Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN CHÂU ĐỨC HUYỆN CHÂU ĐỨC – TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI
QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN CHÂU ĐỨC
HUYỆN CHÂU ĐỨC – TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

CHÂU THỊ KIM NGÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN NGHIỆP
VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CHÂU
ĐỨC”do Châu Thị Kim Ngân, sinh viên khóa 32, ngành Kế Toán, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ____________________.

Lê Văn Hoa
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng 07 năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Xin gửi lời cám ơn chân thành và trân trọng đến những người mà tôi yêu mến!
Trước hết con xin gửi lời cám ơn sâu sắc và trân trọng đến người quan trọng
nhất của cuộc đời con đó là mẹ , người đã có công sinh ra và nuôi dưỡng con đến ngày
hôm nay.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến tấc cả quý thầy cô đã giảng dạy ,dìu dắt
em trong suốt quãng đường đai học tại trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
.Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Hoa , cám ơn thầy đã tận tụy
chỉ bảo , hướng dẫn cho em trong suốt quá trình làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Quỹ tín dụng nhân dân Châu Đức đã
tạo điều kiện cho em thực tập tại đơn vị , cám ơn tất cả các anh, chị phòng Kế toán đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực tập tại đơn vị.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến tấc cả bạn bè đã cùng tôi chia sẻ khó khăn,
niềm vui và nỗi buồn và giúp đỡ cho tôi trong suốt quãng đường đại học.
Xin trân trọng cám ơn!
Sinh viên
Châu Thị Kim Ngân



NỘI DUNG TÓM TẮT
CHÂU THỊ KIM NGÂN. Tháng 08 năm 2010. “Kế toán nghiệp vụ huy động
vốn và cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Châu Đức”.
CHÂU THỊ KIM NGÂN. August 2010. “Account of capital mobilization
operations and loans operations at The Chau Đuc People’s Credit Fund”.
Khóa luận có các nội dung sau:
- Khóa luận tập trung thông tin và mô tả công tác hạch toán kế toán liện quan
đến nghiệp vụ huy động vốn và cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân Châu Đức.
-

Nghiên cứu quá trình luân chuyển chứng từ của các hoạt động thu – chi tiền;

các hình thức nghiệp vụ tiền gửi tại Quỹ như: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn, nghiên cứu hoạt động cho vay, các hình thức cho vay tại Quỹ.
-

Mô tả cách hạch toán kế toán nghiệp vụ cho vay và huy động vốn tại Quỹ.

-

Nhận định những khó khăn và thuận lợi trong quá trình hoạt động của Quỹ

tín dụng nhân dân Châu Đức.
-

Nhận xét công tác kế toán thực tế tại đơn vị, rút ra những ưu điểm và nhược

điểm trong công tác kế toán tại Quỹ.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc khóa luận.

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Những khái niệm chung về Quỹ tín dụng

4

2.2. Giới thiệu khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân Châu Đức

6

2.2.1. Quá trình ra đời và hoạt động

6

2.2.2. Khó khăn và thuận lợi


8

2.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại Quỹ tín dụng nhân dân
Châu Đức

9

2.3.1. Cơ cấu tổ chức

9

2.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban

10

2.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

11

2.3.4 Hình thức kế toán sử dụng

13

2.4. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu

15

2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2009 và định hướng phát triển cho
tương lai


16

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

17

3.1. Tổng quan về nghiệp vụ kế toán huy động vốn

17

3.1.1. Khái niệm và vai trò cuả kế toán huy động vốn

17

3.1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ của công tác kế toán huy động vốn

18

v


3.1.3. Nguồn vốn hoạt động

18

3.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động vốn tại QTDND Châu Đức 20
3.2. Các hình thức huy động vốn

21


3.2.1. Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm

21

3.2.2. Huy động vốn các tổ chức tín dụng khác và Ngân hàng nhà nước

22

3.2.3. Huy động vốn từ các nguồn vốn khác

22

3.3. Kế toán hoạt động huy động vốn

22

3.3.1. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm

22

3.3.2. Quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm

24

3.3.3. Lãi suất huy động vốn

26

3.4. Hệ thống tài khoản kế toán Quỹ sử dụng


27

3.4.1. Cấu trúc tài khoản

27

3.4.3. Phương pháp hạch toán các tài khoản

29

3.5. Phương pháp nghiên cứu

29

3.6. Tổng quan về nghiệp vụ cho vay

29

3.7. Kế toán nghiệp vụ cho vay

31

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

36

4.1. Tình hình huy động vốn tại Quỹ

36


4.1.1 Tình hình chung về hoạt động huy động vốn tại Quỹ
4.2. Quy trình luân chuyển chứng từ

36
38

4.2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ thu bằng tiền mặt

38

4.2.2. Quy trình luân chuyển chứng từ chi bằng tiền mặt

41

4.2.3. Bảo quản chứng từ kế toán

43

4.3. Tình hình thực hiện kế toán huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Châu Đức 43
4.3.1. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
4.4. Tình hình cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân Châu Đức

43
58

4.4.1. Quy chế cho vay

58


4.4.2. Quy trình cho vay

61

4.4.3. Tình hình cho vay tại Quỹ

66

4.4.4.Lãi suất cho vay

67

4.4.5. Kế toán nghiệp vụ cho vay

68
vi


4.5. Nhận xét tổng hợp

79

4.6. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

80

4.7. Một số đề xuất để hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động

80


4.7.1. Biện pháp phòng ngừa

80

4.7.2. Biện pháp giải quyết rủi ro

81

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

80

5.1. Kết luận

80

5.2. Kiến nghị

80

5.2.1. Kiến nghị về công tác huy động vốn và cho vay

80

5.2.2 Kiến nghị với các ban nghành có liên quan

81

5.2.3 Kiến nghị về công tác kế toán


82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TD

Tín dụng

KT - NQ

Kế toán - Ngân quỹ

KSNB

Kiểm soát nội bộ

BGĐ

Ban giám đốc

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

QTDNDCS


Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

QTDND

Qũy tín dụng nhân dân

NH

Ngân hàng

NHHH

Ngân hàng nhà nước

KKH

Không kỳ hạn

CKH

Có kỳ hạn

NHTM

Ngân hàng thương mại

TQ

Thủ quỹ


CMTND

Chứng minh thư nhân dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Bảng Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Năm (2008-2009) ...............................16
Bảng 3.1 Bảng Lãi Suất Huy Động Vốn .......................................................................27
Bảng 4.1. Thống Kê Công Tác Huy Động Vốn và Sử Dụng Nguồn Vốn Năm (2008 2009)..............................................................................................................................36
Bảng 4.2 Hoạt Động Đầu Tư Tín Dụng và Cho Vay Thành Viên ................................66

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Của QTDND Châu Đức .......................................................10
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán.................................................................12
Hình 2.3: Trình Tự Luân Chuyển Chứng Từ Theo Hình Thức Nhật Ký – Chứng Từ .13
Hình 2.4. Mối Quan hệ Giữa Hạch Toán Chi Tiết và Hạch Toán Tổng Hợp ...............15
Hình 4.1. Sơ Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Thu Tiền Mặt .............................................40
Hình 4.2. Sơ Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Chi Tiền Mặt ..............................................42
Hình 4.3. Sơ Đồ Tổng Hợp Nghiệp Vụ Tiền Gửi Có Kỳ Hạn......................................50
Hình 4.4 Sơ Đồ Nghiệp Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm Không Kỳ Hạn................................55
Hình 4.5 Sơ Đồ Quy Trình Cho vay..............................................................................61
Hình 4.6 Sơ đồ Tổng Hợp Hạch Toán Nghiệp Vụ Cho Vay Trung hạn.......................74

Hình 4.7. Sơ đồ Tổng Hợp Hạch Toán Nghiệp Vụ Cho Vay Ngắn hạn .......................74

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, kế toán có vị trí rất quan
trọng trong tấc cả các lĩnh vực và loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
thương mại đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và hệ thống quỹ tín dụng
Khi các hệ thống quỹ tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển khẳng định vị trí
của mình trong lĩnh vực tài chính hiện nay thì kế toán cũng đóng vai trò ngày càng
quan trọng hơn. Các hệ thống quỹ thường có 2 nghiệp vụ chính là nghiệp vụ cho vay
và nghiệp vụ huy động vốn kế toán cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để điều
hành hoạt động của quỹ tín dụng, trong đó việc cung cấp thông tin để nắm bắt các
nghiệp vụ huy động vốn và cho vay sẽ giúp cho hoạt động của Quỹ đạt kết quả tốt .
Đồng thời kế toán huy động vốn còn góp phần đảm bảo an toàn, yên tâm cho khách
hàng khi gửi tiền vào Quỹ tín dụng, nâng cao uy tín của Quỹ
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập với nền kinh tế của thế giới trong thời kì
này và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng thương mại thì hệ
thống quỹ tín dụng đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển cũng như gặp phải
nhiều khó khăn và trở ngại khi cạnh tranh với các ngân hàng thương mại, yêu cầu đặt
ra cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nói chung và Quỹ tín dụng nhân dân Châu Đức
nói riêng là phải hòan thiện hệ thống kế toán nói chung và kế toán huy động vốn nói
riêng, nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn vì nguồn vốn luôn là yếu tố quan trọng
để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng và nâng cao hiệu quả cạnh
tranh với hệ thống ngân hàng thương mại. Bên cạnh việc huy động vốn thì nghiệp vụ
cho vay cũng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của Quỹ tín dụng.Vì lí do đó
mà em đã chọn đề tài:”Kế toán nghiệp vụ huy động vốn và cho vay tại Quỹ tín dụng

nhân dân Châu Đức” để làm đề tài tốt nghiệp cho mình.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung.
Tìm hiểu kế toán nghiệp vụ huy động vốn và cho vay của Quỹ , nhận diện những
nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và nêu ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của đơn vị.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Khảo sát thực trạng cho vay và huy động vốn TD của Quỹ tín dụng nhân dân

Châu Đức.
-

Nhận diện nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng vốn huy động cũng như tình

hình cung ứng vốn.
-

Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm rủi ro

trong hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân Châu Đức.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
a) Nội dung
Mô tả kế toán nghiệp vụ huy động vốn và cho vay tại Qũy tín dụng nhân dân
Châu Đức
b) Không gian: Tại Quỹ tín dụng nhân dân Châu Đức Thị trấn Ngãi Giao , Huyện
Châu Đức , Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

c) Thời gian: Từ 26/03/2010 đến 22/06/2010.
1.4. Cấu trúc khóa luận.
Chương 1. Mở đầu
Lý do chọn khóa luận, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu cũng như sơ lược về nội dung của khóa luận.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu chung về Quỹ tín dụng nhân dân Châu Đức
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Khái niệm chung về Quỹ tín dụng nhân dân, mô tả nghiệp vụ cho vay và huy
động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân châu Đức.
Phương pháp phân tích trình bày phương pháp thu thập số liệu và phương pháp
xử lý thông tin mà khóa luận sử dụng.
2


Chương 4. Kết quả và thảo luận
- Đánh giá hoạt động cho vay và huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân
Châu Đức qua 02 năm 2008, 2009.
-

Tìm hiểu nghiệp vụ kế toán cho vay và huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân
dân Châu Đức..

Chương 5. Kết luận và đề nghị
Trên cơ sở chương 4, rút ra kết luận và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân Châu
Đức

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Những khái niệm chung về Quỹ tín dụng
a) Quỹ tín dụng
Quỹ tín dụng được lập ra để thực hiện việc thu hút tiền gửi và cho vay đối với
mọi đối tượng có nhu cầu, kèm theo nhu cầu thế chấp tài sản. Quỹ hoạt động dưới sự
bảo trợ của ngân hàng nhà nước, lãi suất tiền gửi và cho vay thường là linh hoạt.
Thành viên của quỹ là các cá nhân, các pháp nhân, thực chất là của quỹ là cùng
đóng góp vốn để kinh doanh tiền tệ. Trong điều kiện kinh tế thị trường và lạm phát
cao, hoạt động của quỹ tín dụng rất bấp bênh và rất dễ phá sản.
Trên thế giới, Quỹ tín dụng xuất hiện trong khoảng thế kỷ 17 – 18 dưới nhiều
dạng khác nhau. Đó là các hợp tác xã tín dụng liên kết với những nhà sản xuất nhỏ
nhằm chống lại nạn cho vay nặng lãi.
Ở Việt Nam tính đến năm 1989 cả nước có khoản 7.700 quỹ tín dụng hoạt động
theo mô hình hợp tác xã
Quỹ tín dụng là công cụ quan trọng để tạo lập một hệ thống kinh doanh tiền tệ
lành mạnh, xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi, hình thành thị trường vốn, góp phần thúc
đẩy sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển nông thôn.
b)Các loại Quỹ tín dụng ở Việt Nam
Tính đến thời điểm năm 1989 ở Việt Nam có 7.700 quỹ tín dụng hoạt động theo
mô hình hợp tác xã. Các hợp tác xã tín dụng là các tổ chức kinh tế tập thể của các cổ
đông tự huy động vốn và cho vay trong phạm vi vốn huy động được.
Hợp tác xã tín dụng là tổ chức kinh doanh tín dụng được nhà nước cho phép thành lập
và chịu sự quản lí của ngân hàng nhà nước về mặt chính sách, chế độ tín dụng, tiền tệ.
Hợp tác xã tín dụng cho các tổ chức kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể và các thành phần
kinh tế khác vay vốn để phát triển sản xuất (theo quy định của nhà nước) và làm các
dịch vụ tiền tệ - tín dụng theo sự thỏa thuận với các cơ quan ngân hàng địa phương.



Ở Việt Nam các hợp tác xã tín dụng được xây dựng ở miền bắc từ những năm
khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống thực dân pháp thắng lợi (1954 – 1957); và ở
miền nam ngay từ sau ngày giải phóng (1975) . Nguồn vốn cổ phần của HTXTD ngày
càng tăng, quy mô cho vay ngày càng mở rộng, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh
doanh và đời sống trước hết cho nhân dân lao động ở nông thôn và thành phố. Sau thời
kỳ “đổi mới”, các HTXTD hầu như không còn tồn tại mà được thay thế bằng quỹ tín
dụng nhân dân.
Hiện nay Ở Việt Nam hiện có rất nhiều các tổ chức tin dụng , các quỹ tín dụng
như: Quỹ tín dụng nhân dân, quỹ tín dụng sinh viên, quỹ tín dung học tập….Các loại
quỹ này ra đời đều nhằm mục đích giúp đỡ hỗ trợ người dân, học sinh sinh viên
+ Quỹ tín dụng nhân dân là một kênh tín dụng quan trọng, phục vụ đắc lực cho việc
phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quỹ tín dụng nhân dân có chi nhánh ở khắp các
tỉnh thành và địa phương trong cả nước
+ Quỹ tín dụng Sinh Viên được thành lập từ năm 1988 với mục đích giúp sinh viên
khó khăn vay vốn để trang trải chi phí học tập
Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) là một loại hình tổ chức tín dụng (TCTD)
hợp tác, được Chính phủ cho phép thành lập từ năm 1993 nhằm góp phần đa dạng hoá
loại hình TCTD hoạt động trên địa bàn nông thôn, tạo lập một mô hình kinh tế hợp tác
xã kiểu mới hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng có sự liên kết chặt
chẽ vì lợi ích của thành viên QTDND, góp phần xoá đói giảm nghèo, hạn chế tình
trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn…Đây thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước
về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông nghiệp - nông thôn.
c) Những khó khăn trong hoạt động của Qũy tín dụng
Là một loại hình TCTD nên trong quá trình hoạt động QTDND cũng sẽ gặp phải
những rủi ro phổ biến của một TCTD, như: rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi
suất, rủi ro đạo đức, tài sản,…Tuy nhiên, so với các loại hình TCTD khác, QTDND
thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro, đổ vỡ hơn bởi những đặc thù riêng biệt
của hệ thống này, đó là:
QTDND hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay đối với các thành viên
ở các khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi mặt bằng kinh tế, trình độ còn thấp, sản

xuất, kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro (do phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan như
5


thời vụ, thiên tai, giá cả...); Trong khi đó quy mô hoạt động, năng lực tài chính của các
QTDND thường nhỏ bé, trình độ quản lý, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ và
nhân viên còn hạn chế, bất cập.
Cơ sở vật chất nhìn chung còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ khó đảm bảo các điều
kiện về an toàn kho quỹ, giao thông, liên lạc không thuận lợi gây khó khăn cho hoạt
động.
QTDND không có được một số lợi thế như các Ngân hàng thương mại, đó là:
được tham gia thị trường vốn, thị trường liên ngân hàng, được Ngân hàng Nhà nước
cho vay tái cấp vốn…
Các QTDND là các pháp nhân độc lập về kinh tế, hoạt động riêng lẻ trên địa
bàn nhiều vùng khác nhau nhưng lại có cùng một tên gọi, chung một biểu tượng, mô
hình tổ chức và phương thức hoạt động kinh doanh, đồng thời khả năng “miễn dịch”,
tự bảo vệ của mỗi QTDND còn rất hạn chế. Vì vậy, khi một QTDND gặp khó khăn thì
khả năng lây lan sang các QTDND khác trong hệ thống là rất cao, nếu không có giải
pháp xử lý kịp thời thì nguy cơ đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống là khó tránh khỏi.
Trước thực tiễn phát triển của hệ thống QTDND cũng như những thách thức,
khó khăn mà hệ thống này phải đối mặt trong quá trình hoạt động, việc tạo lập ra một
môi trường hoạt động an toàn và ổn định cho các QTDND là hết sức cần thiết. Để làm
được điều này, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có một hệ thống các giải pháp đồng
bộ, trong đó Quỹ An toàn hệ thống QTDND (Quỹ ATHT) có thể coi là một trong
những công cụ hữu hiệu trong việc ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ lan truyền của loại hình
tín dụng hợp tác này.
2.2. Giới thiệu khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân Châu Đức
2.2.1. Quá trình ra đời và hoạt động
a) Lịch sử hình thành
QTND Châu Đức được thành lập vào ngày 14 tháng 04 năm 2007 với tên gọi đầy đủ là

Qũy tín dụng nhân dân cơ sở Châu Đức, trụ sở làm việc tại số 18 Lô A2 Trung tâm
thương mại Huyện Châu Đức, Thị trấn Ngãi Giao, Huyện Châu Đức, Tỉnh BRVT.
b) Tính chất và mục tiêu hoạt động
Quỹ tín dụng nhân dân Châu Đức là tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên
tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu
6


chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của
từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh
dịch vụ và cải thiện đời sống, bảo đảm bù đắp đủ chi phí và có tích lũy để phát triển .
Hoạt động của QTDND Châu Đức phải tuân thủ điều lệ và các quy định của pháp luật
có liên quan.
c) Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
QTDND Châu Đức được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây
1.Tự nguyện : Mọi cá nhân , hộ gia đình , pháp nhân và các đối tượng khác có
đủ điều kiện trở thành thành viên điều có quyền gia nhập quỹ tín dụng.
2.Dân chủ,bình đẳng và công khai:Thành viên QTD có quyền tham gia quản
lý , kiểm tra , giám sát QTD và có quyền ngang nhau trong biểu quyết.
3.Tự chủ , tự chịu trách nhiệm và cùng co lợi: Qũy tín dụng tự chủ và tự chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình ; tự quyết định về phân phối thu nhập khi
thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của QTD, lãi được trích
một phần vào các Qũy của QTD, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp
của thành viên, phần còn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của
QTD.
4.Hợp tác và phát triển cộng đồng : Thành viên phải có ý thức phát huy tinh
thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong QTD, trong cộng đồng xã hội ; hợp
tác giữa các QTD ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
d) Nhiệm vụ
- Kinh doanh đa lĩnh vực về tài chính tiền tệ, tín dụng và dịch vụ NH phù hợp

với quy định của pháp luật, không ngừng khắc phục những khó khăn nâng cao hiệu
quả hoạt động của Quỹ, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát
triển kinh tế đất nước nói chung và phát triển kinh tế Huyện Châu Đức nói riêng.
- Thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà Nước về QTD. Huy động vốn,
quản lý khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, phấn đấu thực hiện các chỉ
tiêu mà QTDNDCĐ đề ra, đặc biệt với hoạt động tín dụng.

7


e) Quyền hạn
- Được huy động vốn, cho vay vốn và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác theo
giấy phép hoạt động;có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động của mình.
- Nhận vốn tài trợ của Nhà nước , cuả các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước
- Yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu về tài chính , sản xuất , kinh doanh liên
quan đến khoản vay.
- Được tuyển chọn, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương,
thưởng thích hợp và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy
định của pháp luật.
- Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên ra khỏi quỹ , khai trừ thành
viên theo quy định của điều lệ.
- Quyết định phân phối thu nhập, xử lí các khoản lỗ theo quy định của pháp luật
và điều lệ.
- Quyết định khen thưởng và xử phạt đối với thành viên.
- Từ chối yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, khởi kiện các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của QTD
- Thực hiện các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Khó khăn và thuận lợi
a) Khó khăn

Từ khi mới hình thành và đi vào hoạt động thì QTDND Châu Đức đã gặp phải
rất nhiều khó khăn do sự suy thoái của nền kinh tế. Dù đã rất nỗ lực nhưng công tác
huy động vốn tại chỗ của QTDND Châu Đức vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn , dẫn
tới nguồn vốn kinh doanh bị hạn chế ,phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ QTDN Trung
ương , chi nhánh TP.HCM với lãi suất thỏa thuận tương đối cao và phân bổ hạn chế
không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn vay của các thành viên
Bên cạnh đó việc chiếm dụng vốn của 1 thành viên trong HĐQT đã ảnh hưởng
xấu đến hoạt động của Quỹ , nguồn vốn bị chiếm dụng không thể đưa vào kinh doanh,
các món nợ do bị chiếm dụng vốn chưa thể thu hồi khiến cho tình hình nợ xấu của
Quỹ không ngừng gia tăng.Địa bàn hoạt động của Quỹ bó hẹp trong phạm vi Thị trấn

8


Ngãi Giao cũng là 1 trở ngại trong việc huy động vốn cũng như phục vụ nhu cầu vay
vốn của cộng đồng dân cư của các xã xung quanh
b) Thuận lợi
Mặc dù còn hết sức khó khăn , chịu nhiều áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía
ngân hàng thương mại nhưng QTDND Châu Đức vẫn mạnh dạn mở nhiều đợt huy
động mới với ưu thế gần dân, sát dân, đi sâu vào từng địa bàn , từng hộ dân vân động
bà con gửi tiền và ủng hộ cho QTDND Châu Đức để vừa đảm bảo khả năng thanh
khoản vừa co đủ vốn vay cho vay phục vụ bà con địa phương. Nhờ vậy trong thời gian
biến động và khó khăn nhưng nguồn vốn huy động của QTDND Châu Đức ổn định.
Từ thực tế đã khẳng định mặc dù bị tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng và
suy thoái kinh tế toàn cầu, bị cạnh tranh gay gắt từ phía các NHTM nhưng QTDND
Châu Đức đã đứng vững, ổn định và có xu hướng phát triển an toàn, trở thành địa chỉ
tin cậy của bà con nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng , vật nuôi, tạo
công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định tình hình kinh tế văn hóa, đẩy lùi nạn
cho vay nặng lãi, lành mạnh hóa đời sống nông thôn.
2.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại Quỹ tín dụng nhân dân Châu

Đức
2.3.1. Cơ cấu tổ chức
Mô hình hoạt động của QTDND Châu Đức bao gồm 4 phòng ban: phòng Giám
Đốc , phòng tín dụng , phòng kế toán ngân quỹ, phòng kiểm soát nội bộ, và bộ phận
bảo vệ và QTDND Châu Đức chỉ hoạt động ở 1 trụ sở chính.

9


Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Của QTDND Châu Đức

Ban Gíam Đốc

Phòng KTNQ

Phòng TD

Phòng KSNB

Bộ phận bảo vệ

Nguồn: Ban giám đốc
2.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban
a) Ban Giám Đốc
Có chức năng điều hành mọi hoạt động của Quỹ, chịu trách nhiệm trước HĐQT
và đại hội thành viên.
-Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban
- Quản lí nhân sự cuả Quỹ
- Kiểm soát và điều hành các hoạt động tín dụng của Quỹ
Bao gồm 5 thành viên trong HĐQT : Giam Đốc, Phó Giám Đốc, Chủ tịch

HĐQT và 2 thành viên không chuyên trách
b) Phòng tín dụng
Các chức năng chủ yếu của phòng TD:
 Tìm hiểu, tiếp xúc với khách hàng triển khai kế hoạch marketing đưa ra các
chiến lươc quảng cáo để thu hút khách hàng.
 Thực hiện nghiệp vụ cho vay theo đúng quy trình của ngân hàng nhà nước.
 Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài
sản thế chấp, cầm cố của khách hàng.
 Đôn đốc việc thu hồi nợ, xử lí nợ quá hạn.
 Đề xuất việc giải quyết và xử lí các vụ việc liên quan đến hoạt động TD của
mình.
10


 Tổ chức lưu trữ hồ sơ tín dụng, lập hồ sơ khách hàng.
c) Phòng kế toán –Ngân quỹ
 Bộ phận kế toán
- Là bộ phân quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Quỹ, công tác kế toán đòi hỏi
cần phải phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 1 cách đầy đủ, kịp thời, chính xác và
trung thực thông qua việc ghi chép trên sổ sách và máy tính.
- Kiểm tra và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày.
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Quản lí chứng từ ,sổ sách kế toán cáchoạt động phát sinh của Quỹ một cách
chính xác ,kịp thời.
- Hạch toán và theo dõi thu chi nội bộ ,tài sản cố định,vốn bằng tiền ,kiểm tra
và giám sát việc thu chi.
- Nắm tình hình nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn, dự kiến biến động tiền tệ trong
tháng , quý, xây dựng cân đối vốn và việc sử dụng vốn trong tháng, quý.
- Lập báo cáo thống kê kế toán theo quy định.
 Bộ phận ngân quỹ:

- Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản.
- Thực hiện nhiệm vụ thu chi tiền tệ.
- Cất giữ , bảo quản tiền, các tài sản quý, chứng từ có giá , hồ sơ thế chấp, cầm
cố của khách hàng.
- Phụ trách kho quỹ.
d) Phòng kiểm soát nội bộ
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng , hạch toán kế toán và kiểm
tra
Mọi hoạt động của QTDND Châu Đức theo quy định của pháp luật và điều lệ
của QTDND.
e ) Bộ phận bảo vệ
Bảo vệ tài sản của Quỹ.
2.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
a) Chức năng nhiệm vụ

11


-Kế toán trưởng: Là người tổ chức bộ máy Kế toán hoạt động, kiểm soát và chỉ
đạo các nghiệp vụ, lập kế hoạch tài chính, phân tích tài chính, chịu trách nhiệm đối với
Ban giám đốc và các cơ quan quản lý của Nhà Nước.
-Kế toán cho vay: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động cho vay của
QTD, lập các chứng từ có liên quan đến việc chi tiền mặt,nhập dữ liệu vào máy tính,
định khoản và kiểm tra đối chiếu sổ sách vào cuối ngày.
-Kế toán tiền gửi: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động nhận tiền
gửi tiết kiệm của QTD, lập các chứng từ có liên quan đến việc thu tiền mặt,nhập dữ
liệu vào máy tính, định khoản và kiểm tra đối chiếu sổ sách vào cuối ngày.
-Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu kế toán, kiểm tra sổ sách, chứng từ kế
toán, lập báo cáo tài chính.
Thủ quỹ:

- Thực hiện các hoạt động thu chi tiền thông qua các phiếu thu, phiếu chi.
- Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá
quý tại quỹ thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có
chênh lệch kế toán tiền mặt thì thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác minh nguyên nhân và
kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán tiền
gửi

Kế toán tiền
vay

Thủ quỹ

Nguồn: Ban giám đốc
12


2.3.4 Hình thức kế toán sử dụng
Hiện nay, QTDND Châu Đức sử dụng hình thức sổ sách nhât ký chứng từ
Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy trên excel
Hình 2.3: Trình Tự Luân Chuyển Chứng Từ Theo Hình Thức Nhật Ký – Chứng
Từ
Chứng từ kế toán và các bảng
phân bổ


NHẬT KÝ CHỨNG TỪ

Bảng kê

Sổ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp chi
tiết

Sổ Cái

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
Nguồn: Phòng kế toán
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm Excell.
Theo quy trình thiết kế của phần mềm kế Excell, các thông tin được tự động cập
nhật vào sổ cái và các sổ chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác
khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số
liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông
13


tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ

kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra.
Cuối tháng, cuối năm sổ cái và sổ chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển.
Hiện nay, bộ máy kế toán của đơn vị hoạt động chủ yếu dựa vào các tài liệu sau:
-

Nghị định 48/2001/NĐ – CP ngày 26/05/2001 tổ chức hoạt động QTDND.

-

Thông tư số 62/2006/TT – BTC ngày 29/6/2006 của BTC hướng dẫn thực
hiện Chế độ tài chính đối với QTDNDCS.

-

Công văn số 1179/CV – KTTC2 ngày 19/8/2004 của NHNN ban hành về
chế độ kế toán sử dụng cho QTDND.

-

Quyết định số 479/2004/QĐ – NHNN về ban hành hệ thống tài khoản kế
toán các TCTD ngày 29/04/2004 của Thống đốc NHNN.

-

Các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung các văn bản trên.

 Hệ thống chứng từ tài khoản
Quỹ sử dụng hệ thống chứng từ, tài khoản theo quy định của bộ tài chính đã ban
hành, ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ mang đặc thù riêng như:
- Bảng kê tính lãi phải thu, lãi phải trả.

- Các loại sổ sách kế toán.
 Hệ thống các báo cáo kế toán
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả kinh doanh.
Bảng lưu chuyển tiền tệ.
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Bảng kết hợp tài khoản Tháng – Quý – Năm.
 Phương pháp hạch toán
Hạch toán chi tiết.
Hạch toán tổng hợp.
Cân đối chứng từ.
Kết hợp tài khoản.

14


Hình 2.4. Mối Quan hệ Giữa Hạch Toán Chi Tiết và Hạch Toán Tổng Hợp
Chứng từ

Kết hợp chứng từ ngày

Sổ kế toán TK chi tiết

Doanh số, số dư

Kết hợp TK tháng,
năm

Kết hợp tài khoản
ngày

Cân đối chứng từ ngày
Sổ kế toán tổng hợp
cấp I

Doanh số, số dư

Cân đối tài khoản
tháng, năm

Cân đối TK ngày

Ghi chú :
: Quan hệ trước, sau.
: Quan hệ đối chiếu
Nguồn: Phòng kế toán
2.4. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
Do QTDND Châu Đức mới thành lập nên chưa có nhiều hoạt động kinh doanh
đa dạng.Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu bao gồm:
-Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam.
- Cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam phục vụ sàn
xuất , , , kinh doanh, dịch vụ.
- Cho vay thành viên
- Cho vay không thành viên.
- Cho vay tín chấp.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

15



×