Chuyên đề tốt nghiệp
Lê Thị Cẩm Vân
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
0
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:
CB-CNV
CNH- HĐH
CP
CSH
BQ
DT
GVHB
KCT
LN
LNTT
LNST
TSCĐ
TSDH
TSLĐ
TSNH
TNDN
Tr.đ
XHCN
SXKD
Lê Thị Cẩm Vân
: Cán bộ - Công nhân viên
: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
: Chi phí
: Chủ sở hữu
: Bình quân
: Doanh thu
: Giá vốn hàng bán
: Kết cấu thép
: Lợi nhuận
: Lợi nhuận trước thuế
: Lợi nhuận sau thuế
: Tài sản cố định.
: Tài sản dài hạn
: Tài sản lưu động
: Tài sản ngắn hạn
: Thu nhập doanh nghiệp
: Triệu đồng
: Xã hội chủ nghĩa
: Sản xuất kinh doanh.
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Lê Thị Cẩm Vân
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
PHẦN MỞ ĐẦU
Sau gần mười năm năm thực hiện đổi mới, nền kinh tế đất nước ta đã chuyển
đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Quá trình đổi mới đã đem lại cho nước ta nhiều thành tựu to lớn cả về
kinh tế, chính trị và xã hội đồng thời đây cũng là tiền đề cho sự phát triển của nước
ta trong những năm sau và trong tương lai.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, mọi doanh nghiệp chỉ là
cấp thực hiện kế hoạch. Việc giải quyết các vấn đề cơ bản như sản xuất cái gì ? sản
xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? đều do Nhà nước qui định. Các đơn vị kinh tế
phải có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch và như vậy là hoạt động có hiệu quả. Còn
trong nền kinh tế thị trường tức là nền kinh tế mà việc tổ chức nền kinh tế xã hội là
dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá, việc giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền
kinh tế phải do chính doanh nghiệp quyết định, doanh nghiệp phải tự chủ xây dựng
kế hoạch, tự hạch toán kinh tế và đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên.Và việc
giải quyết ba vấn đề cơ bản đó sẽ không thành vần đề nếu như các nguồn lực sản
xuất kinh doanh như nguyên vật liệu, vốn,…là vô tận.Hay nói cách khác, doanh
nghiệp sẽ không cần phải tính toán tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình làm
gì vì họ có nguồn cung cấp vô tận cho hoạt động của họ.Nhưng thực tế hiện nay, tất
cả các doanh nghiệp đều bị giới hạn bởi một hay một vài yếu tố nào đó về nguồn
lực của mình.Mặt khác, cơ chế thị trường cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh khốc
liệt, những doanh nghiệp nào không nắm bắt được cơ hội, không phát huy được lợi
thế cạnh tranh của mình thì rất dễ dẫn đến giải thể, phá sản. “Thương trường là
chiến trường”,chỉ cần một chút sai lầm thì sẽ mất đi cơ hội và cơ hội đó sẽ rơi vào
tay đối thủ cạnh tranh.Do vậy, để có thể đứng vững trước quy luật cạnh tranh khắc
nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đặt vấn đề hiệu quả
kinh tế lên hàng đầu. Điều này có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của doanh
nghiệp. Để hoạt động có hiệu quả các doanh nghiệp không còn cách nào khác là
phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Có nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển, qua đó mở
rộng sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và tạo sự phát triển vững
chắc của doanh nghiệp.
Lê Thị Cẩm Vân
1
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
Năm 2010 là năm nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, Đứng trước những
cơ hội và thách thức mới khi mà nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt
Nam nói riêng đang đối mặt sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Vấn đề nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp. Ở
nước ta hiện nay, số doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh
doanh vẫn chưa nhiều. Điều này có nhiều nguyên nhân như: hạn chế về vốn, hạn
chế trong công tác quản lý, hạn chế về năng lực sản xuất hay kém thích ứng với nhu
cầu của thị trường. Do đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng ngày càng
phải được chú trọng.
Qua quá trình thực tập ở Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7, với những
kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty và nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này
em đã chọn đề tài: "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh ở Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7” làm tên đề tài cho chuyên đề tốt
nghiệp của mình.Khi thực hiện đề tài này em mong muốn mình có thể thực hành
những kiến thức đã học và qua đó xin em cũng xin đưa ra một số kiến nghị, giải
pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bố cục của chuyên đề gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7.
Phần 2: Thực trạng hoạt động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ phần Cơ khí & xây lắp số 7 giai đoạn 2006 – 2009.
Phần 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần cơ khí & xây lắp số 7 .
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn – THs
Hoàng Thanh Hương đã tận tình giúp đỡ và cho em những ý kiến quý báu để em có
thể hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Em cũng xin chân thành cảm ơn các
cô chú, các anh chị trong Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7 và đặc biệt là các
cô chú, các anh chị trong phòng Kế hoạch Kinh doanh đã tạo mọi điều kiện giúp em
thực hiện chuyên đề này.
Lê Thị Cẩm Vân
2
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
PHÀN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
CƠ KHÍ VÀ XÂY LẮP SỐ 7
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1 Thông tin chung về Công ty:
Công ty cổ phần Cơ Khí và Xây Lắp số 7 là thành viên của Tổng Công ty cơ
khí xây dựng, là một doanh nghiệp Nhà Nước được thành lập theo quyết định số
1803/QĐ- BXD ngày 19/11/2004 của Bộ Xây Dựng, trên cơ sở cũ là Công ty Cơ
khí và xây lắp số 7 (được đổi tên từ Công ty Cơ khí xây dựng Liên Ninh theo Quyết
định số 1567/BXD-TCLĐ ngày 1/11/2000 của Bộ Xây dựng) là doanh nghiệp Nhà
Nước thành lập theo Quyết định số 165/BXD ngày 05/05/1993 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại Nhà máy Cơ khí Xây dựng Liên Ninh,
thành lập từ năm 1966.
* Tên doanh nghiệp:
Tên thương mại: Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7.
Tên giao dịch quốc tế : Construction Meachinery Company No 7 .
Tên viết tắt: COMA 7.
* Hình thức pháp lý :
Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phẩn, có Tư cách pháp
nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập.
Có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định pháp luật,
được đăng ký kinh doanh theo Luật định, được tổ chức và hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp và điều lệ của công ty cổ phần đã được Đại hội đồng cổ
đông thông qua.
Vốn điều lệ : 10.000.000.000 đồng (mười tỷ Việt Nam đồng )
Cổ phần phát hành lần đầu: 100.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là
100.000, với trị giá : 10.000.000.000 đồng.
* Địa chỉ giao dịch:
Địa chỉ giao dịch: Km 14 - Quốc Lộ 1A – Liên Ninh – Thanh Trì – Hà Nội.
Website: .
Ðiện thoại: 0438614381 .
Fax: 0438614294 .
Email:
Lê Thị Cẩm Vân
3
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
* Ngành nghề kinh doanh:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu trong các lĩnh vực sau:
Sản xuất thiết bị máy móc cho ngành Xây dựng, vật liệu xây dựng và công
trình đô thị.
Chế tạo sản phẩm kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn.
Thi công lắp đặt các thiết bị cho ngành xây dựng và các ngành kinh tế kỹ
thuật khác trong và ngoài nước.
Thi công xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông (cầu,
đường), thủy lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, công trình
đường dây điện, trạm biến áp điện, điện lạnh, hệ thống kỹ thuật cơ điện công trình.
Gia công lắp đặt khung nhôm kính, lắp đặt thiết bị, lập dự án đầu tư, thiết kế
công trình xây dựng.
Tư vấn xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp.
Kinh doanh phát triển nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ, xuất khẩu lao động và chuyên
gia kỹ thuật.
Kinh doanh nhà hàng khách sạn.
Đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực.
Sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị và vật liệu xây dựng, phụ tùng, phụ
kiện bằng kim loại, sơn tĩnh điện, mạ decor vân gỗ, vân đá trên nhôm.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty Cổ phần Cơ khí và xây lắp số 7 là một trong 24 đơn vị thành viên
trực thuộc Tổng công ty Cơ khí xây dựng thuộc Bộ Xây Dựng.Sau hơn 43 năm hình
thành và phát triển, hiện nay, có thể nói Công ty đã có một chỗ đứng nhất định trong
ngành Cơ khí & Xây Dựng .Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được
khái quát thành các giai đoạn sau:
Ngày 01/08/1966 Nhà máy Cơ khí Kiến trúc Liên Ninh được thành lập theo
quyết định số 765/BKT của Bộ Kiến Trúc. Nhà máy được thành lập trên cơ sở tách
phân xưởng sửa chữa máy gạch ngói ra khỏi nhà máy kiến trúc Gia Lâm.
Giai đoạn 1966 – 1970 :
Lê Thị Cẩm Vân
4
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
Với khoảng 70 cán bộ và công nhân viên cùng với máy móc trang thiết bị rất
hạn chế và lạc hậu nên phần lớn là sản xuất thủ công.Trong giai đoạn này, Nhà nước
ta quản lý nền kinh tế theo kiểu tập trung bao cấp nên đầu vào cũng như đầu ra của
Nhà máy là do Liên hiệp các Xí nghiệp Cơ khí Xây dựng (nay là Tổng công ty Cơ
khí Xây dựng ) bao tiêu.Chính vì vậy đời sống của người lao động gặp rất nhiều
khó khăn.
Giai đoạn 1971 – 1990 :
+ Năm 1970: Nhà máy Cơ khí Kiến trúc Liên Ninh được đổi tên thành
Nhà máy Cơ khí Xây dựng Liên Ninh theo Quyết định 457 BXD/TCLĐ của Bộ
xây dựng .
+ Trong giai đoạn này, nền kinh tế có nhiều biến động lớn, Đại hội toàn
quốc lần thứ VI của Đảng ( tháng 12 năm 1986 ) đã đánh dấu một bước ngoặt quan
trọng, tạo nên sự chuyển biến lớn về kinh tế , chính trị, xã hội…Nền kinh tế của ta
bước sang một thời kỳ mới, thờì kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ
chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN.Chính sự
chuyển biến mạnh mẽ này của nền kinh tế cùng với những nguyên nhân chủ quan
như trang thiết bị máy móc quá cũ và lạc hậu, đội ngũ cán bộ chưa thích ứng kịp
với cơ chế thị trường…làm cho tình hình sản xuất của Nhà máy gặp rất nhiều khó
khăn, đã có lúc Ban lãnh đạo Nhà máy đã nghĩ đến quyết định giải thể.Song với
những nỗ lực của Đảng và Nhà nước cộng với sự quyết tâm đưa đơn vị đi lên của
tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên mà Nhà máy đã vượt qua giai đoạn
khó khăn này, từng bước tìm chỗ đứng trên thị trường.
Giai đoạn 1991 – 2000:
+ Ngày 02/01/1996 Nhà Máy Cơ khí Xây Dựng Liên Ninh được đổi tên
thành Công ty Cơ Khí Xây Dựng Liên Ninh theo quyết định 165/BXD-TCLĐ của
Bộ xây dựng.
+ Ngày 01/11/2000 theo quyết định số 1567/BXD của Bộ xây dựng,
Nhà máy Cơ khí Xây dựng Liên Ninh được đổi tên thành Công ty Cơ khí & Xây
lắp số 7 trực thuộc Tổng công ty Cơ khí Xây dựng.
+ Đây là giai đoạn cả nước tích cực cùng nhau xây dựng đất nước tiến
lên XHCN.Dưới sự định hướng của Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng, Công ty đã
Lê Thị Cẩm Vân
5
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
đầu tư thêm máy móc trang thiết bị mới, hiện đại cùng với những công nghệ tiên
tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm giúp Công ty cạnh tranh trên thị
trường.Công ty cũng đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO
9001:2000.Cùng với đó là việc bổ xung thêm một số lĩnh vực kinh doanh mới, đó
là:
Thi công xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao
thông (cầu, đường), thủy lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công
nghiệp, công trình đường dây điện, trạm biến áp điện, điện lạnh, hệ thống kỹ thuật
cơ điện công trình.
Gia công lắp đặt khung nhôm kính, lắp đặt thiết bị, lập dự án
đầu tư, thiết kế công trình xây dựng.
Tư vấn xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công
nghiệp.
Kinh doanh phát triển nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ, xuất khẩu lao
động và chuyên gia kỹ thuật.
Kinh doanh nhà hàng khách sạn.
Đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực.
Sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị và vật liệu xây dựng, phụ
tùng, phụ kiện bằng kim loại, sơn tĩnh điện, mạ decor vân gỗ, vân đá trên nhôm.
Giai đoạn 2001 đến nay :
+ Ngày 19/11/2004, theo quyết định số 1803/QĐ – BXD của Bộ xây
dựng nhằm thực hiện chủ trương cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước, Công
ty Cơ khí và Xây lắp số 7 được đổi tên thành Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp
số 7.
+
Nhìn nhận trên góc độ tích cực thì sau khi cổ phần hoá, nhờ vào việc
triển khai phương án sản xuất kinh doanh năng động, mở rộng ngành nghề sản xuất
kinh doanh, mua sắm máy móc trang thiết bị mới - hiện đại, đầu tư vào dây chuyền
công nghệ tiên tiến mà Công ty đã nâng cao được chất lượng sản phầm, tăng sức
cạnh tranh và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình đối với thị trường trong
nước.Thêm vào đó là sự đoàn kết, thống nhất cao trong chỉ đạo, điều hành sản xuất
cộng với sự nhiệt tình, trách nhiệm của Cán bộ - Công nhân viên chức nên sau 5
năm cổ phần hoá, Công ty không chỉ bảo toàn và phát huy tốt hiệu quả đồng
Lê Thị Cẩm Vân
6
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
vốn,mà các chỉ tiêu về Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động đều tăng
đáng kể.Tuy nhiên, do bước đầu mới tiếp cận với hình thức cổ phần hoá nên Công
ty còn nhiều bỡ ngỡ, việc thiếu những kiến thức cần thiết về quản trị công ty cổ
phần, lúng túng về quy chế tài chính, chính sách tiền lương, hơn nữa lại phải đối
đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009... nên tốc độ phát triển của công ty
vẫn chưa thực sự có những đột phá.
Như vậy, sau hơn 43 năm hoạt động, ban đầu từ một cơ sở sản xuất thủ công
nhỏ lẻ, trang thiết bị ít và lạc hậu, công nghệ thô sơ, sản phẩm làm ra không có chỗ
đứng trên thị trường, cuộc sống của công nhân viên khó khăn, thì ngày nay,có thể
khẳng định rằng COMA7 đã có một chỗ đứng vững chắc trong ngành Cơ khí Xây
dựng, đời sống của CB – CNV thì không ngừng được nâng cao và cùng với các đơn
vị thành viên khác của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng, Công ty đã và đang góp
phần vào công cuộc xây dựng CNH- HĐH đất nước ngày một vững mạnh.
II Một số đặc điểm Kinh tế - Kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty:
2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức – cơ cấu sản xuất:
2.1.1 Cơ cấu tổ chức
Công ty áp dụng kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng để tổ chức quản
trị Doanh nghiệp.Đây là kiểu cơ cấu kết hợp giữa kiểu cơ cấu trực tiếp và kiểu cơ
cấu chức năng.Theo kiểu này, ngưởi thủ trưởng ( quản trị viên cấp cao) được sụ
giúp sức của các phòng chức năng, các chuyên gia, các hội đồng tư vấn trong việc
suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm hướng giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức
tạp.Tuy nhiên, quyền quyết định những vấn đề này vẫn thuộc về thủ trưởng.
*Hội đồng quản trị (HĐQT): bao gồm 7 người, là cơ quan quản lý công ty,
có quyền quyết định những chiến lược phát triển của công ty, phương án đầu tư,
phương án tổ chức quản lý Doanh nghiệp, bổ nhiệm hay bãi nhiệm các chức danh
Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc và các chức danh quan trọng
khác của Doanh nghiệp.
* Chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT ) Là thành viên của HĐQT và do
HĐQT bổ nhiệm. Chủ tịch HĐQT có đầy đủ quyền và nhiêm vụ, đồng thời chịu
trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
* Tổng giám đốc (TGĐ ): Do HĐQT bổ nhiệm, là người điều hành hoạt
động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các
Lê Thị Cẩm Vân
7
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
quyền và nghĩa vụ được giao.
* Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)bầu ra, có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong
ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính của công ty. Đồng thời phải thường xuyên
thông báo, báo cáo với HĐQT và ĐHĐCĐ về kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như tính trung thực của các báo cáo tài chính.
* Ban GĐ: Bao gồm: TGĐ, phó TGĐ sản xuất kinh doanh, phó TGĐ kỹ
thuật chất lượng và phó TGĐ phụ trách xây lắp. Ban GĐ chịu trách nhiệm chỉ đạo
và điều hành chung sản xuât kinh doanh của công ty. Trong đó các phó TGĐ chịu
trách nhiệm trực tiếp về kỹ thuật, chất lượng, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, cũng
như các công trình xây lắp trúng thầu, tham mưu cho TGĐ các công việc chung
trong lĩnh vực được phân công.
* Khối văn phòng gồm 5 phòng ban:
Phòng kế hoạch kinh doanh: Dự báo, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của
công ty, chịu trách về vấn đề thị trường tiếp nhận đơn đặt hàng, lựa chọn và soạn
thảo các văn bản mua bán và sản xuất kinh doanh, tổ chức các hợp đồng đã được
ký kết. Lập các:
- Báo cáo về nhu cầu sử dụng vốn.
- Báo cáo về thu nhập.
- Báo cáo về doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Phòng hành chính: Chịu trách nhiệm về vấn đề nhân sự đảm bảo nguồn lao
động của Công ty hợp lý, cân đối nguồn nhân lực, tuyển lao động mới, lập kế
hoạch tiền lượng công nhân cho Công ty. Ngoài ra còn lo về vấn đề sức khoẻ, y tế
sinh hoạt cho người lao động cùng các vấn đề xã hội khác.
Phòng tài chính kế toán: Tổ chức công tác kế toán,kiểm toán, thống kê, ghi
chép tính toán kịp thời, đầy đủ tài sản của doanh nghiệp. Tính toán và trích nội đủ
các khoản ngân sánh và các khoản nộp cấp trên. Chỉ đạo công tác vay vốn, thanh
toán công nợ để phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tham mưu đề xuất ý
kiến, biện pháp với cấp trên về mặt tài chính. Tổ chức phân tích hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Phòng kỹ thuật - dự án: Là phòng chuyên môn chịu trách nhiệm về vấn đề
kiểm tra thiết kế, sửa chữa máy móc công cụ, thiết kế kỹ thuật, ứng dụng công
nghệ mới. Phòng có nhiệm vụ thiết kế thi công theo đơn đặt hàng hoặc theo yêu
cầu sản xuất của các phân xưởng tính toán các khoản chi phí để mua nguyên vật
liệu, thiết lập các dự án sản xuất kinh doanh.
Ban quản lý dự án: Chịu trách nhiệm về công tác quản lý dự án do Công ty
giao cho. Phòng có nhiệm vụ lập các dự án khả thi cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
2.1.2 Cơ cấu sản xuất
Lê Thị Cẩm Vân
8
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
Công ty có 5 xí nghiệp với nhiệm vụ sản xuất như sau:
- Xí nghiệp Đúc và kinh doanh vật tư thiết bị: Đây là xí nghiệp hàng đầu của
Công ty, chuyên kinh doanh, sản xuất các loại sản phẩm như gang, thép, vật tư thiết
bị... Nhiệm vụ của xí nghiệp là từ các loại phế liệu đúc thành các sản phẩm theo đơn
đặt hàng hoặc theo yêu cầu sản xuất của Công ty & mua bán vật tư thiết bị phục vụ
cho ngành cơ khí xây lắp. Hàng tháng lập báo cáo lên phòng kinh doanh và báo cáo
nhân công lên phòng hành chính.
- Xí nghiệp cơ khí và cơ điện công trình: Tiền thân của xí nghiệp là phân
xưởng cơ khí và cơ điện công trình.Nhiệm vụ của xí nghiệp là: lắp đặt điện công
trình, lắp đặt máy công trình, các thiết bị máy theo đơn đặt hàng, lắp ráp các sản
phẩm phi tiêu chuẩn như các phụ tùng cho sản xuất xi măng, sản xuất gạch, gia
công chi tiết trên máy công cụ phục vụ cho ngành cơ khí. Hàng tháng lập báo cáo
như xí nghiệp Đúc.
- Xí nghiệp kết cấu thép và xây lắp: Xí nghiệp chuyên cung cấp, thiết kế các
loại khung nhà xưởng, giàn không gian bằng khung thép hiện đang được các nhà
thầu xây dựng sử dụng rất phổ biếnXí nghiệp có nhiệm vụ gia công, gò hàn các sản
phẩm kết cấu thép theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Và lập báo cáo như các xí
nghiệp trên.
- Xí nghiệp xây dựng và trang trí nội thất: Có nhiệm vụ gia công lắp đặt
khung nhôm kính, lắp đặt thiết bị, lập dự án đầu tư thiết kế công trình xây dựng.
Hàng tháng lập báo cáo như các xí nghiệp trên.
- Xí nghiệp sơn và trang trí trên nhôm: Xí nghiệp này được thành lập và đi
vào sản xuất từ giữa quý 3 năm 2002, là kết quả của việc đầu tư và mở rộng sản
xuất kinh doanh của Công ty COMA 7.Nhiệm vụ của xí nghiệp là sơn và trang trí
trên nhôm theo đơn đặt hàng của khách hàng hay của Công ty. Hàng tháng lập báo
cáo như các phân xưởng trên.
- Các đội trực thuộc: Đây là những đội thuộc sự quản lý của Công ty, cho
nên sẽ có sự ưu ái hơn về mặt khách hàng. Tuy nhiên, việc sản xuất kinh doanh của
các đội này mang tính thời vụ nên doanh thu của các đội này có tỷ trọng thấp nhất
trong toàn Công ty. Bao gồm:
+ Đội chế tạo kết cấu thép và xây lắp số 1
+ Đội xây dựng số 2
+ Đội xây dựng số 3
+ Đội xây dựng số 5
Về cơ cấu sản xuất, trong mỗi xí nghiệp lại được phân thành các bộ phận sản xuất
chính, bộ phận sản xuất phù trợ, bộ phận sản xuất phụ và bộ phận phục vụ sản
xuất.Các xí nghiệp trong công ty được bố trí thành các tổ đội sản xuất, đảm nhiệm
việc sản xuất các sản phẩm khác nhau nhưng để đáp ứng đồng bộ một loại nhu cầu
cho một đối tượng như các sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng. Đó là chuyên
môn hóa rộng theo sản phẩm cùng loại. Bên cạnh đó, công ty còn có những tổ đội
xây dựng, tham gia vào các dự án xây dựng mà công ty trúng thầu. Do đặc điểm của
Lê Thị Cẩm Vân
9
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
sản phẩm có tính đơn chiếc, kết cấu phức tạp nên tính chuyên môn hóa được thể
hiện rất rõ nét. Ta thấy các xia nghiệp của công ty đều có tính chuyên môn hóa cao,
nên tạo ra được đội ngũ lao động lành nghề, thạo việc.
Bảng 1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý & cơ cấu tổ chức sản xuất của
COMA 7
Lê Thị Cẩm Vân
10
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỒ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT KINH DOANH
BAN QUẢN
LÝ DỰ ÁN
Xí
nghiệp
đúc &
kinh
doanh
vật tư
thiết bị
Xí
nghiệp
cơ khí
& cơ
điện
công
trình
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
Xí
nghiệp
kết cấu
thép và
xây lắp
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH XÂY DỰNG
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT-CHẤT LƯỢNG
PHÒNG
KỸ THUẬT
DỰ ÁN
Xí
nghiệp
xây
dựng
&trang
trí nội
thất
Xí
nghiệp
sơn và
trang
trí trên
nhôm
PHÒNG
KẾ HOẠCH
KINH DOANH
Đội
chế tạo
KCT &
xây lắp
số 1
Đội
xây
dựng
số 2
PHÒNG
KẾ TOÁN TÀI
CHÍNH
Đội
xây
dựng
số 3
Đội
xây
dựng
số 5
Nguồn: Phòng Hành chính Tổng hợp COMA7
2.2 Đặc điểm về sản phẩm – Thị trường
Từ khi thành lập cho đến nay, với những lĩnh vực hoạt động đã nêu ở phần
trên, Công ty đã tham gia chế tạo cung cấp nhiều công trình, sản phẩm phục vụ
công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Trong những năm qua với phương châm
Lê Thị Cẩm Vân
11
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
đẩy mạnh đầu tư, mở rộng đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là tăng
năng lực về chìều sâu trong lĩnh vực chế tạo Cơ khí, kết cấu thép đồng thời mở rộng
sang lĩnh vực xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông cầu đường,
thuỷ lợi phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Công ty đã tham gia và thực hiện
thành công nhiều dự án, bao gồm nhiều lĩnh vực như:
Các công trình dân dụng, công nghiệp: nhà xưởng thép không gỉ UGINOX
Việt Nam; nhà xưởng Công ty CP thực phẩm Thiên Hương; xây dựng hạ tầng kỹ
thuật xung quanh Hồ Tây; Trung tâm y tế Quảng Bình; xây dựng nhà chung cư
NC2- 11 tầng- COMA18 …
Các công trình giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước: Đường quốc lộ số 6,
Quốc lộ 2B; đường 35 huyện Mê Linh- Vĩnh Phúc; đại lộ Nguyễn Thái Học- Thị xã
Yên Bái; đường DT 632 Phù Mỳ - Bình Dương; đường Quy Nhơn- Nhơn Hội; ;
san lấp mặt bằng và lấn biển Hạ Long; hệ thống cấp thoát nước Diêm Điền- Thái
Bình; hệ thống cấp thoát nước Nhà máy xi măng Hoàng Mai; đê ngăn mặn Phước
Hoà- Bà Rịa- Vũng Tàu; Trạm xử lý nước thải nhà máy khoá Minh Khai…
Gia công chế tạo sản phẩm KCT và thiết bị phụ tùng sản xuất xi măng và
thuỷ điện: tham gia chế tạo KCT nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Công ty xi măng
Hoàng Thạch, công ty xi măng Bút Sơn; Công ty mía đường Nghệ An; nhà máy bột
ngọt Miwon; KCT Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia; thiết bị nhà máy xi măng Cẩm
Phả; thiết bị cơ khí thuỷ công nhà máy thuỷ điện Buôn Tua Srah; Sê San 4; …
Các công trình chế tạo giàn không gian: giàn không gian biểu diễn cá heo Đảo Tuần Châu; giàn không gian trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn; giàn
không gian Lao Bảo- Quảng Trị; giàn không gian nhà hát ca múa nhạc Việt Nam;
giàn không gian Chợ Đồng Xuân;…
Công ty cũng chế tạo nhiều đơn hàng xuất khẩu được đối tác nước ngoài
đánh giá cao như: hệ thống lọc bụi xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ; ống và van Den sit
Manjang; Bích neo tàu xuất sang Nhật Bản, Singapore,…
Tất cả các công trình thi công đều đảm bảo tiến độ, chất lượng, được các Chủ
đẩu tư nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng và đánh giá cao.Với đội ngũ cán bộ
công nhân giàu kinh nghiệm cùng với năng lực máy móc thiết bị được đầu tư đổi
mới, công ty hiện đang tích cực tham gia các dự án công trình có giá trị lớn ở mọi
miền đất nước như: đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội- Bình Dương; đường Nguyễn
Tất Thành- thị xã Phúc Yên- Vĩnh Phúc; KCT công trình xây dựng Bảo tàng Hà
Nội; lắp dựng giàn không gian Sở chỉ huy Cơ quan Bộ Quốc Phòng;…
Như vậy, thị trường hiện nay của Công ty không chỉ dừng lại ở phân khúc thị
trường miền Bắc như trước đây, mà Công ty đã mở rộng ra thị trường các tỉnh miền
Trung, miền Nam và hơn nữa đó là thị trường ngoài nước.Cùng với sự đầu tư, đổi
Lê Thị Cẩm Vân
12
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
mới trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất thi công xây lắp, sự đổi mới về cơ cấu
tổ chức phát huy nội lực với hiệu quả cao, đầu tư cho đào tạo thu hút nhân tài, Công
ty đang có những bước tiến vững chắc trên thị trường.
2.3 Đặc điểm về nhân sự:
2.3.1 Cơ cấu lao động:
Theo thống kê bảng 2, số lượng lao động trong Công ty có xu hướng
tăng.Sau 2 năm ( 2006 đến 2008) số lao động theo biên chế tăng 9,7%.
Về cơ cấu lao động theo giới tính cũng có sự thay đổi, năm 2006 & 2007 tỉ lệ
lao động nữ / lao động nam xấp xỉ 28% nhưng đến năm 2008 thì tỉ lệ đó giảm
xuống còn 30%.
Lao động thời vụ biến đổi thất thường.Năm 2007 giảm so với năm 2006
nhưng đến năm 2008 thì lại tăng đến 24,5% so với năm 2006.Điều đó cho thấy năm
2008 công ty có nhiều đơn hàng về xây dựng, vì xây dựng cần nhiều lao động thời vụ
Lao động trực tiếp có xu hướng tăng ngược lại với xu hướng giảm của lao
động trực tiếp.Việc có thêm nhiều đơn đặt hàng đòi hỏi Công ty phải có lực lượng
lao động trực tiếp đủ đế đáp ứng tiến độ cũng như chất lượng của sản phẩm, của
công trình.
Bảng 2 Thống kê số lượng lao động trong công ty trong 3 năm:
Đv: người
Chỉ tiêu
Năm 2006
-Lao động bình quân trong 750
biên chế
Trong đó +Nữ
208
+Nam
542
LĐ thời vụ
469
LĐ trực tiếp
575
LĐ gián tiếp
180
Năm 2007
793
Năm 2008
823
221
191
572
632
458
584
643
653
150
170
Nguồn: Phòng Hành chính Tổng hợp
2.3.2 Về trình độ
Nhìn chung, lao động của Công ty có trình độ cao.Theo thống kê lao động
trong năm 2008 thì lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 8.3%, lao
động có trình độ cao đẳng chiếm 1.8 % (bảng 3).Số lượng công nhân kỹ thuật có tay
nghề bậc 3,4, 5, 6 chiếm số lượng lớn, công nhân bậc 7 tập trung vào lĩnh vực cơ
khí, kết cấu, hàn, rèn, đúc khuôn, tiện…là những lĩnh vực trọng tâm của công ty.
Để tăng thêm năng lực sản xuất, năm 2008 ông ty đã tuyển thêm 17 ỹ sư cơ
khí, xây dựng, cầu đường và cư nhân kinh tế; 42 công nhân thuộc các ngành nghề .
Cùng với đó là chiến lược đào tạo nâng cao tay nghề cho 30 công nhân kỹ thuật.
Lê Thị Cẩm Vân
13
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
Không chỉ lưu tâm đến chính sách tiền lương, thường, phụ cấp cho lao động, Công ty
cũng rất chú trọng đến việc đảm bảo an toàn cho người lao động vì tính chất của một
số ngành sản xuất có độ nguy hiểm cao như đúc gang thép, xây dựng xây lắp….
Thường xuyên mở những lớp tập huấn về an toàn lao động, tăng cường công tác giáo
dục về kỷ luật lao động, tuân thủ quy trình, quy phạm, kỹ thuật.
Bảng 3 Danh sách các kỹ sư của Công ty (năm 2008)
Đv: người
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
1
2
3
4
Nghề nghiệp
ĐẠI HỌC
Kỹ sư cơ khí
Kỹ sư xây dựng
Kỹ sư cấp thoát nước
Kiến trúc sư
Kỹ sư thuỷ lợi
Kỹ sư điện
Kỹ sư đúc- Nhiệt luyện
Thạc sỹ kết cấu XD
Kỹ sư cầu đường
Chuyên viên kinh tế
Chuyên viên pháp luật
Kỹ sư xe máy
Kỹ sư chế tạo
Kỹ sư máy xây dựng
Kỹ sư trắc địa
CAO ĐẲNG
Cơ khí
Xây dựng và cầu đường
Điện + Nước
Mỹ thuật công nghiệp
Số
lượng
117
20
18
6
2
3
8
6
1
6
24
3
3
12
3
2
26
7
10
8
1
Trình độ
< 5 năm
< 10 năm
> 10 năm
8.
10
2
1
6
4
3
6
4
1
1
1
2
2
1
3
2
2
2
1
12
1
3
1
1
2
4
2
2
10
2
2
2
1
1
1
7
1
5
2
2
4
4
2
4
2
1
Nguồn: Phòng Hành chính Tổng hợp
Bảng 4: Danh sách các công nhân kỹ thuật ( năm 2008)
Đv: người
Lê Thị Cẩm Vân
14
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
STT Nghề nghiệp
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Thợ cơ khí
Thợ kết cấu
Thợ hàn
Thợ rèn
Thợ nề + bê tong
Thợ cốt thép
Thợ nhôm kính
Thợ ván khuôn
Thợ ốp lát
Thợ lắp đặt thang máy
Thợ nước
Thợ sơn bả
Thợ điện
Công nhân lắp đặt DĐK
Lái xe
Lái xe chuyên dụng
Lái cẩu
Lái máy ủi
Công nhân vận tải& thợ sc
Thợ mộc mẫu
Thợ khuôn đúc
Thợ nấu rót
Thợ tiện
Thợ làm dàn giáo, KCT
Thợ phân loại sản phẩm
Thợ nguội
Thợ làm sạch sơn
Thợ đóng gói
Thợ lắp dựng
Thợ lao động thủ công
Tổng cộng
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
Số
lượng
116
150
40
20
105
40
50
40
35
15
45
51
40
60
7
18
10
4
18
40
45
48
28
50
10
60
12
10
37
60
1264
Bậc thợ
1
2
15
2
5
2
4
20
7
2
23
10
15
10
8
2
10
8
1
6
8
3
2
2
2
5
3
10
30
7
4
15
5
7
10
5
5
10
8
9
28
7
12
2
4
7
15
10
15
5
20
1
8
2
2
6
4
20
20
10
5
20
5
13
5
10
5
5
15
10
15
5
50
40
11
4
20
10
11
10
5
3
10
15
10
7
6
20
30
3
4
8
10
4
5
5
7
10
10
2
1
4
5
4
7
6
1
3
4
7
10
7
16
13
20
3
10
3
3
9
7
10
13
9
4
10
2
20
3
2
6
5
17
3
3
3
8
2
1
1
3
15
2
2
9
1
5
1
1
2
Nguồn: Phòng Hành chính Tổng hợp
2 .4 Đặc điểm về công nghệ
Quá trình sản xuất nói một cách tổng quát là quá trình con người tác động
vào tài nguyên thiên nhiên để biến nó thành sản phẩm phục vụ con người. Nói hẹp
hơn thì trong một nhà máy cơ khí, quá trình sản xuất là quá trình tổng hợp các hoạt
Lê Thị Cẩm Vân
15
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
động có ích biến nguyên liệu và bán thành phẩm thành sản phẩm của nhà máy.
Trong đó có thể kể đến các quá trình chính như: chế tạo phôi; gia công cắt gọt; gia
công nhiệt, hoá; kiểm tra; lắp ráp và hàng loạt các quá trình phụ như: vận chuyển,
chế tạo dụng cụ, sữa chữa máy, bảo quản, chạy thử, điều chỉnh, sơn lót, bao bì, đóng
gói…
Từ quan điểm công nghệ ta cần nghiên cứu từng phần của quá trình sản xuất
đó, một trong các phần đó là quá trình công nghệ. Quá trình công nghệ là một phần
của quá trình sản xuất trực tiếp làm thay đổi tính chất và trạng thái của đối tượng
sản xuất.Do yêu cầu của đầu ra là: một quá trình công nghệ hợp lý( hay tối ưu) để
đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm, giá thành rẻ, thời gian đáp ứng nhu cầu
xã hội… nên việc chuẩn bị công nghệ sản xuất là cực kỳ quan trọng.
Hiện nay Công ty vẫn đang áp dụng qui trình sản xuất cơ bản của ngành cơ
khí:
+ Gia công.
+ Chế tạo.
+ Lắp ráp.
+ Thiết kế.
+ Thành phẩm.
Đặc điểm công nghệ của từng công đoạn sản xuất:
+ Công nghệ Thiết kế: Công ty được hỗ trợ thiết kế ( cả tính toán lẫn đồ
hoạ ) bằng các phần mềm tiên tiến hiện nay như: PLC, Solid Edge, Công nghệ
CAD/CAM, Pro/Engineer ( vẽ và gia công khuôn mẫu)…
+ Công nghệ Gia công/Chế tạo:
Quá trình đúc(Casting process): là dạng gia công lâu đời nhất.
Hiện tại ngành đúc được phát triển mạnh và được ứng dụng rộng rãi trong các
ngành công nghiệp. Khối lượng đúc chiếm từ 40% - 80% khối lượng máy móc.
Mặc dù vậy giá thành chỉ chiếm từ 20% - 25% giá thành tổng thể.Các bước trong
quá trình đúc: Nung (đun chảy kim loại) - Rót: (tự nhiên hay cưỡng bức) kim loại
vào khuôn - Làm nguội hóa rắn - Tháo khuôn - Làm sạch.
Lê Thị Cẩm Vân
16
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
Gia công bằng áp lực : Dựa vào tính dẻo của kim loại dùng
ngoại lực của thiết bị để làm biến dạng dẻo theo yêu cầu về hình dạng vẫn giữ
được tính nguyên vẹn không bị phá huỷ.Đặc điểm của các phương pháp gia công
bằng áp lực: Không phoi, ít hao kim loại, năng suất cao và sau gia công chất
lượng kim loại được cải thiện, độ chính xác sau gia công áp lực cao hơn đúc.
+ Công nghệ Lắp ráp: Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật đã thể hiện trên bản
vẽ lắp sản phẩm mà thiết lập nên qui trình công nghệ lắp ráp hợp lý, tìm các biện
pháp kỹ thuật lắp ráp và hình thức tổ chức lắp ráp hợp lý nhằm thoã mãn hai yêu
cầu:
Đảm bảo tính năng kỹ thuật của sản phẩm theo yêu cầu nghiệm
Nâng cao năng suất lắp ráp, hạ giá thành sản phẩm.
thu.
Mặc dù Công ty đã đặc biệt lưu tâm đến vấn đề công nghệ trong sản xuất, đã
đầu tư vào một số công nghệ mới như công nghệ đúc áp lực, công nghệ dập tấm trong
gia công bằng áp lực… nhưng do nằm trong bối cảnh trình độ chuẩn bị công nghệ
trong ngành chế tạo máy ở nước ta còn rất thấp, sản xuất thủ công vẫn là chủ yếu, vì
vậy mà hiệu quả sản xuất chưa cao.Nhưng do tình hình thực tế mà việc học theo các
nước công nghiệp phát triển như Mỹ, các nước EU, Nga, Nhật, Hàn…chuẩn bị công
nghệ trong ngành cơ khí theo hướng cơ khí hóa và tự động hóa bằng cách sử dụng
các thiết bị văn phòng bán tự động và ở mức cao hơn là tin học hoá việc chuẩn bị và
điều hành sản xuất nhờ các công nghệ như máy NC, CNC, gia công laser… vẫn còn
xa tầm với đối với nước ta nói chung và đối với Công ty nói riêng.
2.5 Đặc điểm về cơ sở hạ tầng máy móc trang thiết bị của Công ty
Bản thân Công ty ngày mới thành lập là một xưởng cơ khí nên khi tiến hành
mở rộng sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực mới là xây dựng và sau này xây lắp thì
hệ thống nhà xưởng cũng như máy móc thiết bị sẵn có của Công ty đã trợ giúp rất
nhiều, góp phẩn giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả chất lượng và tiến độ
của các hạng mục công trình.
Lê Thị Cẩm Vân
17
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
Máy móc thiết bị thuộc loại TSCĐ của Công ty rất đa dạng, thuộc nhiều
chủng loại khác nhau.Tuy nhiên có một số máy móc thiết bị đã quá cũ, được đầu tư
từ những năm 90, các máy móc thiết bị này tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD nên
phần lớn đã bị hao mòn, tuy vẫn có thể vận hành được nhưng do quá cũ và lạc hậu
về kỹ thuật nên không còn phù hợp với công nghệ sản xuất hiện đại ngày nay
nữa.Vấn đề đặt ra đối với Công ty đó là có nên thay thế các thiết bị sản xuất mới?
Nếu thay thế sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng. Nhưng
khó khăn ở chỗ tài chính của công ty còn gặp nhều khó khăn, TSCĐ của Công ty lại
hình thành chủ yếu từ nguồn vốn đi vay ( 60,79% ) nên việc đầu tư là việc hết sức
khó khăn và cần phải cân nhắc kỹ.
Về phần cở sở hạ tầng, nhà cửa, vật kiến trúc của Công ty thì tương đối hiện
đại.Đặc biệt là năm 2004, nhà điều hành, SXKD và cho thuê COMA 7 đưa vào khai
thác. Công ty đã ký được nhiều hợp đồng cho thuê nhà xưởng, văn phòng. Công ty
đã cho 12 đơn vị thuê văn phòng với tổng diện tích là 815,84 m2/1392,66m2.
Lê Thị Cẩm Vân
18
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
Bảng 5: Một số nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của công ty.
TT
I
1
2
3
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
Tên thiết bị
Nhà cửa, vật kiến trúc
Nhà điều hành COMA
Nhà xưởng sản xuất
Nhà giới thiệu sản phẩm
Máy móc thiết bị
Cổng trục 32T
Cổng trục 10T
Cần cẩu 20T
Cần cẩu 30T
Cần cẩu 16T bánh hơi
Xe ben tự đổ Q=10T
Ô tô tải 5T
Ô tô tải 12T
Ô tô có cẩu tự hành 4,5T
Máy hàn 15KVA
Máy hàn 24KVA
Máy đào V=0.65m3
Lu sắt 2 bánh 8T
Lu sắt 3 bánh 14T
Lu lốp 20T
Lu 2 bánh sắt rung 8 – 10T
Lu chân cừu rung 30T
Lu sắt + lốp rung 25T
Máy xúc banh lốp 2m3
Máy xúc banh lốp 0.65m3
Máy ủi
Máy san tự hành
Máy rải thảm
Máy rải đá
Máy rải cấp phối 1500
Nồi nấu nhựa
Máy ép cọc
Máy khoan cọc nhồi
Máy phá bêtông thuỷ lực
Kích thuỷ lực
Thiết bị phun cát
Thiết bị phun sơn
Máy đo chiều dầy lớp sơn
…
Ký mã hiệu, năm sản xuất
Tình trạng – số
lượng sẵn có
2004
1994
1998
Tốt – 01
Tốt – 03
Tốt – 01
COMA -2001
COMA – 1997
TADANO 200H-1998
TADANO 200H –1998
TADANO 200H –2000
KAMAZ – 1998
HUYNDAI-1999
KAMAZ – 1999
VC ISUZU – 1998
ESABILHE 300 -1996
TIG, MAG – 1996
ISUZU – 1999
ĐÔNG PHONG –1996
R12 – 1997
LL20 -1998
SW70C – 1997
SV 160 - 1997
TW 70C - 1999
TOZO – 2000
302 – 1998
FIAT 14C – 1998
MISUBISI – 2000
150e – 1998
337-1998
VOLGEN – 1999
1999
120T - 1998
D400 – 1998
1998
1 - 5T – 1998
AIRMAN – 1999
1998
2002
Tốt – 01
Tốt – 01
Tốt – 01
Tốt – 03
Tốt – 02
Tốt – 04
Tốt – 03
Tốt – 03
Tốt – 02
Tốt – 02
Tốt – 02
Tốt – 02
Tốt – 01
Tốt – 02
Tốt – 02
Tốt – 02
Tốt – 01
Tốt – 01
Tốt – 02
Tốt – 01
Tốt – 02
Tốt – 02
Tốt – 01
Tốt – 01
Tốt – 01
Tốt – 02
Tốt – 01
Tốt – 01
Tốt – 01
Tốt – 02
Tốt – 01
Tốt – 03
Tốt – 01
Nguồn: Phòng kỹ thuật dự án
2.6 Năng lực tài chính của Công ty
Lê Thị Cẩm Vân
19
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
A.Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm
toán trong vòng 3 năm vừa qua ( 2007, 2008, 2009)
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn Công ty
Đvị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
108.605,930
109.030,677
109.495,049
109.864,205
63.032,033
4.544,6
33.210,46
25.276,973
45.573,896
71.844,074
6.235
40.531,33
25.077,744
37.186,603
74.414,136
7.897,84
42.654,38
23.861,916
35.080,913
77.268,214
7.556,73
47.167,988
22.543,496
32.595,991
B.Nguồn vốn
108.605,930
109.030,677
109.495,049
109.495,205
1.Vốn vay
2.Vốn CSH
77.438,159
31.137,771
76.746,861
32.283,816
91.715,642
17.779,417
90.115,752
19.379,453
A.Tài sản
I.TSLĐ
1.Tiền
2.Phải thu
3.Hàng tồn kho
2.TSCĐ
Nguồn : Phòng Kế hoạch Kinh doanh
Về Tài sản: nguồn tài sản tăng theo các năm, từ 2006 đến năm 2007, tổng tài
sản tăng 424.747.705 VNĐ tương ứng 0,4%, sau 2 năm thì con số đó đã tăng gấp
đôi là 889.119.683 VNĐ tương ứng 0,8%, năm 2009 tăng 1,15 % so với năm 2006.
Về cơ cấu TSLĐ trong Tổng TS, tỷ lệ có xu hướng tăng, năm 2006 tỷ lệ đó
là 58%, năm 2007 là 66% sang đến 2008 là 68%, năm 2009 là 70,3%.Ngược lại, tỷ
lệ TSDH so với Tổng TS thì giảm, cụ thể năm 2006 là 42% , đến năm 2007 là 34%
và sang năm 2008 thì chỉ còn 32 % và năm 2009 là 29,7%. Sự giảm sút này có thể
hiểu là do Công ty có nhiều máy móc thiết bị lạc hậu không thể tiếp tục đưa vào sử
dụng, mặt khác lại không có sự đổi mới công nghệ.
Về nguồn vốn: theo thống kê 4 năm liên tiếp (2006 – 2007 – 2008 ) thì nguồn
vốn vay của Công ty đều tăng nhưng ở mức tăng nhẹ, riêng năm 2009 thì giảm.Năm
2007 tăng 0,004% so với năm 2006, năm 2008 tăng 0,008% so với 2006.Vốn vay là
nguồn vốn chủ yếu của Công ty, luôn chiếm tỷ lệ cao so với Tổng nguồn vốn, đặc
biệt là năm 2008 chiếm đến 83,7%, đây không phải là một dấu hiệu khả quan, nhất
là khi công ty đang tiến hành huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ.
Vì nếu tỷ lệ nợ quá cao sẽ kéo theo những rủi ro về khả năng thanh toán của công
ty.
Vốn CSH biến động thất thường, năm 2007 tăng 3,7% so với năm 2006,
Lê Thị Cẩm Vân
20
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
nhưng đến năm 2008 thì lại giảm mạnh đến 43%, điều này ảnh hưởng rất lớn đến
tính thanh khoản của công ty, thể hiện việc Công ty đang phải phụ thuộc nhiều vào
nguồn vốn vay, mất tính chủ động trong đầu tư kinh doanh.
B.Tín dụng và hợp đồng
1.Tên và địa chỉ ngân hàng cung cấp tín dụng
Ngân hàn Đầu tư và phát triển nam Hà Nội
Địa chỉ: Km 8 – đường Giải Phóng – Quận Hoàng Mai – Hà nội
Khả năng huy động vốn : 30.000.000.000 đồng
Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
Địa chỉ: 117 A đường Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
Khả năng huy động vốn : 10.000.000.000 đồng
Ngân hàng NN & PTNT Thanh Trì – Hà Nội
Địa chỉ: thị trấn Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội
Khả năng huy động vốn : 10.000.000.000 đồng
2.Tổng số tiền tín dụng : 50.000.000.000 đồng ( Năm mươi tỷ đồng chẵn )
Tín dụng ngân hàng (TDNH) là hình thức huy động vốn bằng cách đi vay
ngân hàng (NH) dưới dạng hợp đồng tín dụng. Theo đó, doanh nghiệp phải hoàn trả
gốc và lãi vay theo lịch trình đã thỏa thuận. Vốn vay NH có thể là vay dài hạn (từ 3
năm trở lên), vay trung hạn (từ 1 năm đến 3 năm) và vay ngắn hạn (dưới 1 năm).
Trong các hình thức huy động vốn của COMA7 thì TDNH là kênh huy động
vốn quan trọng nhất.Tổng số tiền tín dụng của Công ty là 50.000.000.000 tỷ VNĐ,
đây là 1 con số khá lớn so với quy mô DN của Công ty.Trong năm 2008, để hạn chế
lạm phát, Chính Phủ đã thực hiện giải pháp thắt chặt tiền tệ khiến cho lãi suất NH
tăng mạnh. Vì thế, lãi suất đã thực sự trở thành gánh nặng với công ty. Chỉ với
những khoản vay nóng đã khiến tình hình tài chính của công ty thực sự bế tắc, khiến
cho nhiều công trình phải thi công trong tình trạng cầm chừng, kéo theo hàng loạt
khó khăn cho các xí nghiệp sản xuất phục vụ cho ngành xây dựng, kinh doanh nhà
và bất động sản. Do vậy, TDNH là kênh huy động vốn có ý nghĩa hết sức to lớn đối
với công ty. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc duy trì và phát triển hoạt động sản
xuất.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SXKD Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY LẮP SỐ 7
Lê Thị Cẩm Vân
21
QTKD CN&XD 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây lắp số 7
I.Thực trạng hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2006 – 2009 :
2.1 Tổng hợp kết quả hoạt động SXKD giai đoạn 2006 – 2009 :
Bảng 7: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của COMA7
(2006 – 2009)
Đ/v: Tr.đ
Chỉ tiêu
1.Doanh thu
(DT)
2.Giảm trừ DT
3.Doanh thu
thuần
4.Giá vốn hàng
bán
5.Lợi nhuận gộp
6.DT tài chính
7.Chi phí tài
chính
8.Chi phí bán
hàng
9.Chi phí QLDN
10.Lợi nhuận
thuần
11.Thu nhập khác
12Chi phí khác
13.Lợi nhuận
khác
14.LNTT
15.Thuế TNDN
16.LNST
Năm 2006
69.742,836
Năm 2007
81.577,414
Năm 2008
84.530,441
Năm 2009
88.756,963
69.742,836
81.577,414
84.530,441
88.756,963
64.905,239
73.374,958
79.539,526
81.564,288
4.837,597
6,697
1.013,390
8.202,456
16,710
2.370,804
4.990,915
25,903
577,898
7.192,675
20,682
1623,48
22,891
-
15
-
3.087,407
720,606
4.551,726
1.296,635
2.909,010
1.154,909
2.548,25
3.014,627
5,934
5,934
104,363
104,363
1.164,032
854,031
308,992
1.523,42
1.523,42
726,540
203,431
523,109
1.400,998
392,279
1.008,719
1.824,902
510,972
1.313,93
4.538,047
1.134,511
3.403,536
Nguồn: phòng Kế hoạch Kinh doanh COMA7.
Lê Thị Cẩm Vân
22
QTKD CN&XD 48A