Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Hoàn thiện hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM

NGUYỄN THÀNH CÔNG

HÀ NỘI - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

NGUYỄN THÀNH CÔNG

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS, TS. NGUYỄN VIỆT DŨNG

HÀ NỘI – Năm 2018



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ...................................................................1
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn ....................................1
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới ..............................................1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc ................................................6
2. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................10
CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH.......................................................13
1.1. Tổng quan về chứng khoán phái sinh .............................................................13
1.1.1. Khái niệm chứng khoán phái sinh ...........................................................13
1.1.2. Các loại chứng khoán phái sinh cơ bản ...................................................15
1.1.3. Đặc điểm chung của các sản phẩm chứng khoán phái sinh .....................18
1.2. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán phái sinh ............................................19
1.2.1. Khái niệm và vai trò của thị trƣờng chứng khoán phái sinh ...................19
1.2.2. Mô hình tổ chức thị trƣờng chứng khoán phái sinh ................................23
1.2.3. Cơ chế hoạt động thị trƣờng chứng khoán phái sinh ...............................28
1.2.4. Các thành viên trên thị trƣờng chứng khoán phái sinh ............................32
1.3.Các yêu tố tác động tới sự phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh.........37
1.3.1. Yếu tố khách quan ...................................................................................37
1.3.2. Yếu tố chủ quan .......................................................................................38
1.4. Thực tiễn hình thành và xu hƣớng phát triển thị trƣờng chứng khoán phái
sinh trên thế giới ....................................................................................................40
1.4.1 Thực tiễn hình thành thị trƣờng chứng khoán phái sinh...........................40
1.4.2. Xu hƣớng phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh trên thế giới ......43
1.5. Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện hoạt động của Thị trƣờng Chứng khoán
phái sinh.................................................................................................................50

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM ...................................................................................53


2.1. Khái quát về Thị trƣờng Chứng khoán phái sinh ở Việt Nam .......................53
2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển Thị trƣờng phái sinh ở Việt Nam .............53
2.1.2. Thực trạng hoạt động thị trƣờng chứng khoán phái sinh ........................56
2.2. Đánh giá thực trạng phát triển chứng khoán phái sinh tại Việt Nam .............69
2.2.1. Thực trạng phát triển chứng khoán phái sinh tại Việt Nam ....................69
2.2.2. Một số hạn chế của Thị trƣờng Chứng khoán phái sinh ở Việt Nam ......74
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM ........................................................77
3.1. Định hƣớng phát triển Thị trƣờng Chứng khoán phái sinh ở Việt Nam ........77
3.2. Các giải pháp hoàn thiện Thị trƣờng Chứng khoán phái sinh ở Việt Nam ....85
3.2.1. Phát triển và hoạn thiện thị trƣờng chứng khoán cơ sở ...........................85
3.2.2. Xây dựng khung pháp lý cho thị trƣờng chứng khoán phái sinh ............90
3.2.3. Phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh từ đơn giản đến phức tạp
...........................................................................................................................92
3.2.4. Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cho thị trƣờng chứng
khoán phái sinh ..................................................................................................94
3.2.5. Phát triển trung tâm lƣu ký chứng khoán theo mô hình đối tác bù trừ với
trung tâm ............................................................................................................95
3.2.6. Hoàn thiện hệ thống quản lý giám sát thị trƣờng chứng khoán phái sinh
...........................................................................................................................97
3.2.7. Phát triển về loại thành viên, tổ chức trung gian .....................................99
3.2.8. Phổ biến, đào tạo và tập huấn cho công chúng đầu tƣ ...........................103
3.3. Một số kiến nghị ...........................................................................................104
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ .......................................................................104
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc ......................................................104
3.3.3. Kiến nghị với UBCKNN .......................................................................105

KẾT LUẬN .............................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................109


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi có sự hỗ trợ của giáo viên hƣớng dẫn là PGS TS. Nguyễn Việt Dũng. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả, các số liệu nêu trong luận văn là trung thực có nguồn
gốc rõ ràng và đáng tin cậy.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trƣớc hội đồng cũng nhƣ kết quả luận văn của mình.
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thành Công


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận đƣợc
sự giúp đỡ rất nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trƣờng.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Tài chính – Ngân
hàng trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu
trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Việt Dũng – Giảng viên hƣớng dẫn của tôi đã giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu và làm bài luận, tôi đã nghiêm túc tiếp thu kiến
thức từ nhà trƣờng và sự chỉ dẫn của giáo viên hƣớng dẫn, tuy nhiên không thể
tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong sẽ nhận đƣợc những đóng góp nhận xét của
các thầy cô để kiến thức trong lĩnh vực này đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành

cảm ơn.
Học viên

Nguyễn Thành Công


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

DN

Doanh nghiệp

CKPS

Chứng khoán phái sinh

TTCKPS

Thị trƣờng chứng khoán phái sinh

HĐTL

Hợp đồng tƣơng lai

HĐQC

Hợp đồng quyền chọn


SGD

Sở giao dịch

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

TTBT

Thanh toán bù trừ

TTLKCK (VSD)

Trung tâm lƣu ký chứng khoán

KDCK

Kinh doanh chứng khoán

CTNY

Công ty niêm yết

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

UBCKNN


Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc

TPCP

Trái phiếu chính phủ

KLGD

Khối lƣợng giao dịch

CCP

Đối tác thanh toán bù trừ trung tâm


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại và đặc điểm của TTCKPS trên thế giới hiện nay....................24
Bảng 2.1. Tổng hợp giao dịch toàn thị trƣờng.........................................................69
Bảng 3.1. Lộ trình phát triển sản phẩm phái sinh trên SGDCK...............................93

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tổng hợp GTGD & KLGD TTCKPS ..................................................70
Biểu đồ 2.2. Thống kê VN30F1712 so với VN30-Index ..........................................71
Biểu đồ 2.3. So sánh khối lƣợng giao dịch theo mã sản phẩm .................................72
Biểu đồ 2.4. Sự tăng trƣởng số lƣợng tài khoản trên TTCKPS ................................73
Biểu đô 3.1 Khung pháp lý cho TTCK phái sinh………………………………….92


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Chƣơng I: Đƣa ra những đánh giá đầy đủ, khách quan một số công trình nghiên
cứu liên quan đến luận văn .CKPS là một sản phẩm của thị trƣờng tài chính phát
triển, mang những đặc tính khác biệt so với các công cụ đầu tƣ tài chính. Hiện nay,
cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, tài chính quốc tế nói riêng,
TTCKPS đã và đang tăng trƣởng một cách mạnh mẽ, với nhiều sản phẩm đa dạng
với phƣơng thức tổ chức giao dịch khác nhau.Mặc dù các quốc gia có xu hƣớng
phát triển riêng song về cơ bản TTCKPS vẫn tuân theo các quy tắc cơ bản từ khi
mới thành lập, và có những xu hƣớng mới theo hƣớng tích cực góp phần nâng cao
hiệu quả của TTCKPS.
Chƣơng II: Khái quát về hiện trạng tình hình chứng khoán phái sinh tại Việt Nam,
từ đó đánh giá thực trạng phát triển của TTCKPS còn non trẻ ở nƣớc ta.
Chƣơng III: Đƣa ra một vài hạn chế của TTCKPS tại Việt Nam, từ đó đƣa ra một
số giải pháp để hoàn thiện hoạt động của TTCKPS.Trên cơ sở đánh giá thực trạng
thị trƣờng chứng khoán phái sinh và các điều kiện tiền đề phát triển thị trƣờng
chứng khoán phái sinh tại Việt Nam, đã đề xuất tổ chức TCKPS Việt Nam theo
hƣớng chuẩn hóa, bỏ qua giai đoạn phát triển tuần tự từ TTCKPS OTC đến TTPS
tập trung với các sản phẩm cơ bản là hợp đồng tƣơng lai trên chỉ số chứng khoán và
trái phiếu chính phủ trong giai đoạn đầu. Nhằm phát triển mô hình đề xuất trong
thực tiễn, căn cứ trên định hƣớng phát triển thị trƣờng trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế, tập trung vào một số những giải pháp chính nằm thiếp lập những điều
kiện để phát triển TTCKPS.


1

MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Đây là một vấn đề không mới ở các nƣớc thị trƣờng phát triển nên đã có nhiều
công trình, bài báo nghiên cứu về thị trƣờng chứng khoán phái sinh của các nhà

nghiên cứu trên thế giới, tập trung vào các vấn đề sau:
a) Nghiên cứu lý luận về công cụ phái sinh và thị trường công cụ phái sinh:
- John C. Hull là nhà nghiên cứu một cách hệ thống về thị trƣờng chứng khoán
phái sinh. Ông đã viết cuốn sách “Options, Futures, and other derivatives” ( Hợp
đồng quyền chọn, hợp đồng tƣơng lai và các loại công cụ phái sinh khác) và đƣợc
phát triển thông qua việc chỉnh sửa, tái bản 9 lần. Đây là cuốn sách có giá trị khoa
học, đƣợc dùng làm tài liệu học tập của các học viện tại ngƣớc ngoài và Việt Nam.
Ông đã hệ thống hóa toàn bộ các sản phẩm phái sinh từ đơn giản (phái sinh dựa trên
tài sản cơ sở là cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, tiền tệ, thời tiết, bất động
sản,...) về khái niệm, đặc điểm, thời gian đáo hạn, các loại lệnh giao dịch, các loại
nhà đầu tƣ, định giá sản phẩm theo các mô hình từ cổ điển đến hiện đại, tính toán về
độ rủi ro, mức độ biến động giá sản phẩm, chiến lƣợc đầu tƣ, chiến lƣợc giao dịch
tùy theo mục đích tham gia, chế độ kế toán và thuế. Ông cũng chỉ ra những thay đổi
từ lý luận đến thực tiễn về thị trƣờng công cụ phái sinh sau khi cuộc khủng hoảng
tài chính trên thế giới bắt đầu diễn ra từ năm 2007. Cuốn sách cũng đề cập đến các
sản phẩm phái sinh đƣợc triển khai tại một số nƣớc trên thế giới. Bên cạnh đó ông
cũng là tác giả của nhiều bài nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán nói
chung và đặc biệt là liên quan đến các công cụ phái sinh nói riêng.
- Học giả Nevena Selie và David Taylor của trƣờng đại học Witwatersrand đã
viết cuốn sách “Introdution to derivative securities” (Giới thiệu về chứng khoán
phái sinh).Cuốn sách nghiên cứu về các loại sản phẩm chứng khoán phái sinh nhƣ
hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tƣơng lai, hợp đồng quyền chọn; đặc điểm, vai trò của


2

từng loại chứng khoán phái sinh, phƣơng pháp định giá các sản phẩm phái sinh và
mục đích của các nhà đầu tƣ khi tham gia thị trƣờng chúng khoán phái sinh (phòng
ngừa rủi ro, đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá).
- Nhà nghiên cứu Geofrey Poitras của trƣờng đại học Simon Fraser-Canada đã

trình bày một số vấn đề cơ bản về các sản phẩm phái sinh nhƣ hợp đồng kỳ hạn,
hợp đồng tƣơng lai và vấn đề giao dịch, ký quỹ trên Sở giao dịch và thị trƣờng phi
tập trung tại cuốn sách “Rick management, Speculation and Derivative Securities” (
Quản lý rủi ro, đầu cơ và chứng khoán phái sinh). Trên cơ sở đó, ông đã nghiên cứu
về quản lý rủi ro và chiến lƣợc đầu cơ trong giao dịch sản phẩm chứng khoán phái
sinh nhằm thu lợi nhuận.
- David Loader là một chuyên gia trong lĩnh vực phái sinh tài chính, đặc biệt là
về vấn đề lƣu ký, thanh toán, bù trừ cho các giao dịch chứng khoán phái sinh. Năm
2005, ông đã viết cuốn sách, đó là “Clearing and Settlement of Derivatives” (Thanh
toán và bù trừ đối với sản phẩm phái sinh) . Cuốn sách đã giới thiệu khái quát các
sản phẩm phái sinh và sự phát triển của thị trƣờng hợp đồng tƣơng lai, hợp đồng
quyền chọn và giao dịch sản phẩm phái sinh trên thị trƣờng phi tập trung OTC. Ông
đã nghiên cứu rõ nét các vấn đề liên quan tới kỹ thuật thanh toán bù trừ, ký quỹ giao
dịch cho từng loại sản phẩm phái sinh nhằm đảm bảo quản trị rủi ro đối với các hoạt
động giao dịch và đảm bảo thị trƣờng hoạt động ổn định, hiệu quả. Đến năm 2014,
ông tiếp tục nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Clearing, Settlement and Custody”
(Thanh toán, bù trừ và lƣu ký). Cuốn sách đã trình bày về mô hình, cấu trúc thanh
toán bù trừ nói chung và các vấn đề liên quan tới thanh toán bù trừ đối với các sản
phẩm cổ phiếu, trái phiếu, đặc biệt là các sản phẩm phái sinh. Bên cạnh đó, ông đã
nhấn mạnh vai trò của trung tâm thanh toán bù trừ đối với các giao dịch phái sinh,
nhất là trong việc giảm thiểu khả năng đổ vỡ, cung cấp cơ chế thanh toán bù trừ đa
phƣơng. Ông cũng nêu rõ quan điểm về việc phải xây dựng khung pháp lý, cơ chế
thanh toán bù trừ trong giao dịch các sản phẩm phái sinh.
- Ngoài ra còn có một số nghiên cứu khác về công cụ phái sinh nói chung nhƣ:
“Derivatives Securities” (Chứng khoán phái sinh) của Robert Jarrow; “Financial
Derivaties: Theory, concepts and problems” (Công cụ phái sinh tài chính: Lý


3


thuyết, khái niệm và các vấn đề) của S.L.Gupta; “Derivaties demystified” (Hiểu rõ
về công cụ phái sinh) của Andew M.Chisholm. Bên cạnh đó có khá nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề định giá công cụ phái sinh, quản trị rủi ro hay kỹ thuật giao
dịch các loại chứng khoán phái sinh nhƣ: “Index futures and options and stock
market volatility” (Hợp đồng quyền chọn và tƣơng lai chỉ số và sự biến động của
thị trƣờng chứng khoán) của tác giả Andreas Pericli và Gregory Koutmos;
“Potential hedging use of a Futures contract based on a Composite Stock Index”
(Khả năng phòng ngừa rủi ro của hợp đồng tƣơng lai dựa trên chỉ số chứng khoán)
của 2 tác giả Paula A.Tosini và Eugene J.Moriarty (1986), ...
b) Nghiên cứu về công cụ phái sinh và thị trường công cụ phái sinh tại các
quốc gia trên thế giới:
- Học giả Abdul Jalil Ibrahim của Trƣờng hồi giáo quốc tế Malaysia đã có
công trình nghiên cứu với tiêu đề “Issues in stock index futures: Introdution and
trading. Evidence from the Malaysian Index futures market” (Phát hành sản phẩm
hợp đồng tƣơng lai chỉ số: Giới thiệu và giao dịch. Thực tiễn từ thị trƣờng tƣơng lai
chỉ số của Malaysia). Tác giả đã chỉ ra cách thức tạo ra sản phẩm tƣơng lai chỉ số,
vấn đề liên quan đến niêm yết, định giá, giao dịch sản phẩm trên thị trƣờng chứng
khoán phái sinh của Malaysia.
- Liên quan tới sản phẩm hợp đồng tƣơng lai chỉ số tại thị trƣờng của các nƣớc
mới nổi, tác giả Spyros I.Spyrou cũng có bài viết nghiên cứu “IndexFutures trading
and Spot price Volatility: Evidence from an Emerging market” (Giao dịch hợp đồng
tƣơng lai chỉ số và sự biến động giá chứng khoán cơ sở: Thực tiễn từ thị trƣờng mới
nổi). Bài viết đã đánh giá về tác động qua lại, mối quan hệ giữa giá giao dịch sản
phẩm hợp đồng tƣơng lai và giá tài sản cơ sở, qua đó đã chứng minh đƣợc tính
phòng ngừa rủi ro của sản phẩm tái sinh này.
- Yung - Ming Shiu với hai bài báo “Derivative Hedging ang Insurer
Solvency: Evidence from Taiwan” (Phòng ngừa rủi ro trên sản phẩm phái sinh và
khả năng thanh toán của ngƣời bảo hiểm: Trƣờng hợp Đài Loan) và “What
motivates banks to use derivaties: Evidence from Taiwan” (Điều gì thúc đẩy ngân
hàng sử dụng sản phẩm phái sinh: Trƣờng hợp Đài Loan) đã thông qua phân tích



4

định lƣợng để tìm ra nguyên nhân các ngân hàng lại sử dụng sản phẩm phái sinh và
khả năng phòng ngừa rủi ro khi sử dụng các sản phẩm phái sinh tại thị trƣờng Đài
Loan.
- George Tsetsekos với hai bài nghiên cứu “Lessons in structuring Derivatives
Exchanges” (Bài học về cấu trúc sở giao dịch phái sinh) và “The structure of
Derivatives Exchanges: Lesson from developed and emering market” (Cấu trúc của
các sở giao dịch phái sinh: Bài học từ thị trƣờng mới nổi và phát triển) đã chỉ ra sự
cần thiết của Sở giao dịch phái sinh và kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của các Sở
giao dịch tại một số quốc gia, đặc biệt là việc xây dựng các quy chế, quản lý, thiết
kế, niêm yết các sản phẩm phái sinh chuẩn hóa để đƣa vào giao dịch. Erik Bankschuyên gia cao cấp của tổ chức Merrill Lynch đã viết cuốn sách “Exchange-traded
Derivatives” (Sở giao dịch Chứng khoán phái sinh) giới thiệu tổng quan về các thị
trƣờng tổ chức giao dịch các sản phẩm phái sinh, trong đó nêu rõ nỗ lực thay đổi tổ
chức, hoạt động của các sở giao dịch phái sinh nhằm phát triển toàn diện hơn.
Ngoài ra tác giả cũng đã giới thiệu về lịch sử hình thành, cấu trúc tổ chức hoạt
động, cơ sở hạ tầng công nghệ, cơ chế thanh toán bù trừ và các loại sản phẩm đƣợc
giao dịch tại các sở giao dịch phái sinh trên thế giới.
- Bài nghiên cứu “Financial Derivatives Market at KRX – Case of Korea”
(Thị trƣờng phái sinh tài chính tại SGDCK Hàn Quốc - Trƣờng hợp của Hàn
Quốc) của Bae Yong Kim đã tập trung vào làm rõ thực trạng thị trƣờng giao dịch
chứng khoán phái sinh, đặc biệt là sự tăng trƣởng giao dịch các sản phẩm chứng
khoán phái sinh trên Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc trƣớc năm 2007. Tác giả
đã nêu lên các biện pháp quản lý rủi ro đối với thị trƣờng chứng khoán phái sinh
thông qua việc ổn định bƣớc giá, giám sát thị trƣờng, hệ thống ký quỹ thận trọng,
xử lý trong các tình huống khẩn cấp và cơ chế bảo vệ nhà đầu tƣ khi giao dịch.
Ngoài ra, tác giả cũng chỉ rõ các yếu tố dẫn tới tăng trƣởng giao dịch đối với một số
sản phẩm tiêu biểu nhƣ phái sinh dựa trên chỉ số KOSPI200, Hợp đồng tƣơng lai

trái phiếu chính phủ 3 năm và một số ảnh hƣởng của thị trƣờng chứng khoán phái
sinh tới thị trƣờng cơ sở.


5

- R.M.Leuthold - một trong những chuyên gia về thị trƣờng phái sinh công bố
tại Hội thảo về quản trị rủi ro ở các nền kinh tế tự do rằng cần có 07 tiền đề quan
trọng để chuẩn bị cho việc hình thành một thị trƣờng phái sinh, đó là: (1) Thị trường
chứng khoán gốc hoạt động tốt; (2) Có một số lượng lớn những người giao dịch và
đầu cơ; (3) Khuôn khổ ph p lý với những quy định rõ ràng về quyền sở hữu tài sản
và các hợp đồng có thể cưỡng chế thi hành; (4) Các tổ chức tín dụng hoạt động tốt;
(5) Có sự ủng hộ từ chính phủ và các nhà làm luật; (6) Có nguồn tài chính đủ
mạnh; (7) Không có thị trường đối thủ và hàng hóa cạnh tranh. Dựa trên 07 tiền đề
này, một số công trình nghiên cứu đã đi sâu vào vấn đề điều kiện xây dựng và phát
triển bền vững thị trƣờng phái sinh, trong đó nổi bật là nghiên cứu của George
P.Tsetsekos (Giáo sƣ khoa tài chính – Đại học Drexel) và Panos Varangis (chuyên
gia của World Bank) trong những năm cuối của thập kỷ 1990. George P.Tsetsekos
và Panos Varangis đã thực hiện cuộc khảo sát và đƣa ra các phân tích sâu hơn về
các tiền đề này. Trên cơ sở đó đến năm 2006, Oliver Fratzscher - chuyên gia hàng
đầu về tài chính (Ông từng nắm giữ các vị trí cao cấp tại Deutsche Bank, ABN
AMRO, IMF và Ngân hàng Thế giới) đã nghiên cứu mô hình phát triển TTCKPS
“Emerging derivative markets in Asia” (Thị trƣờng phái sinh đang nổi lên ở Châu
Á) và chỉ ra những điều kiện tối ƣu để xây dựng và phát triển TTCKPS thành công
tại các nƣớc đang phát triển ở khu vực Châu Á. Mô hình tối ƣu là thiết lập TTCKPS
tập trung trƣớc, sau đó sẽ hình thành thị trƣờng OTC sau. Thị trƣờng Repo cần phải
đƣợc thiết lập trong giai đoạn chuyển từ thị trƣờng chứng khoán cơ sở sang
TTCKPS tập trung. Đó là thị trƣờng cho phép các hoạt động giao dịch ký quỹ, vay
và cho vay chứng khoán – những yếu tố liên quan đến tính đòn bảy của CKPS.
Theo lộ trình phát triển mô hình nhƣ vậy, Oliver Fratzscher đã chỉ ra những điều

kiện căn bản tối ƣu cần phải đƣợc thỏa mãn để TTCKPS đi đúng hƣớng, đó là: (i)
tính thanh khoản trên thị trƣờng cơ sở; (ii) điều kiện về khung pháp lý; (iii) thiết kế
đƣợc sản phẩm tốt; (iv) đảm bảo về cơ sở hạ tầng; và (v) kiến thức của nhà đầu tƣ.
- Học giả Sankarshan Basu với nghiên cứu “Derivatives in Asia-Pacific
Markets” (Công cụ phái sinh ở các thị trƣờng Châu Á - Thái Bình Dƣơng) đã đi sâu
vào nghiên cứu thực trạng thị trƣờng phái sinh tại một số quốc gia tại Châu Á và


6

đánh giá về số lƣợng sản phẩm phái sinh đã đƣợc niêm yết và giao dịch, cơ sở hạ
tầng đáp ứng yêu cầu về giao dịch sản phẩm phái sinh, tìm hiểu mối quan hệ giữa
thị trƣờng cơ sở và thị trƣờng phái sinh tại các quốc gia này, chỉ ra các rủi ro có thể
gặp phải và đƣa ra một số khuyến nghị, giải pháp.
Bên cạnh đó còn có nhiều công trình nghiên cứu khác nhƣ “An empirical
examination of the lead-lag relationship between spot and futures markets:
Evidence from Thailand” (Kiểm tra thực nghiệm về mối quan hệ về thời gian thanh
toán giữa thị trƣờng tƣơng lai và thị trƣờng giao ngay: thực tiễn từ Thái Lan) của
Amrit Judge, Tipprapa Reancharoen; “Asian derivative markets: Research issues”
(Thị trƣờng phái sinh Châu Á: Vấn đề nghiên cứu) của M.Shamsher, H. Taufiq;
“Success factors for the region’s derivatives exchanges” (Các nhân tố tạo nên thành
công cho SGDCK phái sinh tại các vùng) của Matthew Harrison; “The role of
Derivatives in the East Asian financial critis” (Vai trò của công cụ phái sinh trong
khủng hoảng tài chính tại Đông Á) của Randall Dodd...
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học và các bài
viết về thị trƣờng tài chính Việt Nam nói chung và thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam nói riêng. Một số công trình nhƣ “Xây dựng và phát triển thị trường tài chính
Việt Nam: Thực trạng, vấn đề và giải pháp chính s ch” của Võ Trí Thành, Lê Xuân
Sang; “Ph t triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập”

của Thái Bá Cần, “Hoàn thiện các thị trường tài chính trong hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam” của Nguyễn Khắc Việt Trung, “Vai trò của chính phủ đối với thị
trường tài chính – Lý thuyết và thực tiễn của Việt Nam” của Trịnh Thị Hoa Mai,...
đã đƣa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn để nhằm góp phần thúc đẩy sự phát
triển lành mạnh thị trƣờng tài chính Việt Nam. Bên cạnh đó còn nhiều công trình
nghiên cứu chuyên sâu về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, điển hình nhƣ:
- Bộ Tài Chính, UBCKNN (1999), Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam – Mô
hình tổ chức, quản lý và giám sát . Đề tài nghiên cứu về mô hình tổ chức quản lý thị


7

trƣờng chứng khoán trên cơ sở kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới nhằm xây
dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán.
- Nguyễn Sơn (1998), Lựa chọn mô hình và c c bước đi thích hợp để thành
lập thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế. Từ những vấn đề lý
luận và kinh nghiệm thực tiễn của các nƣớc, luận án đã chỉ ra mô hình và các bƣớc
đi thích hợp để thành lập thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam.
- Đoàn Thanh Tùng (2004), Thúc đẩy phát hành chứng khoán lần đầu ra công
chúng tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, TP. Hồ Chí Minh . Luận án đã đánh giá thực
trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng và đƣa ra các giải pháp hoàn
thiện, thúc đẩy phát hành chứng khoán nhằm thu hút vốn của các nhà đầu tƣ.
- Nguyễn Quang Việt (2007), Thực hiện pháp luật chứng khoán Việt Nam và
những vấn đề ph p lý đặt ra, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Ủy ban chứng khoán
nhà nƣớc. Đề tài đã chỉ ra những thành công và hạn chế trong việc thực hiện pháp
luật về chứng khoán và đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về
chứng khoán trong điều kiện mới.
- Đỗ Đức Minh (2010), Phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam,
NXB Tài chính. Công trình giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền
vững thị trƣờng chứng khoán, đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hƣởng và thực
trạng chính sách phát triển bền vững của TTCK Việt Nam 2001-2010, từ đó đề ra

chính sách và giải pháp đảm bảo cho sự phát triển an toàn, bền vững của TTCK
Việt Nam đến năm 2020.
Ở Việt Nam hiện nay đã có những công trình bàn một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp vào vấn đề phát triển chứng khoán phái sinh và TTCKPS. Đặc biệt đây cũng là
lĩnh vực mới nhƣng cũng đã đƣợc một số tác giả trong Ủy ban Chứng khoán Nhà
nƣớc nghiên cứu thành các đề tài khoa học từ vài năm trƣớc đây trên các khía cạnh
nội dung khác nhau. Các đề tài này có thể kể đến nhƣ:


8

- Cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành TTCKPS ở Việt Nam – Trần Cao
Nguyên và cộng sự (2004). Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về mô hình tổ chức và
quản lý thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc để tìm ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam về cơ chế giao dịch của từng loại sản phẩm và khung
pháp lý điều chỉnh.
- C c phương ph p định giá công cụ phái sinh – Tôn Tích Qúy (2006). Đề tài
đã cung cấp cho các nhà đầu tƣ công cụ, phƣơng pháp định giá công cụ phái sinh để
có chiến lƣợc đầu tƣ phù hợp.
- Xây dựng khung ph p lý điều chỉnh hoạt động của TTCKPS ở Việt Nam –
Bùi Thanh Ngà (2008). Tác giả đã nghiên cứu về khung pháp lý về chứng khoán
phái sinh tại một số nƣớc và đề xuất những nội dung pháp lý chủ yếu áp dụng cho
Việt Nam nhƣ: Loại văn bản, đối tƣợng phạm vi điều chỉnh, các loại sản phẩm,
nguyên tắc hoạt động quản lý, thành viên, cấp phép giao dịch đăng ký thanh toán bù
trừ, công bố thông tin, thanh tra xử phạt.
- Hình thành và phát triển TTCKPS ở Việt Nam – Đào Lê Minh (2007). Đề tài
đã hệ thống hóa lý luận về công cụ phái sinh và nghiên cứu kinh nghiệm phát triển
thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Mỹ, Úc, Anh, Nhật Bản trên các khía cạnh về
sản phẩm và hệ thống giao dịch.
- Bùi Nguyên Hoàn (2013) – “Thị trƣờng chứng khoán phái sinh” là cuốn sách

nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức và chứng khoán phái sinh và thị trƣờng
chứng khoán phái sinh.
Ngoài ra, luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2015) về “Thị
trƣờng các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam” chủ
yếu trình bày cơ sở lý luận về công cụ phái sinh và thị trƣờng công cụ phái sinh
ngoại hối. Trên cơ sở đánh giá thực trạng các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt
Nam, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng công cụ phái sinh
ngoại hối tại Việt Nam.


9

Bên cạnh đó đã có một số bài nghiên cứu về thị trƣờng chứng khoán phái sinh
các nƣớc nhƣ: “Tổ chức SGDCK phái sinh: Một số kinh nghiệm Thái Lan” của Võ
Văn Lai; “Sự phát triển thị trƣờng phái sinh toàn cầu” của Đỗ Kim Hảo; “Thị
trƣờng chứng khoán phái sinh Đài Loan và Singapore” của Dƣơng Thị Phƣợng... và
một số sách chuyên khảo về các nghiệp vụ phái sinh của ngân hàng.
Ngoài ra liên quan đến thị trƣờng chứng khoán phái sinh còn có rất nhiều
thông tin đăng trên các báo chí hàng ngày ở Việt Nam, điển hình là các trang web
nhƣ:

www.tinnhanhchungkhoan.vn;

www.vneconomy.com.vn;

www.cafef.vn;

www.vietstock.com.vn; và Báo đầu tƣ Chứng khoán, Tạp chí Chứng khoán Việt
Nam, Tạp chí Tài chính.
2. Tính cấp thiết của đề tài

Với bất cứ một quốc gia nào, thị trƣờng chứng khoán đƣợc tạo ra với vai trò là
gọi vốn cho nền kinh tế và thông qua đó là nơi biểu hiện rõ nhất sức khỏe của nền
kinh tế. Chỉ khi một nền kinh tế phát triển ổn định, minh bạch nhà đầu tƣ mới yên
tâm đầu tƣ vốn vào các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của chứng
khoán cơ sở, chúng ta cần những công cụ mạnh mẽ hơn để hạn chế rủi ro và đó là
tiền đề cho sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán phái sinh. Thị trƣờng chứng
khoán phái sinh là mảng thị trƣờng tƣơng đối mới và phát triển mạnh mẽ trong thị
trƣờng tài chính. Thị trƣờng chứng khoán phái sinh có vai trò quan trọng trong sự
phát triển ổn định, bền vững của hệ thống tài chính nói riêng và cả nền kinh tế nói
chung. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy chứng khoán phái sinh là công cụ quan trọng
giúp cho nhà đầu tƣ quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro thị trƣờng và rủi ro tín dụng.
Chứng khoán phái sinh cũng thúc đẩy sự phát triển và sáng tạo trong lĩnh vực tài
chính , tăng cƣờng khả năng hồi phục từ các cú sốc thị trƣờng. Chứng khoán phái
sinh cũng nhƣ các sản phẩm tài chính khác có ƣu và nhƣợc điểm riêng. Quan trọng
là chúng ta phải nắm rõ bản chất, những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn, thị trƣờng chứng
khoán phái sinh phải đƣợc giám sát phù hợp, các nhà đầu tƣ phải biết cách sử dụng
sản phẩm phái sinh một cách phù hợp.


10

Tại Việt Nam, chứng khoán phái sinh mới đƣợc triển khai không lâu, vẫn là
một lĩnh vực tƣơng đối mới mẻ. Sự ra đời của thị trƣờng cũng đánh dấu bƣớc đi tiếp
theo hoàn thiện thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng tài chính Việt Nam, qua đó giúp
cải thiện cơ sở nhà đầu tƣ, thu hút thêm các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là các
nhà đầu tƣ tổ chức, nhờ đó, thúc đẩy thanh khoản trên thị trƣờng cơ sở.Với việc đƣa
thị trƣờng vào hoạt động, Việt Nam cũng trở thành quốc gia thứ 5 có thị trƣờng
chứng khoán phái sinh trong khu vực ASEAN và là quốc gia thứ 42 trên thế giới có
thị trƣờng tài chính này.Ban đầu, thị trƣờng sẽ vận hành với sản phẩm duy nhất là
hợp đồng tƣơng lai chỉ số VN30-Index, cùng sự tham gia của 7 công ty chứng

khoán thành viên. Theo đại diện HNX, những sản phẩm tiếp theo là hợp đồng tƣơng
lai HNX30-Index và trái phiếu sẽ đƣợc đƣa vào thị trƣờng khi có sự chấp thuận của
các cơ quan quản lý.
Để thị trƣờng chứng khoán phái sinh có thể đảm nhiệm tốt những vai trò của
mình, cần có những cơ chế chính sách để ngày càng hoàn thiện hơn các hoạt động
của chứng khoán phái sinh, góp phần cùng thị trƣờng chứng khoán cơ sở thúc đẩy
nền kinh tế phát triển. Xuất phát từ thực tế đó, việc hoàn thiện hoạt động của thị
trƣờng chứng khoán phái sinh là rất quan trọng. Chính vì lẽ đó tôi đã lựa chọn đề tài
“ Hoàn thiện hoạt động của thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam”
cho luận văn cao học của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về thị trƣờng chứng khoán phái sinh
và thực trạng hoạt động của thị trƣờng chứng khoán tại Việt Nam, đề tài đề xuất
một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động của thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại
Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


11

- Làm rõ khái niệm về chứng khoán phái sinh và thị trƣờng chứng khoán phái
sinh.
- Đánh giá thực trạng thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của thị trƣờng chứng khoán
phái sinh tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động của thị trƣờng chứng
khoán phái sinh
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động của thị trƣờng chứng

khoán phái sinh tại Việt Nam
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về các sản phẩm phái sinh, khuôn
khổ pháp lý và các điều kiện khác nhƣ cơ sở hạ tầng và nhân lực để phát triển thị
trƣờng chứng khoán phái sinh.
+ Về không gian: Các sàn giao dịch tập trung và phi tập trung.
+ Về thời gian: Các thông tin số liệu phản ánh tập trung chủ yếu vào cuối năm
2017 và đề xuất các giải pháp cho các năm tiếp theo. Đi cùng với đó là một số dữ
liệu từ năm 2017 về trƣớc để phản ánh quá trình hình thành và phát triển của thị
trƣờng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp nhƣ phƣơng pháp hệ
thống hóa, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp thống kê và phƣơng pháp so sánh.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:


12

Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về chứng khoán phái sinh và thị trƣờng
chứng khoán phái sinh
Chƣơng 2: Thực trạng thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động của thị trƣờng chứng khoán phái
sinh tại Việt Nam


13

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
VÀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
1.1. Tổng quan về chứng khoán phái sinh

1.1.1. Khái niệm chứng khoán phái sinh
Thuật ngữ “Phái sinh” (Derivative) có nguồn gốc từ tiếng latin, có nghĩa là
chuyển hóa từ căn cứ nguyên của vấn đề. Theo các hiểu đó công cụ phái sinh là
công cụ tài chính không có giá trị độc lập, giá trị của nó dựa hoàn toàn trên giá trị
của một tài sản khác nhƣ chứng khoán, chỉ số chứng khoán, lãi suất, ngoại hối, hàng
hóa. Các công cụ này đƣợc giao dịch dựa trên hợp đồng mua bán tuân thủ theo
nguyên tắc định giá giá trị của tài sản gốc trong một khoảng thời gian cụ thể đƣợc
xác định trƣớc.
Theo Jonh Hull : “Công cụ phái sinh là một loại công cụ mà giá trị của nó phụ
thuộc vào giá trị các biến số gốc kh c cơ bản hơn”.
Tác giả Ingersoll đã định nghĩa: “Một hợp đồng tài chính đƣợc gọi là một
công cụ phái sinh nếu giá trị của hợp đồng tài chính tại thời điểm đáo hạn T có thể
đƣợc xác định hoàn toàn bởi giá trị thị trƣờng của tài sản cơ sở” (Các loại tài sản cơ
sở hay còn gọi là tài sản gốc thƣờng là hàng hóa, ngoại tệ, lãi suất, cổ phiếu, trái
phiếu, chỉ số chứng khoán...). Điều này có nghĩa là tại thời điểm đáo hạn của hợp
đồng phái sinh vào thời điểm T thì giá tiền của hợp đồng phái sinh F(T) đƣợc xác
định hoàn toàn bởi giá trị thị trƣờng của tài sản cơ sở S(T).Sự tồn tại của hợp đồng
phái sinh đó cũng kết thúc ngay sau thời điểm đáo hạn.
Do đó, có thể định nghĩa công cụ phái sinh nhƣ sau: Công cụ phái sinh là một
công cụ tài chính được giao dịch dưới dạng hợp đồng giữa hai bên mua và bán , có
giá trị được x c định dựa trên giá trị của tài sản cơ sở và được thanh toán tại một
thời điểm nhất trong tương lai. Có thể thấy, khái niệm này có phạm vi khá rộng bao
gồm các loại tài sản cơ sở cứng khoán và phí chứng khoán. Trên thế giới, các công
cụ phái sinh đƣợc phân thành hai loại chính là: phái sinh tài chính (financial


14

derivatives) và phái sinh hàng hóa (commodity derivatives). Phái sinh tài chính là
các sản phẩm đƣợc phát hành trên cơ sở các sản phẩm tài chính nhƣ lãi suất, tỷ giá,

cổ phiếu, trái phiếu. Phái sinh hàng hóa là các sản phẩm đƣợc phát hành trên cơ sở
các sản phẩm hàng hóa nhƣ: gạo, thịt lợn nạc (lean hog), kim loại, dầu, cà phê...
Theo John Downes và Jordan Elliot Goodman trong cuốn sách”Barron’s
Finance & In vestment Handbook”. Chứng khoán phái sinh là “một hợp đồng có giá
trị phụ thuộc vào kết quả hoạt động của một tài sản, tài chính gốc, một chỉ số hoặc
công cụ đầu tƣ khác”.
Richard Hekinger có định nghĩa về CKPS nhƣ sau: “CKPS là các công cụ tài
chính để chuyển đổi rủi ro. Nó đƣợc gọi là Phái sinh do vậy là công cụ neo giá trị
của nó từ các giá trị của một tài sản cơ bản. Quyền lợi và lợi ích bao gồm hai nhóm
tài sản trái phiếu và các khoản vay (nhóm 1: Tài sản liên quan đến lãi suất); Tín
dụng và rủi ro tiền tệ, hàng hóa và chứng khoán (nhóm 2: Tài sản liên quan đến rủi
ro về giá). Hoặc quyền lợi và lợi ích cũng có thể là các nhóm tài sản (nhƣ cổ phần,
chỉ số tín dụng); hoặc hàng hóa; hoặc các mối quan hệ giữa giá ( nhƣ sự chênh lệch
giữa hai giá dầu)”
Từ những khái niệm trên, luận văn đƣa ra định nghĩa về chứng khoán phái
sinh nhƣ sau: CKPS là công cụ được phát hành trên tài sản sơ sở, các tài sản này là
những công cụ đã có sẵn như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa , tiền tệ , lãi suất và
các chỉ số thị trường. CKPS được giao dịch dựa trên các hợp đồng với mục đích là
để phân tán và giảm thiểu rủi ro, giữ hoặc tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hay nói
cách khác, CKPS là một công cụ bảo hiểm, đồng thời là một công cụ tìm kiếm lợi
nhuận chênh lệch giá trong bối cảnh giá thị trƣờng của các chứng khoán gốc cơ bản
luôn biến động và khó lƣờng trƣớc. Ngoài ra, theo quan niệm của một số học giả
chứng khoán phái sinh (CKPS) thuộc nhóm công cụ phái sinh tài chính, các công cụ
này đƣợc phát hành dựa trên các sản phẩm Chứng khoán nhƣ cổ phiếu, trái phiếu,
chỉ số chứng khoán, chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, đối với hầu hết các quốc gia trên
thế giới , các công cụ phái sinh hàng hóa vẫn đƣợc đặt dƣới sự quản lý và giao dịch


15


của các sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) nên CKPS có thể coi là CCPS trên thị
trƣờng chứng khoán.
1.1.2. Các loại chứng khoán phái sinh cơ bản
Sản phẩm giao dịch chứng khoán phái sinh trên thế giới hiện nay rất đa dạng
song về cơ bản có 4 loại chính là: Hợp đồng quyền chọn , Hợp đồng kỳ hạn, hợp
đồng tƣơng lai, Hợp đồng hoán đổi.
1.1.2.1. Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn (HĐQC) là hợp đồng cho phép ngƣời giữ có quyền mua
hoặc bán một lƣợng tài sản nhất định với một mức giá cụ thể vào một thời điểm
đƣợc xác định trƣớc. Theo đó, ngƣời giữ hợp đồng có quyền thực hiện hoặc không
thực hiện quyền của mình. Hiện nay có hai loại hợp đồng quyền chọn là quyền chọn
mua và quyền chọn bán.
- Quyền chọn mua : Ngƣời mua quyền chọn mua sẽ có quyền đƣợc mua một
lƣợng tài sản nhất định theo mức giá thực hiện đƣợc thỏa thuận ban đầu.Ngƣời mua
quyền chọn mua sẽ phải trả cho ngƣời bán quyền chọn mua một khoản phí gọi là
phí quyền chọn. Ngƣời bán quyền chọn mua nhận đƣợc tiền tiền phí nên có trách
nhiện phải bán một lƣợng tài sản theo giá đã thỏa thuận ban đầu khi ngƣời mua
quyền chọn mua yêu cầu thực hiện quyền.
- Quyền chọn bán: Ngƣời mua quyền chọn bán sẽ có quyền đƣợc bán một
lƣợng tài sản nhất định theo mức giá thực hiện đã thoản thuận ban đầu. Ngƣời mua
có quyền chọn bán sẽ phải trả cho ngƣời bán quyền chọn bán một khoản phí gọi là
phí quyền chọn. Ngƣời bán quyền chọn bán nhận đƣợc tiền phí nên có trách nhiệm
phải mua một lƣợng tài sản theo giá đã thỏa thuận ban đầu khi ngƣời mua quyền
chọn bán yêu cầu thực hiện quyền.


16

1.1.2.2. Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kì hạn là một thỏa thuận giao dịch giữa hai bên về việc mua hay bán

một lƣợng tài sản nào đó vào một thời điểm định trƣớc trong tƣơng lai. Hay nói
cách khác , ngày kí kết và ngày giao hàng trong hợp đồng kỳ hạn là hoàn toàn tách
biệt nhau.
Khác với hợp đồng quyền chọn, trong hợp đồng kì hạn, hai bên chịu sự ràng
buộc pháp lý chặt chẽ phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trừ trƣờng hợp cả hai bên
cùng thỏa thuận hủy hợp đồng.
Cũng nhƣ các công cụ CKPS, hợp đồng kì hạn đƣợc sử dụng để phòng ngừa
rủi ro. Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giao sau, đối lập với hợp đồng giao ngay.
Trong hợp đồng kỳ hạn, một bên đồng ý mua, còn một bên kia đồng ý bán, với một
mức giá có thời hạn (gọi là giá kì hạn) đƣợc thống nhất trƣớc, nhƣng không tồn tại
việc thanh toán ngay thời điểm kí kết, ngƣợc lại với giá kì hạn là giá giao ngay.
Theo đó, giá bán của tài sản đƣợc giao vào ngày giao ngay, thƣờng là trong vòng 2
ngày kể từ ngày kí kết, ngƣợc lại với giá kì hạn là giá giao ngay. Theo đó, giá bán
của tài sản đƣợc giao vào ngày giao ngay, thƣờng là trong vòng 2 ngày kể từ ngày
kí. Chênh lệch giữa giá kì hạn và giá giao ngay gọi là khoảng thặng dƣ nếu giá kì
hạn cao hơn, hoặc khoản khấu trừ nếu giá kì hạn thấp hơn, Điều này sẽ giúp cho
nhà đầu tƣ có sự chắc chắn về khoản giá trƣớc những biến động của thị trƣờng và
giảm thiểu rủi ro.
1.1.2.3. Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tƣơng lai (HĐTL) là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia về việc
mua và bán một lƣợng tài sản tại một thời điểm nhất định trong tƣơng lai với mức
giá đƣợc xác định trƣớc tại ngày giao dịch .
Hợp đồng tƣơng lai cũng là một loại hợp đồng kì hạn nhƣng nó có những đặc
trƣng rất riêng. Hay nói cách khác đây đƣợc coi là hợp đồng kì hạn đƣợc tiêu chuẩn
hóa, giao dịch trên các thị trƣờng tập trung. Hợp đồng tƣơng lai giống nhƣ hợp đồng


×