Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu hộp số vô cấp (cvt) trên toyota corolla altis 2 0v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 48 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI III
KHOA CƠ KHÍ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HỘP SỐ VÔ
CẤP (CVT) TRÊN TOYOTA COROLLA
ALTIS 2.0V

SVTH : GIANG ĐẠT PHIÊU
GVHD : TRẦN PHÚ

TP Hồ Chí Minh, năm 2014


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2014



Chữ ký của GVHD.

1


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2014

Chữ ký của GVPB.

2


MỤC LỤC
Lời nói đầu ................................................................................................... 4
Chương I: TỔNG QUAN ............................................................................. 5

1.1 Vài nét về Toyota Corolla Altis 2.0V ...................................................... 5
1.2 Tổng quan về hộp số .............................................................................. 8
1.3 Cấu tạo của hộp số vô cấp K111 ............................................................. 10
Chương II: KẾT CẤU TỪNG BỘ PHẬN ..................................................... 12
2.1 Biến mô thủy lực có li hợp khóa biến mô ................................................ 12
2.2 Bơm dầu CVT ........................................................................................ 13
2.3 Bộ truyền động ....................................................................................... 14
2.4 Bộ truyền vô cấp loại đai thép ................................................................. 18
2.5 Bộ truyền hành tinh................................................................................. 20
2.6 Cụm thân valve ....................................................................................... 21
2.7 Cảm biến tốc độ và cảm biến áp suất ...................................................... 24
2.8 Chức năng khóa dừng xe......................................................................... 25
2.9 Bộ làm ấm dầu ........................................................................................ 26
2.10 Dầu hộp số CVT ................................................................................... 26
2.11 Cần chuyển số ....................................................................................... 28
2.12 Hệ thống điều khiển điện tử .................................................................. 30
2.13 Chức năng dự phòng ............................................................................. 36
Chương III: HƯ HỎNG – BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA ............................. 37
3.1 Những hư hỏng thường gặp ở CVT ......................................................... 37
3.2 Bảo trì, bảo dưỡng hộp số CVT .............................................................. 38
3.3 Sửa chữa ................................................................................................. 42
Chương IV: KẾT LUẬN .............................................................................. 44
4.1 Ưu điểm .................................................................................................. 44
4.2 Nhược điểm ............................................................................................ 46
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 47

3


LỜI NÓI ĐẦU





Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại phát triển về khoa học và công nghệ
cao. Song song với sự phát triển đó thì nhu cầu của con người ngày càng khắt khe
hơn, đa dạng hơn. Trên ô tô cũng vậy nhằm đáp ứng những yêu cầu đó các bộ phận
trên xe cũng không ngừng cải tiến để hướng đến sự hoàn hảo nhất. Khi xe chuyển
động để có thể tận dụng tối đa nhất công suất động cơ, làm cho xe có thể đi lùi lại
thì phải cần đến hộp số. Hộp số là bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động
của ôtô. Nó giúp thay đổi moment, tốc độ và đổi chiều quay từ động cơ đến các cơ
cấu dẫn động bánh xe ở sau nó.
Trong đề tài này sẽ tìm hiểu về một loại hộp số có dãy tỉ số truyền vô cấp mà các
hộp số thông thường khó có thể đạt được với những tính năng vượt trội về khả năng
tăng tốc, êm dịu giữa các bước số tăng đáng kể khả năng tiết kiệm nhiên liệu, tính
tiện lợi trong bảo dưỡng, sửa chữa (vì kết cấu khá đơn giản so với các hộp số tự
động thông thường-AT). Đó là hộp số vô cấp CVT.
Hộp số CVT hiện nay được các hãng xe áp dụng, nghiên cứu và phát triển trên các
dòng xe của họ.
Toyota corolla altis là dòng xe duy nhất của Toyota phân phối tại thị trường Việt
Nam sử dụng loại hộp số này với các phiên bản 1.8G, 2.0V,E.

4


Chương I: TỔNG QUAN
1.1 Vài nét về Toyota Corolla Altis 2.0V.
 Ngày xuất xưởng
 Ngày 19 tháng 10 năm 2010


Thị
trường

Động cơ

Hộp số

Kiểu dẫn
động

Cấp nội
thất

Kiểu thân
xe

FF

1.8G

Sedan

FF

2.0V,E

Sedan

EC60
(Hộp số thường

6 cấp)
-H

Việt
Nam

2ZR-FE
(1.8L)
K311
(Hộp số vô cấp)

-H

Việt
Nam

3ZR-FE
(2.0L)

K111
(Hộp số vô cấp)

Bảng 1.1 Thông tin cơ bản.

5


Đặc tính kỹ thuật.
Động cơ
Hộp số

Số chổ ngồi
Kích thước (Dài x Rộng x
Cao)
Bán kính vòng quay
Khoảng sáng gầm xe
Công suất tối đa ( Kw/rpm)
Moment xoắn tối đa
(Nm/rpm)
Dung tích bình nhiên liệu
Tiêu chuẩn khí xả
Phanh
Trợ lực lái
Mâm xe
Đèn trước
Gương chiếu hậu
Tay lái
Cửa sổ
Khóa cửa từ xa
Chìa khóa
Hệ thống điều hòa
Hệ thống âm thanh
Ghế
Túi khí
An toàn

Xăng, dung tích xilanh 2.0L, Dual VVT-i, 4 xilanh, 16
van, DOHC
Số tự động vô cấp
5
4540 x 1760 x 1465 (mm)

5,3m
155 mm
107/6200
187/3600
55L
Euro 2
Trước đĩa thông gió/ Sau đĩa
Điện
Mâm đúc 16inch, 5 chấu
HID, hệ thống cân bằng góc chiếu
Gập và chỉnh điện, tích hợp đèn báo rẽ
3 chấu, bọc da, tích hợp nút điều chỉnh âm thanh, có lẫy
chuyển số trên vô lăng
Chỉnh điện, chống kẹt
Có, kết hợp chống trộm
Mở khóa thông minh và khởi động bằng nút bấm
Tự động
DVD 1 đĩa, màn hình cảm ứng 6,1 inch, Bluetooth, thẻ
nhớ SD, 6 loa, AM/FM, MP3/WMA, AUX, USB
Bọc da, ghế tài xế chỉnh điện
2 túi khí (tài xế và hành khách phía trước)
ABS, EBD, BA

Bảng 1.2 Thông số kỹ thuật.

6


Hình 1.3 Ngoại thất của xe.


Hình 1.4 Nội thất của xe.
7


1.2 Tổng quan về hộp số.
_ Các hộp số nói chung dùng để thay đổi tỷ số tốc độ giữa động cơ và cầu chủ động.
Nói một cách khác nếu không có hộp số, chiếc xe chỉ chạy được ở một tốc độ duy
nhất với một tốc độ cực đại nhất định.
_ Ngoài ra khả năng tăng tốc từ khi xuất phát với khả năng leo dốc của xe cũng bị
hạn chế nếu như nó không sử dụng hộp số. Vì vậy hộp số sử dụng một hệ thống
bánh răng khác nhau từ thấp đến cao để biến đổi mô-men xoắn của động cơ phù hợp
với nhiều điều kiện vận hành (khởi hành, tăng tốc, leo dốc...). Các số có thể được
cài bằng tay hoặc tự động.
_ Hộp số có thể được đặt dọc đối với xe dẫn động cầu sau hay cầu trước và đặt
ngang đối với xe dẫn động cầu trước.
_Hơn 500 năm trước đây, Leonardo da Vinci là người đặt ý tưởng cho hộp số vô
cấp CVT (Continuously variable transmission - hay hộp số có tỷ số truyền biến
thiên vô cấp).
_Hiện nay hộp số vô cấp đang thay thế cho hộp số hành tinh trên một số xe hơi và
được nhiều hãng xe lớn như: Toyota, General Motors (GM), Audi, Honda, Nissan
phát triển và ứng dụng trên nhiều sản phẩm của mình.

Hình 1.5 Mặt cắt hộp số CVT
Cơ sở của hộp số vô cấp CVT
Không giống như những hộp số tự động truyền thống, hộp số vô cấp CTV không có
các cặp bánh răng để tạo tỷ số truyền. Có nghĩa là nó không có sự ăn khớp giữa các
bánh răng. Loại CVT thông thường nhất hoạt động trên một hệ thống puli (ròng rọc)
và dây đai truyền cho phép một sự thay đổi vô cấp và liên tục giữa giới hạn thấp
nhất và cao nhất mà không có sự tách biệt riêng rẽ các vị trí số.


8


Hình 1.6 Cấu tạo tổng thể của CVT K111.

Nếu ở hộp số tự động kiểu hành tinh sẽ thấy sự phức tạp thì ở hộp số vô cấp CVT
lại đơn giản hơn nhiều. Hầu hết hộp số vô cấp CVT đều có ba phần tử cơ bản:
- Đai truyền bằng kim loại hay cao su có công suất cao.
- Một hệ puli có đầu vào thay đổi gắn với trục quay động cơ.
- Một hệ puli đầu ra dẫn đến bánh xe.
CVT cũng có bộ vi xử lý và các cảm biến để theo dõi và điều khiển.

Hình 1.7 Cấu tạo hệ puli-đai.

Mỗi puli được tạo thành từ hai khối hình nón có góc nghiêng 20 độ và đặt đối diện
với nhau. Một dây đai chạy trong rãnh giữa hai khối hình nón này. Dây đai hình chữ
V có ưu điểm hơn nếu chúng được làm từ cao su vì có ma sát cao, hạn chế trượt.
Hai khối hình nón này có thể thay đổi khoảng cách giữa chúng. Khi hai khối hình
nón tách ra xa nhau, dây đai ngập sâu vào trong rãnh và bán kính của dây đai quấn
9


quanh puli sẽ giảm đi. Khi hai khối hình nón này ở gần nhau thì bán kính của dây
đai tăng lên. CVT sử dụng áp suất thủy lực hoặc lò xo để tạo ra lực cần thiết thay
đổi khoảng cách giữa hai khối hình nón.
Puli chủ động được nối với trục quay của động cơ. Puli chủ động cũng được gọi là
puli đầu vào bởi vì nó nhận năng lượng trực tiếp từ động cơ đưa vào hộp số. Puli
thứ hai gọi là puli bị động nối với puli chủ động hay còn gọi là puli đầu ra và nó
truyền momen đến trục truyền động dẫn đến bánh xe.


Hình 1.8 Hệ puli-đai ở số thấp.

Khoảng cách giữa trục của puli tới điểm quấn của dây đai được gọi là bán kính quay
(picth radius). Tỷ số của bán kính quay trên puli chủ động và bán kính quay của puli
bị động xác lập nên “số” của hộp số.
Khi bán kính quay nhỏ trên puli chủ động và lớn trên puli bị động thì tốc độ quay
của puli bị động sẽ giảm được “số thấp". Khi bán kính quay của puli chủ động lớn
và của puli bị động nhỏ thì tốc độ của puli bị động tăng được “số cao". Về mặt
nguyên lý, hộp số CVT hoạt động với vô số cấp độ có thể chạy ở bất cứ thời điểm
nào, đối với bất cứ loại động cơ và tốc độ nào của xe.
Những loại vật liệu mới để chế tạo ra hộp số vô cấp CVT có độ tin cậy và hiệu quả
làm việc cao hơn nữa. Một trong những cải tiến quan trọng nhất đó là thiết kế và
phát triển một dây đai mới nối giữa hai puli. Đây là loại dây phức hợp được làm từ
một vài lá thép mỏng kết hợp cùng với những phiến thép có độ cứng cao, được tạo
hình ôm chặt lấy các lá kim loại. Dây đai bằng kim loại không bị trượt và có độ bền
cao hơn, cho phép CVT có thể làm việc với mô-men động cơ cao hơn và êm hơn so
với dây đai cao su.

1.3 Cấu tạo của hộp số CVT K111.
K111 là hộp số vô cấp loại đai thép có sử dụng biến mô, bộ truyền hành tinh và
bộ thủy lực điều khiển điện tử.
10


Loại

Loại hộp số

K111


Kiểu động cơ

3ZR-FE

Kết cấu thay đổi chiều
chuyển động

Bộ truyền hành tinh

Cơ cấu truyền lực

Bộ truyền vô cấp loại đai thép

Tiến

2.396 ~ 0.428

Lùi*1

1.668

Tỉ số
truyền

Tỉ số truyền vi sai*2

5.470

Vị trí cần số


P–R–N–D–M

Loại dầu hộp số

CVT Fluid TC

Thể tích dầu (Liter)

8.7

*1: Bao gồm tỉ số truyền bộ hành tinh
*2: Bao gồm tỉ số truyền bộ bánh răng giảm tốc
Bộ bánh răng
hành tinh
Biến mô với ly hợp
khóa biến mô
Puli sơ cấp

Bơm dầu

Đai thép
Cơ cấu khóa
đỗ xe
Puli thứ cấp
Bộ bánh răng giảm tốc
Bộ vi sai

Hình 1.9 Mặt cắt hộp số CVT K111.

11



Chương II: KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN

Hình 2.1 Mặt cắt CVT K111.

2.1 Biến mô thủy lực có li hợp khóa biến mô.
Bánh tua bin
Li hợp khóa biến mô
Bánh bơm

Stator

Kết cấu giảm chấn

Khớp 1 chiều

Hình 2.2 Mặt cắt bộ biến mô thủy lực.

12


_Nhờ cấu trúc của giảm chấn, hoạt động khóa biến mô có thể thực hiện được ngay
tại dải tốc độ thấp. Điều này sẽ làm giảm rung động moment động cơ và mang đến
cảm giác lái dễ chịu.
_Tỉ số truyền moment khi thử dừng: 1.900.
_ Biến mô là một thiết bị nối mềm giữa động cơ và hộp số, còn thực hiện công việc
nhân moment xoắn cho động cơ khi xe cần lực kéo lớn. Khi đạt đến một vận tốc nào
đó, lúc này không cần nhận moment nữa, mà truyền động nối mềm từ động cơ sang
hộp số qua biến mô chỉ thêm tốn nhiên liệu. Truyền động tốt nhất trong trường hợp

này chính là nối cứng. Khóa biến mô được tạo ra để làm công việc nối cứng truyền
động từ động cơ sang hộp số. Li hợp khóa biến mô là loại li hợp nhiều đĩa đóng mở
bằng áp lực dầu được điều khiển bởi các van điện từ điều biến đóng mở đường dầu.
Các van điện từ này được kích hoạt bởi dòng điện gửi từ bộ xử lí trung tâm ECM
tương tự như các li hợp trên hộp số tự động.

2.2 Bơm dầu CVT.
_Bơm dầu kết hợp với biến mô, tạo ra áp suất bôi trơn và cung cấp áp suất thủy lực
cho bộ điều khiển thủy lực.
_Vận chuyển dầu nhớt theo 1 chu trình tuần hoàn, giúp cho các bộ phận hoạt động
thông suốt. Bôi trơn các bộ phận trong một chu trình, bơm dầu hộp số tự động
xe được làm bằng chất liệu nhôm tĩnh điện và thép chất liệu cao cấp.

Hình 2.3 Bơm dầu kiểu bánh răng lệch tâm (bơm rôto).

13


2.3 Bộ truyền động.
Số răng
Bộ truyền hành tinh.
- Bánh răng mặt trời: 71
- Bánh răng hành tinh: 16
- Bánh răng bao: 102 (răng trong)
Cặp bánh răng giảm tốc.
- Bánh răng chủ động: 26
- Bánh răng bị động: 40
Bánh răng truyền lực cuối.
- Bánh răng chủ động: 19
- Bánh răng bị động: 64


I

Hình 2.4 Cấu tạo bộ truyền.

Bao gồm các chi tiết: bộ truyền hành tinh (bánh răng mặt trời, bánh răng hành tinh
và bánh răng bao), bộ truyền vô cấp (puli sơ cấp, thứ cấp, đai thép), cặp bánh răng
giảm tốc và cặp bánh răng truyền lực cuối (vi sai).

14


2.3.1 Chức năng của các chi tiết.
Chi tiết

Chức năng

Li hợp số tiến

Nối trục sơ cấp và bánh răng mặt trời khi chuyển động tiến,
đồng thời chuyển lực dẫn động từ động cơ đến bánh răng
mặt trời.

Phanh số lùi

Giữ cần dẫn khi chuyển động lùi.

Cụm bánh răng hành tinh

Thay đổi chuyển động tiến và lùi theo sự hoạt động của li

hợp số tiến hay phanh số lùi.

Cụm puli-đai thép

Thay đổi tỉ số truyền puli liên tục và truyền công suất từ
động cơ đến cặp bánh răng giảm tốc.

Cặp bánh răng giảm tốc

Giảm tốc độ đầu ra từ bộ puli-đai thép và truyền nó sang cặp
bánh răng truyền lực cuối.

Hình 2.5 Bảng chức năng các chi tiết chính.

2.3.2 Nguyên lý hoạt động tại các vị trí cần số.
2.3.2a Hoạt động ở vị trí D (Drive).

Hình 2.6 Hộp số hoạt động ở vị trí D nhỏ nhất.
15


Moment được truyền từ biến mô đến li hợp tiến đóng làm bánh răng mặt trời quay,
phanh giữ cần dẫn mở làm cần dẫn quay tự do. Vì vậy, lực từ bánh răng mặt trời
được truyền thẳng đến puli sơ cấp. Thông qua hệ thống biến đổi bề rộng cặp puli
làm cho đường kính puli sơ cấp nhỏ và puli thứ cấp lớn nhằm tạo ra tỉ số truyền nhỏ
nhất. Sau đó moment được truyền từ puli thứ cấp đến cặp bánh răng giảm tốc và
truyền sang cặp bánh răng truyền lực cuối.

Hình 2.7 Hộp số ở vị trí D lớn nhất.


2.3.2b Hoạt động ở vị trí N (Neutral/No gear)
Ở số N (số mo) li hợp tiến và phanh số lùi đều mở, lúc này moment được truyền từ
biến mô đến bánh răng bao làm bánh răng hành tinh và cần dẫn quay tự do nên
không có lực truyền đến hệ puli đai thép.

16


Hình 2.8 Hộp số ở vị trí N.

2.3.2c Hoạt động ở vị trí R (Reverse).

Hình 2.9 Hộp số ở vị trí R.
17


Ở số R (số ze) moment được truyền từ biến mô đến bánh răng bao vì li hợp số tiến
mở. Lực được truyền từ bánh răng bao sang bánh răng hành tinh và quay cùng chiều
với nhau đồng thời phanh số lùi đóng cần dẫn nên làm cho bánh răng mặt trời quay
với chiều ngược lại và truyền đến hệ puli đai thép đến các cặp bánh răng giảm tốc
và truyền lực cuối.

2.4 Bộ truyền vô cấp loại đai thép.
Điều khiển tỉ số truyền tốc độ bằng việc biến đổi bề rộng của cặp puli.

Puli sơ cấp

Đai thép

Puli thứ cấp


Hình 2.10 Cấu tạo bộ truyền vô cấp.

2.4.1 Cấu trúc piston kép của puli sơ cấp giúp làm giảm đường kính của buồng
thủy lực.
_Khi bơm bơm dầu vào buồng thủy lực của puli sơ cấp, áp lực dầu sẽ tác dụng lên
cơ cấu piston kép đẩy mặt côn bên trái ép sang phải làm giảm bề rộng rãnh lại, tức
là tăng đường kính của puli lên.
_Khi bơm bơm dầu vào buồng thủy lực của puli thứ cấp, áp lực dầu sẽ tác dụng lên
cơ cấu piston đẩy mặt côn bên phải ép sang trái làm giảm bề rộng rãnh lại, tức là
tăng đường kính của puli lên.
 Puli sơ cấp cũng như thứ cấp có thể điều chỉnh tùy ý đường kính của nó nhờ vào
sự thay đổi áp suất thủy lực tối ưu.

18


Hình 2.11 Cấu tạo piston puli sơ cấp và thứ cấp.

2.4.2 Đai truyền động thép.
Đai thép cho phép truyền lực nhờ hiệu ứng nén của từng phần tử đai (lực đẩy).
Chú ý: Xích và đai cao su sử dụng lực kép để truyền lực.
Đây là loại dây phức hợp được làm từ một vài lá thép mỏng kết hợp cùng với những
phiến thép có độ cứng cao, được tạo hình ôm chặt lấy các lá kim loại. Dây đai bằng
kim loại không bị trượt và có độ bền cao hơn, cho phép CVT có thể làm việc với
moment động cơ cao hơn và êm hơn so với dây đai cao su.

Hình 2.12 Cấu tạo đai thép.
19



2.5 Bộ truyền hành tinh.
_Bộ truyền chỉ có một bánh răng hành tinh.
_Phanh số lùi sẽ cố định bánh răng bao, li hợp số tiến nối trục sơ cấp và bánh răng
mặt trời.
_Buồng triệt tiêu áp suất thủy lực li tâm được sử dụng cho li hợp số tiến.

Hình 2.13 Bộ truyền hành tinh.

2.5.1 Đi tiến.
_Li hợp số tiến sẽ ăn khớp và truyền lực dẫn động từ trục sơ cấp sang bánh răng
mặt trời. Do đó, lực dẫn động từ động cơ sẽ được chuyển đến bộ truyền vô cấp với
cùng chiều quay.
_Lúc này phanh số lùi mở.

20


Hình 2.14 Khi đi tiến.

2.5.2 Đi lùi.
Lực dẫn động từ động cơ được truyền từ trục sơ cấp đến bánh răng bao khi li hợp số
tiến OFF. Lực dẫn động được chuyển đến bộ truyền vô cấp với chiều quay ngược
lại bằng việc kích hoạt phanh số lùi để giữ cố định cần dẫn.

Hình 2.15 Khi đi lùi.

2.6 Cụm thân van.
Bao gồm thân van trên và thân van dưới, 5 van điện từ và 1 cảm biến nhiệt độ
dầu.


21


Hình 2.16 Cấu tạo cụm thân valve.

Van điện
từ
DS1

Loại

Tín hiệu
hiệu dụng

DS2

Chức năng
Điều khiển dòng thủy lực đi vào puli sơ cấp (điều khiển lên
số)
Điều khiển dòng thủy lực đi ra khỏi puli sơ cấp (xuống số)

SL

ON / OFF

Chuyển chức năng của van SLS

DSU


Tín hiệu
hiệu dụng

Điều khiển áp suất thủy lực của li hợp khóa biến mô

SLS

Tuyến tính

Điều khiển áp suất thủy lực tác dụng lên puli thứ cấp
Điều khiển áp suất chuẩn

2.6.1 Điều khiển thủy lực.
_Tương tự như điều khiển thủy lực của hộp số tự động thường, ở đây chỉ quan tâm
đến việc điều khiển li hợp tiến, phanh số lùi và hai puli lắp đai thép.
_Hệ thống thủy lực cơ sở gồm các cụm cơ bản: nguồn cung cấp năng lượng (bơm
và các van điều tiết), bộ chuyển đổi và truyền tín hiệu chuyển số, bộ van thủy lực
chuyển số, các đường dầu.

22


Hình 2.17 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển thủy lực.
2.6.2 Áp lực nén đai.
Bằng việc thay đổi áp suất của puli thứ cấp, có thể điều khiển được áp lực nén đai.
– Áp lực nén đai là cần thiết cho việc truyền moment. Áp lực này được điều
khiển bởi thay đổi áp suất puli thứ cấp.
– Van điện từ tuyến tính được sử dụng để điều khiển áp lực nén đai bằng áp
suất thủy lực tối ưu.


Hình 2.18 Sơ đồ điều khiển áp lực nén đai.

23


2.6.3 Điều khiển tỉ số truyền tốc độ.

Hình 2.19 Sơ đồ điều khiển tỉ số truyền tốc độ.
_Điều khiển này được thực hiện bởi ECU, cho phép điều khiển tỉ số truyền tốc độ
linh hoạt hơn.
_Thực hiện điều khiển tỉ số truyền tốc độ bằng cách kiểm soát dòng thủy lực vào/ra
puli sơ cấp.

2.7 Cảm biến tốc độ và cảm biến áp suất.
Sử dụng 3 cảm biến tốc độ và 1 cảm biến áp suất.
Cảm biến tốc độ NIN (Speed Sensor NIN): Đo tốc độ puli sơ cấp, loại cuộn dây.
Cảm biến tốc độ NOUT (Speed Sensor NOUT): Đo tốc độ bánh răng chủ động
giảm tốc (bằng tốc độ puli thức cấp, loại phần tử Hall).
Cảm biến tốc độ NT (Speed Sensor NT): Đo tốc độ trống li hợp tiến (bằng tốc độ
trục sơ cấp), loại phần tử IC.
Cảm biến áp suất dầu (Oil Pressure Sensor): Đo áp lực nén đai (bằng áp suất tác
dụng lên puli thứ cấp).

24


×