Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BCTT bằng khen của TTCP (2017 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.8 KB, 14 trang )

PHÒNG GD-ĐT….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS….

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……, ngày 09 tháng 6 năm 2018

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG BẰNG KHEN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH:
- Họ tên:
- Sinh ngày:

Giới tính: Nam.

- Quê quán: Xã; huyện; tỉnh Vĩnh Long.
- Trú quán: Ấp; xã; huyện Long Hồ; tỉnh Vĩnh Long.
- Đơn vị công tác: Trường Trung học cơ sở …..
- Chức vụ: Giáo viên dạy lớp.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm Tin học.
- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: Cử nhân khoa học.
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC TRONG 5 NĂM:
1.

Quyền hạn, nhiệm vụ được giao:

* Quyền hạn:
- Thực hiện theo điều lệ nhà trường, theo qui định của Hiệu trưởng.


- Tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề để nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị do Huyện ủy tổ chức.
- Tham gia dự giờ, thăm lớp; phối hợp tốt đối với các giáo viên trong tổ.
* Nhiệm vụ:
1

1


- Dạy môn Toán lớp 6; 9.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 9.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi Giải toán trên máy tính cầm tay lớp 9.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi Giải toán qua mạng Violympic.
- Dạy Tin học khối 6, 7.
- Quản trị tài khoản admin trên trang truonghocketnoi.edu.vn ở đơn vị.
- Quản trị tài khoản admin trên phần mềm online quản lý nhà trường
smas.edu.vn ở đơn vị.
- Thực hiện công tác bảo trì tất cả hệ thống máy tính ở phòng tin học.
- Thực hiện xếp thời khóa biểu cho giáo viên và học sinh của trường.
- Thực hiện chức năng quản trị trên cổng thông tin điện tử của trường
(website) tại địa chỉ />2. Thành tích đạt được của cá nhân:
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao bản thân luôn có ý thức phấn
đấu, đạt được kết quả từng năm như sau:
2.1. Năm học 2013 - 2014:
* Thành tích của cá nhân:
- Tỉ lệ học sinh có điểm thi trên trung bình: 96.4%, trong đó:
+ Giỏi: 49/111 Tỉ lệ: 44.14%
+ Khá: 30/111 Tỉ lệ: 27.03%
+ Trung bình: 28/111 Tỉ lệ: 25.23%

+ Tỉ lệ học sinh có điểm trung bình cuối năm đạt 100%.
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao:
+ Môn toán Casio: Đạt 6 giải vòng huyện.
+ Violympic toán 6: Đạt 5 giải vòng huyện, 3 giải vòng tỉnh.
- Có đầy đủ hồ sơ sổ sách theo quy định và có chất lượng tốt.
- Luôn trau dồi chuyên môn: dự đầy đủ lớp bồi dưỡng thường xuyên; học
hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp; dự giờ 31 tiết kể cả ở trường và ở cụm; thao
2

2


giảng 6 tiết và cả 6 tiết đều ứng dụng công nghệ thông tin và đều được xếp loại
giỏi.
- Đảm bảo ngày giờ công; làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.
- Làm đồ dùng dạy học đạt giải khuyến khích vòng huyện.
- Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được cấp trên giao.
- Xếp loại công chức cuối năm: Xuất sắc.
- Khen thưởng: Bằng khen của UBND tỉnh Vĩnh Long.
2.2. Năm học 2014 - 2015:
* Thành tích của cá nhân:
- Tỉ lệ học sinh có điểm thi trên trung bình: 84.38%, trong đó:
+ Giỏi: 5/32 Tỉ lệ: 15,63%
+ Khá: 10/32 Tỉ lệ: 31,25%
+ Trung bình: 12/32 Tỉ lệ: 37,5%
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao:
+ Giải toán trên máy tính cầm tay: Đạt 7 giải vòng huyện (đạt tỉ lệ 100%),
vòng tỉnh đạt 3 giải (đạt tỉ lệ 100%).
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi toán 9: Đạt 3 giải vòng huyện và 2 giải vòng tỉnh.
- Môn tin học đạt tỉ lệ 100% trên trung bình.

- Đảm bảo ngày giờ công lao động.
- Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên và xếp loại xuất sắc.
- Tham gia đầy đủ và tích cực các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Luôn trau dồi chuyên môn: dự đầy đủ lớp bồi dưỡng thường xuyên; học
hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp; dự giờ 33 tiết kể cả ở trường và ở cụm; thao
giảng và dạy tốt 6 tiết và cả 6 tiết đều được xếp loại giỏi, trong đó có 2 tiết ứng
dụng công nghệ thông tin.
3

3


- Thực hiện chức năng quản trị và hỗ trợ tốt công tác gửi sản phẩm trực
tuyến lên trên website truonghocketnoi.edu.vn.
- Được nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”.
- Tạo tài khoản cho giáo viên và học sinh trên truonghocketnoi để giáo viên
sinh và học sinh cùng học tập, trao đổi chuyên môn.
2.3. Năm học 2015 - 2016:
* Thành tích của cá nhân:
- Tỉ lệ học sinh có điểm thi trên trung bình: 93,81%, trong đó:
+ Giỏi: 36/97, tỉ lệ: 37,11%.
+ Khá: 30/97, tỉ lệ: 30,93%.
+ Trung bình: 25/97, tỉ lệ: 25,77%.
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao:
+ Môn giải toán trên máy tính cầm tay: Đạt 7 giải vòng huyện (đạt tỉ lệ
100%), vòng tỉnh đạt 2 giải.
+ Môn toán 9: Đạt 2 giải vòng huyện và 1 giải vòng tỉnh.
- Luôn trau dồi chuyên môn: dự đầy đủ lớp bồi dưỡng thường xuyên; học
hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp; dự giờ 27 tiết kể cả ở trường và ở cụm; thao

giảng và dạy tốt 6 tiết và cả 6 tiết đều được xếp loại giỏi, trong đó cả 6 tiết ứng
dụng công nghệ thông tin.
- Đảm bảo ngày giờ công lao động, không đi trễ, về sớm.
- Hồ sơ sổ sách cá nhân đầy đủ và được xếp loại tốt.
- Xếp loại viên chức cuối năm: Xuất sắc.
- Tạo tài khoản cho giáo viên và học sinh trên truonghocketnoi.edu.vn để
giáo viên sinh và học sinh cùng học tập, trao đổi chuyên môn.
- Số sản phẩm tải lên trường học kết nối: 13 sản phẩm.
- Làm đồ dùng dạy học dự thi cấp trường và đạt giải I.
2.4. Năm học 2016 - 2017:
* Thành tích của cá nhân:
4

4


- Luôn thực hiện tốt công tác được phân công.
- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên xếp loại xuất sắc.
- Thực hiện tốt quy chế chuyên môn.
- Có đủ hồ sơ sổ sách theo quy định chất lượng tốt.
- Tỉ lệ học sinh có điểm thi trên trung bình: 91,27%, trong đó:
+ Giỏi: 33/103, tỉ lệ: 32,04%.
+ Khá: 29/103, tỉ lệ: 28,16%.
+ Trung bình: 32/103, tỉ lệ: 31,07%.
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao:
+ Giải toán trên máy tính cầm tay: Đạt 4 giải vòng huyện, 4 giải vòng tỉnh,
trong đó có 01 giải nhất.
+ Thi học sinh giỏi toán 9: Đạt 2 giải vòng huyện và 2 giải vòng tỉnh.
- Luôn trau dồi chuyên môn: dự đầy đủ lớp bồi dưỡng thường xuyên; học
hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp; dự giờ 25 tiết kể cả ở trường và ở cụm; thao

giảng và dạy tốt 6 tiết và cả 6 tiết đều được xếp loại giỏi và có ứng dụng công nghệ
thông tin.
- Hoàn thành khóa đào tạo và được cấp chứng chỉ “ứng dụng công nghệ
thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học toán” của trường Đại học Cần Thơ.
2.5. Năm học 2017 - 2018:
* Thành tích của cá nhân:
- Luôn gương mẫu trong công tác.
- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên xếp loại xuất sắc.
- Tỉ lệ học sinh có điểm trung bình cả năm trên 5.0 là 100%, trong đó:
+ Giỏi: 132/234, tỉ lệ: 56,41%.
+ Khá: 77/234, tỉ lệ: 32,91%.
+ Trung bình: 25/234, tỉ lệ: 10,68%.
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao: Đạt 4 giải vòng huyện
(không tổ chức thi vòng tỉnh).
5

5


- Luôn trau dồi chuyên môn: dự đầy đủ lớp bồi dưỡng thường xuyên; học
hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp; dự giờ 21 tiết kể cả ở trường và ở cụm; thao
giảng và dạy tốt 4 tiết và cả 4 tiết đều được xếp loại giỏi, trong đó cả 2 tiết ứng
dụng công nghệ thông tin và 2 tiết dạy thực hành.
- Quản trị tài khoản admin trên trang truonghocketnoi.edu.vn và hỗ trợ kịp
thời giáo viên tham gia gởi sản phẩm..
- Quản trị tài khoản admin trên phần mềm online quản lý nhà trường
smas.edu.vn ở đơn vị; khai báo thông tin nhà trường, cập nhật hồ sơ học sinh, hồ
sơ giáo viên, thực hiện sổ liên lạc điện tử…
- Thực hiện công tác bảo trì máy tính của phòng tin học.
- Thực hiện tập huấn phần mềm TKB10.0 và xếp thời khóa biểu cho giáo

viên và học sinh.
- Thực hiện chức năng quản trị trên cổng thông tin điện tử của trường
(website) tại địa chỉ….: cấp tài khoản cho giáo viên, hướng dẫn giáo viên đăng bài
viết trên website.
3. Những giải pháp thực hiện nhiệm vụ được giao:
Để lập được thành tích như đã nêu trên trong 05 năm qua, tôi đã triển khai
thực hiện được 05 giải pháp như sau:
3.1. Tên giải pháp sáng kiến 1: “Giúp học sinh nhận dạng và mở rộng bài
toán tìm x”.
Trong thực tế giảng dạy tại trường THCS...., bản thân thấy rằng:
- Dạng toán “tìm x” là một dạng toán đặc biệt quan trọng trong chương trình
toán THCS nói chung và toán lớp 6 nói riêng.
- Học sinh yếu thì gặp rất nhiều khó khăn khi giải bài tập dạng này, các em
không biết bắt đầu từ đâu, thực hiện phép biến đổi nào trước.
- Chưa biết cách trình bày một bài toán một cách rõ ràng, hoàn chỉnh.
- Học sinh chưa nhận dạng và phân biệt được các dạng toán.
- Học sinh khá giỏi cũng chưa biết khai thác và mở rộng một bài toán từ một
bài toán cho trước.
Vì những lý do đó nên bản thân rút ra sáng kiến - kinh nghiệm “Giúp học
sinh nhận dạng và mở rộng bài toán tìm x”.
* Biện pháp thực hiện:
6

6


- Khi dạy về chủ đề này, giáo viên nên cho học sinh thực hiện theo hệ thống
bài tập từ đơn giản đến nâng cao.
- Với những bài tập cơ bản, giáo viên nên yêu cầu học sinh giải theo các
bước và cho em tập nhận dạng những bài toán này.

- Đối với những bài tập nâng cao hơn, giáo viên cho học sinh có thời gian để
liên hệ, khai thác nhằm phát triển khả năng tự học, tư duy sáng tạo của các em.
Việc này đã giúp các em tự tin hơn trong giờ học môn toán đồng thời góp phần rèn
luyện kỹ năng sống cho các em.
* Khi áp dụng đề tài này trong giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh trung bình,
học sinh yếu “nhận dạng” được từng bài toán để các em hạn chế đến mức thấp nhất
khả năng sai sót; còn đối với học sinh khá giỏi thì các em sẽ biết mở rộng từ một
bài toán đơn giản sang những bài toán phức tạp hơn cũng như các em có thể trình
bày một bài toán “tìm x” một cách hoàn chỉnh, khoa học. Học sinh tự tin hơn, hăng
hái phát biểu hơn trong giờ học, học sinh luôn muốn thể hiện khả năng giải toán
cũng như tập cách “ra đề” một bài toán “tìm x”.
* Kết quả (tỉ lệ học sinh khá, giỏi của học sinh khối lớp 6):
Năm học
2013 - 2014

Tỉ lệ học sinh đạt học lực khá, giỏi
Học kỳ I

Học kỳ II

65.77%

71.17%

- Sáng kiến, giải pháp đã được Hội đồng xét sáng kiến thành tích huyện
Long Hồ công nhận tại Quyết định số 3458, ngày 17/7/2014.
3.2. Tên giải pháp sáng kiến 2: “Giúp học sinh có kỹ năng giải bài toán
bằng cách lập phương trình”.
Trong thực tế giảng dạy tại trường THCS...., bản thân thấy rằng: Dạng toán
“giải bài toán bằng cách lập phương trình” là một nội dung quan trọng trong

chương trình toán của lớp 8, 9. Đây cũng là chủ đề mà các đề thi học kỳ II của khối
lớp 8, 9 hay cho, đặc biệt là dạng toán này cũng đã xuất hiện trong đề tuyển sinh
lớp 10 trong năm học vừa qua. Khi các em giải được dạng toán này, các em sẽ tự
tin hơn để bước tiếp vào lớp 10 đồng thời cũng cũng giúp các em nâng cao kỹ năng
sống thông qua việc giải các bài toán trong thực tế.
* Một số khó khăn đối với học sinh khi giải dạng toán này:
- Chưa biết khai thác đề toán.
- Chọn ẩn và đặt điều kiện cho ẩn còn sai.
- Chưa có kỹ năng nhận dạng, phân biệt các dạng toán.
7

7


- Không biết biểu diễn các đại lượng chưa biết và đã biết qua ẩn. Vì thế, các
em chưa lập được phương trình.
- Chưa biết cách trình bày một bài toán một cách rõ ràng, hoàn chỉnh.
- Chưa có kỹ năng giải toán theo quy trình.
- Khả năng giải phương trình chứa ẩn ở mẫu còn hạn chế (kể cả đối tượng
học sinh khá).
Vì những lý do đó nên bản thân rút ra sáng kiến - kinh nghiệm “Giúp học
sinh có kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình”.
* Biện pháp thực hiện:
- Học sinh biết các bước giải một bài toán bằng cách lập phương trình.
- Rèn luyện kỹ năng nhận dạng bài toán (3 dạng cơ bản).
- Với những bài tập cơ bản, giáo viên nên yêu cầu học sinh giải theo các
bước và cho em tập nhận dạng những bài toán này.
- Học sinh được làm quen và dần có kỹ năng lập bảng để biểu diễn mối quan
hệ giữa các đại lượng. Kết hợp với một số câu hỏi gợi mở của giáo viên, học sinh
sẽ lập chính xác được phương trình.

- Ở mỗi dạng bài tập, giáo viên cho bài tập áp dụng để học sinh có thể hình
thành kỹ năng.
* Khi áp dụng đề tài này trong giảng dạy, tôi nhận thấy:
- Học sinh biết lập bảng (kế hoạch) để giải một bài toán.
- Học sinh được làm quen với phương pháp tính toán và làm việc theo quy
trình.
- Học sinh được rèn luyện và phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.
- Học sinh ham thích học môn toán hơn, thành tích học tập được nâng lên.
- Học sinh có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong học
tập, trong đời sống thực tiễn.
* Kết quả (chất lượng điểm thi của học sinh khối lớp 9):
Năm học
2014 - 2015

Tỉ lệ học sinh đạt điểm thi trên 5
Đầu năm
Học kỳ II
63,63%
84,38%

- Sáng kiến, giải pháp đã được Hội đồng xét sáng kiến thành tích huyện
Long Hồ công nhận tại Quyết định số 3891/QĐ-UBND, ngày 31/7/2015.
8

8


3.3. Tên giải pháp sáng kiến 3: “Hình thành kỹ năng lập luận cho học sinh
lớp 6 thông qua các bài toán chia hết.”.
- Tóm tắt nội dung sáng kiến:

+ Hệ thống hóa lý thuyết chia hết và bài tập vận dụng tương ứng, từ dạng cơ
bản nhất đến tương đối và khó hơn.
+ Giáo viên nêu ra các dấu hiệu chia hết hay là các phương pháp chứng
minh chia hết trong SGK, ngoài ra bổ sung thêm một số phương pháp cần thiết
nhất để vận dụng vào nhiều dạng bài tập khác nhau.
+ Trong quá trình giải bài tập, giáo viên có thể cho bài tập nâng cao trong
đó có sử dụng phối hợp các phương pháp giúp các em khắc sâu và hình thành kỹ
năng giải các dạng toán chia hết.
+ Phạm vi ứng dụng, triển khai thực hiện: Sáng kiến được áp dụng trong
phạm vi trường, thực hiện ở khối lớp 6.
- Hiệu quả mang lại: Khi áp dụng đề tài này trong giảng dạy, tôi nhận thấy:
+ Học sinh có kỹ năng giải các dạng toán chia hết khá tốt và áp dụng linh
hoạt các phương pháp đã học như phương pháp quy nạp toán học, tính chất chia
hết của một tổng, hiệu, tích… để giải quyết triệt để các dạng toán liên quan tới
dạng toán “chia hết”.
+ Học sinh ham thích học môn toán hơn, đặc biệt là thích đưa ra những lập
luận để khẳng định hay bác bỏ một vấn đề.
+ Học sinh được làm quen với phương pháp tính toán và làm việc theo quy
trình.


+ Bước đầu học sinh tập suy luận, các em có thể dùng dấu
(sau khi đã
học xong bài tính chất chia hết của một tổng) để thể hiện cách trình bày lời giải của
một bài toán một cách logic nhất, khoa học nhất.
+ Rèn luyện và dần hình thành cho các em kỹ năng quan sát, đánh giá, nhận
dạng bài toán, từ đó các em có phương pháp giải thích hợp cho từng bài.
+ Học sinh được rèn luyện và phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.
+ Học sinh có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong học
tập, trong đời sống thực tiễn, trong đời sống; kết quả học tập có sự tiến bộ rõ rệt.

* Kết quả: Nếu so với chất lượng đầu năm thì chất lượng điểm thi ở học kỳ I
và học kỳ II đã có bước chuyển biến tích cực. Cụ thể, tỉ lệ học sinh giỏi tăng từ
6,25% (đầu năm) lên 31,25% (học kỳ I) và 35,75% (học kỳ II).
9

9


- Sáng kiến, giải pháp đã được Hội đồng xét sáng kiến thành tích huyện
Long Hồ công nhận tại Quyết định số 2185/QĐ-UBND, ngày 23/6/2016.
3.4. Tên giải pháp sáng kiến 4: “Giải pháp để nâng cao năng lực tư duy
hình học trong môn toán 6”.
- Tóm tắt nội dung sáng kiến:
+ Hệ thống hóa lý thuyết, các khái niệm cơ bản trong môn hình học 6.
+ Từ các dạng bài tập cơ bản trong sách giáo khoa, giáo viên mở rộng dần
độ khó. Muốn giải được những bài tập này, học sinh cần khai thác, phân tích đề bài
đồng thời phải có những suy luận đúng đắn.
+ Học sinh liên hệ được các dạng toán, biết mở rộng bài toán theo hướng
dẫn của giáo viên, từ đó việc giải toán của học sinh trở nên rất đơn giản.
+ Tập làm quen với các loại toán cho ở dạng tổng quát.
- Phạm vi ứng dụng, triển khai thực hiện: Sáng kiến được áp dụng trong
phạm vi trường, thực hiện ở khối lớp 6.
- Hiệu quả mang lại: Khi áp dụng đề tài này trong giảng dạy, tôi nhận thấy:
+ Học sinh ham thích học môn toán hơn, đặc biệt là môn hình học. Các em
thích đưa ra những lập luận để khẳng định hay bác bỏ một vấn đề, biết khái quát
hóa một bài toán.
+ Học sinh được rèn luyện và phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.
+ Rèn luyện và dần hình thành cho các em kỹ năng quan sát, đánh giá, nhận
dạng bài toán, cách trình bày hoàn chỉnh một bài toán hình học.
+ Học sinh có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong học

tập, trong đời sống thực tiễn, trong đời sống; kết quả học tập có sự tiến bộ rõ rệt.
Bản lĩnh giải toán của học sinh được nâng lên.
* Kết quả: Nếu so với chất lượng đầu năm thì chất lượng điểm thi ở học kỳ I
và học kỳ II đã có bước chuyển biến tích cực. Cụ thể, tỉ lệ học sinh giỏi tăng từ
8,12% (đầu năm) lên 25,84% (học kỳ I) và 32,04% (học kỳ II).
- Sáng kiến, giải pháp đã được Hội đồng xét sáng kiến thành tích huyện
Long Hồ công nhận tại Quyết định số 4019/QĐ-UBND, ngày 18/8/2017.
3.5. Tên giải pháp sáng kiến 5: “Giải pháp giúp nâng cao năng lực thực
hành cho học sinh”.
- Tóm tắt nội dung sáng kiến:
10

10


+ Học lý thuyết kết hợp với thực hành giúp học sinh khắc sâu kiến thức tốt
hơn; những bài nội dung ngắn, giáo viên có thể cho các em học lý thuyết ngay tại
phòng máy; việc học lý thuyết và thực hành trên máy được tiến hành gần như đồng
thời giúp các em trực quan được thao tác, ghi nhớ tốt hơn các từ viết bằng Tiếng
Anh…
+ Khai thác triệt để công dụng phần mềm Netop: giáo viên quản lý thao tác
học sinh trên máy, tương tác trực tiếp với học sinh qua chức năng nhắn tin.
+ Các học sinh thực hành tốt sẽ được phân làm nhóm trưởng để hỗ trợ giáo
viên hướng dẫn các học sinh (nhóm học sinh) còn làm chậm. Ngoài ra, nhóm
trưởng cũng hỗ trợ giáo viên trong lúc mở máy (sớm hơn giờ vào học 3 phút) để
máy chạy ổn định trước khi học sinh khởi động phần mềm, đồng thời kiểm tra việc
tắt máy của học sinh ở tiết học cuối cũng như việc thực hiện đưa máy về chế độ
sleep nếu như có tiết trống…
- Phạm vi ứng dụng, triển khai thực hiện: Sáng kiến được áp dụng trong
phạm vi trường, thực hiện ở khối lớp 6, 7 và 8.

- Hiệu quả mang lại: Khi áp dụng đề tài này trong giảng dạy, tôi nhận thấy:
+ Học sinh ham thích học tin học hơn, đặc biệt là tiết thực hành.
+ Ý thức sử dụng máy nhẹ nhàng, khoa học được nâng lên rõ rệt.
+ Hệ thống máy chạy ổn định hơn, ít bị lỗi, treo máy...
+ Học sinh được rèn luyện và phát triển năng lực thực hành một cách độc
lập, sáng tạo.
+ Học sinh được học tập theo nhóm nhiều hơn, giải quyết được những vấn
đề phức tạp hơn, cùng nhau tiến bộ.
+ Học sinh có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong học
tập, trong đời sống thực tiễn, trong đời sống. Ví dụ:




Học sinh lớp 6 có thể tự trình bày một văn bản giống y như việc trình
bày trong sách giáo khoa (về hình ảnh, bố trí hình ảnh, màu sắc, định
dạng...
Học sinh lớp 7 có thể biểu diễn dữ liệu bằng nhiều dạng biểu đồ, biết
vẽ hình học và tính phép tính đại số trên phần mềm Geogebra...

+ Học sinh thành thạo hầu hết các bài thực hành trong sách giáo khoa, khả
năng ghi nhớ của học sinh được nâng lên rõ rệt.
* Kết quả: Khối 7 năm nay so với khối 6 của năm học trước thì số lượng học
sinh khá, giỏi tăng cao. Cụ thể như sau:
11

11


+ Giỏi: 88/149, tỉ lệ: 59,06%. (tăng hơn 20%).

+ Khá: 54/149, tỉ lệ: 36,24%. (tăng hơn 5%).
- Sáng kiến, giải pháp đã được Hội đồng xét sáng kiến thành tích huyện
Long Hồ công nhận tại Quyết định số
, ngày
4. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước:
- Bản thân luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước.
- Bản thân đăng ký và thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh.
- Luôn tham gia học đầy đủ các buổi chuyên môn, không ngừng học hỏi ở
bạn bè, đồng nghiệp qua thao giảng dự giờ để nâng cao trình độ chuyên môn cho
bản thân, luôn giữ phẩm chất đạo đức của nhà giáo, có thái độ tận tình với phụ
huynh và học sinh, bản thân là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
5. Vai trò cá nhân trong công tác xây dựng đảng và đoàn thể:
- Chấp hành những quy định của cơ quan tổ chức, phát huy vai trò và trách
nhiệm của người công đảng viên.
- Về Công đoàn: Tham gia tốt các phong trào do Công đoàn tổ chức.
- Về Đoàn Đội: Kết hợp tốt với đoàn đội để uốn nắn học sinh vi phạm kịp
thời.
- Công tác tham gia các hoạt động xã hội: Bản thân luôn có ý thức tham gia
tốt các hoạt động xã hội như: Quỹ vì người nghèo số tiền 735.000 đồng, quỹ đền
ơn đáp nghĩa 735.000 đồng, ủng hộ học sinh nghèo học giỏi số tiền 500.000 đồng.
Nhằm nâng cao chất lượng và số lượng cũng để giữ thương hiệu trường Long An,
bản thân đưa ra phong trào học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện mỗi em 100.000
đồng, đạt cấp tỉnh mỗi em 200.000 đồng.
- Kết quả phân loại đảng viên, công chức và gia đình trong 05 năm:
+ Phân loại viên chức: Xuất sắc.
+ Gia đình: Đạt gia đình văn hóa.
III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG:

1. Danh hiệu thi đua:
12

12


Năm học

Danh hiệu thi
đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công
nhận danh hiệu thi đua, cơ quan ban hành
quyết định

Quyết định số 3458/QĐ-UBND, ngày 17
Chiến sĩ thi đua cơ
2013-2014
tháng 7 năm 2014 của Chủ tịch UBND huyện
sở
Long Hồ.
Quyết định số 3891/QĐ-UBND, ngày 31
Chiến sĩ thi đua cơ
2014-2015
tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch UBND huyện
sở
Long Hồ.
Quyết định số 2185/QĐ-UBND, ngày 23
Chiến sĩ thi đua cơ
2015-2016

tháng 6 năm 2016 của Chủ tịch UBND huyện
sở
Long Hồ.
Quyết định số 4019/QĐ-UBND, ngày 18
Chiến sĩ thi đua cơ
2016-2017
tháng 8 năm 2017 của Chủ tịch UBND huyện
sở
Long Hồ.
Chiến sĩ thi đua cơ Quyết định số
sở
Long Hồ.
2. Hình thức khen thưởng:

2017-2018

/QĐ-UBND, ngày
của Chủ tịch UBND huyện

Năm học

Hình thức khen
thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen
thưởng; cơ quan ban hành quyết định.

2013-2014

Bằng khen của

UBND tỉnh

Quyết định số 1659/QĐ-UBND, ngày 07
tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Long.

2014-2015

Bằng khen Chiến
sĩ thi đua cấp tỉnh

Quyết định số 2285/QĐ-UBND, ngày 03
tháng 11 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Long.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo thành tích của bản thân đã lập
được như đã nêu trên là trung thực./.

XÁC NHẬN TRƯỜNG THCS ….
HIỆU TRƯỞNG

13

NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH

13

\



XÁC NHẬN CHỦ TỊCH UBND HUYỆN LONG HỒ
Trong những năm qua, ông ……. luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Những giải pháp - sáng kiến do ông đề xuất và đã tóm tắt nêu trên đã được Hội
đồng xét sáng kiến huyện Long Hồ đánh giá đạt hiệu quả cao và đã được triển
khai thực hiện. Kính trình Hội đồng sáng kiến và Hội đồng thi đua khen thưởng
tỉnh xét trình Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ cho ông, giáo viên trường Trung học cơ sở
, xã, huyện, tỉnh Vĩnh Long.
Long Hồ, ngày

tháng

CHỦ TỊCH

14

14

năm 2018



×