Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

giáo trình kết cấu gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.2 KB, 86 trang )

Chơng mở đầu

Đại cơng về kết cấu gỗ
Đ1. Đặc điểm và phạm vi áp dụng của kết cấu gỗ
Kết cấu gỗ là tên chung chỉ các loại công trình xây dựng hay bộ
phận của công trình chịu tải trọng làm bằng vật liệu gỗ hoặc chủ
yếu bằng vật liệu gỗ. Cột nhà, kèo nhà, khung gỗ của nhà, cầu gỗ,
đều là kết cấu gỗ.

nén

kéo

Vật liệu làm kết cấu gỗ không phải chỉ là toàn gỗ mà có thể có
các vật liệu khác kết hợp nh thép, tre, chất dẻo. Ví dụ: dàn hỗn hợp
thép - gỗ, trong đó đã lợi dụng tính chất của thép chịu kéo tốt,
chịu nén kém, còn gỗ lại chịu kéo kém, chịu nén tốt, vì thế bố
trí các thanh chịu kéo bằng thép, còn các thanh chịu nén làm
bằng gỗ.
Bộ phận chịu lực đơn giản nhất của kết cấu đợc gọi là cấu
kiện; trong kết cấu gỗ, cấu kiện là các thanh gỗ hộp, gỗ tròn, các
tấm ván hay tấm gỗ dán. Một hệ kết cấu gồm nhiều cấu kiện liên
kết với nhau mà thành, ví dụ dàn, vòm, khung, hệ mái nhà,.
Nhiều kết cấu kết hợp với nhau, cùng với các kết cấu bao che và các
bộ phận phụ trợ khác, làm thành một công trình hoàn chỉnh,
thích ứng với một nhiệm vụ sử dụng nhất định.
Tất cả các bộ phận, các cấu kiện bằng gỗ này của một công
trình phải đợc thiết kế, tính toán để đảm bảo các yêu cầu về sử
2



dụng và chịu lực. Kết cấu gỗ phải thích ứng đợc với các yêu cầu về
sử dụng đề ra cho công trình, phải có đủ độ bền [Trạng thái giới
hạn I (bền, ổn định, biến hình,...)], độ cứng [Trạng thái giới hạn II
(võng, chuyển vị, độ lún, nứt, dao động,....) ] và tiết kiệm vật
liệu. Ngoài ra còn phải xét đến các yêu cầu khác: tiết kiệm công
chế tạo, dễ dựng lắp, dễ sửa chữa, đẹp,.
1. Ưu, khuyết điểm của kết cấu gỗ
Gỗ là vật liệu xây dựng tự nhiên phổ biến khắp nơi, kết cấu gỗ
đợc sử dụng rộng rãi và từ lâu đời. Để có thể sử dụng tốt và hợp lý
kết cấu gỗ, cần biết u khuyết điểm của nó và phạm vi áp dụng
thích hợp.
* Ưu điểm:
- Gỗ là vật liệu nhẹ và khoẻ, có tính chất cơ học khá cao so
với trọng lợng riêng nhỏ của nó.
+ Khoẻ: Đợc đánh giá thông qua cờng độ. Để đánh giá phẩm
chất này của gỗ, ta so sánh khả năng chịu lực của gỗ với các vật
liệu khác về cờng độ chịu kéo và chịu nén là hai trạng thái làm
việc thông dụng nhất của vật liệu:
Thép (CCT34)
Bê tông (#200) B15
Gỗ (nhóm IV)
Gạch (gạch #75,
#50)

vữa

R/f (kG/cm2)

(kG/m3)


2100
90/85
150
13

7850
2500
1550
1800


R
(tỉ số của trọng lợng riêng chia cho cờng độ vật liệu). Với thép
CT3, c = 3,7.10-4 m-1; bê tông B15 có c = 2,4.10-3 m-1; gỗ xoan có c
= 4,3.10-4 m-1.
+ Nhẹ: Để đánh giá phẩm chất này ngời ta dùng hệ số c =

cthép < cgỗ < cbêtông < cgạch đá
- Là vật liệu phổ biến mang tính chất địa phơng, gỗ có
mặt ở khắp nơi từ đồng bằng đến miền núi, có thể khai thác tại
chỗ, ngay trong các vờn nhà (xoan, mít, bạch đàn, xà cừ, phi lao,
).
- Gỗ dễ chế tạo, chỉ cần sử dụng các loại dụng cụ đơn giản,
phổ biến là có thể dễ dàng xẻ, ca, bào, khoan lỗ,
đóng đinh,, chế tạo ngay tại chỗ. Trong khi đó, với
vật liệu thép thờng phải chế tạo trong nhà máy, sử
3


dụng các thiết bị chuyên dụng, phức tạp, cồng kềnh. Còn với bê

tông cốt thép phải lắp dựng cốppha, trộn, đổ, đầm, theo
đúng các yêu cầu kĩ thuật chặt chẽ.
- Hình thức đẹp, sang trọng.
* Khuyết điểm:
- Gỗ là vật liệu không bền, dễ bị h hỏng do mục, mối, mọt,
là loại vật liệu dễ cháy, tuổi thọ không cao.
- Gỗ là loại vật liệu có tính không đồng nhất, không đẳng
hớng, không phù hợp với các giả thuyết thờng dùng khi tính toán.
Do cấu tạo của gỗ gồm những thớ xếp theo phơng dọc, gồm
nhiều thành phần khác nhau từ trong ra ngoài, từ trên xuống dới (sẽ
tìm hiểu kĩ ở bài sau), do đó vật liệu gỗ là rất không đồng nhất
và đẳng hớng.
Vì vậy, khi sử dụng các giả thuyết tính toán phải sử dụng các hệ
số an toàn cao và phải lựa chọn gỗ cẩn thận thích hợp với yêu cầu
thiết kế.
- Gỗ thờng có nhiều khuyết tật làm giảm
khả năng chịu lực và làm cho việc chế tạo khó
khăn: mắt gỗ, khe nứt, thớ vẹo, lỗ mục, thân
dẹt, thót ngọn,.
- Gỗ là loại vật liệu ngậm nớc; do vậy, khi
thời tiết thay đổi dễ bị dãn nở hay co ngót
không đều dẫn đến nứt nẻ, cong vênh, ảnh hởng đến hình dáng, bề mặt và độ chặt của liên kết, khi lắp ráp
sẽ không khít.
Để đề phòng các khuyết điểm trên, ngời ta thờng dùng các
biện pháp xử lý để cho gỗ không bị mục, mọt, không dùng gỗ tơi,
gỗ ẩm quá mức độ quy định, sấy khô gỗ trớc khi sử dụng. Đồng
thời phải tăng mức độ an toàn của kết cấu bằng cách lựa chọn vật
liệu sử dụng đúng chỗ, dùng phơng pháp tính toán sát với thực tế
làm việc của kết cấu.
Tất cả các khuyết điểm trên là của gỗ thiên nhiên cha qua

chế biến. Với các biện pháp hiện đại, ngời ta có thể loại trừ các
khuyết điểm đó. Ngày nay ít sử dụng các thanh gỗ tròn mà dùng
nhiều các thanh và các tấm gỗ dán. Loại vật liệu này có đủ các
tính chất của một loại vật liệu xây dựng quý giá: nhẹ, khoẻ, chịu
lực tốt mà đẹp mắt, dễ vận chuyển, dựng lắp, không bị mục,
mối, mọt, khả năng chịu lửa cao.
4


2. Phạm vi áp dụng kết cấu gỗ
Kết cấu gỗ thờng sử dụng cho các công trình sau:
- Nhà dân dụng: các nhà ở 1 tầng, 2 tầng,..
- Nhà công cộng: hội trờng, trụ sở, nhà văn hoá, trờng học.
- Nhà sản xuất: kho thóc gạo, chuồng trại chăn nuôi, xởng chế
biến thực phẩm, xởng sản xuất, sửa chữa nhỏ,. Cũng có thể dùng
cho các nhà máy lớn có cầu trục nh nhà máy xẻ và chế biến gỗ, cơ
khí nhẹ; cũng có thể dùng trong các xởng hoá chất có các chất ăn
mòn kim loại thay cho kết cấu thép.
- Giao thông vận tải: làm cầu cho ôtô, đờng sắt, nhịp có
thể tới vài chục mét.
- Thuỷ lợi: cầu tầu, bến cảng, cửa van, cửa âu thuyền, cống
nhỏ, đập nhỏ.
- Thi công xây dựng: làm đà, giáo, ván khuôn, cọc tre, ván,
cọc, tờng chắn,.
Tuy nhiên, nói chung, kết cấu gỗ chỉ thích hợp với các công
trình loại vừa và nhỏ, không mang tính chất vĩnh cửu.

Đ2. Lịch sử phát triển
Trên thế giới, kết cấu gỗ đã đợc sử dụng từ rất sớm và đã đạt đợc
rất nhiều thành tựu.

Từ thời La Mã ngời ta đã dựng đợc những vì kèo nhà bằng gỗ nhịp
tới 23 m. ở Trung Quốc thời phong kiến cũng đã xây dựng đợc
những tháp chùa bằng gỗ 9 tầng cao 66 m, cung điện bằng gỗ dài
66m, rộng 34m, cao 32m hay cầu gỗ dài tới 300 m.
Thời kì phục hng và thời kì đầu của sản xuất t bản chủ nghĩa,
cùng với việc cơ khí hoá khai thác và gia công gỗ, sự ra đời và phát
triển của các môn khoa học chuyên ngành đã đa kết cấu gỗ đến
một bớc tiến mới. Hàng loạt hình thức kết cấu mới ra đời làm cho
khả năng ứng dụng của kết cấu gỗ càng rộng lớn hơn.
Từ thế kỷ 19, do kim loại sản xuất nhiều và do các yêu cầu kỹ thuật
mới, gỗ không còn giữ địa vị chính trong kết cấu công trình nữa
mà nhờng chỗ cho thép và sau này là bê tông cốt thép. Tuy nhiên,
gỗ vẫn đợc dùng nhiều do tính kinh tế và phẩm chất kỹ thuật cao.
Thời hiện đại, ở Liên Xô (cũ), ngời ta đã xây dựng đợc những công
trình rất lớn làm bằng gỗ: mái nhà triển lãm bằng vỏ lới không gian

5


nhịp tới 100m, các tháp nớc, tháp làm nguội cao tới 36 m, tháp vô
tuyến điện cao 190 m, cầu ôtô nhịp tới 40 m,.
Ngày nay trên thế giới, trình độ phát triển của kết cấu gỗ đã đạt
rất cao:
+ Về vật liệu: vật liệu gỗ đều qua chế biến bằng cơ giới, hoá chất
để đạt chất lợng cao nhất và ổn định. Việc khai thác, gia công,
chế biến đều hoàn toàn cơ giới hoá. Từ vật liệu gỗ thiên nhiên, ngời ta đã chế tạo ra các vật liệu nhân tạo: gỗ dán keo, gỗ dán mỏng
(fane), gỗ ép,. Với những vật liệu mới này, có thể làm nên kết
cấu có kích thớc, hình dạng bất kì.
+ Về cách chế tạo, lắp ghép: hầu hết đều đợc công nghiệp hoá.
+ Về kết cấu: hình thức kết cấu ngày càng trở nên phong phú và

hoàn thiện. Kết cấu gỗ ngày nay có thể đáp ứng cho hầu hết các
loại công trình có nhiệm vụ sử dụng khác nhau, với chất lợng công
trình cao ngang vật liệu thép và bê tông cốt thép.
ở Việt Nam, kết cấu gỗ cũng có lịch sử lâu đời. Kết cấu gỗ
thờng đợc sử dụng trong các công trình nhà ở, đình chùa, thành
quách, công sự, pháo đài, công trình giao thông, thuỷ lợi.
Nhân dân ta đã có truyền thống sử dụng gỗ và đã đạt đợc
trình độ cao về nghệ thuật cũng nh kỹ thuật trong kết cấu gỗ.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta mới chỉ biết kế thừa mà cha phát huy
đợc nhiều, gỗ dùng quá ít trong các công trình lớn, hình thức kết
cấu nghèo nàn. Vì thế, trong điều kiện phát triển nh hiện nay,
chúng ta, những ngời thiết kế, phải đợc trang bị những kiến thức
khoa học và kinh nghiệm thiết kế, chế tạo, nghiên cứu về gỗ Việt
Nam.

6


Chơng I

Vật liệu gỗ xây dựng
Đ1. Rừng và Gỗ ở Việt Nam
1. Rừng Việt Nam
Nớc ta là nớc có nhiều rừng và đất rừng, chiếm khoảng 43,8% diện
tích toàn quốc, diện tích rừng chiếm khoảng 10,5 triệu ha, trong
đó rừng gỗ tốt 3,3 triệu ha. Hàng năm khai thác 6-8 triệu m 3 gỗ là
nhiều tre nứa.
Rừng nớc ta có nhiều loại gỗ tốt và gỗ quý, phân bố khắp nơi
trong cả nớc:
Rừng Việt Bắc có: lim, nghiến, vàng tâm.

Rừng Tây Bắc có: trai, đinh, lim, lát, mun.
Khu Bốn: Đinh, lim, sến, táu ở Nghệ An; huê mộc, giáng hơng ở
Quảng Bình.
Nam Trung Bộ có: kiền kiền, trắc, mun, cẩm lai.
Vùng duyên hải Nam Bộ: có đớc, tràm.
Miền Đông: có mun, cẩm lai, bằng lăng.
Gỗ không chỉ có ở rừng núi mà còn có ở địa phơng nông thôn,
đồng bằng nh: xoan, phi lao, mít, xà cừ, bạch đàn, keo.
Tuy nhiên rừng gỗ nớc ta hầu hết là rừng thiên nhiên, lẫn gỗ tốt và
gỗ xấu, năng suất khai thác không cao. Đồng thời, qua hàng bao
nhiêu thế kỉ khai thác không khoa học, rừng bị tàn phá nghiêm
trọng, chất lợng rừng và trữ lợng gỗ giảm sút rõ rệt. Do đó, việc
phát triển khai thác gỗ phải đi đôi với việc bảo vệ, cải tạo và gây
trồng rừng.
2. Gỗ Việt Nam
Trong số hàng ngàn loại gỗ ở rừng, hiện nay chỉ sử dụng
khoảng 400 loại khác nhau. Hiện tại có hai cách phân loại gỗ.
Cách phân loại thứ nhất: Theo tập quán lâu đời của nhân
dân: Các loại gỗ sử dụng đợc chia làm bốn nhóm căn cứ vào vẻ
đẹp, tính bền vững của gỗ khi làm nhà, đồ đạc. Cách hai: theo
nghị định chính phủ.

7


a. Nhóm gỗ quý: gồm các loại gỗ
có màu sắc đẹp, hơng vị đặc biệt, không bị mối, mọt, mục,
chủ yếu đóng các đồ quý giá, hàng mĩ nghệ.
Ví dụ: gỗ gụ, trắc, mun có vân
đẹp, màu bóng thẫm, tính chất cơ học cao, rất nặng và chắc.

Lát hoa màu nâu hồng, vân gợn sóng, chịu đợc ma nắng, tính
chất cơ học cao. Ngọc trai, ngọc am, trầm hơng cũng là những loại
gỗ quý thông dụng khác. Gỗ quý hầu nh không bao giờ dùng trong
các công trình xây dựng. Hiện nay gỗ quý ngày càng hiếm.
b. Nhóm thiết mộc: gồm các loại
gỗ nặng và cứng nhất, tính chất cơ học rất cao, ít khi bị mục,
mối, mọt, thờng dùng cho các công trình chịu lực nặng.
Đó là các loại gỗ: đinh, lim, sến, táu (tứ thiết), trai, nghiến.
Đinh thờng có ở vùng Tây Bắc. Lim ở Quảng Bình, Thanh
Hoá, Hoà Bình, Hà Bắc, Lạng Sơn. Sến, táu ở vùng Thanh Hoá,
Nghệ An, Hà Tĩnh. Nghiến, trai ở Tây Bắc.
Thiết mộc là một sản vật của rừng nớc ta, có giá trị đặc
biệt, tuy nhiên hiện nay ngày càng hiếm. Không nên dùng chúng
trong xây dựng vì rất không kinh tế, chỉ nên dùng ở những nơi
khó có vật liệu khác thay thế, cần vật liệu có độ đàn hồi lớn mà
lại phải khoẻ.
c. Nhóm hồng sắc: gồm các loại
gỗ có màu sắc hồng, nâu, đỏ, nhẹ hơn, và kém cứng hơn nhóm
tứ thiết. Thờng chia làm hai loại: hồng sắc tốt và hồng sắc thờng.
- Gỗ hồng sắc tốt: dẻo, dễ gia công, tính chất cơ học khá
cao, chịu đợc nớc, ít bị mục, mối, mọt, dùng làm nhà cửa, đóng
tàu thuyền, đóng đồ dùng rất tốt. Ví dụ: mỡ, dổi, tếch, vàng
tâm, săng lẻ, gội nếp, gội tẻ,.
- Gỗ hồng sắc thờng: gỗ không chịu đợc mục, mối, mọt. Ví
dụ: re (re đỏ, re xanh), muồng, sâu sâu, ràng ràng, sồi, xoan.
d. Nhóm gỗ tạp: gồm các loại gỗ
xấu, màu trắng, nhẹ, mềm, dễ bị mối mọt, tính chất cơ học
thấp. Trớc kia không sử dụng làm kết cấu chịu lực, nhng hiện nay
còn rất nhiều trong rừng nớc ta, chúng ta cần nghiên cứu để tận
dụng loại gỗ này.

Cùng với những cố gắng của ngành công nghiệp khai thác và
cung cấp gỗ, những ngời thiết kế và sử dụng gỗ có nhiệm vụ
8


nghiên cứu để sử dụng tốt, hợp lý, tiết kiệm, kéo dài tuổi thọ của
gỗ cũng nh tận dụng các loại gỗ.

9


Đ2. Các quy định về phân loại và sử dụng gỗ
Nh trên đã nói, nớc ta có rất nhiều loại gỗ, có đặc điểm,
tính chất khác nhau, do đó cần phải nghiên cứu sử dụng đúng chỗ
và hợp lý, tiết kiệm. Ngoài ra việc cung cấp gỗ cho sử dụng luôn
khan hiếm do việc khai thác khó khăn, phơng tiện thiếu thốn,
việc sử dụng và quản lý gỗ còn cha tốt, gây lãng phí. Vì vậy
chính phủ đã đa ra một số quy định về quản lý, phân loại và sử
dụng gỗ sao cho hợp lý và tiết kiệm.
1. Phân loại gỗ sử dụng
Gỗ sử dụng đợc chia làm 8 nhóm căn cứ vào tính chất cơ lý, màu
sắc, cấu trúc, thích ứng với các phạm vi sử dụng nhất định.
Nhóm I: gồm những gỗ có màu sắc, mặt gỗ, hơng vị đặc
biệt, tức là các loại gỗ quý (trắc, gụ, lát, mun,).
Nhóm II: Gồm các loại gỗ có tính chất cơ học cao nhất. Nhóm
thiết mộc (đinh, lim, sến, táu, trai, nghiến, kiền kiền,) nằm ở
nhóm này.
Nhóm III: gồm các loại gỗ có tính dẻo, dai dùng để đóng tàu
thuyền nh chò chỉ, tếch, săng lẻ,.
Nhóm IV: gồm các loại gỗ có màu sắc, mặt gỗ và khả năng

chế biến thích hợp cho công nghiệp gỗ lạng và đồ mộc nh re, mỡ,
vàng tâm, dổi.
Từ nhóm V - VIII: xếp loại căn cứ vào sức chịu lực của gỗ, cụ
thể là dựa vào trọng lợng riêng gỗ.
Nhóm V: gồm các loại gỗ hồng sắc tốt: dẻ, thông,..
Nhóm VI: gồm các loại gỗ hồng sắc thờng: sồi, ràng ràng,
bạch đàn,..
Nhóm VII - VIII: là nhóm gỗ tạp và xấu: gạo, núc nác, không
dùng trong xây dựng đợc.
* Gỗ làm công trình xây dựng đợc quy định nh sau:
- Công trình lâu năm, quan trọng, các bộ phận chịu nắng,
ma đợc dùng gỗ nhóm II làm kết cấu chịu lực: trừ lim, táu, nghiến.
- Nhà cửa thông dụng: dùng gỗ nhóm V làm kết cấu chịu lực.
- Các bộ phận không chịu lực nh khung cửa, hoặc chịu lực
nhỏ nh li tô, cầu phong, các kết cấu nhà tạm, cọc móng, cây
chống dùng gỗ nhóm VI trở xuống.

10


2. Các quy định về kích thớc gỗ
- Gỗ dùng trong xây dựng phải có đờng kính cây từ 15 cm
trở lên, dài hơn 1m và không quá 4,5 m.
Một số bộ phận kết cấu lớn và quan trọng, yêu cầu dài nh
dầm nhà, kèo nhà, cột nhà, dầm cầu có thể dùng gỗ lớn hơn 4,5 m.
Quy định này hạn chế sử dụng gỗ quá dài, không đáp ứng đợc,
ngoài ra bắt buộc phải tận dụng các gỗ nhỏ và ngắn. Yêu cầu đờng kính lớn hơn 15cm để cây gỗ có đủ khả năng chịu lực.
- Kích thớc gỗ xẻ phải tuân theo quy cách thống nhất:
+ Gỗ ván có chiều dày 1- 6 cm.
+ Gỗ hộp tiết diện nhỏ nhất 3 x 1 cm đến lớn nhất 20 x 20

cm.
Ngoài ra phải bảo quản gỗ trớc khi sử dụng, các loại gỗ dùng
làm bộ phận chịu lực cho công trình phải đợc ngâm tẩm, sấy
khô, bảo quản bằng hoá chất.
Ngoài ra còn có tiêu chuẩn TCVN 1072-71 quy định về
phân nhóm gỗ theo tính chất cơ lý, tiêu chuẩn TCVN 1075-71 quy
định về kích thớc gỗ xẻ và các tiêu chuẩn khác quy định về kích
thớc gỗ tròn, khuyết tật gỗ tròn, các thuật ngữ thống nhất của gỗ
xẻ, các phơng pháp thử tính chất cơ lý của gỗ,.

11


Đ3. Cấu trúc và thành phần hoá học của gỗ
1. Cấu trúc
Gỗ Việt Nam hầu hết thuộc loại cây lá rộng, gỗ lá kim chỉ ít loại
nh thông, pơ mu, ngọc am, kim giao, phi lao. Gỗ cây lá rộng có
cấu trúc phức tạp hơn gỗ cây lá kim.
Để quan sát cấu trúc của gỗ ngời ta có thể dùng mắt thờng để
quan sát cấu trúc thô đại và dùng kính hiển vi để quan sát cấu
trúc vi mô.
Cắt ngang một thân cây gỗ, bằng mắt thờng ta thấy từ ngoài
vào trong gồm những lớp
sau:
1 - Vỏ cây
4
- Lớp vỏ cây: gồm lớp vỏ 6
2 - Gỗ giác
3
ngoài và vỏ trong để bảo

3 - Gỗ lõi
vệ cho cây.
4 - Tuỷ
2
- Lớp gỗ giác: màu nhạt, ẩm, 5
5 - Gỗ sớ m
1
là lớp gỗ sống, chứa các
6 - Gỗ muộn
chất dinh dỡng, dễ bị mục,
mối, mọt.
- Lớp gỗ lõi: màu thẫm và cứng hơn gỗ giác, là lớp gỗ chết, chứa ít
nớc, khó bị mục mọt hơn.
Có nhiều loại gỗ mà giác lõi không phân biệt.
- ở trung tâm là tuỷ (ruột): là bộ phận mềm yếu nhất trong cây
gỗ, dễ bị mục nát. Khi xẻ gỗ, ngời ta thờng xẻ sao cho tuỷ nằm ở
trong lòng hộp gỗ (hộp bọc ruột) để tuỷ khỏi bị mục nát.
ở nhiều loại gỗ, ta còn thấy các vòng tròn đồng tâm bao quanh
tuỷ là các vòng tuổi, mỗi vòng ứng với 1 năm sinh trởng của cây.
Một vòng tuổi gồm 2 lớp: lớp thẫm là gỗ muộn, lớp nhạt là gỗ sớm.
Nhìn kĩ còn thấy những tia hớng tâm nhỏ li ti gọi là các tia lõi, gỗ
thờng bị nứt theo các tia này.
Nếu quan sát kĩ bằng kính hiển vi ta thấy các thành phần nh sau:
- Tế bào thớ gỗ: hình thoi nối xếp nhau theo chiều dài thân cây,
chiếm 76% thể tích gỗ, là bộ phận chính chịu lực của gỗ.
- Mạch gỗ: là các tế bào lớn hình ống dùng để dẫn chất dinh dỡng
theo chiều đứng.
- Tia lõi: là những tế bào nằm ngang dẫn nớc và chất dinh dỡng
theo chiều ngang cây.


12


- Nhu tế bào: nằm xung quanh mạch gỗ và có lỗ thông với mạch,
chứa chất dinh dỡng nuôi cây.
Mỗi loại gỗ có đặc điểm, cách bố trí khác nhau. Căn cứ vào cách
bố trí, hình dạng tia lõi, mạch, nhu tế bào có thể xác định đợc
tên gỗ.
Quan sát cấu trúc của gỗ, ta thấy gỗ là vật liệu không đồng nhất,
không đẳng hớng, gồm các thớ chỉ xếp theo phơng dọc, mang
tính chất xếp lớp rõ rệt theo các vòng tuổi. Vì vây, tính chất của
gỗ, sự chịu lực của gỗ là không giống nhau theo các phơng khác
nhau và tại các chỗ cũng khác nhau. Gỗ chịu lực khoẻ theo phơng
dọc thớ, kém theo phơng ngang thớ (kém vài chục lần
theo phơng dọc).
Khi nghiên cứu cấu trúc gỗ, phải phân biệt 3 loại mặt
cắt:

1
2

- Mặt cắt ngang: thẳng góc với trục thân cây (1).

3

- Mặt cắt xuyên tâm: Dọc theo trục thân cây, đi qua
tâm (2).
- Mặt tiếp tuyến: dọc theo trục thân cây, không đi qua
tâm (3).
Tơng ứng với các vị trí mặt cắt, phân biệt ra 3 phơng: phơng

dọc trục, phơng xuyên tâm và phơng tiếp tuyến.
2. Thành phần hoá học
Gỗ bao gồm các hợp chất hữu cơ: xenlulô, lignhin, các
hêmixenlulô, tananh, nhựa cây, sắc tố,, thành phần gồm các
nguyên tố C, H, O, N, và một số muối khoáng Ca+, Na+, K+,.

13


Đ4. Tính chất vật lý của gỗ
1. Độ ẩm
- Độ ẩm của gỗ là lợng nớc chứa trong gỗ, có ảnh hởng rất lớn đến
tính chất vật lý và cơ học của gỗ:
W=

G1 G2
.100%
G2

Trong đó:
G1: trọng lợng gỗ khi ẩm
G2: trọng lợng gỗ sau khi sấy cho nớc bốc hơi hết
Nớc chứa trong gỗ gồm hai phần là nớc tự do và nớc hấp phụ.
Nớc tự do nằm trong các khoảng trống bên trong gỗ, giữa các tế
bào, dễ dàng bốc hơi khi nhiệt độ tăng.
Nớc hấp phụ nằm trong thành các tế bào, khi nớc tự do bốc hơi hết
thì mới đến nớc hấp phụ. Độ ẩm hấp phụ lớn nhất 28 - 32%, ít thay
đổi theo các loại gỗ. Khi đó, nớc chứa đầy trong các thành tế bào.
Độ ẩm này gọi là điểm bão hoà thớ.
Gỗ mới hạ có W = 30 - 50%, phần vỏ tới trên 100%.

Sự thay đổi độ ẩm hấp phụ có ảnh hởng trực tiếp đến kích thớc
và hình dạng cây gỗ, gây co ngót, cong vênh, nứt, nở.
Sự co ngót của gỗ theo phơng ngang thớ lớn: 6 ữ 10% theo phơng
tiếp tuyến, 3 ữ 5% theo phơng xuyên tâm. Co ngót theo phơng
dọc không đáng kể, khoảng 0,1%. Do co ngót theo các phơng
không đều nhau, khi khô đi gỗ dễ bị cong vênh và nứt nẻ. Gỗ
càng nặng, kích thớc gỗ càng lớn, sự cong vênh và nứt nẻ càng
nhiều.
Sự co ngót, cong vênh, nứt nẻ có gây tác hại lớn đối với kết cấu gỗ:
làm cho liên kết bị lỏng, các tấm ván bị cong vênh, xuất hiện các
khe nứt làm mất khả năng chịu lực của cấu kiện gỗ. Vì thế,
không đợc dùng gỗ có độ ẩm lớn. Với nhà cửa, độ ẩm của gỗ không
quá 25%, với kết cấu gỗ dán không quá 15% (trừ với kết cấu gỗ nằm
trong nớc hoặc luôn ở trạng thái ẩm ớt thì độ ẩm không hạn chế).
Gỗ trớc khi sử dụng phải đợc hong sấy: hong khô tự nhiên ngoài trời
hoặc sấy khô trong lò.

14


2. Trọng lợng thể tích (Trọng lợng riêng) của gỗ
- Trọng lợng riêng của gỗ: ly bng 1,54 T/m3 chung cho mọi
loại gỗ.
- Trọng lợng thể tích: đặc trng cho lợng chất gỗ chứa trong
một đơn vị thể tích, khác nhau tuỳ theo từng loại gỗ. Gỗ càng
nặng trọng lợng thể tích càng lớn, khả năng chịu lực càng cao.
- Khi cha xác định đợc cờng độ của gỗ, ta có thể dựa vào
trọng lợng riêng để phán đoán khả năng chịu lực.
- Gỗ nghiến có trọng lợng riêng 1,1 T/m3, sến là 1,08 T/m3,
xoay là 1,15 T/m3....

- Gỗ nhẹ và xấu có trọng lợng riêng < 0,45 T/m3 không đợc
dùng làm kết cấu chịu lực.
Các tính chất vật lí khác của gỗ nh tính giãn nở nhiệt, dẫn
nhiệt, ít liên quan đến kết cấu gỗ chịu lực nên ta không xét ở
đây.

15


Đ5. Tính chất cơ học của gỗ

R60

Tính chất cơ học của gỗ bao gồm các chỉ tiêu về độ bền (cờng độ), độ đàn hồi (modul đàn hồi) khi chịu kéo, nén, uốn, ép
mặt và trợt. Để xác định các chỉ tiêu này ngời ta chế tạo các mẫu
gỗ nhỏ, không có tật bệnh và đem thí nghiệm trên máy với tốc độ
gia tải nhất định.

40

30

90

30

100
20

100


20

4

10

20

350

80

80
240
300

30

20

20

20
60

20

20


20

20

20

30

10 30 10

50

30

18 12

80

30

Cấu kiện gỗ thực tế thờng có kích thớc lớn và luôn có tật
bệnh nên các trị số cờng độ tìm đợc trên các mẫu thí nghiệm
tiêu chuẩn cha thể dùng để tính toán đợc mà phải điều chỉnh.
Một đặc điểm ảnh hởng rất lớn đến cờng độ của gỗ là tốc
độ gia tải và thời gian tác dụng của tải trọng mà ta xét sau đây:

16


1. ảnh hởng của thời gian chịu lực. Cờng độ lâu dài của gỗ

Cờng độ của gỗ phụ thuộc rất rõ vào tốc độ tác dụng của tải
trọng. Tải trọng đặt vào càng nhanh thì cờng độ của gỗ càng
cao. Với tải trọng đặt rất nhanh (t 0) ta đợc cờng độ gỗ lớn nhất
b, cờng độ bền tức thời.
Với thời gian đặt tải lâu vô hạn ta đợc trị số cờng độ nhỏ
nhất ld, cờng độ lâu dài.
Mang thí nghiệm một loạt mẫu giống nhau chịu các tải trọng
khác nhau thì thấy chúng phá hoại ở các thời gian khác nhau. Tải
trọng càng lớn mẫu bị phá hoại càng nhanh; tải trọng nhỏ hơn,
mẫu không bị phá hoại ngay nhng cũng dần bị phá hoại; cũng có
những tải trọng không bao giờ phá hoại mẫu dù tác dụng lâu bao
nhiêu đi nữa. Vẽ quan hệ giữa cờng độ phá hoại và thời gian tác
dụng tải trọng cho đến lúc phá hoại ta đợc biểu đồ nh hình vẽ:


b
ld

t
Ta thấy rằng ld là ứng suất lớn nhất mà mẫu gỗ có thể chịu
đợc mà không bao giờ bị phá hoại.
> ld: sớm muộn gỗ sẽ bị phá hoại.
< ld: gỗ không bao giờ bị phá hoại dù tải trọng có tác dụng
lâu dài đến đâu.
ld < b và thực tế chúng ta chỉ thí nghiệm đợc b. Vì thế
để tính toán kết cấu thực tế, phải chuyển b sang ld bằng cách
nhân với hệ số kld. Thờng lấy kld = 0,5 - 0,6.
2. Sự làm việc của gỗ chịu kéo, nén, uốn
2.1. Sự làm việc của gỗ khi chịu kéo


17


Cờng độ chịu kéo dọc thớ của gỗ 800 - 1000 kG/cm 2, đờng biểu
diễn quan hệ ứng suất - biến dạng gần nh thẳng, nhất là trong
giai đoạn đầu, có thể coi nh ứng suất tỉ lệ với biến dạng. Mẫu gỗ
bị phá hoại đột ngột khi bị biến dạng

nhỏ khoảng 0,8%. Nh vậy, khi chịu b
kéo gỗ làm việc nh vật liệu giòn. Tuy
kéo
cờng độ chịu kéo của gỗ khi thí
nghiệm khá cao nhng không sử dụng
trị số này vì nó rất tản mạn, không
tl
ổn định và có rất nhiều những
nén
nhân tố làm giảm thấp cờng độ kéo
của gỗ.
Các bệnh tật nh mắt gỗ, thớ chéo làm

giảm khả năng chịu kéo của gỗ rất
nhiều. Cả kích thớc thanh gỗ cũng làm ảnh hởng đến cờng độ
chịu kéo của gỗ.
Do tất cả các ảnh hởng trên ta thấy gỗ không phải là vật liệu chịu
kéo tốt. Để làm thanh kéo, phải lựa chọn thanh gỗ có phẩm chất
tốt, ít bệnh tật.
Cờng độ chịu kéo ngang thớ của gỗ rất nhỏ, bằng khoảng 1/15 1/20 cờng độ chịu kéo dọc thớ. Do đó, trong kết cấu gỗ không
bao giờ cho gỗ chịu kéo ngang thớ.
2.2. Sự làm việc của gỗ khi chịu nén

Cờng độ chịu nén dọc thớ Rn = 300 ữ 450 kG/cm2, có thể
đạt tới 700 kG/cm2.
Biểu đồ nén có dạng đờng cong rõ rệt, gỗ bị phá hoại ở
biến dạng = 0,6 ữ 0,7%. Biểu đồ này chứng tỏ khi nén gỗ làm
việc dẻo. Các yếu tố nh bệnh tật, thớ chéo, giảm yếu tiết diện ít
có ảnh hởng đến Rn. Cờng độ chịu nén là chỉ tiêu ổn định nhất
trong các chỉ tiêu cờng độ, đợc dùng để đánh giá, phân loại gỗ.
Nén là hình thức chịu lực thích hợp nhất với gỗ.
2.3. Sự làm việc của gỗ khi chịu uốn
Ru = 700 ữ 900 kG/cm2. ảnh hởng của mắt gỗ, giảm yếu, thớ chéo,
kích thớc ở mức trung gian giữa kéo và nén.
Khi mômen uốn nhỏ, ứng suất pháp phân bố dọc chiều cao tiết
diện theo quy luật gần nh đờng thẳng, trị số ứng suất thớ biên có

18


M
. Tăng tải trọng lên, ứng suất nén
W
phân bố theo đờng cong và tăng chậm, trong vùng nén xuất hiện
biến dạng dẻo. ứng suất kéo vẫn tiếp tục tăng nhanh theo quy luật
gần nh đờng thẳng, trục trung hoà lui xuống phía dới. Mẫu bắt
đầu bị phá hoại khi ở vùng nén ứng suất đạt cờng độ nén, các thớ
nén bị gãy làm xuất hiện các đờng gấp nếp trên mặt gỗ. Mẫu gỗ
bị phá hoại hẳn khi ứng suất các thớ biên dới đạt cờng độ kéo.
thể tính bằng công thức =

h2 h1


-

+

h1 =h2 ; + = h2 h1

-

+

h1 >h2 ; + > -

Do sự phân bố nh vậy, việc xác định ứng suất thớ biên bằng công
thức sức bền vật liệu nh trên không còn đúng nữa với giai đoạn
tiếp sau, trị số =

M
chỉ là cờng độ quy ớc.
W

Thí nghiệm thấy rằng Ru của gỗ phụ thuộc hình dạng tiết diện, tỉ
số các cạnh của tiết diện thanh gỗ: thanh gỗ tròn có cờng độ lớn
hơn thanh gỗ hộp có cùng mômen chống uốn W; thanh gỗ có chiều
cao lớn hơn chiều rộng quá nhiều cờng độ cũng giảm. Do vậy, khi
chịu uốn phải có hệ số điều chỉnh mu.
Môđun đàn hồi của gỗ khi kéo, nén và cả uốn xấp xỉ bằng nhau
nên ta dùng chung một giá trị. Môđun đàn hồi của gỗ Việt Nam
thay đổi trong phạm vi rộng, từ 6.104 đến 2.105 kG/cm2, trong
tính toán lấy chung E = 105 kG/cm2.
3. Sự làm việc của gỗ về ép mặt và trợt

a. ép mặt
ép mặt là sự truyền lực từ cấu kiện này sang cấu kiện khác qua
mặt tiếp xúc:
em =

N
Fem

Với gỗ, tuỳ theo phơng tác dụng của lực đối với thớ gỗ chia ra làm 3
loại: ép mặt dọc thớ, ngang thớ và xiên thớ.

19






* ép mặt dọc thớ
ép mặt dọc thớ xảy ra khi truyền lực ép lên đầu mút của thanh
gỗ. Rem dọc thớ không khác nhiều Rn dọc thớ, trong tính toán không
phân biệt.
* ép mặt ngang thớ
Gỗ khi bị ép ngang thớ có biến dạng
em
rất lớn do gỗ có cấu trúc dạng sợi. Biểu
bắt đầu
đồ ứng suất - biến dạng nh hình vẽ.
cứng lạ i
Ban đầu các thớ gỗ bị ép vào nhau,

biều đồ có dạng hình parabol cong
về phía trên. Sau đó, các thành tế
tl
bào gỗ bị ép lại và bị phá hoại, biến
dạng tăng rất nhanh, biểu đồ có độ
dốc thoải. Cuối cùng, sau khi các thành
tế bào bị phá hoại và ép sát nhau, gỗ

lại có thể chịu đợc tải trọng (sự cứng
lại). Nh vậy, sự làm việc ép mặt ngang thớ không phải căn cứ vào
ứng suất phá hoại mà chủ yếu do biến dạng quá lớn không cho
phép. Ngời ta thờng lấy cờng độ giới hạn là ứng suất tỉ lệ tl ứng
với lúc gỗ bắt đầu bị biến dạng nhiều.
ép mặt ngang thớ còn phân biệt ép mặt toàn bộ, ép mặt cục bộ
(trên một phần chiều dài hoặc trên một phần diện tích).

lem

lem

ép mặt toàn bộ có Rem nhỏ nhất, thực chất đó chỉ là nén ngang
thớ. ép mặt cục bộ có diện tích càng nhỏ thì cờng độ càng cao.
20


* ép mặt xiên thớ
Rem phụ thuộc vào góc giữa phơng của lực và thớ gỗ, càng nhỏ
thì Rem càng lớn.
b. Trợt:
Tuỳ theo vị trí của lực tác dụng mà chia ra làm các loại: cắt đứt

thớ, trợt dọc thớ, trợt ngang thớ và trợt xiên thớ.
- Khả năng cắt đứt thớ rất ít xảy ra vì cờng độ lớn, gỗ sẽ bị phá
hoại trớc về ép mặt hay uốn. Trong tính toán kết cấu gỗ không
gặp trờng hợp này.
- Hay gặp nhất là trợt dọc thớ và trợt ngang thớ. Cờng độ trợt dọc thớ
vào khoảng 70 ữ 100 kG/cm2, trợt ngang thớ thì khoảng một nửa
giá trị đó.



Cờng độ trợt ở đây là cờng độ trợt trung bình:
tb =

T
Ftr

ợt

ứng suất trợt thực ra phân bố không đều trên mặt trợt, ứng suất
trợt cực đại thực tế lớn hơn nhiều so với ứng suất trung bình.
Tuỳ theo vị trí của ngoại lực đối với mặt trợt còn phân ra trợt một
phía nếu lực T đặt ở một đầu, trợt trung gian hay trợt kẹp nếu lực
T đặt ở hai đầu của mặt trợt.

21


e

e


max



ltr

P

ltr

P

a
2

F

F

N
T

T

a
2

a


M=T

tb=P

P

tb =P

T

T
V

R

Trị số tb phụ thuộc vào các điều kiện sau:
+ Tuỳ theo trợt một phía hay trung gian, trợt trung gian có tb lớn
hơn.
ltr
l
l
, tb lớn khi tr = 3 ữ 4. Nếu tr quá lớn thì
e
e
e
ứng suất phân bố không đều, nhỏ quá thì gỗ cũng nhanh bị phá
hoại do hiện tợng tách thớ.

+ Tuỳ thuộc vào tỉ số


+ Có lực ép hay không. Nếu có lực ép khả năng chịu trợt tăng lên
nhiều.
- Trợt xiên thớ: cờng độ trợt phụ thuộc góc xiên . Tơng tự nh ép
mặt xiên thớ, trợt xiên thớ rất ít khi xảy ra.
4. Các yếu tố ảnh hởng đến cờng độ của gỗ
a. ảnh hởng của độ ẩm
Độ ẩm hấp phụ ảnh hởng đến cờng độ của gỗ. Khi độ ẩm tăng từ
0 đến điểm bão hoà thớ thì R và E giảm. Tăng độ ẩm quá điểm
bão hoà thớ thì R không thay đổi nữa. Để có thể so sánh R của gỗ
khi ở các độ ẩm khác nhau thì phải chuyển R về độ ẩm thống
nhất.
Độ ẩm quy định để lấy Rtc là W = 18%.
22


Cờng độ ở độ ẩm bất kì đợc chuyển về cờng độ ở độ ẩm 18%
theo công thức sau:
R18 = Rw[1 + (W - 18)] Rw
Trong đó:
Rw: cờng độ ở độ ẩm W cần tính.
R18: cờng độ ở độ ẩm tiêu chuẩn W = 18%, giá trị này
cho trớc trong bảng tra.
: hệ số điều chỉnh độ ẩm, phụ thuộc loại gỗ và loại
cờng độ.
= 0,05: nén dọc thớ = 0,035: nén ngang thớ
= 0,015: kéo dọc thớ = 0,04: uốn tĩnh
= 0,03: trợt
b. ảnh hởng của nhiệt độ
Khi tăng nhiệt độ thì cờng độ cũng giảm. Cũng nh độ ẩm, với
nhiệt độ cũng phải chọn nhiệt độ tiêu chuẩn làm mốc tính toán.

ở đây lấy t = 20oC. Cờng độ của gỗ ở nhiệt độ bất kì đợc đa
về cờng độ ở nhiệt độ tiêu chuẩn theo công thức:
R20 = Rt + (t - 20) Rt
Trong đó:
Rt: cờng độ ở nhiệt độ t0c.
R20: cờng độ ở nhiệt độ 20oC cho trớc.
: hệ số điều chỉnh nhiệt độ.
= 0,35: nén dọc thớ

= 0,4: kéo dọc thớ

= 0,45: uốn

= 0,04: trợt dọc thớ

Khi nhiệt độ lớn làm cho gỗ bị giãn nở, đứt thớ gỗ. Vì thế quy
định không sử dụng gỗ khi to > 50oC.
c. ảnh hởng của tật bệnh
Cây gỗ bao giờ cũng có tật bệnh, từ khi mới phát triển đến
khi hạ cây. Những tật bệnh ảnh hởng đến tính năng cơ học của
gỗ là: mắt cây, thớ nghiêng, khe nứt.
- Mắt cây: chỗ cành cây đâm từ thân ra, thớ gỗ bị lợn vẹo
làm cho chỗ đó cờng độ giảm. Mắt gỗ đặc biệt có hại đối với
cấu kiện chịu kéo và cũng gây ảnh hởng khá nhiều đến cấu
kiện chịu nén và chịu uốn.

23


- Thớ nghiêng: các thớ của cây không nằm theo phơng dọc

trục thân cây gỗ, khi làm việc trở thành trạng thái chịu lực xiên
thớ làm giảm cờng độ gỗ.
- Khe nứt: khe nứt xuất hiện cả khi cây đang sống và khi hạ
cây. Khe nứt làm gỗ mất tính nguyên vẹn, làm giảm khả năng
chịu lực. Vết nứt ít ảnh hởng đến cờng độ nén nhng gây tác hại
rất lớn khi chịu kéo ngang thớ và trợt. Ngoài ra vết nứt làm cho hơi
ẩm thâm nhập làm cho gỗ dễ bị mục, mối, mọt.
- Thớ vẹo, thân dẹt, thót ngọn.

24


Đ6. Phòng mục, phòng mối, mọt và phòng hà cho gỗ
1. Phòng mục
Mục là do một loại thực vật - nấm sinh trởng trong gỗ và ăn
gỗ. Khi bị mục gỗ trở nên xốp và nhẹ, tính chất cơ học giảm đi
nhiều và dần dần bị phá hoại.
Nấm phát triển tốt và mạnh trong điều kiện độ ẩm W = 30
ữ 50%. Dới độ ẩm 20%, nấm bị chết, nấm cần ôxy để sống. Do
vậy, biện pháp phòng mục là ngâm gỗ mới hạ trong nớc, sau đó
sấy khô tới W = 18 ữ 20% và giữ cho cây gỗ không ẩm trở lại.
Đối với kết cấu nhà cửa cần đợc che ma và giữ cho thoáng
để nớc dễ bay hơi. Đối với bộ phận gỗ mà không thể khống chế đợc độ ẩm hoặc khi gỗ đã bị mục thì phải dùng phơng pháp hoá
chất.
2. Phòng mối, mọt
Mối, mọt là loại côn trùng sống trong gỗ, lấy gỗ làm thức ăn,
phá hoại cây gỗ.
Mối làm tổ trong đất khô, đào từ tổ đến gỗ, mối gặm và
tiêu hoá xenlulô. Khi chúng ăn để chừa một lớp mỏng gỗ để che
ánh sáng nên khó có thể phát hiện. Biện pháp đề phòng là ngăn

không cho mối xâm nhập vào gỗ, chôn cột trong đất phải tẩm
thuốc, hố chôn cột cũng phải trộn thuốc. Biện pháp tích cực là
phát hiện tổ mối và diệt cả tổ.
Mọt tốc độ phá hoại chậm hơn, đào hang nhằng nhịt trong
gỗ làm kết cấu kém sức chịu đựng. Biện pháp phòng ngừa là dùng
sơn sơn kín mặt gỗ, bịt kín các lỗ mạch lại để mọt không thể đẻ
trứng vào các ống mạch đợc.
3. Phòng hà
Phòng hà cho các công trình ở vùng nớc mặn và nớc lợ.
Phơng pháp cổ truyền là thui cho gỗ bị cháy xém theo
định kì hoặc bọc bên ngoài gỗ bằng ống bê tông hay ống sành ở
giữa có chèn cát hoặc đất sét. Nhng tất cả các biện pháp trên
đều không có hiệu quả cao, biện pháp tốt nhất là ngâm tẩm gỗ
bằng hoá chất.

25


4. Ngâm tẩm gỗ bằng hoá chất
- Thuốc muối vô cơ: NaF (Florua Natri), Na 2SiF6 (Florua Silicát
Natri), CuSO4 (Sunfat đồng).
+ NaF: độc với nấm, thờng tẩm vào các kết cấu trong nhà.
+ Na2SiF6: độc với nấm, thờng trộn thêm chất độc để phòng mối
mọt.
+ CuSO4: độc với nấm, côn trùng và cả với ngời, thờng dùng với tỉ lệ
cao (20 - 25%) tẩm cho cột cầu để chống lại hà.
- Thuốc dầu (hữu cơ): Crêôzốt, C 6Cl5OH (pentaclophênol), bột DDT,
bột 666.
+ Crêôzốt: diệt cả nấm, mối, mọt và hà, có mùi khó chịu và làm
đen gỗ nên thờng dùng cho các công trình ngoài trời hoặc các bộ

phận chôn kín.
+ C6Cl5OH: rất độc với nấm, mối, mọt nhng ít độc đối với ngời, là
loại thuốc tốt, rất đợc a dùng.
Trên cơ sở các hoá chất nói trên, ngời ta hỗn hợp pha chế ra các loại
thuốc khác nhau:
+ Dầu Crêôzốt, chủ yếu tẩm cho các tà vẹt, các công trình giao
thông.
+ Cao NaF, gồm bột NaF, nhựa đờng, dầu hoả, để phòng mục
cho các cầu gỗ.
+ Thuốc đônalit U, gồm NaF và Na 2Cr2O7 (bicromat natri),
đinitrôfênol để trừ nấm. Nếu có thêm thạch tín (thuốc đônalit
UA) thì trừ đợc cả mối, mọt.
+ Thuốc duotex và thuốc hylotox gồm có DDT và thuốc trừ sâu
666 dùng để trừ mối, mọt, nhng không trừ đợc nấm. Một loại
hylotox khác (gọi là ahôpin) có thêm pentaclofenol thì trừ đợc cả
nấm mốc.
- Cách ngâm tẩm: đơn giản là quét hay phun thuốc lên bề mặt
gỗ nhiều lần hoặc ngâm gỗ vào bể dung dịch thuốc cho thuốc
ngấm vào hoặc dùng bơm áp lực cao để ngâm tẩm thuốc.

26


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×