Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tích hợp GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA) trong đánh giá thích nghi đất đai phục vụ phát triển cây ăn quả tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.43 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------------------

Lê Phƣơng Nhung

TÍCH HỢP GIS VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
ĐA CHỈ TIÊU (MCA) TRONG ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI
ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ
TẠI HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------------------

Lê Phƣơng Nhung

TÍCH HỢP GIS VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
ĐA CHỈ TIÊU (MCA) TRONG ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI
ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ
TẠI HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành:

Quản lý tài nguyên và môi trƣờng

Mã số:



62850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch
Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ
hình thức nào trước đây.
Học viên cao học

Lê Phƣơng Nhung


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn Thạc sĩ, em đã nhận được sự giúp đỡ quý
báu cả về vật chất và tinh thần cũng như các kiến thức chuyên môn quý giá từ thầy
cô và bạn bè. Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Ngọc
Thạch người đã định hướng, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá
trình nghiên cứu.
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới TS.Nguyễn Thị Hồng
người đã đồng hành, giúp đỡ và cho em những góp ý quý giá trong thời gian thực
hiện luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Địa lý – Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập tại
khoa.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình và hệ
thống dự báo thời tiết tiểu vùng và cảnh báo nguy cơ lũ quét, cháy rừng và sâu
bệnh nông nghiệp cấp huyện vùng Tây Bắc”, mã số TB.13C/13-18, thuộc chương
trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa
học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” do PGS.TS. Nguyễn
Ngọc Thạch làm chủ trì đã cung cấp các tài liệu hỗ trợ em trong quá trình thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã
động viên, khích lệ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Học viên cao học

Lê Phƣơng Nhung


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................... 4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 9
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ......................................... 9
1.1.1. Đánh giá thích nghi đất đai bền vững của FAO ....................................... 9
1.1.2. Đánh giá thích nghi bằng công nghệ GIS và phương pháp phân tích đa
chỉ tiêu (MCA) .................................................................................................. 10
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu ............................................................................... 15
1.2.1. Hệ thống thông tin địa lý (Geographical Information System - GIS) .... 15

1.2.2. Phân tích đa chỉ tiêu (MCA) .................................................................. 19
1.2.3. Đánh giá thứ bậc - Analytic Hierarchy Process (AHP) .......................... 21
1.2.4. Đánh giá đất đai ...................................................................................... 25
1.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 27
1.3.1. Quan điểm tiếp cận ................................................................................. 27
1.3.2. Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................... 27
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 28
CHƢƠNG 2.KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN THUẬN CHÂU - TỈNH SƠN LA ............................................ 32
2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên .................................................................................. 32
2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 32
2.1.2. Địa hình - địa mạo .................................................................................. 33
2.1.3. Khí hậu .................................................................................................... 38
2.1.4. Thủy văn ................................................................................................. 41
2.1.5. Thổ nhưỡng ............................................................................................. 43

1


2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 45
2.2.1. Kinh tế ..................................................................................................... 45
2.2.2. Xã hội ...................................................................................................... 46
2.3. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................... 47
CHƢƠNG 3.KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI CHO CÂY ĂN
QUẢTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN CHÂU - TỈNH SƠN LA.................... 50
3.1. Khái quát hiện trạng cây ăn quả trên địa bàn ................................................. 50
3.2. Phân cấp thích nghi các nhân tố ..................................................................... 52
3.2.1. Một số đặc điểm về yêu cầu sinh thái và giá trị kinh tế của cây trồng ... 52
3.2.2. Phân cấp thích nghi các nhân tố.............................................................. 54
3.3. Thành lập bản đồ phân cấp thích nghi tự nhiên cho cây ăn quả .................... 57
3.3.1. Đánh giá trọng số cho các nhân tố thích nghi tự nhiên .......................... 57

3.3.2. Thành lập bản đồ thích nghi tự nhiên ..................................................... 58
3.3.3. Thành lập bản đồ thích nghi ................................................................... 65
3.3.4. Định hướng sử dụng lãnh thổ cho phát triển cây ăn quả ........................ 73
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 83
KIẾN NGHỊ............................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 85
PHỤ LỤC................................................................................................................. 90

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AHP

Analytic Hierarchy Process

Phân tích thứ bậc

GIS

Geographical Information System

Hệ thống thông tin địa lý

MultiCriteria Analysis

Phân tích đa chỉ tiêu

MCA


3


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cấu trúc thứ bậc ........................................................................................ 22
Hình 1.2. Sơ đồ nghiên cứu ...................................................................................... 28
Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Thuận Châu ..................................................... 32
Hình 2.2. Bản đồ địa hình huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn LaError! Bookmark not
defined.
Hình 2.3. Bản đồ độ dốc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn LaError!

Bookmark

not

defined.
Hình 2.4. Bản đồ địa mạo huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn LaError! Bookmark not
defined.
Hình 2.5. Bản đồ nhiệt độ trung bình nămhuyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La .... Error!
Bookmark not defined.
Hình 2.6. Bản đồ lượng mưa trung bình nămhuyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Error!
Bookmark not defined.
Hình 2.7. Bản đồ mạng lưới sông ngòi huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La......... Error!
Bookmark not defined.
Hình 2.8. Bản đồ thổ nhưỡng huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn LaError!

Bookmark

not defined.

Hình 2.9. Bản đồ hiện trạng sử dụng đấthuyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La ....... Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.1. Công cụ tính trọng sốAHP tích hợp trong ArcGIS 10.2 ........................... 57
Hình 3.2. Tính trọng số bằng công cụ AHP.............................................................. 58
Hình 3.3. Bản đồ thích nghi tự nhiên cho cây bơ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.4. Bản đồ thích nghi tự nhiên cho cây macca huyện Thuận Châu,tỉnh Sơn La
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.5. Bản đồ thích nghi tự nhiên cho cây nhãn huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La ................................................................ Error! Bookmark not defined.
Hình 3.6. Bản đồ thích nghi tự nhiên theo hiện trạng sử dụng đấthuyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La ................................................................... Error! Bookmark not defined.

4


Hình 3.7. Bản đồ thích nghi cho cây bơ huyện Thuận Châu. tỉnh Sơn La ....... Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.8. Bản đồ thích nghi cho cây Macca huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.9. Bản đồ thích nghi cho cây nhãn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La ... Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.10. Bản đồ định hướng phát triển cây trồng theo đơn vị hành chính
huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La .............................. Error! Bookmark not defined.
Hình 3.11. Bản đồ định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La ................................................................ Error! Bookmark not defined.
Hình 3.12. Bản đồ định hướng sử dụng lãnh thổ cho phát triển cây ăn quả
tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La .......................... Error! Bookmark not defined.

5



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại tầm quan trọng tương đối của Saaty [37] ................................. 23
Bảng 1.2. Ma trận so sánh [31] ................................................................................. 24
Bảng 1.3. Bảng chỉ số ngẫu nhiên - RI [37] ............................................................. 25
Bảng 2.1. Thống kê diện tích các loại đất huyện Thuận Châu ................................. 43
Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Thuận Châu [19] ............................................ 47
Bảng 3.1. Bảng phân cấp thích nghi các nhân tố ...................................................... 55
Bảng 3.2. Ma trận nhân tố thích nghi ....................................................................... 57
Bảng 3.3. Bảng phân cấp thích nghi tự nhiên ........................................................... 59
Bảng 3.4. Bảng thống kê diện tích theo mức độ thích nghi tự nhiên ....................... 61
Bảng 3.5. Bảng phân cấp thích nghi ......................................................................... 66
Bảng 3.6. Bảng thống kê diện tích theo mức độ thích nghi cho các loại cây ăn quả 68
Bảng 3.7. Bảng thống kê diện tích thích nghi cao cho các loại cây trồng ................ 73
Bảng 3.8. Diện tích đất thích nghi cao cho các loại cây trồng theo đơn vị hành chính
cấp xã, huyện Thuận Châu ........................................................................................ 74
Bảng 3.9. Diện tích cây thích nghi cao trên loại hình sử dụng đất ........................... 78
Bảng 3.10. Định hướng sử dụng lãnh thổ cho phát triển cây bơ, cây nhãn và cây
macca trên địa bàn huyện Thuận Châu ..................................................................... 82

6


MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, có vai trò quyết định đến sự
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, với những áp lực từ hoạt
động phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số dẫn đến nguồn tài nguyên ngày càng
cạn kiệt cả về chất lượng và diện tích. Vì vậy, sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền
vững nguồn tài nguyên này đã và đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong

chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là Việt Nam, một quốc
gia có 2/3 diện tích đất nông nghiệp thuộc về vùng trung du và miền núi. Việc đánh
giá đất đai hết sức quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp tối ưu hóa
quá trình sản xuất, cải thiện được năng suất, chất lượng cây trồng đồng thời bảo vệ
hệ sinh thái cây trồng và môi trường đất.
Thuận Châu là một huyện miền núi phía Bắc của huyện Sơn La với diện tích
tự nhiên là 153.336 ha và dân số tính đến năm 2015 là khoảng 165 nghìn người
trong đó dân tộc ít người chiếm trên 90% [7]. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi,
Thuận Châu có tiềm năng phát triển cây trồng nói chung và các loại cây ăn quả nói
riêng. Trong định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộiđược UBND
tỉnh Sơn La phê duyệt [18,17] việc phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền
vững trọng tâm là phát triển những sản phẩm có lợi thế và nâng cao hiệu quả sử
dụng đất cũng như khai thác, phát huy được nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của
huyện về khí hậu, đất đai, nguồn nước,…
Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp, việc chuyển mục đích sử dụng
diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả thay thế bằng các loại cây ăn quả có năng
suất, chất lượng tốt có hiệu quả kinh tế cao là yêu cầu cấp thiết. Với đặc điểm tự
nhiên thuận lợi, Thuận Châu có tiềm năng rất lớn để phát triển hệ thống các loại cây
ăn quả phong phú với năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện
hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá
thích nghi cho các loại cây ăn quả trên địa bàn huyện có vai trò quan trọng góp phần
phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho dân cư địa phương.

7


Đánh giá đất đai có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế, xã
hội, là cơ sở ra quyết định cho các phương án quy hoạch, sử dụng đất một cáchhợp
lý và khoa học. Hiện nay, có rất nhiều cáchtiếp cận và phương pháp khác nhau được
tiến hành để đánh giá đất đai, trong phạm vi nghiên cứu, luận văn sẽ đánh giá dựa

trên công nghệ GIS với khả năng phân tích không gian, xây dựng và chuẩn hóa dữ
liệu kết hợp phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA) nhằm đánh giá được mức độ
quan trọng, quyết định trọng số của các yếu tố có tác động đến khả năng thích nghi
của các loại cây trồng.
Xuất phát từ những lý do trên, luận văn được thực hiện với đề tài “Tích hợp
GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA) trong đánh giá thích nghi đất đai
phục vụphát triển cây ăn quả tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”.
1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
• Mục tiêu
Nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai phục vụ phát triển cây ăn quả tại huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La bằng công nghệ GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu.
Trên cơ sở đó đề xuất bố trí cây trồng theo hướng thích nghi cho địa bàn huyện.
• Nội dung nghiên cứu
-

Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của các nghiên cứu đánh giá thích nghi
đất đai ở Việt Nam và trên thế giới

-

Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đất đai của khu vực nghiên
cứu. Lựa chọn loại cây ăn quả để đánh giá. Tiêu chí lựa chọn loại cây ăn quả:
Thích nghi về sinh thái, có giá trị kinh tế cao (giá ổn định) so với các loại cây
nông nghiệp đang canh tác tại địa phương, dễ tiêu thụ (nhu cầu thị trường),
kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc đơn giản, vốn đầu tư thấp.

-

Lựa chọn các yếu tố liên quan đến thích nghi của các loại cây trồng như nhiệt
độ, lượng mưa, thổ nhưỡng,…Tiến hành phân cấp thích nghi (liên quan đến

sinh trưởng và phát triển của cây trồng) cho các yếu tố đã chọn theo các mức
từ rất thích nghi đến không thích nghi. Từ đó, xây dựng các bản đồ phân
vùng thích nghi của các yếu tố đó.
8


-

Đánh giá trọng số của các yếu tố đã chọn bằng phương pháp AHP.Xây dựng
hệ thống các bản đồ thích nghi.

-

Đề xuất phương án phát triển theo không gian cho các loại cây ăn quả đã lựa
chọn: Xác định ưu tiên cho từng loại cây.

2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Huyện Thuận Châu - Tỉnh Sơn La
- Phạm vi khoa học: Ứng dụng công nghệ GIS kết hợp với phân tích đa chỉ
tiêu nhằm đánh giá khả năng thích nghi của các loại cây trồng đối với các
đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu. Xây dựng các bản đồ thích nghi
cây ăn quả cho huyện Thuận Châu
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
• Về mặt khoa học
Đã lựa chọn được một số loại cây ăn quả để khẳng định về mặt khoa học là
có thể trồng và sinh trưởng, phát triển được tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La sau
khi nghiên cứu về mặt tự nhiên và yêu cầu sinh thái cần thiết cho sinh trưởng và
phát triển của cây trồng.
Nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về đánh giá thích
nghi đất đai sau này.

• Về mặt thực tiễn
- Lựa chọn cây trồng phù hợp có năng suất chất lượng cao phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội của khu vực
- Tài liệu tham khảo cho địa phương trong công tác quy hoạch
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được cấu trúc thành 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện
Thuận Châu - tỉnh Sơn La
Chương 3: Kết quả đánh giá thích nghi cho cây ăn quả trên địa bàn huyện
Thuận Châu - tỉnh Sơn La
9


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Đánh giá thích nghi đất đai bền vững của FAO
Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà mỗi quốc giađã xây dựng phương
pháp đánh giá đánh đai của riêng mình. Tuy nhiên, nhìn chung các phương pháp
đánh giá thường dựa trên hai khuynh hướng chính: Đánh giá đất theo điều kiện tự
nhiên có xem xét tới điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá kinh tế đất có xem xét tới
điều kiện tự nhiên. Một số quốc gia đã xây dựng phương pháp đánh giá đất đai như
Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ,…
Tuy nhiên, nhận thấy vai trò quan trọng của đánh giá thích nghi trong phát
triển kinh tế - xã hội, Tổ chức Nông nghiệp – Lương thực của Liên hợp quốc (FAO)
với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều
nước, xây dựng lên bản: Đề cương đánh giá đất đai năm 1976. Tài liệu được cả thế
giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương tiện tốt nhất để đánh

giá tiềm năng đất đai. Để xem xét một cách đầy đủ và hệ thống các vấn đề liên quan
đến sử dụng đất, FAO (1993b) đã xuất bản đề cương hướng dẫn đánh giá đất đai
phục vụ cho công tácquản lý bền vững. Trong đó đưa ra các nguyên tắc, phương
pháp, các yếu tố và tiêu chuẩn cần xem xéttrong đánh giá bền vững. Đánh giá đất
đai phục vụ quản lý bền vững thức chất là lựa chọn các loại hình sử dụng đất đáp
ứng nhiều tiêu chuần được đặt ra (tùy thuộc vào đều kiện cụ thể củavùng nghiên
cứu). Qua quá trình xây dựng và hoàn thiện, FAO đã xây dựng thành phương pháp
quy hoạch tổng hợp cho quản lý đất đai bền vững.
Phương pháp đánh giá đất của FAO được áp dụng rộng rãi trên thế giới với
hàng loạt các nghiên cứu ở các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung
Quốc, Philippin, Hà Lan,…
Ở Việt Nam, phương pháp này cũng được ứng dụng rộng rãi trong hàng loạt
các nghiên cứu được thực từ những năm 1985.

10


Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn một số hạn chế như hệ thống cơ sở dữ
liệu đầu vào khá lớn và đầy đủ.Thêm vào đó, trong phương pháp này chưa có sự
tương tác giữa các yếu tố, yếu tố hạn chế lớn nhất sẽ quyết định thích nghi, nên
trong kết quả thích nghi không chứ các yếu tố thích nghi thấp hơn, vì vậy, phương
pháp này thường được sử dụng cho những vùng đất mới phát triển hoặc vùng đất ít
khan hiếm về tài nguyên đất đai.
1.1.2. Đánh giá thích nghi bằng công nghệ GIS và phương pháp phân tích đa chỉ
tiêu (MCA)
Sự phát triển của hai lĩnh vực GIS và MCA góp phần đặc biệt quan trọng
trong giải quyết các bài toán quyết định đa chỉ tiêu không gian. Trong đó, GIS đóng
vai trò phân tích không gian, MCA đóng vai trò phân tích các nhân tố, đánh giá và
xác định mức độ ưu tiên của các phương án quyết định. Mô hình tích hợp GIS và
MCA là quá trình kết hợp giữa dữ liệu không gian và quá trình đánh giá của người

ra quyết định. Khả năng tích hợp giữa GIS và MCA có vai trò quan trọng trong
nghiên cứu ứng dụng vào các lĩnh vực, đặc biệt là trong đánh giá thích nghi đất đai.
Tích hợp GIS và MCA trong việchỗ trợ ra quyết định đã được tiến hành trên
hàng loạt các nghiên cứu nhằm xác định trọng số của các yếu tố tác động đến thích
nghi các loại cây trồng.
1.1.2.1. Thế giới
GIS đã bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 1960, đến nay đã phát triển nhanh
chóng và mạnh mẽ, hỗ trợ việc ra quyết định trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong đó
là lĩnh vực đánh giá đất đai phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Hiện nay
hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng GIS trong nghiên cứu đánh giá đất đai
nhằm cung cấp các thông tin đầy đủ chính xác, hỗ trợ quá trình ra quyết định của
nhà quản lý cho quy hoạch sử dụng đất, phát triển của các loại cây trồng và phân
vùng thích nghi cho cây trồng.
Một số nghiên cứu điển hình như sau:

11


Từ nhưng năm 90, MCA và GIS đã được tiến hành trong quá trình ra quyết
định sử dụng đất.Với mục đích này, các hệ thống GIS đã được cung cấp nhiều công
cụ để phân tích, mô hình và dự báo. Nghiên cứu xem xét việc tích hợp GIS với một
cơ sở khác: Phân tích đa chỉ tiêu, nhằm tối ưu hóa phương án lựa chọn. Ron Janssen
và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu tại Hà Lan với mục đích đưa raphương án tối
ưu trong sử dụng đất nông nghiệp [36]. Nghiên cứu phân tích những phương án của
các nhà hoạch định chính sách thông qua phân tích cường độ, tính chất theo các tiêu
chí, từ đó, sắp xếp các phương án theo mức độ ưu tiên.
Ngoài những nghiên cứu đánh giá đất đai tổng thể, việc tích hợp GIS và
MCA còn được thực hiện trong các nghiên cứu cho từng loại cây trồng.
Một nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai cho cây dứa đã được thực hiện tại
quận phía Nam A.Kwapin, Gana bằng công nghệ GIS và MCA với thuật toán AHP.

Kết quả nghiên cứu đã phân hạng được khu vực thích nghi cho cây dứa, cụ thể mức
thích nghi cao 1.1012.65 ha (38,61%), thích nghi trung bình 1.1039.16 ha (11,65%)
và thích nghi thấp 6651.27 ha (19,71%). Từ đó đề xuất phương án quy hoạch,
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển canh tác cây
dứa. [25]
Đánh giá thích nghi đất đai cho cây khoai tây đã được thực hiện tại một số quốc
gia như: Tại Woter, phía đông Haraghe, đã ứng dụng AHP và GIS nghiên cứu dựa
trên các kết quả từ bảng hỏi và các cuộc điều tra thực tế đã xây dựng được bản đồ
thích nghi cho cây khoai tây với 3 mức thích nghi trung bình, thấp và không thích
nghi [26]. Ở Mexico, Alejandro Ceballoss và cộng sự [1] đã ứng dụng MCA xác
định khu vực thích nghi đất đai cho sản xuất ở khu vực miền trung Mexico, các
trọng số và các tiêu chí được tính toán theo AHP. Kết quả đánh giá thích nghi sau
đó được chồng lớp với bản đồ giải đoán ảnh từ Landsat TM để xác định sự khác
nhau và giống nhau giữa các loại hình sử dụng đất hiện tại và vùng thích nghi với
khoai tây. Cũng với cây khoai tây, ở Hà Lan, Van Lanen [41] đã ứng dụng GIS
cùng phương pháp đánh giá thích nghi đất đai kết hợp giữa chất lượng và định

12


lượng để đánh giá thích nghi cho cây khoai tây, kết quả xác định được 65% diện
tích đất thích hợp cho trồng khoai tây. Tại Anh nghiên cứu được thực hiện ở khu
vực Stour Catchmen - Kent bằng công nghệ GIS và phương pháp đánh giá đất của
FAO, đưa ra kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên cơ sở các lớp thông tin
chuyên đề: Khí hậu, đất, độ dốc, pH và các thông tin về mùa vụ, từ đó đối chiếu với
yêu cầu sử dụng đất của khoai tây để lập bản đồ thích hợp đất đai.
Widiatmaka [43] đã tiến hành nghiên cứu sử dụng đất cho các loại rau khu vực
nhiệt đới bằng cách tích hợp GIS, AHP và công nghệ viễn thám. Nghiên cứu này
được tiến hành tại một trong những trung tâm sản xuất cây rau ở vùng nhiệt đới cao,
ở độ dốc trên khu vực Mts Gede-Pangrango, Tây Java, Indonesia có diện tích

78.290 ha. Để đánh giá sự phù hợp trong sử dụng đất, nghiên cứu đã xây dựng các
tiêu chí về địa hình, đất đai, khí hậu và các nhân tố nhân sinh khác. Kết quả cho
thấy diện tích đất thích hợp và có sẵn cho các cây rau nhiệt đới là 23,7% diện tích
được phân tích. Khu vực thích hợp và có sẵn đất không được sử dụng là 9% diện
tích được phân tích.
Đối với cây lúa, trong nghiên cứu tại Mwea, Kenya sau khi đánh giá các tiêu
chí về khí hậu, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật trên diện tích 13.369 ha, đã tiến hành
thành lập bản đồ thích nghi. Bằng công cụ tính toán trong phần mềm ArcGIS 10.2,
kết quả đánh giá đất trồng trọt cho thấy, 75% tổng diện tích hiện đang sử dụng là
khu vực thích hợp cao và 25% vùng thích hợp vừa phải. Kết quả cho thấy diện tích
tiềm năng cho việc trồng lúa là 86.364 ha và trong số này chỉ có 12% diện tích đang
trồng lúa. Nghiên cứu này cung cấp thông tin ở cấp địa phương để có những
phương án sử dụng đất phù hợp.
Henok Mulugeta (2010), nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai cho 2 loại
cây lúa mì và ngô dựa trên 5 nhân tố bao gồm độ dốc, độ ẩm đất, kết cấu đất, tầng
dày đất, loại đất và loại hình sử dụng đất hiện tại. Phương pháp được dùng để tính
trọng số và chuẩn hóa các nhân tố và so sánh cặp của AHP kết hợp trọng số tuyến
tính. Bản đồ thích nghi trong GIS được phân theo 5 lớp thích nghi của FAO. Kết

13


quả của nghiên cứu thể hiện tiềm năng phát triển của cây trồng nông nghiệp tại
Legambo Woreda, Ethiopia [27].
1.1.2.2. Việt Nam
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ GIS bước đầu được
sử dụng ở Việt Nam.Từ đó GIS từng bước phát triển với mạnh mẽ trong nhiều lĩnh
vực khác nhau. Trong lĩnh vực đánh giá thích nghi hầu hết các nghiên cứu đều ứng
dụng GIS, chủ yếu tập trung nghiên cứu các tiện ích sẵn có của GIS. Phương pháp
đánh giá đất đai được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu vẫn là phương pháp

hạn chế lớn nhất của FAO. Hiện nay, việc sử dụng GIS và MCA trong đánh giá đất
đai ngày càng phát triển ở Việt Nam. Một số nghiên cứu điển hình:
Một trong những nghiên cứu sớm nhất được Lê Cảnh Định xây dựng là
“Tích hợp phần mềm ALES và GIS trong đánh giá thích nghi đất đai”. Nghiên cứu
đã ứng dụng GIS xây dựng bản đồ các yếu tố thích nghi: đất, tầng dày, khả năng
tưới, độ dốc, đá lộ đầu và phân vùng thích nghi cho các loại hình sử dụng đất.
Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu MCA với kĩ thuật AHP-IDM xác định trọng số
các tiêu chuẩn tương ứng với các loại hình sử dụng đất [10].
Trong nghiên cứu của Võ Thị Phương Thúy và cộng sự [20], đã tích hợp GIS
và MCA trong đánh giá thích nghi đất đai bền vững cho huyện Đức Trọng. Các loại
hình sử dụng đất được lựa chọn để đánh giá thích nghi đất đai bao gồm: Chuyên
lúa, 2 vụ lúa-màu, rau hoa, chuyên màu, dâu tằm, cà phê, chè. Kết quả nghiên cứu
đã xây dựng được bản đồ đề xuất sử dụng đất từ đó với các đề xuất phân bố lại diện
tích cho phù hợp.
Tại Trà Vinh [17], bằng việc áp dụng công nghệ GIS, phần mềm ALES,
nghiên cứu thực hiện đánh giá đa tiêu chí cho các loại hình sử dụng đất đai trên cở
sở các tiêu chí về an ninh lương thực, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả xã hội và môi
trường bền vững cho huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, kết quả đã lập ra được 32
bản đồ đơn vị đất đai phục vụ việc đánh giá thích nghi cho 8 kiểu sử dụng đất triển

14


vọng. Từ kết quả đánh giá đa tiêu chí, xác định được 3 loại hình sử dụng đất phủ
hợp là cơ cấu lúa 2 vụ - màu, cây ăn trái và lát, lúa 3 vụ.
Nghiên cứu “Đánh giá thích hợp đất đa tiêu chí” phục vụ chuyển đổi cơ cấu
cây trồng tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, nghiên cứu được thực hiện ở huyện Tây
Hòa nhằm đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, môi trường thích hợp với các
loại cây trồng nông ngiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Các loại hình sử dụng đất
chuyên lúa, lúa - màu - cây công nghiệp ngắn ngày; chuyên màu - cây công nghiệp

ngắn ngày; cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và rừng trồng. Ứng dụng ArcGIS
xây dựng được hệ thống các bản đồ đơn tính (loại đất, tầng dày, độ dốc, TPCG) và
thành lập được 62 đơn vị bản đồ đất đai trên tổng diện tích 60.844,0 ha của vùng
nghiên cứu [4].
Ngoài ra, GIS đã được Huỳnh Văn Chương và Nguyễn Hữu Ngữ tích hợp
với AHP trong đánh giá thích nghi cho cây keo lai tại xã Phú sơn, tỉnh Thừa Thiên
Huế [6]. Bằng cách tích hợp GIS và AHP, nghiên cứu đã xác định mức độ thích hợp
trên các tiêu chí (tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường) và những diện tích đất có
khả năng phát triển đối với cây keo lai tại xã Phú Sơn. Báo cáo đã chứng minh được
tính hiệu quả và sự cần thiết của sự tích hợp giữa GIS và AHP trong đánh giá sự
thích hợp đất đai cho phát triển cây trồng nói chung và cây keo lai nói riêng.
Cũng bằng phương pháp kết hợp AHP và GIS, Trần Thúy Hằng đã thực hiện
đánh giá thích nghi đất đai cho cây sắn và cây cao su ở vùng đệm Vườn Quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng [11]. Với các chỉ tiêu về loại đất, tầng dày, độ dốc, thành
phần cơ giới, hàm lượng mùn và điều kiện tưới, tác giả đã tiến hành đánh giá và
phân hạng mức độ thích nghi của đất đai cho cây sắn và cây cao su trên địa bàn 7 xã
vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hỗ trợ đắc lực cho quy hoạch phát
triển cây sắn và cao su.
Nghiên cứu tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã ứng dụng AHP để xác định
mức độ ưu tiên của các chỉ tiêu ảnh hưởng tới cây trồng, trên cơ sở đó ứng dụng
công nghệ GIS xây dựng các bản đồ thích nghi cho cây Thông hai lá và Kéo lá
15


tràm. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực có điều kiện thuận lợi để phát triển hai
loại cây trồng này [12].
Tại tỉnh Lào Cai, nghiên cứu đánh giá thích nghi được thực hiện trên cây thảo
quả bằng công nghệ GIS và kỹ thuật đánh giá đa tiêu chuẩn. Kết quả, thành lập được
các bản đồ thành phần bao gồm: Bản đồ nhiệt độ, bản đồ lượng mưa, bản đồ độ dài
mùa lạnh, bản đồ độ dài mùa khô. Sau đó tiến hành thành lập bản đồ đánh giá các

mức độ thích nghi của cây Thảo quả.Diện tích vùng rất thích nghi và tương đối thích
nghi đối với cây Thảo quả là 124.361ha, chiếm trên 35% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh.Với diện tích Thảo quả thực tế hiện có là 5275ha (năm 2010) thì khả năng mở
rộng diện tích là rất lớn. Các huyện Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn và Bắc Hà có thể mở
rộng diện tích, phát triển tập trung, hình thành vùng chuyên canh cây Thảo quả [10].
1.1.2.3. Thuận Châu
Trên địa bàn huyện Thuận Châu, Nguyễn TiếnChính và TrầnThị Hằng đã
ứng dụng GIS và AHP để xây dựng bản đồ phân vùng thích nghi cây cao su trên địa
bànhuyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Kết quả là xác định diện tích thích nghi trung
bình lớn nhất chiếm 54,53%,diện tích thích nghi cao nhỏ nhất chiếm 1,93% diện
tích toàn huyện. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn xâydựng được bản đồ quy hoạch
trồng mới cây cao su đến 2015 cho huyện [4].
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu
1.2.1. Hệ thống thông tin địa lý (Geographical Information System - GIS)
1.2.1.1. Lịch sử phát triển
Theo ESRI [45], GIS được hình thành các đây hơn 50 năm là vào khoảng
những năm 60 của thế kỷ XX. Hệ thống thông tin địa lý hiện đại đầu tiên ở cấp độ
quốc gia đã ra đời ở Canada năm 1964 với tên gọi là CGIS (Canadian Geographic
Information Systems).Cùng thời gian đó các trường đại học ở Mỹ cũng tiến hành
nghiên cứu và cho ra đời các chương trình GIS khác nhau.

16


Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính, công nghệ viễn
thám và GIS đã phát triển mạnh mẽ vào thập kỷ 80 và bùng nổ vào những năm 90.
Song song với các hoạt động lý thuyết và công nghệ, các hoạt động tiếp thị, giáo
dục và đào tạo, ứng dụng GIS đã được mở rộng trên phạm vi toàn cầu kể cả nhà
nước lẫn tư nhân. GIS có sự phát triển sớm và mạnh ở các nước Bắc Mỹ và Tây Âu.
Từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, GIS bắt đầu thâm nhập vào

Việt Nam qua các dự án hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, đến giữa thập niên 90 GIS mới
có cơ hội phát triển ở Việt Nam.
GIS ngày càng được nhiều người biết đến như một công cụ hỗ trợ quản lý
trong các lĩnh vực như: quản lý tài nguyên thiên nhiên; giám sát môi trường; quản lý
đất đai… Hiện nay, nhiều cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp đã và đang sử dụng
công nghệ như là một công cụ hỗ trợ quan trọng trong hoạt động của cơ quan mình.
1.2.1.2. Khái niệm về GIS
GISđượcpháttriểnrộngkhắptrênthếgiới và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như: địa chất, địa lý, quản lý tài nguyên và môi trường, quy hoạch,…
vìvậy GIScũngcónhiềukhái niệmkhácnhauvềGIS. Một số định nghĩa tiêu biểu về
GIS có thể kể đến như:
Định nghĩa của Burrough [28] GIS là “một tập hợp các công cụ thu thập, lưu
trữ, trích xuất, chuyển đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực để phục vụ
cho một mục đích nào đó”.
Theo Aronoff [28] định nghĩa GIS là “một hệ thống dựa trên máy tính cung
cấp bốn khả năng về dữ liệu không gian: nhập dữ liệu, quản lý dữ liệu, xử lý và
phân tích, xuất dữ liệu”.
Một trong những định nghĩa đầy đủ được sử dụng phổ biến hiện nay do ESRI
đề xuất, thì GIS được hiểu là mộttổchứctổngthểcủabốnhợpphần:phầncứngmáytính,
phầnmềm,tưliệuđịa

17


lývàngườiđiềuhành,đượcthiếtkếhoạtđộngmộtcáchcóhiệuquảnhằmtiếp

nhận,

lưutrữ,điềukhiển, phântích vàhiểnthịtoànbộcácdạngdữliệuđịalý. GIScómục tiêu đầu
tiên làxửlýhệthốngdữliệutrongmôitrườngkhông gian địa lý”. [45]



Việt

Nam,

NguyễnKim

Lợi



cộng

sự[15]

địnhnghĩa

GISlà“Mộthệthốngthông tinmànósửdụngdữliệuđầuvào, cácthaotácphân tích,cơsở dữ
liệu

đầura

liênquanvềmặtđịalý

khônggian,nhằmtrợgiúpviệcthu

nhận,lưutrữ,quảnlý,xửlý,phântíchvàhiểnthịcácthôngtinkhông gian từthế giớithựcđể
giảiquyếtcácvấnđề


tổnghợptừthôngtinchocácmục

đíchconngười

đặtra,chẳnghạn:Hỗtrợviệcraquyếtđịnhchoquyhoạchvàquảnlýsửdụngđất,
tàinguyênthiênnhiên,môitrường,giaothông,

dễdàngtrongviệcquy

hoạchphát

triểnđôthị vànhữngviệclưutrữdữliệuhànhchính”.
Như vậy có thể hiểu hệ thống thông tin địa lý là một công cụ hỗ trợ và giảm
thiểu khối lượng công việc cho người dùng. Cùng với đó, nó cũng là sự kết hợp hoàn
hảo giữa con người, máy tính tính và các thiết bị ngoại vi, nhằm thu thập, cập nhật,
lưu trữ, tích hợp và xử lý, tra cứu, phân tích và hiển thị mọi dạng dữ liệu địa lý nhằm
mục đích nghiên cứu và quản lý một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
1.2.1.3. Chức năng của GIS ứng dụng trong nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai
 Thuthập và xử lý dữliệu:
TrongGISdữliệuđượcsửdụngđếntừnhiềunguồnkhác
dạngvàđượclưutrữtheonhiềucáchkhácnhau.GIScungcấp

nhau,

nhiều

côngcụđểtíchhợpdữ

liệuthànhmộtdạngchungđểso sánhvà phântích.
Cụ thể: Đây là quá trình chuyển đổi dạng dữ liệu từ các nguồn như: Bản đồ giấy,

các file dữ liệu dạng excel, các bản đồ được biên tập trong các phần mềm,… có thể
sử dụng được trong cơ sở dữ liệu GIS.
Chức năng được sử dụng:
-

Số hóa và xử lý các dữ liệu thu thập được trong khu vực cần nghiên cứu sang
dữ liệu không gian dạng shapefile
18


-

Nhập các thông tin thuộc tính (thành dạng bảng thuộc tính) tương ứng với
các đối tượng không gian của các lớp dữ liệu.

Sau quá trình thu thập dữ liệu, các số liệu được nhập và vào máy tính, để hoàn
thiện các dữ liệu, tiến hành xử lý các dữ liệu như sau:
-

Đặt hệ tọa độ chuẩn cho các dữ liệu.

-

Biên tập các lớp dữ liệu: Xây dựng cấu trúc topology và chỉnh sửa lỗi
topology của các đối tượng không gian.

-

Gắn thuộc tính cho các đối tượng bản đồ.


-

Bổ sung và hoàn thiện các lớp thông tin.

 Quảnlýdữliệu:
Saukhidữliệuđượcthuthậpvàtíchhợp trong phần mềm GIS, các dữ liệu được tập
hợp trong cơ sở dữ liệu được sắp xếp và lưu trữ ở các thư mục theo một cấu trúc
nhất định.
Chức

năng

quản



chứcnănglưutrữvàduy

củaGISthể

hiện

thông

qua

việc

cungcấp


trìdữliệu.Hệthốngquảnlýdữliệuhiệuquảphải

đảm

bảocácđiềukiệnvềantoàndữliệu,toànvẹndữliệu,lưutrữvàtrích
xuấtdữliệu,thaotácdữliệu.
 Truy vấn tìm kiếm
Chức năng này cho phép người dùng tìm kiếm đối tượng không gian hoặc thuộc
tính thỏa mãn những điều kiện cho trước một cách dễ dàng và chính xác:
-

Truy vấn theo thuộc tính: Chọn đối tượng không gian để xác định các thông
tin thuộc tính của đối tượng đó.

-

Truy vấn theo không gian: Chọn đối tượng từ thông tin thuộc tính của đối
tượng (từ bảng thuộc tính hoặc tìm kiếm nhờ tập hợp các điều kiện) để xác
định vị trí không gian.

 Xử lý và phân tích dữ liệu

19


Phần mềm GIS cung cấp các công cụ thực hiện tính năng như: Phân tích bản đồ,
chồng xếp bản đồ, nội suy không gian, tính toán các dữ liệu theo các mô hình phục
vụ phân tích đánh giá thích nghi:
-


Các phép toán diện tích cho phép thống kê diện tích các khu vực cây trồng

-

Phép nội suy cho phép xácđịnhcácgiátrịchưabiết củamộtđiểmhaymộtkhu
vực, ví dụ nội suy lượng mưa, nhiệt độ các tháng,….

-

Chồng xếp dữ liệu làquátrìnhkếthợpnhiềudữliệuthuộctính khácnhaunhằmtạo
ra mộtđốitượngmớimangđầyđủcácđặcđiểmcủatấtcả cácdữliệubanđầu cụ thể
là chống xếp các lớp bản đồ để tạo ra một lớp bản đồ chuyên đề mới
 Hiểnthịkếtquả:

GIScónhiềucáchhiểnthịthôngtinkhácnhau.Phương
pháptruyềnthốnglàhiểnthịởdạngbiểuđồ,đồthịđượcbổsungvớibảnđồ vàảnhbachiều.
Trong đánh giá thích nghi đất đai, GIS giúp thể hiện, trình bày các lớp thông tin
dưới dạng:
-

Hệ thống các bản đồ gồm các đối tượng không gian, tên bản đồ, khung bản
đồ chú dẫn, tỷ lệ, hệ tọa độ…

-

Các biểu đồ thống kê.

1.2.2. Phân tích đa chỉ tiêu (MCA)
1.2.2.1. Khái niệm
Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA) là một kỹ thuật phân tích tổ hợp

các tiêu chí khác nhau để cho ra kết quả cuối cùng.Phân tích đa chỉ tiêu cung cấp
cho người ra quyết định các mức độ quan trọng của các chỉ tiêu khác nhau.
Phân tích đa chỉ tiêu (Multi Criteria Analysis - MCA) là công cụ ra quyết
định được sử dụng để đánh giá các vấn đề khi đối mặt với các thay đổi và kỳ vọng
khác nhau và muốn tìm các giải pháp tốt nhất liên quan đến các mục tiêu khác nhau

20


trong các lĩnh vực như quản lý tài nguyên thiên nhiên, sinh thái, môi trường, kinh tế
xã hội,…
MCA tạo ra một khuôn khổ cấu trúc trong việc ra quyết định cho các vấn đề,
cho phép xem xét toàn diện các lựa chọn khi ra quyết định. MCA tập trung vào quá
trình quyết định chứ không phải kết quả cuối cùng [32]
Phân tích đa chỉ tiêu (MCA) là công cụ được phát triển nhằm giải quyết các
vấn đề đa mục tiêu trong quá trình đưa ra quyết định. MCA được áp dụng khi so
sánh các phương án liên qua đến chính sách, kỹ thuật, quản lý,… bằng việc đánh
giá mức độ quan trọng của các tiêu chí liên quan và sắp xếp chúng theo mức độ
quan trong từ đó ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất.
Việc ra quyết định nhiều tiêu chí có thể được coi là một quá trình phức tạp và
toàn diện bao gồm một cấp quản lý và một cấp kỹ thuật. Cấp quản lý xác định các
mục tiêu và lựa chọn thay thế tối ưu cuối cùng trong khi cấp độ kỹ thuật xác định
các phương án thay thế, chỉ ra kết quả của việc chọn một trong số chúng từ điểm
nổi bật của các tiêu chí khác nhau và xếp hạng các tiêu chí của các lựa chọn khác. Ở
cấp quản lý, các nhà hoạch định chính sách có quyền chấp nhận hoặc từ chối các
giải pháp đề xuất bởi cấp độ kỹ thuật.
Quá trình ra quyết định thường bao gồm 5 giai đoạn chính: Xác định vấn đề,
thiết lập các tiêu chí và tạo ra lựa chọn thay thế, lựa chọn tiêu chí, đánh giá tiêu
chuẩn, lựa chọn phương pháp đa tiêu chí phù hợp và cuối cùng xếp các giải pháp
thay thế.

1.2.2.2. Quy trình thực hiện MCA
 Xác định các phương án chính sách hay giải pháp sẽ phân tích
MCA được ứng dụng hầu hết trong các lĩnh vực.Chúng thường được sử dụng
trong quá trình ra quyết định.Vì vậy, trước khi tiến hành phân tích cần phải xác định
vấn đề là gì, phân tích nhằm mục đích gì.

21


×