Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Cam kết của Việt Nam về dịch vụ tài chính trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và khuyến nghị (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.27 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG
KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ KHUYẾN NGHỊ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

VŨ PHƯƠNG QUỲNH

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG
KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ KHUYẾN NGHỊ

Ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: VŨ PHƯƠNG QUỲNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN NGỌC HÀ



Hà Nội - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ “Cam kết của Việt Nam về dịch vụ tài
chính trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và khuyến nghị”
là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các kết quả trình bày trong luận văn
là trung thực, chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên./.

Hà Nội, ngày

tháng 03 năm 2018

Người cam đoan

Vũ Phương Quỳnh


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... iii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1

CHƯƠNG 1: DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VÀ CAM KẾT HỘI NHẬP TRONG
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ...............................................................8
1.1. Những vấn đề cơ bản về dịch vụ tài chính ....................................................8
1.1.1. Khái niệm của dịch vụ tài chính .................................................................8
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ tài chính ...................................................................9
1.1.3. Phân loại dịch vụ tài chính ........................................................................11
1.1.4. Vai trò của dịch vụ tài chính .....................................................................12
1.1.5. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính ............................14
1.2. Khái quát về Cộng đồng Kinh tế ASEAN ...................................................18
1.2.1. Quá trình hình thành .................................................................................18
1.2.2. Mục tiêu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN ................................................20
1.2.3. Bản chất của Cộng đồng Kinh tế ASEAN ................................................27
1.3. Cam kết hội nhập lĩnh vực tài chính trong AEC .......................................28
1.3.1. Khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN ....................................................28
1.3.2. Lộ trình hội nhập tài chính ASEAN .........................................................29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỘI NHẬP DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA VIỆT
NAM TRONG KHUÔN KHỔ AEC ......................................................................33
2.1. Cam kết của Việt Nam về dịch vụ tài chính trong bối cảnh hội nhập AEC
................................................................................................................................33
2.1.1. Cam kết chung của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ ...................33
2.1.2. Cam kết của Việt Nam về dịch vụ tài chính .............................................37
2.2. Thực trạng thực hiện cam kết về dịch vụ tài chính của Việt Nam trong
AEC .......................................................................................................................41
2.2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động tài chính trong tương quan với
các cam kết AEC .................................................................................................41


iii

2.2.2. Thực trạng hội nhập của dịch vụ tài chính Việt Nam trong AEC ............42

2.3. Đánh giá chung ..............................................................................................51
2.3.1. Đối với lĩnh vực bảo hiểm ........................................................................51
2.3.2. Đối với lĩnh vực chứng khoán ..................................................................55
2.3.3. Đối với lĩnh vực ngân hàng .......................................................................59
2.4. Các điều kiện cần thiết để hội nhập dịch vụ tài chính Việt Nam trong
AEC .......................................................................................................................65
2.4.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường dịch
vụ tài chính ..........................................................................................................65
2.4.2. Tái cấu trúc thị trường dịch vụ tài chính ...................................................65
2.4.3. Cải thiện và phát huy năng lực của doanh nghiệp ....................................66
CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÁC
CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP AEC .....................................................................................................67
3.1. Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực tài chính Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập AEC .......................................................................................................67
3.1.1. Cơ hội ........................................................................................................67
3.1.2. Thách thức.................................................................................................72
3.2. Định hướng hội nhập dịch vụ tài chính của Việt Nam trong khuôn khổ
AEC .......................................................................................................................77
3.2.1. Đối với lĩnh vực bảo hiểm ........................................................................77
3.2.2. Đối với lĩnh vực chứng khoán ..................................................................78
3.2.3. Đối với lĩnh vực ngân hàng .......................................................................79
3.3. Một số khuyến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các cam
kết của Việt Nam về hội nhập tài chính trong AEC .........................................80
3.3.1. Các khuyến nghị đối với nhà nước ...........................................................80
3.3.2. Các giải pháp về phía các ngân hàng và các tổ chức tài chính .................84
KẾT LUẬN ..............................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88



i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ASEAN

Association of South East Asian
Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

AEC

ASEAN Economic Community

Cộng đồng Kinh tế ASEAN

AFAS

ASEAN Framework Agreement
on Services

Hiệp định khung ASEAN về
dịch vụ


AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN

APSC

ASEAN Political-Security
Community

Cộng đồng Chính trị - An ninh
ASEAN

ASCC

ASEAN Socio-Cultural
Community

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
ASEAN

CEPT

Common Effective Preferential
Tariff

Chương trình ưu đãi thuế quan

có hiệu lực chung

GATS

General Agreement on Trade in
Services

Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng trung ương

SMEs


Small and Medium-sized
Enterprises

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

UBCKNN
WTO

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN

28

Bảng 1.2. Lộ trình hội nhập tài chính ASEAN

30

Bảng 2.1. Một số cam kết dịch vụ của Việt Nam trong Gói cam kết thứ 9

34


của AFAS cao hơn cam kết trong WTO
Bảng 2.2. Các lĩnh vực bảo hiểm và quốc gia thành viên AEC cam kết tự

43

do hóa
Bảng 2.3. Hình thức hiện diện của các NHTM Việt Nam tại ASEAN

49

(tính đến hết năm 2017)
Bảng 2.4. Quy mô vốn điều lệ một số ngân hàng khu vực Đông Nam Á

62


iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1. Bốn trụ cột của Cộng đồng Kinh tế ASEAN

20

Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm Việt Nam

45

giai đoạn 2011 – 2017
Biểu đồ 2. Vốn điều lệ các ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt
Nam tính đến hết năm 2016


62


iv

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế quốc
tế, hiện nay, hội nhập tài chính được xem là một trong những yếu tố chiến lược
nhằm phát triển thị trường này. Trong bối cảnh hội nhập tài chính ngày càng sâu
rộng trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), việc nghiên cứu, phân tích các cam
kết về dịch vụ tài chính của Việt Nam để có được đánh giá một cách toàn diện là rất
cần thiết.
Sau quá trình nghiên cứu đề tài “Cam kết của Việt Nam về dịch vụ tài chính
trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và khuyến nghị”, luận
văn đã đạt được những kết quả sau đây:
Luận văn đã làm rõ được cơ sở lý thuyết về dịch vụ tài chính, về AEC và
cam kết hội nhập tài chính trong AEC.
Trên cơ sở lý luận về dịch vụ tài chính và cam kết hội nhập trong AEC,
luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng hội nhập dịch vụ tài chính của Việt Nam
trong AEC, trong đó, nhấn mạnh đến phân tích nội dung các cam kết và việc thực
thi các cam kết đó của Việt Nam để rút ra các đánh giá về thành công và hạn chế.
Dựa trên những thành công đã đạt được và những hạn chế tồn đọng, luận
văn tiếp tục phân tích các cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực tài chính Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập AEC. Theo đó, hội nhập tài chính trong AEC đã mở ra cho
Việt Nam rất nhiều cơ hội như mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ… nhưng cũng đặt ra không ít thách thức như việc gia tăng áp lực cạnh
tranh, nguy cơ bị thâu tóm…
Từ đó, luận văn đã đề xuất một số khuyến nghị đối với nhà nước và đưa ra
một số giải pháp với doanh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng thực thi các cam kết

của Việt Nam về hội nhập tài chính trong AEC.


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations,
sau đây viết tắt là ASEAN) được thành lập vào ngày 08/08/1967, hiện tại gồm 10
quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam. Sau hơn 50 năm thành lập và phát triển,
ASEAN đã thể hiện là một tổ chức liên kết khu vực thành công, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong khu vực và quốc tế. Quyết tâm xây dựng Cộng
đồng ASEAN vào năm 2015, gồm ba trụ cột chính là Cộng đồng Chính trị - An
ninh, Cộng đồng Văn hóa – Xã hội và Cộng đồng Kinh tế thể hiện bước tiến mới
trong quá trình hợp tác của các nước ASEAN. Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(ASEAN Economic Community, sau đây viết tắt là AEC) là một trụ cột quan trọng
đã đạt được nhiều thành tựu so với hai trụ cột còn lại. AEC được xây dựng dựa trên
những tiền đề lý luận và thực tiễn vững chắc, là cơ sở để các quốc gia ASEAN đẩy
mạnh hợp tác kinh tế cả về bề rộng lẫn chiều sâu, từ đó tạo ra một khu vực kinh tế
ASEAN ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, hàng hóa, dịch vụ và
đầu tư được lưu chuyển thông thoáng, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và
phân hóa kinh tế - xã hội giảm bớt, hướng tới hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn
cầu.
Thực hiện các cam kết trong AEC hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích đối với các
quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam về thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư
dựa trên lợi thế không gian của một thị trường mở và nâng cao tính cạnh tranh trên
nền tảng một cơ sở sản xuất thống nhất. Trong khi lợi ích của hội nhập thương mại
có thể dễ dàng nhận thấy thì lại không có nhiều bằng chứng cụ thể về lợi ích của hội
nhập tài chính. Về lý thuyết, hội nhập tài chính có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
cao hơn, tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư nội khối và tăng cường sự ổn định
tài chính hơn nữa. Thực tế cho thấy, hội nhập tài chính giữa các nước thành viên

ASEAN vẫn còn tương đối yếu và ASEAN là một trong những khu vực hội nhập tài
chính với thị trường toàn cầu ít nhất1. Vì vậy, theo Kế hoạch Tổng thể xây dựng
Barry Eichengreen, Yung Chul Park, “Why has there been less financial integration in Asia than in
Europe?”, MAS Staff Paper No.28, Singapore, 2004.
1


2
AEC (AEC Blueprint), ASEAN phải hướng tới hội nhập tài chính theo lộ trình với
các mục tiêu cụ thể. Các nước ASEAN đã rất nỗ lực và khẩn trương thực hiện các
cam kết trong lộ trình hội nhập tài chính. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng để hội nhập
tài chính giữa các nước ASEAN, đặc biệt là giữa hai nhóm nước phát triển và các
nước đang phát triển trong khu vực, còn nhiều khác biệt.
Việc thực hiện các cam kết về hội nhập tài chính trong AEC đã mở ra cho Việt
Nam nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Vì
vậy, việc phân tích, đánh giá một cách toàn diện, cụ thể tác động của việc thực hiện
các cam kết này, từ đó có những biện pháp phát huy những tác động tích cực, hạn
chế, khắc phục những cản trở nhằm phát triển, nâng cao vị thế của thị trường tài
chính Việt Nam là rất cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc
tế sâu rộng như hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Cam kết của Việt Nam
về dịch vụ tài chính trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)
và khuyến nghị” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở nước ngoài, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dịch vụ tài chính, hội
nhập trong lĩnh vực tài chính và về AEC. Cụ thể:
Đối với các nghiên cứu về lĩnh vực tài chính, có thể kể đến: David W.
Roderer, “Banking and Financial Services”, Developments in Administrative Law
and Regulatory Practice, vol. 1998-1999, tr. 143-168; Rebecca H. Laird & Ira L.
Tannenbaum, “Banking and Financial Services”, Developments in Administrative

Law and Regulatory Practice, vol. 1999-2000, tr. 181-200; Rebecca H. Laird,
“Banking and Financial Services”, Developments in Administrative Law and
Regulatory Practice, vol. 2000-2001, tr. 155-172; Walter Douglas Stuber et al.,
“International Financial Services”, International Lawyer, 2003, vol. 37, no. 2, tr.
359-388…
Về hội nhập trong lĩnh vực tài chính, có thể kể đến các nghiên cứu của: Allen
N. Berger, “The integration of the financial services industry: where are the


3
efficiencies?”, FEDS Paper no. 2000-36, 2000, 30 tr.; Mamiko Yokoi-Arai &
Masamichi Kono, “Dissecting Regional Integration in Financial Services from the
Competition Policy and Trade Policy Perspectives”, BIS Paper no. 42, 2009, 58 tr.;
Joseph J. Norton, “An interim filling the gap in multilateral, regional and domestic
hard law deficiencies, respecting financial services intergration within the
Americas”, Law and Business Review of the Americas, 2006, vol. 12, no. 2, tr. 331…
Về AEC, có thể kể đến các nghiên cứu của: Edmund W. Sim, “The
outsourcing of legal norms and institutions by the ASEAN Economic Community”,
Indonesian Journal of International & Comparative Law, 2014, vol. 1, no. 1, tr.
314-vi; Bambang Santoso et al., “The ASEAN Economic Community (AEC)
Reification Pitfall, Forest Fire and Deep Ecology”, Journal of Law, Policy and
Globalization, 2017, vol. 57, pp. 22-29; Jing Jia Ke, “Moving towards ASEAN
Economic Community: A New Era Starting from the ATIGA”, Global Trade and
Customs Journal, 2014, vol. 9, no. 9, tr. 415-426…
Ngoài ra, cũng đã có một số bài viết về hội nhập tài chính trong khuôn khổ
ASEAN, như: Hector Danny D. Uy, “ASEAN’s Legal Frameword on Financial
Intergration”, Philippine Law Journal, 2015, vol. 89, no. 2, tr. 231-264; Vivien
Chien, Andrew Godwin & Ian Ramsay, “Cross-Border Cooperation in Bank
Resolution: A Framework for Asia”, Singapore Journal of Legal Studies, 2016, no.
1, tr. 1-28; Andrew D. Mitchell & Ana Maria Palacio, “Coordination in the Asian

Financial Markets and the Case of TISA”, Manchester Journal of International
Economic Law, 2016, vol. 13, no. 2, tr. 206-249…
Các nghiên cứu nêu trên đã phân tích khá đầy đủ các vấn đề lý luận, pháp lý
và kinh tế về dịch vụ tài chính, hội nhập trong lĩnh vực tài chính, về AEC hay về hội
nhập tài chính trong AEC. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho tác giả khi nghiên cứu cơ
sở lý luận của đề tài.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu hiện có chủ yếu tập trung vào hai chủ
đề chính là dịch vụ tài chính và về AEC. Cụ thể, đối với các nghiên cứu về dịch vụ


4
tài chính, có thể kể đến: Phạm Quốc Trung, Thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam
trong quá trình hội nhập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, 318 tr.; Lê Quốc
Lý, Phát triển dịch vụ tài chính – ngân hàng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập,
NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009, 383 tr.; Đào Thị Hồ Hương, “Triển
vọng phát triển dịch vụ tài chính và thương mại điện tử trên thiết bị di động thông
minh”, Tạp chí Ngân hàng, 2014, no. 7, tr. 19-22…
Về AEC, có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, tập trung vào các vấn đề
chung cũng như một số vấn đề cụ thể, như: Nguyễn Hồng Sơn, “Việt Nam hội nhập
AEC: cơ hội và thách thức cho phát triển”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 2015, số
212, tr. 13-24; Trần Thị Thanh Tâm, “Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi
tham gia AEC”, Tạp chí Tài chính, 2015, no. 606, tr. 8-11; Trần Thị Vân Anh, “Quá
trình chuẩn bị gia nhập AEC của các nước ASEAN”, Tạp chí Tài chính, 2015, no.
606, tr. 27-29; Trần Hồng Việt, “Để doanh nghiệp Việt Nam tự tin nắm bắt cơ hội
AEC 2015”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 2015, no. 8, tr. 49-51; Trịnh Minh Văn,
Nguyễn Quang Anh, “Thu hút đầu tư nước ngoài trước vận hội AEC 2015”, Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, 2015, no. 16, tr. 45-47; Hà Thị Thanh Bình, “Vấn đề xác định thị
trường liên quan trong bối cảnh tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”, Tạp
chí Khoa học Pháp lý, 2017, no. 4(107), tr. 35-44…
Ngoài ra, đã có một số ít bài viết đề cập đến dịch vụ tài chính trong khuôn khổ

AEC, đó là: Phan Phương Nam, “Tác động của AEC đến pháp luật tài chính của
Việt Nam”, trong Trường Đại học Luật tp. Hồ Chí Minh, Các thể chế pháp lý của
Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Tác động đối với pháp luật thương mại và đầu tư Việt
Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, 2016, KPV920.C33, tr. 391-406; Ban Tài chính quốc
tế và chính sách hội nhập, “Thị trường tài chính Việt Nam và cơ hội từ AEC”, Tạp
chí Tài chính, 2015, no. 606, tr. 16-19.
Các nghiên cứu về dịch vụ tài chính trong AEC chủ yếu tập trung làm rõ tác
động của AEC tới thị trường cũng như tới thể chế pháp luật về tài chính của Việt
Nam. Nhiều vấn đề cụ thể liên quan đến đề tài còn chưa được nghiên cứu sâu, như
hội nhập trong từng lĩnh vực cụ thể của dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm,
chứng khoán); việc thực thi các cam kết về dịch vụ tài chính của Việt Nam trong


5
ASEAN; các cơ hội, thách thức từ việc hội nhập tài chính trong AEC đối với Việt
Nam… Do đó, đề tài luận văn này sẽ hướng tới giải quyết các vấn đề còn bỏ ngỏ
nêu trên.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu về các cam kết của Việt Nam về dịch vụ tài chính trong
AEC, luận văn phân tích, đánh giá tác động của việc thực thi cam kết đối với kinh
tế, xã hội Việt Nam, từ đó, đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm tối ưu
hóa những tác động tích cực, giảm thiểu những tác động tiêu cực của hội nhập tài
chính, cũng như thực hiện hiệu quả theo mục tiêu và lộ trình đã cam kết.
Để thực hiện mục tiêu này, đề tài có một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Làm rõ cơ sở lý thuyết về dịch vụ tài chính, về AEC và cam kết hội nhập lĩnh
vực tài chính trong AEC;
- Phân tích thực trạng hội nhập dịch vụ tài chính của Việt Nam trong khuôn
khổ AEC, trong đó, nhấn mạnh đến phân tích nội dung các cam kết và việc thực thi
các cam kết đó của Việt Nam để rút ra các đánh giá về thành công và hạn chế;
- Phân tích các cơ hội, thách thức đối với lĩnh vực tài chính Việt Nam trong

bối cảnh hội nhập AEC;
- Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng
thực thi các cam kết của Việt Nam về hội nhập tài chính trong AEC.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các cam kết của Việt Nam về dịch vụ tài
chính trong khuôn khổ AEC.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, luận văn phân tích và đánh giá tác động của hội nhập tài chính
trong khuôn khổ AEC tới ba lĩnh vực chính của dịch vụ tài chính là: dịch vụ bảo
hiểm, dịch vụ ngân hàng và dịch vụ chứng khoán.


6
Về không gian, luận văn tập trung nghiên cứu về hội nhập tài chính trong
khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN, trong đó nhấn mạnh đến trường hợp của
Việt Nam.
Về thời gian, luận văn nghiên cứu tiến trình hội nhập tài chính của Việt Nam
trong AEC từ khi Kế hoạch Tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint) được thông
qua vào năm 2007 đến năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và
tổng hợp lý thuyết; phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp phân tích và tổng
kết kinh nghiệm.
Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng phương pháp so sánh luật học để so sánh các
cam kết về dịch vụ tài chính của Việt Nam với các quốc gia ASEAN khác trong
AEC, cũng như phân tích tác động của các cam kết đó tới hệ thống pháp luật Việt
Nam.

6. Những đóng góp mới của đề tài
Luận văn có một số đóng góp mới như sau:
- Làm rõ phạm vi, mức độ cam kết của Việt Nam về dịch vụ tài chính trong
AEC.
- Chỉ rõ những tác động của việc thực hiện các cam kết về dịch vụ tài chính
của Việt Nam trong AEC.
- Đưa ra một số khuyến nghị để Việt Nam có thể phát huy những tác động tích
cực, hạn chế tác động tiêu cực khi triển khai thực hiện các cam kết về dịch vụ tài
chính trong AEC.
7. Bố cục của luận văn


7
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Dịch vụ tài chính và cam kết hội nhập trong Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC).
Chương 2: Thực trạng hội nhập dịch vụ tài chính của Việt Nam trong khuôn
khổ AEC
Chương 3: Khuyến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện các cam kết của Việt
Nam về dịch vụ tài chính trong bối cảnh hội nhập AEC


8
CHƯƠNG 1:
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VÀ CAM KẾT HỘI NHẬP TRONG
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)
1.1. Những vấn đề cơ bản về dịch vụ tài chính
1.1.1. Khái niệm của dịch vụ tài chính
Dịch vụ tài chính được xem là một hệ thống cấu thành của loại hình dịch vụ

mang tính chất thương mại, nói cách khác, đây là loại dịch vụ kinh doanh có tính
chất thị trường bao gồm: dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng
khoán, tư vấn đầu tư…2 Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay chưa có một định nghĩa
chính xác thống nhất nào về dịch vụ tài chính mặc dù thuật ngữ này đã được sử
dụng rất phổ biến.
Tổ chức Thương mại Thế giới (The World Trade Organization, sau đây viết
tắt là WTO) đã chia các hoạt động dịch vụ thành 12 ngành với 155 phân ngành (mỗi
ngành bao gồm nhiều phân ngành)3 trong đó dịch vụ tài chính được xếp là ngành
thứ 7 trong bảng danh mục phân loại. Theo định nghĩa của WTO nêu trong Hiệp
định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS): “Dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ
nào có tính chất tài chính được cung cấp bởi một định chế tài chính. Dịch vụ tài
chính bao gồm tất cả các dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, tất
cả các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác”4. Việc bố trí phân ngành
của dịch vụ tài chính theo định nghĩa của WTO cụ thể là ngoài hai nhóm phân
ngành là dịch vụ ngân hàng và dịch vụ bảo hiểm, sự có mặt của “các dịch vụ tài
chính khác” đã cho thấy tính đa dạng, phong phú và phức tạp của dịch vụ tài chính.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “dịch vụ tài chính” xuất hiện khá thường xuyên trên
các diễn đàn kinh tế và đặc biệt, “Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội 2001-2010”
đã nêu rõ: “Mở rộng các dịch vụ tài chính – tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, chứng

2
TS. Vũ Thị Minh Hằng, “Một số suy nghĩ về thuật ngữ thị trường dịch vụ tài chính”, 26/03/2009,
xem tại: (truy cập ngày 10/01/2018).
3
Trung tâm WTO, “Phụ lục 1B – Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ”, 28/01/2010, xem tại:
(truy cập ngày 10/01/2018).
4
The World Trade Organization, “Annex on Financial Services”, xem tại:
(truy cập ngày 15/01/2018).



9
khoán…”.5 Tuy nhiên, một định nghĩa đầy đủ trong các văn bản pháp quy liên quan
đến các hoạt động tài chính thì chưa được công bố chính thức mà chỉ được đề cập
tản mạt trong các luật về ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…
Về phương diện nghiên cứu hiện nay, có quan điểm cho rằng: “Thị trường
dịch vụ tài chính là một bộ phận của thị trường tài chính nơi diễn ra các hoạt động
giao dịch tạo ra sự luân chuyển các dòng tài chính trong nền kinh tế”.6
Như vậy, có thể thấy khái niệm dịch vụ tài chính được xây dựng trên cơ sở
phân tích quá trình vận động của dòng tài chính trong nền sản xuất xã hội, từ người
cung tài chính đến người cầu tài chính. Theo đó, dịch vụ tài chính là một bộ phận
của thị trường dịch vụ trong nền kinh tế nơi cung cấp các sản phẩm tài chính nhằm
đáp ứng lợi ích tài chính cho khách hàng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội.
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ tài chính
1.1.2.1. Dịch vụ tài chính mang đặc điểm chung của dịch vụ
Thứ nhất, dịch vụ tài chính cung cấp những sản phẩm vô hình, khó đánh giá
được chất lượng cụ thể. Đây là đặc điểm phân biệt cơ bản với các sản phẩm của các
ngành sản xuất vật chất.
Thứ hai, tính không thể tách biệt hay không chia cắt: phát sinh do quá trình
cung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời và không có sản phẩm dở
dang, dự trữ lưu kho. Sản phẩm tài chính được cung cấp trực tiếp cho khách hàng
khi có nhu cầu và đáp ứng được những điều kiện quy định của doanh nghiệp tài
chính.
Thứ ba, tính không ổn định và khó xác định: vì một sản phẩm dịch vụ tài
chính dù lớn hay nhỏ về quy mô đều đồng nhất về thời gian, cách thức, điều kiện
thực hiện vì vậy rất khó xác định. Mặt khác, chất lượng của sản phẩm dịch vụ tài
chính được cấu thành bởi nhiều yếu tố như uy tín của doanh nghiệp cung cấp, công
Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội 2001-2010 (Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng).

6
PGS.TS. Thái Bá Cẩn, Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập,
NXB Tài Chính, Hà Nội, 2004, tr. 13.
5


10
nghệ, trình độ… mà các yếu tố này lại thường xuyên biến động nên rất khó lượng
hóa.
1.1.2.2. Đặc điểm riêng của dịch vụ tài chính
(i) Về chủ thể:
Chủ thể cung cấp các loại dịch vụ tài chính trên thị trường là các doanh nghiệp
tài chính hoạt động trên các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, tư vấn đầu
tư… Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, các chủ thể này hoạt động với
nhiều hình thức sở hữu, cơ chế tạo vốn linh hoạt. Đặc biệt, các doanh nghiệp tham
gia trong lĩnh vực này luôn bị áp lực bởi yếu tố tài chính cụ thể như: vốn điều lệ
phải đạt tối thiểu so với vốn pháp định mà luật pháp quy định. Do thấy tính chất
nhạy cảm của loại hình kinh doanh dịch vụ tài chính so với các doanh nghiệp khác,
bắt nguồn từ đặc trưng của những sản phẩm dịch vụ tài chính là vô hình nhưng lại
tạo nên những quan hệ tài chính phụ thuộc dây chuyền với nhiều chủ thể, từ đó, luật
pháp kiểm soát chặt chẽ bằng các quy định về điều kiện kinh doanh và các chỉ số an
toàn tài chính khác trong suốt quá trình hoạt động.
Trên thị trường dịch vụ tài chính, các chủ thể có nhu cầu sử dụng các sản
phẩm dịch vụ tài chính bao gồm công chúng, doanh nghiệp và nhà nước. Không có
nhu cầu khách hàng thì sẽ không có dịch vụ phát sinh, mặt khác, chất lượng dịch vụ
tài chính cao hay thấp không chỉ phụ thuộc vào bản thân dịch vụ mà còn do kỹ năng
của người cung cấp dịch vụ và khả năng cảm thụ dịch vụ của khách hàng.
(ii) Các sản phẩm dịch vụ tài chính mang nét đặc thù riêng không giống như
những hoạt động dịch vụ khác vì bản chất của dịch vụ tài chính là quá trình huy
động và phân phối các nguồn tài chính. Ở đâu tập trung nhiều nguồn lực tài chính ở

đó có nhiều thuận lợi để phát triển dịch vụ tài chính.
(iii) Ngành dịch vụ tài chính bao gồm nhiều phân ngành nhỏ như dịch vụ bảo
hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ chứng khoán… Mỗi phân ngành của ngành dịch
vụ tài chính đều có nguồn luật điều chỉnh riêng. Do vậy, có thể thấy dịch vụ tài
chính có hệ thống các nguồn luật điều chỉnh rất đa dạng, phức tạp.


11
1.1.3. Phân loại dịch vụ tài chính
Các dịch vụ tài chính trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)
bao gồm các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ ngân hàng và các dịch
vụ tài chính khác, cụ thể7:
- Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan tới bảo hiểm:
+ Các loại hình bảo hiểm trực tiếp: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ;
+ Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm;
+ Trung gian bảo hiểm: môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;
+ Các dịch vụ phụ trợ liên quan tới bảo hiểm như dịch vụ tư vấn, thống kê,
đánh giá xác suất rủi ro, giải quyết tranh chấp.
- Dịch vụ chứng khoán và các dịch vụ liên quan tới chứng khoán:
+ Dịch vụ môi giới chứng khoán;
+ Dịch vụ lưu ký chứng khoán: lưu giữ, bảo quản chứng khoán;
+ Dịch vụ tư vấn chứng khoán: tư vấn phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư
chứng khoán…;
+ Dịch vụ tự doanh chứng khoán;
+ Dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán;
+ Dịch vụ quản lý chứng khoán: quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán…
- Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác:
+ Nhận các khoản ký gửi và các quỹ hoàn lại khác hay các khoản tiết kiệm từ
công chúng như: tiền gửi tiết kiệm, tài khoản tiết kiệm, trái phiếu;

+ Cho vay dưới các hình thức: tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, bao tiêu
các dịch vụ thương mại khác;

Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, “Biểu CLX – Việt Nam”, Phần II – Biểu cam kết
cụ thể về dịch vụ, tr. 45.
7


12
+ Cho thuê tài chính;
+ Tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền bao gồm các thẻ tín dụng ghi nợ,
báo nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng;
+ Bảo lãnh và cam kết;
+ Buôn bán: các sản phẩm trên thị trường tiền tệ như séc, hối phiếu, chứng chỉ
tiền gửi; ngoại tệ; các sản phẩm tài chính phái sinh như các hợp đồng giao sau
và hợp đồng quyền chọn; các sản phẩm có thể thanh toán và tài sản tài chính
khác;
+ Môi giới tiền tệ;
+ Quản lý tài sản như quản lý tiền mặt, quản lý danh mục đầu tư, mọi hình thức
quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ trông coi bảo quản lưu
giữ và ủy thác;
+ Các dịch vụ thanh toán quyết toán đối với các tài sản tài chính, bao gồm các
sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ thanh toán khác.
+ Cung cấp và truyền đạt những thông tin tài chính, xử lý dữ liệu tài chính, các
phần mềm của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác.
+ Trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác liên quan đến các
hoạt động nêu trên, tư vấn và nghiên cứu đầu tư các danh mục đầu tư, tư vấn về
chiến lược công ty.
Nhìn chung, sự phân loại các dịch vụ tài chính như trên là khá chi tiết và rõ
ràng. Tuy nhiên, trên thực tế với sự thay đổi nhanh chóng của lĩnh vực tài chính,

ranh giới và sự khác biệt giữa các dịch vụ nêu trên có thể bị xóa mờ.
1.1.4. Vai trò của dịch vụ tài chính
Thứ nhất, thị trường dịch vụ tài chính góp phần tăng trưởng kinh tế.
Lịch sử thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của thời kỳ phát triển dịch vụ tài
chính tại các nước phát triển vào cuối thế kỷ XIX đến nay. Sự đa dạng của các sản
phẩm dịch vụ tài chính đã thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn, từ đó không chỉ góp


13
phần đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp với các loại dịch vụ như dịch vụ
ngân hàng, dịch vụ chứng khoán, tham gia bảo toàn vốn với các dịch vụ bảo hiểm,
đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán như các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng…
mà còn giải quyết nhu cầu đầu tư cho ngân sách quốc gia khi các doanh nghiệp tài
chính luôn là các khách hàng lớn với nhiều tiềm năng tham gia trên thị trường trái
phiếu chính phủ. Mặt khác, các thị trường dịch vụ tài chính còn là nơi mang lại
nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia. Ngoài ra, trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, nhiều nước đặt khu vực dịch vụ vào vị trí mũi nhọn trong chiến lược
phát triển, từ đó sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính sẽ góp phần đáng kể
vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng dịch vụ - công nghiệp –
nông nghiệp tương thích với nền kinh tế hiện đại và phát triển ngày nay.
Thứ hai, thị trường dịch vụ tài chính góp phần gia tăng tiện ích trong đời sống
xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao nhu cầu
về quản lý tài sản cá nhân, bảo hiểm rủi ro cho sinh mạng và tài sản đã trở thành
một nhu cầu khách quan trong đời sống của công chúng. Từ đó, những dịch vụ
thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ quản lý tài sản, các dòng sản phẩm của bảo
hiểm nhân thọ và phi nhân thọ… ngày càng được đa dạng hơn để đáp ứng yêu cầu
của người dân.
Để nâng cao tiện ích của các dịch vụ tài chính phục vụ cho nhu cầu xã hội
trong những thập niên vừa qua, những thành tựu khoa học công nghệ đã được ứng

dụng rất nhiều trong lĩnh vực dịch vụ tài chính từ quản lý rủi ro, quản trị điều hành,
thanh toán điện tử, công nghệ thẻ đến các giao dịch ngân hàng trưc tuyến… góp
phần nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính ngày càng hoàn hảo theo nhu cầu
ngày càng cao của công chúng.
Mặt khác, các loại dịch vụ tài chính còn giúp cho công chúng cải thiện đời
sống vật chất cũng như giải quyết những khó khăn tạm thời về tài chính. Sự năng
động của thị trường dịch vụ tài chính còn góp phần kích thích ý thức tiết kiệm, hình
thành tập quán đầu tư sinh lợi từ những đồng vốn nhàn rỗi.


14
Thứ ba, thị trường dịch vụ tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
đầu tư.
Sự phong phú của các loại dịch vụ tài chính đã giúp cho nhà đầu tư trên thị
trường có nhiều cơ hội lựa chọn nhằm phân tán rủi ro trong kinh doanh. Ngoài ra,
thông qua những dịch vụ tư vấn tài chính của các doanh nghiệp tài chính, người đầu
tư có thêm nguồn thông tin nhằm khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên
thị trường, nâng cao hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, với dịch vụ tư vấn kế toán –
kiểm toán không chỉ góp phần quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu quả quản lý
tài chính cho các doanh nghiệp mà còn góp phần đảm bảo độ tin cậy cho các báo
cáo tài chính được minh bạch trước thị trường, hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư tài
chính.
Thứ tư, thị trường dịch vụ tài chính góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh
tế. Sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính đã tạo nhịp cầu kết nối với các
dòng vốn quốc tế một cách nhanh chóng trong tiến trình hội nhập. Theo kết quả
khảo sát của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới cho thấy hình thức đầu tư trực tiếp
vào dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế luôn chiếm tỷ trọng bình quân trên 39%,
đây được xem là một trong những khu vực dịch vụ có tốc độ phát triển cao trong
môi trường toàn cầu hóa hiện nay8. Ngoài những hình thức của đầu tư trực tiếp như:
liên doanh, liên kết, mua cổ phần… thị trường này còn tạo điều kiện để thúc đẩy các

dòng vốn đầu tư gián tiếp thông qua các dịch vụ chứng khoán. Từ đó, các dịch vụ
tài chính đã phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu khách hàng từ thanh toán, bảo
lãnh, đồng tài trợ, thuê mua đến hối đoái.
1.1.5. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính
1.1.5.1. Các chủ thể tham gia trên thị trường dịch vụ tài chính
a. Đối với chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính
Cũng như các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp tài chính cũng phải cạnh
tranh với nhau qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp với các yếu tố như chất lượng
TS. Vũ Thị Minh Hằng, “Một số suy nghĩ về thuật ngữ thị trường dịch vụ tài chính”, 26/03/2009,
xem tại: (truy cập ngày 10/01/2018).
8


15
sản phẩm, chủng loại, chất lượng phục vụ biểu hiện qua sự hài lòng của khách hàng.
Trong đó, vấn đề chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng. Chất lượng của một sản
phẩm dịch tài chính thể hiện ở khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong
suốt quá trình sử dụng dịch vụ đó. Chất lượng của dịch vụ tài chính phụ thuộc vào
tiềm lực tài chính của chủ thể cung cấp thông qua việc đầu tư phát triển, nghiên
cứu, thiết kế sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo sự tiện ích cho
khách hàng, khả năng tiếp thị marketing về sản phẩm dịch vụ tài chính trên thị
trường.
Mặt khác, trong xu thế tự do hóa tài chính, trong những thập niên gần đây các
doanh nghiệp tài chính không những không giới hạn trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ truyền thống của mình mà còn được mở rộng trên cơ sở liên kết, hợp tác với các
đối thủ cạnh tranh tạo nên các dòng sản phẩm dịch vụ tài chính mới đưa đến sự hình
thành các tập đoàn tài chính đa năng.
b. Đối với chủ thể sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính
Chất lượng của dịch vụ nói chung và dịch vụ tài chính nói riêng không chỉ phụ
thuộc vào bản thân dịch vụ mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự đánh giá, sự hài lòng

của khách hàng. Do vậy, để phát triển thị phần dịch vụ cung cấp của mình các
doanh nghiệp tài chính không chỉ cần nâng cao uy tín, độ tin cậy, khả năng tài chính
mà còn phải nắm bắt nhu cầu khách hàng thông qua việc thường xuyên khảo sát thị
trường. Nói cách khác, xây dựng chính sách marketing để hoàn thiện và nâng cấp
các sản phẩm dịch vụ tài chính sẵn có đồng thời dự định cho ra đời những sản phẩm
dịch vụ mới luôn là nhu cầu cần thiết khách quan đặc biệt trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng.
Như vậy, khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng của các chủ thể
trong nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả từ phía người cung cấp, người sử
dụng dịch vụ và môi trường vĩ mô (luật pháp, cơ chế, chính sách…). Thị trường
dịch vụ tài chính càng phát triển thì việc tiếp cận các dịch vụ tài chính của các chủ
thể trong nền kinh tế càng thuận lợi và bình đẳng hơn.
1.1.5.2. Giá cả dịch vụ tài chính


16
Giá cả là một trong những nội dung cơ bản của thị trường dịch vụ tài chính.
Giá cả đối với các dịch vụ tài chính có thể mang nhiều tên gọi khác nhau tùy theo
loại dịch vụ cung cấp như: lãi suất, phí bảo hiểm, phí chuyển tiền, hoa hồng môi
giới, phí tư vấn.
Giá cả dịch vụ tài chính là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận, doanh thu
của doanh nghiệp tài chính. Đặc biệt, giá cả còn là một trong những vấn đề hàng
đầu ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh thị trường cũng như biểu hiện chất lượng
cao của dịch vụ.
Căn cứ quan trọng để xác định giá dịch vụ của các doanh nghiệp tài chính là
vấn đề chi phí. Chi phí để cung cấp một đơn vị dịch vụ là mức giá thấp nhất có thể
chấp nhận đối với nhà cung cấp trong dài hạn. Điều này tùy thuộc vào tình hình
cạnh tranh trên thị trường và cơ chế quản lý giá dịch vụ tài chính của Nhà nước.
Biên độ dao động giữa mức giá cao nhất và thấp nhất sẽ là vùng lựa chọn giá của
doanh nghiệp.

1.1.5.3. Sự can thiệp của nhà nước đối với sự ổn định và phát triển của thị
trường dịch vụ tài chính
Sự tác động của nhà nước vào thị trường dịch vụ tài chính thể hiện ở ba mặt
cơ bản: (1) tạo môi trường pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của thị trường
dịch vụ tài chính; (2) tạo môi trường kinh tế cho sự hình thành và phát triển của thị
trường dịch vụ tài chính; (3) giám sát hoạt động của thị trường dịch vụ tài chính. Do
đó, sự can thiệp của nhà nước là rất cần thiết nhằm tạo môi trường kinh doanh lành
mạnh giảm thiểu những tiêu cực có thể phát sinh trong giao dịch tài chính mang lại
sự ổn định chung cho toàn thị trường.
Bên cạnh đó, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, nhà nước điều
hành hoạt động tài chính bằng những công cụ quản lý vĩ mô theo tín hiệu thị trường.
Vì vậy, những chính sách liên quan đến hoạt động tài chính – tiền tệ như lãi suất, tỉ
giá, thuế… đã được vận dụng linh hoạt tạo cơ chế kiểm soát các dòng vốn trên thị
trường này một cách hiệu quả.


×