Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.49 KB, 73 trang )

Báo cáo kiến tập

GVHD: Nguyễn Thị Mai Chi

MỤC LỤC

Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

1

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

LỜI NÓI ĐẦU
Trong thế kỷ mới, khi Việt Nam đã có những bước tiến lớn về kinh tế,
hội nhập vào xu thế toàn cầu, các cơ hội và thách thức đang đặt ra ngày càng
lớn cho các doanh nghiệp. Việc tổ chức bộ máy kế toán hoạt động hợp lý để
giúp cho các nhà quản trị nắm được tình hình hoạt động thực tế của doanh
nghiệp mình là một vấn đề quan trọng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp
công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, việc tổ chức một bộ máy kế toán
hợp lý, gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo được việc theo dõi các công trình lớn phức
tạp là một điều rất quan trọng. Các công ty xây lắp hiện nay đang dần dần
chuyển đổi công tác tổ chức kế toán cho phù hợp với nền kinh tế thị trường phát
triển và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh sản xuất kinh doanh của công ty, đặc
biệt với phần hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Với tầm quan trọng như vậy, em chọn “Công ty Cổ phần xây dựng
Vinashin” làm đề tài cho báo cáo kiến tập của mình.


Báo cáo kiến tập của em gồm 3 phần chính:
Chương 1: Khái quát về Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin.
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin.
Chương 3: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán Công ty Cổ phần Xây dựng
Vinashin.
Trong quá trình hoàn thành báo cáo kiến tập, em đã nhận được sự chỉ
dẫn của cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Thị Mai Chi cùng với các cô chú
làm kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng Vinashin.
Tuy đã rất cố gắng, song chắc chắn báo cáo kiến tập của em vẫn còn
nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý từ cô giáo và các cô chú kế
toán của Công ty Cổ phần xây dựng Vinashin.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên kiến tập
Nguyễn Thị Ngọc
Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

2

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
VINASHIN
1.1.


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin được thành lập theo Quyết định
số 555/QĐ/TCCB-LĐ ngày 17/12/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng
Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (nay là Tập đoàn Kinh tế Vinashin)
về việc góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin và hoạt động
theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 013000709 ngày 21/12/2001 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Công ty có 5 lần đổi đăng ký
kinh doanh gồm:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ nhất ngày
03/05/2002;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ hai ngày
04/12/2002;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ ba ngày
12/04/2004;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ tư ngày
15/02/2006;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ năm ngày
06/11/2006;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ sáu ngày
02/06/2008.
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng).
Trong đó:
- Tỷ lệ vốn góp của Tổng Cổng ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam 51%
- Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng khác
49%
Trụ sở chính: 109 Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Công ty hiện tại có 3 chi nhánh ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Ngọc


Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

3

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

Công ty ra đời trong thời kỳ đổi mới gặp nhiều khó khăn, với nguồn
vốn từ ngân sách ban đầu hạn hẹp. Thêm vào đó từ khi Việt Nam gia nhập
các tổ chức thương mại quốc tế, công ty tiếp tục đối mặt với nhiều cơ hội
cũng như thách thức lớn. Công ty đã phải đầu tư một lượng lớn trang thiết
bị máy móc chuyên phục vụ thi công các công trình lớn nhỏ, đầu tư phát
triển nguồn nhân lực, linh hoạt trong cơ cấu tổ chức kinh doanh để thúc đẩy
sự phát triển và phồn thịnh lâu dài. Và thực tế đã chứng minh rằng Công ty
Cổ phần xây dựng Vinashin đã thành công và ngày càng khẳng định được
vị trí của mình trên thị trường quốc tế. Là một thành viên của tập đoàn kinh
tế vững mạnh, Công ty Cổ phần xây dựng Vinashin đang khẳng định vai trò
của mình trong lĩnh vực xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng vì khi ngành
công nghiệp đóng tàu của Việt Nam phát triển mạnh thì nhu cầu về xây
dựng cơ sở hạ tầng cho các nhà máy đóng tàu như cầu tàu, bến cảng,...
cũng sẽ tăng theo, mở rộng tiềm năng phát triển của công ty.
Hiên nay công ty đang đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm các công trình
trong nước và quốc tế để mở rộng và nâng cao uy tín, cũng như thương
hiệu của mình trên thị trường. Với chủ trương lấy ngành nghề truyền thống
làm mũi nhọn phát triẻn chính, công ty tăng cường hoạt động liên doanh
liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong ngoài công ty trên cơ sở phát
huy hết năng lực vốn có nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu
hút thêm vốn đầu tư cũng như các khách hàng.

Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, kinh doanh nhiều ngành
nghề, bao gồm:
- Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và dân dụng,
-

các công trình cảng, công trình hạ tầng, công trình cấp thoát nước;
Xây dựng công trình điện, trạm điện có điện áp đến 35KV;
Dịch vụ kỹ thuật ứng dụng công nghệ mới;
Sản xuất vật liệu xây dựng và cấu kiện bê tông đúc sẵn;
Kinh doanh bất động sản;

Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

4

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

- Sản xuất và buôn bán các sản phẩm nội, ngoại thất, tiêu dùng;
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế các loại công trình cảng, công trình xây
dựng dân dụng và công nghiệp, công trình hạ tầng, công trình giao
thông vận tải, công trình thuỷ lợi, công trình cấp thoát nước, công
-

trình âm thanh và ánh sáng, thông gió;
Buôn bán máy móc, vật tư, thiết bị công trình.

Kinh doanh đầu tư và phát triển nhà;
Đầu tư xây dựng nhà máy xi măng;
Đầu tư, khai thác, chế biến và mua bán khoáng sản, than mỏ, vôi cục,

vôi bột (trừ khoáng sản Nhà nước cấm);
- Sản xuất, chế biến cung cấp gỗ cao cấp, mua bán gỗ và các sản phẩm từ
gỗ phục vụ đóng và sửa chữa tàu thuyển (trừ các loại gỗ Nhà nước
cấm), các ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng.
- Kinh doanh vận tải (đường sông, đường biển, vận tải ô tô);
- Đầu tư, quản lý, khai thác kho, bến bãi, cảng nội địa, giao nhận vận
tải đa phương thức;
- Buôn bán vật tư thiết bị điện;
- Đầu tư khai thác và kinh doanh bến cảng;
- Thi công nạo vét công trình và san lấp mặt bằng.
Tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây được duy trì
ổn định và có sự phát triển tương đối vững chắc. Có thể khái quát về tình hình
tài chính của công ty thông qua một số chỉ tiêu đạt được trong năm 2006 –
2007 – 2008 thể hiện trong các báo cáo tài chính như sau: (trang sau)

Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

5

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi


Bảng 1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
trong 3 năm 2006, 2007, 2008
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng Vinashin – đã kiểm toán)

Đơn vị tính: VND
T
T

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

1

DT bán hàng và cung cấp dịch vụ

358.065.473.539

642.874.500.612

228.134.731.539

2

DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ


358.065.473.539

642.874.500.612

228.134.731.539

3

Giá vốn hàng bán

338.073.017.598

620.013.053.930

199.932.141.961

4

LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

19.992.455.941

22.861.446.682

28.202.589.578

5

DT hoạt động tài chính


1.652.843.869

12.338.773.065

13.903.033.665

6

Chi phí tài chính

7.286.135.043

12.341.209.027

23.836.493.381

7

Chi phí quản lý doanh nghiệp

9.388.271.010

14.832.863.025

14.006.035.620

8

LN thuần từ hoạt động kinhdoanh


4.970.893.757

8.062.147.695

4.263.094.242

9

Thu nhập khác

192.488.751

305.030.753

399.778.600

63.488.975

288.177.990

4.587.349.832

128.759.776

16.852.763

(4.187.570.932)

12 Tổng LN trước thuế


5.099.653.533

8.043.000.458

75.523.310

13 Chi phí thuế TNDN hiện hành

1.053.034.512

503.246.507

607.802

-

17.345.680

-

4.046.619.021

7.522.410.271

74.915.508

383.655.448.576

636.664.266.046


655.759.829.379

33.993.401.350

51.673.383.891

49.835.061.102

2.530.113.311

8.712.712.143

112.510.999

2.120.000

2.516.000

1.956.000

10 Chi phí khác
11 LN khác

14 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
15 Lợi nhuận sau thuế
16 Tổng tài sản
17 Nguồn vốn chủ sở hữu
18 Nộp NSNN
19 Thu nhập bình quân/người/tháng


Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

6

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

Trong 3 năm 2006, 2007, 2008 công ty đã và đang trải qua thời kỳ
thăng trầm, nhiều biến động của kinh tế Việt Nam. Tháng 11 năm 2007 Việt
Nam chính thức là thành viên của WTO. Trước đó Việt Nam cũng đã ký kết
nhiều hiệp ước, hiệp định quốc tế, mở rộng thị trường và tăng tính cạnh tranh
cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời thu hút thêm nhiều nguồn vốn
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng. Tuy nhiên sang năm 2008 khủng
hoảng kinh tế tài chính toàn thế giới ảnh hưởng tới Việt Nam, làm giảm nguồn
tài chính cho các dự án, công trình xây dựng có quy mô lớn. Mặt khác, trong
năm 2008, các công ty về xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần xây dựng
Vinashin nói riêng phải đối mặt với giá nguyên vật liệu ngành xây dựng tăng
đột biến, làm chi phí các công trình xây dựng gia tăng mạnh. Ngành xây dựng
đối diện với nguy cơ khủng hoảng. Những biến đổi của kinh tế vĩ mô đã làm
ảnh hưởng tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
xây dựng Vinashin.
- Vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng 51,5% so với năm 2006, là một mức
tăng cao. Năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu có giảm nhẹ, song vẫn duy trì ở
mức an toàn.
- Doanh thu là chỉ tiêu biến động thấy rõ. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ năm 2007 tăng 79,6% so với năm 2006, do công ty tích cực tìm

kiếm các cơ hội kinh doanh trong điều kiện đất nước hội nhập và phát triển cơ
sở hạ tầng. Sang năm 2008, doanh thu giảm đột ngột 65,6% so với năm trước.
Mức doanh thu đạt được trong năm 2008 khá khiêm tốn so với năm trước,
nhưng trong thời kỳ khủng hoảng và so với mặt bằng chung thì doanh số đó
vẫn có thể coi là khá ổn đinh.
Doanh thu tài chính của công ty có xu hướng tăng ổn định.
- Giá vốn hàng bán so với doanh thu biến động không nhiều.
- Các chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác lớn,
làm giảm lợi nhuận.

Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

7

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

- Lợi nhuận sau thuế của công ty trong 3năm có lãi song không cao. Nhất
là năm 2008, mức lợi nhuận rất thấp.
Công ty luôn hoàn thành kế hoạch đặt ra và đảm bảo nghĩa vụ với Nhà nước.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH

• Đặc điểm kinh doanh:
- Sản phẩm chính của công ty là các công trình, hạng mục công trình quy

mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc. Thời gian từ khi khởi công đến

khi hoàn thành công trình bàn giao đem vào sử dụng dài.
- Thị trường của công ty trên phạm vi toàn quốc. Công ty đã đang thực
hiện nhiều công trình từ Bắc vào Nam, thường tập trung ở các tỉnh, vùng miền
giáp biển, có đê kè, các khu công nghiệp lớn. Trong năm 2008 công ty đã
hoàn thành bàn giao 69 công trình xây dựng trên toàn quốc.

Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

8

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

• Qui trình công nghệ vận hành tại đơn vị: có thể khái quát qua sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Mô hình hoá quy trình sản xuất kinh doanh
tại Công ty Cổ phần xây dựng Vinashin
Chủ đầu tư
mời thầu

Nhận hồ sơ

Nghiệm thu, bàn giao,
xác lập kết quả

Tiến hành xây dựng


Lập dự án thi công
và lập dự toán

Tham gia đấu thầu

Chuẩn bị nguồn
nhân lực, NVL, vốn

Thắng thầu

Bước đầu phòng kế hoạch dự án chuẩn bị các dự án và dự toán, sau đó
công ty đăng ký tham gia đấu thầu. Khi trúng thầu, hợp đồng giữa công ty và
đơn vị chủ đầu tư được thống nhất về giá trị thanh toán của công trình cùng
với các điều kiện khác.
Căn cứ theo hợp đồng, dự toán đã được duyệt và kế hoạch công tác
được lập, phòng thi công phân công và giao công việc xuống cho các đội xây
dựng, tổ thi công để chuẩn bị nguồn nhân lực. Căn cứ vào dự toán đã được
lập, phòng kế toàn tài chính xét duyệt và chuẩn bị nguyên vật liêu, vốn, tạm
ứng,.. cho đội, tổ thi công. Quá trình quản lý chi phí nguồn nhân lực, nguyên
vật liệu, vốn được phòng Tài chính kế toán thực hiện. Trong quá trình xây lắp,
các đội tổ tiến hành xây dựng và định kỳ báo cáo tình hình sử dụng nguồn tài
nguyên cho phòng tài chính kế toán. Nghiệp vụ bàn giao công trình, hạng mục
công trình… hoàn thành cho bên giao thầu chính là quá trình tiêu thụ sản
phẩm xây lắp.
Việc sản xuất ra những sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng như thế nào đã
được xác định cụ thể, chi tiết trong Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt. Công
Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C



Báo cáo kiến tập

9

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

ty phải đảm bảo về kỹ thuật, chất lượng xây lắp công trình. Công ty có bộ
phận kiểm tra kỹ thuật và chất lượng trong phòng thi công để thực hiện công
tác quản lý kỹ thuật và chất lượng xây lắp công trình theo thiết kế được duyệt.
Sau khi nhận được nhiệm vụ thi công xây dựng công trình, các đội xây
dựng di chuyển theo địa điểm thi công. Ngoài ra còn có các đội, tổ sản xuất
khác đi phục vụ cho các công trình khác nhau.
• Tổ chức sản xuất kinh doanh: Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh
theo 2 hướng:
- Hướng chỉ đạo gián tuyến: bao gồm các phòng kỹ thuật, phòng kế
hoạch, phòng hành chính của công ty.
- Hướng chỉ đạo trực tuyến: bao gồm các đội xây dựng, tổ thi công trực
tiếp làm nhiệm vụ thi công, sản xuất ngoài công trường. Đứng đầu các đội
xây dựng là các đội trưởng. Trong đội xây dựng lại phân ra làm nhiều tổ sản
xuất với chức năng và nhiệm vụ khác nhau phục vụ công trình.
1.3.

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY

Công ty Cổ phần xây dựng Vinashin là một doanh nghiệp nhà nước có
tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, hạch toán
kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh, có con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng. Xuất phát từ đặc điểm
đó, bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty được tổ chức theo mô

hình trực tuyến, các bộ phận chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ tuân thủ theo
Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

10

Sơ đồ 1.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
tại Công ty Cổ phần xây dựng Vinashin
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng
Hành chính
nhân sự

Đội xây

dựng
cơ giới

Phòng
Kế hoạch
dự án

Đội xây
dựng
số 1

Phòng
Tài chính
kế toán

Đội xây
dựng
số 2

Đội xây
dựng
số 3

Phòng
Kỹ thuật
thi công

Đội xây
dựng
số 4


Phòng
thiết kế

Đội xây
dựng
số 5

• Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao
gồm Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường.
• Hội đồng quản trị ( HĐQT): gồm 3 thành viên, đứng đầu là chủ tịch
hội đồng quản trị.
Chức năng: Chủ tịch hội đồng quản trị và hội đồng quản trị lãnh đạo
công ty thông qua các nghị quyết, quyết định tại các cuộc họp của Hội đồng
và giám sát việc thực hiện các quyết định đó.

Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

11

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

• Ban Giám đốc: Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người đại diện theo
pháp luật của công ty, có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty theo Điều lệ công ty và pháp luật của Nhà nước. Giám đốc

chịu trách nhiệm trước HĐQT về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
Các phó giám đốc chịu trách nhiệm về kỹ thuật và kinh doanh. Các
phó giám đốc hỗ trợ cho giám đốc trong quản lý và điều hành công việc
hàng ngày của công ty.
Hiện tại công ty có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
• Ban Kiểm soát: Ban kiểm soát kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, thực hiện tổ chức hạch toán kế
toán của công ty.
Chức năng, quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát được qui định rõ ràng trong Điều lệ
công ty và tuân theo Luật Doanh nghiệp 2005.
Công ty có 5 phòng ban chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, đứng
đầu các phòng ban là trưởng phòng.
• Phòng Hành chính nhân sự có nhiệm vụ:
- Tham mưu cho lãnh đạo về công tác tổ chức cán bộ, quản lý lao dộng;
- Điều động nhân lực trong quá trình sản xuất kinh doanh phù hợp, có
phương án quy hoạch, điều động, đề bạt cán bộ có khả năng, trình độ
chuyên môn vào vị trí thích hợp;
- Có chiến lược quy hoạch cán bộ nguồn, lập kế hoạch đào tạo, đào tạo
lại, nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn và trình độ lý luận;
- Quản lý lao động, theo dõi hợp đồng lao động.
• Phòng Kế hoạch - dự án có nhiệm vụ:
- Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc về công tác kế hoạch, lập dự
toán khảo sát thiết kế, vật tư thiết bị;
- Lập kế hoạch theo dõi các công trình (đầu vào);
- Lập các kế hoạch theo tiến độ công trình từ ngày khời công đến khi
hoàn thành;
- Lập các hồ sơ tham gia đấu thầu;
- Báo cáo tiến độ công việc.

• Phòng Tài chính Kế toán có nhiệm vụ:
Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

12

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

- Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính;
- Xây dựng kế hoạch tài chính và các biện pháp thực hiện để đảm bảo
-

nguồn vốn, huy động vốn, sử dụng vốn và quản lý vốn hiệu quả;
Tổ chức và quản lý tài sản của công ty;
Tổ chức hạch toán kế toán;
Thẩm định phương án kinh tế của các hoạt động trong công ty;
Thu thập tổng hợp số liệu và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Công ty có 2 phòng thiết kế: thiết kế dân dụng và thiết kế thuỷ công.
Phòng Thiết kế có nhiệm vụ:
Thiết kế các công trình công ty trúng thầu hoặc chỉ định thầu theo đề

cương kỹ thuật được duyệt;
- Đề xuất những giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất vào trong lĩnh vực thiết
kế các công trình xây dựng cả về dân dụng và thuỷ công.
• Phòng Kỹ thuật thi công: có nhiệm vụ thi công những công trình công
ty đã trúng thầu theo đúng tiến độ được giao.

Phòng Kỹ thuật thi công có 6 đội xây dựng, gồm 5 đội xây dựng
thường và 1 đội xây dựng cơ giới. Các đội xây dựng này được phòng kỹ thuật
thi công phân công giao nhiệm vụ thực hiện các công trình cụ thể.
Các phòng ban trong công ty có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng giữa
chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác và phù hợp với nhau, tạo điều
kiện công ty hoạt động bền vững và phát triển lâu dài.

Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

13

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINASHIN
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của một doanh nghiệp là tập hợp những người làm kế toán tại
doanh nghiệp cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính
toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại doanh nghiệp
từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông
tin kinh tế về các hoạt động của đơn vị. Vấn đề nhân sự để thực hiện công tác
kế toán có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong tổ chức kế toán của doanh
nghiệp. Tổ chức nhân sự như thế nào để từng người phát huy được cao nhất
sở trường của mình, đồng thời tác động tích cực đến những bộ phận hoặc

người khác có liên quan là mục tiêu của tổ chức bộ máy kế toán.
Nội dung của tổ chức bộ máy kế toán bao gồm:
-

Hình thức tổ chức nhân sự kế toán;

-

Kế hoạch công tác;

-

Vai trò của kế toán trưởng.

1.1.

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán:

-

Để thích ứng với hoạt động sản xuất kinh doanh và quy mô của Công ty

bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, chia làm 5 bộ
phận chính và các đơn vị trực thuộc hạch toán ban đầu.
Bộ máy kế toán của công ty được khái quát qua sơ đồ sau:

Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C



Báo cáo kiến tập

14

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của
Công ty Cổ phần xây dựng Vinashin
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)

Kế toán trưởng

Kế toán
vốn bằng
tiền và
công nợ

Kế toán
TSCĐ,
CCDC

Kế toán
lương,
NVL, chi
phí, giá
thành

Kế toán
doanh thu

tiêu thụ

Kế toán
tổng hợp
(Thủ quỹ)

Nhân viên hạch toán ban đầu, báo sổ từ đơn vị trực thuộc

• Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung là hình thức tổ chức mà toàn
bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp được tiến hành tập trung tại phòng kế
toán doanh nghiệp. Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng
mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế
toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách hạch toán nghiệp
vụ phục vụ cho nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập
báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán doanh
nghiệp để xử lý và tiến hành công tác kế toán.
• Phòng tài chính kế toán hiện tại có 1 kế toán trưởng, các kế toán viên
cho từng phần hành và kế toán tại các công trình thi công.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán
• Kế toán trưởng:

Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

15


GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

- Nhiệm vụ của kế toán trưởng chia làm 2 mảng chính, đó là nhiệm vụ
điều hành và nhiệm vụ chuyên môn.
Với 2 nhiệm vụ trên kế toán trưởng là người có chức năng tổ chức, kiểm
tra công tác kế toán ở công ty. Kế toán trưởng là người giúp việc trong lĩnh
vực chuyên môn kế toán, tài chính cho giám đốc điều hành. Kế toán trưởng tổ
chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán
nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt
động kinh doanh.
Kế toán trưởng có quyền phổ biến chủ trương, chỉ đạo thực hiện các chủ
trương về chuyên môn, ký duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối việc ký
duyệt vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp không phù hợp với chế độ
quy định, có quyền yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý.
• Kế toán vốn bằng tiền và công nợ:
- Theo dõi vốn bằng tiền của công ty: tình hình tăng giảm, tồn đầu kỳ,
tồn cuối kỳ của quỹ tiền mặt, TGNH, tiền đang chuyển. Kiểm tra tồn quỹ tiền
mặt, TGNH hàng ngày và cuối tháng.
- Theo dõi việc thanh toán các khoản vay, nợ, công nợ, thực hiện giao
dịch với khách hàng, nhà cung cấp; kiểm tra, phân tích đánh giá tình hình
công nợ của công ty.
• Kế toán TSCĐ, CCDC: Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, CCDC;
việc tính và trích khấu hao tài sản cố định; phân bổ khấu hao TSCĐ và CCDC
cho các bộ phận sử dụng; kiểm kê đối chiếu TSCĐ, CCDC..
• Kế toán tiền lương, NVL và chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm:
- Theo dõi và phân loại các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động sản
xuất kinh doanh; tổng hợp và phân bổ chi phí tính giá thành sản phẩm.
- Theo dõi, quản lý, tổng hợp tình hình sử dụng NVL của công ty.

Nguyễn Thị Ngọc


Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

16

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

- Theo dõi tình hình lương và các khoản trích theo lương cho công nhân
toàn công ty theo đúng quy định hiện hành.
• Kế toán Doanh thu và tiêu thụ sản phẩm: Theo dõi số lượng và giá trị
sản phẩm được xác định tiêu thụ; doanh thu được theo dõi theo chi tiết từng
loại hình kinh doanh kể cả doanh thu bán hàng nội bộ.
• Kế toán tổng hợp: Tổng hợp chi phí phát sinh và doanh thu xác định
trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính.
Tại công ty kế toán tổng hợp kiêm luôn thủ quỹ quản lý tiền mặt.
• Các đơn vị trực thuộc hạch toán ban đầu: các đội thi công thực hiện
nhiệm vụ hạch toán ban đầu. Sau đó hàng tháng gửi chứng từ hóa đơn về
phòng tài chính kế toán để hạch toán.
1.3. Chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử
dụng tài sản, vật tư , vốn bằng tiền, nguồn vốn, quá trình và kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch
thu chi tài chính, kỹ thuật thu nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử
dụng các loại tài sản, vật tư, vốn bằng tiền, nguồn vốn, phát hiện và ngăn chặn
kịp thời những hành vi vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật kinh tế, tài chính
của công ty và những qui định do nhà nước ban hành.

- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh, kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, phục vụ công tác
lập và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, phục vụ cho công tác thống kê và
thông tin kinh tế.
- Các nhân viên kế toán có quan hệ chặt chẽ qua lại trong công việc xuất
phát từ sự phân công lao động của các phần hành trong bộ máy. Mỗi cán bộ
nhân viên đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để từ đó tạo

Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

17

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

thành mối quan hệ có tính vị trí, lệ thuộc, chế ức nhau giữa các phần hành,
công việc kế toán. Bộ máy kế toán của công ty hoạt động hiệu quả.
2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán CT cổ phần xây dựng Vinashin
2.1. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng:
- Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định
số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
- Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và
chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
- Hình thức kế toán áp dụng: hình thức kế toán máy vi tính, sử dụng phần
mềm kế toán CAADS CROP.
- Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung.

2.2. Các chính sách kế toán áp dụng
- Kỳ kế toán: bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam; hạch toán theo
phương pháp giá gốc, phù hợp với quy định tại Luật kế toán số
03/2003/QH11 ngày 17/06/2003.
Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác dựa vào tỷ giá
thực tế tại thời điểm thanh toán của ngân hàng Nhà nước. Tại thời điểm kết
thúc năm tài chính số dư các tài khoản tiền có gốc ngoại tệ được đánh giá lại
theo tỷ giá hối đoái giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khóa sổ lập
Báo cáo tài chính.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
+ Hàng tồn kho được ghi theo giá gốc.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp phát sinh để có được hàng tồn kho tại trạng thái sẵn
sàng sử dụng.
Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

18

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

+ Phương pháp tính giá HTK cuối kỳ: Phương pháp đích danh.
+ Phương pháp hạch toán HTK: Phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Tại thời điểm 31/12/2008 công ty không trích lập dự phòng giảm giá

HTK.
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ hữu hình:
+ Việc ghi nhận TSCĐ hữu hình và khấu hao TSCĐ được thực hiện theo
Chuẩn mực kế toán số 03; Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ
tài chính và Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
+ Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng với TSCĐ.
Loại TSCĐ

Thời gian khấu hao (năm)

Máy móc, thiết bị

3 - 10

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn

6 - 10

Thiết bị, dụng cụ quản lý

5-6

- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: Vốn đầu tư của chủ sở hữu công
ty được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
+ Doanh thu hoạt động xây lắp được ghi nhận theo khối lượng nghiệm thu
thanh toán từng lần hoặc hạng mục công việc hoàn thành hoặc toàn bộ công
trình được bên giao thầu xác nhận.
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ thiết kế được xác định theo Hợp đồng kinh

tế, đã phát hành hóa đơn và được khách hàng chấp nhân thanh toán. Phần
công việc hoàn thành của dịch vụ cung cấp được xác định theo phương pháp
tỷ lệ hoàn thành.
- Nguyên tắc ghi nhận giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán được ghi
nhận và tập hợp theo từng loại hàng hóa bán ra.

Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

19

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

Giá vốn hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ tư vấn khảo sát thiết kế được xác
định và kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ.
Giá vốn hoạt động xây lắp được xác định đối với từng hợp đồng, công
trình xây dựng riêng biệt và tương ứng với doanh thu ghi nhận trong kỳ, chi
phí của từng hợp đồng, công trình đã được ghi nhận. Cụ thể:
+ Đối với công trình cuối kỳ đã hoàn thành, bàn giao lũy kế đã hạch toán
hết theo tổng giá trị nghiệm thu thanh toán thì giá vốn kế chuyển trong kỳ
bằng toàn bộ chi phí lũy kế đã được ghi nhận (không còn chi phí dở dang).
+ Đối với công trình cuối kỳ chưa hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng chưa
có quyết toán thì giá vốn trong kỳ được kết chuyển bằng 95% giá trị doanh
thu ghi nhận tương ứng của công trình đó.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí thuế doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:

Chi phí thuế thu nhập hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu
thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm
thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN.
Không bù trừ chi phí thuế TNDN hiện hành với chi phí thuế TNDN hoãn lại.
- Thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp áp dụng việc kê khai, tính thuế
GTGT theo hướng dẫn của Luật thuế hiện hành đối với thuế suất thuế GTGT
5% với những hợp đồng ký kết trước năm 2004 và 10% với những hợp đồng
ký kết sau năm 2004.
2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
- Hiện nay công ty áp dụng hệ thống chứng từ kế toán theo mẫu được
ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
- Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của công ty
đều được lập chứng từ kế toán, lập 1 lần cho 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

20

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

Nội dung của chứng từ kế toán có đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng và trung thực.
Chứng từ được lập đầy đủ số liên theo quy định.
- Đội xây dựng hàng tháng gửi chứng từ kế toán về phòng kế toán. Bộ
phận kế toán kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của mỗi chứng từ rồi mới sử dụng

để ghi sổ kế toán.
- Bảng chứng từ kế toán theo phần hành của công ty:

Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

21

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

Bảng 2.1. Danh mục chứng từ kế toán công ty hiện đang sử dụng
TT
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
II
1
2

3
4
5

Tên chứng từ
Lao động tiền lương
Bảng chấm công và chia lương
Bảng bình chọn ABC
Hợp đồng làm khoán
Bảng thanh toán tiền lương
Phiếu nghỉ hưởng BHXH
Bảng thanh toán BHXH
Phiếu xác nhận sản phẩm
hoặc công việc hoàn thành
Biên bản điều tra tai nạn lao động
Phiếu theo dõi tạm ứng
Hàng tồn kho
Giấy đề nghị thanh toán mua thiết bị vật tư
Hoá đơn GTGT
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Phiếu thanh toán tạm ứng

6

Biên bản kiểm kê vật tư

7

Thẻ kho


8

Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho

2.4.

(nguồn: phòng kế toán tài chính)
TT Tên chứng từ
III Vốn bằng tiền
1
Phiếu thu
2
Phiếu chi
3
Giấy đề nghị tạm ứng
4
Giấy thanh toán tạm ứng
5
Biên lai thu tiền
6
Bản kê vàng, bạc, đá quý
7
Bản kiểm kê quỹ
8
Ủy nhiệm chi
9
Phiếu chuyển khoản
IV Tài sản cố định
1

Biên bản giao nhận TSCĐ
2
Thẻ TSCĐ
3
Biên bản thanh lý TSCĐ
4
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa
5
Biên bản đánh giá lại TSCĐ
6
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tính giá thành sản phẩm và quyết
V
toán doanh thu
1
Biểu thanh toán khối lượng
Biểu quyết toán khối lượng hoàn
2
thành
3
Hoá dơn VAT
Biên bản nghiệm thu xác nhận khối
4
lượng hoàn thành
5
Thẻ tính giá thành
6
Hợp đồng kinh tế

Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán


Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2.5.

Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

- Công ty vận dụng hệ thống sổ sách kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

22

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

Hệ thống sổ kế toán của công ty bao gồm: các sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi
tiết, bảng cân đối số phát sinh, sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt, sổ cái
các tài khoản .
+ Sổ chi tiết: được mở cho các tài khoản chi tiết, nhằm tập hợp số liệu phát
sinh trong kỳ một cách cụ thể, chi tiết. Bao gồm: các sổ chi tiết được lập riêng
cho từng đối tượng theo dõi, bảng tổng hợp chi tiết;
+ Sổ tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Sổ Cái
các TK, Bảng cân đối số phát sinh.
-

Hàng ngày kế toán căn cứ và chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp


chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định
tài khoản Nợ, tài khoản Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo bảng, biểu
được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào
sổ kế toán tổng hợp và chi tiết tương ứng.
-

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung trên máy vi tính

được khái quát qua sơ đồ sau:

Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập

23

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

Sơ đồ 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung tại
Công ty cổ phẩn xây dựng Vinashin
Chứng từ gốc

Phần mềm kế toán

Sổ Nhật ký
đặc biệt


Sổ Nhật ký chung

Sổ cái các tài khoản

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối quý, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra

Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


Báo cáo kiến tập
2.6.

24

GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Mai Chi

Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán


• Báo cáo tài chính của công ty được lập theo quý và theo năm. Hệ thống
báo cáo tài chính được lập theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành phản ánh thông tin kinh tế tài chính chủ yếu của công ty.
Hệ thống báo cáo tài chính công ty sử dụng gồm 4 loại cơ bản sau:
- Bảng cân đối kế toán

Mẫu B01-DN

- Báo cáo kết quả kinh doanh

Mẫu B02-DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu B03-DN

- Thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu B09-DN

• Báo cáo tài chính quý được gửi chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc
quý. Báo cáo tài chính năm được gửi chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc
năm tài chính.
Báo cáo tài chính của công ty được gửi cho cơ quan chủ quản cấp trên là
Tập đoàn Công nghiệp tài thủy Việt Nam, các ngân hàng đang có hoạt động
giao dịch với công ty, cục thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội…
• Hệ thống báo cáo của công ty được lập với mục đích: Tổng hợp và trình
bày một cách tổng quát toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu,

công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ
của công ty; cung cấp thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá
tình hình và kết quả hoạt động của công ty, đánh giá tình hình tài chính của
công ty trong tài chính đã qua và những dự toán trong tương lai. Thông tin
trong Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc ra quyết định về quản lý
điều hành sản xuất kinh doanh và đầu tư vào công ty của các nhà quản lý, chủ
sở hữu, các chủ nợ hiện tại và tương lai của công ty, đồng thời cung cấp thông
tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của các cơ quan cấp trên và Nhà nước.
3. Tổ chức hạch toán kế toán một số phần hành chủ yếu
3.1. Tổ chức hạch toán kế toán phần hành vốn bằng tiền
• Tài khoản sử dụng:
Nguyễn Thị Ngọc

Kiểm toán 48C


×