Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY TNHH NỘI THẤT CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.8 KB, 97 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH TRONG ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY
TNHH NỘI THẤT CƠ BẢN

ĐÀO HỒNG VY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010
 


 

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Một Số Biện Pháp
Nhằm Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Ở Công Ty TNHH Nội
Thất Cơ Bản” do Đào Hồng Vy, sinh viên khóa 32, ngành Quản trị Kinh doanh
Thương mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ________
.

Nguyễn Văn Ngãi
Người hướng dẫn



Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

 

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


 

LỜI CẢM TẠ


Đầu tiên tôi muốn dành tặng cuốn luận văn này tới công ty TNHH Nội Thất Cơ
Bản và lời cảm ơn chân thành tới các anh chị em đang làm việc tại công ty đã ủng hộ
tôi trong thời gian tôi thực tập tại công ty, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trên con đường thu
thập tư liệu, đã cho tôi một môi trường làm việc hết sức năng động và vui vẻ để tôi có
thể hoàn thành tốt cuốn luận văn này.
Và tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, các cô trong trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và cho chúng tôi những
kiến thức bổ ích trong suốt những năm học vừa qua. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn
chân thành đến thầy Nguyễn Văn Ngãi, mặc dù trong lúc hướng dẫn làm luận văn tôi
đã có những biểu hiện không tốt nhưng thầy đều bỏ qua và cho tôi cơ hội, hướng dẫn
nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Một lần nữa em xin cảm ơn thầy.
Xin cảm ơn ba mẹ đã cho con ăn học nên người, đã luôn ủng hộ, động viên con,
để con có thể vững tin hòa nhập với mọi người trong một xã hội không ngừng phát
triển. Cảm ơn những người bạn tốt của tôi, đã luôn sát cánh bên tôi trong những năm
tháng hạnh phúc của cuộc đời sinh viên.
Cảm ơn tất cả các bạn khi đã dành thời gian để đọc cuốn luận văn này. Xin
chân thành cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh, Ngày….. tháng….. năm 2010
Sinh viên

Đào Hồng Vy

 
 


 

NỘI DUNG TÓM TẮT

ĐÀO HỒNG VY. Tháng 7 năm 2010. “ Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Khả
Năng Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Ở Công Ty TNHH Nội Thất Cơ Bản”.

DAO HONG VY. July 2010. “A number of measures to improve the competitive
capacity in tenders in BASIC INTERIOR CO., LTD ”.

Khóa luận tìm hiểu về công tác đấu thấu của công ty TNHH Nội Thât Cơ Bản
trong những năm 2006- 2009, từ đó đưa ra những biện pháp để nâng cao khả năng
cạnh tranh trong đấu thầu của công ty.
Qua đó, phân tích những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công
tác đấu thầu của công ty, phân tích các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của
công ty: các đối thủ cạnh tranh tiềm tang, các nhà cung cấp đầu vào, khách hàng, sự
cạnh tranh của các nhà thầu hiện tại,năng lực bản thân của công ty. Phân tích năng lực
sản xuất thực tế của công ty: nhân lực, máy móc thiết bị, năng lực tài chính. Từ đó
đánh giá được công tác đấu thầu của công ty, trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến nhằm
hoàn thiện công tác đấu thầu của công ty trong thị trường gay gắt: phát huy điểm
mạnh, khắc phục điểm yếu, làm cho điểm yếu trở thành điểm mạnh của công ty.

 
 


 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

1.4.

Kết cấu của luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan:

4

2.2.

Tổng quan về công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản

6

2.2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty


6

2.2.2.

Chức năng, nhiệm vụ của công ty

7

2.2.3.

Đặc điểm sản phẩm và thị trường của công ty

9

2.2.4.

Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các phòng ban

9

2.2.5.

Họat động sản xuất kinh doanh của công ty

17

2.2.6.

Định hướng phát triển thị trường của công ty


17

2.2.7.

Các giai đoạn của một quá trình tham gia đấu thầu của công ty

18

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Cơ sở lý luận

27
27

3.1.1.

Đấu thầu, vai trò và tầm quan trọng của đấu thầu

27

3.1.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu

31

3.2.


Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.

31

Phương pháp phân tích, kế thừa, tổng hợp, thu thập số liệu: được thể

hiện rõ thông qua chương 4

31

3.2.2.

Phương pháp phân tích ma trận SWOT

31

3.2.3.

Phương pháp so sánh đối chiếu:

32

v


 

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.

33

Thực trạng về khả năng cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu tại công ty

TNHH Nội Thât Cơ Bản
4.1.1.

33

Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của công ty

(năm 2006-2009)

33

4.1.2.

46

Đánh giá công tác đấu thầu của công ty

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu ở công ty
TNHH Nội Thất Cơ Bản

59

4.1.1.


Giải pháp 1: Marketing

59

4.1.2.

Giải pháp2: Chiến lược giá

62

4.1.3.

Giải pháp 3: Chất lượng công trình

65

4.1.4.

Giải pháp 4: Mối quan hệ

68

4.1.5.

Giải pháp 5: Vốn

69

4.1.6.


Giải pháp 6: Nhân lực

72

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

76

5.1. Kết luận

76

5.2.

77

Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

80

PHỤ LỤC

vi


 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BMT

Ban mời thầu

CĐT

Chủ đầu tư

CP

Cổ phần

JBIC

Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản

KHKT

Khoa học kĩ thuật



Nghị định

NVL

Nguyên vật liệu

TCHC


Tổ chức hành chánh

TM- XD

Thương mại- Xây dựng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UNCITRIAL

Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế

VLXD

Vật liệu xây dựng

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vii



 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kê khai năng lực tài chính của công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản

42

Bảng 4.2. Doanh thu của công ty qua các năm 2006,2007,2008,2009

43

Bảng 4.3. Năng lực nhân sự của công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản

45

Bảng 4.4. Tổng hợp số công trình thắng và thua thầu trong các năm 2006-2009

47

Bảng 4.5. Phân tích nguyên nhân không thắng thầu trong các năm 2006- 2009

47

Bảng 4.6. Các mặt mạnh, các mặt yếu của công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản.

49

Bảng 4.7. Cơ hội và nguy cơ ở hiện tại và tương lai của công ty TNHH
Nội Thất Cơ Bản


54

Bảng 4.8. Ma trận SWOT của công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản

55

Bảng 4.9. Kế hoạch đào tạo cán bộ, chuyên viên tham gia vào quá trình
đấu thầu của công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản

viii

74


 

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản

11

Hình 2.2. Sơ đồ trình tự đấu thầu trong nước.

18

Hình 3.1. Phân tích ma trận SWOT


32

Hình 4.1. Biểu đồ doanh thu của công ty qua các năm 2006,2007,2008,2009

43

Hình 4.2. Sơ đồ nhân quả trong quản lý chất lượng

67

ix


 

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Danh sách thiết bị , máy móc thi công của công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản
Phụ lục 2. Danh sách một số công trình lớn mà công ty đã trúng thầu
Phụ lục 3. Danh sách một số côn trình mà công ty đã không trúng thầu

x


 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.


Đặt vấn đề
Đấu thầu trong xây dựng cơ bản là một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng

đối với sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xây dựng. Ở nước ta hiện nay
hoạt động đấu thầu đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác
nhau nhưng đấu thầu trong xây dựng cơ bản luôn được quan tâm, cải tiến để từng bước
được hoàn thiện.
Cùng với công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá hiện nay hoạt động đấu thầu
sẽ giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của
mình, nhờ đó họ có được những công trình có chất lượng cao, giá cả hợp lý.
Trong cơ chế thị trường thì sự cạnh tranh là rất khốc liệt và đó là một trong
những động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Trong hoạt động đấu thầu thì sự cạnh
tranh cũng không kém phần quyết liệt đó là cạnh tranh về giá bỏ thầu, cạnh tranh về
chất lượng công trình, cạnh tranh về tiến độ thi công (thể hiện thông qua các biện pháp
kỹ thuật-thi công) và sự cạnh tranh giúp cho các nhà thầu lớn lên về mọi mặt. Cùng
với sự đòi hỏi ngày càng cao của các chủ đầu tư về chất lượng công trình tiến độ thi
công...đòi hỏi các nhà thầu phải luôn luôn nổ lực để nâng cao năng lực của mình. Hoạt
động đấu thầu ngày càng trở nên có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp xây dựng, việc nâng cao hiệu quả đấu thầu có ý nghĩa to lớn.
Với sự phát triển rất năng động của nền kinh tế theo xu hướng mở cửa và hội
nhập, công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, các cơ chế
kinh doanh cũng chuyển từ hình thức kế hoạch, phân phối sang đấu thầu. Gần như mọi
hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay được tiến hành dưới hình
thức đấu thầu, với kinh nghiệm và các thế mạnh của bản thân, công ty đã tham dự và
 


 


thắng thầu nhiều dự án lớn quan trọng đem lại doanh thu, lợi nhuận và vị thế kinh
doanh trên thị trường. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại trong bộ
máy hoạt động làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác đấu thầu của công ty.
Thực tế đó đã đặt ra vấn đề cần nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, nhằm rút ra các
giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu tại công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản. Do đó tôi
đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong
hoạt động đấu thầu ở công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản” làm luận văn tốt nghiệp của
mình.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty, từ đó
đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu ở công ty
Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung trên, khóa luận tiến hành tìm hiểu và phân tích các mục tiêu
cụ thể sau:
- Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của công ty năm 2006-2009
- Phân tích năng lực sản xuất thực tế
- Đánh giá công tác đấu thầu của công ty
Dựa vào những phân tích đó, công ty sẽ đưa ra những chiến lược hành động cụ
thể để nâng cao khả năng cạnh tranh trong họat động đấu thầu của công ty, từ đó công
ty sẽ phát triển bên vững hơn trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường.
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động đấu thầu của công ty TNHH Nội Thất Cơ

Bản trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất văn phòng.

Phạm vi nghiên cứu: Thứ nhất là các công ty có họat động kinh doanh trong
ngành nội thất văn phòng từ năm 2006 đến nay 2010. Thứ hai, địa bàn đươc chọn
nghiên cứu là địa bàn thành phố HCM, vì thành phố HCM là trung tâm tài chính lớn
nhất cả nước, các cao ốc văn phòng được mọc lên cùng với sự phát triển của thành

2


 

phố, nên nó phản ánh rõ nhất, đa dạng nhất hoạt động đấu thầu của các công ty thiết kế
và thi công nội thất văn phòng.
1.4.

Kết cấu của luận văn

Gồm có năm chương:
Chương 1: Mở đầu
Khái quát lý do chọn đề tài nghiên cứu trong phạm vi giới hạn về không gian và
thời gian cùng với cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan tài liệu tham khảo về đầu thầu. Đồng thời mô tả tổng quát
về công ty TNHH Nột Thất Cơ Bản từ quá trình hình thành và phát triển của công ty
cho đến cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nêu khái quát những lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu và giới thiệu một
cách có hệ thống phương pháp mà luận văn áp dụng để đạt được các mục tiêu nghiên
cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Nêu các vấn đề chính trong đề tài. Phân tích, giải thích các vấn đề đặt ra nhằm

giải quyết các mục đích mà đề tài đặt ra trước đó.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày ngắn gọn những kết quả mà đề tài đã đạt được, từ đó đưa ra các kiến
nghị cho nhà nước để củng cố công tác đấu thầu trong nước.

3


 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan:

Theo từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1998) thì đấu thầu
được giải thích là việc “đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì
được giao cho làm hoặc được bán hàng (một phương thức giao làm công trình hoặc
mua hàng)”. Như vậy bản chất của việc đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như là một
sự ganh đua (cạnh tranh) để được thực hiện một việc nào đó, một yêu cầu nào đó.
Trên thực tế đã tồn tại một số định nghĩa về thuật ngữ đấu thầu trong các văn
bản khác nhau. Tuy nhiên, bản chất của thuật ngữ về đấu thầu dù dưới dạng Quy chế
hay Luật cũng đều sử dụng một thuật ngữ có xuất xứ từ tiếng Anh là “Procurement”
(nghĩa là mua sắm). Như vậy Quy chế đấu thầu, Luật Đấu thầu đồng nghĩa với Quy
chế Mua sắm (Procurement Regulation) hoặc Luật Mua sắm (Law on Procurement).
Từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế đã mở cửa với thế giới thì
bắt đầu xuất hiện khái niệm “đấu thầu”. Theo định nghĩa về thuật ngữ “đấu thầu” trong
Luật Đấu thầu của Việt Nam thì đó là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu

của chủ đầu tư để thực hiện gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn nhà nước. Kết quả
của sự lựa chọn là có hợp đồng được ký kết với các điều khoản quy định chi tiết trách
nhiệm của hai bên. Một bên là nhà thầu phải thực hiện các nhiệm vụ như nêu trong hồ
sơ mời thầu (có thể là dịch vụ tư vấn, cung cấp hàng hoá hoặc chịu trách nhiệm xây
dựng một công trình...), một bên là chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát, kiểm tra,
nghiệm thu và thanh toán tiền. Như vậy thực chất của quá trình đấu thầu ở Việt Nam
đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước là một quá trình mua sắm- quá trình chi tiêu,
sử dụng tiền của Nhà nước.

 


 

Cần phân biệt hai khái niệm “đấu thầu” và “đấu giá” vì chúng có nhiều nét trái
ngược nhau, nhưng có lúc bị hiểu lẫn lộn như một khái niệm “đấu thầu”. Có người nói
rằng “địa phương tôi đang tiến hành đấu thầu khu đầm nuôi tôm X” hoặc “trên Internet
hiện đang tiến hành đấu thầu gói thầu mua 200 chiếc máy tính văn phòng”. Nói như
vậy là chưa chuẩn xác. Hai ví dụ nêu trên xét về bản chất là hai hoạt động đấu giá và
đấu thầu riêng biệt, nhưng lại được sử dụng ngôn ngữ đấu thầu trong thông báo. Hoạt
động thứ nhất không phải là hoạt động đấu thầu vì người bán lại chính là người có khu
đầm nuôi tôm. Đây chính là hoạt động đấu giá. Họ sẽ chọn người nào (bên mua) chào
giá cao nhất (ngược với hoạt động đấu thầu). Hoạt động thứ hai mới là hoạt động đấu
thầu. Người mua sẽ chọn được người bán máy tính văn phòng đảm bảo các tính năng
kỹ thuật theo yêu cầu và có chi phí trên một mặt bằng thấp nhất và bảo đảm không
vượt dự toán đã định. Sau đây là một số điểm lưu ý giúp ta phân biệt khái niệm đấu
thầu và đấu giá.
- Hoạt động mua hay bán
Xét trên giác độ quan hệ mua- bán của chủ thể là Nhà nước, các cơ quan, tổ chức
đại diện cho Nhà nước (bên chủ động tiến hành, tổ chức hoạt động đấu thầu hay đấu

giá), có thể nói đấu thầu là hoạt động mua, ngược lại đấu giá là hoạt động bán. Trong
đấu thầu, bên chủ động tổ chức cuộc thầu (BMT) là người mua hàng hoá, dịch vụ, công
trình từ các nhà thầu. BMT chủ động tổ chức hoạt động đấu thầu nhằm mua được hàng
hoá, dịch vụ có chất lượng tốt nhất, giá cả thấp nhất, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chất
lượng, và tiến độ đề ra. Trong đấu giá, bên chủ động tổ chức phiên đấu giá nhằm bán
được hàng hoá, dịch vụ của mình với giá cao nhất có thể.
- Về đối tượng mua và bán
Trong đấu giá đối tượng bán là rõ ràng, người mua có thể kiểm tra, đánh giá
trước khi đưa ra giá mua. Nhưng ngược lại, trong đấu thầu, đối tượng chào bán của
nhà thầu là chỉ có trên hồ sơ và BMT chỉ có được sản phẩm định mua sau khi nhà
thầu thực hiện xong hợp đồng đã ký.
- Xét trên góc độ giá cả
Đấu thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá (trừ trường hợp đặc biệt), được gọi
là giá gói thầu hay dự toán. BMT (bên mua) mua hàng hoá, dịch vụ của người bán (nhà
5


 

thầu) đảm bảo yêu cầu nhưng trong giới hạn về nguồn lực tài chính của họ, nhà thầu đưa
ra giá cao hơn khả năng tài chính của chủ thể, thì dù có tốt đến mấy nếu BMT không thể
thu xếp được thì cũng không thể trúng thầu vì vượt khả năng thanh toán của BMT. Nhà
thầu nào đáp ứng các yêu cầu của BMT, mà có giá bán càng thấp (tính trên một mặt bằng
chi phí) thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng. Trái lại, đấu giá cần thiết phải khống chế giá
thấp nhất khi các bên tham gia đặt giá, được gọi là giá sàn. Sở dĩ như vậy là vì giá mà các
bên tham gia đưa ra phải đủ bù đắp những chi phí giới hạn của chủ thể. Ai đưa ra giá cao
hơn sẽ là người chiến thắng trong phiên đấu giá.
- Đặt cọc tham dự mua và bán
Trong đấu thầu, để mua được dịch vụ, hàng hoá, công trình của người bán (nhà
thầu) thường phải qua hai giai đoạn là đấu thầu để chọn được nhà thầu phù hợp nhất và

giai đoạn thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng. Chính vì lẽ đó, khi đấu
thầu để xác định trách nhiệm của nhà thầu đối với gói thầu người ta quy định hai lần
đặt cọc: đặt cọc khi tham dự thầu (bảo đảm dự thầu) và đặt cọc thực hiện hợp đồng
(bảo đảm thực hiện hợp đồng). Đối với đấu giá, người tham dự chỉ cần đặt cọc một lần
để xác định trách nhiệm khi tham dự đấu giá
2.2.

Tổng quan về công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản bắt đầu hoạt động với hai thành viên sáng lập
tại một góc văn phòng rộng 6m2 gần nhà sách Nguyễn Thị Minh Khai, sau đó vài
tháng công ty chuyển sang phòng kế bên khang trang hơn với diện tích 10m2. Công ty
chính thức đăng ký và nhận giấy phép kinh doanh vào ngày 20/6/2006 và lấy tên pháp
nhân là Công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản.
Vào tháng 9/2006 công ty chuyển sang văn phòng 35m2 tại quận 4. Một trong
những thành viên gia nhập công ty trong những ngày đầu được tham gia hội đồng
thành viên.
Vào tháng 9/2007 công ty chuyển sang văn phòng rộng 65m2 tại quận Bình
Thạnh. Tháng 12/2007 một trong hai thành viên sáng lập chuyển giao công việc cho
các thành viên còn lại, theo học quản trị tại Úc và quay trở về vào tháng 9/2008 tiếp
tục chung sức cùng công ty.
6


 

Vào tháng 10/2008 công ty chuyển sang văn phòng hiện tại rộng 240m2. Tính
đến ngày 5/10/2009, công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản có 39 thành viên với độ tuổi
trung bình là 25 và mạng lưới hàng chục đối tác với hàng trăm công nhân, phục vụ

phân khúc thị trường cao cấp với đa phần khách hàng là những tập đoàn và công ty đa
quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam.
Trải qua gần bốn năm hình thành và phát triển mỗi năm công ty TNHH Nội
Thất Cơ Bản tăng trưởng doanh thu xấp xỉ gấp hai lần với số lượng thành viên tương
ứng. Mặc dù hiện nay Công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản đã trở thành một trong các
thương hiệu hàng đầu về nội thất văn phòng, công ty vẫn xác định rằng công ty vừa
chỉ mới bắt đầu và tất cả tập thể công ty phải cùng nhau cố gắng xây dựng rất nhiều để
đưa công ty chinh phục những mục tiêu cao hơn.
Thông tin công ty:
Tên công ty: Công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản
Tên tiếng Anh: Basic Interior Company Limited
Thương hiệu được nhận biết bởi thị trường: ADP – architects
Logo chính thức

Trang web: www.adparch.com
Được thành lập ngày 20/06/2006 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0304412598 của sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 174/11 Điện Biên Phủ, P17, Q Bình Thạnh
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Chức năng
Trang trí nội – ngoại thất công trình. Mua bán hàng thiết kế nội thất. Thiết kế
tạo mẫu. Quảng cáo thương mại. Bổ sung: xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp,
giao thông, thủy lợi. San lấp mặt bằng. Mua bán: vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị
7


 

ngành xây dựng. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng. Thiêt kế kiến trúc công
trình công nghiệp, dân dụng. Thiết kế nội – ngoại thất công trình.

Nhiệm vụ
- Thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao, chấp hành đầy đủ các chính sách kinh tế
và pháp luật của nhà nước.
- Kinh doanh các mặt hàng theo đúng ngành hàng, đúng mục đích họat động mà công
ty đã đăng ký với nhà nước.
- Đảm bảo hoạch toán đúng và đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan lãnh đạo. Đồng thời,
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
- Góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người với thu nhập bình quân là 3
triệu đồng/ tháng chưa kể các công ty, đơn vị liên doanh với công ty.
- Nhiệm vụ đối với thành viên trong công ty: tạo ra văn hóa và môi trường làm việc,
tại đó mọi thành viên của công ty có được sự tự do, sự hỗ trợ, và nguồn lực phù hợp để
tạo ra kết quả tốt nhất và khai thác tối đa tiềm năng. Đồng thời thực hiện phân phối
theo lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, bồi
dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ công
nhân viên của công ty.
- Nhiệm vụ đối với khách hàng: tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua sáng tạo và
xây dựng không gian văn phòng đáp ứng nhu cầu nhiều chiều của khách hàng bao gồm
thẩm mỹ, kinh tế cũng như chất lượng dịch vụ.
- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn được cung cấp, cũng như vốn vay
nhằm thực hiện tốt các họat động sản xuất kinh doanh của công ty sao cho ngày càng
có hiệu quả.
- Trang bị và đổi mới trang thiết bị, đầu tư xây dựng – nâng cao cung cấp cơ sở hạ
tầng để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất.
- Thực hiện bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn
xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng mà nhà nước đã giao.

8


 


2.2.3. Đặc điểm sản phẩm và thị trường của công ty
Đặc điểm sản phẩm:
Công ty hoạt động trên thị trường xây dựng cơ bản, sản phẩm cuả công ty là các
công trình văn phòng, nhà ở, và các công trình xây dựng khác. Các sản phẩm xây dựng
của Công ty có các đặc điểm:
- Là sản phẩm đơn chiếc, được thực hiện theo yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư. Dẫn tới
sự cạnh tranh giữa các nhà xây dựng là rất cao. Sự mua bán xảy ra trước khi sản
phẩm ra đời, không thể xác định rõ chất lượng sản phẩm. Bởi vậy sự canh tranh chủ
yếu vào uy tín.
- Sản phẩm được sản xuất và sử dụng trên mọi địa điểm có tính cố định. Đặc điểm này
sẽ gây bất lợi khi công ty cạnh tranh với các công ty địa phương và ngược lại.
- Sản phẩm sản xuất có tính mùa vụ vì phụ thuộc vào thiên nhiên lớn. Với những đặc
điểm như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
như sản xuất không được tập trung làm phân tán mọi nguồn lực của công ty tạo sự
thiếu việc làm, lúc thi công dồn dập, lúc lại không có việc làm.
Đặc điểm thị trường:
Trong giai đoạn hiện nay thì thị trường xây dựng cơ bản đang có sự cạnh tranh
mạnh. Các Công ty xây dựng đã phát triển mạnh cả về chất lượng và yêu cầu kỹ thuật
công trình. Địa bàn hoạt động của công ty thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn hiện nay lại sụt
giảm do ảnh hưởng chính sách của Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn vốn đầu tư xây
dựng cơ bản.
Đòi hỏi về chất lượng của kỹ, mỹ thuật các công trình ngày càng cao trong lúc
yêu cầu về chi phí lại giảm để bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu là một sức ép
mạnh mẽ đòi hỏi Công ty phải cố gắng đổi mới để thích nghi.
2.2.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các phòng ban
a) Tổ chức bộ máy quản lý
Là cơ cấu tổ chức trực tuyến( đường thẳng), đơn giản nhất, trong đó có một cấp
trên và một số cấp dưới.

Ưu điểm của cơ cấu tổ chức trực tuyến:
9


 

- Mối quan hệ quản lý được giải quyết theo một kênh liên hệ thẳng. Cấp lãnh đạo
doanh nghiệp trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
- Đặc điểm cơ bản của cơ cấu tổ chức quản lý theo trực tuyến là người lãnh đạo thực
hiện tất cả các chức năng quản trị, các mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức
được thực hiện theo tuyến thẳng, người thừa hành mệnh lệnh chỉ nhận mệnh lệnh qua
các cấp trên trực tiếp và chỉ thi hành mệnh lệnh của người đó. Với những đặc điểm
nói trên, cơ cấu tổ chức này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ thủ
trưởng, người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của
những người dưới quyền.
Tuy nhiên, kiểu cơ cấu tổ chức này cũng có những nhược điểm:
- Nó đòi hỏi người lãnh đạo cần phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp hạn chế việc sử
dụng các chuyên gia cao, trình độ cao về từng mặt quản trị; khi cần phối hợp, hợp tác
công việc giữa hai đơn vị, hoặc cá nhân ngang quyền thuộc các tuyến khác nhau thì
việc báo cáo, thông tin, chỉ thị phải đi đường vòng theo kênh liên hệ được quy định.
Với cách thức tổ chức chặt chẽ, gọn gàng và linh hoạt, Công ty TNHH Nội Thất Cơ
Bản đã và đang phát huy tốt nhất tính hiệu quả trong quản lý, sản xuất và kinh doanh.
Phương thức tổ chức quản lý mà Ban Giám đốc lựa chọn giúp cho Công ty TNHH Nội
Thất Cơ Bản có thể cùng lúc triển khai được nhiều dự án, thiết lập các mối quan hệ
bền chặt trong kinh doanh với các đối tác, đặc biệt thể hiện rõ nét nét văn hóa đặc
trưng trong quản trị nguồn nhân lực mà các lãnh đạo của công ty đang thực hiện.

10



 

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Nội Thất Cơ Bản

Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty
b) Chức năng, nhiệm vu, quyền hạn của các cấp lãnh đạo
 Giám Đốc
- Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước Hội đồng thành viên và
pháp luật hiện hành.
- Chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại.
- Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của công ty.
- Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty.
- Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty.
- Đề xuất các chiến lược kinh doanh, đầu tư cho Hội đồng thành viên.
- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong khu vực và trên thế giới.
- Trực tiếp ký các hợp đồng xuất nhập khẩu
- Quyết định toàn bộ giá cả mua bán hàng hóa vật tư thiết bị.
- Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và các phòng ban cụ thể trong công
ty theo kế hoạch phát triển do hội đồng thành viên phê duyệt.
- Quyết định các chỉ tiêu về tài chính.
- Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động trong công ty
 Phó Giám Đốc
Là người hỗ trợ cho Giám Đốc trong các họat động sản xuất kinh doanh ở các
lĩnh vực chuyện môn. Các Phó Giám Đốc chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về các
phần việc được ủy nhiệm. đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về các
hành vi của mình.
11



 

 Trưởng phòng:
Sẽ chỉ đạo trực tiếp các họat động của các phòng ban, giúp Giám Đốc trong
việc điều hành toàn bộ họat động sản xuất kinh doanh.
 Các Giám Đốc Xưởng sản xuất:
Giúp Giám Đốc điều hành và chỉ đạo trực tiếp từng xưởng sản xuất
c) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban
 Phòng tổ chức hành chính
- Chức năng: tham mưu, giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý về tổ chức bộ
máy, biên chế, công tác cán bộ, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và các chế độ chính sách
đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của nhà nước;
công tác thi đua, khen thưởng; công tác cải cách hành chính của ngành.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
Giúp Giám đốc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn,
đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, bố trí, luân
chuyển, thuyên chuyển, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức trong và ngoài tỉnh.
Làm nhiệm vụ Thường trực Hội đồng xét sơ tuyển công chức của công ty.
Thực hiện các chế độ chính sách, lao động, tiền lương, tiền công, nghỉ hưu, nghỉ thôi
việc đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động của công ty. Làm nhiệm
vụ Thường trực Hội đồng và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với
cán bộ công chức, viên chức theo phân cấp quản lý. Làm nhiệm vụ Thường trực Hội
đồng xét nâng bậc lương cho công chức, viên chức của công ty.
Tham mưu giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển dụng viên chức,
quyết định tuyển dụng viên chức, chuyển loại viên chức, bổ nhiệm vào ngạch chuyên
viên và tương đương trở xuống đối với viên chức, ngạch cán sự và tương đương trở
xuống đối với công chức theo phân cấp quản lý. Làm nhiệm vụ Thường trực Hội đồng
xét tuyển viên chức của công ty.
Giúp Giám đốc thực hiện việc nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, cán bộ
lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đơn vị sự nghiệp thuộc công ty theo phân

cấp quản lý.
Giúp Giám đốc lập kế hoạch biên chế của công ty hàng năm theo quy định của
cơ quan có thẩm quyền trình UBND tỉnh phê duyệt. Tham mưu Giám đốc việc phân
12


 

bổ chỉ tiêu biên chế, định suất lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP,
điều chỉnh kế hoạch biên chế trong toàn công ty trên cơ sở tổng biên chế hành chính,
sự nghiệp được giao theo thẩm quyền. Hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp thuộc công ty
lập kế hoạch biên chế, đồng thời kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng biên chế được
giao trong công ty.
Thực hiện công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo về tình hình biên chế, tổ chức
bộ máy; công tác cải cách hành chính của ngành hàng năm theo định kỳ hoặc đột xuất.
Giúp Giám đốc trong việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ; Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quy chế tổ chức, hoạt động; thẩm định các đề án thành lập, sáp nhập,
hợp nhất, chia tách, giải thể, đổi tên các tổ chức bên trong của các đơn vị sự nghiệp
trực thuộc công ty.
 Phòng kế toán:
Nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán trưởng công ty được quy định theo những
điều khoản sau đây:
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về các công
việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng.
Kế toán trưởng có những trách nhiệm cụ thể sau đây:
- Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của
công ty ,không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy.
- Tổ chức ghi chép ,tính toán và phản ánh chính xác, trung thực , kịp thời, đầy đủ toàn
bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế nộp ngân sách, các quĩ để lại

công ty và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải
trả.
- Xác định phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ, kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ
và đề xuất các biện pháp giải quyết,xử lý khi có các trường hợp thất thoát xảy ra.
- Lập đầy đủ và giữ đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết toán của công ty theo chế
độ hiện hành.
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữbí mật các tài liệu và số liệu kế
toán bí mật của công ty.
13


 

- Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ nhân
viên kế toán trong công ty.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra , kiểm soát sau đây :
- Việc chấp hành bảo vệ tài sản , tiền vốn trong công ty.
- Việc chấp hành chế độ quản lý và kỷ luật lao động , tiền lương ,tiền thưởng ,các
khoản phụ cấp và các chính sách ,chế độ đối với người lao động .
- Việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh – tài chính ,kế hoach đầu tư xây dựng cơ
bản ,các dự toán chi phí kinh doanh , phí lưu thông , các dự toán chi tiệu hành chính,
sự nghiệp, các định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Việc thực hiện chế độ thanh toán tiền mặt, vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế, hợp
đồng dịch vụ …
- Việc giải quyết và xử lý các khoảng thiếu hụt , các khoảng nợ không đòi được và các
khoản thiệt hại khác.
Kế toán trưởng có trách nhiệm giúp giám đốc công ty :
- Tổ chức phân tích các hoạt độngkinh tế trong công ty một cách thường xuyên nhằm
đánh giá đúng đắn tình hình , kết quả và hiệu quả kế hoạch kinh doanh của công ty
,phát hiện những lãng phí và thiệt hại của công ty đã xảy ra, những việc làm không có

hiệu quả, những trì trệ trong kinh doanh để có biện pháp khắc phục , bảo đảm kết quả
hoạt động và doanh lợi ngày càng tăng .
- Thông qua công tác tài chính - Kế Toán, nghiên cứu cải tiến tổ chức kinh doanh
nhằm khai thác khả năng tiềm tàng , tiết kiệm và nâng cao hiệu qủa đồng vốn. Khai
thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn kinh doanh .
Kế toán trưởng có những quyền hạn sau đây :
- Phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các kế toán viên của công ty.
- Có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong công ty chuyền đầy đủ , kịp thời những tài
liệu , số liệu cần thiết cho công việc kế toán và kiểm tra của kế toán trưởng.
- Các báo cáo kế toán, các hợp đồng kinh tế ,dịch vụ , các chứng từ tín dụng , các tài
liệu có liên quan đến việc thanh toán , trả lương , trả tiền thưởng , thu chi tiền mặt…
đều phải có chữ ký của kế toán trưởng mới có giá trị pháp lý.

14


 

- Kế toán trưởng không được lập , ký hoặc duyệt các báo cáo , chứng từ , tài liệu khi
không có ý kiến của Giám đốc , hoặc không phù hợp với các qui định hiện hành của
nhà nước.
Điều khoản cuối cùng :
- Kế toán trưởng công ty có trách nhiệm thi hành các điều khoản nêu trên .
- Trường hợp không làm tròn nhiệm vụ cố tình vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ tài
chính – kế toán , phản ánh sai lệch , thiếu trung thực trong số liệu kế toán , gây thất
thoát tài chính cho công ty , Kế toán trưởng sẽ bị thi hành kỷ luật buộc thôi việc hoặc
đề nghị truy tố trước pháp luật tuỳ theo mức độ vi phạm.
 Phòng kỹ thuật
- Chức năng: Phòng kỹ thuật là phòng chuyên môn, nghiệp vụ tham mưu, giúp Giám
đốc thực hiện nhiệm vụ quản các lĩnh vực kế hoạch, kỹ thuật, thẩm định, chất lượng

công trình và quản lý các dự án. Phòng kỹ thuật chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của
Giám đốc
- Nhiệm vụ và quyền hạn: Phòng kỹ thuật có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
+ Công tác kế hoạch.
+ Phòng có trách nhiệm tham mưu, giúp Giám Đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý
đầu tư xây dựng các dự án.
+ Công tác thẩm định, kỹ thuật và quản lý chất lượng công trình.
+ Giúp Giám đốc Sở hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật; chế độ, chính sách; các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ
thuật thuộc lĩnh vực quản lý của công ty; tuyên truyền, phổ biến thông tin, giáo dục
Pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định của Pháp luật
+ Báo cáo định kỳ và đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực do phòng quản
lý theo quy định của Pháp luật và yêu cầu của Giám công ty.
+ Quản lý công chức, tài sản do Giám đốc giao cho phòng.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc.
 Phòng kinh doanh
- Chức năng
15


×