Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 505

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.62 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY
CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 505

ĐINH THỊ NGỌC LAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ
PHẦN SÔNG ĐÀ 505” do ĐINH THỊ NGỌC LAN, sinh viên khóa 32, ngành KẾ
TOÁN, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

.

ThS.Bùi Xuân Nhã
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện cho con có được như
ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em
trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Bùi Xuân Nhã, người đã tận tình chỉ
bảo và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Sông Đà
505 đã tạo điều kiện cho em thực tập tại Chi Nhánh. Cảm ơn tất cả các anh, chị phòng

Kế toán đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực tập tại Chi
Nhánh.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
TP HCM, Ngày 01 tháng 07 năm 2010
Sinh viên
ĐINH THỊ NGỌC LAN.


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐINH THỊ NGỌC LAN, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh. Tháng 07 năm 2010. “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí và Tính Giá Thành
Sản Phẩm tại Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Sông Đà 505”.
ĐINH THỊ NGỌC LAN, Faculty of Economic, Nong Lam University - Ho Chi
Minh City. July 2010. “Production cost accounting and unit cost at Song Da 505
Joint-Stock Company Branch”.
Mục tiêu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công
ty Cổ Phần Sông Đà 505 là quá trình tìm hiểu thực tế, thu thập và xử lý số liệu, mô tả
lại quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh. Qua đó, thấy
được những điểm mạnh, những điểm còn hạn chế của công tác kế toán và từ đó đề
xuất các ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán ngày càng phù hợp với quy định.


MỤC LỤC
TRANG
LỜI CẢM TẠ
NỘI DUNG TÓM TẮT
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x
CHƯƠNG 1.....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề:................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:................................................................................................1
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................1
1.4 Cấu trúc luận văn:.....................................................................................................2
CHƯƠNG 2.....................................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................................3
2.1 Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Sông Đà 505:..................................................3
2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Công ty:........................................3
2.1.2: Thông tin tổng quan về Công ty:...........................................................................3
2.2 Chức năng nhiệm vụ chính của Công ty: ..................................................................4
2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: ................................................................................4
2.3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Sông Đà 505: .....................................................4
2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý: ............................................................5
2.3.3. Các phòng ban chức năng......................................................................................5
2.4 . Tổ chức công tác kế toán:........................................................................................6
2.4.2. Hình thức sổ kế toán đơn vị áp dụng:....................................................................7
2.4.3. Một số chính sách kế toán. ....................................................................................8
2.6.3 Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới:...................................9
CHƯƠNG 3...................................................................................................................11
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................11
v


3.1. Đặc điểm SXKD xây lắp ảnh hưởng tới công tác kế toán CPSX và tính giá thành
sản phẩm xây lắp: ..........................................................................................................11
3.2. Lí luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp:.................11

3.2.1. Chi phí sản xuất: ..................................................................................................11
3.2.2.Giá thành sản phẩm xây lắp: ................................................................................12
3.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí SX và tính giá thành sản phẩm xây lắp......................13
3.3. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp trong DN xây lắp .....................................................................................................13
3.3.1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất:..........................................13
3.3.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp.............................14
3.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: ...............................16
3.4.1. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: ........................16
3.4.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: ...........................16
3.4.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp......................................................................19
3.4.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công.................................................................21
3.4.5. Kế toán chi phí sản xuất chung...........................................................................24
3.4.6. Kế toán thiệt hại trong sản xuất..........................................................................30
3.4.7. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất .........................................................................32
3.4.8. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản
phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao. ...............................................................................32
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................36
4.1. Những vấn đề chung về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp tại Công ty cổ phần Sông đà 505.............................................................................36
4.1.1. Những vấn đề chung............................................................................................36
4.1.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh 555 - Công
ty Cổ phần Sông đà 505.................................................................................................37
4.1.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .........................................................37
4.1.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp..................................................................48
4.1.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công...............................................................54
4.1.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung..........................................................................61

vi



4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại CN Công ty Cổ phần Sông đà 505...............................................................71
4.2.1.Tổng hợp chi phí sản xuất tại CN Công ty Cổ phần Sông đà 505 .......................71
4.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ...................................................................75
CHƯƠNG 5...................................................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................78
5.1. Kết luận : ................................................................................................................78
5.2. Kiến nghị: ...............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................80
PHỤ LỤC ......................................................................................................................81

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

Bảo Hiểm Y Tế

BHTN

Bảo Hiểm Thất Nghiệp

KPCĐ


Kinh Phí Công Đoàn

CCDC

Công Cụ Dụng Cụ

CPSX

Chi Phí Sản Xuất

CN

Chi Nhánh

CP SXC

Chi Phí Sản Xuất Chung

MMTB

Máy Móc Thiết Bị

MTC

Máy thi công

NVL

Nguyên Vật Liệu


NC TT

Nhân Công Trực Tiếp

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

SX

Sản Xuất

TK

Tài Khoản

TSCĐ

Tài Sản Cố Định

CBCNV

Cán bộ công nhân viên



Giám Đốc

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 1 : Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .......................................................18
Sơ đồ 2: Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ...................................................20
Sơ đồ 3: Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công.............................24
Sơ đồ 4: Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. .....................................26
Sơ đồ 5: Kế toán thiệt hại trong SX...............................................................................31
Sơ đồ 6: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất(theo phương pháp kê khai thường xuyên) .33
+ Lưu đồ luân chuyển chứng từ của quá trình xuất kho:...............................................39
+ Lưu đồ xuất dùng thẳng: ............................................................................................41
+ Quy trình trả lương tại Công ty:.................................................................................49

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1

Hóa đơn bán hàng thông thường số 0045840

Phụ lục 2

Hóa đơn bán hàng thông thường số 0048790

Phụ lục 3

Hóa đơn bán hàng thông thường số 0057582

Phụ lục 4


Hóa đơn bán hàng thông thường số 0056407

Phụ lục 5

Hóa đơn bán hàng thông thường số 0085411

Phụ lục 6

Hóa đơn dịch vụ viễn thông số 3549593

Phụ lục 7

Danh sách trừ tiền điện nước qua lương

Phụ lục 8

Hóa đơn GTGT số 0176737

Phụ lục 9

Hóa đơn GTGT số 0007870

Phụ lục 10

Hóa đơn bán hàng thông thường số 006090

Phụ lục 11

Hóa đơn GTGT số 0139838


Phụ lục 12

Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ

Phụ lục 13

Hóa đơn GTGT số 0139826

Phụ lục 14

Bảng phân bổ tiền lương, KPCĐ

Phụ lục 15

Hóa đơn bán hàng thông thường số 0083210

Phụ lục 16

Hóa đơn bán hàng thông thường số 0059188

Phụ lục 17

Hóa đơn GTGT số 0150079

Phụ lục 18

Hóa đơn GTGT số 0150091

Phụ lục 19


Hóa đơn GTGT số 0150081

Phụ lục 20

Hóa đơn GTGT số 0150097

Phụ lục 21

Hóa đơn GTGT số 0035094

Phụ lục 22

Biên bản thanh lí hợp đống

Phụ lục 23

Chứng từ hạch toán số 12

Phụ lục 24

Chứng từ hạch toán số 10

Phụ lục 25

Chứng từ hạch toán số 19

Phụ lục 26

Chứng từ hạch toán số 13


Phụ lục 27

Giấy thanh toán tạm ứng

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề:
Dù kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng vậy, lợi nhuận luôn là mục tiêu mà các
doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng theo đuổi. Một trong
những chỉ tiêu kinh tế được các nhà quản lý doanh nghiệp đặc biệt quan tâm là chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là lợi nhuận chịu sự ảnh hưởng trực
tiếp của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Mặt khác trong công tác quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản, vấn đề chi phí giá thành đang được quan tâm hàng đầu vì đây
là khoản chi phí dễ bị thất thoát nhất.
Do đó để nâng cao tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm quản lý chi phí đòi
hỏi phải tính đúng, đầy đủ các khoản chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuất, từ đó
mới đảm bảo sự đầy đủ đúng đắn, hợp lý của giá thành sản phẩm. Để làm được điều
đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là rất cần thiết.
Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, sau một thời gian thực tập đi sâu tìm hiểu
công tác kế toán tại CN Công ty Cổ phần Sông Đà 505, em đã chọn đề tài “Kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại CN Công ty Cổ phần Sông Đà
505”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại CN

Công ty Cổ phần Sông Đà 505. Qua đó, thấy được những điểm mạnh và những điểm
còn tồn tại từ đó đề xuất ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán tại CN Công ty
ngày càng hoàn thiện và phù hợp với quy định.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu như sau:
1


- Phạm vi không gian: Tại CN Công ty Cổ phần Sông Đà 505
- Phạm vi thời gian: Từ 01/03/2010 đến 01/06/2010
- Nội dung nghiên cứu: Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại CN Công ty Cổ phần Sông Đà 505.
1.4 Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm 5 chương:
- Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
- Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu Công ty Cổ phần Sông Đà 505
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những nội dung có tính lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp. Từ đó, rút ra
nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày những kết quả chính mà quá trình nghiên cứu đạt được. Từ đó đưa ra
các đề xuất hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp.

2



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Sông Đà 505:
2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
- Công ty Cổ phần Sông Đà 505 được thành lập theo quyết định số 980/QĐBXD ngày 22 tháng 06 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở chuyển đổi từ
một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước là Xí nghiệp Sông Đà 505 thuộc công ty Sông
Đà 5-Tổng công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần và chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 01/09/2004.
- Công ty được kế thừa một đội ngũ hơn 500 CBCNV của Xí nghiệp Sông Đà
505 có trình độ, tay nghề cao, dày kinh nghiệm trong thi công một số công trình thủy
điện với truyền thống thi công xây lắp, khoan nổ cho các công trình thủy điện lớn; thi
công các công trình giao thông, dân dụng, nhà ở như: thủy điện Hòa Bình, thủy điện
Vĩnh Sơn, thủy điện Yaly…, và một số công trình công nghiệp, dân dụng…đã tạo
được uy tín đối với các ban quản lý, ban điều hành trong khu vực và Tổng Công ty
Sông Đà về tiến độ và chất lượng công trình.
- Hiện nay Công ty đang tham gia thi công một số hạng mục chính tại các công
trình: thủy điện Đăk Đoa, Đồng Nai…
2.1.2: Thông tin tổng quan về Công ty:
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Sông Đà 505
- Tên giao dịch quốc tế: Song Da 505 Joint-Stock Company..

- Biểu tượng:
3


- Email :




- Vốn điều lệ: 24,960,000,000 VND.
- Trụ sở chính của Công ty: IaO – Iagrai – Gia Lai.
- Văn phòng giao dịch: 170 Lê Duẩn-TP Pleiku-Gia Lai.
2.2 Chức năng nhiệm vụ chính của Công ty:
- Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng, dân dụng, nhà ở, công trình
thủy điện, thủy lợi, giao thông và xây dựng khác.
- Khai thác, sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông,
phụ kiện phục vụ xây dựng.
- Xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện vừa và nhỏ.
- Thi công khai thác đất đá bằng phương pháp khoan nổ mìn.
2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
2.3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Sông Đà 505:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘIĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

PGĐ

phụ

trách



thuật-thi công


PGĐ phụ trách vật tư-

PGĐ phụ trách

cơ giới

kinh tế-kế hoạch

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

TC-HC

KT-KH

TC-KT

CG-VT

4


Chỉ huy trưởng


Chỉ huy trưởng

Chỉ huy trưởng

công trình

công trình

công trình

Đội

Đội

Đội

Đội xây

Đội

Đội

Tổ

xây lắp

xây

xây


lắp số 6

xây

xây

dịch

số 1,2

lắp số

lắp số

lắp số

lắp số

vụ

3,4

5

7

8

2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý:
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành chung công tác SXKD, chịu trách

nhiệm trước Công ty về hiệu quả kinh doanh của toàn đơn vị.
- Phó GĐ phụ trách Kinh tế-kế hoạch:
Trực tiếp phụ trách các công tác về kinh tế, kiểm tra việc thực hiện các hợp
đồng kinh tế, hợp đồng xây lắp với các đội xây lắp của đơn vị, chỉ đạo phòng kinh tế
xây dựng các định mức về đơn giá vật tư và tiền lương giao khoán cho các Đội Xây
lắp của đơn vị.
- Phó GĐ thi công: Phụ trách công tác về Kỹ thuật và tổ chức thi công tại công
ty trực tiếp chỉ huy và quản lý các đội công trình về công tác thi công, thiết kế hồ sơ
thi công, công tác nghiệm thu bàn giao các hạng mục công trình, công tác An toàn lao
động.
- Phó GĐ vật tư cơ giới: Phụ trách toàn bộ các công tác về đáp ứng vật tư và
chuẩn bị thiết bị xe máy đảm bảo đáp ứng được tiến độ thi công.
2.3.3. Các phòng ban chức năng.
- Phòng Tổ chức-hành chính: Tổ chức nhân sự, công tác đào tạo, tuyển dụng,
công tác thi đua khiện thưởng, công tác hành chính, công tác thi công an toàn.
- Phòng kinh tế-kế hoạch: Xây dựng kế hoạch, công tác thị trường và đấu thầu
mua sắm thiết bị vật tư, xe máy, công tác kinh tế và công tác hợp đồng kinh tế.
- Phòng tài chính-kế toán: Giúp việc cho GĐ Công ty trong lĩnh vực Tài
chính-kế toán-tín dụng toàn Công ty. Kiểm soát bằng tiền các hoạt động kinh tế tài
5


chính trong Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước,
Công ty và Tổng công ty.
2.4 . Tổ chức công tác kế toán:
Tại Công ty Cổ phần Sông Đà 505, công tác kế toán được tổ chức dưới hình
thức tập trung toàn bộ về Công ty, không tổ chức đơn vị kế toán cho các đội xây lắp.
Công tác kế toán của Công ty được sự trợ giúp của phần mềm Hệ thống kế toán
SAS(Song Da Accounting System) được áp dụng chung với các đơn vị thành viên trực
thuộc Tổng công ty Sông Đà.

2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán gồm 11 người, trong đó 07 người có trình độ cử nhân, 03 người
có trình độ Cao đẳng, 01 người có trình độ Trung cấp được tổ chức với hình thức: 01
kế toán trưởng, 01 phó kế toán trưởng, 01 kế toán thanh toán-tiền lương, 01 kế toán vật
tư-tài sản-công cụ-dụng cụ, 01 kế toán tài chính ngân hàng, 01 kế toán doanh thu, chi
phí, thuế, 01 thủ quỹ, và 4 kế toán chi tiết tại các tổng đội.
- Hình thức tổ chức bộ máy kế toán: Quy mô hoạt động của Công ty Cổ phần
Sông Đà 505 hoạt động kinh doanh tại nhiều công trường khác nhau nhưng theo mô
hình tổng đội nên Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán theo hình thức
quản lý tập trung. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của
đơn vị đều được tập hợp, xử lí thông tin tại Phòng Tài chính-kế toán thông qua các kế
toán chi tiết tại tổng đội.
- Sơ đồ tổ chức nhiệm vụ của bộ phận kế toán:
Kế toán trưởng

Kế toán thanh
toán

Kế toán
tổng hợp

6

Thủ quỹ

Kế toán
vật
tư,TSCĐ



Kế toán trưởng:
+ Điều hành bộ máy kế toán, tổ chức công tác tài chính tín dụng và hạch toán
kinh doanh trong .
+ Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh
toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện
và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
+ Tổ chức công tác báo cáo, phân tích, tổng hợp đánh giá hoạt động SXKD
trong Công ty.
+ Đôn đốc công tác thu vốn, tham mưu với GĐ trong công tác quản lý vốn và
hiệu quả SXKD, việc ban hành các quy chế phân cấp quản lý cho các công trường.
Kế toán thanh toán tiền lương :
+ Cập nhật, kiểm tra và lập các chứng từ phản ánh các khoản thu chi tiền mặt và
lập chứng từ thanh toán tiền lương, các chế độ khác cho CBCNV trong toàn Công ty.
+ Tuân thủ công tác điều hành, hạch toán kinh doanh và luân chuyển chứng từ.
Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ và TSCĐ : Quản lý theo dõi các nguồn lực
vật tư, tài sản nhằm cân đối và đáp ứng hài hòa nhiệm vụ SXKD, chắp mối và điều
phối cung ứng vật tư, CCDC, TSCĐ cho các công trường trên cơ sở nhu cầu thực tế.
Kế toán tài chính ngân hàng : Quản lý tình hình tài chính tín dụng với các tổ
chức tín dụng, ngân hàng cũng như việc tổ chức hạch toán các nghiệp vụ phát sinh .
Theo dõi, cập nhật số dư tiền gửi, tiền vay ngắn hạn, lập ủy nhiệm chi, hồ sơ vay vốn
ngân hàng.
Kế toán doanh thu chi phí, thuế : Quản lý doanh thu, chi phí và tình hình
quan hệ với ngân sách nhà nước.
Thủ quỹ :
+ Thu, chi tiền mặt, ghi chép sổ quỹ tiền mặt, báo cáo quỹ tiền mặt, phát lương
cho CB – CNV theo định kỳ, chịu sự chỉ đạo của Giám đốc và Kế toán trưởng.
2.4.2. Hình thức sổ kế toán đơn vị áp dụng:
Công ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật kí chung” với sự trợ giúp của phần
mềm kế toán SAS. Căn cứ vào chứng từ gốc hay bảng tổng hợp, bảng phân bổ, chứng
từ gốc cùng loại hợp lệ ghi vào sổ kế toán nhật kí chung các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh, phần mềm SAS tự động ghi vào sổ kế toán theo trình tự sau:
7


Chứng từ gốc
Nhật kí chung

Sổ chi tiết
Sổ quỹ

Sổ cái

Bảng tổng hợp số
dư chi tiết

Bảng cân đối
tài khoản
Báo cáo kế toán

Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
2.4.3. Một số chính sách kế toán.
- Chế độ kế toán áp dụng: Chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn kế
toán thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam, quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
- Phương pháp kê khai thuế: Công ty thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho của Công ty là những tài
sản đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang, nguyên liệu, vật liệu, CCDC
tồn kho, chi phí SXKD dở dang. Khi xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì, DN áp dụng
phương pháp bình quân gia quyền. Do đặc thù là DN xây lắp nên DN áp dụng phương
pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
8


- Phương pháp kế toán TSCĐ: Phương pháp khấu hao áp dụng theo phương
pháp khấu hao đường thẳng, thời gian khấu hao của TSCĐ áp dụng theo Quyết định số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003.
2.5.3 Quy trình thực hiện sản phẩm xây lắp.
Bước 1: Tìm hiểu thị trường
-Tìm kiếm chủ đầu tư(khách hàng)
-Xác định yêu cầu của chủ đầu tư về hình thức đầu tư,quy
mô dự án,bản chất và khối lượng công việc,chất lượng sản
phẩm và tiến độ thực hiện dự án.
-Xây dựng các mối quan hệ ban đầu.

Bước 2: Đàm phán,kí hợp đồng thi công
-Xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
-Kí hợp đồng với chủ đầu tư theo các điều khoản đã thống
nhất, tuân thủ pháp luật.
Bước 3: Chuẩn bị
-Lập biện pháp thi công,trong đó nêu rõ trình tự thi công,
các giải pháp công nghệ và tiến độ thi công.
-Lập kế hoạch huy động nhân lực, máy thi công và tài
chính.

Bước 4:Thi công

-Tuân thủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng đã kí
với chủ đầu tư.
-Đảm bảo an toàn thi công, chất lượng sản phẩm tốt, giá
thành hạ và đáp ứng tiến độ.
-Đặt mục tiêu Uy tín với khách hàng lên hàng đầu.

2.6.3 Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới:
Định hướng: Công ty xác định nhiệm vụ chính vẫn là thi công công tác bê
tông cốt thép tại các công trình thủy điện trong khu vực miền Trung và các địa bàn lân
cận, đồng thời chủ động tìm kiếm, tiếp cận đấu thầu các dự án công trình công nghiệp,
dân dụng, đường giao thông nhằm chuyển dịch dần cơ cấu đa ngành nghề trước khi kết
thúc các dự án XD công trình thủy điện.
9


Mục tiêu nhiệm vụ:
- Sản lượng bình quân năm: 200 tỷ trở lên.
- Thu nhập bình quân của CBCNV đạt từ 2,5 triệu trở lên/tháng.
- Đảm bảo SXKD có hiệu quả, lợi tức còn lại chia cho cổ đông đạt 20%/năm
trở lên
- Sắp xếp và tổ chức nhân sự hợp lí, theo hướng chuyên môn hóa, phù hợp với
trình độ công nghệ tiên tiến, trên cơ sở đó nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng lao
động, giảm lao động thủ công, hình thành đội ngũ CN đáp ứng được yêu cầu, nhiệm
vụ của Công ty.

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đặc điểm SXKD xây lắp ảnh hưởng tới công tác kế toán CPSX và tính giá
thành sản phẩm xây lắp:
Xây dựng cơ bản là ngành SX vật chất độc lập nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho
nền kinh tế quốc dân. Công tác xây dựng cơ bản thông thường do các DN xây lắp nhận
thầu tiến hành. Do vậy ngành SXKD xây lắp có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Sản phẩm xây lắp thủy điện là những công trình, hạng mục công trình, vật
kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian SX kéo
dài, điều đó chi phối đến công tác tổ chức quản lý.
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi SX, còn các điều kiện SX phải di chuyển
theo địa điểm đặt sản phẩm nên công tác quản lý rất phức tạp.
- Các công trình được thi công theo đơn đặt hàng, với thiết kế mĩ thuật, kĩ
thuật riêng theo yêu cầu riêng của chủ đầu tư.
- Hoạt động xây lắp tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên
nhiên, ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản, vật tư, MMTB dễ bị hư hỏng và ảnh hưởng
đến tiến độ thi công.
Do vậy quá trình SX phức tạp, không ổn định và có tính lưu động cao. Những
đặc điểm trên đây làm cho việc quản lý quá trình xây lắp nói chung, ngành xây lắp
thủy điện nói riêng và đặc biệt là công tác kế toán chi phí SX, tính giá thành sản phẩm
cũng có nét riêng biệt.
3.2. Lí luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp:
3.2.1. Chi phí sản xuất:
+ Khái niệm: Chi phí sản xuất trong DN xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ
lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà DN phải chi ra trong
11


quá trình hoàn thành sản phẩm xây lắp trong một thời kì nhất định. Các chi phí này
phát sinh có tính chất thường xuyên.
+ Phân loại chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp:

Theo nội dung kinh tế:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
Theo công dụng kinh tế:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung
Theo quan hệ chi phí với khối lượng sản phẩm sản xuất:
+ Chi phí cố định(định phí)
+ Chi phí biến đổi(biến phí)
3.2.2.Giá thành sản phẩm xây lắp:
+ Khái niệm:
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí cho từng công trình, hạng mục
công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước hoàn thành,
nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán công trình, hạng mục công trình
đó.
+ Các loại giá thành sản phẩm xây lắp:
- Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch công tác xây lắp là giá thành tính
trước khi bắt đầu SX của kì kế hoạch.
- Giá thành định mức: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu SX sản phẩm.
- Giá thành thực tế: Là giá thành mà công tác xây lắp được xác định sau khi
hoàn thành xong việc SX sản phẩm.

12



3.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí SX và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Về
bản chất đều thể hiện các chi phí nhưng khác nhau về số lượng đã tiêu hao do đặc
điểm của quá trình sản xuất và kỳ kế toán khác nhau.
Chi phí sản xuất gắn liền với kỳ phát sinh chi phí.
Giá thành sản phẩm gắn liền với số lượng sản phẩm đã hoàn thành
Điều này được thể hiện qua công thức sau:
Z= D đk + C – D ck
Trong đó : Z: Tổng giá thành sản phẩm
D đk: Trị giá sản phẩm làm dở đầu kì.
C : tổng chi phí thực tế phát sinh trong kì.
D ck: trị giá sản phẩm làm dở cuối kì.
3.3. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp trong DN xây lắp
3.3.1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất:
+ Đối tượng kế toán chi phí sản xuất:
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi
phí đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Đối tượng
này có thể là sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại. Là chi tiết sản phẩm hoặc
nhóm chi tiết sản phẩm, là đơn đặt hàng, giai đoạn công việc, phân xưởng hoặc bộ
phận SX hoặc đơn vị SX.
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là nơi phát sinh chi phí và
nơi chịu chi phí, là cơ sở cho việc tập hợp chi phí, là nơi đầu tiên rất quan trọng trong
toàn bộ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành.
+ Để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí, cần dựa vào các nhân tố
sau:
- Tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, loại hình sản xuất, đặc điểm
cơ cấu tổ chức sản xuất, chế tạo sản phẩm, yêu cầu kiểm tra, quản lý chi phí, tính giá
thành, đơn vị tính giá thành áp dụng trong DN.
- Xuất phát từ đặc trưng riêng của ngành xây dựng cơ bản, đối tượng tập hợp

chi phí sản xuất là các hạng mục công trình, công trình, phân xưởng sản xuất, đội xây
13


dựng. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở, tiền đề quan
trọng để kiểm tra, kiểm soát quá trình tăng cường trách nhiệm vật chất đối với các bộ
phận, đồng thời là điều kiện cung cấp số liệu để tính các chỉ tiêu giá thành.
+ Phương pháp kế toán chi phí sản xuất:
- Phương pháp kế toán chi phí sản xuất là một phương pháp hoặc một hệ thống
các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất theo yếu
tố và theo khoản mục trong phạm vi giới hạn của đối tượng kế toán chi phí.
- Vì mỗi phương pháp kế toán chi phí sản xuất chỉ thích ứng với một đối tượng
kế toán chi phí, nên tên gọi của các phương pháp kế toán chi phí là theo đối tượng mà
nó cần tập hợp và phân loại chi phí.
+ Các phương pháp kế toán chi phí được áp dụng:
a/ Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm
riêng biệt phù hợp với tính chất của quy trình công nghệ.
b/ Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo sản phẩm
c/ Phương pháp kế toán chi phí theo nhóm sản phẩm
d/ Phương pháp kế toán chi phí theo đơn đặt hàng
e/ Phương pháp kế toán chi phí theo giai đoạn công nghệ
3.3.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp.
- Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp: Là các công trình, hạng mục
công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước cần được tính giá thành.
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp: Là phương pháp sử dụng số
liệu về chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và tính giá thành đơn vị thực tế của sản
phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành theo các yếu tố hay khoản mục chi phí trong kì.
- Phương pháp tính giá thành trực tiếp: Theo phương pháp này, tập hợp tất
cả chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình từ khi
khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình đó.

Trong trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà
có khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước bàn giao, giá thành được tính:
Z= D đk + C – D ck
Trong đó: Z : Giá thành sản phẩm
D đk: Chi phí thực tế dở dang đầu kì.
14


C : Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kì.
D ck: chi phí thực tế dở dang cuối kì.
Trường hợp chi phí sản xuất tập hợp cho cả công trình nhưng giá thành thực tế
phải tính riêng cho từng hạng mục công trình, kế toán có thể căn cứ vào chi phí của cả
nhóm và hệ số kinh tế kỹ thuật cho từng hạng mục công trình đã quy định cho từng
hạng mục công trình để tính giá thành thực tế theo công thức:
Tổng chi phí thực tế phát sinh của HMCT,CT

Hệ số phân bổ
giá thành thực
tế

Giá thành thực
tế của từng
HMCT

=

Tổng chi phí theo giá dự toán của HMCT,CT

=


Giá trị dự toán của
HMCT

Hệ số phân bổ
X giá thành thực
tế

- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Hàng tháng chi phí sản
xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi đơn đặt hàng hoàn
thành thì chi phí sản xuất tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt
hàng đó.
- Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Theo phương pháp này, giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được xác định
theo công thức:
Giá thành thực tế
=
của sản phẩm xây
lắp

Giá
thành
định
mức

+
-

Chênh lệch do
thay đổi định
mức


+

Chênh lệch do
thoát li định
mức.

3.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí và đối tượng tính giá thành:
- Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có nội
dung hoàn toàn khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau và có thể có
trường hợp phù hợp với nhau.
- Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết, tổ
chức ghi chép ban đầu và tổ chức tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất hợp lí, giúp cho
DN tăng cường công tác quản lí, kiểm tra việc tiết kiệm chi phí thực hiện tốt việc kế
15


×