Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU NGHỆ TĨNH X

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU NGHỆ TĨNH

CAO THỊ LÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2010

i


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác
định kết quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh ” do Cao Thị Lý, sinh viên khóa
32, ngành Kinh tế, chuyên ngành Kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________ .

Trần Văn Mùa
Người hướng dẫn,

______________________
Ngày


tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

_________________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

ii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa kinh tế Đại học Nông Lâm
TPHCM đã truyền đạt những kiến thức bổ ích, kinh nghiệm vô cùng quý báu trong quá

trình học tập, là cơ sở vững chắc để em làm đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Văn Mùa đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn quý công ty Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh đã luôn tạo điều kiện thuận lợi,
nhiệt tình hướng dẫn trong quá trình em thực tập.
Cảm ơn Anh Võ Anh Tuấn – Kế toán trưởng , cùng các anh chị phòng ban luôn
giúp đỡ em để có thể hoàn thành tốt đề tài.
Cuối cùng con xin cảm ơn bố mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con khôn lớn để có
ngày hôm nay, cả đời chỉ mong con nên người và học tập thật tốt, công lao đó con sẽ
không bao giờ quên.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii


NỘI DUNG TÓM TẮT
CAO THỊ LÝ. Tháng 4 năm 2010. “Kế Toán Tiêu Thụ Hàng Hóa Và Xác Định
Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Xăng Dầu Nghệ Tĩnh”
CAO THI LY. APRIL 2010. “To account the consumption prosess and define
the trade result at Petrolimex Nghe Tinh company”
Khóa luận tìm hiểu về Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh với các nội dung chính:
- Từ quá trình thực tập tại công ty sẽ tiến hành mô tả, phân tích, đưa ra các ví dụ
nhằm làm nổi bật quá trình kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
bao gồm:
+ Phương pháp hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm.
+ Phương pháp hạch toán giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp.
+ Phương pháp hạch toán doanh thu và chi phí tài chính, doanh thu và chi phí
khác.
+ Phương pháp hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Quá trình hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh.
- Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tại công ty.

iii


MỤC LỤC
Trang
NỘI DUNG TÓM TẮT

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1


1

MỞ ĐẦU

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG 2

4

TỔNG QUAN

4


2.1. Sơ lược về Công ty

4

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty

4

2.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty

6

2.3.1. Vị trí

6

2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ

6

2.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh

6

2.5. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

8

2.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty


8

2.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

8

2.6. Tổ chức công tác kế toán

10

2.6.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
v

10


2.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán

10

2.6.3. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán

12

CHƯƠNG 3

16

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


16

3.1. Cơ sở lý luận

16

3.1.1. Các khái niệm cơ bản:

16

3.1.2. Ý nghĩa của việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh

16

3.2. Kế toán quá trình tiêu thụ

17

3.2.1. Khái niệm

17

3.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

17

3.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

19


3.2.4. Kế toán giá vốn hàng bán

21

3.2.5. Kế toán chi phí bán hàng

23

3.2.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

24

3.3. Kế toán doanh thu – chi phí hoạt động tài chính

26

3.3.1. Khái niệm

26

3.3.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

26

3.3.3. Kế toán chi phí tài chính

28

3.4. Kế toán thu nhập – chi phí hoạt động khác


29

3.4.1. Khái niệm

29

3.4.2. Kế toán thu nhập khác

30

3.4.3. Kế toán chi phí khác

31

3.5. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

33

3.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

35

3.7. Phương pháp nghiên cứu

37

3.7.1. Phương pháp thu thập

37


3.7.2. Phương pháp xử lý số liệu

37

3.7.3. Phương pháp mô tả

38

CHƯƠNG 4

39
vi


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

39

4.1. Công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa tại Công ty

39

4.1.1. Đặc điểm, đặc thù chi phối công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty

39

4.1.2. Một số phương thức tiêu thụ tại công ty

40


4.2. Kế toán quá trình tiêu thụ hàng hóa

46

4.2.1.Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

46

4.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

63

4.3. Kế toán chi phí

71

4.3.1. Kế toán giá vốn hàng bán

771

4.3.2. Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

777

4.4. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính

86

4.5. Kế toán chi phí và thu nhập khác


89

4.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

90

CHƯƠNG 5

94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

94

5.1. Kết luận

94

5.2. Kiến nghị

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

102

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTC

Bộ tài chính

CP

Chi phí

CHXD

Cửa hàng xăng dầu

DT

Doanh thu

DMN

Dầu mỡ nhờn

GTGT

Giá trị gia tăng

KH

Khách hàng

KT


Kế toán

PK

Phụ kiện

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TGNH

Tiền gửi ngân hàng

TNTX

Tạm nhập tái xuất

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định


TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

XDCB

Xây dựng cơ bản

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Trích Hợp đồng mua bán xăng dầu

48

Bảng 4.2. Trích Mẫu hóa đơn GTGT

52

Bảng 4.3. Bảng kê chi tiết hàng hóa xuất

53

Bảng 4.4. Giao diện nhập hoa đơn GTGT

53


Bảng 4.5. Trích Bảng kê hàng hóa xuất

55

Bảng 4.6. Trích Bảng kê tổng hợp xuất giá vốn-giá bán

56

Bảng 4.7. Trích Sổ chi tiết tùy chọn kế toán TK 51111

56

Bảng 4.8. Trích Bảng kê số 8

57

Bảng 4.9. Trích Nhật ký chứng từ số 8

58

Bảng 4.10. Trích Sổ cái TK 511

59

Bảng 4.11. Trích Sổ chi tiết phát sinh công nợ

60

Bảng 4.12. Trích Bảng tổng hợp chi tiết phát sinh công nợ


61

Bảng 4.13. Trích Bảng kê số 10

62

Bảng 4.14. Trích Báo cáo tiêu thụ quý 4/2009

62

Bảng 4.15. Trích Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho

67

Bảng 4.16. Trích Sổ chi tiết tùy chọn kế toán TK 6321111

68

Bảng 4.17. Trích Sổ chi tiết tùy chọn kế toán TK 632211

69

Bảng 4.18. Trích sổ cái TK 632

69

Bảng 4.19. Giao diện nhập chứng từ Tiền mặt-Thanh toán CP tiếp thị

71


Bảng 4.20. Giao diện nhập chứng từ Tiền mặt-Chi mua văn phòng phẩm

72

Bảng 4.21. Trích Sổ chi tiết tùy chọn kế toán TK 641111

73

Bảng 4.22. Trích Bảng tổng hợp CP bán hàng và QLDN theo từng loại hình
kinh doanh

73

Bảng 4.23. Trích Sổ cái TK 641

74

Bảng 4.24. Trích Sổ cái TK 635

77
ix


Bảng 4.25. Trích sổ cái TK 515

77

Bảng 4.26. Sổ cái TK 811

79


Bảng 4.27. Sổ cái TK 711

79

Bảng 4.28. Trích Sổ chi tiết tùy chọn kế toán TK 911111

81

Bảng 4.29. Trích Sổ cái TK 911

81

Bảng 4.30. Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

82

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Quy trình kinh doanh tại công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh

7

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

8


Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

10

Hình 2.4. Màn hình giao diện phần mềm kế toán

14

Hình 2.5. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ trên máy vi
tính

14

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0031725
Phụ lục 2: Hợp đồng mua bán xăng dầu số 0986/HĐMB
Phụ lục 3: Sổ cái TK 511
Phụ lục 4: Báo cáo tiêu thụ quý IV
Phụ lục 5: Sổ cái TK 136
Phụ lục 6: Sổ cái TK 131
Phụ lục 7: Sổ chi tiết phát sinh công nợ
Phụ lục 8: Bảng kê chi tiết phát sinh công nợ
Phụ lục 9: Bảng kê tổng hợp chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp theo từng loại
hình kinh doanh
Phụ lục 10: Sổ cái TK 635
Phụ lục 11: Sổ cái TK 515
Phụ lục 12: Sổ cái TK 8111

Phụ lục 13: Sổ cái TK 7111
Phụ lục 14: Sổ cái TK 911111
Phụ lục 15: Bảng cân đối kế toán năm 2009
Phụ lục 16: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009
Phụ lục 17: Những thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả
kinh doanh

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường đầy
biến động và nhạy bén, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển hoạt động
sản xuất kinh doanh thì phải có sự chuẩn bị hoàn thiện về bộ máy quản lý cùng với sự
tồn tại sáng tạo để có phương pháp kinh doanh phù hợp đem lại nhiều lợi ích chung
cho doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của xã hội, các hoạt động sản xuất kinh
doanh ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng, kéo theo sự sâu sắc về hoạt động
quản lý. Vì vậy trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải
liên quan gắn chặt với công tác hạch toán kế toán, đây là một hệ thống thông tin kế
toán tài chính của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó lợi nhuận và lợi nhuận ổn định đã trở thành động lực chính hướng
dẫn và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Muốn có được
lợi nhuận, cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm tốt công tác kế toán,
nhất là kế toán tiêu thụ.
Thật vậy, đối với các doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp thương mại thì
hoạt động tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng nhất, nó quyết định doanh thu,
lợi nhuận và quan trọng hơn là nó quyết định sự hoạt động liên tục của các hoạt động

khác. Do đó, việc phản ánh kịp thời, chính xác và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh về tình hình tiêu thụ của bộ phận kế toán có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó
giúp cho các nhà quản lý có cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn được các phương án kinh doanh tối ưu nhằm đẩy
mạnh quá trình tiêu thụ hàng hoá trong tương lai, đem lại lợi nhuận cao cho doanh
nghiệp.
1


Bằng những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại trường, được
sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi của Công ty xăng dầu
Nghệ Tĩnh đã giúp em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể trong luận văn này bao gồm những điểm đáng chú ý sau:
-

Tìm hiểu về công tác Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công

ty xăng dầu Nghệ Tĩnh.
-

Đánh giá những điểm mạnh, và các tồn tại trong công tác kế toán, qua đó đề

xuất những ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại Công ty.
-

Củng cố nâng cao kiến thức chuyên ngành kế toán.

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và Xác định kết quả kinh doanh tại công ty

xăng dầu Nghệ Tĩnh.
Không gian: tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh
Thời gian: từ 5/04/2010 đến 05/06/2010.
Việc thu thập, phân tích, đánh giá được lấy của năm 2009.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở Đầu
Sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc của luận
văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh, quá trình hình thành và phát
triển, cơ cấu bộ máy tổ chức trong công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu những khái niệm, phương pháp nghiên cứu, phương pháp hạch toán kế toán
về doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp, và xác đinh kết quả kinh doanh.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
2


Phản ánh doanh thu và chi phí, tình hình hoạt động tài chính của công ty, xác
định kết quả kinh doanh. Qua đó đánh giá, phân tích, nhận xét tình hình hoạt động kinh
doanh và hệ thống hoạch toán kế toán.
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá đưa ra những nhận xét hợp lý cho
công ty, phân tích rõ ưu nhược điểm, tìm ra nguyên nhân nhằm giúp công ty nâng cao
hiệu quả kinh doanh.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược về Công ty
Tên công ty:

Công ty Xăng dầu Nghệ Tĩnh

Tên giao dịch: NgheTinh Petrolimex
Địa chỉ:

Số 04 - Đường Nguyễn Sỹ Sách - TP Vinh - Tỉnh Nghệ An

Điện thoại:

038 3844 701

Website:

/>
Mã số thuế:

2900326304

Tài khoản:

010 100 000 0028 tại Ngân hàng Ngoại Thương Vinh

Fax: 038 3845 801


Người đại diện trước pháp luật: Ông Ngô Xuân Bình - Giám đốc Công ty
Nguồn vốn của công ty: Tổng số vốn điều lệ là: 16.030.000.000 đồng
Tổng số tài sản hiện có là:

230.868.682.810 đồng, trong đó

+ Tài sản ngắn hạn là:

116.094.695.909 đồng

+ Tài sản dài hạn là:

114.773.986.901 đồng

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Công ty Xăng dầu Nghệ Tĩnh là thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt
Nam, tiền thân là Công ty Xăng dầu mỡ kiêm Tổng kho Vinh được thành lập ngày 29
tháng 12 năm 1956, theo quyết định QĐ 446/ BTN-TC của Bộ thương nghiệp. Quá
trình phát triển của công ty có thể chia thành các giai đoạn sau:
* Thời kỳ 1956 - 1964:
Đây là giai đoạn hình thành và xây dựng toàn trạm với 37 cán bộ công nhân viên,
2 xe vận tải và kho chứa. Năm 1960 mở rộng thêm bể chứa nâng thêm dung tích, tính
chung đến năm 1964 có thêm 14 bể chứa lớn nhỏ tổng dung tích là: 14.400m3. Những
năm đầu Công ty mới thành lập chỉ cung ứng 4.200 tấn, đến năm 1960 là 7.200 tấn và
4


đến năm 1963 lên tới 12.478 tấn. Đầu năm 1961, công ty đổi tên thành Công ty Xăng
dầu Nghệ An.

* Thời kỳ 1964 - 1975:
Nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn này là vừa phải bảo vệ khối lượng xăng
dầu lớn trước kẻ thù vừa đảm nhiệm việc cung ứng nguồn hàng cho toàn tuyến.
Năm 1975, đất nước thoát khỏi chiến tranh, Công ty Xăng dầu Nghệ An đổi tên
thành Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh, công ty tiến hành trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ
thuật với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc
* Thời kỳ 1975 – 1985:
Đây là thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh cùng với sự tồn tại của cơ chế quản lý
tập trung quan liêu bao cấp và cuộc chiến tranh biên giới. Nguồn nhập xăng dầu bị thu hẹp,
cung- cầu mất cân đối, tuy nhiên Công ty đã kiên trì phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ, về mặt tổ chức về quy mô, địa bàn hoạt động có nhiều biến động. Nhưng thời kỳ này
Công ty là Doanh nghiệp quốc doanh, độc quyền của Nhà nước, kinh doanh theo chỉ tiêu,
hạn mức chỉ chú ý đến mặt hiện vật không chú ý đến mặt giá trị và hiệu quả hoạt động.
* Thời kỳ 1986 cho đến nay:
Thời kỳ bao cấp kéo dài đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Năm 1987
dưới sự tác động của công cuộc đổi mới Công ty đã có những biến đổi ban đầu, thiết
lập mô hình tổ chức kinh doanh, nâng cấp mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật, bổ sung lực
lượng lao động mới có trình độ, sắp xếp lại bộ máy. Địa bàn hoạt động trên hai tĩnh
Nghệ An và Hà Tĩnh, ngày 09/03/1987 Xí nghiệp xăng dầu Nghệ An được tách ra khỏi
Công ty xăng xăng dầu khu vực III trở thành một thành viên trực thuộc Tổng Công ty
xăng dầu Việt Nam.
Năm 1990, mở rộng thị trường Công ty đã xuất bán điều động nội bộ cho các
đơn vị thuộc Tổng Công ty xăng dầu (Quảng Bình, Thanh Hoá) và tái xuất sang nước
bạn Lào. Hiện nay Công ty đã trở thành một Doanh nghiệp lớn trên địa bàn có uy tín
ngày càng cao trên thị trường xăng dầu. Quy mô các kho chứa ngày một mở rộng (Đến
nay sức chứa hai kho Nghi Hương, Bến Thuỷ là 32.800 m3), thị phần của Công ty
chiếm 75% trên địa bàn kinh doanh, mạng lưới bán lẻ xăng dầu được mở rộng khắp
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
5



Kể từ năm 2001 đến nay, do thị trường xăng dầu thế giới không ổn định, giá xăng
dầu nhập khẩu tăng cao dẫn đến toàn Tổng Công ty kinh doanh trong điều kiện không có
lãi, Nhà nước khuyến khích nhiều đầu mối nhập khẩu xăng dầu dẫn đến thị trường xăng
dầu cạnh tranh ngày càng quyết liệt, trước tình hình kinh doanh mới Công ty xăng dầu
Nghệ Tĩnh đã nỗ lực phấn đẫu giữ vững thị phần, mở rộng quy mô, nhất là mạng lưới bán
lẻ nhằm phục vụ một cách chất lượng nhất đến người tiêu dùng.
2.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty
2.3.1. Vị trí
Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về mặt
tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng,
sử dụng con dấu riêng, tổ chức hoạt động kinh doanh theo pháp luật của Nhà Nước.
Trụ sở chính của công ty đặt tại : Số 4 Nguyễn Sỹ Sách, thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An
2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ
Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh có chức năng đáp ứng nhu cầu về xăng dầu và các sản
phẩm hoá dầu trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh với nhiệm vụ chính:
- Xây dựng kế hoạch nguồn hàng trên cơ sở dự báo khả năng tiêu thụ xăng dầu
gửi Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam phê duyệt.
- Tổ chức tiếp nhận xăng dầu Diesel, dầu hoả, mazút bằng đường thuỷ, bộ.
- Tổ chức bán xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu cho các đơn vị thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau và cho nhu cầu dân cư trên địa bàn.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển mạng lưới xăng dầu để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Ngoài kinh doanh công ty còn có nhiệm vụ vô cùng quan trọng về chính trị, đó
là cung ứng xăng dầu cho quốc phòng, quân đội, dự trữ quốc gia về xăng dầu.

2.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh
được khép kín từ khâu nhập đến khâu xuất bán

* Nhập hàng:
Hàng kỳ trên cơ sở lượng hàng xuất bán và mức tồn kho từng mặt hàng, Công ty
lập kế hoạch nhập hàng theo quy định. Việc nhập hàng được thực hiện tại 2 kho:
6


- Kho xăng dầu Nghi Hương (với dung tích 14.000 m3): Nhập hàng bằng đường
thuỷ tại cảng Nghi Hương - Cửa Lò, sau đó đẩy hàng bằng đường ống (chiều dài trên
14,2 km) về kho xăng dầu Bến Thuỷ.
- Kho xăng dầu Bến Thuỷ (dung tích 18.800 m3): Nhập hàng bằng đường thuỷ tại
cảng Bến Thuỷ, nhập bằng đường ống từ kho xăng dầu Nghi Hương.
* Xuất hàng:
- Tại kho xăng dầu Bến Thuỷ và kho xăng dầu Nghi Hương:
Công ty xuất hàng bằng xe ô tô sitec tại các kho theo các phương thức xuất bán
buôn, bán đại lý, bán lẻ, xuất bán tái xuất, xuất điều động nội bộ ngành và xuất di
chuyển nội bộ công ty
- Tại các cửa hàng bán lẻ:
Công ty có mạng lưới bán lẻ hơn 82 cửa hàng phân bố trên địa bàn 2tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh phục vụ cho các nhu cầu lẻ (ô tô, xe máy) trên địa bàn.
- Tại các đại lý, Tổng đại lý: Công ty có hệ thống gồm 3 Tổng đại lý và hơn 160 đại
lý bán lẻ, bán theo giá của Công ty quy định trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Hình 2.1: Quy trình kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Nghệ Tĩnh
Bán buôn
Xăng
dầu và
các sản
phẩm
hoá dầu


Bán đại lý
Nhập
kho

Các nghiệp
vụ tác nghiệp
kinh doanh

Bán lẻ
Xuất bán tái xuất
Xuất điều động nội bộ
Xuất di chuyển nội bộ

(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp)

7


2.5. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Của Công Ty
BAN GIÁM
ĐỐC

PHÒNG
KD

PHÒNG
KTOÁN


PHÒNG
TCLĐTL

PHÒNG
QLKT

PHÒNG
HCQT

PHÒNG
KDTH

PHÒNG
THANH TRA

CHI
NHÁNH
XDHT

KHO DẦU
MỠ NHỜN

KHO XĂNG
DẦU

CÁC CỬA
HÀNG BÁN LẺ

2.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
* Ban giám đốc gồm: 05 người.

- Giám đốc Công ty: Là người vừa đại diện Nhà nước vừa đại diện cho tập thể
lao động. Người thực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp về
bảo toàn vốn, có quyền quyết định bộ máy của Công ty đảm bảo nhanh gọn.
- Các Phó giám đốc Công ty: Tham mưu giúp việc cho giám đốc Công ty về
các lĩnh vực được phân công. Có 4 phó giám đốc Công ty: Phó giám đốc phụ trách
công tác kinh doanh xăng dầu sáng, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh tổng hợp
kiêm nội chính, Phó giám đốc phụ trách công tác quản lý kỹ thuật, Phó giám đốc trực
tiếp phụ trách và điều hành mọi hoạt động tại Chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh.
* Các phòng ban chuyên môn: Được lập ra để giúp giám đốc, có nhiệm vụ
tham mưu trong lĩnh vực chuyên môn của mình đảm bảo cho hoạt động xản xuất kinh
8


doanh đạt hiệu quả cao và thực hiện đúng chế độ chính sách qui định đối với Nhà nước
và người lao động cụ thể như sau:
- Phòng kinh doanh xăng dầu, Phòng kinh doanh tổng hợp: Tham mưu trong
công tác kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự thảo hợp đồng kinh tế, áp dụng về chiến lược,
sách lược kinh doanh, chính sách mặt hàng và các chính sách khác như: tiếp thị, quảng
cáo, các hoạt động bán hàng, các dịch vụ sau bán hàng... Điều tra nghiên cứu thị
trường để xây dựng kế hoạch kinh doanh, đảm bảo nguồn hàng cho công việc kinh
doanh. Trực tiếp chỉ đạo điều hành kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc.
- Phòng Tài chính - Kế toán: Làm nhệm vụ tham mưu trong công tác quản lý
kinh tế tài chính, công tác hạch toán kinh tế trong Công ty và nội bộ Doanh nghiệp, lập
các kế hoạch về nhu cầu vốn và sử dụng các nguồn vốn đảm bảo đúng chế độ và có
hiệu quả, dự thảo các khoản phải thu, xây dựng kế hoạch tài chính, mở tiền gửi tại
Ngân hàng, lên bảng cân đối số phát sinh, lập báo cáo định kỳ...
- Phòng quản lý kỹ thuật: Tham mưu trong công nghệ sản xuất kinh doanh, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp,
tham mưu trong công tác quản lý thiết bị. Đảm bảo về số lượng và chất lượng hàng

hoá theo tiêu chuẩn qui định. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn
Công ty. Đảm bảo công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bão lụt ...
- Phòng Tổ chức lao động - Tiền lương: Tham mưu trong lĩnh vực sắp xếp bộ
máy quản lý Doanh nghiệp, lĩnh vực tiền lương, quản lý người lao động hướng dẫn chấp
hành các chế độ tiền lương, tiền thưởng, tham mưu giải quyết các quyền lợi bảo hiểm, bảo
hộ cho người lao động, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người lao động ...
- Phòng Hành chính quản trị: Tổ chức thực hiện công tác hành chính quản trị,
các trang thiết bị văn phòng phẩm. Có kế hoạch xây dựng và tu sữa nhỏ tại văn phòng
Công ty, giúp Giám đốc tiếp đón khách, có nhiệm vụ bảo vệ an toán tài sản của Doanh
nghiệp, của cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Doanh nghiệp, có kế hoạch phòng
ngừa các hiện tượng tiêu cực trong phạm vi trật tự an ninh nội bộ...
- Phòng thanh tra – bảo vệ: Có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra các cửa hàng xăng
dầu về mặt an toàn tài chính, hàng hóa, lập các phương án bảo vệ tài sản các đơn vị
trực thuộc Công ty.
9


* Chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh: Trực tiếp kinh doanh các mặt hàng mà Công ty
đã đăng Ký. Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác tổ chức và kết quả hoạt động kinh
doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty.
* Kho dầu mỡ nhờn, gas, nhựa đường:
Đây là trung tâm phân phối bán buôn, bán lẻ các loại dầu nhờn, nhựa đường,
gas lỏng, bếp gas...
* Hệ thống các cửa hàng bán lẻ xăng dầu:
Đây là các điểm bán buôn, bán lẻ trực tiếp cho các khách hàng có nhu cầu về
xăng dầu, các loại có khối lượng hàng dưới một xe ôtô vận tải. Hệ thống này rất quan
trọng và là nơi thay mặt Công ty tiếp xúc với khách hàng hàng ngày, Công ty có hơn
82 cửa hàng phân bố trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
2.6. Tổ chức công tác kế toán
2.6.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp

KT
kho
hàng,
công
nợ nội
bộ

KT
tiêu
thụ,
công
nợ
KH

Phó phòng kế toán
(KT TSCĐ, XDCB)

KT
công
cụ, vật
tư nội
bộ

KT
chi phí
hoạt

động
kinh
doanh

KT
thanh
toán
tiền
gửi

KT
thanh
toán
tiền
mặt

Thủ
quỹ

Kế toán các cửa hàng xăng dầu
(Nguồn: Phòng kế toán)
2.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán
* Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn toàn bộ công tác kế
toán, thông tin kế toán ở công ty và trực tiếp phụ trách công tác tài vụ.
10


* Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp số liệu, phản ánh các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh mà các phần hành kế toán đã tổng hợp được để tiến hành lên sổ cái tài
khoản.

Kế toán tổng hợp là người giúp kế toán trưởng trong việc tạo lập các thông tin
kế toán cũng như việc tạo lập các báo cáo kế toán, tổ chức thông tin kế toán, phân tích
thông tin kinh tế và tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ kế toán nói chung.
* Phó phòng kế toán (Kiêm kế toán XDCB, TSCĐ): có nhiệm vụ tập hợp số
liệu, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà các phần hành kế toán liên quan đến
xây dựng cơ bản và tài sản cố định.
* Kế toán kho hàng công nợ nghành: mặt hàng kinh doanh chủ yếu tại Công
ty xăng dầu Nghệ Tĩnh là xăng, dầu, nhựa đường, gas và phụ kiện. Vì vậy kế toán kho
hàng có nhiệm vụ tổ chức ghi chép phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn hàng hoá kinh
doanh của công ty. Việc phản ánh giá trị hàng tồn kho được thực hiện trên giá hạch
toán, giá này được tổng công ty thống nhất trong toàn ngành, ngoài việc ghi chép,
phản ánh sự biến động của hàng hoá, kế toán kho hàng còn phải kiểm tra việc chấp
hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng hàng hoá tồn kho, tham gia kiểm kê đánh giá
lại giá trị hàng tồn kho theo chế độ nhà nước quy định.
* Kế toán tiêu thụ kiêm kế toán công nợ khách hàng: có nhiệm vụ theo dõi
toàn bộ số lượng cũng như giá trị hàng hoá bán ra, xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá.
Trên cơ sở phản ánh doanh thu hàng hoá tiêu thụ, bộ phận kế toán này còn chịu trách
nhiệm doanh thu cho hàng hoá tiêu thụ trên cơ sở tỷ lệ % thuế doanh thu do nhà nước
quy định, thường xuyên phản ánh và theo dõi chi tiết về công nợ của khách hàng để
có kế hoạch kiểm tra và thu hồi công nợ.
* Kế toán công cụ dụng cụ, vật tư nội bộ: Phản ánh mọi sự biến động về công
cụ dụng cụ và vật tư nội bộ tại công ty.
* Kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh số lượng, giá trị tài
sản cố định hiện có, tình hình tăng, giảm tài sản cố định, việc kiểm tra giữ gìn, bảo
dưỡng, sử dụng tài sản cố định và kế hoạch đầu tư đổi mới tài sản cố định trong công
ty. Tính toán phân bổ chính xác khấu hao tài cản cố định và chi phí theo đúng chế độ
nhà nước quy định. Tham gia lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa
chữa và dự toán chi phí sữa chữa tài sản cố định.
11



Phản ánh số hiện có và tình hình biến động của tài sản cố định, kiểm kê đánh
giá lại tài sản cố định, phản ánh giám đốc tình hình biến động về nguồn vốn trong
công ty, kiểm tra chặt chẽ kế hoạch huy động và sử dụng các loại nguồn vốn, đảm bảo
cho việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo nguồn vốn
luôn được bảo toàn và phát triển.
* Kế toán chi phí lưu thông công nợ nôi bộ: có nhiệm vụ tổ chức tập hợp và
phân bổ chi phí theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định bằng các phương
pháp thích hợp với từng loại chi phí, tập hợp chi phí theo khoản mục và theo yếu tố
chi phí, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và phân tích tình hình thực hiện các định
mức chi phí đối với từng chi phí trực tiếp, xây dựng các định mức chi phí chung, chi
phí bán hàng, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí kinh
doanh.
* Kế toán thanh toán kiêm kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền mặt: có nhiệm vụ
kiểm tra và theo dõi mọi công tác thanh toán của công ty, rà soát các khoản tạm ứng
cần phải thu, từ đó giúp cho giám đốc công ty quản lý được chặt chẽ hơn tình hình tài
chính của đơn vị.
Kế toán tiền gửi ngân hàng: có nhiệm vụ phản ánh kịp thời, đầy đủ về số hiện
có và tình hình biến động của tiền gửi ngân hàng, kiểm tra mọi chế độ thu, chi của
tiền gửi.
Kế toán tiền mặt: có nhiệm vụ phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình
thu, chi và quản lý tiền mặt tại công ty .
* Thủ quỹ: là người chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt tại
công ty.
* Kế toán các cửa hàng xăng dầu: được bố trí tại các cửa hàng bán lẻ xăng
dầu, thực hiện nhiệm vụ hạch toán báo sổ. Hàng kỳ thống kê các nghiệp vụ phát sinh
tại cửa hàng và đối chiếu với các phòng ban tại văn phòng công ty (vào đầu tháng
sau). Quản lý tiền, hàng, công nợ và thực hiện các chế độ đối với cán bộ công nhân
viên tại cửa hàng.


2.6.3. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán
- Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán ngành xăng dầu do Tổng Công
ty Xăng dầu Việt Nam ban hành và được Bộ Tài chính chấp nhận, dựa theo chế độ kế
12


toán doanh nghiệp theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Kèm theo quyết
định số 049 XD - QĐ - HĐQT ngày 13/02/2008 của chủ tịch Hội đồng quản trị về việc
ban hành chế độ kế toán áp dụng tại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam
Công ty áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng
dẫn
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 năm dương lịch
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo giá gốc
- Phương pháp xác định trị giá hàng xuất kho: phương pháp giá hạch toán
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: phương pháp giá nhập trước xuất
trước
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp ghi nhận TSCĐ: Ghi nhận theo nguyên giá
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng
- Phương pháp tính thuế GTGT: Tính theo phương pháp khấu trừ
- Hình thức kế toán áp dụng: kế toán máy trên cơ sở Nhật ký chứng từ
- Phần mềm kế toán đơn vị đang áp dụng
Công ty Xăng dầu Nghệ Tĩnh đang sử dụng phần mềm kế toán PBM (Petrolimex
Business Manager). Đây là phần mềm kế toán được thiết kế đặc thù dành riêng cho
ngành xăng dầu Việt Nam do Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam thiết kế và cấp cho
Công ty. Phần mềm bao gồm các phân hệ: Kế toán, Kinh doanh, Tài sản cố định,
Nguyên liệu vật liệu, Công cụ lao động, Kiểm kê , Vận tải thuỷ và tin nhanh.
Hình 2.4 Màn hình giao diện phần mềm kế toán máy PBM

13



×