Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CHOLIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.11 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM CHOLIMEX

ĐỖ VĂN TUẤN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và giải
pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex”
do Đỗ Văn Tuấn, sinh viên khóa 32, ngành Quản trị kinh doanh (tổng hợp), đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

Thạc sĩ Nguyễn Minh Quang
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày
tháng
năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với bố mẹ, những người đã sinh thành, nuôi
nấng, răn dạy con thành người. Bố mẹ là chỗ dựa tinh thần, luôn luôn an ủi động viên,
hỗ trợ vật chất to lớn cho con học tập cho đến nay. Con sẽ luôn luôn yêu thương và
một lòng thành kính tới bố mẹ.
Em xin cám ơn vợ chồng anh Tùng – Thúy và Hồng – Hiếu đã luôn bên cạnh
giúp đỡ em, cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt bao năm qua. Em sẽ luôn yêu
thương anh chị và các cháu.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô trên giảng đường Đại Học Nông Lâm
và đặc biệt là thầy cô của Khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những
kiến thức quý báu để tôi có thể tự tin trong công việc cũng như trong cuộc sống sau
này. Đặc biệt, Xin cám ơn Thạc sĩ Nguyễn Minh Quang đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong
việc hoàn thành khóa luận.

Tôi xin cảm ơn Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi thực tập tại Công ty. Xin cảm ơn anh Toàn, chị Hằng, chị Thúy và các anh chị đã
giúp tôi tiếp cận với công việc thực tế.
Tôi xin cảm ơn bạn Thanh Nguyên, người bạn đã luôn quan tâm, tạo động lực
cho tôi học tập. Xin cảm ơn đến tất cả những người bạn đã cùng tôi học tập trong suốt
mấy năm học vừa qua.
Và cuối cùng, Tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người. Mong mọi
người luôn vui vẻ, thành công và hạnh phúc.

TP.HCM, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Đỗ Văn Tuấn


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐỖ VĂN TUẤN. Tháng 05 năm 2010. “Thực Trạng Và Giải Pháp Xây
Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex”.
ĐỖ VĂN TUẤN. May 2010. “Reality and Solutions Building the Enterprise
Culture at Cholimex Food Joint Stock Company”
Khóa luận tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ Phần Thực Phẩm
Cholimex dựa trên cơ sở điều tra nhân viên công ty. Kết quả nghiên cứu phần nào
phản ánh những nét đặc trưng văn hóa Công ty, những nét tiêu biểu tạo nên sự khác
biệt của Cholimex đối với các Công ty khác. Đề tài đi vào tìm hiểu về quá trình xây
dựng văn hóa công ty của Cholimex. Nhận thức và khẳng định vai trò to lớn của văn
hóa doanh nghiệp trong sự trường tồn và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào.
Đề tài tập trung nghiên cứu các hiện trạng, các đặc điểm, đặc trưng riêng của
một số nét văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex. Nội
dung chính bao gồm:
Phân tích môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên công ty.
Phân tích về phong cách lãnh đạo tại công ty

Phân tích những nét đặc trưng về lễ nghi của công ty
Phân tích một vài yếu tố văn hóa hướng ngoại của công ty
Qua đó, phản ánh một cách khách quan nhất về thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại
Công ty, những khó khăn, hiệu quả trong quá trình xây dựng, và đề ra một số giải pháp
giúp công ty tiếp tục phát triển quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

1.4. Cấu trúc luận văn

3

1.5. Giới hạn của đề tài

3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex

4

2.1.1. Đôi nét về công ty

4


2.1.2. Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh:

5

2.1.3. Vốn điều lệ của Công ty

5

2.1.4. Thị trường của Công ty

6

2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex 6
2.3. Công tác tổ chức quản lý của Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex

7

2.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức

7

2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

8

2.4. Tóm tắt hiện trạng của công ty

9


2.4.1. Thuận lợi

9

2.4.2. Khó khăn

10

2.4.3. Năng lực sản xuất

11

2.4.4. Sản phẩm chính

11

2.4.5. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009

11

2.5. Tình hình nhân sự tại công ty

12

2.6. Những thành tích công ty đã đạt được

14

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
v


15


3.1. Nội dung nghiên cứu

15

3.1.1. Khái niệm văn hóa

15

3.1.2. Văn hóa kinh doanh

19

3.1.3. Văn hóa doanh nghiệp

21

3.1.4. Phong cách lãnh đạo

24

3.1.5. Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của doanh nghiệp 25
3.1.6. Nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

26

3.1.7. Phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp


26

3.2. Phương pháp nghiên cứu

29

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.

29

3.2.2. Phương pháp thống kê, mô tả

29

3.2.3. Phương pháp nghiên cứu tại bàn:

29

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30

4.1. Quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại CHOLIMEX

30

4.2. Phân tích những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp tại công ty.

31


4.2.1 Văn hóa doanh nghiệp thông qua các hoạt động hướng nội của công ty

32

4.2.2. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện thông qua các hoạt động hướng ngoại của
công ty.

54

4.3. Đánh giá tổng hợp quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Cholimex.

57

4.4. Một số giải pháp nhằm xây dựng, duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại
Cholimex.

58

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66

5.1. Kết luận

66

5.2. Kiến nghị

67


5.2.1. Đối với Công ty

67

5.2.1. Đối với Chính phủ và các Hiệp hội DN ở TP.HCM

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

PHỤ LỤC

71

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBNV

Cán bộ nhân viên

Cholimex

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex

CT


Công ty

DN

Doanh nghiệp

HC-NS

Hành chính nhân sự

LĐPT

Lao động phổ thông

P.KD – XNK

Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu

P.KDNĐ

Phòng Kinh doanh nội địa

P.KT

Phòng Kế Toán

SXKD

Sản xuất kinh doanh


SX

Sản xuất

TP. HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TGĐ

Tổng Giám Đốc

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

XNK

Xuất nhập khẩu

X.CBHS

Xưởng Chế Biến Hải Sản

X.CBTP


Xưởng Chế Biến Thực Phẩm

X.CK – BT

Xưởng Cơ Khí – Bảo Trì

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Báo Cáo Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2009

11

Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Chia Theo Khối Năm 2009

12

Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi Năm 2009

12

Bảng 2.4. Phân Loại Lao Động Theo Trình Độ Văn Hóa năm 2009

13

Bảng 4.1. Quy Định về Giờ Giấc Làm Việc của Cán Bộ, Công Nhân Viên


32

Bảng 4.2. Đánh Giá về Mức Độ Hài Lòng về Giờ Giấc Làm Việc của Công Ty.

33

Bảng 4.3. Đánh Giá về Điều Kiện Làm Việc của Cán Bộ Nhân Viên Công Ty

35

Bảng 4.4. Đánh Giá Mức Độ Hợp Tác của Các Nhân Viên trong Công Ty

36

Bảng 4.5. Đánh Giá về Điều Kiện Làm Việc tại Xưởng

37

Bảng 4.6. Tình Hình Vi Phạm Nội Quy Kỷ Luật của Công Ty Năm 2009

37

Bảng 4.7. Đánh Giá về Giao Tiếp Ứng Xử Hàng Ngày của Nhân Viên Công Ty

42

Bảng 4.8. Nhận Xét của Nhân Viên về Việc Đánh Giá Nhân Viên của Công Ty

43


Bảng 4.9. Đánh Giá về Sự Phân Công Công Việc và Trách Nhiệm tại Công Ty

43

Bảng 4.10. Đánh Giá về Phong Cách Lãnh Đạo tại Công ty

46

Bảng 4.11. Mức Độ Sử Dụng Các Phương Tiện Liên Lạc Trong Quá Trình Làm Việc
của Nhân Viên Công Ty.

47

Bảng 4.12. Đánh Giá Việc Tham Gia Ý Kiến Vào Các Quyết Định Quan Trọng của
Công Ty.

48

Bảng 4.13. Đánh Giá về Thời Gian Tiến Hành Các Cuộc Họp

49

Bảng 4.14. Đánh Giá về Chất Lượng và Hiệu Quả Các Cuộc Họp

50

Bảng 4.15. Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng với Công Việc Hiện Tại của Cán Bộ Công
Nhân Viên Công Ty.

54


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản Đồ Thị Trường Quốc Tế

6

Hình 2.3. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Công Ty

8

Hình 2.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi

13

Hình 2.5. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Trình Độ Văn Hóa

13

Hình 4.1. Hình Ảnh Logo Mới của Cholimex

55

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bảng Câu hỏi điều tra nhân viên khối phòng ban
Phụ lục 2. Bảng Câu hỏi điều tra công nhân các xưởng sản xuất

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Tháng 01 năm 2010, sau 3 năm gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO),
nền kinh tế Việt Nam đã khẳng định được sự nhập cuộc đáng tự tin và đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trong khi nhiều nước
lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí có nước có mức tăng trưởng âm thì Việt Nam
vẫn đạt mức tăng trưởng 5,32%. Đây là một con số ấn tượng cho thấy nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đã trưởng thành và tự tin hơn rất
nhiều. Tuy nhiên, vì WTO một sân chơi lớn nên cũng ngầm chứa không ít chông gai
và thử thách. Đòi hỏi các doanh nghiệp Việt nam cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể
phát triển nhanh chóng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc và toàn cầu hóa hiện nay.
Các doanh nghiệp không chỉ cần tiềm lực về vốn, công nghệ, kiến thức quản lý tốt và
một đội ngũ lao động có trình độ mà hơn hết, cần phải quan tâm đến yếu tố văn hóa
của doanh nghiệp. Đó là động lực, sức mạnh tinh thần bên trong cho doanh nghiệp,
một trong những yếu tố nền tảng để doanh nghiệp bền vững trong cuộc cạnh tranh đầy
khốc liệt.
Văn hóa doanh nghiệp chính là cái làm nên diện mạo, cốt cách của từng doanh
nghiệp, là linh hồn của doanh nghiệp, là chất kết dính để kết nối các cá nhân trong
cùng một tập thể, là bản sắc riêng, đặc trưng của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp
chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt kết nối mọi thành viên, mọi phòng ban trong công ty tạo
thành một khối vững chắc, giúp doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn, sóng gió trên
con đường phát triển. Hơn thế nữa, khi được đặt trong một nền văn hóa doanh nghiệp

tốt, các cá nhân sẽ tự mình cố gắng phấn đấu, phát huy hết khả năng sáng tạo, nhiệt
tình lao động, nỗ lực cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Chính vì những lẽ trên, vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên hết sức
cần thiết trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay. Mỗi doanh nghiệp
phải tự xây dựng cho được một nền văn hóa phù hợp. Có như vậy thì các doanh nghiệp


mới có thể tạo ra được các giá trị riêng cho doanh nghiệp thích ứng được nhu cầu cạnh
tranh và có sức sống. Tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển
bền vững.
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex là một công ty chuyên sản xuất kinh
doanh các mặt hàng thực phẩm phục vụ nhu cầu ẩm thực của người tiêu dùng trong và
ngoài nước. Công ty có một lịch sử thành lập và phát triển từ khá lâu (từ năm 1983).
Thế nên, chắc hẳn công ty đã và đang tồn tại những nét văn hóa riêng nào đó. Qua quá
trình thực tập tại Công ty, tôi cũng nhận thấy rằng, Ban lãnh đạo công ty luôn luôn
quan tâm đến việc phải xây dựng và bước đầu hình thành nên nền văn hóa riêng cho
doanh nghiệp.
Với mong muốn được tìm hiểu một cách sâu sắc về văn hóa doanh nghiệp, Tôi
đã được sự giúp đỡ và ủng hộ rất nhiều từ Ban lãnh đạo công ty. Chính vì vậy, Tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng, các đặc điểm, đặc trưng riêng của một
số nét về văn hóa doanh nghiệp tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex. Tìm hiểu
sâu hơn về văn hóa doanh nghiệp, các thành phần, các đặc trưng, các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình hình thành, xây dựng và hoàn thiện văn hóa của một tổ chức.
Nghiên cứu về quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các đặc trưng của văn
hóa doanh nghiệp tại công ty, những điều đã làm được và chưa làm được trong quá
trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty, qua đó đề xuất một số giải pháp góp

phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng và địa điểm: Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Thực Phẩm
Cholimex. Địa chỉ: Lô C40-43/I, C51-55/II đường số 7, KCN Vĩnh Lộc, Huyện Bình
Chánh, TP. HCM.
Thời gian. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 08/03/2010 đến ngày 05/06/2010
Nội dung
Nghiên cứu tập trung vào các hoạt động nhằm phản ánh rõ nét văn hóa doanh
nghiệp Cholimex. Gồm các yếu tố: Môi trường làm việc của công nhân viên, ảnh
2


hưởng phong cách lãnh đạo lên văn hóa doanh nghiệp, văn hóa trong tuyển dụng, văn
hóa phục vụ khách hàng.
1.4 . Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1 : Mở đầu
Đặt vấn đề, trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2 : Tổng quan
Giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ Phần
Thực Phẩm Cholimex, lĩnh vực hoạt động kinh doanh và trình bày sơ lược về sản
phẩm, cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự và những thành tích của công ty.
Chương 3 : Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm, cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp, những luận
điểm cơ bản, nguyên tắc, vai trò và phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Chương 4 : Kết quả và thảo luận
Dựa vào kết quả điều tra và kết quả nghiên cứu tại Công ty tiến hành phân tích
làm rõ thực trạng văn hóa doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra một số giải pháp xây dựng nền
văn hóa doanh nghiệp tại công ty.
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị

Kết luận chung cho toàn bộ khóa luận và một số kiến nghị đối với doanh
nghiệp, nhà nước.
1.5. Giới hạn của đề tài
Văn hóa là một vấn đề rộng với nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về nó.
Ngay cả khái niệm về văn hóa cũng phụ thuộc vào văn hóa. Việc xây dựng văn hóa
doanh nghiệp cũng không dễ dàng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Vì vậy, đề tài chỉ
có thể tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản và quan trọng nhất. Đề tài sẽ khó
có thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của Quý Thầy, Cô và các bạn sinh viên.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex
2.1.1. Đôi nét về công ty
Tên Công ty

: Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex

Tên giao dịch

: Cholimex food joint stock company

Tên viết tắt

: Cholimexfood JSC


Logo & slogan

:

Hình thức sở hữu

: Tập thể (Nhà nước nắm cổ phần chi phối 51% vốn điều lệ)

Ngày thành lập

: 02 – 06 – 1983

Trụ sở chính

: Đường số 7, KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP HCM

Điện thoại

: (08) – 37 653315 – 37 653389 – 37 653390 – 37 653391

Fax

: (08) – 37 653025

Địa chỉ giao dịch

: 629B Nguyễn Trãi – Quận 5, TP HCM

Điện thoại


: (08) – 38 573482 – 38 548258

Fax

: (08) – 38 551908

E-mail

:

Mã số thuế

: 0304475742

Số tài khoản

: 025.1.00.0000526
Tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bình Tây TP HCM

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex là tổ chức hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp và các luật khác có liên quan.
Công ty là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân độc lập phù hợp với pháp
luật Việt Nam, có con dấu riêng, hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, được


phép mở tài khoản tại các nhân hàng Việt Nam và nước ngoài, chịu trách nhiệm tài
chính hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ của Công ty.
2.1.2. Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh:
a) Mục tiêu hoạt động
Công ty phấn đấu không ngừng để nâng cao uy tín thương hiệu, chất lượng sản

phẩm và dịch vụ, phát triển kinh doanh sản xuất ngày càng vững mạnh, bảo đảm lợi
ích chính đáng cho cổ đông và người lao động của Công ty, đóng góp cho sự phát triển
kinh tế của đất nước.
Nếu bất kỳ mục tiêu nào trong số những mục tiêu này cần phải có sự chấp nhận
của cơ có thẩm quyền thì Công ty chỉ có thể thực hiện mục tiêu đó sau khi được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Ngành nghề kinh doanh
ƒ Sản xuất chế biến, gia công (trong nước và quốc tế) và kinh doanh các loại
thực phẩm, suất ăn công nghiệp, thực phẩm đông lạnh, thuỷ hải sản,… cho thị trường
nội địa và xuất khẩu.
ƒ Nuôi trồng thuỷ hải sản: Kinh doanh các loại giống, thuốc, thiết bị, vật tư, để
nuôi trồng thuỷ hải sản. Kinh doanh các loại thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật.
ƒ Làm đại lý, nhà phân phối các mặt hàng tiêu dùng, điện máy và các sản phẩm
gia dụng.
ƒ Kinh doanh bách hoá, bán hàng tự chọn.
ƒ Dịch vụ khai thuê hải quan, các dịch vụ và môi giới liên quan đến XNK.
ƒ Cho thuê kho bãi, dịch vụ vận chuyển hàng hoá nội địa.
ƒ Các hoạt động tài chính, đầu tư chứng khoán.
Ngành nghề kinh doanh của công ty ở trên có thể được điều chỉnh theo yêu cầu
phát triển của công ty và phù hợp với quy định của pháp luật.
2.1.3. Vốn điều lệ của Công ty
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 (Ba mươi tỷ đồng)
Cơ cấu vốn điều lệ:
ƒ Cổ đông Nhà nước: 1.530.000 cổ phần (51% vốn điều lệ)
ƒ Cổ động CBCNV: 285.200 cổ phần (9,51% vốn điều lệ)
ƒ Cổ đông khác: 1.184.800 cổ phần (39,49% vốn điều lệ)
5


Hơn 20 năm qua, thương hiệu CHOLIMEX đã trở thành một thương hiệu mạnh

hàng đầu với các sản phẩm: tương ớt, tôm đông lạnh, các loại nông sản chế biến, quần
áo may sẵn… Sản phẩm công ty sản xuất hiện nay đã có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường, với doanh thu và thị phần chiếm lĩnh, CHOLIMEX được xem là thương hiệu
thông dụng và gần gũi trong nước và nước ngoài.
Phương châm hoạt động của công ty là uy tín, chất lượng và lợi ích chung của
mọi người. Công ty luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của quý khách hàng để xây
dựng thương hiệu, sản phẩm thương hiệu ngày càng tốt hơn và tạo uy tín rộng lớn hơn.
2.1.4. Thị trường của Công ty
Thị trường của công ty là một thị trường rộng lớn ở trong nước cũng như nước
ngoài và không ngừng được mở rộng hơn nữa.
Hình 2.1 Bản Đồ Thị Trường Quốc Tế

Hình 2.2. Bản Đồ Thị Trường Nội Địa

Nguồn: Phòng HC- NS

Nguồn: Phòng HC- NS
2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thực phẩm
Cholimex
Theo quyết định số 73/QĐUB ngày 15/04/1981, UBNDTP cho phép thành lập
Xí nghiệp Hợp Doanh Xuất Nhập Khẩu Trực Dụng trực thuộc quận 5 với tên gọi tắt là
6


Cholimex. Sự ra đời của Xí nghiệp dựa trên nền tảng từ những thế mạnh tiềm năng của
Việt Nam. Những ngày đầu thành lập, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công
ty mang tính tổng hợp đa ngành. Trong đó các bộ phận chuyên ngành thu mua và chế
biến các mặt hàng thủy sản nông dược phẩm... nhằm phục vụ cho nhu cầu sống của
người dân thành phố cũng như của cả nước.
Cuối năm 1982 theo quyết định số 11/HĐQT của hội đồng bộ trưởng và chủ

trương của UBND quận ủy nhân dân quận 5 chỉ đạo cho Ban Giám Đốc Xí nghiệp
Hợp Doanh Xuất Nhập Khẩu Trực Dụng sang sản xuất bằng cách hình thành Xí
nghiệp hợp doanh chế biến hàng xuất khẩu.
Đến ngày 02 – 06 –1983 UBND TP. HCM ra quyết định 78/QĐUB chia Công
ty hợp danh xuất nhập khẩu Trực Dụng quận 5 ra làm 2 tổ chức:
ƒ Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu quận 5.
ƒ Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu quận 5.
Năm 1988 để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tăng cường lực lượng sản
xuất cũng như tiếp nhận thêm cơ sở vật chất Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu quận 5
được chuyển thành Xí nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm xuất khẩu và Xí nghiệp
vẫn là một đơn vị hoạch toán báo sổ.
Ngày 07/09/1989 UBND TP. HCM ban hành quyết định 172/QĐUB chuyển Xí
nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu quận 5 thành Liên Hiệp sản xuất kinh doanh xuất
nhập khẩu quận 5 và quyết định này nêu rõ Xí nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm
xuất khẩu là một trong những Công ty hạch toán độc lập.
Ngày 20/12/2005 UBND TP. HCM ban hành quyết định số 6437/QĐ-UB về
việc chuyển Xí nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm xuất khẩu Cholimex thành
Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex.
Ngày 19/7/2006 Công ty chính thức họat động với tên mới : Công ty cổ phần
thực phẩm Cholimex theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số
4103005042 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. HCM cấp .
2.3. Công tác tổ chức quản lý của Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex
2.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ bộ máy của công ty bao gồm 5 phòng ban chính là: Phòng Kinh Doanh
Xuất Nhập Khẩu, phòng Kinh Doanh Nội Địa, Phòng Tài Chính Kế toán, Phòng Hành
7


Chính- Nhân sự và phòng Kĩ Thuật. Hình thức là một công ty cổ phần nên đứng đầu
và có quyền lực cao nhất chính là Hội Đồng Quản Trị, kế đến là Tổng Giám đốc. Tổng

Giám Đốc có quyền quyết định mọi công việc cũng như các kế hoạch liên quan đến
sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị về kết quả sản
xuất, kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó là ba chức danh Phó Tổng Giám Đốc. Bao Gồm: Phó Tổng Giám
đốc Phòng Kinh Doanh XNK và Phó Tổng Giám Đốc Kinh Doanh NĐ và Phó Tổng
Giám đốc sản xuất. Ngoài ra, còn có Giám đốc Phòng Hành Chính- Nhân sự và
Trưởng Phòng Tài Chính- Kế toán. Phó Giám đốc sản xuất quản lý các xưởng và
Phòng Kĩ Thuật.
Hình 2.3. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Công Ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

THƯ KÍ HĐQT

ĐẠI DIỆN
CHẤT LƯỢNG

PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC KINH DOANH
XUẤT NHẬP KHẨU

PHÒNG
KẾ HOẠCH
KINH
DOANH

XNK

PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC KINH DOANH
NỘI ĐỊA

PHÒNG
KINH
DOANH
NỘI ĐỊA

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT

PHÒNG
QUẢN
TRỊ
NHÂN SỰ
HÀNH
CHÁNH

PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN

XƯỞNG

XƯỞNG


XƯỞNG

CHẾ
BIẾN

CHẾ BIẾN

CƠ KHÍ

HẢI
SẢN

THỰC PHẨM

BẢO TRÌ

Nguồn: Phòng HC- NS
2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
a) Phòng Hành chính – Nhân sự
Lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực: Hoạch định và phát triển nguồn nhân lực kể
về số lượng lẫn chất lượng phù hợp với chiến lược phát triển của CT.
Các chức năng thuộc lĩnh vực quản trị hành chính: Thực hiện những công việc
thuộc pháp chế kinh doanh theo đúng luật phân phối, các quy chế luật của nhà nước và
8

PHÒNG
KỸ
THUẬT



quyết định của CT. Thực hiện các công việc truyền thông, thông tin, lưu trữ văn thư,
hồ sơ nhằm đảm bảo việc thông tin liên lạc các đơn vị trong và ngoài công ty thông
suốt, chính xác kịp thời. Đảm bảo an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy nhằm đảm
bảo tuyệt đối an toàn đối với người và tài sản.
b) Phòng Tài chính – Kế toán
Là bộ phận tham mưu giúp việc cho ban TGĐ trong lĩnh vực tài chính và hạch
toán kinh tế nhằm giám sát, phân tích, đánh giá, hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động
của các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong toàn công ty, tổ chức huy động và quản lý
tiền vốn, tài sản, xuất nhập, quản lý tiền mặt, khai thác và sự dụng có hiệu quả các
nguồn vốn hoạt động của CT và kinh tế thị trường có điều tiết.
c) Phòng Kế hoạch KD- XNK
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho TGĐ công ty trong lĩnh vực kế
hoạch, tổng hợp kế hoạch và kinh doanh XNK các sản phẩm, nguyên phụ liệu phục vụ
hoạt động sản xuất của toàn công ty (kinh doanh XNK, kế hoạch, thống kê, điều độ
sản xuất và quản lý kho hàng).
d) Phòng Kinh doanh Nội Địa
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho ban lãnh đạo công ty trong lĩnh
vực kinh doanh nội địa, tiếp thị, phát triển thị trường, giao dịch kinh doanh, quản lý hệ
thống kênh phân phối, trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
e) Xưởng chế biến thực phẩm
Sản xuất và gia công các loại thực phẩm chế biến như nước chấm, gia vị…Theo
đơn hàng, phục vụ sản xuất và tiêu thụ nội địa. Quản lý vận hành và bảo quản các loại
máy móc thiết bị sản xuất; quản lý lao động, vật tư, nguyên liệu được đưa vào sản xuất
một cách hợp lý và hiệu quả; triển khai các quy trình, công nghệ, các hoạt động quản
lý chất lượng của SX.
f) Xưởng Chế biến hải sản
Đây là xưởng mang lại nguồn thu chính cho công ty. Thực hiện sơ chế các loại
thủy hải sản, tôm đông lạnh. Thực hiện sản xuất theo đơn hàng và các nhiệm vụ công
ty giao.

2.4. Tóm tắt hiện trạng của công ty
2.4.1. Thuận lợi:
9


- Giá trị thương hiệu: Thương hiệu Cholimex có vị trí vững chắc nhất định trên
thị trường trong và ngoài nước. Riêng sản phẩm của Cholimex Food đã được người
tiêu dùng tín nhiệm và liên tục trong 10 năm liện (1997 – 2006) được bình chọn là
“Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
- Quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế các chương trình quản lý
chất lượng ISO 9001:2000, BRC, HACCP, GMP, SSOP. Với quy trình này, định
mức nguyên phụ liệu và sản phẩm hỏng được kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ, chất
lượng sản phẩm ngày càng nâng cao, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Đây là cơ sở
cững chắc để Công ty giữ vững và mở rộng thị trường, cũng như khẳng định vị thế
của mình trước các đối thủ cạnh tranh.
- Phát triển thị trường: Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua luôn cao và
ổn định. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm có tỷ lệ
tăng trưởng cao nhất cả nước nên mức sống người dân nói chung và thành phố nói
riêng đã tăng lên đáng kể. Vì vậy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm có chất lượng đảm bảo
tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao. Đây là lợi thế cho ngành thực
phẩm nói chung và Cholimex Food nói riêng. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu
cũng được mở rộng gồm các nước: Nhật Bản, QU, Đông Âu, Hong Kong, Hàn
Quốc, Mỹ và Châu Phi.
2.4.2. Khó khăn
- Kho lạnh chưa đáp ứng được nhu cầu dự trữ, bảo quản nguyên phụ liệu, thành
phẩm nên phát sinh các chi phí như thuê kho, neo container,… ảnh hưởng đến hiệu
quả cũng như tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm,… còn
thấp so với yêu cầu mở rộng thị trường.
- Trong nền kinh tế thị trường, tính cạnh tranh ngày càng cao giữa các đơn vị

hoạt động trong cùng lĩnh vực, đặc biệt là đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài.
Thị trường Châu Âu rất khắt khe đối với chất lượng sản phẩm nhập khẩu, nên
phát sinh nhiều chi phí bất thường khi sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này.
Nhà xưởng và văn phòng Công ty toạ lạc tại Lô C40-43/I, C51-55/II, đường số
7, Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc, Huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh, với diện khuôn

10


viên 37.033,5 m2, diện tích sân, đường đi 16.065,25 m2, diện tích vỉa hè 1.202,39 m2,
diện tích xây dựng 10.004,06 m2, diện tích sàn xây dựng 10.856,61 m2.
2.4.3. Năng lực sản xuất
ƒ 3000 tấn hải sản và thực phẩm đông lạnh/năm
ƒ 24.000.000 chai tương ớt, tương cà chua và nước chấm gia vị/năm
2.4.4 Sản phẩm chính
ƒ Thuỷ hải sản: các loại thuỷ hải sản đông lạnh: tôm, cá, cua, mực, ghẹ.
ƒ Thực phẩm tinh chế: chả giò, chạo tôm, hà cảo, hoành thánh,….
ƒ Hàng khô: cá thiều, mực tẩm gia vị và các loại khác. Năng suất: 100 tấn/tháng
ƒ Thực phẩm chế biến: tương ớt,tương ớt chua ngọt, tương ớt xí muội, tương cà,
nước mắm,… Năng suất: 1.500.000 chai/tháng.
2.4.5. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009
Năm 2009, hoạt động sản xuất kinh doanh của Cholimex đạt được hiệu quả cao.
Bảng 2.1 dưới đây sẽ cho chúng ta rõ hơn về kết quả đạt được của công ty.
Bảng 2.1. Báo Cáo Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2009
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (10 = 01 – 03)
4. Giá vốn hàng bán

5. Lợi nhuận gộp (20 = 10 – 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: lãi vay phải trả
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh



Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm 2009
Năm 2008

01
03

291.207.911
9.062.522

214.862.423
559.676

10

282.145.389

214.302.747

11


206.607.586

160.598.794

20
75.537.804
53.703.952
21
2.826.359
512.238
22
2.636.966
12.773.203
23
24
33.100.767
14.532.494
25
19.463.712
16.662.345
30
23.162.718
10.248.148
11. Thu nhập khác
31
1.072.962
373.342
12. Chi phí khác
32

21.963
50.371
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)
40
1.050.999
322.971
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
50
24.213.717
10.571.112
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
2.326.842
1.122.624
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
(236.325)
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 =50-51-52)
60
21.886.875
9.448.495
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
70
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 của công ty
11


Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất hiệu quả. Cụ thể: Lợi nhuận sau
thuế năm 2009 tăng 131,65 % so với năm 2008 (năm 2008: 9.448.495.000 đồng, Năm
2009: 21.86.875.000 đồng). Đạt được thành quả đó là nhờ sự nỗ lực rất lớn từ toàn thể

cán bộ công nhân viên công ty. Thành tích đáng khen ngợi trong kì họp cổ đông vào
tháng 04 năm 2010.
2.5. Tình hình nhân sự tại công ty
Tổng quan về tình hình nhân sự tại công ty
Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ một công việc nào, một
hoạt động nào. Con người chính là hạt nhân của mọi vấn đề. Việc phản ánh đúng tình
hình và chất lượng của con người trong công ty sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong công
việc quản lý con người và thúc đẩy quá trình SXKD của công ty.
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Chia Theo Khối Năm 2009
Đơn vị tính: người
Khối gián tiếp

Khối trực tiếp

Tổng số

Nam

Nữ

187

729

916

238

678
Nguồn: Phòng HC- NS


Công ty chia cán bộ công nhân viên ra làm 2 khối lao động trực tiếp và lao
động gián tiếp. Khối lao động gián tiếp chủ yếu tập trung tại các phòng ban công ty
với 187 người (chiếm 20, 41 %). Trong khi đó, phần lớn lao động lại thuộc vào khối
trực tiếp sản xuất 729 người (chiếm 79,59 %) cho thấy tính chất lao động đặc thù của
một công ty sản xuất. Mặc dù phải quản lý một đội ngũ lao động trực tiếp đông hơn
nhiều lần như vậy nhưng Công ty đã sắp xếp tỉ lệ cán bộ quản lý trên lao động hết sức
hợp lý nên đạt được hiệu quả cao. Bảng trên cũng cho thấy tỉ lệ lao động nữ của công
ty rất cao chiếm 74 % tổng số. Do đó, công ty nên đặc biệt quan tâm đến chế độ, chính
sách, cũng như quan tâm đến đối tượng này.
Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi Năm 2009
ĐVT: Người
Tuổi từ 18 – 30

Tuổi từ 32 – 45

Tuổi từ 46 – 60

Tổng số

633

234

49

916
Nguồn: Phòng HC- NS

12



Hình 2.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi
Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi

5%
26%
Tuổi từ 18 – 30
Tuổi từ 32 – 45
Tuổi từ 46 – 60
69%

Nguồn: Phòng HC- NS
Có thể thấy ở Hình 2.4 lao động tuổi từ 18 – 30 chiếm đến 69 % trên tổng số
lao động. Như vậy, Công ty đang sở hữu một đội ngũ lao động trẻ tuổi. Công ty nên tổ
chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao phù hợp với độ tuổi này, để gắn kết tình bạn,
tình đồng nghiệp trong công ty, nhằm mục đích để họ gắn bó lâu dài với công ty.
Một yếu tố cũng rất quan trọng nói lên chất lượng của nguồn nhân lực đó là
trình độ văn hóa của nhân sự trong công ty. Công ty có chất lượng nguồn nhân lực tốt
thì sẽ có hiệu quả công việc cao hơn và ngược lại.
Bảng 2.4. Phân Loại Lao Động Theo Trình Độ Văn Hóa năm 2009
Trình độ
Số lượng (người)
Tỉ lệ (%)
Đại học

118

13


Cao đẳng

32

3.5

Trung cấp

24

2.6

LĐPT

742
916

80.9
100

Tổng cộng

Nguồn: Phòng HC- NS
Hình 2.5. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Trình Độ Văn Hóa
Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo trình độ văn hóa

13%

3,5 %
2,6 %


Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
LĐPT

80,9 %

Nguồn: Phòng HC- NS
13


Với đặc thù là công ty với nguồn thu chính từ hoạt động sản xuất nên tỉ lệ nhân
viên có trình độ Đại học và Cao đẳng của công ty là chưa cao (đại học chiếm 13%, cao
đẳng là 3,5 %). Trình độ chủ yếu là tốt nghiệp cấp 1, cấp 2 và cấp 3 tập trung ở khối
sản xuất. Vì vậy, công ty thường xuyên mở những lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ,
tay nghề cho người lao động. Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh
phí cho cán bộ công nhân viên được đi học những lớp chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ
cho công việc. Tuy vậy, Công ty cũng nên đào tạo cho cán bộ công nhân viên lòng
hăng say, nhiệt thành với công việc. Có được những phẩm chất đó thì dù ở trình độ
nào đi nữa thì họ cũng có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
2.6. Những thành tích công ty đã đạt được
Qua quá trình phấn đấu nhiều năm, Công ty đã đạt nhiều danh hiệu thi đua do
Thành phố và Quận 5 trao tặng :
ƒ Bằng khen của UBNDTP 11 năm liền từ 1995 đến 2006 với thành tích hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ
ƒ Giấy khen của UBNDQ.5 11 năm liền từ 1995 đến 2006 với thành tích hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ
ƒ Giấy chứng nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 11 năm liền từ năm
1997 đến 2008.

ƒ Huy chương vàng Hội chợ Quang Trung năm 1997.1998.
ƒ Huy chương vàng và Giải Bông lúa vàng Hội chợ nông nghiệp quốc tế Cần Thơ
các năm 1996,1997,1998,1999.
ƒ Huy chương vàng hội chợ Vietfish từ năm 2000 đến 2006 về các mặt hàng khô
và thực phẩm đông lạnh .
ƒ Giải 1 hội thi” Người Việt Nam – Hàng Việt Nam tại Hội chợ Hàng Việt Nam
chất lượng cao năm 2000 tại TpHCM.
ƒ Huân chương Lao động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng.

14


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Khái niệm văn hóa
a) Khái niệm văn hóa
Ngày nay, có nhiều khái niệm xoay quay vấn đề văn hóa đang được quan tâm
như: Văn hóa dân tộc, văn hóa giao tiếp, văn hóa ẩm thực, văn hóa thời trang, văn hóa
đọc…Mỗi khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng nó đều có chung một bản
chất: đó là đều xuất phát từ khái niệm văn hóa.
Trong từ điển, từ văn hóa được định nghĩa là “hành vi của những năng lực đạo
đức và tư duy phát triển, đặc biệt thông qua giáo dục”. Văn hóa cũng có một số định
nghĩa khác như “văn hóa là những nguyên tắc về đạo đức, xã hội và hành vi ứng xử
của một tổ chức dựa trên những tín ngưỡng, tư tưởng và sự ưu tiên của những thành
viên của tổ chức ấy”. Văn hóa được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau. Ở mức chung
nhất, có thể phân biệt hai cách hiểu: văn hóa theo nghĩa hẹp và văn hóa theo nghĩa
rộng.
Xét về phạm vi thì văn hóa theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với văn hóa

tinh hoa. Văn hóa tinh hoa là một kiểu văn hóa chứa những giá trị đáp ứng nhu cầu bậc
cao của con người. Theo nghĩa này, văn hóa thường được đồng nhất với các loại hình
nghệ thuật, văn chương.
Xét về hoạt động thì văn hóa theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với văn
hóa ứng xử. Theo hướng này, văn hóa được hiểu là cách sống, cách nghĩ và cách đối
xử với người xung quanh.
Trong khoa học nghiên cứu về văn hóa, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa này, định nghĩa cũng có rất nhiều. Chẳng hạn, định nghĩa đầu tiên của
E.B.Tylor năm 1871 xem văn hóa là: “một phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con
người như một thành viên của xã hội đã đạt được”. TS. Federico Mayor, Tổng giám


×