Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN CỘNG ĐỒNG ĐẦM THỊ NẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.6 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN CỘNG
ĐỒNG ĐẦM THỊ NẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐẶNG LÊ NHƯ DIỄM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xây Dựng Chính
Sách Quản Lý Tài Nguyên Cộng Đồng Đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định ” do Đặng
Lê Như Diễm, sinh viên khóa 32 ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

TS Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với sự giúp đỡ, ủng hộ của nhiều cá nhân, tổ chức. Tôi
chân thành gửi lời cảm ơn đến những cá nhân, tổ chức dưới đây
Lời đầu tiên, con xin gởi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý
thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đặng Minh Phương, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bác, các cô, chú; anh, chị ở 4 xã thuộc
huyện Tuy Phước (xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng) và 4
phường thuộc thành phố Quy Nhơn (Phường Hải Cảng, Đống Đa, Nhơn Hội, Nhơn

Bình) đã tận tình cung cấp thông tin trong quá trình tôi phỏng vấn tại địa phương.
Cảm ơn các Anh Chị công tác tại Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Bình Định,
Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, UBND thành phố Quy Nhơn và phòng NN&PTNT
huyện Tuy Phước đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến anh chị tôi, bạn bè, những người đã luôn ở bên tôi,
giúp đỡ, động viên tôi về mặt tinh thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày…… tháng….. năm 2010

Sinh viên thực hiện
Đặng Lê Như Diễm


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG LÊ NHƯ DIỄM. Tháng 07 năm 2010. “Xây Dựng Chính Sách Quản Lý
Tài Nguyên Cộng Đồng Đầm Thị Nại, Tỉnh Bình Định”.
DANG LE NHU DIEM. July 2010. “Setting up Policy for Common Property
Right Management at Thi Nai Lagoon, Bình Định Province”.
Đề tài xác định tình trạng khai thác hiện tại ở đầm Thị Nại là tự do tiếp cận,
việc khai thác và nuôi trồng thủy sản diễn ra rất ồ ạt. Sự gia tăng của một cá nhân khai
thác sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân khác trong cộng đồng ven đầm (yếu tố ngoại
tác). Chính sách quản lý tài nguyên cộng đồng được xây dựng nhằm quản lý đầm Thị
Nại theo hướng bền vững để phục hồi và bảo tồn nguồn lợi thủy sản của đầm. Trong
mô hình quản lý cộng đồng, các nhóm cộng đồng được thành lập và hoạt động thống
nhất với nhau, ngư dân được giao quyền sở hữu và họ tự quản lý nguồn tài nguyên đó.
Ngoài ra, đề tài cũng đã xác định được phương trình hàm sản lượng theo nỗ lực đánh
bắt (số ngư cụ) là Ht = -0,0000984 E2 + 2,14 E – 7985,179 và mức khai thác bền vững
về mặt sinh học (EMSY = 10.874, HMSY = 3.650), sản lượng khai thác và nỗ lực bỏ ra
trong điều kiện tự do tiếp cận (EOA = 21.469, HOA = 7.395) và có quyền sở hữu (E*=

10.772, H*= 3.649). Qua đó thấy được mức nỗ lực khai thác hiện tại của đầm (E2009 ở
= 13.433) đang ở gần với mức khai thác tự do tiếp cận, cần có biện pháp chuyển về
mức khai thác tối ưu về kinh tế.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu

3

1.4. Phạm vi nghiên cứu

4

1.4.1. Phạm vi không gian

4

1.4.2. Phạm vi thời gian

4

1.5. Bố cục luận văn


4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liêu nghiên cứu

5

2.2.Tổng quan về đầm Thị Nại

7

2.2.1. Vị trí địa lý

9

2.2.2. Địa hình thổ nhưỡng

9

2.2.3. Đặc điểm sông ngòi

9

2.2.4. Về khí tượng thủy văn

9


2.2.5. Mực nước thủy triều

11

2.2.6. Tính đa dạng sinh học – nguồn lợi thủy sản đầm Thị Nại

11

2.3. Tình hình sử dụng đất đai vùng nội đầm và vùng ven đầm

v

14


2.3.1. Về sản xuất nông nghiệp

14

2.3.2. Về lâm nghiệp

15

2.3.3. Về giao thông thủy

15

2.4. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội ở đầm Thị Nại


16

2.4.1. Đặc điểm kinh tế

16

2.4.2. Đặc điểm xã hôi

20

2.5. Một số vấn đề môi trường và hệ sinh thái của đầm Thị Nại

21

2.5.1. Tác động môi trường của các hoạt động Kinh tế - Xã hội đến vùng nước
đầm Thị Nại

22

2.5.2. Một số đặc trưng chất lượng nước đầm Thị Nại

24

2.5.3. Suy giảm nguồn lợi thủy sản, cảnh quan môi trường và sức khỏe cộng đồng
25
2.6. Đánh giá chung diễn biến môi trường đầm Thị Nại

26

2.7. Công tác bảo vệ môi trường đầm Thị Nại


26

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

28
28

3.1.1. Một số khái niệm

28

3.1.2. Sản lượng khai thác, nỗ lực đánh bắt và trữ lượng

31

3.2. Phương pháp nghiên cứu

32

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

32

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

33

3.2.3. Phương pháp ước tính sản lượng khai thác


33

3.2.4. Phương pháp tính mức đánh bắt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

34

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Thị Nại

36
36

4.1.1. Năng lực khai thác

36

4.1.2. Sản lượng và mùa vụ khai thác

38

vi


4.1.3. Lao động khai thác

39

4.1.4. Sản lượng khai thác


41

4.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở đầm Thị Nại

42

4.2.1. Đánh giá tình hình nuôi trồng thủy sản ở đầm ở đầm Thị Nại

42

4.2.2. Đánh giá tình hình chuyển đổi đối tượng NLTS ở đầm Thị Nại

43

4.3. Phân tích chế độ sở hữu tài nguyên hiện tại

45

4.3.1. Đánh giá chung tình trạng đầm dưới chế độ sở hữu tài nguyên tự do tiếp cận
45
4.3.2. Định lượng lợi ích hiện tại của ngư dân trong đầm

46

4.3.3. Năng suất lao động khai thác thủy sản

47

4.3.4. Nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên tài nguyên đầm


49

4.4. Xây dựng chính sách quản lý sở hữu cộng đồng (CPRs)

50

4.4.1. Xây dựng chế độ sở hữu tập thể

51

4.4.2. Xây dựng tổ chức quản lý

53

4.4.3. Tổ chức phân công khai thác

55

4.4.4. Tiến hành công tác bảo vệ kiểm tra

61

4.4.5. Đề xuất cơ chế quản lý và khai thác tài nguyên đầm Thị Nại

62

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

65


5.1. Kết luận

65

5.2. Kiến nghị

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DO

Là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các
sinh vật

BOD

Là lượng oxy cần thiết để sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ

COD

Là lượng oxy cần thiết để sinh vật oxy hóa các hợp chất hóa học


RRA

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rabit Rural Appraisal)

PRA

Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (Participatory
Rural Appraisal).

CPR

Tài nguyên chung cộng đồng (Common property resourses)

RNM

Rừng ngập mặn

TC – BTC

Thâm canh – Bán thâm canh

QCCT

Quản canh cải tiến

BQL KST ĐTN

Ban quản lý khu sinh thái đầm Thị Nại


UBND

Ủy ban nhân dân

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

KTTS

Khai thác thủy sản

NLTS

Nguồn lợi thủy sản

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Kết Quả Điều Tra Dân Số Các Địa Phương Quanh Đầm Thị Nại

17


Bảng 2.2. Thống Kê Lượng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Mà Người Dân Sử Dụng

22

Bảng 2.3. Các Chỉ Số Phân Tích Hiện Trạng Môi Trường Nước Đầm Thị Nại

24

Bảng 4.1. Số Lượng Thuyền Khai Thác từ Năm 1995 đến Năm 2009

37

Bảng 4.3. Sản Lượng và Mùa Vụ Khai Thác Chính của Một Số Nhóm Cá ở Đầm

38

Bảng 4.4. Sản Lượng và Mùa Vụ Khai Thác Nhóm Giáp Xác trong Đầm Thị Nại

39

Bảng 4.5. Sản Lượng và Mùa Vụ Khai thác Của Các Loài Thân Mềm

39

Bảng 4.6. Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Nuôi Tôm Sú (2000- 2009)

42

Bảng 4.7. Kết Quả Chuyển Đổi Đối Tượng Nuôi Trồng Thủy Sản (2005 – 2009)


44

Bảng 4.8. Lợi Ích của Ngư Dân Theo Sản Lượng Từng Đối Tượng Khai Thác

46

Bảng 4.9. Bảng Tính Năng Suất Lao Động từ Năm 2000 đến Năm 2009

48

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Đầm Thị Nại

7

Hình 3.1. Nỗ lực Đánh Bắt và Sản Lượng Thu Hoạch Theo Trữ Lượng

31

Hình 3.2. Mối Quan Hệ giữa Nỗ Lực Đánh Bắt và Sản Lượng Thu Hoạch

32

Hình 3.3. Đường Chuyển Đổi Nỗ Lực và Sản Lượng Đánh Bắt sang Đường Chi Phí và
Doanh Thu


35

Hình 4.1. Diễn Biến Lượng Lao Động Khai Thác từ Năm 2000 đến Năm 2009

40

Hình 4.2. Diễn Biến Sản Lượng Khai Thác từ Năm 2000 đến Năm 2009

41

Hình 4.3. Biểu Đồ Năng Suất Lao Động Khai Thác Thủy Sản

48

Hình 4.4. Biểu Đồ Nguyên Nhân Suy Giảm Nguồn Lợi Thủy Sản Theo Ngư Dân
Trong Đầm

49

Hình 4.5. Sơ Đồ Mô Hình Quản Lý Tài Nguyên Cộng Đồng

51

Hình 4.6. Đường Xác Định Mức Khai Thác Tối Ưu

60


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Kết Xuất Hồi Quy

Phụ lục 2. Bảng Điều Tra Câu Hỏi
Phụ lục 3. Một Số Hình Ảnh Đầm Thị Nại

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Tổng diện tích đất ngập nước của Việt Nam ước tính khoảng 7 triệu đến 10
triệu ha. Mặc dù ao, đầm và hồ nhỏ chỉ chiếm diện tích có 14% toàn bộ hệ thống nuôi
trồng nhưng sản lượng thu được lại rất cao và đóng góp 66% tổng sản lượng nuôi
trồng.
Trong những năm gần đây, vùng đầm, phá ngày càng được khai thác, sử dụng
triệt để hơn và nhiều vấn đề về môi trường như ô nhiễm, khai thác quá mức, nuôi trồng
thiếu quy hoạch đang trở nên cấp bách. Những thiệt hại về kinh tế, nhất là trong nuôi
trồng và khai thác thủy sản ngày càng phổ biến và nghiêm trọng hơn. So với các hệ
sinh thái ở vùng biển mở, các đầm phá có khả năng chống chịu kém hơn dưới tác động
của con người do sự trao đổi nước kém và chịu nhiều tác động hơn. Chính vì vậy
nhiều đầm phá ven biển miền Trung đã bị biến dạng và suy thoái nghiêm trọng, đánh
mất những chức năng và vai trò sinh thái, kinh tế của chúng.
Bình Định là một tỉnh thuộc Duyên hải miền Trung nằm trong tiểu vùng ven
biển Nam Trung Bộ. Đây là vùng có các đầm, vịnh nằm tiếp giáp với biển tạo điều
kiện sinh thái thuận lợi để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản cùng giao thương
với các vùng khác. Trong đó, đầm Thị Nại là nguồn nuôi sống con người nơi đây từ xa
xưa, cộng đồng ngư dân ở ven khu vực này có nguồn thu nhập đa dạng nhờ vào việc
khai thác nguồn tài nguyên đầm.
Đầm Thị Nại là đầm nước lợ của Bình Định đã được Quỹ môi trường toàn cầu
(GEF) chọn để “Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển...”.

Đây là một trong tổng số 12 đầm phá khu vực miền Trung được GEF chọn. Đầm Thị
Nại có diện tích trên 5.060 ha và đã từng được coi là điểm quan trọng trong kế hoạch


quản lý đầm phá nước ta. Ven đầm vốn là nơi phân bố rất phong phú rừng ngập mặn
với diện tích lên tới 1.000 ha, thảm cỏ biển: 200 ha. Những hệ sinh thái này đã tạo điều
kiện rất thuận lợi cho năng suất và tính đa dạng sinh học cao của thủy vực, sự giàu có
về nguồn lợi thủy hải sản và sự ổn định về chất lượng môi trường sẽ tạo điều kiện cho
sự phát triển hài hòa của các loài thủy sinh vật và cộng đồng cư dân ven đầm.
Song song với đà phát triển kinh tế- xã hội, đầm Thị Nại đã được khai thác triệt
để nhưng còn chưa hợp lý. Cho đến nay, rừng ngập mặn theo đúng nghĩa một hệ sinh
thái đã biến mất và chỉ còn lại những dải cây ngập mặn phân bố rải rác ở một số nơi.
Thay vào đó là nuôi trồng thủy sản phát triển, các đìa nuôi tôm đã thay thế và chiếm
diện tích các dải rừng ngập mặn trước đây. Diện tích các thảm cỏ biển cũng đang mất
dần do xây dựng ao đìa nuôi tôm, khai thác hải sản. Sự phát triển nuôi trồng thủy sản
là cần thiết, nhưng với tỷ lệ gần 1/3 diện tích ao đìa nuôi tôm trên tổng diện tích đầm
tương đối kín như đầm Thị Nại là quá lớn. Bên cạnh đó, cảng Quy Nhơn với số lượng
lớn tàu thuyền, khu kinh tế Nhơn Hội mới mở, dân cư quanh đầm ngày càng đông đúc,
nước thải từ thành phố khu, cụm công nghiệp chưa xử lý triệt để đổ ra đầm, hàng hóa
hoạt động cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường của thủy
vực. Các chất thải từ thành phố và các vùng dân cư lân cận cũng góp phần đẩy nhanh
quá trình suy thoái môi trường. Hậu quả lâu dài của tình trạng này chưa được đánh giá.
Tuy nhiên, thực tế đang chỉ ra những diễn biến theo chiều hướng xấu và gây ra những
thiệt hại kinh tế rõ rệt. Đã có những ghi nhận về hiện tượng nông hóa đáy đầm, làm
cạn các luồng lạch. Bệnh tật cũng xảy ra nhiều hơn cho nuôi trồng thủy sản. Cảnh
quan bị tàn phá, chim chóc bỏ đi cũng làm mất đi tiềm năng phát triển du lịch- một
nguồn thu đáng kể cho nhiều thành phố ở miền Trung hiện nay.
Mặt khác, đầm Thị Nại đang ở trong tình trạng tự do tiếp cận, mọi người đổ xô
vào khai thác, đánh bắt thủy sản thậm chí chặt phá cây trồng. Do những áp lực gia tăng
dân số đã đẩy nhiều người đến đây với hy vọng duy trì sinh kế dựa vào nguồn tài

nguyên thủy sản vẫn thường được coi là tài sản chung. Họ là những người không có sự
ràng buộc từ trước với địa phương, không nắm vững về sinh thái địa phương và mục
đích kinh tế khiến họ không quan tâm về mặt môi trường đầm. Từ những năm 1990
mặt nước đầm Thị Nại đã bị ô nhiễm trầm trọng khi tình trạng nuôi tôm tự phát nổ ra ồ
ạt bởi hàng ngàn hộ dân ven đầm, cộng với một số hộ từ các huyện lân cận khác trong
2


tỉnh khiến các sinh vật có nguồn gốc từ biển như mực, cá đuối, tôm hùm mất trắng.
Nguồn lợi thủy sản tự nhiên vốn có của đầm bị suy giảm nhanh chóng, thậm chí có
một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Trước những vấn đề sinh thái và kinh tế trên, được sự chấp thuận của Bộ môn
Kinh Tế Tài Nguyên và Môi Trường, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh và sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Đặng Minh Phương, tôi thực hiện đề tài “ Xây
dựng chính sách quản lí tài nguyên cộng đồng đầm Thị Nại tỉnh Bình Định”. Đề
tài thực hiện nhằm đề xuất mô hình quản lý tài nguyên chung cộng đồng (CPRs) đầm
Thị Nại, thực hiện chiến lược quản lý bảo tồn và khôi phục nguồn tài nguyên đầm
nhằm đảm bảo lợi ích cho cộng đồng ngư dân nơi đây. Với những luật lệ và cam kết đã
đặt ra sẽ giúp họ có ý thức rõ ràng trong việc tham gia bảo vệ đầm đồng thời đổi mới
bộ mặt cho đầm Thị Nại. Hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp được các nhà chức trách có
liên quan như: Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn.v.v. có một hướng quản lý kinh tế mới theo xu hướng bền vững và tiếp cận công
cụ quản lý của các nước phát triển trên thế giới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng chính sách quản lý tài nguyên cộng đồng trên đầm Thị Nại.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Thị Nại.
- Phân tích hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở đầm Thị Nại.
- Phân tích chế độ sở hữu tài nguyên và thực trạng khai thác tài nguyên hiện tại.

- Xây dựng chính sách quản lý cộng đồng (CPRs).
1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, tôi xin đưa ra một số giả thiết để kiểm chứng quá
trình thực hiện nghiên cứu. Trước hết không thể phủ nhận thực trạng đầm Thị Nại
đang suy giảm cả về mặt tài nguyên lẫn chất lượng môi trường. Do đó, chính sách
quản lý tài nguyên cộng đồng được lựa chọn để quản lý theo xu hướng quản lý bền
vững. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn mới mẻ đối với Việt Nam, vì thế khó khăn
phát sinh trong quá trình thực hiện là không nhỏ. Ngoài ra, người dân ven đầm hoạt

3


động cả nông nghiệp và ngư nghiệp, đề tài đã chọn ngư nghiệp mà cụ thể là hoạt động
khai thác và nuôi trồng thủy sản là đối tượng nghiên cứu chủ yếu.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu này được thực hiện giới hạn trong các xã, phường ven đầm
Thị Nại, gồm: 4 xã thuộc huyện Tuy Phước (xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa,
Phước Thắng) và 4 phường thuộc thành phố Quy Nhơn (Phường Hải Cảng, Đống Đa,
Nhơn Hội, Nhơn Bình).
1.4.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 20/4/2010 đến 15/7/2010
1.5. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chương.
Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, các giả thiết của vấn
đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn.
Chương 2 giới thiệu về tài liệu, thông tin, các ứng dụng có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, tổng quan địa bàn nghiên cứu.
Chương 3 trình bày các khái niệm và phương pháp được sử dụng trong đề tài.
Chương 4 trình bày các kết quả mà đề tài đạt được và thảo luận.

Chương 5 dựa vào kết quả nghiên cứu và thảo luận của chương 4, chương này
sẽ kết luận và đưa ra một số kiến nghị, tóm lược các kết quả đã nghiên cứu cũng như
nêu lên những ưu điểm và hạn chế của đề tài.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liêu nghiên cứu
“Nguồn thủy sản cho tương lai: Đánh giá chính sách bảo tồn thủy sản ở
Philippines”, của Maribec Campos, Blanquita Pantoja, Nerlita Manalili và Marideth
Bravo, 2002. Một báo cáo mới từ khu vực thủy sản quan trọng ở Philippines đã chỉ ra
rằng những quy định hiện hành nhằm giải quyết vấn đề đánh bắt cạn kiệt nguồn tài
nguyên cá, như: lệnh cấm sử dụng các đèn chiếu sáng quá mức điện năng cho phép và
các quy định về nuôi cá lồng thì đã không hiệu lực về chi phí vừa bất cập những vấn
đề cơ bản của việc đánh bắt quá mức cũng như việc đánh bắt tự do ở ngư trường. Phân
tích của nhóm nghiên cứu cũng đã chỉ ra việc thực thi chính sách đầy đủ sẽ chưa hẳn là
bảo tồn được nguồn cá. Thay vào đó, nó sẽ tạo ra một tình thế là số lượng người dân
tiếp tục đáh bắt cá sẽ tăng, họ sẽ phải mất một khoảng đầu tư và nỗ lực rất lớn. Nhưng
nếu mức độ đánh bắt tăng 100% thì sản lượng đánh bắt sẽ giảm đi rất nhiều. Điều này
nói lên trữ lượng cá đang bị khai thác quá mức, tình hình này càng nghiêm trọng hơn
bởi ngư dân ở ngoài vùng cũng có thể đến và đánh giá ở vịnh mà hầu như không có sự
cản trở nào.
“Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt Nam”, Nguyễn Việt Dũng,
Nguyễn Danh Tĩnh, 2000. Nghiên cứu đã đánh giá tầm quan trọng của tài nguyên
nước, về hiện trạng sử dụng nước hiện nay ở nước ta và nguy cơ thiếu nước sạch sử
dụng đặc biệt cho người dân ở vùng núi và nông thôn. Để giải quyết các vấn đề nói
trên, dự án đã triển khai mô hình quản lý nước dựa vào cộng đồng nhằm đưa ra các mô

hình quản lý có hiệu quả để cải tiến hệ thống quản lý và sử dụng tài nguyên nước hiện
nay, như các mô hình truyền thống hoặc bản địa: Nước là tài sản chung, các mô hình
tiên tiến- tài nguyên nước là một loại hàng hoá. Trên cơ sở đó, đề tài cũng đã đưa ra


những khuyến nghị ban đầu nhằm đẩy mạnh sự tham gia cộng đồng vào quản lý nước
ở Việt Nam. Huy động sự tham gia của nhân dân nhằm bảo vệ tài nguyên nước, đặc
biệt là ở các thành phố lớn, vùng đông dân cư và các vùng đang bị ô nhiễm nguồn
nước nghiêm trọng. Xây dựng các cơ chế phù hợp huy động khả năng của cộng đồng
trở thành những người hỗ trợ chính cho việc giám sát bảo vệ nguồn nước và ngăn chặn
các hành vi tiêu cực làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và suy thoái. Tăng cường sự tham
gia của các tổ chức và cá nhân trong quá trình lập kế hoạch, kiểm tra và giám sát việc
thực hiện các kế hoạch lưu vực sông và dự án về tài nguyên nước. Nâng cao trình độ
và năng lực quản lý cho cộng đồng địa phương.
“Điều tra khảo sát và nghiên cứu phục hồi hệ sinh thái, sử dụng hợp lý và bảo
tồn nguồn lợi vùng Cồn Chim- Đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định” của KS. Trần Thị Thu
Hà, 2005, thuộc Sở Thủy Sản Bình Định. Nghiên cứu đã đưa ra kết quả khảo sát, điều
tra đánh giá tiềm năng bảo tồn ở khu vực Cồn Chim. Từ đó, phân vùng chức năng cho
việc sử dụng đa mục đích khu vực Cồn Chim. Triển khai công tác trồng rừng ngập
mặn, nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn đó, lập dự án phục hồi sinh thái, sử
dụng hợp lý nguồn lợi. Và cuối cùng là đề xuất cơ chế quản lý và khai thác Cồn Chim.
“Chính sách quản lý tài nguyên cộng động đầm Ô Loan, huyện Tuy An- Tỉnh
Phú Yên” của Nguyễn Thị Phương Dung, 2008. Đề tài đã đánh giá hiện trạng khai
thác và nuôi trồng thủy sản của cộng đồng ngư dân trong đầm. Hiện tại, với chế độ tự
do tiếp cận, hàng loạt người tham gia đánh bắt và nuôi trồng trái phép đã làm cho môi
trường đầm bị ô nhiễm, gây đe dọa và làm suy thoái nguồn đa dạng sinh học đồng thời
ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của ngư dân ven đầm. Ảnh hưởng của các yếu tố
ngoại tác làm giảm lợi ích của cộng đồng ngư dân. Đề tài đã định lượng được lợi ích từ
hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản đầm của người dân hiện tại, mỗi hộ gia đình
chỉ thu được từ 15.000 đồng- 30.000 đồng mỗi đêm, cuộc sống người dân không được

đảm bảo trong thời kỳ bão giá hiện nay.
Ngoài ra, để thực hiện nghiên cứu này đề tài còn tham khảo tài liệu từ nhiều
nguồn khác nhau. Bài giảng Chính sách quản lý tài nguyên môi trường củaTS. Đặng
Minh Phương, bài giảng Kinh tế thủy sản của TS. Đặng Thanh Hà, công cụ chính sách
cho quản lý tài nguyên và môi trường củaThomas Stner, dịch giả TS. Đặng Minh
Phương, 2008 và nhiều nguồn tài liệu trên internet.
6


2.2. Tổng quan về đầm Thị Nại
Đầm Thị Nại là một đầm nước mặn lợ nằm về phía Đông Bắc thành phố Quy
Nhơn. Nó thuộc địa phận thành phố Qui Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát
của tỉnh Bình Định, diện tích tự nhiên khá lớn khoảng trên 5.060 ha mặt nước, chiều
dài hơn 15 km, chiều ngang chỗ rộng nhất gần 5 km. Đầm Thị Nại là một trong những
đầm nước mặn lớn nhất ở Bình Định, là nơi gặp gỡ của các nhánh của sông Kôn và
sông Hà Thanh, có lượng phù sa bồi tụ dần hiến cho đầm mỗi ngày một đầy thêm.
Một phần nhỏ của đầm Thị Nại được sử dụng làm cảng biển (Cảng Quy Nhơn). Theo
các tài liệu lịch sử, tên gọi Thị Nại xuất phát từ tiếng Chàm: Cri Vinaya, phiên âm
sang tiếng Hán là Thị lì Bì Nại, gọi tắt là Thị Nại. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí,
đầm còn có tên là Hải Hạc Đầm, hoặc là đầm Biển Cạn.
Hình 2.1. Đầm Thị Nại

Nguồn: Ảnh chụp đầm Thị Nại
Đầm Thị Nại là nơi đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trong suốt hơn muời
thế kỷ, từ thời Champa đến Tây Sơn, triều Nguyễn và mãi đến kháng chiến chống Mỹ
sau này. Đầm Thị Nại và bán đảo Phương Mai từng là vị trí phòng thủ chiến lược quân
sự quan trọng, là nơi ghi dấu nhiều chiến công hiển hách của nghĩa quân Tây Sơn.
Thêm vào đó là vẻ đẹp hoành tráng của thiên nhiên, nổi bật là cầu đường Quy Nhơn-

7



Nhơn Hội dài trên 7km vượt đầm Thị Nại, nối liền bán đảo Phương Mai với thành phố
Quy Nhơn, hấp nhiều khách đến tham quan du lịch.
Trong thế kỷ XVII, XVIII, XIX, đầm Thị Nại là cửa ngõ để tàu bè ra vào giao
lưu buôn bán ở các đô thị Nước Mặn, Gò Bồi và đô thị Quy Nhơn. Nơi đây sở hữu
nguồn thủy hải sản rất có giá trị kinh tế và bổ dưỡng. Với điều kiện môi trường ổn
định, giàu dinh dưỡng, thủy hoá thích hợp, đầm Thị Nại thích nghi cho các loài thuỷ
sinh vật như: tôm, cua, cá, phát triển. Hàng năm, đầm đã cung cấp khoảng 750- 800
tấn cá tôm, trong đó khai thác từ 550- 600 tấn, nuôi trồng từ 150- 200 tấn. Đặc biệt các
loại có giá trị cao để xuất khẩu như tôm, cua, rau câu đang được chú trọng phát triển
nuôi trồng. Một diện tích rất lớn ở ven bờ phía Đông, phía tây và bắc đầm đã được sử
dụng vào lĩnh vực này. Cùng với hải sản, đầm Thị Nại còn cung cấp một nguồn
khoáng sản khác không kém phần quan trọng là muối, tổng sản lượng thu hoạch lên
đến hàng chục ngàn tấn mỗi năm. Riêng khu vực Cồn Chim (thuộc địa phận xã Phước
Sơn- Tuy Phước), cũng là nơi trú ngụ của các loài chim quý, như cò, vạc đen, nhạn,
lau chau và nhiều giống loài thủy sản có giá trị, như: cá, tôm, hàu, sò, vẹm. Với nguồn
lợi thủy sản đa dạng và phong phú như vậy, từ bao đời nay đầm Thị Nại là nguồn sống
của hàng ngàn cư dân ven đầm.
Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, hệ sinh thái đầm Thị Nại đã bị hủy hoại
nghiêm trọng bởi bàn tay con người. Với sự tính toán thiếu hợp lý, chỉ thấy cái lợi
trước mắt, việc phá rừng ngập mặn để nuôi tôm không theo một quy hoạch nào; việc
khai thác thủy sản bằng những phương pháp hủy diệt là những nguyên nhân trực tiếp
gây tổn hại đến đa dạng sinh học của vùng đầm. Theo nghiên cứu của Viện Hải dương
học Nha Trang, hiện nay năng suất khai thác tự nhiên ở đầm Thị Nại đã giảm sút một
cách nghiêm trọng. Cụ thể, năng suất nhuyễn thể giảm 67%; tôm giảm trên 65%; cá
giảm 47%; ghẹ- cua giảm 25% so với cách đây 10 năm. Việc tái tạo lại rừng ngập mặn
đầm Thị Nại sẽ biến nơi đây thành khu du lịch sinh thái có giá trị không những ở Bình
Định, mà còn cho cả khu vực Trung Bộ.


8


2.2.1. Vị trí địa lý
Đầm Thị Nại có chiều dài 16 km, chiều rộng từ 500m đến 5.000m, phía Bắc
giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía Nam giáp thành phố Quy Nhơn, phía
Đông giáp cồn cát ven biển. Diện tích tự nhiên mặt đầm là 5.060ha.
Đầm Thị Nại nằm trong khoảng 109010’00” kinh độ Đông -109017’00” kinh độ
Đông, 13045’00” vĩ độ Bắc -13056’00” vĩ độ Bắc. Địa giới hành chính bao gồm thành
phố Quy Nhơn (xã Nhơn Hội, phường Hải Cảng, Nhơn Bình, Đống Đa) và huyện Tuy
Phước (xã Phước Thắng, Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thuận).
2.2.2. Địa hình thổ nhưỡng
Địa hình vùng đầm chủ yếu là trầm tích biển, gồm đất sét màu xám có vỏ sò và
các tạp chất hữu cơ đã và đang phân giải, sét, đất cát và cát có lẫn thạch anh và mi ca.
Được phù sa sông Kôn và sông Hà Thanh bù đắp, nhìn chung đất đai vùng ven
đầm khá màu mỡ nhưng có độ nhiễm mặn cao, khả năng chịu lực kém, bở rời.
Vùng ven đầm, đặc biệt là vùng các cửa sông điều kiện đất đai và nguồn nước
rất thuận lợi cho việc nuôi tôm xuất khẩu.
2.2.3. Đặc điểm sông ngòi
Đầm Thị Nại có lưu vực 3.647 km2 gồm lưu vực sông Kôn, sông Hà Thanh và
các suối nhỏ phía Nam núi Bà.
a) Sông Kôn: dài 178 km bắt nguồn từ Gia Lai- Kon Tum và huyện Vĩnh Thạnh
có diện tích lưu vực là 3.067 km2.
b) Sông Hà Thanh bắt nguồn từ vùng núi Tây Nguyên Vân Canh có chiều dài 48
km và diện tích lưu vực là 580 km2.
2.2.4. Về khí tượng thủy văn
Trong vùng có trạm khí tượng Quy Nhơn quan trắc đo đạt tất cả các yếu tố khí
hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, mưa, bốc hơi, nắng, gió, có trên 70 năm tài liệu.
Về thủy văn có trạm thủy văn Cây Muồng.
Về thủy triều có trạm triều Quy Nhơn.

Nhìn chung trạm triều quan trắc ở các trạm này đều có trên 10 năm, là cơ sở tốt
để phục vụ cho nghiên cứu và tính toán quy hoạch đầm Thị Nại.

9


a) Đặc điểm khí hậu
Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân trong vùng: 26,8 độ C, nhiệt dộ lớn nhất: 42,1 độ
C, nhiệt độ nhỏ nhất: 15,0 độ C.
Về độ ẩm: Độ ẩm bình quân trong vùng: 80%, độ ẩm lớn nhất: 83- 84%, độ ẩm
nhỏ nhất: 70- 75%.
Về bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân hàng năm là 1,044 mm. Các tháng 6, 7, 8
là những tháng bốc hơi nhiều nhất, bình quân 112- 142 mm/tháng. Tháng 10, 11 là
tháng bốc hơi ít nhất, bình quân 60- 74 mm/tháng.
Về nắng: Tổng số giờ nắng bình quân nhiều năm là 2.568 giờ/năm. Từ tháng 3
đến tháng 8 là những tháng nhiều nắng nhất trong năm, bình quân từ 200- 280
giờ/tháng. Các tháng ít nắng nhất là tháng 10 và 11, bình quân 130 giờ/tháng.
Gió, bão: Vận tốc gió bình quân vùng Đầm là 2,1 mét/giây.
Trường hợp bão vận tốc gió đạt từ 40- 59 mét/giây. Bão thường xuất hiện từ
tháng 9 đến tháng 12, bão thường kéo theo mưa lớn và triều cường. Theo thống kê gần
đây có từ 1 đến 2 cơn bão đổ vào Bình Định, 40% trận bão thường xuất hiện vào tháng
10 và 20% trận bão thường xuất hiện vào tháng 11.
Về mưa: Lượng mưa bình quân trên lưu vực sông Kôn khoảng 1.790 mm.
Lượng mưa bình quân trên lưu vực sông Hà Thanh khoảng 1.900 mm
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm 70- 75% lượng mưa năm, trong đó 2
tháng 10 và 11 là 2 tháng mưa nhiều nhất chiếm 50- 54% lượng mưa năm.
b) Chế độ thủy văn
Do yêu cầu của đề tài ở đây chỉ yêu cầu tính toán phân tích dòng chảy lũ để
phục vụ cho quy hoạch tiêu úng và thoát lũ, mùa lũ thường chậm hơn mùa mưa một
tháng, lũ thường bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 12.

Lũ lớn thường tập trung chủ yếu vào 2 tháng 10 và 11.
Lũ tiểu mãn thường xuất hiện vào tháng 5 và tháng 6. Lũ chính vụ lúc mùa
màng thu hoạch đã xong ít ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Lũ sớm, lũ muộn, lũ
tiểu mãn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa lũ chính vụ rất lớn.
Vì vậy phương châm chống lũ từ trước đến nay là: Tránh lũ chính vụ, chỉ chống lũ
sớm, lũ muộn và lũ tiểu mãn.

10


2.2.5. Mực nước thủy triều
Trong tháng có từ 16- 22 ngày nhật triều, có 2 lần triều cường và triều kém.
Thời kỳ triều kém thường có thêm một con nước nhỏ.
Thời gian triều dâng lâu hơn triều rút. Biên độ triều cường 1,5- 2m. Biên độ
triều kém chỉ xấp xỉ 0,5m. Biên độ triều vùng đầm nhỏ hơn biên độ triều vùng biển.
Chân triều vùng đầm cao hơn chân triều vùng biển từ 0,4m- 0,6m.
Biên độ triều cường vùng đầm là 1,3- 1,4m. Trong khi đó biên độ triều vùng
biển cùng kỳ 1,6- 2,0m.
Mực nước triều tính toán trong vùng đầm là 0,5m.
2.2.6. Tính đa dạng sinh học- nguồn lợi thủy sản đầm Thị Nại
a. Tính đa dạng hệ sinh thái của đầm Thị Nại
Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng có tính đa dạng sinh học và năng suất
cao ở vùng nhiệt đới.
Rừng ngập mặn đang thực hiện những chức năng và vai trò sinh thái to lớn đối
với tài nguyên, môi trường và sự phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là chúng mang lại
sinh kế, nguồn thức ăn và những lợi ích lâu dài khác cho hàng ngàn người dân sống
trong khu vực.
Tình trạng chung của rừng ngập mặn hiện nay là đang bị suy giảm nhanh bởi áp
lực ngày càng gia tăng của các hoạt động kinh tế, xã hội của con người. Tốc độ khai

thác và sử dụng hệ sinh thái rừng ngập mặn hiện nay là chưa hợp lý. Bất kỳ nguyên
nhân nào gây nên sự mất mát hoặc suy giảm diện tích, thay đổi cấu trúc các hệ sinh
thái theo chiều hướng xấu sẽ dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái, giảm sút nguồn lợi hải
sản tự nhiên và năng suất đánh bắt, cuối cùng ảnh hưởng đến mọi chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của nhà nước đối với vùng ven biển.
Thành phần loài ngập mặn ở đầm Thị Nại
Các sông Kôn, sông Hà Thanh và những nhánh sông nhỏ đổ ra đầm ở vùng
đỉnh và phía tây đầm tạo nên môi trường nước ngọt, lợ hoặc mặn tùy theo mùa khô

11


hay mùa mưa. Điều kiện nước lợ và phù sa của các con sông tạo nên những cồn nổi
thuận tiện cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây ngập mặn.
Theo kết quả nghiên cứu từ năm 2002- 2003 đã xác định được 25 loài cây ngập
mặn (mangrove) phân bố ở Cồn Chim và các vùng lân cận, trong đó có 18 loài cây
ngập mặn thực sự (true mangrove) và 7 loài cây tham gia rừng ngập mặn (associated
mangrove) (Sở NN & PTNT Bình Định, 2002).
Thảm cỏ biển
Cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn, san hô, các thảm cỏ biển đang đóng vai
trò quan trọng đối với các vùng biển ven bờ. Sự thay đổi các tham số trong quần xã cỏ
biển có thể chỉ ra sự thay đổi về chất lượng môi trường, biến động nguồn lợi cũng như
những tác động của tự nhiên và con người đến tài nguyên, môi trường và hệ sinh thái
liên quan.
Qua các chuyến khảo sát vào mùa mưa và mùa khô năm 2002- 2004 ở đầm Thị
Nại đã thu thập và xác định được 15 loài cỏ biển thuộc 9 họ.
Vùng đáy mềm
Vùng đáy mềm thường chiếm diện tích lớn ở vùng ven bờ. Những quần xã sinh
vật trong vùng đáy mềm rất phong phú và đóng vai trò quan trọng như là những hệ
thống nuôi dưỡng cho nguồn lợi vùng ven bờ. Những loài hải sản trưởng thành, có

kích thước lớn như Tôm, Cá, Thân mềm thường sống ở vùng đáy mềm nên là cơ sở
quan trọng cho nghề khai thác hải sản.
Đầm Thị Nại thì ở khu vực Cồn Chim vùng đáy mềm có diện tích lớn nhất
(khoảng 300 ha), cũng là nơi thoát nước của các sông vùng đỉnh đầm ra cửa đầm Thị
Nại và là nơi giao lưu nước theo chế độ thủy triều.
Vùng đáy mềm là nơi có tính đa dạng cao về các loài thủy sản sống di chuyển
như Cá, Tôm, Cua. Đây là nơi phân bố quan trọng của Cá, Giáp xác, Thân mềm.
b. Các loài cá ở đầm Thị Nại
Đầm Thị Nại có 116 loài cá thuộc 96 giống, 15 bộ. Trong đó có nhiều loại cá có
giá trị kinh tế cao, thịt ngon, chóng lớn ăn tạp, sinh trưởng nhanh được thị trường ưa
chuộng, vừa là đối tượng khai thác tự nhiên vừa là đối tượng nuôi trồng như: cá Hồng,
cá Nhồng, cá Dìa, cá Đối. Ngoài ra ở vùng Cồn Chim- Đầm Thị Nại còn có cá Mú con

12


(kích thước trung bình khoảng 5 cm) thường xuất hiện nhiều vào thời gian tháng 6,
tháng 7 được ngư dân khai thác bằng phương tiện Te đẩy, đăng.
Có đến 35% số loài Cá được ghi nhận là những loài có giá trị kinh tế cao ở đầm
Thị Nại, cho thấy khu hệ Cá đóng vai trò quan trọng đối với nghề cá trong vùng. Tuy
nhiên, hiện nay sản lượng và kích thước Cá đánh bắt ở đầm Thị Nại đã giảm nhiều so
với những năm trước. Sự suy giảm nguồn lợi chủ yếu là do khai thác quá mức (người
và phương tiện đánh bắt gia tăng nhanh) và sử dụng nhiều phương tiện đánh bắt mang
tính hủy diệt (Giã cào, xiết điện, xiết bộ).
c. Các nguồn lợi thủy sản có giá trị khác
Đầm Thị Nại được xếp vào loại thủy vực đặc trưng, độc đáo ven biển miền
Trung cần được bảo vệ. Theo khảo sát của ngành thủy sản, trước đây có đến 1.000ha
rừng ngập mặn, 200ha thảm cỏ biển, 119 loài cá, 14 loài tôm, 2 loài ghẹ có sản lượng
lớn- ghẹ hoa (Portunus pelajicus) và ghẹ cát. Có 2 loài cua đáng kể là cua xanh (Scylla
serrata), cua bùn (S.paramanosain). Có đến 100 loài động vật thân mềm. Trong đó

đáng chú ý nhất là các loài: hàu, ngao (Meretrix meretrix), xìa nâu (M.luxoria), vẹm
vỏ xanh (Perma viridis), xút (Anomalocerdia), điệp (Palacuma palacenta), phi
(Sangguinolaria minor), 136 loài rong và thực vật bậc cao. Riêng khu vực Cồn Chim
(xã Phước Sơn- Tuy Phước) nằm trong khu vực đầm Thị Nại, gồm nhiều cồn, bãi với
diện tích trên 260 ha, cũng là nơi trú ngụ của các loài chim quý, như cò, vạc đen, nhạn,
lau chau và nhiều giống loài thủy sản có giá trị, như cá, tôm, hàu, sò, vẹm.
Về tôm: Đầm Thị Nại có 14 loài, trong đó có 3 loài có giá trị kinh tế cao là tôm
sú, tôm bạc và tôm đất. Đặc biệt loại tôm sú có giá trị xuất khẩu cao trên thị trường với
khu vực và quốc tế.
Ghẹ và cua: Xác định được 4 loài ghẹ và 6 loài cua đang là đối tượng khai thác
ở đầm Thị Nại tỉnh Bình Định. Ghẹ Cát phân bố rộng khắp, nhưng sản lượng đánh bắt
cao ở trong vùng đầm Thị Nại và Đề Gi. Cua Xanh là đối tượng có giá trị kinh tế cao
và được nuôi khá phổ biến trong các ao nuôi mặn lợ, phân bố rộng khắp vùng ven
biển, nhất là vùng bãi triều có rừng ngập mặn.
Hàu: Đầm Thị Nại có nguồn lợi hàu rất phong phú, như: hàu Muỗng, hàu Đá,
hàu Dán, hàu Răng Cưa. Trong đó hàu Muỗng là loại hàu có giá trị thương phẩm nhất

13


vì kích thước lớn, phần thịt dày và đầy, đây cũng là đối tượng được khai thác và nuôi
chủ yếu ở đầm Thị Nại.
Rong biển: Khu hệ rong và thực vật bậc cao có 136 loài. Rong biển ở đầm Thị
Nại có đến 106 loài, 33 họ, thuộc 4 ngành. Hiện nay, tổng sản lượng khai thác tự nhiên
của rong biển là 50.000- 100.000 tấn tươi/năm.
Muối: Muối lấy từ nước biển cũng là mặt hàng có giá trị tiêu dùng trong tỉnh
cũng như các tỉnh trong khu vực.
2.3. Tình hình sử dụng đất đai vùng nội đầm và vùng ven đầm
2.3.1. Về sản xuất nông nghiệp
a) Vùng nội đầm: Có diện tích 5.060 ha. Trong những năm 1975- 1980 phương

hướng sản xuất của vùng nội đầm chủ yếu đánh bắt tôm cá tự nhiên và làm muối. Tuy
nhiên thời gian qua ngoài nghề truyền thống đánh bắt tự nhiên và làm muối đã xuất
hiện nghề nuôi tôm xuất khẩu đạt hiệu quả cao được nhân dân địa phương ngày càng
hưởng ứng, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây phong trào nuôi trồng thủy sản ngày càng
lan rộng với nhiều hình thức nuôi: nuôi tôm, nuôi hàu, nuôi cá chẽm đã góp phần giải
quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho ngư dân quanh đầm.
ƒ Diện tích làm muối: Diện tích 101.5 ha, năng suất bình quân 100 tấn/ha/năm.
ƒ Diện tích rau câu: Diện tích 3,2 ha, năng suất 100 tạ/ha.
Do không có quy hoạch nên việc đắp bờ khoanh vùng tôm nhiều nơi đã thu hẹp
dòng chảy ở các luồng lạch, các cửa sông, có một số nơi nhân dân đã lợi dụng bờ đê
Đông, cống tràn để quây bờ nuôi tôm làm ảnh hưởng đến việc tiêu thoát lũ vùng trọng
điểm lúa ven đầm gây nhiều vụ tranh chấp giữa các địa phương.
b) Vùng ven đầm: Trong vùng nằm ven đê khu Đông có trên 500 ha có cao độ từ
-0,5 đến 0,0m, thường xuyên bị úng, hạn và mặn đe dọa.
Theo phương hướng sản xuất nông nghiệp trước đây đã bố trí trồng cói để bảo
vệ vành đai ngăn mặn bảo vệ vùng lúa bên trong. Thực tế trong mấy năm qua đã
không trồng được 500 ha cói, cao nhất cũng chỉ trồng được 140 ha cói nhưng do năng
suất kém, thị trường tiêu thụ khó khăn. Hiện tại diện tích chỉ còn 18 ha (Phước Thắng:
15 ha, Phước Hòa 3 ha), 86,16 ha lúa năng suất thấp và bấp bênh (Đông xuân: 30
tạ/ha, Hè thu: 14- 20 tạ/ha) 139,6 ha đã chuyển sang nuôi tôm năng suất 2,5 tạ/ha. Còn
lại 227 ha diện tích là sinh lầy, hoang hóa và diện tích mặt nước.
14


×