Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
VIỆT NAM – TỔ QUỐC EM
------Tuần 1
Tiết 1
Thư gửi các học sinh
*****
Ngày dạy : 20/08/ 2013
I. Mục tiêu :
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ: Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết,
ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
* Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu
nhi Việt Nam.
2. Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin
tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt
Nam mới.
3. Học thuộc lòng đoạn Sau 80 năm... công học tập của các em.
II. Các phương tiện dạy học :
- Tranh trang 4 SGK.
- Bảng phụ ghi đoạn thư HS cần học thuộc.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Kiểm tra bài cũ :
GV giới thiệu sơ lược về nội dung môn học và
yêu cầu chuẩn bị cho giờ học.
2. Bài mới :
a.Khám phá :
+ Yêu cầu quan sát tranh trang 3 SGK và cho
biết trong tranh vẽ gì? Những hình ảnh các em
vừa nêu đã minh hoạ cho chủ điểm Việt Nam - Tổ
quốc em.
+ Nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác hồ gửi
HS cả nước một bức thư. Các em sẽ hiểu nội
dung bức thư qua bài Thư gửi các học sinh.
- Ghi bảng tựa bài.
b.Kết nối :
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu hai HS khá giỏi đọc toàn bài.
- Yêu cầu tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ... Vậy các em nghĩ sao?
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm đồng thời giúp HS hiểu
các từ ngữ mới và khó ở phần chú giải cùng với
từ: giời, giở đi.
- Yêu cầu đọc theo cặp.
- Yêu cầu một HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng thân ái, thiết
tha, hi vọng, tin tưởng.
b) Tìm hiểu bài :
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+ Quan sát và tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhắc tựa bài.
- HS được chỉ định đọc bài.
- HS được chỉ định tiếp nối nhau đọc.
- Đọc thầm chú giải và tìm hiểu nghĩa
từ mới, khó.
- Hai bạn ngồi cùng bàn đọc.
- HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
1
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 1, từng cặp thảo luận và
trả lời câu hỏi: Ngày khai trường tháng 9 năm
1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai
trường khác ?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn
dân là gì?
+ Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong
công cuộc kiến thiết đất nước?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học.
c.Thực hành :
Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời
thầy, yêu bạn.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Treo bảng phụ ghi đoạn: Sau 80 năm giời …
nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều
- Đọc mẫu.
- Yêu cầu đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
d) Hướng dẫn học thuộc lòng :
- Yêu cầu HS đọc nhẩm để thuộc đoạn văn ghi
trên bảng phụ.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Nhận xét, ghi điểm.
d.Vận dụng :
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Trải qua mấy mươi năm, giờ đây đất nước
chúng ta đã được bạn bè năm châu biết đến, đó là
một đất nước Việt Nam năng động, thanh bình và
trên đà phát triển.
- Từng cặp thảo luận và trả lời.
- Tiếp nối nhau trả lời.
+ Xây dựng lại cơ đồ, làm cho nước nhà
theo kịp các nước khác.
+ Cố gắng, siêng học, nghe thầy, yêu
bạn, làm cho đất nước tiến đến đài vinh
quang.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Đọc theo cặp.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn.
- Đọc nhẩm đoạn văn.
- Xung phong thi đọc.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc lòng đoạn thư.
- Chuẩn bị bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
2
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Tiết 2
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
*****
Ngày dạy : 22/08/ 2013
I. Mục tiêu :
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những
từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật.
* Đọc diễn cảm được toàn bài.
2. Hiểu nội dungbài văn
- Nêu được tác dụng gợi tả của những từ ngữ chỉ màu vàng.
- Nắm được nội dung chính: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa,
làm hiện lên một bức tranh thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết
của tác giả với quê hương.Không hỏi câu hỏi 2
II. Các phương tiện dạy học :
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ ghi đoạn : Màu lúa chín dưới đồng … một màu rơm vàng mới.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu đọc thuộc lòng đoạn văn đã qui định và
trả lời câu hỏi có nội dung sau bài Thư gửi các
học sinh.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
a.Khám phá :Bằng lời văn đặc sắc, nhà văn Tô
Hồi đã vẽ lên một bức tranh làng quê Việt Nam
vào những ngày mùa thật sinh động qua bài
Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- Ghi bảng tựa bài.
b.Kết nối :
a) Luyện đọc :
- Yêu cầu hai HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- Cho xem tranh minh hoạ.
- Yêu cầu từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc 4
phần:
+ Phần 1: Câu mở đầu
+ Phần 2: Có lẽ… treo lơ lửng.
+ Phần 3: Từng chiếc lá mít … đỏ chói.
+ Phần 4: Tất cả … ra đồng ngay.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ khó.
- Luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
- Đọc diễn cảm, nhấn giọng những từ ngữ tả màu
vàng rất khác nhau của cảnh vật.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu đọc lướt, đọc thầm bài văn và lần lượt
trả lời từng câu hỏi:
+ Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và
từ chỉ màu vàng.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Hai HS đọc tiếp nối.
- Quan sát tranh.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Đọc thầm phần chú giải.
- Hai bạn ngồi cạnh đọc tiếp nối.
- HS được chỉ định đọc.
- Lắng nghe.
- Tham khảo và tiếp nối nhau trả lời câu
hỏi.
3
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
+ Chọn một từ trong bài chỉ màu vàng và cho
biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
+ Những chi tiết nào về thời tiết, con người làm
cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
+ Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với
quê hương?
- Nhận xét, chốt lại: Bằng nghệ thuật quan sát rất
tinh tế, cách dùng từ gợi cảm, chính xác và đầy
sáng tạo,tác giả đã vẽ lên bằng lời một bức tranh
làng quê vào ngày mùa toàn màu vàng với vẻ
đẹp đặc sắc và sống động. Bài văn thể hiện tình
yêu tha thiết của tác giả với con người, với quê
hương.
- Hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học.
c.Thực hành :
Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp.
c) Đọc diễn cảm :
- Yêu cầu tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Treo bảng phụ và đọc mẫu.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương.
d.Vận dụng :
- Gọi HS nhắc lại bài học.
- Với sự quan sát tinh tế, cách dùng từ gợi cảm,
tác giả đã cho chúng ta thấy quang cảnh làng quê
thật sinh động, trù phú.
+ HS khá, giỏi trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý nghe.
- Quan sát và lắng nghe.
- Từng cặp đọc.
- Xung phong thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, bình chọn.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc ở nhà.
- Chuẩn bị bài Nghìn năm văn hiến.
4
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Tuần 2
Tiết 3
Nghìn năm văn hiến
*****
Ngày dạy : 27/08/ 2013
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
2. Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng
chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
II. Các phương tiện dạy học :
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ ghi Bảng thống kê.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu đọc một đoạn và trả lời câu hỏi có nội
dung vừa đọc sau bài Quang cảnh làng mạc ngày
mùa.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
a.Khám phá :Đất nước ta có một nền văn hiến từ
lâu đời. Bài Nghìn năm văn hiến sẽ đưa các em
đến với Văn Miếu-Quốc Tử Giám một địa danh
nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội, một chứng tích về nền
văn hiến lâu đời của dân tộc ta.
- Ghi bảng tựa bài.
b.Kết nối :
a) Luyện đọc :
- Đọc mẫu
- Cho xem tranh.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp theo 3
đoạn:
+ Đoạn 1: Đến thăm … cụ thể như sau.
+ Đoạn 2: Bảng thống kê.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ mới,
khó.
- Luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc
nhiên vì điều gì?
+ Hãy đọc và phân tích số liệu bảng thống kê
theo các mục sau:
. Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
. Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
+ Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống
văn hóa Việt Nam?
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh.
- Từng nhóm nối tiếp nhau đọc.
- Đọc thầm chú giải.
- Hai bạn ngồi cùng bàn đọc.
- HS được chỉ định đọc.
- Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi:
+ Từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi
tiến sĩ.
+ Triều Lê tổ chức nhiều khoa thi nhất:
104 khoa thi. Triều Lê có nhiều tiến sĩ
nhất : 1780 tiến sĩ.
+ Dân tộc ta rất đáng tự hào vì có một
nền văn hiến lâu đời.
5
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học.
c.Thực hành :
Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền
văn hiến lâu đời.
c) Luyện đọc diễn cảm :
- Yêu cầu đọc nối tiếp bài văn.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm.
d.Vận dụng :
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Chúng ta luôn tự hào về đất nước chúng ta-một
đất nước có nền văn hiến lâu đời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý theo dõi.
- Xung phong thi đọc diễn cảm.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc ở nhà.
- Chuẩn bị bài Sắc màu em yêu.
Tiết 4
Sắc màu em yêu
*****
Ngày dạy : 29/08/ 2013
I. Mục tiêu :
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
2. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ: Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc
màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.
3. Thuộc lòng những khổ thơ em thích.
* Học thuộc lòng bài thơ.
II. Các phương tiện dạy học :
Tranh minh hoạ.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu đọc một đoạn và trả lời câu hỏi có trả - HS được chỉ định thực hiện.
lời vừa đọc sau bài Nghìn năm văn hiến.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
a.Khám phá :Bài thơ Sắc màu em yêu nói về
tình yêu của một bạn nhỏ với rất nhiều màu sắc.
Điều đặc biệt là màu sắc nào bạn cũng yêu thích.
Vì sao lại như vậy? Đọc bài thơ các em sẽ hiểu rõ
điều ấy.
- Ghi bảng tựa bài.
- Nhắc tựa bài.
b.Kết nối :
a) Luyện đọc :
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối đọc bài thơ.
- HS được chỉ định đọc.
6
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
- Yêu cầu từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích nghĩa từ - Nêu những từ ngữ chưa hiểu để được
khó và mới.
giải nghĩa.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Hai bạn cùng bàn luyện đọc.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
- Lắng nghe.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi
- Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào?
+ Đỏ, xanh,vàng, trắng, đen, tím, nâu.
+ Mỗi màu sắc gợi ra những hình ảnh nào?
+ Tham khảo các khổ thơ trong bài và
nêu.
+ Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn + Yêu mọi màu sắc, yêu quê hương, đất
nhỏ với quê hương, đất nước?
nước.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Nhận xét, bổ sung.
- Hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
c.Thực hành :
Hiểu được nội dung ý nghĩa bài thơ : Tình yêu
quê hương, đất nước với những sắc màu, những
con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.
c) Đọc diễn cảm và HTL :
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ
- HS được chỉ định đọc.
- GV hướng dẫn cách đọc: Đọc đúng giọng; chú - Quan sát và chú ý.
ý cách nhấn giọng, ngắt nhịp.
- Đọc mẫu.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Từng cặp luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Xung phong thi đọc diễn cảm.
- Yêu cầu chọn những khổ thơ thích và nhẩm - Đọc nhẩm những khổ thơ mình thích.
HTL.
- Xung phong thi đọc thuộc lòng.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng một vài khổ thơ và - Nhận xét, bình chọn.
toàn bài thơ.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
nội dung
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Tất cả những màu sắc điều có xung quanh và trấ
gần gũi với chúng ta. Những màu sắc đó giúp
chúng ta cảm nhận về cảnh vật và con người
thêm đẹp hơn.
- Nhận xét tiết học.
- HTL những khổ thơ yêu thích (toàn bài thơ).
- Chuẩn bị bài Lòng dân.
7
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Tuần 3
Tiết 5
Lòng dân
(Phần 1)
*****
Ngày dạy : 03/09/ 2013
I. Mục tiêu :
1. Biết đọc đúng một văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính
cách từng nhân vật trong tình huống kịch.
* Biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
2. Hiểu nội dung ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí
lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
II. Các phương tiện dạy học :
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ viết đoạn kịch cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu đọc thuộc lòng những khổ thơ em thích
và trả lời câu hỏi sau bài Sắc màu em yêu.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
a.Khám phá :Lòng Dân là vở kịch được Giải
thưởng Văn nghệ trong thời kì kháng chiến
chống Pháp (1945-1954 ) của tác giả Nguyễn
Văn Xe. Các em sẽ tìm hiểu phần đầu vở kịch.
- Ghi bảng tựa bài.
b.Kết nối :
a) Luyện đọc :
- Yêu cầu một HS đọc lời giới thiệu, cảnh trí, thời
gian, tình huống diễn ra vở kịch. GV đọc diễn
cảm trích đoạn kịch.
- Cho xem tranh.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc theo
3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến … Thằng này là con.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến … Rục rịch tao bắn.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm, chú ý các từ địa
phương và giúp HS hiểu nghĩa từ mới, khó.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 2 HS đọc lại đoạn kịch.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- HS được chỉ định đọc, lớp theo dõi.
- Quan sát tranh.
- Từng tốp tiếp nối nhau đọc.
- Đọc thầm chú giải và hiểu thêm nghĩa
của từ địa phương.
- Hai bạn ngồi cùng bàn luyện đọc.
- HS được chỉ định đọc.
- Thảo luận và trả lời:
+ Bị bọn giặc rượt đuổi, chạy vào nhà dì
Năm.
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? + Đưa chú chiếc áo khóac, bảo ngồi ăn
cơm, vờ nhận làm chồng.
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú + Tiếp nối nhau phát biểu.
8
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
nhất? Vì sao?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- GV: Chi tiết kết thúc phần 1 của vở kịch đã đẩy
mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm. Diễn biến tiếp
theo của vở kịch như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu
ở tiết học sau.
- Hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học.
c.Thực hành :
Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc,
cứu cán bộ cách mạng.
c) Luyện đọc diễn cảm :
- Treo bảng phụ và hướng dẫn cách đọc:
+ Phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật
và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân
vật.
+ Thể hiện đúng tình cảm,thái độ của nhân vật
và tình huống kịch.
- Yêu cầu từng nhóm 6 HS đọc diễn cảm đoạn
kịch theo cách phân vai.
- Tổ chức thi đọc theo cách phân vai.
- Nhận xét, tuyên dương.
d.Vận dụng :
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Trong các cuộc kháng chiến, nhờ sự mưu trí
dũng cảm của người dân mà không ít cán bộ
được giải nguy. Dì Năm trong vở kịch là một điển
hình.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Quan sát và chú ý.
- Thành viên trong nhóm chọn vai và
đọc.
- Các nhóm xung phong thi.
- Nhận xét, bình chọn.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc ở nhà.
- Chuẩn bị phần tiếp của vở kịch Lòng dân.
9
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Tiết 6
Lòng dân
(Tiếp theo)
*****
Ngày dạy : 05/09/ 2013
I. Mục tiêu :
1. Đọc đúng ngữ điệu các câu: kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi
giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch.
* Biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
2. Hiểu nội dung ý nghĩa của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí
lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
II. Các phương tiện dạy học :
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS phân vai đọc diễn cảm phần đầu vở
kịch.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
a.Khám phá :Phần đầu của vở kịch Lòng dân đã
đưa chúng ta đến đỉnh điểm của mâu thuẫn. Mâu
thuẫn đó được giải quyết ra sao? Các em xem
phần tiếp của vở kịch.
- Ghi bảng tựa bài.
b.Kết nối :
a) Luyện đọc
- Yêu cầu một HS giỏi đọc phần tiếp của vở kịch.
- Cho xem tranh.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc theo
3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu ... đến chú toan đi, cai cản lại.
+ Đoạn 2: Tiếp theo ... đến Chưa thấy.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm, chú ý từ địa phương và
giúp HS hiểu nghĩa từ mới, khó.
- Đọc diễn cảm.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế
nào?
+ Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất
thông minh?
+ Vì sao vở kịch được đặt tên Lòng dân?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- HS được chỉ định đọc.
- Quan sát tranh.
- Từng nhóm tiếp nối nhau đọc.
- Đọc thầm chú giải và hiểu thêm nghĩa
từ địa phương.
- Lắng nghe.
- Thảo luận và trả lời:
+ Qua câu trả lời của An, làm chúng hí
hửng nhưng sau lại tẽn tò.
+ Nói tên, tuổi của chồng, bố chồng
khi vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ
nào ?
+ Vở kịch thể hiện tấm lòng của người
dân đối vớ cách mạng.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
10
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
c.Thực hành :
Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa
giặc, cứu cán bộ.
c) Luyện đọc diễn cảm :
- Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc:
+ Giọng cai và lính: khi dịu giọng để mua chuộc,
dụ dỗ; lúc hóang hách để doạ dẫm; lúc ngọt ngào
xin ăn
+ Giọng An: thật thà, hoàn nhiên.
+ Giọng dì Năm và chú cán bộ: tự nhiên, bình
tĩnh.
- Yêu cầu từng nhóm 4 hS đọc diễn cảm theo
cách phân vai.
- Tổ chức thi đọc phân vai toàn bộ màn kịch.
- Nhận xét, tuyên dương.
d.Vận dụng :
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Qua vở kịch, chúng ta thấy được lòng yêu nước
của nhân dân mà cụ thể là mẹ con dì Năm, đại
diện cho người dân Nam Bộ đối với cách mạng.
- Quan sát và chú ý theo dõi.
- Từng nhóm phân vai và đọc diễn cảm.
- Các nhóm xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn.
- Tiếp nối nhau nhắc lại.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc ở nhà.
- Chuẩn bị bài Những con sếu bằng giấy.
11
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
CÁNH CHIM HÒA BÌNH
------Tuần 4
Tiết 7
Những con sếu bằng giấy
*****
Ngày dạy : 10/09/ 2013
I.Mục tiêu :
1. Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài, bước đầu đọc diễn cảm
được bài văn. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.
2. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống,
khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
+ Giáo dục kĩ năng sống :
1. Thể hiện sự cảm thông ( biết bày tỏ sự chia sẻ ,cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn
nhân bị bom nguyên tử sát hại )
2. Xác định giá trị
II.Các phương tiện dạy học :
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ viết đoạn 3.
III.Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1.Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu 2 nhóm tiếp nối nhau đọc phân vai 2
phần của vở kịch Lòng dân.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
a.Khám phá :
+ Cho xem tranh minh hoạ chủ điểm và giới
thiệu: Chủ điểm Cánh chim hòa bình sẽ giới thiệu
các bài đọc có nội dung bảo vệ hòa bình, vun đắp
tình hữu nghị giữa các dân tộc.
+ Những con sếu bằng giấy là bài đọc kể về một
bạn nhỏ người Nhật là nạn nhân đáng thương của
chiến tranh và bom nguyên tử.
- Ghi bảng tựa bài.
b.Kết nối :
a) Luyện đọc :
- Viết bảng số liệu 100000 người; các tên người,
tên địa lí nước ngoài để hướng dẫn đọc đúng.
- Yêu cầu 2 HS giỏi đọc tiếp nối toàn bài.
- Cho xem tranh.
- Yêu cầu từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc theo
4 đoạn.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ mới và
khó.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào
+ Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS được chỉ định thực hiện.
+ Quan sát tranh chủ điểm.
- Nhắc tựa bài.
- Luyện đọc.
- HS được chỉ định đọc.
- Quan sát tranh.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Đọc thầm chú giải.
- Thảo luận và trả lời:
+ Khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử
xuống Nhật Bản.
12
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
cách nào?
+ Các bạn nhỏ đã làm gì:
. Để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
. Để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
+ Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xada-cô?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Gợi ý HS nêu nội dung bài và ghi bảng.
c.Thực hành :
Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân: thể hiện khác
vọng sống, khác vọng hòa bình của trẻ em.
c) Luyện đọc diễn cảm. :
- Treo bảng phụ, hướng dẫn đọc và đọc mẫu.
- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương.
d.Vận dụng :
- Chiến tranh để lại hậu quả nặng nề về người và
của. Chúng ta, ai cũng mong muốn hòa bình.
+ Gấp đủ một nghìn con sếu treo
quanh phòng.
+ Khi Xa-da-cô chết, các bạn đã quyên
góp tiền để xây dựng tượng đài và
mong muốn thế giới mãi hòa bình.
+ Tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Quan sát và theo dõi.
- Hai bạn cùng bàn luyện đọc.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc ở nhà.
- Chuẩn bị bài Bài ca về trái đất.
13
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Tiết 8
Bài ca về trái đất
*****
Ngày dạy : 12/09/ 2013
I.Mục tiêu :
1. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào.
* Đọc diễn cảm được toàn bộ bài thơ.
2. Hiểu nội dung ý nghĩa bài thơ: Mọi người hãy sống vì hòa bình, chống chiến
tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc.
3. Thuộc lòng 1-2 khổ thơ.
* Học thuộc lòng bài thơ.
II.Các phương tiện dạy học :
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ ghi khổ thơ 3.
III/ Hoạt động dạy học ;
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1.Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu đọc một đoạn tự chọn và trả lời câu hỏi
có nội dung vừa đọc sau bài Những con sếu
bằng giấy.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
a.Khám phá :Bài thơ Bài ca trái đất của nhà thơ
Định Hải đã được phổ nhạc thành một bài hát mà
trẻ em Việt Nam nào cũng biết. Trong bài thơ, tác
giả muốn nói với các em một điều rất quan trọng,
chúng ta cùng đọc bài thơ.
- Ghi bảng tựa bài.
b.Kết nối :
a) Luyện đọc :
- Yêu cầu HS giỏi đọc toàn bài.
- Cho xem tranh.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc 3
khổ thơ trong bài.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ mới,
khó.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu đọc bài và trả lời các câu hỏi:
+ Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
+ Em hiểu hai câu thơ cuối khổ thơ 2 nói gì?
+ Chúng ta phải làm gì để giữ yên cho trái đất?
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- HS dược chỉ định đọc.
- Quan sát tranh.
- Từng nhóm tiếp nối nhau đọc.
- Đọc thầm chú giải và tìm hiểu nghĩa
từ mới, khó.
- Hai bạn cùng bàn luyện đọc.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Lắng nghe.
- Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:
+ Giống quả bóng xanh bay giữa bầu
trời có tiếng chim bồ câu và cánh hải âu
vờn sóng biển.
+ Mỗi loài hoa cũng như mọi trẻ em
trên thế giới dù khác màu da nhưng đều
bình đẳng, đáng quý, đáng yêu.
+ chống chiến tranh, chống bom
nguyên tử, bom hạt nhân.
14
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Gợi ý HS nêu nội dung bài và ghi bảng.
c.Thực hành :
Mọi người hãy sống vì hòa bình, chống chiến
tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc.
c) Luyện đọc diễn cảm và HTL :
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn cách đọc.
- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Yêu cầu đọc nhẩm để thuộc bài thơ.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng khổ thơ, bài thơ.
- Nhận xét, ghi điểm.
d.Vận dụng :
- Hướng dẫn HS hát bài Bài ca trái đất.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Quan sát và theo dõi.
- Hai bạn cùng bàn luyện đọc.
- Xung phong thi đọc diễn cảm.
- Đọc nhẩm.
- Xung phong thi đọc thuộc lòng.
- Hát theo hướng dẫn.
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài Một chuyên gia máy xúc.
15
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Tuần 5
Tiết 9
Một chuyên gia máy xúc
*****
Ngày dạy : 17/09/ 2013
I.Mục tiêu :
1. Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể
chuyện với chuyên gia nước bạn. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.
2. Hiểu nội dung bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
II.Các phương tiện dạy học :
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ ghi đoạn 4.
III/ Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1.Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi có nội
dung sau bài Bài ca về trái đất.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
a.Khám phá :Cho HS xem tranh và giới thiệu:
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước,
chúng ta thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của
các nước bạn. Bài Một chuyên gia máy xúc thể
hiện phần nào tình hữu nghị của một chuyên gia
Liên Xô với nhân dân Việt Nam ta.
- Ghi bảng tựa bài.
b.Kết nối :
a) Luyện đọc :
- Yêu cầu HS giỏi đọc toàn bài.
- Yêu cầu từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc 4
đoạn trong bài.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ mới,
khó.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu đọc bài và trả lời các câu hỏi:
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến
anh Thuỷ chú ý?
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp
diễn ra như thế nào?
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Gợi ý HS nêu nội dung bài và ghi bảng.
c.Thực hành :
Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với
công nhân Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS được chỉ định thực hiện.
- Quan sát tranh.
- Nhắc tựa bài.
- HS dược chỉ định đọc.
- Từng nhóm tiếp nối nhau đọc.
- Đọc thầm chú giải và tìm hiểu nghĩa
từ mới, khó.
- Hai bạn cùng bàn luyện đọc.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Lắng nghe.
- Đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Ở công trường xây dựng.
+ Người cao lớn, tóc vàng; thân hình
chắc, khoẻ; khuôn mặt to, chất phác.
+ Kể lại cuộc diễn biến và tình cảm
thân thiết giữa hai người.
+ Nối tiếp nhau phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
16
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
c) Luyện đọc diễn cảm và HTL :
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn cách đọc.
- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm.
d.Vận dụng :
- Tình hữu nghị, tương thân tương ái của bạn bè
năm châu được thể hiện qua sự giúp đỡ tận tình
trong các công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Quan sát và theo dõi.
- Hai bạn cùng bàn luyện đọc.
- Xung phong thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, bình chọn.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc ở nhà.
- Chuẩn bị bài Ê-mi-li, con…
Tiết 10
Ê-mi-li, con...
*****
Ngày dạy : 19/09/ 2013
I.Mục tiêu :
1. Đọc đúng tên nước ngoài trong bài, đọc diễn cảm được bài thơ.
* Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự
thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
3. Học thuộc lòng 1 khổ thơ.
* Học thuộc lòng khổ thơ 3, 4.
II.Các phương tiện dạy học :
Tranh minh hoạ.
III/ Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1.Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu đọc bài và trả lời câu hỏi có nội dung
sau bài Một chuyên gia máy xúc.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
a.Khám phá :Để phản đối cuộc chến tranh xâm
lược Việt Nam, chú Mo-ri-xơn - một công dân
Mĩ- đã dũng cảm tự thiêu giữa thủ đô nước Mĩ.
Xúc động trước hành động của chú, nhà thơ Tố
Hữu đã viết bài thơ Ê-mi-li, con…, các em cùng
xem.
- Ghi bảng tựa bài.
b.Kết nối :
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu HS giỏi đọc toàn bài.
- Giới thiệu chiến tranh, ghi bảng và luyện đọc
tên riêng các phiên âm.
- Yêu cầu từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc 4
đoạn trong bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- HS dược chỉ định đọc.
- Quan sát tranh và luyện đọc các tên
phiên âm.
- Từng nhóm tiếp nối nhau đọc.
17
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ mới,
khó.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu đọc bài và trả lời các câu hỏi:
+ Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm
trạngcủa chú Mo-ri-xơn và em bé Ê-mi-li.
- Đọc thầm chú giải và tìm hiểu nghĩa từ
mới, khó.
- Hai bạn cùng bàn luyện đọc.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Lắng nghe.
- Gợi ý HS nêu nội dung bài và ghi bảng.
c.Thực hành :
Ca ngợi hành động dũng cảm của một công
dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam.
c) Luyện đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc.
- Hướng dẫn cách đọc:
+ Khổ 1: Giọng chú Mo-ri-xơn trang nghiêm,
nén xúc động; giọng bé Ê-mi-li ngây thơ, hoàn
nhiên.
+ Khổ 2: giọng phẫn nộ, đau thương.
+ Khổ 3: giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc
động.
+ Khổ 4: đọc chậm, xúc động, nhấn giọng các từ:
sáng nhất, đốt, sáng lồ, sự thật.
- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Yêu cầu đọc nhẩm khổ thơ 3, 4.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, ghi điểm.
d.Vận dụng :
- Quyết định tự thiêu, chú Mo-ri-xơn mong muốn
ngọn lửa mình đốt lên sẽ làm mọi người nhận ra
cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn bạo của
chính quyền Giôn-xơn ở Việt Nam để mọi người
hợp sức ngăn chặn tội ác.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc ở nhà.
- Chuẩn bị bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Giọng chú Mo-ri-xơn trang nghiêm,
nén xúc động; giọng bé Ê-mi-li ngây
thơ, hoàn nhiên.
+ Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh + Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa và
xâm lược của chính quyền Mĩ?
vô nhân đạo.
+ Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì trước khi từ + Trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về
biệt ?
được. Chú dặn: khi mẹ đến hãy ôm hôn
mẹ cho cha và nói với mẹ: Cha đi vui,
xin mẹ đừng buồn
+ Em có suy nghĩ gì vvề hành động củøa chú + Cảm phục và xúc động.
Mo-ri-xơn?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Quan sát và theo dõi.
- Hai bạn cùng bàn luyện đọc.
- Xung phong thi đọc diễn cảm.
- Đọc nhẩm để thuộc lòng.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn.
18
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Tuần 6
Tiết 11
Sự sụp đổ
của chế độ a-pác-thai
*****
Ngày dạy :24/09/ 2013
I.Mục tiêu :
1. Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
2. Hiểu nội dungbài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu
tranh đòi bình đẳng của những người da màu.Không hỏi câu hỏi 3,4
II.Các phương tiện dạy học :
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ ghi đoạn 3.
III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1.Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu đọc thuộc lòng khổ thơ 3, 4 hoặc cả bài
và trả lời câu hỏi có nội dung sau bài Ê-mi-li,
con ….
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
a.Khám phá :Trên trái đất có nhiều dân tộc với
nhiều màu da khác nhau, người có màu da nào
cũng đáng quý. Nhưng ở một số nước, vẫn toàn
tại nạn phân biệt chủng tộc, thái độ miệt thị đối
với người da đen và da màu. Cuộc đấu tranh dũng
cảm và bền bỉ của những người da đen ở Nam phi
chống chế độ phân biệt chủng tộc sẽ được các
em biết qua bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai.
- Ghi bảng tựa bài.
b.Kết nối :
a) Luyện đọc :
- Yêu cầu HS giỏi đọc toàn bài.
- Giới thiệu ảnh cựu tổng thống Nam Phi Nenxơn Man-đê-la và tranh minh hoạ.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc 3
đoạn trong bài.
- Kết hợp hướng dẫn đọc các từ phiên âm,tên
riêng, số liệu; sửa lỗi phát âm và giải thích từ
mới, khó.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu đọc bài và trả lời các câu hỏi:
+ Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử
như thế nào?
+ Người dân Nam Phi đã làm gì để xố bỏ chế độ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- HS dược chỉ định đọc.
- Quan sát tranh.
- Từng nhóm tiếp nối nhau đọc.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm
hiểu nghĩa từ mới, khó.
- Hai bạn cùng bàn luyện đọc.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Lắng nghe.
- Đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Làm những công việc nặng nhọc, bẩn
thỉu; bị trả lương thấp,…
+ Đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu
19
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
phân biệt chủng tộc?
+ Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ
a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới
ủng hộ?
+ Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của
nước Nam Phi mới.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Gợi ý HS nêu nội dung bài và ghi bảng
c.Thực hành :
Chế độ phân biệt chuẩn tộc ở Nam Phi và cuộc
đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.
c) Luyện đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn cách đọc: giọng
cảm hứng ca ngợi, sảng khóai; nhấn mạnh các từ
ngữ bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự
do và công lí, buộc phải huỷ bỏ, xấu xa nhất,
chấm dứt.
- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm.
d.Vận dụng :.
- Mặc dầu là dân tộc nào, màu da nào, mọi người
đều được tôn trọng và được đối xử bình đẳng.
tranh đã giành được thắng lợi.
+ Tiếp nối nhau trả lời.
+ Dựa vào thông tin và hiểu biết để trả
lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Quan sát và theo dõi.
- Hai bạn cùng bàn luyện đọc.
- Xung phong thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, bình chọn.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc ở nhà.
- Chuẩn bị bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.
20
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Tiết 12
Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
*****
Ngày dạy : 26/09/ 2013
I.Mục tiêu :
1. Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài, bước đầu đọc diễn cảm được bài
văn. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.
2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cụ gì người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hóang
hách một bài học sâu sắc.
II.Các phương tiện dạy học :
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ ghi đoạn Nhận thấy vẻ ngạc nhiên … Những tên cướp.
III/ Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1.Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi có nội dung sau bài
Ê-mi-li, con ….
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
a.Khám phá :Truyện vui Tác phẩm của Si-le và
tên phát xít sẽ cho các em thấy một tên sĩ quan
hóang hách đã bị một cụ già thông minh, hóm hỉnh
dạy cho một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay như thế
nào.
- Ghi bảng tựa bài.
b.Kết nối :
a) Luyện đọc
- Yêu cầu HS giỏi đọc toàn bài.
- Giới thiệu tranh minh hoạ.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn
trong bài:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến … chào ngài.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến … điềm đạm trả lời.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Kết hợp hướng dẫn đọc các tên riêng, sửa lỗi phát
âm và giải thích từ mới, khó.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu đọc bài và trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với
ông cụ người Pháp?
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- HS được chỉ định đọc.
- Quan sát tranh.
- Từng nhóm tiếp nối nhau đọc.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm
hiểu nghĩa từ mới, khó.
- Hai bạn cùng bàn luyện đọc.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Lắng nghe.
- Đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Vì cụ đáp lời hắn một cách lạnh
lùng và không đáp lời bằng tiếng Đức
trong khi cụ biết tiếng Đức.
+ Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh + Là một nhà văn quốc tế.
giá như thế nào?
+ Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức + Không ghét người Đức và tiếng
và tiếng Đức như thế nào?
Đức, chỉ căm ghét những tên phát xít
21
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
+ Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Gợi ý HS nêu nội dung bài và ghi bảng.
c.Thực hành :
Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức
hóang hách một bài học sâu sắc.
c) Luyện đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn cách đọc: đọc đúng
lời ông cụ: câu kết - hạ giọng, ngưng một chút
trước từ vở và nhấn giọng cụm từ Những tên cướp.
- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm.
d.Vận dụng :
- Cũng như cụ già người Pháp trong truyện, chúng
ta căm thù đế quốc Mĩ với cuộc chiến tranh xâm
lược trên đất nước ta. Nhưng chúng ta xem người
Mĩ là bạn, không ghét nước Mĩ.
Đức xâm lược.
+ Si-le xem các người là kẻ cướp. Các
người là bọn kẻ cướp. Các người
không xứng đáng với Si-le,…
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Quan sát và theo dõi.
- Hai bạn cùng bàn luyện đọc.
- Xung phong thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, bình chọn.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc ở nhà.
- Chuẩn bị bài Những người bạn tốt.
22
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Tuần 7
Tiết 13
Những người bạn tốt
*****
Ngày dạy :01/10/ 2013
I.Mục tiêu :
1. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.
2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá
heo với con người.
II.Các phương tiện dạy học :
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ ghi đoạn 2.
III/ Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi có nội dung sau
bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xí.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
a.Khám phá :
+ Cho HS xem tranh minh hoạ chủ điểm và giới
thiệu: Từ nghìn xưa, nhân dân ta với thiên nhiên
có mối quan hệ gắn bó với nhau.Các em sẽ được
biết mối quan hệ đó qua chủ điểm Con người với
thiên nhiên.
+ Cá heo không chỉ là loài vật thông minh mà
chúng còn là bạn tốt của loài người. Điều đó sẽ
được các em thấy rõ qua bài Những ngưòi bạn
tốt.
- Ghi bảng tựa bài.
b.Kết nối :
a) Luyện đọc :
- Yêu cầu HS giỏi đọc toàn bài.
- Giới thiệu tranh minh hoạ.
- Yêu cầu từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc 4
đoạn trong bài.
- Kết hợp hướng dẫn đọc các tên riêng, sửa lỗi
phát âm và giải thích từ mới, khó.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu đọc bài và trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
- HS được chỉ định thực hiện.
+ Quan sát tranh chủ điểm.
+ Chú ý.
- Nhắc tựa bài.
- HS được chỉ định đọc.
- Quan sát tranh.
- Từng nhóm tiếp nối nhau đọc.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm
hiểu nghĩa từ mới, khó.
- Hai bạn cùng bàn luyện đọc.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Lắng nghe.
- Đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Thuỷ thủ trên tàu cướp hết tặng vật
của ông và đòi giết ông.
+ Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát + Bầy cá heo bơi đến quang tàu say sưa
giã biệt cuộc đời?
thưởng thức. Khi ông nhảy xuống biển,
bầy cá heo cứu và đưa ông về đất liền.
+ Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, + Biết thưởng thức tiếng hát, biết cứu
đáng quý ở điểm nào?
giúp nghệ sĩ A-ri-ôn.
23
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
+ Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám + Thuỷ thủ tham lam, độc ác; cá heo là
thuỷ thủ và của cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?
loài vật nhưng thông minh và biết giúp
người gặp nạn.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Nhận xét, bổ sung.
- Gợi ý HS nêu nội dung bài và ghi bảng.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
c.Thực hành :
Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của
cá heo với con người.
c) Luyện đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn cách đọc: giọng - Quan sát và theo dõi.
sảng khóai, cảm phục cá heo; nhấn mạnh các từ - Hai bạn cùng bàn luyện đọc.
ngữ: đã nhầm, đàn cá heo, say sưa thưởng thức, - Xung phong thi đọc diễn cảm.
đã cứu, nhanh hơn, toàn bộ, không tin; nghỉ hơi - Nhận xét, bình chọn.
sau các từ ngữ: nhưng, trở về đất liền.
- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm.
d.Vận dụng :
- Tuy không thể trò chuyện bằng tiếng người
nhưng cá heo và một số loài vật khác là bạn tốt
của con người.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc ở nhà.
- Đọc và chuẩn bị bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên
Đà.
24
Bài soạn Tập đọc 5 – GV : Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Tiết 14
Tiếng đàn ba-la-lai-ca
trên sông Đà
*****
Ngày dạy : 03/10/ 2013
I.Mục tiêu :
1. Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
2. Hiểu nội dung và ý nghĩa bài thơ: Cảnh đẹp kì vĩ của công trình thuỷ điện sông
Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công
trình hoàn thành.
3. Thuộc lòng 2 khổ thơ.
* Học thuộc lòng bài thơ và nêu được ý nghĩa của bài.
II.Các phương tiện dạy học :
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ ghi khổ thơ cuối.
III/ Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1.Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi có nội dung sau
bài Những người bạn tốt.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
a.Khám phá :Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên
sông Đà sẽ giúp các em hiểu vẻ đẹp kì vĩ của công
trình, sức mạnh của những người đang chinh phục
dòng sông và sự gắn bó, hồ quyện giữa con người
với thiên nhiên.
- Ghi bảng tựa bài.
b.Kết nối :
a) Luyện đọc :
- Yêu cầu HS giỏi đọc toàn bài.
- Giới thiệu tranh minh hoạ.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc 3
đoạn trong bài.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ mới,
khó.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.
- Đọc mẫu với giọng chậm rãi, ngân nga.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu đọc bài và trả lời các câu hỏi:
+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình
ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động
trên công trường sông Đà?
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- HS được chỉ định đọc.
- Quan sát tranh.
- Từng nhóm tiếp nối nhau đọc.
- Đọc thầm chú giải và tìm hiểu nghĩa
từ mới, khó.
- Hai bạn cùng bàn luyện đọc.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Lắng nghe.
- Đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Cả công trường say ngủ cạnh dòng
sông. Những tháp khoan nhô lên trời
ngẫm nghĩ. Những xe ben, xe ủi sóng
vai nhau nằm nghỉ. Có tiếng đàn, dòng
sông lấp lố và những sự vật được miêu
tả bằng phép nhân hóa.
+ Tiếp nối nhau trả lời theo cảm nhận.
25