Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

PHÂN TÍCH văn HỌC lớp 12 ôn THI đại HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.34 KB, 52 trang )

Phân tích và cảm nhận hình tượng sóng và em trong
bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh), nét đẹp tâm hồn người
phụ nữ khi yêu được thể hiện trong các cung bậc cảm
xúc của tình yêu.
Bài viết tham khảo.
Ở mỗi tập thơ Xuân Quỳnh những bài thơ viết về tình yêu
thường để lại cho chúng ta rất nhiều ấn tượng khó quên.
Trong đó có bài thơ "Sóng" - bài thơ tình duy nhất in
trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào" được nhiều người yêu
thích bởi cái dạt dào sôi nổi mà sâu lắng thiết tha trong
tình yêu. Bài thơ sáng tác vào năm 1967 nhân dịp nhà thơ
đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền đã nói lên được tâm hồn
người phụ nữ khi yêu, khao khát được yêu và sự tin tưởng
vào tình yêu nhưng cũng đầy suy tư, trăn trở trước tình
yêu của chính mình.
Bài thơ có nhan đề là "Sóng", đó vừa là sóng biển nhưng
đồng thời cũng chính là những con sóng lòng của tâm hồn
người phụ nữ khi yêu. Cùng với hình tượng "sóng" thì


trong bài thơ còn xuất hiện hình tượng "em". Sóng là ẩn
dụ của tâm hồn người con gái khi yêu, là sự hóa thân,
phân thân của cái "tôi" trữ tình. "Sóng" và "em" tuy hai
mà một, có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau, để tìm ra
sự tương đồng, có lúc lại hòa làm một để tạo nên âm vang
cộng hưởng. Hai hình ảnh cứ đan xen, quấn quýt, hòa
quyện song song và xuất hiện từ đầu cho tới cuối bài thơ.
Tất cả đều thể hiện khát vọng tình yêu, khát vọng trào
dâng trong tâm hồn người phụ nữ khi biết yêu.
Cái hay của bài thơ còn thể hiện ở âm điệu. Âm điệu được
xây lên bởi những câu thơ năm chữ, nhịp điệu phóng


túng, linh hoạt và với những nét nghệ thuật hô ứng tương
xứng trùng điệp... nó đã khiến cho người đọc cảm nhận
được âm điệu của những con sóng biển dạt dào, sôi nổi
lúc thì nhịp nhàng, êm ái. Tuy nhiên, bài thơ còn giúp cho
người đọc cảm nhận được âm điệu tâm hồn người con gái
khi yêu chính là nỗi lòng đang tràn ngập khát khao yêu
thương, một nỗi lòng đang chứa chan biết bao cung bậc


tình cảm. Mọi thứ ấy có sự hòa quyện và đã tạo nên vẻ
đẹp giàu tiếng nhạc cho bài thơ.
Hai khổ thơ đầu là hình ảnh con sóng và trạng thái khát
vọng của một tình yêu:
"Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ".
Mở đầu bài thơ là hai câu thơ xuất hiện rất nhiều những
tính từ tương quan đối lập nhau: "dữ dội - dịu êm, ồn ào lặng lẽ". Những tính từ này đã gợi ra các trạng thái của
sóng ở hai chiều tương phản, lúc thì rất dữ dội, lúc thì lại


rất hiền dịu, lúc thì đầy âm thanh, lúc thì lại đầy sự tĩnh
lặng. Quan hệ từ "và" cùng với vị trí của các tính từ đã
làm nổi bật sự chuyển động, chuyển hóa không ngừng của
sóng theo thời gian. Hai câu thơ cũng chính là phép ẩn dụ

để nói về trạng thái tâm hồn của người phụ nữ khi yêu,
lúc thì sôi nổi cuồng nhiệt, lúc thì đầy dịu dàng, sâu lắng.
Hai trạng thái tình cảm này cũng luôn có sự chuyển động,
chuyển hóa cho nhau. Cái hay của câu thơ là từ trạng thái
của sóng, tác giả đã phát hiện ra bản chất của tâm hồn
người con gái khi yêu đầy nữ tính.
Hai câu thơ tiếp là sự bứt phá của sóng trong cái không
gian nhỏ hẹp để tìm nơi rộng hơn. Vẫn tiếp tục nói về
sóng mà Xuân Quỳnh đã thể hiện sự băn khoăn, trăn trở
của sóng và sự băn khoăn đó thể hiện với hai câu thơ:
"Sông không hiểu nổi mình - Sóng tìm ra tận bể". Ở đây,
tác giả đưa ra hai môi trường tương phản nhau. "Sông" một không gian hẹp, chật chội nhưng cũng là nơi khởi
nguồn của sóng, nơi mà sóng tồn tại. Đối lập với sự chật


hẹp của "sông" là một không gian rộng lớn của biển cả
mênh mông. Ở câu thơ "Sóng tìm ra tận bể", tác giả
không dùng từ "biển" mà lại sử dụng từ "bể", vì từ "bể" là
âm mở đã giúp chúng ta cảm nhận không gian vô cùng,
vô tận của biển khơi mà đây chính là môi trường sóng
đang hướng tới. Động từ "tìm" chính là cách nhân hóa để
từ đó tác giả khiến cho sóng trở thành một sinh thể như
con người và sóng cũng có hành động táo bạo, khát khao
và mãnh liệt. Hai câu thơ như là một triết lí. Nói về sóng
để tác giả nối về quan niệm tình yêu. Trong tình yêu khi
cần thì người con gái cũng có thể từ bỏ những gì là ích kỉ,
nhỏ nhen để đạt đến một tình yêu lớn lao và cao thượng,
để tìm cho nhau sự đồng điệu, đồng cảm trong tâm hồn.
sóng, xuân quỳnh
Giống như "sóng", tình yêu là một hiện tượng, một khái

niệm khó lí giải cho rõ ràng. Một nhà thơ cổ điển Pháp
từng nói: "Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu
nổi". Xuân Diệu cũng đã từng băn khoăn, bối rối: "Làm


sao cắt nghĩa được tình yêu ?". Khát vọng tình yêu xôn
xao, rạo rực trong trái tim nhà thơ, trong trái tim tuổi trẻ
cũng là khát vọng muôn đời của nhân loại. Cũng như
"sóng", nó mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian. Từ
ngàn xưa, con người đã đến với tình yêu và mãi mãi là
như vậy.
"Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế".
Hai câu thơ này, tác giả đã khái quát lên hình ảnh "con
sóng" của "ngày xưa" và của "ngày sau", con sóng của
quá khứ, con sóng ở hiện tại và tương lai, để từ đó đã nói
lên được cái thời gian bao hàm cái muôn đời. Sóng của
quá khứ của ngày xưa đã được biết đến, nhưng con sóng
của ngày nay thì ra sao ? Sóng "vẫn thế". Những con sóng
muôn đời sau vẫn luôn tồn tại ở các trạng thái đối lập
nhau, vẫn "dữ dội", vẫn "dịu êm"... Và con người khi yêu
luôn có một "khát vọng tình yêu" mãnh liệt:


"Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ".
Khát vọng tình yêu luôn tươi trẻ, rạo rực, "bồi hồi" trong
trái tim người phụ nữ và đây cũng là khát vọng tình yêu
chính đáng. Cái hay của đoạn thơ là nhà thơ đã đem đến
cho hình tượng sóng và khát vọng tình yêu ý nghĩa của

lịch sử và chiều sâu quy luật từ ngày xưa tới ngày sau. Có
lẽ vì vậy mà sóng luôn luôn rất trẻ trung và hồn thơ của
Xuân Quỳnh vì thế mà rất trẻ trung.
Nếu hai khổ thơ đầu sóng là đối tượng cảm nhận thì ở hai
khổ thơ tiếp theo sóng trở thành đối tượng suy tư:
"Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên ?
Sóng bắt đầu từ gió


Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau".
Khổ thơ đã mở ra một không gian bao la vô cùng và vô
tận. Trong không gian đó xuất hiện người con gái trước
"muôn trùng sóng bể" với bao trăn trở, suy tư. Ở khổ thơ
ta bắt gặp điệp ngữ "em nghĩ về" xuất hiện hai lần cùng
với những câu hỏi tu từ triền miên như những đợt sóng vô
cùng vô hạn. Đó cũng chính là sự trải lòng của người con
gái trước biển về biển lớn, về anh và em. Thực ra là về thế
giới tự nhiên và về thế giới nội tâm con người. Những câu
hỏi hướng về thế giới tự nhiên: "Từ nơi nào sóng lên ?",
"Gió bắt đầu từ đâu ?" và câu hỏi hướng về thế giới tâm
hồn con người "Khi nào ta yêu nhau". Những băn khoăn,
trăn trở về thế giới tự nhiên có lúc lí giải được nhưng khó
có thể truy tìm được cội nguồn của nó, bởi tự nhiên còn
có nhiều điều bí ẩn và những băn khoăn về cội nguồn tình
yêu lại càng là một điều bí ẩn hơn. Bởi vậy, ở khổ thơ đã



xuất hiện câu thơ phủ định "Em cũng không biết nữa" để
thể hiện sự bất lực của cái tôi Xuân Quỳnh trước cội
nguồn của thế giói tự nhiên và nội tâm con người. Điều
đó chứng tỏ tình yêu từ xưa tới nay đã trở thành điều rất
thiêng liêng, diệu kì và huyền bí.
Từ suy tư, trăn trở trong tình yêu để rồi nỗi nhớ dào dạt ùa
về ở khổ thơ tiếp theo:
"Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức".
Trong khổ thơ xuất hiện nhiều điệp từ "con sóng" lặp đi
lặp lại tạo thành rất nhiều con sóng trùng điệp liên tiếp xô
bờ. Sóng tồn tại ở nhiều hình thức, có con sóng "dưới


lòng sâu" thẳm của đại dương, có những con sóng "trên
mặt nước" có thể nhìn thấy bằng mắt. Cho dù là sóng ở
đâu thì cũng tuân theo một quy luật chung vốn có của nó sóng vỗ bờ. Và rồi những con sóng của tự nhiên tự lúc
nào đã biến thành con sóng tâm trạng để cũng có nỗi nhớ
như con người. Hơn nữa, nỗi nhớ của sóng còn là nỗi nhớ
da diết khắc khoải, đó là nỗi nhớ choáng ngợp mọi không
gian, đó là bề sâu, bề rộng của nỗi nhớ . Nó còn bao trùm
bởi thời gian của "ngày đêm". Tác giả đưa ra thời gian vô
cùng, không gian vô tận khiến cho nỗi nhớ trở lên vô hồi
vô hạn, triền miên tưởng chừng không bao giờ dứt. Nhịp

thơ nhanh, sôi nổi, hăm hở đã thể hiện được rõ hơn nỗi
nhớ mãnh liệt của sóng hướng tới bờ.
Không chỉ có sóng nhớ nhung mà "em" cũng đầy nỗi nhớ:
"Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức". Nỗi nhớ
của người con gái chính là nỗi nhớ xuất phát từ tận cõi
lòng, từ tận trái tim. Nỗi nhớ ấy không chỉ chiếm chọn
thời gian "ngày đêm", cũng không chỉ là nỗi nhớ trong ý


thức mà nó còn là nỗi nhớ ăn sâu trong tiềm thức. Nỗi
nhớ đã chiếm chọn cả giấc mơ và đủ thấy nó da diết khắc
khoải đến mức độ nào.
Khổ thơ tiếp:
"Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương".
Ở khổ thơ này tác giả sử dụng lối nói giả định để nói về
hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cách trở. Dù phải bươn trải
ngược xuôi trong cuộc đời bao la rộng lớn để tìm kế mưu
sinh, phải vẫy vùng trong phương bắc, phương nam rất
rộng dài nhưng trái tim người con gái luôn luôn nghĩ về
người mà mình yêu. Đó chính là lòng chung thủy. Cách
giả định của tác giả chính là lời khẳng định sự thủy chung
duy nhất để khẳng định sự bất biến trước vạn biến của
cuộc đời.


Xuân Quỳnh không chỉ mượn sóng để nói về người con
gái khi yêu mà còn dùng lối nói đối sánh giữa sóng và em

để nói về nỗi nhớ của em và bởi vậy nỗi nhớ của em càng
nhân lên gấp bội. Từ nỗi nhớ xuất hiện một niềm tin mãnh
liệt:
"Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở".
Khổ thơ tác giả không chỉ phát hiện ra quy luật của sóng:
dù gió to bão lớn thế nào thì con sóng "đại dương", con
sóng biển khơi xa cũng hướng "tới bờ" mà tác giả còn nói
về hành trình tìm đến bến bờ hạnh phúc, dù khó khăn gian
khổ nhưng vẫn thủy chung. Người con gái khi yêu vượt
mọi khó khăn cản trở để đi tìm bến đỗ của tình yêu, bến
bờ hạnh phúc.


Hai khổ thơ kết bài thơ đọng lại một sự suy tư sâu sắc và
khát vọng mãnh liệt của tình yêu. Giọng thơ đang sôi nổi,
hăm hở đột nhiên trùng xuống thấm đẫm suy tư:
"Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa".
Có rất nhiều nỗi niềm, rất nhiều trăn trở nhưng còn đọng
lại trong câu thơ buồn đó là sự suy tư về "cuộc đời", về
"năm tháng", về vũ trụ vô tận vô cùng. Để rồi, tự lúc nào
tứ thơ đã thể hiện sự lo âu của Xuân Quỳnh về cái hữu
hạn của đời người trước cái vô tận của thiên nhiên vũ trụ.
Từ lo lắng nhưng dường như nhà thơ cũng cảm nhận được
một điều rằng: đến với tình yêu, sống hết mình với tình

yêu thì con người mới trở nên bất tử vĩnh hằng.
Kết lại bài thơ bằng bốn câu thơ tuy vẫn theo mạch lô-gic
bình thường là nói về hình tượng sóng, nhưng đối tượng


"biển lớn tình yêu" đã biến sóng đại dương thành sóng
tình. Từ đó, tác giả đã thể hiện khát khao của nhà thơ
Xuân Quỳnh - một người ẩn trong sóng để nói về khát
vọng tình yêu của chính mình:
"Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ".
Xuân Quỳnh đặt ra một câu hỏi: "Làm sao được tan ra...",
câu hỏi đó một lần nữa lại cho ta thấy sự suy tư, nỗ lực đi
tìm kiếm ra lời giải đáp. Qua đó thể hiện khát vọng của
chính mình, khát vọng trở lên mãnh liệt rất nhiều. "Tan"
là một động từ mạnh, nó thể hiện khát khao mãnh liệt và
khát khao được hòa nhập vào "biển lớn tình yêu", của
nhân loại. Khát vọng đó thật đáng quý biết bao, khát vọng
được được cống hiến vẻ đẹp cho nhân loại. Cũng như
sóng để trường tồn với thời gian thì tình yêu cũng phải


dâng hiến, phải từ bỏ sự ích kỉ để tìm đến tình yêu lớn lao,
cao đẹp để mãi "còn vỗ" với những con sóng đại dương.
Những câu thơ cuối thể hiện được khát vọng tình yêu của
cái tôi Xuân Quỳnh đầy nữ tính, sống hết mình vì tình yêu
và khát khao một tình yêu vĩnh hằng, bất tử với thời gian,
với vũ trụ.

Gấp trang thơ lại rồi nhưng trong lòng người đọc vẫn còn
nghe thấy những con sóng đại dương vỗ bờ, những con
sóng tình trong ngực trẻ của tình yêu lứa đôi dường như
vẫn không bao giờ ngừng nghỉ. Nó vẫn hát tiếp bài ca
muôn thuở ngàn đời như những con sóng biển khơi luôn
xô bờ. Bài thơ "Sóng" của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh luôn
sống mãi với thời gian, với những con người luôn khát
khao một tình yêu tuổi trẻ.


Phân tích bức tranh tứ bình- Việt Bắc
Ta về, mình có nhớ ta ?
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Bài làm : “Việt Bắc” là một trong những tập thơ hay nhất
của Tố Hữu. Tập thơ này chủ yếu viết về thời kỳ kháng
chiến chống Pháp, trong đó “Việt Bắc” được xem là đỉnh


cao của thơ Tố Hữu. Bài thơ là một bức tranh trữ tình mà
hoành tráng, bao quát cả một diện lớn vé thời gian suốt 15
năm “Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh”, trên một
không gian là toàn bộ Việt Bắc, kéo tràn sang Tây Bắc.

Bút cảa Tố Hữu ở bài thơ này tỏ ra rất dồi dào. “Việt Bắc”
là một bài thơ dài, không phải đoạn nào viết cũng đểu tay.
Nhưng có những đoạn quả thật là đặc sắc mà ở đó người
đọc thấy được vẻ đẹp của ngòi bút Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta ?
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.


Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Tố Hữu được xem là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng.
Nói đến Tố Hữu là nói đến một tiếng thơ trữ tình – chính
trị. Suốt cả đời mình, Tố Hữu đã viết về lý tưởng lớn, lẽ
sống lớn, niềm vui lớn, tình cảm lớn của người cách
mạng. Người ta vẫn nói ở Tố Hữu có sự kết hợp hài hoà
giữa yếu tố cổ điển, dân gian và yếu tố cách mạng hiện
đại. Có lẽ vì thế mà thơ Tố Hữu có khả năng thấm sâu vào
tâm hồn quần chúng nhân dân. Cho đến nay, Tố Hữu đã
cho xuất bản 6 tập thơ: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”,
“Ra trận”, “Máu và hoa’, và gần đây nhất là “Một tiếng
đờn’. Những tập thơ ấy đều gắn liền, tương ứng với
những chặng đường lớn của cách mạng Việt Nam. Có lẽ
vì thế mà có người đã gọi thơ Tố Hữu là cuốn “biên niên
sử bằng thơ của cách mạng Việt Nam”. Nghĩa là là cho

đến nay, Tố Hữu đã hoàn chỉnh một phong cách thơ của
mình, một cuộc đời thơ của mình.


Đoạn thơ trên là một trong những đoạn tiêu biểu của bài
VB. Tất cả chỉ có 10 câu, tập trung nói đến một chủ đề
nhưng nó đã đạt đến sự toàn bích. Đoạn thơ này cđ thể
chia làm hai phần: phần đầu gồm hai câu. Nó như lời mở
đầu đưa đẩy trong các cuộc hát giao duyên. Trong đó
người con trai (người về xuôi) vừa ướm hỏi lòng người ở
lại, vừa khẳng định những tình cảm trong lòng mình.
Phần sau gồm 8 câu chia thành 4 cặp lục bát. ở mỗi cặp,
cứ câu lục tả hoa thì câu bát tả người. Nó là một bức tranh
tứ bình diễn tả hoa và người Việt Bắc trong bốn mùa bằng
những nét đặc trưng nhất của miền đất này. Có thể nói,
cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc tuy được mô tả rải rác trong
cả bài thơ nhưng dường như nó được kết tinh vào đoạn
này một cách hàm súc, cô đúc nhất.
Chúng ta biết bài thơ được viết theo hình thức hát đối đáp
của dân gian. Hai câu thơ đầu, về chức năng đối đáp, là
hai


câu đưa đẩy để nối liền các mảng đề tài trong một cuộc
hát. Đó là người con trai ướm hỏi người con gái:
Ta về mình có nhó ta
Lời hỏi vẫn có cái giọng tình tứ, với cách xưng hô ta mình
– mình ta. Nhưng quan trọng hơn vẫn là ở sự cao nhã
trong tình cảm. Ta về chẳng biết mình có nhớ ta không,
nhưng ngay cả khi mình không nhớ ta thì ta vẫn cứ nhớ

mình. Mà nỗi nhớ mới duyên dáng và tế nhị làm sao:
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Như vậy là người ra đi khẳng định tình cảm của mình
bằng nỗi nhớ mà là nhớ về những gì đẹp nhất của Việt
Bắc. Đó là hoa và người. Trong nỗi nhớ của người đi hai
hình ảnh này là đồng hiện, soi chiếu vào nhau. Hoa là thứ
đẹp nhất của thiên nhiên, còn người ta lại là “hoa của
đất”. ‘Vi vậy, hễ nhớ đến người thì hiện bóng hoa, hễ nhớ
về hoa thì hiển hiện hình người. Hoa và người không thể
tách rời. Mà nói với một người con gái, lại nói “hoa cùng


người” thì đó chẳng phải là một lời đánh giá kín đáo hay
sao?
Và như thế, chủ đề của đoạn thơ đã được giới thiệu. Đó là
hoa cùng người Việt Bắc.
Tranh tứ bình là một trong những loại hình rất phổ biến
trong nghệ thuật trung đại. Nó thường là một bộ tranh
gồm bốn bức mô tả bốn mặt của một đối tượng nào đấy.
Vỉ vậy, tự nó đã cố tính hoàn chỉnh riêng. Thậm chí tự nó
là một cách khái quát riêng, một thế giới riêng. Ta đã từng
gặp những bộ tứ bình như: tùng – trúc – cúc – mai, xuân –
hạ – thu – đông (tứ quý), ngư – tiều – canh – mục, long –
li – quy – phượng, cầm – kỳ – thi – hoạ… Trong thơ ca
chúng ta cũng từng gặp rất nhiều, đó là cảnh “Trông bốn
bể” trong “Chinh phụ ngâm”, đoạn “buồn trông” khi Kiều
ở lầu Ngưng Bích, đoạn thơ mô tả bốn cảnh thuộc thời
oanh liệt của con hổ trong “Nhớ rừng” của Thế Lữ…
Những bức tranh tứ bình này giúp cho nhà thơ mô tả được
một cách toàn diện và thâu tóm những gì là đặc trưng



nhất. Tố Hữu đã sử dụng lối vẽ tranh tứ bình khá nhuần
nhuyễn trong nhiều bài, đoạn thơ này có thể xem là bộ
tranh tứ bình tứ quý về “hoa và người” của 4 mùa Việt
Bắc.
Mở đầu là một hình ảnh có tính khái quát, trong đó Việt
Bắc hiện lên như một miền quê thật lặng lẽ:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Gam màu cơ bản của bức tranh này là màu xanh. Đó là
một màu xanh mênh mông và trầm tĩnh của rừng già. Nó
gợi ra hình ảnh một xứ sở êm đềm, lặng lẽ, tĩnh. Nhưng
trên cái nền xanh ấy, chúng ta nhìn thấy hình ảnh hoa
chuối rừng bập bùng cháy như những bó đuốc. Ai đã biết
hoa chuối nở, sẽ thấy rằng tuy tác giả chỉ viết hai chữ ” đỏ
tươi” nhưng cũng đủ gợi cho chúng ta biết hoa chuối đã
làm sáng lên cả một góc rừng. Thế là hoa chuối làm cho
cảnh rừng trở nên sống động hơn. Đồng thời hình ảnh hoa


chuối lại được tô điểm thêm những tia nắng ở câu thứ hai
càng làm cho không khí vốn trầm mặc ở nơi này trở nên
tươi sáng và linh động. Trên nền cảnh ấy, hình ảnh con
người xuất hiện: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”.
Người đứng trên đỉnh đèo cao, ánh nắng chiếu vào lưỡi
dao trên thắt lưng, loé sáng. Nó gợi được một tư thế vững
chãi, tự tin của người làm chủ núi rừng. Tố Hữu thường
mô tả con người trong tư thế ấy. Trong bài “Lên Tây Bắc”
tác giả có viết:

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang reo với gió đèo.
Cũng là một hình ảnh ấy nhưng ở đoạn thơ trên, Tố Hữu
phải viết bằng 4 câu thơ 28 chữ. Còn ở bài Việt Bâc này
dường như nhà thơ đâ cô đúc vào 8 chữ. Nhà thơ không
vẽ kỹ mà chỉ chấm phá vài nét song cũng đủ cho ta hình


dung khá rõ vê hình tượng. Vậy là, tương ứng với một
cảnh hoa là một dáng điệu người, mỗi dáng điệu toát lên
một phẩm chất của người Việt Bắc.
Bức tranh thứ hai:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Đến đây nên xanh trầm tĩnh đã nhường chỗ cho nền trắng
tinh khiết của hoa mơ rừng. Hai chữ “trắng rừng” khiến
cảnh rừng như bừng sáng. Phải nói rằng đây là một hình
ảnh có sức ám ảnh lớn đối với hồn thơ Tố Hữu. Việt Bắc
trong nỗi nhớ của Tố Hữu dường như không thể thiếu
được sắc hoa này. Về sau, trong bài “Theo chân Bác”, Tố
Hữu sẽ viết:
Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giói nở hoa mơ
Bác về. Im lặng. Con chim hót


Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.
Trên nễn cảnh ấy hiện ra hình ảnh người Việt Bắc trong

một công việc thầm lặng: “Nhớ người đan nón chuốt từng
sợi gịang”. Hai chữ “chuốt từng” gợi ra được dáng điệu
cần mẫn, cẩn trọng và tài hoa. Không biết người đan nón
kia gửi vào từng sợi giang nỗi niềm gì, ước mơ gì?
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Trong những bức tranh trên, chúng ta mới chỉ thấy màu
sác, đường nét và ánh sáng. Đến đây chúng ta còn nghe
thấy được âm thanh của rừng, đó là tiếng nhạc ve. Nhạc
ve làm cho không khí trở nên xao động. Phải nói rằng
trong các bức tranh ở đây thi Việt Bắc mùa hè là đặc sắc
hơn cả. Trong câu thơ, chúng ta thấy dường như có một
phản ứng dây chuyền chạy từ đầu đến cuối câu thơ. Ve
kêu gọi hè đến, hè đến làm cho những rừng phách ngả
sang màu vàng. Ai đã lên Việt Bắc, dễ thấy hình ảnh kỳ lạ


×