Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC MARKETING PHÂN BÓN HOA KIỂNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP TP HCM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ X

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.3 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC MARKETING PHÂN BÓN HOA
KIỂNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ
KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP TP HCM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

ĐẶNG THỊ LỆ THU

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2010


Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp bậc cử nhân, khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Nghiên cứu chiến lược marketing
phân bón hoa kiểng của công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP HCM trên
địa bàn thành phố” do Đặng Thị Lệ Thu, sinh viên khóa 32, ngành Kinh doanh nông
nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _________________

THÁI ANH HOÀ
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký
Họ tên)

Ngày

tháng năm

(Chữ ký
Họ tên)

Ngày tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Có những điều không thể nói hết bằng lời. Có những người, ta chỉ biết gởi tới
họ những lời cám ơn chân thành nhất. Thời gian vừa qua là những ngày thật gian khó
với tôi. Tôi xin chân thành gởi lời cám ơn tới những người đã giúp đỡ tôi bằng những
tình cám chân thành nhất.
Trước tiên tôi xin gởi lời cám ơn chân thành tới ba mẹ, nếu không có ba mẹ có

lẽ tôi đã không đủ nghị lực và sức khỏe để học tập. Tôi xin chân thành cám ơn Thầy
Thái Anh Hòa, giảng viên hướng dẫn của tôi. Thầy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo
tôi trong quá trình làm đề tài. Tôi cũng xin cám ơn các thầy cô đã dạy dỗ tôi, đã cho tôi
kiến thức giúp tôi có những hiểu biết để hoàn thành tốt bản luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cám ơn các anh chị, cô chú trong ban lãnh đạo công ty Cổ
phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP. HCM đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cám ơn chân thành tới anh Nguyễn Duy Phương, bạn
Trần Việt Đến và các bạn đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua.
Tôi xin gởi tới mọi người những lời cám ơn chân thành nhất.


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG THỊ LỆ THU. Tháng 8 năm 2010. “Nghiên cứu chiến lược
marketing phân bón hoa kiểng của công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP
HCM trên địa bàn thành phố”.
DANG THI LE THU. August 2010. "A study of marketing of fertilizer for
horticulture of Ho Chi Minh City seeding services and technology stock
company”.
Đề tài áp dụng phương pháp phỏng vấn với bảng câu hỏi soạn sẵn, chọn mẫu
ngẫu nhiên và dùng phương pháp thống kê mô tả để tìm hiểu hoạt động marketing của
công ty cổ phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP. HCM qua 2 năm 2008-2009,
đồng thời so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành khác. Nội dung nghiên cứu
gồm chiến lược phối hợp 4P của công ty, kết quả và hiệu quả kinh doanh thông qua
các chỉ tiêu như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, chênh lệch %, thông qua các ma trận,
nghiên cứu các yếu tố lấy hàng của đại lý.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình hình kinh doanh của công ty là tốt nhưng
việc thực hiện chiến lược marketing còn chưa tốt, còn nhiều hạn chế, có nhiều vấn đề
cần phải quan tâm. Điều đó ít nhiều sẽ gây khó khăn cho công ty trong hoạt động bán
hàng. Công ty chưa thật sự quan tâm đến thị trường phân bón dành cho hoa kiểng, mặc

khác chưa tận dụng được hết lợi thế cạnh tranh của mình ở đây.


MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................................i
NỘI DUNG TÓM TẮT .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ vii
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................ 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.4 Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................................... 5
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ......................................................... 5
2.1.1 Tên gọi – Trụ sở .......................................................................................... 5
2.1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty .......................... 5
2.1.3 Chức năng – nhiệm vụ - Quy mô của công ty ............................................ 5
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty ......................................................................... 6
2.2 Vài nét về sản phẩm và kết quả kinh doanh của công ty........................................... 7
2.2.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty DVKTNN TP. HCM ............. 7
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 9
3.1 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 9
3.1.1 Các khái niệm .............................................................................................. 9

3.1.2 Môi trường kinh doanh .............................................................................. 10
3.1.3 Phân tích các phối thức cạnh tranh thông qua 4P ..................................... 13
3.1.4 Môi trường cạnh tranh ............................................................................... 15
iii


3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 18
3.2.2 Phương pháp thực hiện .............................................................................. 19
CHƯƠNG 4 ................................................................................................................... 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................................. 22
4.1 Sơ lược về thị trường phân bón ............................................................................... 22
4.2 Môi trường bên ngoài .............................................................................................. 23
4.2.1 Yếu tố chính trị - pháp luật ........................................................................ 23
4.2.2 Nhân tố kinh tế hay mức độ mở cửa của nền kinh tế ................................ 24
4.2.3 Yếu tố tự nhiên .......................................................................................... 25
4.2.4 Yếu tố dân số, văn hóa và xã hội............................................................... 26
4.2.5 Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ .................................................... 27
4.3 Môi trường bên trong............................................................................................... 28
4.3.1 Chiến lược và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp ............................. 28
4.3.2 Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp ........................................................ 28
4.3.3. Trình độ Nguồn nhân lực và trình độ quản lí doanh nghiệp .................... 32
4.3.4 Trình độ công nghệ sản xuất ..................................................................... 33
4.4. Phân tích các phối thức cạnh tranh thông qua 4P................................................... 35
4.4.1. Chiến lược sản phẩm (product) ................................................................ 35
4.4.2 Chiến lược giá (price) ................................................................................ 45
4.4.3. Chiến lược phân phối (place) ................................................................... 46
4.4.4. Chiến lược xúc tiến (promotion) .............................................................. 48
4.5. Môi trường cạnh tranh ............................................................................................ 50
4.5.2. Đối thủ cạnh tranh .................................................................................... 53
4.5.3. Sản phẩm thay thế .................................................................................... 53

4.5.4. Đối thủ tiềm năng ..................................................................................... 54
4.5.5 Các nhà cung ứng ...................................................................................... 54
4.6. Đánh giá lợi thế cạnh tranh thông qua các ma trận ................................................ 56
4.6.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE Matrix) .............................. 56
4.6.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE Matrix) ................................ 56
4.6.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ..................................................................... 57
4.6.4. Ma trận SWOT ......................................................................................... 58
iv


4.6.5. Những lợi thế và bất lợi của công ty ........................................................ 60
4.7 Đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng tiêu thụ phân bón HVP của công
ty Dịch Vụ Kĩ Thuật Nông Nghiệp HVP ...................................................................... 60
4.7.1. Đối với chiến lược sản phẩm .................................................................... 60
4.7.2. Đối với chiến lược giá .............................................................................. 61
4.7.3 Đối với các hoạt động phân phối và xúc tiến ............................................ 61
4.7.4. Các giải pháp khác ................................................................................... 62
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 64
5.1.Kết luận.................................................................................................................... 64
5.2.Kiến nghị ................................................................................................................. 64
5.2.1. Kiến nghị đối với nhà nước ...................................................................... 64
5.2.2 Kiến nghị đối với công ty .......................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 66
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CP

Cổ phần

TP

Thành phố

HCM

Hồ Chí Minh

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

CPDVKT

Cổ phần dịch vụ kỹ thuật

PHC

Phân hữu cơ

HK


Hoa kiểng

PL

Phong lan

PT

Phổ thông

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Chủng loại phân bón nhập khẩu năm 2009 ......................................................1
Bảng 4.1 Dân số cả nước phân theo giới tính và theo khu vực .....................................26
Bảng 4.2 Dân số và thu nhập bình quân đầu người của cả nước và TP. HCM .............26
Bảng 4.3 Bảng kết quả kinh doanh của công ty qua 2 năm 2008, 2009 .......................29
Bảng 4.4 Doanh thu theo từng nhóm sản phẩm qua 2 năm 2008, 2009........................30
Bảng 4.5 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2008, 2009..............31
Bảng 4.6 Cơ cấu lao động của công ty năm 2010 .........................................................32
Bảng 4.7 Bảng tổng kết số lượng một số nguyên vật liệu sử dụng qua 2 năm 20082009 để sản xuất phân bón hoa kiểng ....................................................................33
Bảng 4.8 Tình hình tăng giá một số nguyên vật liệu tại TP. HCM ...............................34
Bảng 4.9 Một số bao bì mà công ty dùng .....................................................................36
Bảng 4.10 Các loại phân bón hoa kiểng phân theo chức năng .....................................37
Bảng 4.11 Các loại phân bón hoa kiểng phân theo dạng ..............................................42
Bảng 4.12 Bảng so sánh mức độ phân phối ..................................................................43
Bảng 4.13 Bảng thống kê số lượng đại lý cấp 1 của HVP ............................................44
Bảng 4.14 Bảng so sánh chi phí xúc tiến thương mại ...................................................48
Bảng 4.15 Tổng hợp đánh giá của đại lý về tỷ lệ chiết khấu ........................................49

Bảng 4.16 So sánh tỷ lệ chiết khấu của các công ty ......................................................50
Bảng 4.17 Bảng tổng hợp yếu tố quyết định lấy phân bón bán của các đại lý..............51
Bảng 4.18 Hình thức thanh toán ....................................................................................51
Bảng 4.19 Đánh giá của đại lý về mức gối nợ của công ty HVP ..................................52
Bảng 4.20 Yếu tố giúp đại lý biết đến phân bón và lấy ................................................53
Bảng 4.21 Một số loại phân bón lá (cùng chức năng) nhưng khác giá .........................54
Bảng 4.22 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ........................................................56
Bảng 4.23 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong .........................................................57
Bảng 4.24 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ........................................................................58
Bảng 4.25 Ma trận SWOT .............................................................................................59

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty ..............................................................................6
Hình 3.1. Mô hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh của Michael E. Porter .................................16
Hình 3.2. Mô hình ma trận SWOT ................................................................................19
Hình 4.1 Biểu đồ so sánh doanh thu của toàn công ty và doanh thu phân bón hoa kiểng
................................................................................................................................31
Hình 4.2 Vòng Đời Của Sản Phẩm................................................................................35
Hình 4.3 Một số loại bao bì của HVP ...........................................................................36
Hình 4.4 Cơ cấu khách hàng làm đại lý cho công ty theo thời gian .............................43
Hình 4.5 Kênh phân phối...............................................................................................46
Hình 4.6 Đại lý đánh giá tốc độ giao hàng của công ty ................................................47
Hình 4.7 Cơ cấu tính hấp dẫn của chương trình khuyến mãi ........................................49

vii



DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng phỏng vấn đại lý
Phụ lục 2: Danh sách đại lý phân bón hoa kiểng HVP ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Phụ lục 3: Danh sách đại lý phân bón hoa kiểng đã khảo sát

viii


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày
càng trở nên gay gắt. Đó vừa là mối đe doạ, vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp biết
tận dụng lợi thế của mình và có hướng đi thích hợp trong thời mở cửa. Ai mạnh thì
“sống”, ai yếu thì “chết”, đó là quy luật đào thải của thị trường. Các doanh nghiệp
trong nước không những phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Tuy nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng 70%
dân số nước ta vẫn sống bằng nghề nông nghiệp. Điều đó cho thấy nông nghiệp vẫn
chiếm một vị trí lớn trong cơ cấu ngành của nước ta.
Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, hầu hết các mặt hàng đều có cung lớn
hơn cầu. Tuy nhiên, sản xuất phân bón lại là một trong số ít ngành vẫn còn mở cửa,
cầu rất nhiều mà cung thì không đáp ứng đủ, phải nhập khẩu từ nước ngoài với số
lượng lớn hàng năm được trình bày ở bảng 1.1 theo sau:
Bảng 1.1 Chủng loại phân bón nhập khẩu năm 2009
Năm 2009
Thị trường
Tổng
Phân U rê

Phân NPK
Phân DAP
Phân SA
Loại khác

Năm 2009 so với
năm 2008

Năm 2008

Lượng
(tấn)

Trị giá
(USD)

Lượng
(tấn)

Trị giá
(USD)

4.518.932
1.425.565
334.615
980.622
1.166.365
481.772

1.414.920

416.782
132.273
374.332
156.041
278.824

3.034.762
706.897
170.47
433.76
722.333
1.001.301

1.472.706
286.423
98.966
379.164
184.3
523.851

%
Lượng
48,91
101,67
96,29
126,07
61,47
-51,89

% Trị

giá
-3,92
45,51
33,65
-1,27
-15,33
-46,77

Nguồn: tinthuongmai.vn


Theo thống kê trên, số lượng nhập khẩu năm 2009 lớn hơn năm 2008. Với số
lượng nhập khẩu lớn như vậy, giá phân bón trong nước phụ thuộc vào giá thế giới là
không thể tránh khỏi. Mặt khác, qua diễn biến tình hình lên xuống của giá phân bón
mấy năm gần đây cho thấy, có trường hợp giá phân bón trên thế giới giảm nhưng giá
trong nước lại không giảm, hoặc giảm không đáng kể. Điều này giải thích tại sao số
lượng phân bón nhập khẩu ngày càng nhiều.
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, phân bón là một trong những yếu tố
quan trọng góp phần rất lớn vào hiệu quả cây trồng. Sau nước, phân bón là đầu vào
chủ yếu quyết định năng suất của cây. Chúng ta hiểu rằng khi giá đầu vào tăng, giá đầu
ra cũng sẽ tăng theo. Nhưng nước ta vẫn còn nghèo, cái gì giá cao sẽ hơi khó bán. Như
vậy, đầu ra không được giải quyết thì người nông dân sẽ không tránh khỏi tình trạng
“lao đao”. Như thế việc tự sản xuất phân bón trong nước là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Theo Sở NN & PTNT TP. HCM, diện tích hoa, cây kiểng toàn thành phố đến
cuối tháng 12/2009 là 1.650 ha, trong đó diện tích sản xuất hoa, cây kiểng phục vụ Tết
Nguyên Đán Canh Dần (2010) là 903 ha, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ. Như vậy
thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường tiêu thụ lượng lớn hoa kiểng, và đây cũng là
cơ hội cho các nguyên liệu đầu vào của sản phẩm này.
Công ty cổ phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP. HCM ra đời từ năm
1986. Cùng với các đại gia phân bón khác như Bình Điền, Thiên Minh V. N…, công

ty đã góp phần quan trọng trong vấn đề giải quyết nhu cầu của bà con nông dân. Với
việc cho ra đời dòng sản phẩm phân bón lá, phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ
khoáng cung cấp đa trung vi lượng cần thiết cho hoa kiểng nói riêng và mọi cây trồng
nói chung, công ty đã tạo được thế đứng của mình trong lòng nông dân.
Trong xu thế hội nhập ra thế giới, tất cả các công ty đều mong muốn thành quả
công ty mình “ngày hôm nay phải hơn ngày hôm qua và không bằng ngày mai”. HVP
cũng không thể tránh khỏi quy luật đào thải của thị trường. Công ty muốn tồn tại, công
ty phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, thức thời và phù hợp với hoàn cảnh hiện
tại. Có mặt trên thị trường gần 24 năm, HVP có rất nhiều loại phân bón cho các nhu
cầu khác nhau trong nuôi trồng như: phân bón rễ, phân bón lá, phân bón cho thuỷ
sản… Do hạn hẹp về kinh phí và thời gian, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu

2


chiến lược marketing phân bón hoa kiểng của công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông
Nghiệp TP HCM trên địa bàn thành phố” này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu chiến lược marketing của công ty, từ đó đưa ra biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của chiến lược.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thị trường tiêu thụ phân bón trong nước nói chung và thị trường TP. HCM
nói riêng.
- Tìm hiểu chiến lược marketing của công ty và đánh giá hiệu quả của nó.
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu của công ty, từ đó đưa ra biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả marketing của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: tại công ty CP Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP Hồ Chí
Minh.

- Phạm vi thời gian: từ ngày 22/02 – 14/08/2010
- Đối tượng nghiên cứu: sản phẩm phân bón hoa kiểng.
1.4 Cấu trúc luận văn
Chương 1: Đặt Vấn Đề
Chương này đề cập đến lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu cũng như ý nghĩa của đề tài trong quá trình thực hiện.
Chương 2: Tổng Quan
Giới thiệu tổng quan và sơ lược quá trình hình thành và phát triển cũng như các
hoạt động kinh doanh của Công ty.
Chương 3: Nội Dung và Phương Pháp Nghiên Cứu
Chương này đề cập đến những khái niệm và lý thuyết cơ bản về Quản Trị Chiến
Lược, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Bên
cạnh đó nêu ra các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện.

3


Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu và Thảo Luận
Phân tích các yếu tố môi trường bên trong, môi trường bên ngoài tác động đến
hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời qua đó giới thiệu sơ lược về các đối thủ
cạnh tranh trong ngành, điểm mạnh điểm yếu trong môi trường kinh doanh của Công
ty, và sử dụng các ma trận để đánh giá.
Chương 5: Kết Luận – Kiến Nghị
Tổng hợp các yếu tố có ảnh hưởng đến Công ty để đưa ra kết luận và một số
kiến nghị đối với Nhà Nước và cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

4


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN


2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1 Tên gọi – Trụ sở
Tên công ty: Công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh
Tên đối ngoại: Ho Chi Minh City seeding services and technology stock company.
Địa chỉ: Số 2 đường Tăng Nhơn Phú, P. Phước Long B, Q.9 TPHCM
Điện thoại: (08) 6282 6344

Fax: (08)3731 2832

Email:
Website: />2.1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty CPDVKT NÔNG NGHIỆP TP.HCM tiền thân là doanh nghiệp Nhà
Nước, được UBND TP.HỒ CHÍ MINH ra quyết định thành lập năm 1986, liên tục
hoạt động, tồn tại và phát triển đến ngày nay. Cụ thể như sau:
- Ngày 06/11/1986 UBND TP. HCM đã ra quyết định số 227/QĐ-UB cho phép
thành lập công ty Cây Trồng Thủ Đức.
- Năm 1992 chuyển sang sản xuất kinh doanh nên đổi tên thành công ty Dịch
Vụ Kỹ Thuật Cây Trồng Thủ Đức.
- Năm 1999 được xét và cấp quyết định số 258/ QĐ-UB thành lập công ty Cổ
Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Cây Trồng Thủ Đức.
- Tháng 5/2001 đổi tên thành công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp
TP. HCM.
2.1.3 Chức năng – nhiệm vụ - Quy mô của công ty
a) Chức năng – nhiệm vụ: Công ty Dịch vụ kỹ thuật Nông Nghiệp TP Hồ Chí
Minh được UBND TP.HCM giao nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phân
bón lá đa trung vi lượng HVP, phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng đa trung
vi lượng HVP, các mặt hàng hợp chất dinh dưỡng phục vụ cải tạo môi trường nước



cho ao nuôi tôm và hợp chất đa trung vi lượng vitamin tổng hợp dung để bổ sung thức
ăn cho tôm cá.
b) Quy mô: Với trên 100 cán bộ công nhân viên, diện tích nhà xưởng trên
6.000m2, được trang bị máy móc thiết bị công suất cao, cơ giới hóa và tự động hóa; đã
sản xuất trên 55 mặt hàng phân bón lá, phân hữu cơ khoáng và sinh học đa trung vi
lượng, ngoài ra còn có 03 mặt hàng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Hàng hóa được
phân phối thông qua mạng lưới trên 200 đại lý cấp I ở khắp 3 miền Nam Trung Bắc.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hội Đồng Quản Trị

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Kế Toán/
Tài Vụ (6
người)

Kỹ Thuật
(3 người)

Kinh
Doanh (10
người)

Hành Chánh
Quản Trị (3
người)


Kho Vận
(5 người)

Xưởng Sản Xuất (2
xưởng)

Tổ Nước
(30 người)

Tổ Bột
Phân hữu cơ

Tổ 1601
Bột hòa tan
(20 Người)

Tổ pha chế
(10 người)

Nguồn: Phòng Hành Chánh Quản Trị

6


2.2 Vài nét về sản phẩm và kết quả kinh doanh của công ty
2.2.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty DVKTNN TP. HCM
a) Cơ cấu mặt hàng kinh doanh: có 6 loại sản phẩm
• Phân bón rễ:
Hữu cơ bón thúc: dạng hạt, dạng bột (HVP 401BT Cây Điều, HVP 401BT Mãng
Cầu, HVP 401BT Thanh Long…)

Hữu cơ bón lót: dạng bột ( HVP 401.B), dạng hạt ( HVP 401 H )
• Phân bón lá: dạng nước ( HVP 301.N Nấm, HPV 301.N Super… ), bột hoà
nước ( HVP 1601 WP 10-20-30,…)
• Phân bón kích thích
• Chất bám dính
• Sản phẩm chuyên dùng
• Phân bón cho ao nuôi tôm
b) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Qua nhiều năm hoạt động, công ty đã đạt được một số
thành tựu đáng kể:
• Huân chương Lao Động hạng 3 do Chủ tịch Nước
Trần Đức Lương ký tặng.
• 02 Bằng Khen của Thủ Tướng Chính Phủ.
• Cúp Vàng Thương hiệu Vàng Chất Lượng năm 2007.
• Thương hiệu đạt giải Trâu Vàng Đất Việt năm 2007
(tặng Giám Đốc).
• 03 Cúp Vàng “ Vì sự nghiệp xanh”.
• Cúp vàng cấp Quốc gia “Vì sự nghiệp xanh Việt Nam”.
• 20 Huy Chương Vàng tại các Hội Chơ Nông Nghiệp
Quốc Tế tổ chức tại VN.
• 08 giải Bông Lúa Vàng do Bộ NN & PTNT tặng.
• 02 giải nhất và 01 giả nhì TOPTEN phân bón trong
cuộc thi Khuyến Nông 97-98, 99-2000 do nông dân
29 tỉnh thành phía nam bình chọn.
7


• Giải Topten sản phẩm quảng cáo đạt chất lượng cao.
• Giải thưởng “Sản phẩm được nhiều người ưa thích”.
• Cúp Vàng “Đơn vị có chiến lược phục vụ sản xuất tốt”

• Bằng cấp DIPLOMA do Hội Hoa Lan Cây Cảnh TP.HCM tặng.
• Danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao.


Nhiều Bằng Khen của UBND/TP.HCM và Giấy Khen của Quận 9.

8


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Các khái niệm
a) Khái niệm phân hữu cơ (PHC):
Phân hữu cơ là loại phân có nguồn gốc hữu cơ như than bùn, phân rác, phân
xanh, phân gia súc, nước tiểu, phân bắc, phân chuồng, bã thải trong các bể khí sinh
học. Có tác dụng cải thiện tính chất vật lí của đất, tăng khả năng hấp thụ của đất và có
ảnh hưởng tốt tới sự phát triển của các vi sinh vật trong đất. Hàm lượng nitơ, photpho
và canxi trong PHC ít hơn nhiều so với phân khoáng, vì vậy thông thường không vận
chuyển đi xa mà dùng tại chỗ, nên còn gọi là phân địa phương (Theo Từ điển bách
khoa toàn thư)
()
b) Khái niệm chiến lược
Chiến lược là một trong chương trình hành động tổng quát, xác định các mục
tiêu dài hạn cơ bản của một doanh nghiệp, lựa chọn các đường lối hoạt động và các
chính sách điều hành việc thu thập, xử lý và bố trí các nguồn lực để đạt được các mục
tiêu cụ thể làm tăng sức mạnh một cách hiệu quả nhất và giành được lợi thế bền vững
đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
Chiến lược bao gồm 5P mà doanh nghiệp có được hoặc muốn đạt được trong

quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là Plan (hoạch định), Ploy (mưu lược), Pattern
(mô thức), Position (vị thế), Perspective (triển vọng).
c) Khái niệm chiến lược marketing:
Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như là khối lượng sản
phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu Marketing. Con đường mà doanh nghiệp dự định
đi để đến được mục tiêu thì gọi là chiến lược marketing.


Chiến lược marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu
marketing.
Chiến lược marketing về mặt cơ bản giải quyết những vấn đề sau:
Thị trường mà doanh nghiệp sẽ cạnh tranh là gì (xác định thị trường).
Khách hàng của công ty là ai (xác định khách hàng trọng tâm).
Sản phẩm/dịch vụ của công ty sẽ được định vị như thế nào. Tại sao khách hàng
phải mua hàng của công ty mà không phải là hàng của đối thủ cạnh tranh (định hướng
chiến lược cạnh tranh).
Công ty sẽ thực hiện những cải tiến, thay đổi gì liên quan đến sản phẩm, giá,
kênh, truyền thông ...(marketing mix)
Marketing Mix (4P) thường được dùng để triển khai cụ thể chiến lược
marketing vào từng (phân khúc) thị trường thông qua sản phẩm, kênh, truyền thông và
giá. Cụ thể là:
product: các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy bỏ, sữa
chửa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì v.v.
place: chính sách chung về kênh và cấp dịch vụ khách hàng.
price: chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm sản phẩm
cho từng phân khúc thị trường.
promotion (hay còn được gọi là communication): chính sách chung về truyền
thông, các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như là: quảng cáo, đội ngũ bán hàng,
khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ triễn lãm, thư tín, trung tâm dịch vụ khách
hàng, internet v.v.

Từ cơ sở 4P này có người phát triển thêm thành 7P: thêm physical evidence,
process, people.
()
3.1.2 Môi trường kinh doanh
a) Môi trường bên ngoài
¾ Yếu tố chính trị - pháp luật
Thể hiện sự điều tiết bằng pháp luật của nhà nước đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, một mặt nó khuyến khích
sản xuất phát triển hơn, năng động hơn, cho ra lượng hàng hoá dồi dào hơn song nó
10


cũng tiềm ẩn những mầm móng của lạm phát, cạnh tranh không lành mạnh,… Vì vậy
cần có sự can thiệp của nhà nước bằng các văn bản pháp luật để phát huy những mặt
tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
¾ Nhân tố kinh tế hay mức độ mở cửa của nền kinh tế
Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, các chính sách về
xuất nhập khẩu, lãi suất ngân hàng, chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước, tỷ lệ có
việc, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát,… Khi hệ thống tài chính - tiền tệ càng phát triển,
khả năng tiếp cận tín dụng càng dễ dàng, rủi ro tín dụng càng thấp thì doanh nghiệp
kinh doanh càng thuận lợi hơn, năng động hơn. Đặc biệt là hiện nay khi nước ta đã
tham gia vào tổ chức thương mại Thế Giới thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều cơ hội hơn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, những yếu tố này cũng có thể trở
thành nguy cơ đối với doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không biết cách ứng phó với
nó.
¾ Yếu tố tự nhiên
Đó là nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái,… Trong
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp dù ít hay nhiều thì cũng có sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên chẳng hạn như than bùn là một trong số các nguyên liệu để sản
xuất ra phân bón hữu cơ của công ty mà loại tài nguyên này cũng sẽ phải đối mặt với

sự cạn kiệt trong tương lai không xa và nó có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp. Mặt khác trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp cũng
không tránh khỏi việc gây tổn hại đến môi trường sinh thái do các nguồn chất thải mà
doanh nghiệp thải ra hay các bao bì sản phẩm của doanh nghiệp,… Chính vì vậy mà
doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược sao cho kinh doanh vừa hiệu quả về mặt kinh tế
vừa đảm bảo không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và không gây ô
nhiễm môi trường sinh thái.
¾ Yếu tố khoa học kĩ thuật và công nghệ
Khi một kỹ thuật mới ra đời thay thế cho kỹ thuật cũ thì nó sẽ tạo ra những hệ
quả rất lớn, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất về lâu dài mà không phải lúc nào
cũng lường ra được. Những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ mới đã tạo ra khả năng làm
biến đổi tận gốc hàng hoá và quá trình sản xuất, tác động sâu sắc đến hai yếu tố cơ bản

11


tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là giá cả và chất lượng
sản phẩm.
Ngoài ra sự tiến bộ của công nghệ thông tin cũng đem lại những cơ hội to lớn
cho việc tìm hiểu thị trường quốc tế và trao đổi thương mại với chi phí thấp mà hiện
nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa khai thác được.Vì vậy doanh nghiệp cần nắm bắt
nhanh những thay đổi về công nghệ và khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đó vào
doanh nghiệp của mình vì đây là yếu tố rất quan trọng đóng vai trò quyết định trong
việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
b) Môi trường bên trong
Bao gồm các yếu tố bên trong của công ty làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của công ty như:
¾ Chiến lược và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược là tập hợp những quyết định và hành động hướng tới mục tiêu để
các lợi thế và các nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ

bên ngoài. Do đó việc đưa ra các chiến lược kinh doanh dựa trên các kinh nghiệm sẽ
chỉ mang lại những kết quả nhất thời, không ổn định do thiếu định hướng, mục tiêu,
thiếu qui trình và những kỹ thuật xây dựng chiến lược cần thiết. Chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp thì có nhiều loại chiến lược được phân theo các cấp độ khác
nhau gắn với từng lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp như chiến lược về vốn, chiến lược
phát triển nguồn nhân lực, chiến lược sản phẩm, chiến lược cạnh tranh với từng đối thủ
xác định,…Vì vậy sự thành công ở mỗi chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao lợi
thế cạnh tranh của mình.
¾ Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
Đó là qui mô vốn và khả năng huy động vốn để phục vụ cho việc tái sản xuất
của doanh nghiệp, nó không chỉ cho thấy lợi thế tiếp cận với các yếu tố đầu vào như
đầu tư, mua sắm,… mà còn tạo điệu kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm
sau này của doanh nghiệp như dự trữ, khả năng thanh toán ở mọi thời điểm,…
¾ Trình độ nguồn nhân lực và trình độ quản lí doanh nghiệp
Cho phép doanh nghiệp có thể ứng dụng rộng rãi kỹ thuật và công nghệ tiên
tiến vào các quá trình sản xuất cũng như thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản

12


xuất theo chiều sâu để thực hiện việc chuyên môn hoá sâu rộng, chuyên biệt hoá sản
phẩm,…
¾ Trình độ công nghệ sản xuất
Gồm các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D), mức độ hiện đại hoá các
trang thiết bị và công nghệ trong quá trình sản xuất. Mức độ này diễn ra trên 2 mảng
chính :
+ Trình độ cơ khí hoá, tự động hoá thay thế cho lao động phổ thông bằng máy
móc.
+ Thiết bị hiện đại và trình độ chế tác các sản phẩm đầu vào cho doanh nghiệp.
Khi 2 mảng này được nâng lên thì chất lượng sản phẩm sẽ được nâng lên, giá trị

gia tăng của sản phẩm cũng sẽ tăng do đó sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
cho doanh nghiệp. Đặc biệt là hiện nay lợi thế về nguồn lao động rẻ đã dần bị mất đi vì
nhiều doanh nghiệp đã sử dụng máy móc để thay thế cho lao động.
3.1.3 Phân tích các phối thức cạnh tranh thông qua 4P
a) Chiến lược sản phẩm (Product)
9 Bao bì
Ngoài công dụng là bảo quản, bảo vệ và vận chuyển hàng hoá thì nó cũng là
một công cụ marketing rất hiệu quả. Nó thu hút sự chú ý của khách hàng, giúp khách
hàng nhận biết sản phẩm của công ty và kích thích khách hàng mua sản phẩm của
mình trong vô số các sản phẩm khác của các đối thủ cạnh tranh.
9 Nhãn hiệu
Cũng giống như bao bì thì nhãn hiệu cũng có vai trò giúp khách hàng nhận biết
và phân biệt sản phẩm của công ty với các cơ sở kinh doanh khác. Một nhãn hiệu tốt
sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xử lí các đơn đặt hàng cũng như giải quyết các vấn đề
phát sinh trong hoạt động mua bán của doanh nghiệp. Ngoài ra một nhãn hiệu tốt sẽ
góp phần xây dựng ấn tượng tốt đẹp cho doanh nghiệp.
9 Thương hiệu
Trong nền kinh tế thị trường như ngày nay thì thương hiệu giữ một vai trò khá
quan trọng, gía trị của thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn, lớn hơn cả
phần giá trị hữu hình. Thương hiệu tạo dựng hình ảnh của sản phẩm của doanh nghiệp
trong tâm trí của khách hàng và của xã hội, nó như một lời hứa đảm bảo lợi ích cho
13


khách hàng đồng thời nó còn tạo ra sự khác biệt giữa các phân đoạn thị trường của sản
phẩm trên thị trường.
9 Chất lượng và uy tín sản phẩm
Để giữ được khách hàng lâu dài thì vấn đề chất lượng sản phẩm phải được chú
trọng nhiều. Đây cũng là cách để giữ uy tín đối với khách hàng.
9 Đa dạng hoá sản phẩm

Đây là việc đổi mới sản phẩm sao cho thích ứng với nhu cầu của thị trường,
làm phong phú sản phẩm, giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn. Và đây cũng là
cách để giành và giữ thị phần của doanh nghiệp.
b) Chiến lược giá (Price)
Giá là một trong 4 bộ phận quan trọng của hoạt động Marketing, nó giữ vai trò
tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Giá cũng là công cụ mang tính cạnh tranh rất có hiệu
quả. Đặc biệt là trong việc ký kết các hợp đồng hàng hoá ban đầu, với mức giá tham
khảo thấp sẽ giúp cho công ty có thêm nhiều hợp đồng được ký kết hơn. Mặc dù rằng
trên thị trường ngày nay việc cạnh tranh bằng giá đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh
tranh bằng chất lượng sản phẩm, bằng dịch vụ chăm sóc khách hàng,… nhưng thực tế
thì nó vẫn luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng mà không thể bác bỏ được.
c) Chiến lược phân phối (Place)
Thông qua các kênh phân phối, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tới được tay của
người tiêu dùng, tuỳ theo loại kênh phân phối mà nhà quản trị lựa chọn thì doanh
nghiệp sẽ thu được các kết quả như mong đợi. Nếu nhà quản trị đưa ra một kênh phân
phối tốt, phù hợp với thực tế thì hàng hóa sẽ tới tay người tiêu dùng một cách nhanh
chóng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường phát triển nhanh như vũ bão
với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh khác đang tồn tại và sẽ ra đời, thì sự cạnh tranh về
thời gian là điều tất yếu. Bên cạnh đó việc nắm bắt kịp thời thời gian đóng vai trò rất
quan trọng bời vì khi doanh nghiệp có ý tưởng nào đó thì sản phẩm đó phải được đưa
ra thị trường đúng lúc, kịp thời vì nếu doanh nghiệp đưa ra không đúng thời điểm thì
chẳng khác nào dọn đường cho các đối thủ khác hưởng lợi.
d) Chiến lược xúc tiến (Promotion)
Bản chất của hoạt động xúc tiến là một quá trình giao tiếp, cung cấp thông tin
và thuyết phục khách hàng trên các thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Đây cũng là
14


×