩm. Một số công ty cũng duy trì loại thứ tƣ của hàng tồn kho,
đƣợc gọi là nguồn vật tƣ, chẳng hạn nhƣ đồ dùng văn phòng, vật liệu làm sạch


16
máy, dầu, nhiên liệu, bóng đèn và những thứ tƣơng tự. Những loại hàng này đều
cần thiết cho quá trình sản xuất. Đáp ứng nhu cầu mỗi loại hình khác nhau, duy

trì số dƣ hàng tồn kho đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu, cũng nhƣ sự thay đổi
về nguyên vật liệu đảm bảo cho lập dự toán quá trình sản xuất – mua nguyên vật
liệu, hay lập dự toán cho quá trình cung ứng.
Lí do chính của việc lƣu trữ hàng tồn kho thứ nhất về vấn đề giao
dịch doanh nghiệp sẽ duy trì hàng tồn kho để tránh tắc nghẽn trong quá trình sản
suất và bán hàng. Bằng việc duy trì hàng tồn kho, các doanh nghiệp đảm bảo
đƣợc việc sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu thô. Mặt khác, việc
bán hàng cũng không bị ảnh hƣởng do không có sẵn hàng hóa thành phẩm. Thứ
hai việc giữ lại hàng tồn kho với mục đích này là một tấm đệm cho những tình
huống kinh doanh xấu nằm ngoài dự đoán. Tƣơng tự, cũng sẽ có những sự sụt
giảm không lƣờng trƣớc trong cung ứng nguyên liệu ở một vài thời điểm. Và
doanh nghiệp giữ hàng tồn kho để có đƣợc những lợi thế khi giá cả biến động.
Giả sử nếu giá nguyên liệu thô tăng, doanh nghiệp sẽ muốn giữ nhiều hàng tồn
kho so với yêu cầu với giá thấp hơn.
Quản trị lƣu trữ hàng tồn kho đem lại những lợi thế nhất định cho doanh
nghiệp liên quan đến việc tối đa hóa những lợi ích nhƣ sau mà vẫn giảm thiểu
đƣợc chí phí lƣu trữ hàng tồn kho: Tránh các khoản lỗ trong kinh doanh bằng
việc lƣu trữ hàng tồn kho, một công ty có thể tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ
khi không có sẵn nguồn cung tại một thời điểm nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Có thể giảm chi phí đặt hàng: Các chi phí đặt hàng gồm chi phí
liên quan đến đơn đặt hàng cá nhân nhƣ đánh máy, phê duyệt, gửi thƣ… có thể
đƣợc giảm rất nhiều nếu công ty đặt những đơn hàng lớn hơn là vài đơn hàng
nhỏ lẻ. Và đạt đƣợc hiệu quả sản xuất cao nhờ có việc xác định đƣợc nhu cầu
sản xuất để lƣu trữ nguồn nguyên liệu. Nói cách khác, nguồn cung ứng đủ hàng


17
tồn kho sẽ ngăn ngừa sự thiếu hụt nguyên liệu ở những thời điểm nhất định mà
có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, việc lƣu trữ hàng tồn kho không phải lúc nào cũng tốt. Có thể

nói rằng việc thu mua tràn lan chứa đựng nhiều rủi ro và việc gặp phải những rủi
ro không lƣờng trƣớc đƣợc sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.Việc lƣu trữ hàng
tồn kho quá nhiều, không có kế hoạch, sẽ chiếm những khoản chi phí nhất định.
Ví dụ nhƣ công ty bán các loại hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn dễ hƣ hỏng (
nhƣ phân phối các loại sữa nƣớc, các loại trái cây,…) cần phải tránh dự trữ vƣợt
quá nhu cầu ngắn hạn. Hay những hàng hóa thuộc tuýp dễ bị lỗi thời do công
nghệ. Do vậy, rất cần thiết cho việc một công ty lập kế hoạch cụ thể về lƣu trữ
hàng tồn kho. Chi phí lƣu trữ hàng tồn kho đƣợc phân ra làm hai loại: Chi phí
nguyên liệu: bao gồm các khoản phí liên quan đến đến việc đặt hàng để thu mua
nguyên liệu, các thành phần, tiền lƣơng cho nhân viên quản trị hành chính, chí
phí thuê mặt bằng, cƣớc phí, chuyển phát, hóa đơn, văn phòng phẩm, v.v. Càng
nhiều đơn hàng thì càng nhiều các chi phí liên quan và ngƣợc lại. Chi phí thực
hiện: bao gồm các khoản phí liên quan đến việc lƣu trữ hoặc vận chuyển hàng
tồn kho cũng nhƣ chi phí bảo hiểm rủi ro trọn gói, chi phí thuê mặt bằng, tiền
lƣơng cho nhân công, sự lãng phí, lỗi thời, sự hao mòn, mất trộm… Nó cũng
bao gồm các khoản phí cơ hội. Điều này có nghĩa: khoản tiền dành cho hàng tồn
kho nếu đƣợc đầu tƣ vào nơi khác trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại đƣợc một
khoản nhất định. Do đó mà sự mất mát của việc thu lại cũng có thể đƣợc xem
nhƣ một chi phí cơ hội.
Kết quả là việc kinh doanh giảm sút dẫn đến giảm doanh thu, giảm lợi
nhuận và tệ hơn là thua lỗ. Mặt khác, sự dƣ thừa hàng tồn kho cũng có nghĩa
làm kéo dài thời gian sản xuất và phân phối luồng hàng hóa. Điều này có nghĩa
là khoản tiền đầu tƣ vào hàng tồn kho nếu đƣợc đầu tƣ vào nơi khác trong kinh


×