Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY ĐẬU NÀNH TẠI XÃ ĐẮK DRÔNG – HUYỆN CƯJÚT – TỈNH ĐẮK NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY ĐẬU NÀNH TẠI XÃ
ĐẮK DRÔNG – HUYỆN CƯJÚT – TỈNH ĐẮK NÔNG

ĐINH VĂN ĐỀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH
TẾ CÂY ĐẬU NÀNH TẠI XÃ ĐẮK DRÔNG – HUYỆN CƯJÚT – TỈNH ĐẮK
NÔNG ” do ĐINH VĂN ĐỀ, sinh viên khóa 32, chuyên ngành PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày………..

TS. Nguyễn Ngọc Thùy
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Xin ghi ân tình cảm Gia đình và Người thân đã yêu thương và tạo mọi điều kiện
cho con được học tập và nghiên cứu để có được như ngày hôm nay.
Cảm ơn Cha, Mẹ đã sinh con ra, đã dạy dỗ và dõi theo từng bước con đi.
Xin chân thành gởi lòng biết ơn đến:
Quý Thầy Cô từ thời phổ thông đã nuôi dạy và hết lòng giúp đỡ, động viên em
trong suốt quá trình học tập và trưởng thành.
Quý Thầy Cô khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm đã tận tình truyền đạt
cho em những kiến thức, kinh nghiệm và hành trang cho em đi tiếp chặng đường phía
trước.
Xin gởi lòng thành kính biết ơn đến thầy Nguyễn Ngọc Thùy, người đã nhiệt tình
dạy bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Xin gởi lời cảm ơn đến các Chú và các Anh/Chị ở UBND Xã Đakrông – huyện

CưJut và tất cả bà con địa phương đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin cần thiết.
Cảm ơn bạn bè luôn bên tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học và
làm đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2010
Sinh viên Đinh Văn Đề


NỘI DUNG TÓM TẮT

Đinh Văn Đề. Tháng 07 năm 2010. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế cây Đậu
Nành Tại Xã ĐẮK DRÔNG – Huyện CƯJÚT – Tỉnh ĐẮK NÔNG”.
Đinh Van Đe. July 2010. “Assessing The Economic Efficency of Soya plant at
Đkrông Commune, CưJut Distrist, ĐakNông Province”.
Đậu nành là loại cây hoa màu có giá trị kinh tế cao, với nhiều tác dụng khi vừa là
cây thực phẩm,vừa là nguyên liệu cho ngành chế biến công nghiệp, tạo nguồn hàng
xuất khẩu…bên cạnh đó cây đậu nành còn có tác dụng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu
của đất.
Với lòng mong mỏi tìm được giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây đậu nành
để giúp nâng cao thu nhập cho gia đình và nhân dân trong việc sản xuất cây đậu nành,
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY ĐẬU
NÀNH TẠI XÃ ĐẮKDRÔNG-HUYỆN CƯ JÚT-TỈNH ĐẮK NÔNG” gồm các
nội dung cơ bản sau:
• Đánh giá hiệu quả sản xuất Đậu Nành tại xã ĐắkDrông để thấy được hiệu quả
chi phí bỏ ra và công sức lao động của người nông dân qua hai vụ (Vụ1 và
vụ2).
• Đánh giá tình hình trồng Đậu Nành trên địa bàn tại xã ĐắkDrông – huyện Cưjút
– Tỉnh Đắk Nông.
• Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi của việc sản xuất Đậu Nành tại địa bàn để
từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục và hướng phát triển cho cây Đậu Nành



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.3

2


1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

2

1.3.3 Thời gian nghiên cứu:

2

1.4 Cấu trúc của đề tài

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng Quan Về tài Liệu Nghiên Cứu


4

2.2 Tổng Quan Về Xã Đakrong

5

2.2.1Vị trí địa lý

5

2.2.2Địa hình – Đất đai

5

2.2.3Khí hậu thời tiết

6

2.2.4Tài nguyên đất

8

2.2.5Tài nguyên nước

9

2.2.6Tài nguyên rừng

10


2.2.7Tình hình kinh tế xã hội

10

2.2.8Đánh giá chung

13

2.3 Giới Thiệu Tổng Quan về Cây Đậu Nành

14

2.3.1.Nguồn gốc cây đậu nành và sự phát triển cây đậu nành ở Việt Nam14
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu nành tại xã đắk drông

 

v

14


CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

3.2

Cơ sở lý luận


15

3.1.1 Kinh tế hộ

15

3.1.2 Khái niệm hiệu quả sản xuất

17

3.1.3 Khái niệm hiệu quả kinh tế:

17

3.1.4 Khái niệm về nghiên cứu cây trồng:

17

3.1.5 Một số yêu cầu kỹ thuật của cây Đậu nành:

18

3.1.6 Các chỉ tiêu tính toán hiệu quả kinh tế:

20

Phương pháp nghiên cứu:

21


3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

21

3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

21

3.2.3 Phương pháp phân tích hồi quy

21

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1 Mô tả mẫu điều tra hộ

23

4.2 Kết quả điều tra

23

4.2.1 Đặc trưng của hộ

23

4.2.2 Thực trạng sản xuất đậu nành của xã


27

4.2.3 Kết quả điều tra

27

4.2.4 Kết quả sản xuất

33

4.3 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất đậu nành

42

4.4

Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa

46

4.4.1 Thuận lợi

46

4.4.2 Khó khăn

46

4.5 Khắc phục và giải quyết những khó khăn
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


 

15

47
49

5.1. Kết Luận

49

5.2. Kiến nghị

50

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP

Chi phí

CPVC

Chi phí vật chất

CPLĐ


Chi phí lao động

TCP

Tổng chi phí

DT

Doanh thu

HQ

Hiệu quả

HQSX

Hiệu quả sản xuất

NS

Năng suất

BVTV

Bảo vệ thực vật

BQ

Bình quân


LN

Lợi nhuận

TN

Thu nhập

KHKT

Khoa học kỹ thuật

UBND

Ủy ban nhân dân

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

 

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các đặc trưng của khí hậu thời tiết.

7

Bảng 2.2. Các loại đất

8

Bảng 2.3. Thống kê diện tích đất đai và mục đích sử dụng

9

Bảng 2.4. Diện tích gieo trồng các loại năm 2009

11

Bảng 2.5. Bảng thống kê gia súc gia cầm 12/2009

11

Bảng 2.6. Thành phần dân tộc

12

Bảng 4.1 Độ tuổi chủ hộ sản xuất Đậu nành

23


Bảng 4.2. Trình độ học vấn các chủ hộ sản xuất đậu nành

24

Bảng 4.3. Đánh giá chất lượng đất canh tác cây đậu nành của các nông hộ

25

Bảng 4.4 Tổng chi phí bình quân/1000m2 đậu nành trong vụ 1

34

Bảng 4.5 Các chỉ tiêu đánh giá

36

Bảng 4.6 Tổng chi phí bình quân/1000m2 đậu nành trong vụ 2

38

Bảng 4.7 Các chỉ tiêu đánh giá

39

Bảng 4.8 So sánh chi phí sản xuất trên 1000m2 giữa 2 vụ

41

Bảng 4.9 So sánh hiệu quả sản xuất giữa 2 vụ


42

Bảng 4.10 Kết xuất mô hình hồi quy

44

Bảng 11: những khó khăn của người dân trồng lúa

46

 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Cư jut.

5

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các độ tuổi của những hộ sản xuất đậu nành

24

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ trình độ học vấn của nông hộ

25

Hình 4.3. Biểu đồ đánh giá chất lượng đất canh tác của nông hộ


26

Hình 4.4 Cây vấn đề

33

Hình 4.5 Biểu đồ cơ cấu chi phí trong một vụ

35

Hình 4.6 Cơ cấu chi phí trong vụ 2

39

 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy tổng quát
Phụ Lục 2. Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy sau khi bỏ biến X6
Phụ Luc 3. Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy sau khi bỏ biến X5
Phụ Luc 4. Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy sau khi bỏ biến X4
Phụ Lục 5. Kiểm định Wald
Phụ Lục 6. Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy hoàn chỉnh

 

x



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện CưJút, một huyện của tỉnh ĐắkNông có vị trí giáp ranh với TP.BMT,
là nơi rất thuận lợi cho nhiều ngành nghề phát triển, cùng với lợi thế đó, Cưjút trở
thành huyện đang phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, dịch vụ cũng như du lịch và
từng bước chuyển mình hòa nhập vào dòng đô thị hóa của đất nước. Tuy nhiên trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện thì nông ngiệp vẫn chiếm phần lớn và
quan trọng và là mối quan tâm trăn trở của chính quyền địa phương.
ĐắkDrông là một xã vùng sâu vùng xa thuộc huyện CưJút với diện tích rộng
mật độ dân sống khá thưa thớt so với diện tích của xã nhưng dân sống khá tập trung.
Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, điều kiện tự nhiên có nhiều
thuận lợi. Do vị trí địa lí - điều kiện tự nhiên của xã thuận lợi nên thế mạnh trong sản
xuất nông nghiệp của Xã là trồng cây hoa màu, cây công nghiệp ngăn ngày trong đó
đáng kể nhất phải kể tới cây đậu nành.
Đậu nành là loại cây có giá trị kinh tế cao, với thời gian canh tác tương đối
ngắn, nó vừa là cây thực phẩm,vừa là cây công nghiệp ngắn ngày góp phần cung cấp
nhu cầu dinh dưỡng cho toàn xã hội. Đặc biệt như hiện nay khi các ngành chăn nuôi
chưa đủ mức cung cấp chất dinh dưỡng cho con người thì đậu nành góp phần thay thế
cung cấp các chất dinh dưỡng có trong thịt cho con người. Cây đậu nành có tác dụng
cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu của đất. Ngoài ra, việc sản xuất Đậu nành còn nhằm giải
quyết các vấn đề nguyên liệu cho ngành chế biến công nghiệp, tạo nguồn hàng xuất
khẩu và là nguồn thu nhập chính của nhiều nông dân trên địa bàn của Xã.
Tầm quan trọng của cây Đậu nành là vậy nhưng không phải người nông dân
nào cũng sẵn sàng cho việc thay thế các cây trồng khác bằng cây đậu nành. Làm sao
để người dân có thể chuyên tâm sản xuất cây Đậu nành, thực hiện chủ trương chuyển



đổi cơ cấu cây trồng của Huyện, cải thiện thu nhập đang là vấn đề mà chính quyền địa
phương cần giải quyết. Với thực tế đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY ĐẬU NÀNH TẠI XÃ ĐẮKDRÔNG - HUYỆN CƯ JÚTTỈNH ĐẮK NÔNG” nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất Đậu nành, giúp
chính quyền địa phương, nông dân có cơ sở lựa chọn cây Đậu nành như một loại cây
canh tác chủ lực trên địa bàn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng
cây đậu nành của nông hộ trên địa bàn xã ĐắkDrông – huyện Cư jút – Tỉnh Đắk Nông.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá tình hình trồng Đậu Nành trên địa bàn tại xã ĐắkDrông – huyện Cư
jút-Tỉnh Đắk Nông.

-

Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi của việc sản xuất Đậu Nành tại địa bàn xã
ĐắkDrông để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục và hướng phát triển cho
cây Đậu Nành.

-

Đánh giá hiệu quả sản xuất Đậu Nành của nông hộ tại xã ĐắkDrông qua hai vụ
(Vụ 1 và vụ 2).

1.3

PHẠM VI NGHIÊN CỨU


1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Các nông hộ trồng Đậu Nành trên địa bàn xã Đắkdrông – huyện CưJút – Đắk
Nông
1.3.2 Địa bàn nghiên cứu:
Được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn xã Đắkdrông – huyện CưJút – Đắk Nông
1.3.3 Thời gian nghiên cứu:
Thời gian làm đề tài: Từ 29/03/2010 – 05/06/2010
1.4 Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau:
Chương 1 trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
 

2


Chương 2 giới thiệu tổng quan tài liệu, tổng quan về địa điểm nghiên cứu cũng
như tổng quan về cây Đậu nành.
Chương 3 trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử
dụng và phương pháp nghiên cứu: Kinh tế hộ, phân tích lợi ích chi phí, phương pháp
hồi quy…
Chương 4 phân tích Thực trạng sản xuất đậu nành trên địa bàn nghiên cứu,
những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất, phân tích lợi ích, chi phí để đánh
giá hiệu quả kinh tế, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất đậu nành...
Chương 5 tóm lược kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị làm cơ sở cho
các cấp chính quyền địa phương và nông hộ lựa chọn cây đậu nành như một loại cây
canh tác chính.

 


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng Quan Về tài Liệu Nghiên Cứu
Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của một cây hoa màu nhìn chung không phải là
đề tài mới. Một số đề tài về vấn đề này đã được thực hiện bởi các sinh viên, cũng như
các trung tâm, các viện nghiên cứu như: NGUYỄN HỒNG CHIẾN. Tháng 7 năm
2007. “Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Khoai Mì Tại Xã Tân Phước, Huyện
Đồng Phú, Tỉnh Bình Phước”. Luận văn Tốt nghiệp – Khoa Kinh Tế – Trường Đại
học Nông Lâm; CHU THỊ TƯỜNG VI. Tháng 7 năm 2007. “Đánh Giá Hiệu Quả
Sản Xuất của cây Khoai Tây Trên Địa Bàn Thị Trấn Liên Nghĩa Huyện Đức Trọng
Tỉnh Lâm Đồng” Luận văn Tốt nghiệp – Khoa Kinh Tế – Trường Đại học Nông Lâm;
NGUYỄN THỊ KIỀU. Tháng 7 năm 2007. “Hiệu Quả Kinh Tế Cây Mía Tại Thị Xã
Cam Ranh – Khánh Hòa”. Luận văn Tốt nghiệp – Khoa Kinh Tế – Trường Đại học
Nông Lâm…
Trên đây là hàng loạt các nghiên cứu liên quan tới vấn đề đánh giá hiệu quả
kinh tế của một loại cây hoa màu. Các nghiên cứu này dù đi vào từng loại cây khác
nhau nhưng nhìn chung cách tiếp cận tương đối giống nhau. Tiếp tục đi vào cách tiếp
cận như trên nhưng đề tài tôi thực hiện áp dụng cho một loại cây hoa màu khác và
tương đối còn mới mẻ ở các tỉnh Tây Nguyên, Cây Đậu Nành. Ngoài việc sử dụng các
cách thức tính toán lợi ích – chi phí, thống kê…đề tài còn áp dụng thêm phương pháp
phân tích hồi quy để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất của cây Đậu Nành.
Các nghiên cứu trên là tư liệu tham khảo đáng quý cho tôi khi thực hiện đề tài “Đánh
Giá Hiệu Quả Kinh Tế cây Đậu Nành Tại Xã  ĐẮK DRÔNG – Huyện CƯJÚT – Tỉnh
ĐẮK NÔNG”.  
 


4


2.2

Tổng Quan Về Xã Đakrong

2.2.1 Vị trí địa lý
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Cư jut.

Xã Đăk Drong

Nguồn: Internet

Đắk drông là một xã vùng sâu vùng xa nằm ở phía tây cách trung tâm huyện
cưjút 16km.có diện tích tự nhiên la 5889 ha.có quan hệ ranh giới như sau:
-Phía đông giáp Xã Nam Dong-huyện cưjút
-Phía bắ vá tây giáp:Xã Đắk wil-huyện cujut
-Phía nam giáp:Xã cưknia-huyện cưjút
-Phía tây nam giáp:Xã Đắk RLa-huyện Đắk Mil
2.2.2 Địa hình – Đất đai
Xã Đắkdrông có địa hình tương đối bằng phẳng. độ cao trung bình so với mục
nước biển 450-550m.nhìn chung địa bàn xã có xu hướng thấp từ tây sang đông.xã có 2
dạng địa hình chính.
• Dạng địa hình khá bằng phẳng được phân bố ở phía bắc-đông nam,nam-đông
nam.dạng này chiêm 65.3% tổng diện tích tự nhiên của xã

 


5


• Dạng địa hình hơi lượn sóng:được phân bố ở phía tây,dạng này chiếm 34.7%
tổng diện tích tự nhiên của xã.
Trên địa bàn cấp độ dốc được phân ra như sau:
-

Độ dốc cấp 1(0-3),diện tích 2320ha

-

Độ dốc cấp 2(3-8),diện tích 1570ha

-

Độ dốc câp 3(8-15),diện tích 1980ha

-

Độ dốc cấp 5(15-20),diện tích 90ha

2.2.3 Khí hậu thời tiết
™

Thời tiết

Theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn (KTTV) tỉnh Đắk Lắk về khu vực
huyện cưJút.Xã ĐắkDrông có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo,nhưng có sự nâng lên chủa địa hình nên có đặc điểm rất đặc trưng của khí hậu

nhiệt đới gió màu cao nguyên.Một năm chia làm hai màu rõ rệtmàu maư và mùa
khô:mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10.mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
™

Nhiệt độ

Quanh năm tương đối ôn hoà,chênh lệch lệch giữa tháng thấp nhất với tháng lớn
nhất từ (3trên dưới5 độ),nhưng sự chênh lệch giữa ngày và đêm khá (8trên dưới 10độ
C)
-

Nhiệt độ không khí bình quân trong năm la 24,7độ C

-

Nhiệt độ tối đa 37,8

-

Nhiệt độ thấp nhất 9,4

™

Lượng mưa

Phân bố theo mùa và khá tập trung

 

-


Lượng mưa bình quân hàng năm là1700-1800mm

-

Mùa mưa lượng mưa nhiều chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm.

-

Mùa khô mưa ít chỉ chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm.

-

Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9(286.2mm)

-

Tháng có lượng mưa tháp nhất là tháng 1(2.7mm)

-

Số ngày mưa trung bình năm là 131 ngày

6


™

Ẩm độ không khí


Tương đối cao,bình quân năm 82%,sáng thường có sương mù không có sương
muối.
-

Mùa mưa chỉ số ẩm độ K=0.9 đến 1.0

-

Mùa khô chỉ số ẩm độ K=0.5

™

Gió

Có 2 loại gió chính
-

Mùa mưa gió thịnh hành tây nam,tốc độ gió trung bình 2.3m/s

-

Mùa khô gió thịnh hành đông bắc,tốc độ gió trung bình 5m/s

™

Ánh sáng

Lượng ánh sáng dồi dào, thời tiết chiếu sáng giữa các tháng không thay đổi
nhiều. Số giờ chiếu sáng trung bình cả năm 6giờ/ngày
-


Số giờ nắng cả năm 2643 giờ

-

Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 3 (289 giờ).

-

Tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 9 (159 giờ)

Bảng 2.1. Các đặc trưng của khí hậu thời tiết.
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8


T.bình

23.5

24.6

26.3

27.2

26.9

26.1

25.2

24.6

24.3

Tối cao

34.1

35.6

37.6

37.8


37.2

33.8

32.9

31.6

Tối thấp

9.4

13.3

16.7

20.6

22.1

21.4

21.0

L.mưa(mm)

2.7

4.0


19.0

89.5

253

248

Ẩm độ(%)

76

75

68

71

77

5

6

5

3

Giờ nắng


275

268

289

Lượng bốc
hơi (mm)

173

185

218

Nhiệt độ

Gió

9

10

11

12

23.8

22.8


21.5

31.8

30.7

30.1

30.6

20.8

21.2

19.0

17.8

16.3

225

268

268.2

239.2

86.2


16.7

83

86

88

90

89

89

86

2

2

2

2

2

3

4


5

267

245

195

192

171

159

178

186

218

184

118

75.3

69.2

63.5


53.0

74.0

96.6

127

Nguồn: Phòng Thống Kê huyện cưjút

 

7


2.2.4 Tài nguyên đất
Theo thống kê quy hoạch va thiết kế nông ngiệp cho thấy đất ở khu vực khảo sát
của xã gồm các loại đất sau.
Bảng 2.2. Các loại đất
STT

Loại đất

Kí hiệu

Diện
tích

Độ

dốc

Tầng dầy

1

Đất nâu đỏ trên đá bazan

Fk

270

3

5

2

Đất nâu đỏ trên đá bazan

Fk

90

5

1

3


Đất đỏ vàng trên đá phiến sét

Fs

1340

3

5

4

Đất đỏ vàng trên đá phiến sét

Fs

230

2

5

5

Đất thung lũng do sản phẩm dốc D
tụ
Đất đen thẩrên sản phẩm bồi tụ
RK

390


1

5

3270

1

5

6

Nguồn: Phòng Thống Kê huyện cưjút
Xã có tổng diện tích 5889 ha,Dân số có 3212 hộ.với 16058 nhân khẩu gồm 7 dân
tộc anh em sinh sống tai 19 thôn bon.trong đó 87,6% là đồng bào dân tộc thiệu số.tổng
số lao động la6423 người.co 90%là lao động nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp
khoảng 5178ha. Trong đó,gồm lúa 1068,03ha, cây hàng năm la 4550,45ha.còn lại là
cây lâu năm trong đó gồm cà phê 97ha. Điều 144,5ha.Tiêu2ha.Cao su 115ha.cây ăn
trải9,90ha.trong62 cây lâu năm khác 79,87ha. Đất lâm nghiệp trồng rừng 30ha. Đất ao
hồ 15ha!
Từ năm 2003 – 2004 đến nay, xã đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi, từ trồng đậu nành chuyển sang trồng cây lâu năm va chăn nuôi heo, bò,… vì
trồng đậu nành hiệu quả không cao
Căn cứ vào kết quả thống kê về Gia súc,gia cầm trên địa bàn xã của UBND xã
ĐắkD’Rông ngày 05 tháng 4 năm 2010 cụ thể là:

 

8



Bảng 2.3. Thống kê diện tích đất đai và mục đích sử dụng
STT
1

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐấT
ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1.1
1.2
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9


Đất trồng Lúa
Đất trồng cây hàng năm
ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM
Đất trồng Cà phê
Đất trồng điều
Đất trồng tiêu
Đất trồng cao su
Đất trồng cây ăn trái
Đất trồng cây lâu năm khác
Đất lâm nghiệp,trồng rừng
Đất ao hồ
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan,công trình
Đất quốc phòng
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo tín ngưỡng
Đất nghĩa trang nghĩa địa
Đất suối và mặt nước chuyên
Tổng diện tích tự nhiên

ĐVT
ha
ha
ha
ha
ha
ha

ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha

TỔNG SỐ
5178
1068,03
4550,45
628,17
97
144,5
122
115
39,9
79,87
30
15

665,87
112,88
359,76
2,03
14,65
343,08
0,5
33,12
159,61
5889

Nguồn: Phòng Thống Kê huyện cưjút
2.2.5 Tài nguyên nước
-

Nguồn mước mặt

Hơn một phần hai ranh giới hành chính xã chạy dọc theo 2 con suối lớn:Suối
Đắk Drích xuất phát từ phía tây nam của xã.chảy thẳng theo hướng bắc với chiều dài
980m rồi chảy qua xã Ea Pô và Suối Đắk Drông xuất phát từ phía nam- tây nam chảy
theo hướng đông được 14200m.đến nhập suối Ea Dier rồi chảy qua xã nam Dong. Kết
hợp với địa hình bằng phẳng,thấp tạo cho 2 con suối này có nước cả 2 mùa
-

Nguồn nước ngầm

Hiện tại chưa có số liệu điều tra nguồn nước ngầm trên địa bàn xã.khai thác nước
ngầm chỉ dựa vào nguồn nước các hộ nông dân đào giếng co chiều sâu trung bình 8 

9



12m.
2.2.6 Tài nguyên rừng
Theo tài liệu kiểm kê rừng286/TTg với số liệu kiểm kê đất đai năm 2009 diện
tích đất tự nhiên 1322ha.phân bố hầu hết ở phía tây.trong dó:
-

Cấp trữ lượng 3:125ha

-

Cấp trữ lượng 4:186ha

-

Cấp trữ lương 5:888ha

-

Rừng non có trữ lượng:1866ha

2.2.7 Tình hình kinh tế xã hội
2.2.7.1

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Xã Đắk drông là xã vùng 3 cách trung tâm huyện 16km.với tổng diện tích tự
nhiên la 5889ha.co 19 thôn gồm 7 dân tộc anh em sinh sống.có 16058 khẩu,3212 hộ.
Cơ cấu phát triển kinh tế xã chủ yếu là nông nghiệp trong đó cây hàng năm

như:các cây họ đậu (đỗ),bắp(ngô),bông vải là cây chủ lực.diện tích và năng suất ổn
định.
Vị trí xã tương đối thuận lợi, có các tuyến đường nhựa lớn đi qua nôí liền các xã
lân cận và ra trung tâm huyện cưJút tạo điều kiện tốt cho giao thông đi lai, phân phối
hàng hóa, cung ứng vật tư, giao lưu với xã cũng như các huyện khác của tỉnh Dắk
Nông. Bên trong xã các con đường xuyên các thôn đều được sỏi hóa và đừơng nhựa
mặt đường đủ rộng để xe tải nhỏ,xe cày vào chuyên chở hàng nông sản.
Với vị trí như vậy,Xã đắk drông có ưu thế trong phát triển kinh tế nói chung và
sản xuất nông nghiệp nói riêng.
2.2.7.2

Nghành nông nghiệp

a. Ngành trồng trọt
Là xã thuần nông nên ngành trồng trot phát triển khá mạnh như:đậu,bắp,bông
vải….những năm gần đây trình độ canh tác của người dân vđã được nâng lên.cơ cấu
mùa vụ hợp lý,cơ cấu cây trồng được thay đổi bằng những giống có năng suất cao và
có tính kháng bệnh tốt.nông nghiệp dần dược cơ gjới hóa.
Theo số liệu ủy ban xã cung cấp tháng 3/2010,tổng diển tích gieo trồng năm 2009
là3742ha!trong đó

 

10


Bảng 2.4. Diện tích gieo trồng các loại năm 2009
STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9

Loại cây trồng
Đậu xanh
Đậu phụng
Đậu nành
Bắp lai
Rau củ
Tiêu
Bông vải
Cà phê
Lúa nước

Diện Tích (ha)
Sản Lượng (Tấn)
447
140
100
270
1200
2400
500
3500
70

108
35
600
120
80
75
680
2720
Nguồn: Phòng Thống Kê huyện cưjút

Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2009
-

Bình quân m2/nhân khẩu tự nhiên:5771.28m2

-

Bình quân m2/nhân khẩu nông nghiệp:3422.09m2

-

Bình quân m2/Lao động nông nghiệp:7045.89

-

Bình quân ha/hộ gia đình:1.52ha

-

Bình quân m2/nhân khẩu 5900.58m2


-

Bình quân m2/Lao động nông nghiệp 13774.21m2

b. Nghành chăn nuôi
Nghành chăn nuôi chiếm vị trí khá quan trọng trong việc cung cấp lương thực hàng
ngày cho người dân.
Bảng 2.5. Bảng thống kê gia súc gia cầm 12/2009
STT
1
2
3
4
5
6
7

TÊN GIA SÚC, GIA CẦM
Đàn Trâu
Đàn Bò
Đàn Dê
Đàn Heo
Đàn Gia Cầm
Đàn Gà
Đàn Vit, Ngan

ĐVT (Con) GHI CHÚ
1257
521

7
13.200
28.769
8243
20.526
Nguồn: Phòng Thống Kê huyện cưjút

c. Nghành lâm nghiệp
Để tránh việc khai tháng rừng không có hệ thống kế hoạch,không quan tâm tới bảo
 

11


vệ,tái tạo,mở rộng tài nguyên rừng.Hiện ban lâm nghiệp xã đã phối hợp với các ban
nghành có liên quan của huyện thường xuyên kiểm tra phát hiện xử lý các đối tượng
khai thác,chế biến,vận chuyển lâm sản trái phép.riêng 6 tháng đầu năm 2009 đã xử lý
8 vụ.bắt 64,67m3 gỗ các loại.xử phạt hành chính 2.8 triệu đồng.
2.2.7.3

Lao động và việc làm

Theo kết quả thống kê dân số hiện tại của UBND xã cung cấp toàn xã có:
-

Tổng nhân khẩu:16058 khẩu

-

Tổng số hộ:3212 hộ


-

Tổng số lao động:6423

-

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên:2,7%

-

Tỷ lệ tăng cơ học:6,7%

Bảng 2.6. Thành phần dân tộc
STT
1
2
3
4
5
6
7
Tổng

Thành phần dân tộc
Kinh
Ê Đê
M’Nông
Tày
Nùng

Mường
Dân tộc khác

2.2.7.4

Số khẩu
4627
1
175
3277
6556
2
1420
16058
Nguồn: Phòng Thống Kê huyện cưjút

Cơ sở hạ tầng

a. Về giao thông:
Năm vừa qua được sự quan tâm của các cấp huyện,tỉnh.hệ thống giao thông ở xã đã
được nâng cấpmột số tuyến liên xã,liên thôn.
-

Tuyến Đắk drông-trúc sơn dài 8000m,rộng 8m.

-

Tuyến Đắk drông-Nam Dong dài 5000m,rông 8m

-


Tuyến Đắk drông – Ea Pô dài7000m,rộng 8m

-

Tuyến đường chính của xã kéo dài từ thôn 1 đến thôn 17

b. Về giáo dục:
Toàn xã có 7 trường học gồm 4505 học sinh.ở 4 cấp
 

1 trường THPT có 836 học sinh.
12


-

2 trường cấp 2 có 1401 học sinh

-

3 trường tiểu học có 1966 học sinh

-

1 trường mẫu giáo có 302 cháu

c. Về y tế:
Trạm YTế được xây dựng trên tuyến đường chính của xã.tại thôn 3
d. Các công trình công cộng:

-

Trụ sở ủy ban xã được xây dựng trên tuyến đường chính của xã tại thôn 8

-

Doanh trại quân đội (C4) được xây dựng trên tuyến đường liên thôn
(thôn 13 vào thôn 19)

-

Chợ Đắk Drông dược xây dựng trên tuyến dường chính.tại thôn 4 của xã.

e. Dịch vụ thương mại:
Có 130 hộ kinh doanh thương mại ở các lĩnh vực buôn bán tạp hóa phẩm,vật tư
nông nghiệp,vật liệu xây dựng.may mặc,Thu mua chế biến nông sản,ăn uống giải
khát,thực phẩm tươi sống
Có 1 hợp tác xã (HTX) điện.
2.2.8

Đánh giá chung

2.2.8.1

Những lợi thế

-

Nhìn chung dân cư phân bố dọc hai bên các tuyến đường liên thôn,liên xã nên
thuận lợi cho việc bố trí các công trình phúc lợi cũng như giao lưu trao đổi hàng

hóa

-

Nông nghiệp phát triển khá mạnh.diện tích đất nông nghiệp chiếm đa số.người dân
biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.tạo cho bộ mặt kinh tế xã hội
ngày một đi lên,đời sống của người dân ngày một ổn định.

-

Đượcsự quan tâm của cấp huyện,tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: Trụ sở
UB, trường học, trạm y tế, giao thông tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế xã hội cho
xã nhà.

Số người trong độ tuổi lao động chiếm 40% tổng số dân, tạo nguồn lự dồi dào cho xã.
2.2.8.2

Hạn chế

Dân di cư tự do đến cư trú trên địa bàn xã đông,nhiều thành phần dân tộc sinh
sống nên vấn đề tôn giáo,tín ngưỡng, lối sản xuất cũng như sinh hoạt của mỗi dân tộc
cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế chung của xã.
 

13


2.3

Giới Thiệu Tổng Quan về Cây Đậu Nành


2.3.1. Nguồn gốc cây đậu nành và sự phát triển cây đậu nành ở Việt Nam
Cây đậu nành bắt nguồn từ Đông Bắc Trung Quốc, ngày nay nó được phát triển
mạnh mẽ từ vĩ tuyến 30 đến vĩ tuyến 48. Sản xuất đậu nành được tăng mạnh mẽ từ sau
chiến tranh thế giới thứ 2. Cây đậu nành có nhiều ưu điểm nên nó có mặt trên khắp các
lục địa.
Ở Việt Nam lịch sử phát triển cây Đậu nành đã từ lâu đời nay. Mặc dù nước ta
có lịch sử phát triển cây đậu nành lâu hơn so với nhiều nước trên thế giới nhưng tời
năm 1979 nước ta mới có 40000ha. Năng suất bình quân khá thấp, miền Đông Nam
Bộ đạt 100kg/1000m2. Đồng bằng sông Cửu Long đạt 120kg-150kg. Tuy nhiên, nước
ta có vị trí địa lý - khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, đặc biệt ở các tỉnh miền Nam Tây Nguyên đã trở thành khu vực sản suất Đậu nành trọng điểm, năng suất được nâng
cao từ 130kg - 200kg/1000m2 với đất xấu, 180kg-250kg/1000m2 với đất trung bình,
250kg-300kg với đất tốt như đất đỏ trên Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Trên thực tế cho thấy sản xuất đậu nành có thể đạt năng suất cao hơn nếu được
chăm sóc chu đáo hơn. Đây là một báo hiệu khả năng và triển vọng của việc nâng cao
năng suất cây đậu nành trong thực tế trong tương lai.
Song song với những thuận lợi là những khó khăn của sự phát triển cây đậu
nành đó là. Sự xuất hiện của sâu bệnh làm năng suất cây đậu nành giảm xuống.làm
đậu không chín.vì thế cần lựa chọn thời gian giao trồng hợp lý và bảo quản giống sau
thu hoạch.
Để đẩy mạnh việc tăng diện tích và sản lượng cây đậu nành thì phải đưa tiến bộ
khoa học kỹ thuật, chính sách khuyến khích tăng mức độ sử dụng đậu nành sẽ có tác
dụng thúc đẩy phát triển cây đậu nành hơn.
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu nành tại xã đắk drông
Cây Đậu nành là 1 trong những cây trồng chủ lực của xã.và là cây yêu cầu kỹ
thuật và đầu tư ít,thời gian thu ngắn ngày nên được nhân dân trồng đều nên diện tích
trồng mấy năm gần đây ít biến đổi.diện tích khoảng từ 1100 đến 1200. Sản lượng bình
quân 200kg/1000m2.giá cả giao động từ 7000đ đến 9000đ.
Cây đậu nành tuy là cây trồng được nông dân trồng phổ biến nhưng nông dân
chỉ trồng theo tập quán canh tác học hỏi kinh nghiệm nhau là chính.nông dân không

biết được nguồn gốc và giống cây đậu mình trồng là giống tên là gi.

 

14


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1

Cơ sở lý luận

3.1.1

Kinh tế hộ

3.1.1.1

Khái niệm kinh tế hộ

Hộ nông dân là đơn vị sản suất cơ bản, là đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt. Bản
thân mỗi hộ nông dân là một tế bào xã hội, là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng. Là đơn
vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, hộ có mục đích tối đa hóa nguồn thu trên cơ sở
sử dụng toàn bộ các nguồn lực và nâng cao phúc lợi gia đình.
3.1.1.2.

Đặc điểm kinh tế hộ


Hộ nông dân là đơn vị sản xuất nhưng với quy mô nhỏ, họ cũng có đầy đủ các
yếu tố, các tư liệu phục vụ sản xuất. Đó là các nguồn lực sẵn có của nông hộ như: lao
động, đất đai, vốn, kỹ thuật, công cụ… Từ các yếu tố sản xuất đó nông hộ sẽ tạo ra các
sản phẩm cung cấp cho gia đình và xã hội. Do sản xuất với quy mô nhỏ nên số lượng
hàng hóa tạo ra của từng hộ là không lớn. Tư liệu sản xuất không đầy đủ nên chất
lượng của sản phẩm làm ra cũng chưa cao.
Hộ nông dân là đơn vị tiêu dùng. Các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu
tiêu dùng của gia đình họ là chính, nếu còn dư họ sẽ cung cấp ra thị trường bằng cách
trao đổi hoặc buôn bán. Cũng có một số nông hộ chuyên sản xuất để cung cấp ra thị
trường. Hoạt động sản xuất chính của các nông hộ là trồng trọt và chăn nuôi. Trước
kia, hầu hết các nông hộ đều sản xuất để cung cấp cho nhu cầu của gia đình họ. Đó là
đặc tính tự cung tự cấp của các hộ nông dân. Nhưng trong quá trình phát triển của đất
nước, các hộ nông dân cũng đã có những bước đổi mới khá quan trọng. Họ đã tiến
hành sản xuất chuyên canh để cung cấp sản phẩm cho xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là
 

15


×