BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KÝ THÁC HOÀN TRẢ VÀO QUẢN LÝ
RÁC THẢI TỪ VỎ CHAI NHỰA NƯỚC GIẢI KHÁT
TẠI TP.HCM
BÙI TIẾN ĐẠT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ỨNG DỤNG CÔNG
CỤ KÝ THÁC HOÀN TRẢ VÀO QUẢN LÝ RÁC THẢI TỪ VỎ CHAI NHỰA
NƯỚC GIẢI KHÁT TẠI TP.HCM” do BÙI TIẾN ĐẠT, sinh viên khóa 2006-2010,
ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày
TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn
Ngày
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Ngày
Tháng
Năm
Tháng
Năm
Thư kí hội đồng chấm báo cáo
Ngày
Tháng
Năm
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gửi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý
thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đặng Thanh Hà, đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại Sở Tài Nguyên và Môi Trường
TP.HCM, đặc biệt là anh Nguyễn Trọng Nhân công tác tại Phòng Quản Lý Chất Thải
Rắn, đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại
đơn vị.
Cho tôi gửi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi đã nỗ lực và cố gắng hết mình để hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện luận văn, do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm còn
yếu kém nên sẽ không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Kính mong quý thầy cô,
anh chị và các bạn đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
BÙI TIẾN ĐẠT
NỘI DUNG TÓM TẮT
BÙI TIẾN ĐẠT. Tháng 07 năm 2010. “Ứng Dụng Công Cụ Ký Thác Hoàn
Trả Vào Quản Lý Rác Thải Từ Vỏ Chai Nhựa Nước Giải Khát Tại TP.HCM”.
BUI TIEN ĐAT. July 2010. “ Application Deposit Refund Systems For
Waste Management From Plastic Bottles Beverage At Ho Chi Minh City” .
Với mục tiêu chính là Xây dựng chính sách quản lý rác thải từ vỏ chai nhựa
nước giải khát tại TP.HCM, đề tài áp dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên và công
thức Kaseke để tìm ra mức ký thác và hoàn trả đối với mỗi chai nước giải khát. Với số
phiếu phỏng vấn là 150, đề tài tiến hành phỏng vấn người dân sống tại các quận, huyện
trên địa bàn TP.HCM. Kết quả thu được, xác định được mức ký thác và mức hoàn trả
lần lượt là D = 2.250VNĐ/chai, R = 2.000VNĐ/chai, từ những số liệu này đề tài đã
xây dưng hệ thống ký thác hoàn trả vào quản lý rác thải từ vỏ chai nhựa nước giải khát
tại TP.HCM. Và đã xác định được mức hoa hồng cho từng bước trung gian trong hệ
thống là 150VNĐ/chai. Ngoài ra, đề tài cũng xác định được tổn thất cho người tiêu
dùng là 22,75 tỷ VNĐ/tháng, lợi ích thu được là 36,4 tỷ VNĐ/tháng và lợi ích ròng
cho toàn xã hội là 13,65 tỷ VNĐ/tháng khi DRS đi vào hoạt động. Như vậy, có thể
nhận thấy lợi ích mang lại cho xã hội từ chính sách lớn hơn nhiều so với tổn thất người
tiêu dùng gánh chịu. Những con số trên đã cung cấp cho các nhà làm chính sách và
những nhà lãnh đạo TP.HCM, những thông tin quan trọng về hiệu quả, cũng như giá
trị kinh tế mà chính sách quản lý rác thải từ vỏ chai nhựa nước giải khát có thể mang
lại, nó sẽ làm cơ sở cho việc lựa chọn và xây dựng các chính sách quản lý chất thải rắn
sau này tại TP.HCM.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
x
DANH MỤC PHỤ LỤC
xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1
1.1 Đặt vấn đề
1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
2
1.2.1 Mục tiêu chung
2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
2
1.3 Phạm vi nghiên cứu
2
1.3.1 Phạm vi không gian
2
1.3.2 Phạm vi thời gian
2
1.4. Bố cục luận văn
2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
4
2.1. Tổng quan phương pháp nghiên cứu
4
2.1.1 Tổng quan về phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
4
2.1.2 Tổng quan về công cụ ký thác hoàn trả ( DRS)
5
2.1.3 Tổng quan về công thức Nayasha Kaseke, 2003
7
2.1.4 Các nội dung quan trọng trong bảng câu hỏi
7
2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
10
2.2.1 Tổng quan TP.HCM
10
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
17
17
3.1.1 Một số khái niệm
17
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
19
3.2.1. Mô tả hiện trạng và công tác quản lý rác thải từ vỏ chai nhựa nước giải
khát.
19
3.2.2 Đánh giá nhận thức người dân về vấn đề môi trường tại TP.HCM.
v
19
3.3.3 Tìm ra mức ký thác - hoàn trả thích hợp dựa trên phương pháp CVM và
Kaseke.
20
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
26
4.1. Công tác quản lý rác thải từ vỏ chai nhựa nước giải khát
26
4.2. Đánh giá nhận thức của người dân tại TP.HCM
27
4.2.1.Nhận thức về sự thay đổi chất lượng môi trường
27
4.2.2.Nhận thức về tác hại của rác thải từ vỏ chai nhựa đối với môi trường.
29
4.2.3.Nhận thức của người dân về lợi ích của môi trường trong lành, cảnh quan
sạch đẹp.
30
4.2.4.Nhận thức về những ích lợi mang lại của DRS.
4.3. Hiện trạng ngành ngành tái chế nhựa trên địa bàn TP.HCM
31
32
4.3.1 Hiện trạng thu mua chất thải ở TP.HCM
32
4.3.2 Hiện trạng thu mua và tái chế nhựa ở TP.HCM
34
4.4. Xác định mức ký thác hoàn trả
43
4.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng ký thác
43
4.4.2. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình
45
4.4.3 Xác định mức ký thác
50
4.4.4 Xác định mức hoàn trả
51
4.5 Xây dựng chính sách quản lý rác thải từ vỏ chai nhựa nước giải khát tại
TP.HCM dựa trên DRS.
52
4.5.1 Xác định mức tiền hoa hồng cho mỗi giai đoạn trung gian thu gom vận
chuyển vỏ chai nhựa
53
4.5.2 Cơ chế thu gom tiền ký thác
55
4.5.3 Cơ chế hoàn trả tiền ký thác
55
4.6 Tìm hiểu những lợi ích thu được khi áp dụng công cụ ký thác hoàn trả vào quản
lý rác thải từ chai nhựa nước giải khát trên địa bàn TP.HCM
57
4.6.1 Tổng thiệt hại của người tiêu dùng khi DRS được áp dụng
57
4.6.2 Tổng lợi ích xã hội khi DRS được áp dụng
57
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
59
5.1 Kết Luận
59
5.2 Kiến nghị
60
vi
5.2.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước
60
5.2.2 Đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nước giải khát
61
5.2.3 Đối với các cơ sở TS-TC
61
5.2.4 Đối với người tiêu dùng
62
5.2.5 Các hướng nghiên cứu tiếp theo
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
63
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TPHCM
Thành Phố Hồ Chí Minh
CVM
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
WTA
Mức sẵn lòng nhận đền bù
WTP
Mức sẵn lòng trả
HĐND
Hội đồng nhân dân
UBND
Ủy ban nhân dân
SKH&CN TPHCM
Sở khoa học và công nghệ
STN&MT TPHCM
Sở tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh
BKH&CN
Bộ khoa học và công nghệ
SGTCC TPHCM
Sở giao thông công chính thành phố Hồ Chí Minh
DRS
Hệ thống ký thác hoàn trả
MSW
Chất thải rắn đô thị
KCN
Khu công nghiệp
KCX
Khu chế xuất
TS-TC
Tái sinh - tái chế
R
Refund ( mức hoàn trả)
D
Deposit ( mức ký thác)
PET
Polyetylenterephtalat
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Nhận Thức
19
Bảng 3.2. Các Biến Đưa Vào Mô Hình và Kỳ Vọng Dấu
24
Bảng 4.1. Nhận Thức Người Dân Về Sự Thay Đổi Chất Lượng Môi Trường
27
Bảng 4.2. Các Nguyên Nhân Làm Suy Giảm Chất Lượng Môi Trường
28
Bảng 4.3. Các Nguyên Nhân Làm Cải Thiện Chất Lượng Môi Trường
29
Bảng 4.4. Nhận thức về tác hại của rác thải từ vỏ chai nhựa
29
Bảng 4.5. Nhận thức về lợi ích của môi trường trong lành, cảnh quan sạch đẹp.
30
Bảng 4.6. Số lượng người đã từng nghe qua DRS
31
Bảng 4.7. Nhận thức của người dân sau khi được giải thích thêm về DRS
31
Bảng 4.8. Số lượng người được phỏng vấn đồng ý tham gia DRS
32
Bảng 4.9. Số lượng cơ sở TS-TC nhựa đã khảo sát trên địa bàn 22 quận/huyện
34
Bảng 4.10. Phân loại theo mức quy mô của các cơ sở tái chế nhựa
35
Bảng 4.11. Số lượng lao động và mức thu nhập bình quân của loại hình tái chế nhựa
Bảng 4.12. Số lượng cơ sở tái chế nhựa phân loại theo mức vốn đầu tư
36
Bảng 4.13. Thành phần và khối lượng nhựa phế liệu thu mua tại các cơ sở thu mua và
tái chế
37
Bảng 4.14. Số cơ sở chỉ thu mua nhựa và thu mua nhiều loại phế liệu
38
Bảng 4.15. Khối lượng và các loại sản phẩm điển hình của tái chế nhựa
40
Bảng 4.16. Phản Ứng Của Người Dân Được Hỏi với Các Mức Giá
43
Bảng 4.17. Lý Do Tham Gia Ký Thác
44
Bảng 4.18. Lý Do Không Tham Gia Ký Thác
45
Bảng 4.19. Một Số Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội Của Người Được Phỏng Vấn
46
Bảng 4.20. Giá Trị Trung Bình Các Biến của Mô Hình 1
47
Bảng 4.21. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit
47
Bảng 4.22. Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình
50
Bảng 4.23. Khảo Sát Ý Kiến Người Dân Về Các Mức Ký Thác Hoàn Trả
51
Bảng 4.24. Khảo Sát Ý Kiến Người Dân Về Địa Điểm Trao Trả Vỏ Chai
52
Bảng 4.25. Thống Kê Giá Một Số Loại Nước Giải Khát Trên Thị Trường
56
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Nhận Thức Người Dân Về Sự Thay Đổi Chất Lượng Môi Trường
28
Hình 4.2. Nhận Thức Người Dân Về Tác Hại Của Vỏ Chai Nhựa
30
Hình 4.3. Sự phân bố các loại hình thu mua, tái chế ở thành phố Hồ Chí Minh
33
Hình 4.4. Sơ đồ tái chế nhựa điển hình
38
Hình 4.5. Sơ Đồ Vận Hành Trao Trả Vỏ Chai Nhựa
53
x
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Mức Sẳn Lòng Trả
Phụ lục 2. Kết Quả Kiểm Định Andrews and Goodness
Phụ lục 3. Kiểm Tra Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình
Phụ lục 4. Giá Trị Trung Bình Của Các Biến Trong Mô Hình
Phụ lục 5. Bảng Khảo Sát Ý Kiến Người Dân
xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, TP.HCM luôn được xem như là một tỉnh thành đầu
nảo, một trung tâm kinh tế lớn ở khu vực phía nam. Tốc độ phát triển kinh tế khá cao,
đời sống người dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh sự
tiến bộ đó, TP.HCM đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về môi trường,
như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, mất vẻ mỷ quan đô thị... Mà một trong
những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do rác từ loại bao bì sản phẩm, như
các loại bao bì nhựa, bao bì giấy, chai nhựa nước giải khát… Theo Viện kỹ thuật nhiệt
đới và bảo vệ môi trường, năm 2009 TP.HCM đã sản xuất 762.300 tấn bao bì nhựa và
800 tấn bao bì giấy, phục vụ cho thói quen sử dụng bao bì một lần rồi bỏ của người
dân. Do các loại rác bao bì như bao ny lon, vỏ chai nhựa… phải mất khoảng 400 năm
mới phân hủy hết nên đã trở thành một mối nguy hại cho cuộc sống con người.
Hiện nay các loại rác từ chai nhựa nước giải khát có thể tái chế được và ở các
nước phát triển trên thới giới như Đức, Thụy Điển, Pháp… loại rác này là nguồn thu
đáng kể cho ngành công nghiệp tái chế. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì nguồn tài nguyên
này vẫn chưa được khai thác và tận dụng một cách tối đa mà nó còn trở thành một mối
nguy hại cho môi trường. Hàng năm, ngân sách TP.HCM phải tốn hàng chục tỷ đồng
để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường từ các loại rác bao bì, trong đó có một
lượng lớn chai nhựa nước giải khát để vớt rác, nạo vét khai thông dòng chảy, xử lý rác
thải… Vì thế, một câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta lại không đẩy mạnh việc tái chế,
vừa mang lại nguồn thu, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy tôi quyết
định thực hiện đề tài nghiên cứu “ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KÝ THÁC HOÀN TRẢ
VÀO QUẢN LÝ RÁC THẢI TỪ VỎ CHAI NHỰA NƯỚC GIẢI KHÁT TẠI
TP.HCM”. Nhằm cải thiện chất lượng môi trường ở TP.HCM và tận thu nguồn tài
nguyên này.
1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Xây dựng chính sách quản lý rác thải từ vỏ chai nhựa nước giải khát tại
TP.HCM bằng công cụ ký thác hoàn trả (Deposit Refund Systems - DRS).
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá nhận thức người dân về các vấn đề môi trường cũng như nhận thức về
tầm quan trọng của DRS trong công tác quản lý rác thải rắn.
-
Tìm hiểu chung về ngành mua bán và tái chế nhựa trên địa bàn TP.HCM.
-
Tìm ra mức ký thác - hoàn trả thích hợp dựa trên phương pháp CVM và Kaseke.
-
Xây dựng chính sách quản lý rác thải từ chai nhựa nước giải khát trên địa bàn
TP.HCM.
-
Tìm hiểu những lợi ích thu được và tổn thất cho người tiêu dùng khi chính sách
quản lý rác thải từ chai nhựa nước giải khát trên địa bàn TP.HCM đi vào hoạt
động.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Phạm vi của nghiên cứu này được giới hạn trong địa bàn TP.HCM.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được tiến hành từ 20/3/2010 đến 20/07/2010.
1.4. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Mở Đầu
Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu cũng như tóm tắt bố cục của luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Chương này trình bày các nội dung sau: tổng quan về hệ thống ký thác hoàn trả,
công thức Kaseke, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM, tổng quan về tài liệu
nghiên cứu, tổng quan địa bàn nghiên cứu.
2
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này bao gồm cơ sở lý luận và nội dung nghiên cứu.
Phần cơ sở lý luận đề cập đến một số khái niệm như ký thác hoàn trả, khái niệm
chất thải rắn. Phần nội dung nghiên cứu đề cập đến các nội dung sẽ được thực hiện
trong nghiên cứu, các biện pháp để thực hiện các nội dung đó.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trình bày các kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu bao
gồm: đánh giá mức độ nhận thức của người dân về về các vấn đề môi trường cũng như
nhận thức về tầm quan trọng của DRS trong công tác quản lý rác thải rắn, hiện trạng
ngành mua bán và tái chế nhựa trên địa bàn TP.HCM, xác định mức ký thác - hoàn trả
thích hợp, sau đó xây dựng chính sách quản lý rác thải từ chai nhựa nước giải khát trên
địa bàn TP.HCM và xác định lợi ích ròng mang lại cho xã hội khi chính sách đi vào
hoạt động.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng hệ thống ký thác hoàn trả vào quản lý rác
thải từ vỏ chai nhựa nước giải khát tại TP.HCM. Vì vậy đề tài đã ước lượng mức sẵn
lòng trả của người dân, tìm ra mức ký thác, hoàn trả thích hợp để xây dựng chính sách.
Để thực hiện được mục tiêu này, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
(Contingent Valuation Method - CVM), lý thuyết Kaseke. Vì thế, việc hiểu rõ lý
thuyết, cách thực hiện của phương pháp là rất cần thiết.
2.1.1 Tổng quan về phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Theo Callan (2000) khi dữ liệu thị trường không có sẵn hoặc không đáng tin
cậy cho việc định giá một loại hàng hóa nào đó, các nhà kinh tế có thể áp dụng các
phương pháp thay thế khác dựa vào việc xây dựng một thị trường giả định. Thông qua
thị trường giả định đó các nhà nghiên cứu có thể thăm dò mức sẵn lòng trả (WTP) hay
sẵn lòng nhận đền bù (WTA) của các cá nhân cho một sự thay đổi trong chất lượng
môi trường. Cách tiếp cận dựa vào số liệu khảo sát để ước lượng các lợi ích hay thiệt
hại của một sự thay đổi chất lượng môi trường được gọi là phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên (Contingent Valuation Method - CVM), gọi là “ngẫu nhiên” vì các kết quả sẽ
phụ thuộc hoặc thay đổi theo các điều kiện khác nhau được đưa ra trong thị trường giả
định.
Phương pháp CVM thường được sử dụng trong các lĩnh vực như: Chất lượng
nước, chất lượng không khí, những nơi có các hoạt động vui chơi giải trí (như câu cá,
săn bắn…) mà do một dự án nào đó sắp được triển khai gây ảnh hưởng đến chúng,
việc bảo tồn các khu rừng tự nhiên, các khu vực hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học,
bảo tồn loài (Bowker và Stoll (1988) đã ước lượng rằng các cá nhân có thể trả
22$/năm để bảo tồn loài sếu châu Mỹ, Boyle và Bishop (1987) chỉ ra rằng các cá nhân
4
sẽ trả 11$/năm để bảo tồn đại bàng trọc…) và những rủi ro đối với sức khỏe cộng
đồng…
Phương pháp CVM sẽ thích hợp hơn khi vùng nghiên cứu có những đặc điểm
sau: những sự thay đổi chất lượng môi trường không gây ảnh hưởng trực tiếp lên năng
suất, sản lượng…, khó theo dõi được một cách trực tiếp sở thích của người dân, khu
vực lấy mẫu là tiêu biểu, quan tâm, am hiểu tầm quan trọng của nghiên cứu và có nhận
thức cao về vấn đề đang được nghiên cứu…
2.1.2 Tổng quan về công cụ ký thác hoàn trả ( DRS)
Ngoài những loại công cụ chính sách cơ bản như thuế, lệ phí, ra lệnh kiểm
soát… vài công cụ phức tạp hơn đang tồn tại, và phần nhiều trong số chúng là sự kết
hợp các công cụ khác nhau. Trong thực tế sự kết hợp các công cụ là một lĩnh vực rộng
lớn. Ví dụ, các hạn chế số lượng phát thải có thể được kết hợp với trợ cấp cho sự tuân
thủ làm giảm vượt mức hoặc với lệ phí cao hơn cho phát thải ô nhiễm trên.
Về mặt nguyên tắc, phương pháp DRS phù hợp với tính hiệu quả về mặt môi
trường và tính công bằng. Phương pháp DRS có thể hướng vào việc tái chế nhưng
cũng nhằm vào việc loại thải an toàn, nghĩa là bảo đảm có nhiều vật chất được thải loại
thông qua một cơ sở có giấy phép, vốn rất quan trọng đối với chất thải độc hại. Các
biện pháp DRS đối với vật chứa thức uống ở Mỹ rất hiệu lực về mức độ trả lại các vật
chứa, thay đổi từ 72% - 98% trong 7 tiểu bang có ghi lại số liệu. Đối với thủy tinh và
nhựa PET mức thu hồi vật chứa tương ứng là 80% và 90% trên toàn nước Mỹ. Bởi vì
DRS có thể nhằm vào một loại vật chất chứa nào đó mà không thu gom các vật chất
lẫn tạp khác, chúng có ưu thế đối với các hệ thống thu gom tái chế khác. Chúng cũng
làm nản lòng những người có thói quen thải rác kém văn hóa. Trái lại sự định chỉ tiêu
có nghĩa là phương pháp DRS không làm giảm thể tích chung của chất thải rắn đô thị
một cách đáng kể.
Kể về tính công bằng, hệ thống DRS tương đối tiến bộ, tùy thuộc vào (1) giá cả
của các sản phẩm bao bì, có gia tăng đáng kể do các chi phí ngoài hệ thống hay không
và (2) liệu những người kém lợi tức, có phải là nhóm chủ yếu trả lại các bao bì hay
không. Sự gia tăng giá cả tính vào người tiêu thụ thông qua chương trình ký quỹ được
bù lại mức độ nào đó bằng cách bảo đảm sự hoàn chi.
5
DRS thực tế có vẻ không hiệu quả kinh tế kể về mặt tạo ra lợi ích thuần cho xã
hội. Một sản phẩm bao bì nào đó có liên quan đến nhiều yếu tố tùy thuộc vào điều kiện
thị trường nhưng cho đến nay, các nghiên cứu về chi phí – lợi ích đã cho thấy rằng hệ
thống DRS không tạo ra được những thu nhập thuần có ý nghĩa về mặt xã hội. Có
những sự ngờ vực về hiệu quả của chi phí quản lý cho những chương trình này, ít nhất
là trong tầm ngắn hạn và trung hạn khi chi phí chuyển tiếp cao.
Trong trường hợp các vật liệu độc hại ( chẳng hạn như Pin, dầu nhờn đã qua sử
dụng…) giới công nghiệp và lập pháp ít có sự nhất trí chấp nhận đối với phương pháp
DRS. Có nguy cơ xuất hiện một sự lệch lạc do cạnh tranh, đặc biệt trong thị trường vật
chứa. Nhà sản xuất các vật chứa bằng giấy bìa và nhựa có thể đặt định một mức ký
quỹ để trả vật liệu về lại cho một địa điểm có thẩm quyền, nhưng những vật liệu như
thế không thể tái sử dụng bởi vì các qui chế về y tế có liên quan đến sự sử dụng lại các
loại sợi tái sinh trong các vật chứa lỏng và sự khử trùng các vật chứa bằng nhựa.
Những nhà chế tạo ra các vật chứa bằng nhựa và giấy bìa nên gánh chiệu chi phí của
phương pháp DRS , những nhà chế tạo ra các vật chứa khác cũng nên gánh chiu chi
phí của phương pháp DRS, nhưng thu nhận được một nguồn cung cấp các vật liệu thứ
cấp có thể tái chế trực tiếp. Một số nhựa tái chế có thể được sử dụng sau cùng một
cách hạn chế trong các sản phẩm thay thế ( tái chế gián tiếp).
Phương pháp DRS không tạo ra được lợi nhuận đáng kể ( trừ phi mức hoàn trả
thấp) và như thế việc tái chế không thể được kích thích bằng cách chuyển giao các quỹ
tiền. Cuối cùng mặc dù phương pháp DRS ít được các nhóm công nghiệp chấp nhận,
công chúng Mỹ cho rằng chương trình này hửu ích.
Một hệ thống phối hợp giữa phương pháp DRS và thu gom vỉa hè đã được áp
dụng ở California từ năm 1987. Các nhà sản xuất các vật chứa thức uống trả 0.02USD
trên mổi đơn vị sản phẩm cho quỹ tái chế của tiểu bang. Các vật chứa trả lại được đưa
về các trung tâm tái chế hoặc các chương trình thu rác vỉa hè. Quỹ tái chế trả 0.025
USD cho trung tâm hoặc chương trình tái chế chứng thực được rằng họ đang tái chế
các vật chứa. Những nhà phân phối lẻ cở nhỏ được miễn xử lý các vật chứa được trả
lại và những người phân phối cỡ lớn cũng có thể được miễn nếu họ chứng minh được
rằng có một trung tâm tái chế đặt trong vòng bán kính 1km kể từ cửa hàng của họ
(vùng thuận lợi).
6
Kế hoạch cũng đòi hỏi chính quyền phải tính toán một “ phí chế biến” cho mỗi
loại vật chứa. Phí này là sự sai biệt giữa giá trung bình đối với những người tái chế các
vật chứa trả lại và giá trị lúc thải bỏ. Nhà sản xuất phải đảm bảo giá phế thải bằng với
chi phí chế biến hoặc chi trả cho ngân sách chính quyền một chi phí chế biến bằng với
giá sai biệt kể trên. Chính quyền củng có thể trợ cấp (khoản chi trả khuyến khích sự
thuận lợi ) cho những người tái chế số lượng nhỏ để giúp cho họ hoạt động. Điểm yếu
chính của hệ thống kết hợp này hình như là các chi phí quản lý điều hành cao.
2.1.3 Tổng quan về công thức Nayasha Kaseke, 2003
Tính hiệu quả của hệ thống DRS ( Deposit Refund System) cần xem xét đến
các yếu tố là tính kinh tế và tỷ lệ rác thải thu gom ( tỷ lệ rác thải được người tiêu dùng
mang trả lại). Để đánh giá hiệu quả của chính sách DRS có thể dựa vào mức độ thay
đổi trạng thái đối ứng của người tiêu dùng trong việc trả lại sản phẩm sau khi sử dụng
( %QR ) theo từng mức ký thác hoàn trả (%DR) mối tương quan giữa hai yếu tố này
thể hiện qua hệ số co giản EL ( Elasticity).
El= %QR / %DR
Trong đó : %QR là tỷ lệ biến thiên về lượng chất thải thu hồi và được tính như
sau
%QR= (QR- QR0)/ QR0
Với QR, QR0 là tỷ lệ chất thải được trả lại tương ứng với các mức ký thác hoàn
trả DR, DR0 ,
%DR là tỷ lệ biến thiên của mức hoàn trả/ky quỷ và được tính theo công thức:
%DR= (DR- DR0)/ DR0
Với các giá trị DR được tính toán bằng tỷ lệ giữa mức hoàn trả và mức ký quỷ
DR= R/D
Trong đó R ( Refund, là mức hoàn trả) và D ( Deposit) là mức ký thác, được
tính theo tỷ lệ % theo giá bán sản phẩm.
2.1.4 Các nội dung quan trọng trong bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi trong các nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
(nghiên cứu CV) thường là những bảng câu hỏi tương đối dài và khó hiểu, đây là một
trong những lý do mà những nhà kinh tế học và các nhà nghiên cứu hoài nghi về khả
năng thực hiện nghiên cứu CVM ở các nước đang phát triển, nơi mà trình độ dân trí
7
còn quá thấp. Ngay cả ở các quốc gia phát triển cũng không phải là ngoại lệ. Vì thế,
việc xác định các nội dung then chốt trong bảng câu hỏi nhằm làm cho bảng câu hỏi
chặt chẽ và dễ hiểu là một việc làm hết sức cần thiết.
a. Lựa chọn giữa hỏi mức sẵn lòng trả (WTP) hay mức sẵn lòng nhận đền bù
(WTA)
WTP thường được dùng trong các trường hợp mà ở đó chất lượng môi trường
cải thiện hoặc để bảo tồn một loại tài nguyên nào đó… và người dân sẽ sẵn lòng trả
bao nhiêu tiền để các dự án đó được tiến hành.
WTA thường được hỏi khi có một dự án mà có thể gây ô nhiễm một vùng nào
đó, và người ta muốn biết người dân sẽ nhận một mức đền bù là bao nhiêu để chấp
nhận sống chung với ô nhiễm hay chấp nhận đền bù bao nhiêu khi dự án đó làm mất đi
một khu rừng, mất đi loài động vật mà họ thích ngắm…
Đề tài này chọn phương pháp hỏi mức sẳn lòng trả WTP của người dân cho
việc trả thêm một khoảng tiền mỗi khi mua một sản phẩm nước giải khát có bao bì là
chai nhựa.
b. Tình huống giả định
Tình huống giả định là nội dung then chốt đối với bảng câu hỏi CVM. Tình
huống giả định càng cụ thể, càng thực tế sẽ giúp cho việc phỏng vấn trở nên dễ dàng
hơn và các câu trả lời có độ tin cậy cao hơn. Các nghiên cứu CVM có kết quả cao
thường là những nghiên cứu xây dựng được tình huống giả định phù hợp và thực tế.
c. Các cách hỏi WTP/WTA :
Lựa chọn cách hỏi mức sẵn lòng trả trong các nghiên cứu sử dụng phương pháp
CVM cũng là một điều đáng quan tâm đối với các nhà nghiên cứu, vì với các cách hỏi
mức sẵn lòng trả khác nhau có những ưu, nhược điểm khác nhau, cách xử lý số liệu
cũng khác nhau và có những sai lệch nhất định. Vì thế, phải lựa chọn phương pháp hỏi
phù họp nhất. Có 4 phương pháp hỏi mức sẵn lòng trả: Câu hỏi đóng (Dichotomous
Choice hay Close- Ended Question), Payment Card, Bidding Games, Open - ended
question (câu hỏi mở).
Đề tài chọn phương pháp hỏi là Single – bounded dichotomous choice: Tiến
hành phân khoản từ mức WTP kì vọng cao nhất đến WTP kì vọng thấp nhất. Tại mỗi
mức giá này, sẽ tiến hành hỏi một nhóm đối tượng phỏng vấn, người được phỏng vấn
8
sẽ được trả lời “đồng ý” hay “không đồng ý” với mức giá này. Ưu điểm của cách hỏi
này giúp người trả lời dễ quyết định. Nhược điểm phải đảm bảo mức độ tin cậy trong
việc lấy mẫu ngẫu nhiên.
d. Xác định WTP/WTA khởi đầu hoặc WTP/WTA cao nhất
Việc đưa ra mức sẵn lòng trả khởi đầu luôn khó và đây cũng chính là một trong
những nhược điểm của phương pháp CVM. Những sai lệch do điểm khởi đầu
( Starting point bias) khi xây dựng các bảng điều tra về mức sẵn lòng trả sẽ dẫn đến
các kết quả khác nhau trong mức sẵn lòng trả của người dân.
Mức khởi đầu trong các bảng câu hỏi đánh giá ngẫu nhiên ảnh hưởng rất lớn
đến việc đo lường phúc lợi. Boyle et al. (1985), Desvousges et al. (1983), Samples
(1985 ), Rowe et al. (1980) và Thayer (1981) đã chỉ ra rằng các điểm khởi đầu ảnh
hưởng rất lớn đến quyết định cuối cùng của người trả lời trong phương pháp hỏi
Dichotomous – choice.
e. Xác định phương thức trả tiền hay nhận đền bù :
Khi mức sẵn lòng trả hay nhận đền bù đã được người dân chấp nhận. Việc xác
định phương thức để người dân trả tiền/nhận đền bù phù hợp sẽ giúp việc thực thi dự
án được dễ dàng hơn, khuyến khích mức sẵn lòng trả của người dân, tạo cơ sở cho các
nhà làm chính sách đưa ra những biện pháp quản lí nguồn ngân sách đóng góp một
cách hiệu quả nhất. Xác định phương thức trả tiền hay nhận đền bù phải đảm bảo 2
yếu tố (Churai Tapvong và Jittapatr Kruavan, 1999; Bateman I.J.1 và các cộng sự,
1995)
i Trả tiền như thế nào?)
Trả theo hàng tháng, hàng năm, hay chỉ trả 1 lần, trả theo từng hộ gia đình hay
từng thành viên trong gia đình, lượng tiền trả là cố định hay thay đổi phụ thuộc vào
một yếu tố nào đó có liên quan ( dựa vào lượng nước hay điện sử dụng…).
ii) Và, ai là người thu số tiền đó và số tiền đó sẽ làm gì?
Hơn ai hết, người dân muốn biết số tiền mà họ bỏ ra sẽ đi về đâu? Ai giữ? Và
họ sẽ làm gì với số tiền đó? Nên việc mô tả rõ cơ quan nào nhận trách nhiệm thu tiền
cũng như sẽ sử dụng chúng như thế nào sẽ giúp người được phỏng vấn yên tâm hơn và
sẵn sàng đưa ra mức sẵn lòng trả của mình.
9
2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Tổng quan TP.HCM
a. Điều kiện tự nhiên
i) Vị trí địa lý
TP.HCM ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện tổng diện tích tự nhiên là
2.095,01 km², có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp
tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai,
Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền
Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, TP.HCM cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ,
trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí
tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. TP.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng
về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là
một cửa ngõ quốc tế.
ii) Địa hình địa mạo
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao
nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ
có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại,
vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình
trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ
Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới
10 mét.
iii) Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, TP.HCM có hai mùa mưa –
khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống
13,8 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908
đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. TP.HCM chịu ảnh
hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Ngoài
ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam. Cũng như lượng mưa, độ ẩm
10
không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không,
74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%.
iv) Thủy văn
Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, TP.HCM có mạng lưới
sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước,
sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn có lưu
lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông
Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của
TP.HCM là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn,
chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái
chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính,
Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu
Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến
Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp
TP.HCM trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của
biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông
nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
b. Tình hình xã hội
i) Dân số
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 TP.HCM có dân số 7.123.340
người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có
3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9% . Dân số thành
phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2,086.185
người, bính quân tăng gần 209.000 người/năm, tốc độ tăng 3,53%/năm, chiếm 22% số
dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Theo số liệu thống kê năm 2004,
85,24% dân cư sống trong khu vực thành thị và TP.HCM cũng có gần một phần năm
là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số
thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer.
Sự phân bố dân cư ở TP.HCM không đồng đều. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay
10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000
tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ
11
chỉ có 96 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07%
thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có
khoảng 1 triệu khách vãng lai tại TP.HCM. Đến năm 2010, có số này còn có thể tăng
lên tới 2 triệu.
ii) Y tế
TP.HCM với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng
lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn xã
hội, như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường... gây ảnh hưởng lớn tới sức
khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát triển
như sốt rét, sốt xuất huyết, tả, thương hàn... hay các bệnh của những quốc gia công
nghiệp phát triển, như tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, tâm thần, bệnh nghề nghiệp...
đều xuất hiện ở TP.HCM. Tuổi thọ trung bình của nam giới ở thành phố là 71,19, con
số ở nữ giới là 75,00.
Vào năm 2005, TP.HCM có 21.780 nhân viên y tế, trong đó có 3.399 bác sĩ. Tỷ
lệ bác sĩ đạt 5.45 trên 10 nghìn dân, giảm so với con số 7.31 của năm 2002. Toàn
thành phố có 19.442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà hộ sinh. Thế
nhưng mạng lưới bệnh viện chưa được phân bổ hợp lý, tập trung chủ yếu trong nội ô.
Theo con số năm 1994, chỉ riêng Quận 5 có tới 13 bệnh viện với 5.290 giường, chiếm
37% số giường bệnh toàn thành phố. Bù lại, hệ thống y tế cộng đồng tương đối hoàn
chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành phố
cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực
cho các bệnh viện lớn. Cũng tương tự hệ thống y tế nhà nước, các cơ sở này tập trung
chủ yếu trong nội ô và việc đảm bảo các nguyên tắc chuyên môn chưa được chặt chẽ.
Sở Y tế thành phố hiện nay quản lý 8 bệnh viện đa khoa và 20 bệnh viện
chuyên khoa. Nhiều bệnh viện của thành phố đã liên doanh với nước ngoài để tăng
chất lượng phục vụ.
iii) Giáo dục
Về mặt hành chính, Sở Giáo dục TP.HCM chỉ quản lý các cở sở giáo dục từ bậc
mầm non tới phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo Việt Nam. Trong năm học 2008–2009, toàn thành phố có 638 cơ sở giáo dục
mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55 trường cấp II,
12
III. Ngoài ra, theo con số từ 1994, TP.HCM còn có 20 trung tâm xóa mù chữ, 139
trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng 1.308 cơ sở
giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dân
lập, tư thục.
Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố.
Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào bốn
huyện ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Các trường ngoại ngữ ở
TP.HCM không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn một trường dạy quốc
tế ngữ, một trường dạy Hán Nôm, bốn trường dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
TP.HCM hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục
đầu tư.
Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ
Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (đại học Sài
Gòn và đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý. Là thành phố lớn
nhất Việt Nam, TP.HCM cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất, cùng
với Hà Nội. Đại học Quốc gia TP.HCM với năm đại học thành viên. Nhiều đại học lớn
khác của thành phố như Đại học Kiến trúc, Đại học Y Dược, Đại học Ngân hàng, Đại
học Luật, Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế... đều là các đại học quan trọng của Việt
Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của
thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia.
Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây nhưng
giáo dục TP.HCM vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí chưa cao và chênh
lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô. Tỷ lệ trẻ em người
Hoa không biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ em người Kinh. Giáo dục đào tạo
vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội. Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục
thành phố còn kém. Nhiều trường học sinh phải học ba ca. Thu nhập của giáo viên
chưa cao, đặc biệt ở các huyện ngoại thành.
c. Kinh tế
TP.HCM giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6%
diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9%
giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Nền kinh tế của TP.HCM đa
13
dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây
dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm
33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại,
công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ
chiếm 1,2%.
Tuy vậy, nền kinh tế của TP.HCM vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn
thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. có trình độ
công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ
giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền
kinh tế.
Công nghiệp:
Công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7% tỷ trọng. Tính đến giữa năm 2006, 3
khu chế xuất và 12 khu công nghiệp. TP.HCM đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư,
trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và
19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng
trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD.
Thương mại dịch vụ:
Về thương mại, TP.HCM có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa
dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố,
hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm
thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu
thụ của TP.HCM cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần
thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, có mã giao dịch là VN-Index,
được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị
trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng
giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.
Du lịch:
Trong khoảng 4,3 triệu khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2007, 3 triệu
khách đã tới thăm TP.HCM, tức khoảng 70%. Năm 2007 cũng là năm thành phố có
14