Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÁC CÔNG NGHỆ TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.77 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÁC CÔNG NGHỆ
TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC TRONG NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN

ĐẠT TRUNG HOÀ DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích khả năng ứng
dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp tại huyện Ninh Phước tỉnh
Ninh Thuận”, do Đạt Trung Hoà Dương sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_____________________________.

LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________ ____________________________
Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó cũng là
kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá nhân,
tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Chân thành cảm ơn cha mẹ của tôi đã không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời
gian qua để tôi hoàn tất 4 năm đại học của mình.
Gửi đến thầy TS. Lê Quang Thông lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy đã
rất nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho

tôi những kiến thức bổ ích, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường khóa 32
đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường Ninh Thuận, Trung
Tâm Khuyến Nông-Khuyến Ngư Ninh Thuận, Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Ninh
Thuận, Phòng Thống Kê huyện Ninh Phước, trạm Thủy Nông huyện Ninh Phước, Phòng
Nông Nghiệp huyện Ninh Phước và đặc biệt là anh Lê Tiến Dũng (Trưởng phòng Kỹ
thuật-Trung Tâm Khuyến Nông- Khuyến Ngư Ninh Thuận), đã nhiệt tình cung cấp số liệu
và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Ninh phước, các cô
chú thuộc UBND các xã trong huyện Ninh Phước.
Xin chân thành cảm ơn !
TP. HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Đạt Trung Hòa Dương


NỘI DUNG TÓM TẮT
ÐẠT TRUNG HOÀ DƯƠNG. Tháng 06 năm 2010. “ Phân Tích Khả Năng Ứng
Dụng các Công Nghệ Tưới Tiết Kiệm Nước Trong Nông Nghiệp tại Huyện Ninh
Phước, Tỉnh Ninh Thuận”.
DAT TRUNG HOA DUONG. June 2010. “Analysis of Application Posibility of
Saving Water Irrigation Technology in Agriculture in Ninh Phuoc District, Ninh
Thuan Province”

Khóa luận “Phân tích khả năng ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước trong
nông nghiệp tại huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” đã phân tích các điều kiện về tự
nhiên, kinh tế- Nhu cầu của người dân tại địa phương để có thể ứng dụng các công nghệ
tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, hiệu quả mà công nghệ tiết kiệm nước
mang lại được cải thiện về nhiều mặt, đặc biệt về hiệu quả kinh tế thì công nghệ tưới này

sẽ giảm bớt chi phí đầu tư đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, cụ thể khi đối chiếu 2
phương pháp tưới thì lợi nhuận chênh lệch giữa mô hình tưới nhỏ giọt và tưới truyền
thống cho cây nho cho thấy kết quả mang lại là lợi nhuận từ diện tích sử dụng công nghệ
tưới nhỏ giọt cao hơn là 4.523.000 đồng, lượng nước tiết kiệm được 1462-1637m3/ha/vụ
tưới trong vụ đông xuân 2006-2007.
Tính khả thi để công nghệ tưới tiết kiệm nước được ứng dụng tại địa phương được
đánh giá qua ước tính xác suất nông dân có nhu cầu sử dụng công nghệ này là 57% trong
tổng số 90 mẫu điều tra, đồng thời đánh giá khả năng chuyển giao công nghệ tưới tiết
kiệm nước tại địa phương. Như vậy khả năng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước là
có khả thi.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ........................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 3
1.3.3. Thời gian nghiên cứu........................................................................... 3
1.4. Về nội dung ....................................................................................................... 3
1.5. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................... 4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ................................................................................................ 5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ...................................................................... 5
2.2. Tổng quan về huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận ......................................... 6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 6
2.2.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ............................................................... 8
2.3. Đánh giá khái quát chung ................................................................................ 12
2.3.1. Thuận lợi ........................................................................................... 12
2.3.2. Khó khăn ........................................................................................... 12
2.4. Tình hình phát triển tưới tiết kiệm nước trên thế giới và ở Việt Nam. ........... 13
2.4.1 Tình hình phát triển tưới tiết kiệm nước trên thế giới .................................... 13


2.4.2 Tình hình phát triển tưới tiết kiệm nước ở Việt Nam............................... 14
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 17
3.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 17
3.1.1. Các khái niệm .................................................................................... 17
3.2. Sử dụng mô hình Logit để tính xác suất nông dân có nhu cầu sử dụng các
công nghệ tưới tiết kiệm nước ................................................................................ 23
3.2.1. Cơ sở lựa chọn mô hình .................................................................... 23
3.2.2. Cơ sở lựa chọn các biến .................................................................... 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 26
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 26
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 26
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 28
4.1. Thực trạng về tài nguyên nước tại huyện Ninh Phước.................................... 28
4.1.1. Thực trạng về tài nguyên nước. ......................................................... 28
4.1.2. Thực trạng về sử dụng nước trong nông nghiệp tại huyện Ninh Phước
..................................................................................................................... 32
4.2. Tình hình sử dụng thử nghiệm CNTTKN tại huyện Ninh Phước. . 35
4.3. Khảo sát các điều kiện về tự nhiên, kinh tế- Nhu cầu của người dân để có thể
ứng dụng CNTTKN. ............................................................................................... 36

4.3.1. Các điều kiện tự nhiên để CNTTKN được áp dụng .......................... 36
4.3.2. Các điều kiện về mặt kinh tế - Nhu cầu của người dân............................ 41
4.4. So sánh hiệu quả giữa CNTTKN và phương pháp tưới truyền thống ............ 48
4.4.1. Hiệu quả về mặt kĩ thuật ................................................................... 48
4.4.2. Hiệu quả về mặt kinh tế..................................................................... 50
4.4.3. Hiệu quả về mặt xã hội ...................................................................... 52
4.4.4. Hiệu quả về môi trường ..................................................................... 52
4.5. Đánh giá tính khả thi để ứng dụng các CNTTKN. ......................................... 54
4.5.1. Đánh giá nhu cầu sử dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước của
nông dân. ..................................................................................................... 53
vi


4.5.2. Đánh giá khả chuyển giao công nghệ tưới tiết kiệm nước tại địa
phương ......................................................................................................... 58
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 61
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 61
5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 63
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Các Loại Đất Nông Nghiệp huyện Ninh Phước .................................... 7
Bảng 2.2. Cơ Cấu Dân Số huyện Ninh Phước .................................................................. 10
Bảng 3.1. Tên Biến và Giải Thích Các Biến Trong Mô Hình ........................................... 24
Bảng 4.1. Lượng Xả Thải Nhà Máy Thủy Điện Đa Nhim ................................................ 31

Bảng 4. 2. Các Trạm Bơm trong Hệ Thống Nha Trinh – Lâm Cấm Phục Vụ Tưới cho
Huyện Ninh Phước ............................................................................................................ 33
Bảng 4.3. Số Công Trình Khai Thác Nước Ngầm Phục Vụ Cho Sản Xuất, Sinh Hoạt tại
Các Huyện ......................................................................................................................... 34
Bảng 4.4. Các Loại Hoa Màu Có Thể Áp Dụng CNTTKN tại Huyện Ninh Phước ......... 36
Bảng 4.5. Chỉ Số Khô Hạn tại Ninh Thuận ....................................................................... 37
Bảng 4.6. Các Nhóm Đất Khu Vực huyện Ninh Phước ................................................... 40
Bảng 4.7. Một Số Chỉ Tiêu về Tưới Phun Mưa cho Cây Chè........................................... 49
Bảng 4.8. Một Số Chỉ Tiêu về Tưới Nhỏ Giọt cho Cây Chè ............................................ 49
Bảng 4.9. Một Số Chỉ Tiêu về Tưới Phun Mưa cho Cà Phê ............................................. 50
Bảng 4.10. Một Số Chỉ Tiêu về Tưới Nhỏ Giọt Cho Cà Phê ............................................ 50
Bảng 4.11. Hiệu Quả Bằng Phương Pháp Tưới Nhỏ Giọt cho Cây Nho ở Ninh Thuận ... 51
Bảng 4.12. Ước Lượng các Thông Số trong Mô Hình ...................................................... 54
Bảng 4.13. Ước Lượng Lại các Thông Số trong Mô Hình Khi Loại Bỏ Biến Thu Nhập . 55
Bảng 4.14. Dự Đoán Của Mô Hình Nông Dân Có Nhu Cầu sử Dụng Các Công Nghệ
Tưới tiết Kiệm Nước ......................................................................................................... 56
Bảng 4.15. Giá Trị Trung Bình Các Biến của Mô Hình Nhu Cầu Sử Dụng Các Công
Nghệ Tưới Tiết Kiệm Nước .............................................................................................. 57

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Các Hoạt Động Bảo Vệ Tài Nguyên Nước ....................................................... 28
Hình 4.2. Lượng Mưa Trung Bình trong Năm tại Các Trạm ............................................ 30
Hình 4.3. Lượng Mưa và Lượng Bốc Hơi tại Phan Rang ................................................. 38
Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Lượng Nước Tưới Thiếu Hụt trong Mùa Khô của Mẫu Điều
Tra ...................................................................................................................................... 39
Hình 4.5. Nhu Cầu Sử Dụng Các Công Nghệ Tưới Tiết Kiệm Nước Khi Nhà Nước Có Hỗ

Trợ của Mẫu Điều Tra ....................................................................................................... 42
Hình 4.6. Lợi Nhuận Trung Bình 1 vụ của Mẫu Điều Tra ................................................ 43
Hình 4.7. Nhận Thức về Sự Lãng Phí Nước của Nông Dân qua Cách Tưới Nước Truyền
Thống ................................................................................................................................. 44
Hình 4.8. Sự Hiểu Biết của Nông Dân về Công Nghệ Tưới Tiết Kiệm Nước .................. 45
Hình 4.9. Những Vấn Đề lo lắng nhất của Người Dân về CNTTKN ............................... 46
Hình 4.10. Những Khó Khăn mà Nông Dân Sẽ Gặp Phải khi Lắp Đặt CNTTKN ........... 47

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTTKN

Công nghệ tưới tiết kiệm nước

CPĐTTB

Chi phí đầu tư thiết bị

CN-TTCN -XD

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp- xây dựng

KHCN

Khoa học công nghệ

KHTL


Khoa học thủy lợi

SD

Sử dụng

TM – DV

Thương mại – dịch vụ

TTNSH & VSMTNT Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn
TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mô Hình Ước Lượng Nhu Cầu Sử Dụng các CNTTKN
Phụ lục 2: Mô Hình Ước Lượng Nhu Cầu Sử Dụng các CNTTKN Khi Loại Bỏ Biến Thu
Nhập
Phụ lục 3: Mô Hình Dự Đoán Mức Độ Chính Xác của Hàm Xác Suất về Nhu Cầu Sử
Dụng các CNTTKN
Phụ lục 4: Mô Hình Bảng Giá Trị Trung Bình các Biến của Mô Hình Xác Suất Sử Dụng

CNTTKN của Nông Dân.
Phụ lục 5: Bảng Câu Hỏi.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi

trường quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam được thiên
nhiên ưu đãi một nguồn nước mặt khá phong phú, trong khi đó sự biến đổi khí hậu cũng
như thói quen khai thác nước bừa bãi, tự phát đang đặt ra vấn đề về sự suy kiệt nguồn tài
nguyên nước và đang đối mặt những thách thức to lớn đó là nguy cơ cạn kiệt dẫn đến
khan hiếm nước. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước. Theo thống kê nếu sử dụng nước trong nông nghiệp
và dân sinh theo các công nghệ truyền thống thì đến năm 2020 Việt Nam thiếu khoảng
20% nước và đến năm 2050 sẽ là 45% nước yêu cầu (Nguyễn Văn Hiệu, 2005). Bảo vệ
tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà
còn tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ Tài nguyên và môi trường trong tương
lai lâu dài. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán như hiện nay đã được
các nhà khoa học xác định là do tỉ lệ thất thoát nước quá cao trong quá trình tưới.
Lượng nước sử dụng trong sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu về
nước (Cục Quản lý tài nguyên nước-Bộ Tài nguyên và Môi trường). Để khắc phục tình
trạng này, con người cần sản xuất ra các công nghệ tưới hiện đại có thể tiết kiệm nước ở
mức tối đa phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy xu hướng những năm gần đây các

phương pháp tưới tiết kiệm nước đang ngày càng áp dụng trên thế giới và nước ta là
phương pháp tưới nước nhỏ giọt và tưới phun mưa. Các kỹ thuật nổi trội của các công
nghệ tưới nước này cho ta hiệu quả cao về phương diện cấp nước và việc cung cấp chất


dinh dưỡng cho cây. Ưu điểm cơ bản nhất của các phương pháp này là làm giảm nhỏ
lượng nước tưới tiết kiệm từ 50 - 70% lượng nước tưới theo phương pháp cũ, tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm (Báo Khoa Học & Phát Triển, 2008).
Ninh Thuận là một tỉnh có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước phục vụ sản
xuất nông nghiệp luôn trong tình trạng bị thiếu hụt, do vậy việc đảm bảo nguồn nước tưới
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp luôn là vấn đề cấp thiết, nhất là vào mùa khô. Tuy
nhiên sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp ở Ninh Thuận vẫn chưa hợp lý. Các biện
pháp tưới chống thất thoát nước chưa được chú trọng, vì thế thường gây lãng phí nguồn
nước tưới, vấn đề sử dụng hợp lý các nguồn nước tưới đang trở nên cấp thiết hơn ở bất cứ
nơi nào khác.
Nằm ở vùng cực Nam của tỉnh Ninh Thuận, hầu hết các diện tích canh tác tại
huyện Ninh Phước ở tình trạng thiếu hụt nước tưới, đặc biệt là vào mùa khô. Tuy nhiên
trong quá trình sản xuất phần lớn nông dân tại địa phương chỉ quen sử dụng cách tưới
nước thông thường là tưới tràn, chính cách này đã làm chai cứng đất canh tác, rửa trôi
dinh dưỡng. Và đặc biệt cách tưới đã và đang sử dụng thường hay thất thoát nước gây
lãng phí nước, thực tế đặc điểm sản xuất nông nghiệp tại địa phương rất phù hợp với các
phương pháp tưới tiết kiệm nước, tuy nhiên công nghệ này vẫn chưa thể được sử dụng tại
địa phương. Ứng dụng công nghệ tưới hiện đại như tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa sẽ cấp
vừa đủ lượng nước đúng yêu cầu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng
nhờ đó đảm bảo cho năng suất cao và lại tiết kiệm đáng kể lượng nước tưới. Vì vậy việc
sử dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước là cần thiết cho cây trồng có giá trị kinh tế cao
tại một vùng khan hiếm nước như Ninh Phước. Từ thực tế đó, được sự cho phép của Khoa
Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “ Phân tích
khả năng ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp tại huyện
Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” để công nghệ này có thể được sử dụng trong nông

nghiệp tại địa phương.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đưa các công nghệ tưới tiết kiệm nước sử dụng trong nông nghiệp tại huyện Ninh
Phước, tỉnh Ninh thuận.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế- Nhu cầu của người dân để có
thể ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước tại địa phương.
So sánh hiệu quả giữa các công nghệ tưới tiết kiệm nước và tưới truyền thống.
Đánh giá tính khả thi để các công nghệ tưới tiết kiệm nước được có thể ứng dụng
trong nông nghiệp tại địa phương.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
90 hộ dân tại các xã của huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 29/03/2010 đến 30/06/2010. Trong đó
khoảng thời gian từ 29/04 đến 20/05 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp, từ ngày 05/04 đến
ngày 30/04 điều tra thử và điều tra chính thức thông tin về tình hình sử dụng nước tưới
cho cây trồng của các hộ gia đình và nhập số liệu. Thời gian còn lại tập trung vào xử lý số
liệu, viết báo cáo.
1.4. Về nội dung
Do hạn chế về số liệu thứ cấp có sẵn và thời gian nghiên cứu tương đối ngắn nên
đề tài chỉ nhằm vào các nội dung chính là:
- Thực trạng về tài nguyên nước tại huyện Ninh Phước.


- Khảo sát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - Nhu cầu của người dân để có thể ứng
dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp.

3


- So sánh hiệu quả giữa các công nghệ tưới tiết kiệm nước và tưới truyền thống tại
huyện Ninh Thuận mà phần lớn nông dân đang sử dụng.
- Đánh giá tính khả thi cho các công nghệ tưới tiết kiệm nước được sử dụng trong
nông nghiệp tại địa phương.
1.5. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo, trình bày về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của huyện Ninh Phước.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các thuật ngữ liên quan và
phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm:
- Thực trạng về tài nguyên nước tại huyện Ninh Phước.
- Các điều kiện để có thể áp dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước tại địa phương.
- So sánh hiệu quả giữa các công nghệ tưới tiết kiệm nước và phương pháp tưới truyền
thống.
- Đánh giá tính khả thi để ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp
tại địa phương.

Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm đưa các công
nghệ tưới tiết kiệm nước sử dụng ở địa phương phù hợp với điều kiện thiếu nước cho sản
xuất hiện nay tại địa phương.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Tiết kiệm nước đang là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện với nhiều
khía cạnh khác nhau mà đa phần đều là các nghiên cứu về kỹ thuật để công nghệ này
được ứng dụng tại một địa phương. Để thực hiện đề tài này bên cạnh kiến thức của bản
thân tôi đã sử dụng các tài liệu sau để làm tư liệu cho đề tài của mình.
Lê Công Trứ, 2005. Bài giảng kinh tế lượng, các lý thuyết cơ bản trong tài liệu
này là cơ sở cho việc lựa chọn mô hình Logit để đánh giá xác suất nông dân có khả năng
sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.
Lê Sâm, Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đình Vương, 2006, Công nghệ kỹ thuật tưới
tiết kiệm nước cho những vùng khan hiếm nước ở Việt Nam, đưa ra cơ sở và giới thiệu
các kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho các vùng khô hạn.
Theo Báo khoa học và phát triển, 2010, Công nghệ tưới tiết kiệm nước : Nâng cao
hiệu quả kinh tế cây trồng, cho thấy những kết quả thu được về nâng suất, lợi nhuận khi
áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước vào trong sản xuất nông nghiệp.
Nguyễn Quang Trung, 2008, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước
cho cây nho và cây thanh long vùng khô hạn Nam Trung Bộ, đưa ra các chỉ tiêu về lượng
nước tưới, các kỹ thuật của công nghệ tưới tiết kiệm nước và hiệu quả mang lại khi thực
hiện thí nghiệm công nghệ tưới nước nhỏ giọt cho cây nho tại Ninh Thuận và các yếu tố
được tiết kiệm như sau: công tưới 17,5 công/ha/vụ, lượng nước 1462-1637/ha/vụ, kinh

phí phí tiết kiệm được trong 1 vụ là 4.598.000 đồng.


2.2. Tổng quan về huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Tọa độ: từ 110 18’ 30’’ đến 110 39’ 52’’
1080 43’ 36’’ đến 1090 03’ 36’’
Ninh Phước là một huyện nằm nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Thuận, cách
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm một con sông Dinh ở Ninh Thuận, phía Bắc giáp
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, phía Nam giáp huyện Thuận Nam, phía Đông giáp
biển Đông, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn. Đường quốc lộ số 1A và đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua địa bàn huyện, trung tâm huyện lỵ cách Thành Phố Phan Rang-Tháp
Chàm 10km, những điều kiện này tạo thuận lợi cho huyện trong việc trao đổi văn hoá,
Kinh tế - Xã hội với các tỉnh trong nước và giữ vững an ninh quốc phòng.
b) Tổ chức hành chính
Ninh Phước bao gồm 9 đơn vị hành chính: Thị trấn Phước Dân, Các xã An Hải,
Phước Hải, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Vinh, Phước Thái, Phước Hậu, và Phước
Hữu.
c) Địa hình
Địa hình kiến tạo, địa chất tạo ra cho huyện Ninh Phước có một kiểu địa hình kết
hợp giữa đồng bằng ven Biển và địa hình thung lũng trước núi, Địa hình đồi núi ở phía
tây bắc, đồng bằng, bãi cát ven biển ở phía Đông –Nam, phía Tây và phía Tây Nam là dãy
núi cao, chênh lệch địa hình tương đối lớn và thấp dần theo hướng Đông - Bắc.
d) Khí tượng - thủy văn ,thủy lợi
Ninh Phước có khí hậu của miền Duyên Hải Nam Trung Bộ, thuộc vùng nhiệt đới
gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu được phân làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa
bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thời tiết có
tính ổn định, ít xảy ra thiên tai. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

6



Độ ẩm không khí: Lượng mưa trong năm khá thấp, hàng năm có khoảng 60 ngày mưa
với lượng mưa trung bình 700mm/năm nắng gió nhiều, độ bốc hơi 1800mm/năm, chỉ số
khô hạn 2,4. Độ ẩm trung bình là 80%, ẩm nhất là tháng 10 (82,2%), nhỏ nhất là tháng 4
(70%).
Chế độ gió: Ninh Phước chịu ảnh hưởng của chế độ gió lục điạ theo 3 hướng: Đông Bắc
từ tháng X đến tháng III, Đông Nam từ tháng IV đến tháng V và Tây Nam từ tháng VI
đến tháng IX. Tốc độ gió là 2-5m/s.
Nhiệt độ trung bình năm : Nhiệt độ trung bình năm 270C, cao nhất 390C.
Thủy văn: Trên địa bàn huyện Ninh Phước có có 2 con sông chính bắt nguồn từ các dãy
núi cao chảy về hướng đông đổ ra Sông Cái- Phan Rang trong đó có Sông Lu có chiều dài
45km, diện tích lưu vực 380km2, lưu lượng bình quân hang năm là 2,19m3/s. Sông Ranh
La có chiều dài 36 km, diện tích lưu vực 295km2, lưu lượng trung bình hằng năm
1,35m3/s.
e) Tài nguyên, khoáng sản
Tài nguyên Đất: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 34233,85 cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Cơ Cấu Các Loại Đất Nông Nghiệp huyện Ninh Phước
Loại đất
Đất nông nghiệp

Diện tích (ha)

Phần trăm (%)

20.504,13

60

Đất phi nông nghiệp


3.957,68

12

Đất chưa sử dụng

9.772,04

28

Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Ninh Phước, 2009.
Các khoáng sản
Khoáng sản của Ninh Phước bao gồm: Muối, San hô, Cát thuỷ tinh, Đá hoa cương
đang được khai thác có hiệu quả .Đặc biệt là Đá Granitte với tổng trữ lượng khoảng 850
triệu m3, triển vọng cho phép khai thác khoảng 130 triệu m3, độ nguyên khối và lộ thiên
dễ khai thác, thuận lợi về vận chuyển, đạt chuẩn về độ mịn, độ bóng và độ cứng, có nhiều

7


màu sắc đẹp, có thể chế biến thành các sản phẩm phục vụ cho xây dựng trong nước và
xuất khẩu. Ngoài ra còn có titan-zircon với hàm lượng trung bình, quy mô rất lớn.
2.2.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
a) Tình hình kinh tế
Huyện Ninh Phước có vị trí giao thương quan trọng không chỉ riêng với huyện mà
còn là một trong những vùng thuộc tỉnh Ninh Thuận có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế,
xã hội. Điều đó được thể hiện rõ nét với hệ thống giao thông liên khu vực hết sức thuận
lợi với sự hiện diện của Quốc lộ 1A Bắc Nam và tuyến đường sắt Bắc Nam đi ngang qua
địa bàn xã, việc thông thương với vùng cao nguyên Di Linh, Lâm Viên và ra các tỉnh phía

Bắc hoàn toàn thuận lợi. Với hệ thống giao thông liên vùng, liên khu vực hiện hữu đã tạo
cho huyện các điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế.
Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP của huyện Ninh Phước ước đạt 7,9%. Tuy
nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, một số lĩnh vực thiếu bền vững; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực như bảo vệ
rừng, quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản... còn nhiều bất cập.
Năm 2010, huyện Ninh Phước phấn đấu hoàn thành cơ bản các mục tiêu phát triển
kinh tế- xã hội đã xác định do Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, huyện tập trung huy động tối
đa các nguồn lực để đầu tư phát triển gắn với nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, tạo
sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng nhóm
ngành công nghiệp - dịch vụ.
Sản xuất Nông nghiệp, Chăn nuôi -Lâm- Ngư nghiệp
Trong năm 2009, Sản xuất Nông nghiệp, Chăn nuôi -Lâm- Ngư nghiệp đạt 560,3 tỉ
đồng chiếm 51,8%. Ninh Phước hội tụ cả ba điều kiện địa lý: có núi, sông, biển và cả
đồng bằng. Với đặc điểm khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho việc phát triển các
loại cây trồng, vật nuôi đặc thù có năng suất, chất lượng cao với quy mô, diện tích lớn và
sản xuất được quanh năm. Tuy nhiên nền kinh tế Ninh Phước chưa được phát triển, là một
huyện nằm ở hạ lưu dòng sông Dinh nên thường xuyên bị ngập lụt vào khoảng tháng 10 11 hằng năm. Nền nông nghiệp chủ yếu của Ninh Phước là trồng nho, tuy nhiên trong vài
năm gần đây có vài thay đổi trong canh tác nông nghiệp. Người dân dần dần chuyển qua
8


các hình thức canh tác khác như trồng táo và thanh long. Với đặc thù là vùng khô hạn
nhưng chăn nuôi ở Ninh Phước rất phát triển, đặc biệt là dê, cừu, xác định cây chủ lực là
cây nho. Diện tích trồng nho của huyện Ninh Phước, khoảng 2.500 ha, và vật nuôi là bò,
dê, cừu. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới trong bảo quản và chế biến
nông sản, chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới về trồng trọt, chăn nuôi,
lâm sinh và diêm nghiệp.. Ngoài nho với sản lượng hàng năm ổn định từ 60 - 65 ngàn tấn
có thể dùng cho chế biến rượu nho, chế biến nho khô..., các sản phẩm khác như mía cây,
cây neem, bông hạt, thịt gia súc (bò, dê, cừu), gia cầm... với sản lượng lớn, quy mô diện

tích sẽ tiếp tục được mở rộng cùng với việc đầu tư hệ thống thuỷ lợi, đáp ứng được nguồn
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Việc đầu tư chế biến các sản phẩm từ nho, cây
neem, các nông sản khác và thịt gia súc gia cầm đang là lĩnh vực huyện khuyến khích kêu
gọi đầu tư.tuy ở xã An Hải bờ biển chỉ dài 3,5 km nhưng đây là nơi sản xuất tôm giống
nổi tiếng nhất tỉnh.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp- xây dựng (CN-TTCN-XD)
Trong năm 2009, Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp- xây dựng đạt 171 tỉ đồng
chiếm 15,8%, Phát triển nhất ở địa phương này là chế biến hạt điều xuất khẩu, chính
nghành này đã mang lại thu nhập cao cho người dân và góp phần vào sự phát triển kinh tế
của huyện. Ngoài ra tiểu thủ công nghiệp ở Ninh Phước là làng Bàu Trúc nổi tiếng cả
nước với nghề truyền thống là làm gốm , còn làng Mỹ Nghiệp có nghề truyền thống của
mình là dệt thổ cẩm.
Thương Mại -Dịch vụ (TM-DV)
Trong năm 2009, Thương Mại -Dịch vụ đạt 350 tỉ đồng chiếm 32,37 %. Trong quá
trình phát triển kinh tế, TM-DV là lĩnh vực mang lại kinh tế cao cho huyện, là địa phương
có đông đồng bào Chăm sinh sống nhất tỉnh nên dịch vụ du lịch cũng gắn liền với các lễ
hội của dân tộc này như lễ hội kate….Làng Mỹ Nghiệp dệt thổ cẩm và làng Bàu Trúc làm
gốm là hai làng Chăm được khách du lịch biết đến nhiều nhất. Tháp Pôrômê thuộc thôn
Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.
Năm 1992, tháp Pôrômê đã được công nhận di tích là điểm đến của khách du lịch
trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra mô hình làm nho sạch của ông Ba mọi tại xã Phước Thuận
9


cũng là điểm du lịch sinh thái cho du khách khi đến Ninh phước. Đồi cát Nam Cương, xã
An Hải là nơi du lịch của nhiều du khách khi đến Ninh Phước. Dịch vụ và du lịch là một
nghành kinh tế quan trọng của huyện hiện tại tổng thu nhập GDP của nghành dịch vụ và
du lịch chiếm tỉ trọng khá cao so với các nghành kinh tế trong huyện. Về lâu dài tiếp tục
đầu tư để phát triển du lịch toàn diện, trong đó tập trung phát triển du lịch sinh thái, hình
thành các khu du lịch trọng điểm, xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Phước, thu hút

lượng khách du lịch tăng bình quân 25 - 26% năm đạt 700 – 800 ngàn khách du lịch vào
năm 2015, mở rộng địa bàn gắn với phát triển các khu đô thị mới, các khu công nghiệp và
các khu du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hiện đại hóa và mở rộng
nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính viễn thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
và an ninh quốc phòng, phát triển mới thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau đạt
94 máy/100 dân vào năm 2010.
b) Tình hình dân số – xã hội
Dân số
-Dân số : 135.146 người.
-Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60,96%
-Thu nhập bình quân đầu người: 8,7 triệu đồng/năm
-Mật độ dân số là: 367 người /km2
Bảng 2.2. Cơ Cấu Dân Số huyện Ninh Phước
Dân tộc

Nhân khẩu

Phần trăm (%)

Kinh

88.488

69,6

Chăm

35.599

28


Raglay

2.416

1,9

Hoa

560

0,44

Khác

76

0,06

Nguồn:Phòng Thống Kê huyện Ninh Phước, 2009
10


Xã hội
Huyện Ninh Phước là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ, Ninh
Phước gồm các dân tộc Kinh (69,6% )Chăm (28%), Raglây, Hoa…, còn là nơi gìn giữ
được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ
thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, cụm tháp
Pôrômê xây dựng thế kỷ 17.
Năm 2009 có 7/10 chỉ tiêu đạt kế hoạch. Các chỉ tiêu về văn hóa, xã hội đều đạt và

vượt kế hoạch; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; quốc phòng - an
ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định
Năm 2010, huyện Ninh Phước phấn đấu hoàn thành cơ bản các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội đã xác định do Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Chú trọng phát triển văn
hóa, bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng - an ninh.
c) Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Giao thông – vận tải
Nhìn chung, mạng lưới giao thông của huyện rất thuận lợi cho việc đi lại của
người dân, lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong và ngoài huyện, rút ngắn khoảng cách
giữa nông thôn và thành thị. Về đường bộ, Huyện có khoảng 241 km chiều dài mạng lưới
đường chính, trong đó có 2 tuyến đường là quốc lộ 1A và tuyến đường đối nội nối các xã
trong huyện tạo điều kiện phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra tuyến đường ven biển
nối từ trung tâm Cà Ná đến Cam Ranh (Khánh Hòa) sắp xây dựng sẽ là tuyến giao thông
trọng yếu của huyện.
Bưu chính viễn thông
Huyện có tổng số 10 bưu cục cấp 3, bán kính phục vụ trung bình từ 5 – 7 km. Tuy
nhiên, mạng lưới bưu cục ở khu vực nông thôn còn quá thưa thớt chưa đáp ứng nhu cầu
chung của dân cư.

11


Hệ thống cấp thoát nước
Nguồn nước được sử dụng chính cho sinh hoạt là nước ngầm từ các giếng tự
khoan của người dân và TTNSH & VSMTNT phước Dân. Hệ thống cấp thoát nước hiện
tại chỉ tập trung cục bộ ở một số trục giao thông chính.
2.3. Đánh giá khái quát chung
Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội như trên đem đến cho Ninh Phước nhiều thuận
lợi và khó khăn.
2.3.1. Thuận lợi

Vị trí địa lý của huyện là một lợi thế lớn, trở thành cầu nối giao thương rất quan
trọng giữa Ninh Thuận với các tỉnh Miền Đông Nam Bộ trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam; Là một trong các hướng phát triển nội thành của Ninh Thuận về phía Nam.
Như vậy, trong tương lai gần huyện có điều kiện để đầu tư phát triển về mọi mặt.
Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng và địa chất công trình rất thuận lợi cho việc xây
dựng các công trình cao tầng, hay phục vụ cho chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi,
cây trồng có hiệu quả kinh tế hơn. Đặc biệt giá đất ở khu vực này rất thấp so với mặt bằng
chung của Thành phố Phan Rang -Tháp Chàm và các địa phương lân cận nên chi phí đầu
tư ban đầu sẽ giảm đi nhiều.
Huyện có dân số đông, nguồn lao động khá dồi dào, cần cù, chất lượng lao động
đang dần được cải thiện, có khả năng tiếp cận nhanh với các phương pháp sản xuất mới.
2.3.2. Khó khăn
Cơ sở hạ tầng của huyện nhìn chung còn yếu kém, các tuyến giao thông đặc biệt là
mạng lưới giao thông nông thôn chưa được đầu tư xây dựng.
Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ học vấn chưa cao, số học sinh bỏ
học còn nhiều.
Tình hình khai thác nước tràn lan, thiếu sự quản lý làm suy thoái nguồn tài nguyên,
nguy cơ cạn kiệt là điều có thể xảy ra trong tương lai gần. vì vậy, việc nghiên cứu, tính
toán và đề ra biện pháp quản lý là cần thiết.

12


2.4. Tình hình phát triển tưới tiết kiệm nước trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1. Tình hình phát triển tưới tiết kiệm nước trên thế giới
Tài nguyên nước đang là một vấn đề ngày càng căng thẳng trên thế giới, tình trạng
hạn hán và khan hiếm nguồn nước đã và đang trở thành mối quan tâm sâu sắc đối với
nhiều quốc gia nói chung và nhiều ngành kinh tế nói riêng. Nông nghiệp được cho là
ngành sử dụng nước lớn nhất, chiếm tới 85% lượng nước dùng hàng năm (với các nước
châu Á). Chính vì vậy một trong những giải pháp nhằm khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên nước là tưới tiết kiệm nước, sử dụng nước có hiệu quả trong nông nghiệp.
Công nghệ tưới tiết kiệm nước được áp dụng rộng rãi hiện nay trên thế giới gồm
kỹ thuật tưới phun mưa (trong đó có tưới phun mưa áp lực thấp), kỹ thuật tưới nhỏ giọt và
kỹ thuật tưới ngầm.
Theo đánh giá của FAO hiện nay trên thế giới có khoảng trên 1 triệu ha cây trồng
được tưới bằng công nghệ tưới tiết kiệm nước. Mỹ và Israel là những nước phát triển
mạnh nhất công nghệ tưới này, nhưng Đức là nước phát triển sớm nhất. Ở Mỹ bang
California phát triển tưới tiết kiệm nước sớm nhất (1950), từ năm 1977 hàng nghìn ha
nho, cam, quít, hạnh nhân, mận v.v., đã được tưới bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt và phun
mưa nhỏ; trong đó trên 8000 ha được điều khiển bằng máy vi tính. Tại Kettleman và
Arizona (California) từ những năm 1979-1980 đã ứng dụng rộng rãi kỹ thuật tưới phun
mưa nhỏ, tưới phun sương và tưới nhỏ giọt ngầm và đã thành công trong việc kết hợp sử
dụng phân bón và thuốc trừ sâu trực tiếp vào nước tưới. Các bang Louisiana và Hawai
cũng phát triển mạnh kỹ thuật tưới nhỏ giọt vào những năm 70. Năm 1984 Hawai có
34.800 ha tưới nhỏ giọt.
Israel là một trong những nước nổi tiếng về phát triển rất mạnh kỹ thuật tưới tiết
kiệm nước, hầu hết đất đai canh tác đều được sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước; có
khoảng 40% (24.000 ha) trồng bông của nước này được tưới nhỏ giọt. Những năm 80
Israel đã phát triển mạnh kỹ thuật tưới nhỏ giọt ngầm để khắc phục những tồn tại của hệ
thống ống tưới nhỏ giọt nổi trên mặt đất. Bên cạnh kỹ thuật tưới nhỏ giọt, Israel cũng là
nước phát triển mạnh kỹ thuật tưới phun mưa (phun mưa áp lực cao, phun mưa áp lực
13


thấp, tưới phun sương), các hệ thống tưới sử dụng cho nhà kính, vườn ươm v.v. Hiện nay
Israel là một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất các sản phẩm thiết bị tưới tiết kiệm
nước hiện đại. Rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã nhập thiết bị hệ
thống tưới của Israel.
Australia cũng là nước nổi tiếng về công nghệ tưới tiết kiệm nước, đặc biệt là tưới
nhỏ giọt, hiện có khoảng 20.000 ha trồng nho ở nước này được tưới bằng kỹ thuật tưới

nhỏ giọt. Ngoài ra còn nhiều loại cây trồng khác như đào, mận, hạnh nhân, cam, chanh, cà
chua v.v. cũng được áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.
Từ những năm 1970 Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu thí nghiệm ứng dụng kỹ
thuật tưới nhỏ giọt trong nông nghiệp. Sau gần 30 năm nghiên cứu cải tiến đã đưa ra mô
hình kỹ thuật tưới nhỏ giọt Yến Sơn phù hợp với điều kiện của Trung Quốc, được gọi là
kỹ thuật tưới nhỏ giọt Yến Sơn, mở ra triển vọng ứng dụng rộng rãi trên quy mô cả nước.
Các nước khác như Đức, Anh, ý, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật, Nam Phi,
Liên Xô (cũ)… đều phát triển mạnh và có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu ứng dụng
công nghệ tưới tiết kiệm nước.
Nhìn chung triển vọng phát triển công nghệ tưới tiết kiệm nước trên thế giới là rất
lớn, công nghệ tưới này phù hợp với quá trình hiện đại hóa nền nông nghiệp và đang dần
thay thế cho kỹ thuật tưới truyền thống tốn nhiều nước và kém hiệu quả.
2.4.2. Tình hình phát triển tưới tiết kiệm nước ở Việt Nam
Kỹ thuật tưới phun mưa đã được đưa vào nghiên cứu ứng dụng từ những năm 70
tại một số địa phương ở nước ta như Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ, chủ yếu tưới cho một số
loại cây trồng như (cà chua, cải bắp, đậu, khoai tây v.v.). Tuy nhiên trong khoảng hơn 10
năm trở lại đây (từ 1993), công nghệ tưới tiết kiệm nước mới được nghiên cứu, ứng dụng
một cách có hệ thống ở nước ta.
Các mô hình tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt cho rau quả sạch ở Trường Cao đẳng kỹ
thuật Nông Lâm nghiệp Hà Tây, 65 ha chè ở Thành phố Tuyên Quang, 1 ha cây ăn quả ở
hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), 1 ha rau quả ở Viện Nghiên cứu rau quả Gia Lâm Hà Nội, do
14


×