Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Luận văn kỹ thuật : Thiết kế mở vỉa và khai thác than quặng I Mỏ Thiếc gốc Kỳ Lâm Sơn Dương Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 115 trang )

Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...........................................................................................................1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................6
Chương I: ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐỊA CHẤT KHU MỎ
I.1.Địa lý tự nhiên................................................................................................8
I.1.1. Vị trí địa lý của vùng mỏ ............................................................................8
I.1.2. Tình hình dân cư, kinh tế và chính trị khu vực thiết kế...............................8
I.1.3. Điều kiện khí hậu..................................................................................... ..9
I.1.4. Quá trình thăm dò và khai thác khu mỏ....................................................10
I.2. Điều kiện địa chất.......................................................................................11
I.2.1. Cấu tạo địa chất khu mỏ............................................................................11
I.2.2.Cấu tạo các vỉa (thân) quặng......................................................................12
I.2.3 Phẩm chất quặng.........................................................................................13
I.2.4. Địa chất thuỷ văn...................................................................................... 14
I.2.5. Địa chất công trình....................................................................................14
I.2.6. Trữ lượng....................................................................................................15
I.3. Kết luận........................................................................................................15
Chương II: MỞ VỈA VÀ CHUẨN BỊ RUỘNG MỎ
II.1. Giới hạn khu vực thiết kế..........................................................................16
II.1.1. Biên giới khu vực thiết kế..........................................................................16
II.1.2. Kích thước khu vực thiết kế.......................................................................16
II.2. Tính trữ lượng............................................................................................17
II.2.1 Trữ lượng trong bảng cân đối....................................................................17
II.2.2. Trữ lượng công nghiệp..............................................................................17
II.3. Sản lượng và tuổi mỏ.................................................................................17
II.3.1. Sản lượng mỏ.............................................................................................17
II.3.2. Tuổi mỏ.....................................................................................................18


II.4. Chế độ làm việc của mỏ............................................................................18
II.4.1. Bộ phận lao động trực tiếp........................................................................18
II.4.2. Bộ phận lao động gián tiếp.......................................................................19
II.5. Phân chia ruộng mỏ..................................................................................19
II.6. Mở vỉa.........................................................................................................20
II.6.1. Khái quát chung........................................................................................20
II.6.2. Đề xuất các phương án mở vỉa..................................................................22
SV: Huyên Huy Hoàng

1

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

II.6.3. Trình bày các phương án mở vỉa…...........................................................23
II.6.4. Phân tích và so sánh kỹ thuật giữa các phương án mở vỉa.......................28
II.6.5. So sánh kinh tế giữa các phương án mở vỉa..............................................29
II.6.6. Kết luận.....................................................................................................32
II.7. Thiết kế thi công đào lò mở vỉa................................................................33
II.7.1. Chọn hình dạng tiết diện lò và vật liệu chống lò......................................33
II.7.2. Xác định kích thước tiết diện lò.................................................................33
II.7.3. Lập hộ chiếu chống lò...............................................................................35
II.7.4. Lập hộ chiếu khoan nổ mìn khi đào lò......................................................38
II.7.5. Xác định khối lượng công việc...................................................................41
II.7.6. Lập biểu đồ tổ chức chu kì đào lò.............................................................46
II.8. Kết luận......................................................................................................46

Chương III: KHAI THÁC
III.1. Đặc điểm địa chất và các yếu tố liên quan đến công tác khai thác......48
III.1.1. Khái quát chung…….………………………………………………..............48
III.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn HTKT hợp lý …..……….....48
III.2. Lựa chọn hệ thống khai thác..................................................................49
III.2.1. Phân tích, so sánh và chọn hệ thống khai thác.......................................49
III.2.2. Lựa chọn hệ thống khai thác hợp lý.........................................................52
III.3. Xác định các thông số của hệ thống khai thác......................................53
III.3.1. Chiều dài khối khai thác..........................................................................53
III.3.2. Chiều dày lớp khai thác...........................................................................54
III.3.3. Chọn tiến độ khối khai thác.....................................................................54
III.3.4. Xác định số gương KT động đồng thời để đảm bảo công suất thiết kế...54
III.4. Quy trình công nghệ khai thác...............................................................55
III.4.1. Phương pháp khấu quặng trong gương khai thác...................................55
III.4.2. Chọn hình thức vận chuyển hợp lý ở gương khai thác.............................56
III.4.3. Phương pháp chống giữ gương khai thác.................................................56
III.4.4. Điều khiển vách đá..................................................................................61
III.4.5. Tổ chức chu kỳ sản xuất trong gương khai thác......................................62
III.4.6. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật gương khai thác..........................65
III.5. Kết luận....................................................................................................68

SV: Huyên Huy Hoàng

2

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất


Đồ án Tốt nghiệp

Chương IV: THÔNG GIÓ VÀ AN TOÀN
IV.1. Khái quát chung.......................................................................................69
IV.1.1. Nhiệm vụ của thông gió chung của mỏ....................................................69
IV.1.2. Nhiệm vụ của thiết kế thông gió..............................................................69
IV.1.3. Phạm vi thiết kế thông gió chung.............................................................69
IV.1.4. Đặc điểm khí hậu của khu vực thiết kế................................................... 70
IV.2. Lựa chọn hệ thống thông gió...................................................................70
IV.2.1. Chọn phương pháp thông gió...................................................................70
IV.2.2. Chọn vị trí đặt trạm quạt gió chính.........................................................71
IV.2.3. Lựa chọn sơ đồ thông gió.........................................................................71
IV.3. Tính lượng gió chung cho mỏ..................................................................71
IV.3.1. Lựa chọn phương pháp thông gió chung của mỏ.A....................................71
IV.3.2. Xác định các hộ tiêu thụ gió của mỏ........................................................71
IV.3.3. Tính lượng gió cho toàn mỏ................................................................... 73
IV.4. Phân phối gió-kiểm tra tốc độ gió của mỏ ............................................73
IV.4.1. Phân phối gió...........................................................................................73
IV.4.2. Kiểm tra tốc độ gió..................................................................................74
IV.5. Tính hạ áp chung của mỏ .......................................................................74
IV.6. Tính chọn quạt gió chính....................................................................... 75
IV.6.1. Tính lưu lượng của quạt...........................................................................75
IV.6.2. Tính hạ áp quạt........................................................................................76
IV.6.2. Xác định điểm công tác của quạt.............................................................76
IV.6.3. Tính chọn động cơ quạt …………...........................................................77
IV.7. Tính giá thành thông gió.........................................................................78
IV.7.1. Chi phí xây dựng các công trình và mua thiết bị thông gió..............….. 78
IV.7.2. Tính chi phí trả lương cho công nhân.....................................................78
IV.7.3. Tính khấu hao thiết bị và các công trình thông gió.................................78
IV.7.4. Tính chi phí năng lượng..........................................................................79

IV.7.5. Tính giá thành thông gió cho 1 tấn quặng..............................................79
IV.8. Kết luận....................................................................................................79
IV.9. AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
IV.9.1. Ý nghĩa và mục đích của công tác bảo hộ lao động..........................79
IV.9.2. Biện pháp về an toàn ở mỏ hầm lò......................................................79
IV.9.2.1. Đặc điểm của mỏ liên quan đến công tác an toàn lao động ( ATLĐ ).80
SV: Huyên Huy Hoàng

3

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

IV.9.2.2. Các biện pháp an toàn trong các khâu công tác…….……………...…..80
1. Công tác khoan nổ mìn...................................................................................80
2. Công tác thông gió..........................................................................................80
3. Chống giữ lò chợ.............................................................................................81
4. Công tác phá hoả……………….………………….………..…..…......................81
5. An toàn trong vận tải......................................................................................81
6. An toàn trong cung cấp và sử dụng điện………………….…..…...….…………81
IV.9.2.3. Các biện pháp chống bui.………………………………....…….….……..81
IV.9.2.4. Các biện pháp ngăn ngừa nổ khí và bụi –Phòng chống cháy nổ…….82
IV.9.3. Tổ chức và thực hiện công tác an toàn...............................................82
IV.9.4. Thiết bị an toàn và dụng cụ bảo hộ lao động.....................................82
Chương V: VẬN TẢI VÀ THOÁT NƯỚC
VẬN TẢI

V.1. Khái niệm...................................................................................................84
V.2. Vận tải trong lò..........................................................................................84
V.2.1. Hệ thống vận tải trong lò..........................................................................84
V.2.2. Phân tích và chọn sơ đồ vận tải............................................................... 84
V.2.3.Tính toán và kiểm tra thiết bị vận tải trong các đường lò ........................85
V.2.4. Giá thành vận tải trong lò đến sân công nghiệp.......................................88
V.3. Vận tải ngoài mặt bằng.............................................................................89
V.3.1. Hệ thống vận tải ngoài mặt bằng..............................................................89
V.4. Thống kê thiết bị vận tải...........................................................................89
V.5. Kết luận......................................................................................................90
THOÁT NƯỚC
V.6. Khái niệm..................................................................................................90
V.7. Hệ thống thoát nước.................................................................................90
V.7.1. Thoát nước trên mặt.................................................................................90
V.7.2. Thoát nước trong lò..................................................................................91
V.7.3. Thống kê thiết bị và công trình thoát nước.........................................94
V.7.4. Kết luận..................................................................................................95

Chương VI. MẶT BẰNG VÀ LỊCH TRÌNH THI CÔNG
VI.1. Đặc điểm địa hình và yêu cầu xây dựng mặt bằng.............................96
SV: Huyên Huy Hoàng

4

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp


VI.2. Bố trí các công trình trên mặt bằng.....................................................96
VI.2.1. Bố trí công trình trên mặt bằng…………………………….…..……..……96
VI.3. Lập lịch trình thi công tổ chức thi công...............................................96
VI.3.1. Khái toán khối lượng các công trình.....................................................96
VI.3.2. Thời gian hoàn thành từng công trình...................................................98
VI.3.3. Thứ tự thi công ………………………………………….…........…..…….. 99
Chương VII: KINH TẾ
VII.1. Khái niệm............................................................................................. 100
VII.2. Biên chế tổ chức của mỏ...................................................................... 100
VII.2.1. Xác định số lượng công nhân viên theo cơ cấu tổ chức của mỏ.......... 100
VII.2.2. Tính năng suất lao động...…………………...........................................101
VII.3. Khái quát vốn đầu tư............................................................................101
VII.4. Tính giá thành tấn quặng.....................................................................104
VII.5. Tính hiệu quả kinh tế và thời gian thu hồi vốn................................. 104
VII.6. Kết luận................................................................................................ 106
Kết luận chung................................................................................................ 107
Tài liệu tham khảo............................................................................................ 108

MỞ ĐẦU
SV: Huyên Huy Hoàng

5

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp


Vùng Thiếc Tam Đảo nói chung, Mỏ Thiếc Bắc Lũng nói riêng được các
Đoàn Địa chất khảo sát, thăm dò đánh giá trữ lượng từ những năm 60 của thế kỷ
trước. Từ cơ sở đó, Mỏ Thiếc Bắc Lũng (nay là Xí nghiệp Thiếc Bắc Lũng) được
thành lập và đi vào hoạt động khai thác từ năm 1984. Mỏ có nhiệm vụ khai thác,
chế biến quặng Thiếc sa khoáng cung cấp cho Công ty KLM Thái Nguyên để
luyện thành thiếc thỏi phục vụ trong nước và xuất khẩu. Cho đến nay, cơ bản phần
Thiếc sa khoáng theo tài liệu địa chất đã hết, Xí nghiệp chuyển sang giai đoạn
khai thác tận thu từ năm 1996.
Thực hiện chủ trương của Công ty KLM Thái Nguyên, để tiếp tục duy trì và
phát triển xí nghiệp, cung cấp đủ quặng cho nhà máy luyện thiếc của Công ty và
cho nhà máy luyện Thiếc của Công ty KLM Tuyên Quang từ năm 2009 trở đi. Mỏ
Thiếc gốc Kỳ Lâm được Công ty KLM Thái Nguyên giao cho Xí nghiệp thăm dò,
khai thác khoáng sản 109 thăm dò trong 2 năm từ 1997-1998 và được Bộ trưởng
Bộ Công nghiệp phê duyệt tại Quyết định số 1965/QĐ- CNCL ngày 18-9-1998.
Mỏ Thiếc gốc Kỳ Lâm có trữ lượng không lớn, hàm lượng không cao nhưng
Thiếc là một trong những kim loại mầu có giá trị cao rất cần cho công nghiệp trong
nước và xuất khẩu, nếu mỏ được đầu tư khai thác sẽ duy trì được việc sản xuất
quặng Thiếc của Xí nghiệp Thiếc Bắc Lũng và đem lại lợi ích kinh tế nhất định.
Đồng thời công trình sẽ tạo tiền đề cho việc thăm dò mở rộng và khai thác tiềm
năng Thiếc gốc vùng Tam Đảo nói chung và khu vực Kỳ Lâm, Bắc Lũng Sơn
Dương nói riêng.
Vì những lý do trên, Mỏ Thiếc gốc Kỳ Lâm đã được Nhà nước cấp cho Xí
nghiệp Thiếc Bắc Lũng - Công ty KLM Thái Nguyên (nay là Công ty cổ phần
KLM Tuyên Quang) để đưa vào khai thác chế biến.
Với những đặc điểm và
tính chất của các vỉa quặng Thiếc gốc tại Kỳ Lâm, việc đưa ra phương án khai thác
phù hợp để tận thu tốt tài nguyên, có hiệu quả là rất có ý nghĩa, nhằm đem lại lợi
ích kinh tế để duy trì sản xuất và phát triển Xí nghiệp Thiếc Bắc Lũng hiện tại
trong khi Thiếc Sa khoáng cạn kiệt và cho những năm tiếp theo.

Sau quá trình học tập tại trường Đại học Mỏ - Địa chất và thực tập tại Xí
nghiệp Thiếc Bắc Lũng, để vận dụng kiến thức đã học của mình vào thực tiễn,
được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: TS. Phạm Đức Hưng và các thầy, cô
trong Bộ môn Khai thác Hầm lò, em đã nhận đề tài làm đồ án tốt nghiệp, Đề tài
gồm các nội dung chính sau:
Phần chung: “Thiết kế mở vỉa và khai thác thân quặng I Mỏ Thiếc gốc Kỳ
Lâm- Sơn Dương- Tuyên Quang từ mức +71 đến +140, đảm bảo sản lượng 6000
tấn/năm”
SV: Huyên Huy Hoàng

6

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

Phần chuyên đề: “Lựa chọn phương án mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ hợp
lý cho Thân quặng I Mỏ Thiếc gốc Kỳ Lâm- Sơn Dương- Tuyên Quang, ”
Bản đồ án gồm 7 chương, được xây dựng trên cơ sở vận dụng lý thuyết đã
học, với tài liệu làm cơ sở thiết kế là tài liệu địa chất của Xí nghiệp thăm dò khai
thác khoáng sản 109 và của Công ty TNHHNN một thành viên KLM Thái
Nguyên. Nội dung đồ án được thực hiện theo đề cương hướng dẫn của Bộ môn. Do
còn có hạn chế về kiến thức nên còn những thiếu sót nhất định, mong được sự chỉ
bảo của Thầy, Cô, để Đồ án này hoàn thiện hơn và có thể áp dụng vào thực tế.
Em xin chân Trọng cảm ơn Thầy TS. Phạm Đức Hưng và các thầy cô trong
Bộ môn Khai thác Hầm lò đã hướng dẫn và giúp đỡ hoàn thành Đồ án tốt
nghiệp này.

Hà Nội, tháng ... năm 20....
SINH VIÊN THỰC HIỆN

CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐỊA CHẤT KHU MỎ
I.1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
SV: Huyên Huy Hoàng

7

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

I.1.1. Địa lý của vùng mỏ, khu vực thiết kế, sông ngòi, đồi núi, hệ thống giao
thông vận tải, nguồn năng lượng và nước sinh hoạt
1. Vị trí khu mỏ :
Khu mỏ thiếc gốc Kỳ Lâm thuộc Thôn Kỳ Lâm - Thị trấn Sơn Dương Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang, nằm cách trụ sở UBND huyện Sơn Dương
1 km về phí Đông, có toạ độ địa lý:
105023'42" ÷ 1050 24' 21" Kinh độ đông
210 40' 57" ÷ 210 41' 31" Vĩ độ Bắc
2. Đặc điểm địa hình:
Địa hình khu mỏ chủ yếu là đồi núi với độ cao từ 75- 200 m, thuộc vùng Tây
Nam Núi Sồi. Bao phủ bề mặt địa hình là các loại cây cỏ thấp và các đồi cây lâm
nghiệp mới được trồng < 10 năm, cây cối nguyên sinh đã bị chặt phá do làm nương
dẫy trước đây. Khu mỏ có 2 suối chính đổ ra sông Đáy theo hướng Đông Bắc- Tây
Nam là suối Làng Cả và suối Kỳ Lâm với lưu lượng nhỏ. Hai bên suối chủ yếu là

các khe cạn cung cấp nước cho suối chính khi có mưa xuống.
3. Điều kiện giao thông:
Giao thông tới khu mỏ chủ yếu là đường bộ. Từ Hà Nội đến khu mỏ có thể đi
bằng ôtô theo 3 tuyến:
- Tuyến 1 : Hà Nội - Thái Nguyên- Sơn Dương: 140 Km, đường nhựa.
- Tuyến 2 : Hà Nội - Vĩnh Yên - Sơn Dương:120Km, đường nhựa
- Tuyến 3: Hà Nội - Phú Thọ - Tuyên Quang- Sơn Dương: 200Km, đường
nhựa.
Ngoài ra có thể đến mỏ bằng cả đường sông và đường bộ theo tuyến Sông
Hồng- Sông Lô đến Cảng An Hoà rồi theo đường bộ từ Cảng đến mỏ khoảng 20
km.
Từ trung tâm thị trấn Sơn Dương vào khu mỏ là đường đất khoảng 1Km. Từ
mỏ Thiếc Kỳ Lâm đến trụ sở Xí nghiệp Thiếc Bắc Lũng và khu tuyển, luyện
quặng: 5 km.
I.1.2. Tình hình dân cư, đặc điểm kinh tế xã hội.
1. Đặc điểm kinh tế khu vực:
Khu mỏ thuộc vùng kinh tế miền núi với mức độ phát triển còn thấp. Các
doanh nghiệp kinh tế chủ yếu là khai thác mỏ và sản xuất chế biến lâm, nông sản:

SV: Huyên Huy Hoàng

8

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp


- Xí nghiệp Thiếc Sơn Dương nằm cách mỏ Kỳ Lâm 14 km về phía ĐôngĐông Bắc. Xí nghiệp có lịch sử khai thác chế biến quặng Thiếc 45 năm;
- Xí nghiệp Vonfram Thiện Kế nằm cách khu mỏ 30 km về phía Nam. Xí
nghiệp có lịch sử khai thác và chế biến quặng Vonfram 25 năm;
- Xí nghiệp Thiếc Bắc Lũng, cách khu mỏ Kỳ Lâm 5 km về phía Tây. Đây là
đơn vị được giao quản lý mỏ Thiếc gốc Kỳ lâm, có lịch sử khai thác chế biến
quặng Thiếc sa khoáng 25 năm;
- Công ty Thăm dò và khai thác khoáng sản 109 ( trực thuộc Tập đoàn Than
Khoáng sản Việt Nam - TKV) cách khu mỏ Kỳ Lâm khoảng 2km về phía Bắc, là
đơn vị trực tiếp thăm dò khu mỏ Kỳ Lâm trong năm 1997 ÷ 1998;
- Công ty Chè Tân trào (sản xuất và chế biến chè xuất khẩu) nằm cách khu
mỏ Kỳ Lâm 3 km về phía Tây;
- Xí nghiệp khai thác và chế biến Ba rít cách khu mỏ 2 km về phía Bắc;
- Công ty TNHH Thành Long SX và chế biến chè xuất khẩu, cách khu mỏ 2
km về phía Đông;
- Công ty TNHH An Bình, cách khu mỏ 30 km về phía Nam, là đơn vị khai
thác và chế biến bột fenpát;
- Nhà máy Đường Kim Xuyên, cách khu mỏ 50km về phía Tây- Nam, sản
xuất và chế biến mía đường;
- Khu công nghiệp Long- Bình- An cách khu mỏ 20 km về phía Tây, là khu
công nghiệp mới của Tỉnh Tuyên Quang;
- Khu du lịch Lịch sử - Sinh thái ATK Tân Trào cách mỏ 15 km về phía Bắc;
- Nằm cách khu mỏ 1 km là trung tâm Thị trấn Huyện Sơn Dương với các cơ
sở dịch vụ, thương mại tương đối phát triển.
2. Đặc điểm dân cư, xã hội.
Sơn Dương là Huyện miền núi, có đời sống vật chất văn hoá tinh thần của
nhân dân tương đối phát triển. Sản phẩm chủ yếu của huyện và khu vực là nông,
lâm sản, khoáng sản. Chương trình phát triển kinh tế của Huyện trong những năm
tiếp theo là phát triển công, nông nghiệp dịch vụ và du lịch vì Huyện có nguồn tài
nguyên khoáng sản phong phú và Khu di tích lịch sử cách mạng ATK Tân Trào, có
hệ thống giao thông tương đối thuận lợi. Toàn huyện đã có điện lưới Quốc gia, có

các Trường học từ Tiểu học, Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông, có Bệnh
viện đa khoa. Dân cư trong khu vực chủ yếu là người Kinh chiếm 70%. Ngoài ra
còn có người Tày, Nùng, Cao Lan, Dao. Nhìn chung đời sống vật chất của đại bộ
SV: Huyên Huy Hoàng

9

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

phận dân cư trong huyện còn khó khăn. Song mấy năm gần đây do chính sách đổi
mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế của khu vực đã có bước phát triển mạnh, mức
sống chung của dân cư trong khu vực đã khá dần lên.
I.1.3. Điều kiện khí hậu :
Khí hậu khu mỏ chịu chung khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Tam Đảo với
hai mùa rõ rệt. Mùa Đông kéo dài từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau
với khí hậu khô hanh lạnh giá và thường chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa
Đông Bắc. Nhiệt độ thay đổi từ 10 0C đến 200C, thấp nhất là 5 ÷ 60C. Lưu lượng
mưa trung bình 80 ÷ 100 ml/tháng.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 9 với khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ
trung bình thay đổi từ 200C ÷ 350C, cao nhất 38 ÷ 400C. Lượng mưa trung bình
250ml ÷ 450ml/tháng. Mùa này hay có mưa rào và vài năm trở lại đây hay có mưa
đá, lú quyét và lốc cục bộ.
I.1.4. Quá trình thăm dò và khai thác khu mỏ:
Năm 1968-1993 Đoàn Địa chất 109 đã thăm dò tìm kiếm tỷ mỷ thiếc gốc
vùng Sơn Dương đã xác định được 2 thân quặng với trữ lượng 315 tấn cấp C2.

Năm 1989 -1992 Đoàn Địa chất 110 tiến hành tìm kiếm đánh giá các vùng núi
Sồi đã xác định ở Kỳ Lâm tồn tại 4 thân quặng thiếc gốc với trữ lượng tổng cộng
1.216 tấn cấp C2 và 217 tấn cấp P1
Năm 1997-1998 Mỏ thiếc gốc Kỳ Lâm đã được Công ty thăm dò KTKS -109
tiến hành thăm dò, báo cáo kết quả thăm dò quặng thiếc gốc Kỳ Lâm đã được Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt tại Quyết định số 1965 / QĐ-CNCL ngày
18/9/1998
Diện tích thăm dò là 1,3 km2, được khoanh định trên bản đồ địa hình UTM tờ
số 6052 II tỷ lệ 1: 50.000. Kết quả thăm dò đã khẳng định khu Kỳ Lâm không phải
chỉ tồn tại các thân quặng độc lập mà còn nhiều mạch quặng, ổ quặng, thấu kính
mà quặng phân bố gần nhau trong loại đất đá bị vò nhàu, cà nát, biến đổi. Trong
khu có 3 đới đá biến đổi cà nát có chứa các mạch, ổ, thấu kính quặng thiếc gốc,
trong đó đới khoáng I trùng với vị trí thân quặng I, đới II trùng với vị trí thân
qụăng II, đới III trùng với vị trí của thân quặng III - IV của đề án. Cả 3 đới khoáng
hoá phần lộ trên mặt đều bị dân đào bới khai thác tự do tới độ sâu 10 -15 m. Tổng
trữ lượng đánh giá cấp C2 và P1 là 712 tấn
Đặc điểm quặng thiếc gốc Kỳ Lâm :
SV: Huyên Huy Hoàng

10

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

- Quặng thiếc gốc Kỳ Lâm tồn tại trong các tầng đá phiến thạch anh - Xerixit ,
Xerixit thạch anh, đá phiến Xerixit - vôi, bị biến đổi cà nát, có hiện tượng bị

limônit hoá, thạch anh hoá và Clorit hoá thuộc pha hệ tầng 4, phụ hệ tầng 5 hệ tầng
đạo viện (S -D đv 4-5).
- Các thân quặng chủ yếu có dạng mạch, mạch nhỏ, các mạch này thường kéo
dài không liên tục theo phương Tây Bắc - Đông Nam từ vài chục mét tới 200m và
cắm về phía Bắc, Đông Bắc. Độ sâu quặng thăm dò bằng một tầng khai thác từ 0 40m.
- Đá cạnh mạch bị biến đổi chủ yếu bị limônít hoá, thạch anh hoá và Clorit
hoá với chiều dầy 0,1 ÷ 0,6 m
- Khu vực Kỳ Lâm gồm các đới khoáng hoá sau:
+ Đới khoáng hoá I: Nằm ở phía Nam khu mỏ, kéo dài theo phương Tây BắcĐông Nam(phương vị 140 ÷ 230) gần 600m chiều rộng đới 110 ÷ 130m (gồm 2
thân quặng I, IA).
+ Đới khoáng hoá II: Nằm cách đới khoáng hoá I khoảng 200m về phía Bắc Đông Bắc có phương vị gần Đông Tây, chiều dài đới 400 ÷ 420m, chiều rộng từ
120m ÷ 140m.(Gồm thân quặng II, IIA và 6 điểm quặng).
+ Đới III: Nằm ở phía Tây diện tích thăm dò, cách đới khoáng hoá I = 300m
theo phương vị 130 ÷ 310. Từ các đới khoáng hoá hình thành các thân quặng.
I.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT KHU MỎ:

I.2.1. Cấu tạo địa chất khu mỏ
Khu mỏ Kỳ Lâm thuộc vùng sườn Tây Nam Tam Đảo, có cấu tạo và hoạt
động địa chất rất phức tạp. Phạm vi thăm dò khu mỏ Kỳ Lâm 1,3 km 2 chỉ phản ánh
một phần những đặc điểm các giai đoạn hoạt động địa chất toàn vùng.
1. Địa tầng: Trong vùng có các tầng đất đá sau:
a. Hệ tầng Đạo Viện:
Hệ tầng này phân bố ở phía Tây Nam và chiếm chủ yếu diện tích vùng.
Thành phần thạch học là là đá phiến sericit - thạch anh, đá vôi - sericit và các dải
mỏng quarzit, đất đá bị vò nhàu uốn nếp, thế nằm bị đảo lộn, nhưng chủ yếu có
phương Tây Bắc- Đông Nam cắm về phía Đông Bắc với góc dốc 20 ÷ 600. Chiều
dày của hệ tầng này khoảng 1.000 mét.
b. Hệ tầng Sông Cầu:
Đất đá của hệ tầng này nằm phủ không chỉnh hợp lên đất đá của hệ tầng Đạo
Viện, chúng phân bố ở phía đông bắc của vùng. Thành phần chủ yếu là đá phiến

SV: Huyên Huy Hoàng

11

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

sericit, cát bột kết, đá vôi silic, cát kết dạng quarzit, đá phiến thạch anh mica, đá
phiến grafit. Đất đá bị vò nhàu uốn nếp, thế nằm chung là Tây Bắc - Đông Nam,
chiều dày khoảng 600 mét.
c. Hệ tầng Vân Lãng
Trong vùng nghiên cứu hệ tầng này chiếm diện tích không đáng kể, phân bố
thành những chỏm nhỏ dạng dải phủ không chỉnh hợp lên đất đá của hệ tầng Sông
Cầu. Thành phần chủ yếu là: cát bột kết vôi, sét vôi, cuội kết thạch anh và các thấu
kính than. Chiều dày khoảng 500 mét.
d. Lớp phủ Đệ Tứ:
Lớp phủ Đệ Tứ phân bố chủ yếu ở các thung lũng và các sông suối, phân bố
dọc theo thung lũng sông Đáy và thung lũng dọc theo đường quốc lộ. Thành phần
gồm: sét, cát, cuội, sỏi và tảng lăn, các đấ trong vùng có nơi bị laterit hoá. Chiều
dày khoảng 10 – 50 mét.
e. Magma:
Trong vùng chỉ có 2 chỏm nhỏ đá granit- granosyenit dạng dải. Các dải này
liên quan tới khối granit biotit lớn – granit núi Điệng. Theo các nhà địa chất Việt
Nam chính khối granit này là nguồn gốc sinh quặng trong vùng.
Ngoài ra trong vùng còn gặp rải rác một số đai mạch granit biotit ban prorfyr.
2. Đặc điểm kiến tạo

Khu mỏ nằm trong vùng kiến tạo kẹp giữa 2 đứt gãy khu vực là những đứt
gãy sâu kéo dài dọc theo Sông Đáy và đường QL37A. Các đứt gãy cắt qua khu mỏ
gồm:
- Hệ thống đứt gãy kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam là những đứt
gãy chính, quy mô tương đối lớn, xuyên cắt và kéo dài qua khu mỏ, nằm trong
phương cấu trúc kéo dài của địa hình chạy dọc theo các suối lớn và vùng ranh giới
phân bậc địa hình, ven rìa đứt gãy hiện tượng cà nát, uốn nếp mạnh mẽ.
- Hệ thống đứt gãy kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm trùng khe
suối và ranh giới phân bậc địa hình.
- Hệ đứt gãy kéo dài theo phương vĩ tuyến, phát triển ít. Kéo dài theo các
suối cạn và vùng ranh giới phân bậc địa hình, quy mô biểu hiện trong khu mỏ nhỏ
và ngắn.
I.2.2 Cấu tạo các vỉa(thân) quặng:
* Thân quặng I :
SV: Huyên Huy Hoàng

12

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

- Thân quặng dạng mạch có chiều dày thay đổi từ 0,4 m÷ 3,8 m, trung bình là
1,51m, hàm lượng thay đổi từ 0,14% ÷ 3,5 % Sn trung bình 0,75% Sn. Thế nằm
chung của thân quặng 350 ∠ 650. Thành phần thân mạch là thạch anh - sulfur caxiterit. Thạch anh màu trắng đục chiếm 90%÷ 95% dạng thu hình .
Thân quặng I tồn tại ở độ cao tuyệt đối từ 42m÷ 142 m, có chiều dài theo
đường phương 1200 là 230m, chiều sâu theo hướng cắm 60 ÷ 70m.

* Thân quặng I-A:
Nằm ở độ cao tuyệt đối từ 20 ÷ 122m. Chiều sâu từ mặt địa hình xuống 40÷
70m, thân quặng có chiều dài theo phương 120 0 là 105m, chiều dày thay đổi từ
0,4m ÷ 2,9m, trung bình 1,04m, hàm lượng thay đổi từ 0,19% ÷ 1,98%Sn, trung
bình 0,82%Sn. Thế nằm chung của thân quặng 650 < 600.
* Thân quặng II:
Nằm ở phía Nam đới khoáng hoá II, tồn tại ở độ cao 40 ÷ 130m, với chiều
sâu từ 40 ÷ 70m. Thế nằm chung là 250 ∠ 600
Chiều dài thân quặng 230m, chiều dày trung bình 0,79m, hàm lượng trung
bình 0,59% Sn. Thành phần thân quặng là thạch anh - limonit, sulfur có ít.
* Thân quặng II- A:
Chiều dài thân quặng 100m, chiều dày thân quặng 1,14m, hàm lượng trung
bình 0,34%Sn .
* Các điểm quặng độc lập:
- Trong khu Kỳ Lâm, các công trình thăm dò gặp nhiều ở mạch thạch anh
chứa quặng, trong đó có nhiều điểm có hàm lượng thiếc khá cao nhưng không thể
nối với các điểm khác được.
- Điểm quặng I được phát hiện bởi LD2- L1, chiều dầy mạch trung bình
1,07m, hàm lượng trung bình 0,21%Sn.
- Điểm quặng II được phát hiện bởi G1 ở độ sâu 6m, chiều dầy mạch trung
bình 0,7m, hàm lượng trung bình 0,42%Sn.
- Điểm quặng III được phát hiện bởi LD10, chiều dầy mạch trung bình 1,0 m,
hàm lượng trung bình 0,27%Sn.
- Điểm quặng I V được phát hiện bởi lò LD2, chiều dầy mạch trung bình 1,6
m, hàm lượng trung bình 1,03 %Sn.
- Điểm quặng V được phát hiện bởi lò L1 ở mét thứ 79, chiều dầy mạch trung
bình 2,0 m, hàm lượng trung bình 0,49 % Sn.
SV: Huyên Huy Hoàng

13


Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

- Điểm quặng VI được phát hiện bởi LD1 ở mét thứ 61, chiều dầy mạch trung
bình 0,45 m, hàm lượng trung bình 0,65 %Sn.
I.2.3. Phẩm chất quặng:
Quặng thiếc Kỳ Lâm thuộc thành hệ Sun fua- Caxiterit, lượng Sunfua chiếm
tỷ lệ không cao nên dễ tách bằng trọng lực. Quặng thiếc gốc Kỳ Lâm gồm 3 nhóm
khoáng vật sau:
- Nhóm khoáng vật quặng nguyên sinh gồm: Pyritpyrôtin, Acsenôpyrit,
Ilmenit, Caxiterit, Chancôpyrit.
- Nhóm khoáng vật thứ sinh gồm: Limônit, Gôtit, Hyđrôhematit.
- Nhóm khoáng vật phi quặng: Thạch anh, Xerixit và Calxit.
Bảng I-1: Thành phần khoáng vật chính của quặng theo mẫu khoáng tướng
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên khoáng vật

Thạch anh
Xerixit và Calxit.
Caxiterit
Pyrit, pyrôtin
Acsenôpyrit
Limônit
Ilmenit, Rutin
Hyđrôhematit, Gôtit

SV: Huyên Huy Hoàng

Tỷ lệ phân bổ (%)
40 ÷ 100
ít ÷ 5
ít ÷ 5
ít ÷ 5
ít ÷ 5
ít ÷ 60
ít ÷ 5
ít ÷ 2

14

Trung bình(%)
90
1÷ 2
0,7
2
1
8

1
0,5

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

Bảng I-2: Thành phần nguyên tố có ích trong quặng qua kết quả phân tích
mẫu hoá nhóm
Nguyên tố
Sn
WO3
Pb
Zn
As
Sb

Tỷ lệ phân bổ(%)
0,05 ÷ 2,20
0 ÷ 0,05
0,02 ÷ 0,11
0,003 ÷ 0,0002
0,03 ÷ 0,37
0,02 ÷ 2,06

Trung bình(%)
0,68

0,007
0,056
0,006
0,12
0,04

Bảng I-3: Đặc tính vật lý của quặng qua mẫu thể trọng và mẫu công nghệ
TT
1
2
3

Đặc tính
Thể trọng
Độ ẩm
Tinh quặng sau tuyển đạt

Đơn vị
g/cm3
%
%Sn

Dao động
2,25 ÷ 3,45
0,40 ÷ 4,00
50 ÷ 70

Trung bình
2,72
1,70

60

I.2.4. Địa chất thuỷ văn.
1. Nước mặt:
Bao gồm hệ thống khe suối lớn là suối Kỳ Lâm chảy xuyên suốt từ Đông sang
Tây và hai nhánh suối nhỏ bổ xung. Suối nhánh thứ nhất chảy từ khu vực thân
quặng II đổ vào suối Kỳ Lâm ngay Hồ Kỳ Lâm và suối thứ 2 bắt nguồn từ phía
Tây Nam thân quặng I và các nhánh nhỏ ở phía Nam- Đông Nam chảy vào suối Kỳ
Lâm, suối có dòng chảy thường xuyên trong năm.
Lưu lượng lớn nhất về mùa mưa 19.046,7m 3/ ngày, đêm, lưu lượng nhỏ nhất
về mùa khô 667m3/ngày đêm. Hồ nước Kỳ Lâm có diện tích rộng 21.000m2 chứa
được khoảng 100.000m3, hồ phụ thuộc lượng nước suối Kỳ Lâm, nước mưa, nước
trong tầng Silua-Devon cung cấp .
2. Nước dưới đất:
- Phức hệ chứa nước lỗ hổng trong trầm tích đệ tứ, trầm tích đệ tứ(Q) phân bổ
chủ yếu ở khu Đông Nam, chạy suốt từ chân đập Kỳ Lâm dọc theo suối xuống hết
khu vực nghiên cứu với diện tích 0,2km2. Thành phần gồm cát, sét, cuội, sạn dăm
có kết cấu rời rạc, khả năng chứa nước và thấm nước tốt. Nguồn cung cấp nước
cho phức hệ này là nước mưa và nước trong tầng Silua-Devon bổ sung, nguồn
nước thoát đi là suối Kỳ lâm.

SV: Huyên Huy Hoàng

15

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất


Đồ án Tốt nghiệp

- Tầng chứa nước khe nứt trong đá tuổi Silua-De von(S-D đv 4 và đv5) đất đá
tuổi Silua- De von được phân bố đều khắp trong khu vực nghiên cứu, với diện tích
1,1km2.
- Thành phần thạch học: Đá phiến Xerixít, đá phiến thạch anh-Xerixits xen
các lớp Quizít và các lớp đá phiến sét với thuộc thụ tầng bốn tuổi Silua- Devon
Đạo viện.
Đất đá tầng này do bị tác động mạnh mẽ của các hoạt động đứt gãy nên đá bị
biến đổi, uốn nếp, vò nhàu mạnh. Nước dưới đất được tàng trữ trong các khe nứt,
mặt phân lớp, nước chứa trong tầng này không lớn. Các điểm lộ tập trung chủ yếu
dọc theo suối Kỳ Lâm và các nhánh, lượng biến đổi từ 0,001l/s đến 0,138 l/s
(0,5m3/ngày).
I.2.5. Đặc điểm địa chất công trình.
Đất đá tuổi Silua-Devon phân bố đều trong khu vực thành phần chủ yếu là:
Đá phiến thạch anh- Xerixít, các lớp đá vôi xen kẽ. Kết quả phân tích mẫu cơ lý ở
độ sâu 36,3m và 49,3 m như sau :
- Tỷ trọng 2,72 ÷ 2,79 g /cm3.- Độ rỗng: n = 0,7 ÷ 1,1% .
- Cường độ chịu nén từ 825 kg/cm3 đến 1250kg/ cm3 .
- Độ dính kết C = 250 ÷ 370 kg/cm3. - Hệ số kiên cố f = 8,3 ÷ 12,5 .
- Đất đá ở độ sâu từ 0 ÷ 30m so với địa hình bị phong hoá mạnh mẽ dễ bị sập lở
khi ngấm nước, đất đá ở độ sâu 30 m trở xuống rắn chắc hơn, đất đá ổn định hơn.
I.2.6 Trữ lượng:
Căn cứ vào kết quả thăm dò địa chất, tổng trữ lượng thăm dò cấp C 2 + P1 là 712
tấn thiếc trong đó cấp C2 là 467 tấn Thiếc, trong đó thân quặng I là 258 tấn Thiếc.
Bảng I- 4. Bảng kết quả tính trữ lượng các thân quặng
STT

Tên thân quặng


1
2
3
4
5

Thân quặng I
Thân quặng IA
Thân quặng II
Thân quặng IIA
Sáu điểm quặng lẻ
Cộng

SV: Huyên Huy Hoàng

Trữ lượng cấp Trữ lượng cấp
C2 tấn Sn
P1 tấn Sn
192
66
82
41
79
61
27
32
87
45
467
245


16

C2+ P1,
tấn Sn
258
123
140
59
132
712

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

I.3. KẾT LUẬN:

Những vấn đề cần lưu ý trong quá trình thiết kế: Mỏ Thiếc gốc Kỳ Lâm là
khu mỏ có trữ lượng không lớn, các thân qụăng nằm rải rác phân tán. Vì vậy việc
khai thác chỉ nên áp dụng ở quy mô nhỏ, phù hợp mới có hiệu quả.
Những công trình và tài liệu địa chất cần được bổ sung: Một số khối quặng
cấp P1 chủ yếu nằm ở dưới sâu, các công trình thăm dò cho khối này ít, vì vậy
trong quá trình khai thác cần có thăm dò bổ xung để có các tài liệu, phục vụ việc
thiết kế khai thác ở tầng sâu.

SV: Huyên Huy Hoàng


17

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

CHƯƠNG II:
MỞ VỈA VÀ CHUẨN BỊ RUỘNG MỎ
CHUYÊN ĐỀ: “LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MỞ VỈA VÀ CHUẨN BỊ RUỘNG MỎ
HỢP LÝ CHO THÂN QUẶNG I , MỎ THIẾC GỐC KỲ LÂM,
SƠN DƯƠNG, TUYÊN QUANG”
II.1 GIỚI HẠN KHU VỰC THIẾT KẾ

I.1.1. Biên giới khu vực thiết kế: khai trường thiết kế gồm khu vực thân quặng
I.
Đặc điểm khu vực thiết kế.
- Quặng khu thân quặng I chủ yếu là quặng sun fua, thân quặng dạng mạch
chiều dày thay đổi từ 0,4 - 3,8 m, trung bình 1,5 m. Hàm lượng thay đổi từ 0,143,5%Sn, trung bình 0,88%Sn.
- Đất đá có độ cứng cao, độ kiên cố f = 8 -12, đó là điều kiện thuận lợi cho
công tác khai thác hầm lò, chi phí chống lò giảm, việc thi công công trình đảm bảo
an toàn.
- Đường vận chuyển thuận lợi do có độ dốc phù hợp, chi phí xây dựng đường
thấp do đã có một con đường dân sinh đến mỏ.
II.1.2. Kích thước khu vực thiết kế.
- Căn cứ theo bình đồ và mặt cắt dọc tính trữ lượng, thân quặng I được giới
hạn bởi các khối trữ lượng cấp C2 và cấp P 1, thân quặng tồn tại ở độ cao tuyệt đối

từ: + 42 ÷ +142m = 100m, có chiều dài theo phương 120 0 là 230m, chiều sâu theo
hướng cắm là 60÷ 70m. Diện tích khai trường là: 10.760m2.
- Diện tích khối trữ lượng tính bằng đơn vị m 2 , được xác định trên mặt cắt
dọc tính trữ lượng theo phương thẳng đứng với tỷ lệ 1: 500. Phương pháp tính:
Chia các khối thành các hình học, đo kích thước và tính diện tích từng hình rồi
cộng lại.

SV: Huyên Huy Hoàng

18

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

Bảng II-1 : Diện tích khai trường
Khối-cấp
Kết quả tính
Thứ tự
TT trữ
tính
Dài(m)
Rộng(m)
lượng
S1 I-C2
40,0
28,5

S2 I-C2
23,5
20,0
S3 I-C2
37,3
15,0
1
I - C2
S4 I-C2
26,0
14,5
S5 I-C2
29,0
28,8
S6 I-C2
35,0
32,0
Cộng
S1 I-P1
30,0
20,0
S2 I-P1
49,0
30,0
S3 I-P1
40,0
27,0
2
I - P1
S4 I-P1

145,0
20,0
S5 I-P1
32,0
6,5
Cộng
Tổng cộng diện tích thân quặng

Thân
quặng

TQ I

Diện tích( m2 )
1.140
470
560
377
833
1.120
4.500
600
1.470
1.080
2.900
210
6.260
10.760

II.2. TÍNH TRỮ LƯỢNG


II.2.1 Trữ lượng trong bảng cân đối
Bảng II-2: Bảng trữ lượng trong cân đối
Khối
T.lượng

Diện
tích
(m2)

Chiều
dày
(m)

Thể
tích
(m3)

I- C2
I- P1

4.500
6.260

1,51
0,96

Cộng

10.760 1,19


6.795
6.010
12.80
5

Thể
trọng
(Tấn/m
3
)

T. lượng
NK
(T )

Độ
ẩm
(%)

T.lượng
NK khô
(T )

Hàm
lượng
(% )

Kim loại
( tấn )


2,72
2,72

18.482
16.346

1,7
1,7

18.168
16.068

1,06
0,41

192
66

2,72

34.828

1,7

34..236

0,75

258


II.2.2 Tr÷ lîng c«ng nghiÖp: Zcn , tÊn
Zcn = Zc® . C , TÊn
víi C: lµ hÖ sè khai th¸c tr÷ lîng
C = 1 – 0,01 . Tch
- Tch là tổn thất chung của mỏ
Tch = tt + tkt
- Tt là tổn thất do để lại các trụ bảo vệ
Do đặc điểm địa chất khu vực thiết kế, các đường lò được đào cả trong đá và
trong quặng cho nên tt = 5 %
- tkt là tổn thất trong quá trình khai thác
SV: Huyên Huy Hoàng

19

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

Với góc dốc của vỉa trong khu vực khai thác α = 600 ÷ 650 và độ dày của vỉa
m = 0,4m ÷ 3,8 m tkt = 5 ÷ 12 %, ta chọn tkt = 10 %
Tch = 5%+ 10% = 15%
Vậy C = 1 – 0,01 . 15 = 0,85
Như vậy trữ lượng công nghiệp:
Zcn = Zcđ . C = 34.236 .0,85 = 29.100 tấn.
Trữ lượng công nghiệp thân quặng 1 là 29.100 tấn quặng nguyên khai, hàm
lượng bình quân 0,88%Sn.

II.3. SẢN LƯỢNG VÀ TUỔI MỎ:

II.3.1. Sản lượng mỏ:
Tổng trữ lượng công nghiệp thân quặng 1 là 29.100 tấn quặng nguyên khai,
hàm lượng bình quân 0,75%Sn.
Thân quặng I là một khu khai thác của Xí nghiệp Thiếc Bắc Lũng. Sản
lượng khai thác hàng năm của thân quặng I được xác định trên cơ sở công suất
tuyển của xưởng tuyển, theo thiết kế là 6.000 tấn/ năm, Am = 6.000 tấn/năm
II.3.2. Tuổi mỏ:
Căn cứ vào điều kiện địa chất, khai thác thân quặng I, tuổi mỏ thực tế được
tính theo công thức sau:
Ttt = Tt + t1 + t2 , năm
Trong đó:
- Ttt Tuổi mỏ thực tế, năm.
- Tt là tuổi mỏ tính toán, năm
Z cn

Tt = A
n

, năm

+ Zcn là trữ lượng công nghiệp của mỏ, Tấn; Zn = 29.100 Tấn
+ An là công suất của mỏ, năm, An = 6.000 tấn/ năm
Tt = 29.100 tấn/6000 tấn = 4,85 năm( 58,2 tháng)
- t1 là thời gian xây dựng mỏ = 8 tháng
- t2 là thời gian khấu vét và đóng cửa mỏ = 10 tháng
Do đó: Ttt = 58,2 tháng + 8 tháng + 10 tháng = 76,2 tháng = 6,4 năm
II.4. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MỎ


II.4.1. Bộ phận làm việc trực tiếp:
Với điều kiện sản xuất của mỏ hầm lò, đòi hỏi phải làm việc liên tục để tiết
kiệm các chi phí. Áp dụng chế độ làm việc 3 ca/ ngày và 6 ngày/tuần và sử dụng sơ
đồ đổi ca hợp lý để vẫn duy trì sản xuất liên tục
+ Thời gian làm việc là 300 ngày/ năm.
SV: Huyên Huy Hoàng

20

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

+ Số ngày làm việc trong tháng là 26 ngày.
+ Số ca làm việc trong ngày là 3 ca (đối với lao động trực tiếp)
+ Số giờ làm việc trong ca là 8 giờ.
Thời gian làm việc theo ca như sau:
Ca sản xuất
I
II
III

Thời gian
7h ÷ 15h
15h ÷ 23h
23h ÷ 7h


- Thời gian nghỉ giữa ca trong một ca là 30’, Thời gian giao ca và nhận ca là 30’
SƠ ĐỒ ĐỔI CA
Ca
Thứ 7
Chủ nhật
A
Ca 3
Ca 3
B
Ca 1
Ca 1
C
Ca 2
Ca 2
II.4.2. Bộ phận lao động gián tiếp:
- Bộ phận quản lý gián tiếp thực hiện theo chế độ tuần làm việc 6 ngày, ngày
làm việc 8 giờ.
+ Buổi sáng từ 7h30’ ÷ 11h 30’
+ Buổi chiều từ 13h ÷ 17 h
- Bộ phận trực trạm, bảo vệ, thông gió thực hiện chế độ làm việc liên tục
+ Số ngày làm việc trong năm là 365 ngày
+ Số ngày làm việc trong tháng là 30 ngày
+ Số ca làm việc trong ngày là 3 ca
+ Số giờ làm việc trong ca là 8 giờ
- Để đảm bảo sản xuất được liên tục và đảm bảo sức khoẻ cho công nhân,
thực hiện chế độ sản xuất tuần đổi ca một lần theo sơ đồ trên.
II.5. PHÂN CHIA RUỘNG MỎ:

II.5.1. Chia ruộng mỏ thành các khu khai thác:
Để thuận lợi cho công tác mở vỉa và tiến hành khai thác cho thân quặng I các

khối khai thác được phân chia như sau :
- Khối I -1 gồm: khối S6 I-C2,
- Khối I -2 gồm: 1 phần khối S6I-C2, và khối S5I-P1.
- Khối I - 3 gồm: 1 phần khối S5 I-C2 ,1 phần khối S4I- P1,
- Khối I - 4 gồm: 1 phần khối S4I-C2 , 1 phần khối S5I- C2, 1 phần S4 - I P1
- Khối I -5 gồm: 1 phần khối S3I-C2, 1 phần S4 - I P1
SV: Huyên Huy Hoàng

21

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

- Khối 1- 6 gồm: 1 phần khối S3I-C2, 1 phần khối S4I-C2 ,1 phần khối S4I-P1.
- Khối I -7 gồm 1 phần khối S4I-P1.
- Khối I -8 gồm: 1 phần khối S4I-P1.
- Khối I -9 gồm: 1 phần khối S1 I-C2, 1 phần khối S2I-P1.
- Khối I -10 gồm: 1 phần khối S2I-P1, 1 phần khối S3 I-P1, 1 phần S2 I-C2
- Khối I -11 gồm: 11 phần khối S1 I-C2 1 phần khối S2I-P1.
- Khối I -12 gồm: 1 phần khối S2I-P1, 1 phần khối S1 I-C2.
- Khối I -13 gồm: 1 phần khối S3 I-P1, 1 phần khối S2I-P1, 1 phần khối S4I-P1.
Bảng II-3. Bảng phân khối khai thác
Trữ
lượng
Tên khối Trữ lượng địa
Hàm lượng Kim

loại
TT
công nghiệp
khai thác
chất (tấn)
Sn (%)
(tấn)
(tấn)
1
I-1
2018
1716
1,57
26,85
2
I-2
2987
2539
1,13
28,80
3
I-3
3448
2931
0,96
28,24
4
I-4
2792
2373

1,02
24,18
5
I-5
3027
2573
0,59
15,28
6
I-6
1971
1676
0,77
12,98
7
I-7
1522
1294
0,63
8,15
8
I-8
2257
1919
0,58
11,09
9
I-9
2886
2453

0,73
17,99
10 I-10
5810
4939
1,09
53,68
11 I-11
2523
2144
0,64
13,77
12 I-12
2994
2545
0,67
16,99
Cộng
34236
29100
0,87
258
Lịch biểu khai thác:
Căn cứ vào thời gian xây dựng Mỏ (công trình kiến trúc đơn giản, thời gian
chuẩn bị ngắn) dự kiến thời gian mở vỉa, đào lò chuẩn bị 8 tháng, đi vào ổn định
vừa khai thác vừa đào lò chuẩn bị để khai thác các khối và đến I - 12 có lịch biểu
như sau( lịch khai thác khối có tính đến hệ số khai thác = 0,85 và hệ số làm nghèo
= 0,1 hàm lượng bình quân = 0,87% Sn)

SV: Huyên Huy Hoàng


22

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

Bảng II-4. Lịch biểu khai thác hàng năm
Khối
KT

I-1
I-2
I-3
I-4
I-5
I-6
I-7
I-8
I-9
I-10
I-11
I-12
Cộng

TL khối
KT


1716
2539
2931
2373
2573
1676
1294
1919
2453
4939
2144
2545
29100

HL
(%)

KL
(tấn)

Năm khai thác

1,57
1,13
0,96
1,02
0,59
0,77
0,63

0,58
0,73
1,09
0,64
0,67
0,87

26,85
28,8
28,24
24,18
15,28
12,98
8,15
11,09
17,99
53,68
13,77
16,99
258

1716
2539
1745

1

6000

2


1186
2373
2441

6000

3

4

132
1676
1294
1919
979

1716
2539
2931
2373
2573
1676
1294
1919
1474
2453
4526 413 4939
2144 2144
2545 2545

6000 5100 29100

6000

5

Cộng

II.6. MỞ VỈA

II.6.1. Khái quát chung
Đối với quặng Thiếc gốc nói chung và Thiếc gốc tại thân quặng I Kỳ Lâm nói
riêng, việc mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ một cách hợp lý là hết sức quan trọng và
có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế kỹ thuật của công tác khai thác,vì trữ lượng
của mỏ không lớn, độ kiên cố của đất đá cao, tuổi thọ của mỏ không dài. Mở vỉa
sao cho vừa khai thác hết được các tầng quặng, vừa thuận lợi cho việc thoát nước
tự nhiên, tận thu tốt tài nguyên và giảm chi phí vận tải quặng từ các tầng xuống lò
vận chuyển và ra sân công nghiệp.
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác mở vỉa:
a. Những yếu tố về địa chất:
- Công tác mở vỉa khu vực phụ thuộc nhiều vào trữ lượng mỏ, chiều dày các
vỉa quặng có trong ruộng mỏ.
- Khu vực thiết kế gồm nhiều vỉa nhỏ dạng chạy dài, do đó mà chiều dài
đường lò dọc vỉa dài.
- Về địa chất thuỷ văn: đất đá trong khu vực có tính ít chứa nước và thấm
nước, là khu vực chịu ảnh hưởng của hồ Kỳ Lâm, về mùa mưa lượng nước chảy
vào mỏ tăng lên do nước hồ Kỳ Lâm dâng cao.

SV: Huyên Huy Hoàng


23

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Đồ án Tốt nghiệp

- Về địa chất công trình: Độ kiên cố của đất đá trong khu vực thuộc loại
cứng làm cho công tác đào lò tương đối khó khăn, chi phí khoan nổ lớn nhưng
công tác chống gĩư lại đơn giản, chi phí thấp.
b. Những yếu tố kỹ thuật:
- Những yếu tố kỹ thuật gồm: Sản lượng mỏ, kích thước ruộng mỏ, trình độ
cơ khí hoá, hàm lượng quặng, công nghệ tuyển rửa.
- Trình độ cơ khí hoá của mỏ còn thấp, tuy nhiên giá trị quặng cao nên phải
có biện pháp mở vỉa, chuẩn bị và khai thác hợp lý để tận thu khoáng sản triệt để
vẫn đảm bảo đủ chi phí và có lãi.
Từ điều kiện địa hình và thế nằm góc cắm của thân quặng ta thấy thiết kế
mở vỉa bằng lò bằng phía Tây là hợp lý nhất. Vì phía này rất thuận lợi trong việc
mở đường giao thông và mặt bằng sân công nghiệp ở mức + 88 và chiều dầy lớp
đất phủ khá nhỏ, khai thác được hết thân quặng và việc vận tải quặng từ các tầng
trên xuống thuận lợi, chi phí vận chuyển thấp.
2. Những yêu cầu khi lựa chọn phương án mở vỉa:
- Khối lượng đường lò mở vỉa và đường lò chuẩn bị là nhỏ nhất.
- Chi phí để đầu tư cơ bản để mở vỉa và xây dựng mỏ là không lớn.
- Khả năng đồng bộ các thiết bị trong các đường lò là tối đa.
- Số cấp vận tải là tối thiểu.
- Trữ lượng mỗi mức khai thác phải đảm bảo tốc độ khai thác và đáp ứng
được sản lượng mỏ, đồng thời có thời gian để chuẩn bị mức dưới.

- Đảm bảo công tác thông gió an toàn và hiệu quả.
- Tổn thất quặng là ít nhất.
3. Tính toán các thông số mở vỉa:
* Xác định kích thước trụ bảo vệ.
- Lực tác dụng lên 1 trụ bảo vệ: P = H.S.γ đ.k
Trong đó : k là hệ số tính đến phần trọng lượng đất đá vách, trụ truyền
sang vùng bên cạnh, k = 0,8.
H là chiều sâu từ mặt đất đến trụ, H = 80 m
S là diện tích đá vách được chống giữ bởi một trụ; S = 16 m2.
γ đ là tỷ trọng của đất đá; γ đ = 2,72 tấn/m3
P = 80.16.2,72. 0,8 = 2785 tấn
- Khả năng chịu lực của 1 trụ bảo vệ:

SV: Huyên Huy Hoàng

24

Lớp: LT khai thác – K4


Trường Đại học Mỏ địa chất

Ptr =

Đồ án Tốt nghiệp

σ S k .k
k
n.


t

h

at

Trong đó:
- σn là lực nén của đất đá lên trụ
- f: Độ kiên cố của đất đá = 11
→ σn = 100 f = 100.11 = 1100 KG/cm2
- S: là tiết diện ngang của trụ bảo vệ
- kt: là hệ số tính đến hình dạng tiết diện trụ bảo vệ, kt = 0,8
- kh: là hệ số hình dạng của trụ bảo vệ, với kích thước tiết diện ngang a>htr
(htr là chiều cao trụ); theo tính toán a = 2,0 m ⇒ kh =

a

h

=

t

2,0
= 1,32
1,51

- kat là hệ số an toàn; kat = 1,5.
Để trụ bảo vệ được an toàn thì Ptr ≥ P
⇒S ≥


H .S .γ .k . k at


σ .k .k
n

t

h



80.16.2,72.0,8.1,5
= 3,6m2
1100 .0,8.1,32

* Xác định chiều cao tầng:
Chiều cao khối khai thác theo hướng dốc: Htd = 20 m
Chiều cao khối khai thác theo phương thẳng đứng:
Hc = Htd . Sin α = 20 . Sin650 = 18m.
- Để thuận lợi khi thi công các đường lò và phân chia ruộng mỏ qúa trình
khai thác sau này, ta chọn chiều cao tầng Hc = 18 m.
* Xác định vị trí lò dọc vỉa:
- Căn cứ độ kiên cố của đá vách, đá trụ, của quặng và chiều dầy của vỉa, ta
chọn lò dọc vỉa thi công trong đá quặng.
Lựa chọn này đảm bảo các yêu cầu sau:
- Điều kiện đào thuận lợi, vừa đào lò chuẩn bị vừa kết hợp khai thác lấy sản
phẩm, khả năng cơ khí hoá cao;
- Độ an toàn của đất đá cao, công tác chống giữ đơn giản;

- Tổn thất quặng do để lại các trụ bảo vệ là ít nhất;
- Công tác vận tải thuận tiện.
- Các chi phí: Xây dựng cơ bản, vận tải, bảo vệ đường lò thấp.

SV: Huyên Huy Hoàng

25

Lớp: LT khai thác – K4


×