Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

KIEMTIENCENTER keyword picker

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 32 trang )

EBOOK “KEYWORD PICKER” FROM
KIEMTIENCENTER
(Được viết bởi Dinhtrang from Thế Khương MMO Team)

Trước khi đọc ebook này, hãy đảm bảo bạn đã có kiến thức căn bản về
nghiên cứu từ khóa trong SEO. Hãy đọc những bài viết sau để tìm hiểu.
Vì nội dung Ebook này sẽ bao gồm các kỹ năng tầm trung hoặc nâng
cao.
1. Hướng dẫn toàn tập keyword research (newbie friendly) :
/>2. Vì sao cần phải nghiên cứu từ khóa đầu tiên khi SEO
? />3. Định nghĩa về từ khóa, nghiên cứu từ khóa và các công đoạn trong nghiên cứu
từ khóa : />4. Hiểu về tầm quan trọng của từ khóa dài và cách SEO từ khóa dài hiệu quả
: />5. Cách sử dụng KWFinder - Công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả nhất hiện nay :
/>

PHẦN 1 : THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU &
PHÂN TÍCH TỪ KHÓA
Tương tự với công việc Phân tích và Nghiên cứu từ khóa để SEO cho một website
hay một chiến dịch SEO cũng vậy. Ở bài hướng dẫn Nghiên cứu từ khóa nâng cao P1 này, mình sẽ hướng dẫn các bạn chia công đoạn Nghiên cứu từ khóa hoàn
chỉnh qua 4 công việc chính như sau:

Công việc 1 : Lên danh sách từ khóa bằng tư duy marketing & công cụ
đơn giản
Với những ai đã đọc những bài viết hướng dẫn về SEO của mình, đều quen thuộc
với một quan điểm của mình đó là làm SEO bằng tư duy Marketing, nó không chỉ
quan trọng khi bạn xây dựng nội dung cho website hướng tới khách hàng, mà còn
quan trọng khi Nghiên cứu từ khóa.
Ở công việc chính thứ nhất này, bạn cần "đặt bản thân vào vị trí của người
dùng", sau đó làm các công việc sau đây :
+ Nghiên cứu về sản phẩm của doanh nghiệp - Các bạn đang làm sản phẩm gì,
list ra hết tất cả tên chi tiết danh sách sản phẩm mà bạn hoặc doanh nghiệp


đang kinh doanh.
+ Nghiên cứu những từ khóa mà đối thủ cạnh tranh đang làm SEO.
Có 2 công cụ mà mình sử dụng cho việc nghiên cứu từ khóa của đối thủ, đó là :
Sử dụng với công cụ này bạn chỉ cần điền domain của đối
thủ vào, nó sẽ trả về bảng kết quả những từ khóa mà trang web đó tập trung làm
SEO.
VD cách sử dụng : (link ảnh gốc, nét : )


Dùng công cụ phân tích đối thủ hiệu quả, tốt nhất hiện này là
: Cái này thì không phải bàn thêm, cách sử
dụng của nó cũng đã có rất nhiều bài viết chi tiết trên mạng, bạn có thể tự nghiên
cứu. Tuy nhiên công cụ này thì phí sử dụng hàng tháng khá chát, nên mọi người
cân nhắc theo khả năng :).
Nghiên cứu khách hàng của doanh nghiệp/ đối tượng tiềm năng của sản phẩm
+ Các bạn đừng xem nhẹ và bỏ qua công đoạn này, nó rất quan trọng để giúp bạn
sau này tối ưu CRO (tối ưu tỷ lệ chuyển đổi) . Hơn nữa, mình cần bạn lưu ý bởi
đây là yếu tố giúp bạn xây dựng nội dung phù hợp với xu hướng SEO 2016. Và ở
khâu Nghiên cứu khách hàng này thì bạn sẽ "brainstorm + phân tích" về 2 yếu tố
sau.
+ Nghiên cứu nỗi sợ hãi đang hiện diện trong tâm lý đông của khách hàng : Khi
nhắc đến một mặt hàng sản phẩm hay loại hình dịch vụ nào có trên thị trường,
bạn có những nỗi sợ-e dè gì thì khách hàng cũng tương tự.
Ví dụ : khách hàng sợ bị đánh tráo đồ khi sửa laptop, máy tính , khách hàng nữ sợ
bị ăn cắp đồ khi sửa chữa honda/xe máy..v.v..


+ Nghiên cứu những ham muốn/ mong muốn/ yêu cầu trong lòng khách hàng đối
với loại sản phẩm đó.
Ví dụ : sửa chữa laptop tận nhà giá rẻ, sửa chữa bảo hành máy tính đảm bảo uy

tín nhiều ưu đãi...v.v..
Nghiên cứu xong những vấn đề này, bạn tiếp tục với công việc chính thứ 2.

Công việc 2 : Xây dựng & phân tích list từ khóa bằng công cụ
Mục đích của phần công việc chính thứ 2 này là chúng ta sử dụng công cụ hỗ trợ
để tìm ra những từ khóa mà người dùng hay tìm.

Phân tích từ khóa bằng Keyword Tool IO
+ B1: Truy cập vào website />+ B2: Chọn công cụ SE phù hợp, mình làm SEO ở Google thì chọn Google như mặc
định.
+ B3: Chọn loại Google mà bạn muốn SEO, thông thường thì cứ Google.com , ở
đây mình lấy ví dụ với từ khóa website Việt Nam nên mình chọn Google.com.vn
và chọn ngôn ngữ là Vietnamese.
+ B4: Tiếp theo bạn nhập từ khóa chính vào thanh Search sau đó ấn Enter hoặc
hình kính lúp ( Lưu ý : từ khóa chính của sản phẩm, thuộc dạng Fat Head . Ví dụ :
khi làm cho sản phẩm là máy tính thì mình nhập vào "máy tính" , sản phẩm là các
loại mỹ phẩm làm đẹp thì nhập vào "mỹ phẩm" )


+ B5: Ở bảng kết quả, click vào "Copy All" để copy toàn bộ kết quả đó và cho vào
một file excel hoặc một công cụ lưu trữ nào tiện dụng cho bạn.

Phân tích từ khóa bằng Uber Sugget:
+ B1: Truy cập vào website />+ B2: Bạn nhập từ khóa vào ô truy vấn, sau đó ấn suggest và đợi hiện ra bảng kết
quả.

+ B3: Bảng kết quả hiện ra, bạn ấn vào nút "Download All" để tải về máy file .csv
cho bảng kết quả từ khóa này.



Phân tích từ khóa bằng công cụ Google Keyword Planner.
Bạn xem lại phần này ở bài "Hướng dẫn Nghiên cứu từ khóa cho Newbie" có trên
blog, mình đã hướng dẫn cụ thể cách sử dụng công cụ này.
Bài viết chi tiết cách dùng Keyword Planner : />Hiện tại Google không cho dùng free công cụ này để check search volume và tìm ý
tưởng từ khóa nữa, hướng dẫn trên sẽ phù hợp cho những bạn có chạy quảng cáo
adwords và tài khoản vẫn còn check được search volume.
*** LƯU Ý: Trước khi sang phần công việc chính tiếp theo, các bạn tải về file mẫu
"PHÂN LOẠI TỪ KHÓA" mình đã soạn sẵn và sử dụng cho công việc phân loại từ
khóa.
*** Download tại đây : />
Công việc 3 : Phân loại từ khóa
Ở phần hướng dẫn căn bản mình cũng đã liệt kê các kiểu từ khóa thông dụng nhất
trong SEO hiện nay, tại đây sau khi bạn đã có một list gồm rất nhiều từ khóa sơ bộ
và chưa lọc mà người dùng thường tìm, để phân tích kỹ hơn nữa mình sẽ phân
chia các từ khóa đã có ở trên thành các loại sau đây :


Từ khóa thương hiệu :
Là từ khóa mang tên thương hiệu của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin về
doanh nghiệp cho khách hàng.
Ví dụ : máy tính phong vũ, máy tính fpt, điện thoại phong vũ...v.v...

Từ khóa thông tin :
Là loại từ khóa cung cấp các thông tin hữu ích xoay quanh sản phẩm, dịch vụ đến
khách hàng, tác động nhiều đến hành vi mua hàng của người đọc. Đây cũng là loại
từ khóa được người dùng tìm kiếm nhiều nhất.
Ví dụ : cách vệ sinh laptop dễ thực hiện, cách bảo quản tủ lạnh để kéo dài tuổi thọ
máy...v.v...

Từ khóa hỏi đáp:

Đây là loại từ khóa xuất phát từ nỗi sợ hãi trong tiềm thức của khách hàng mà bạn
đã nghiên cứu ở CV1 , họ tìm xem các ý kiến xung quanh sản phẩm và uy tín của
doanh nghiệp, có lừa đảo không, dịch vụ có tốt không.
Ví dụ : sửa xe máy ở đâu không bị xào đồ, sửa laptop ở đâu không bị đánh cắp
linh kiện zin, mua điện thoại smartphone giá rẻ ở đâu...v.v...

Từ khóa sản phẩm:
Là từ khóa miêu tả chính xác thông tin về sản phẩm mà khách hàng cần tìm, tên
sản phẩm chính xác cả kí tự, dòng mẫu mã.
Ví dụ : Laptop Asus P550L Corei5 ...

Từ khóa không chính xác:
Khi nghiên cứu hành vi khách hàng và thói quen của một bộ phận không nhỏ
người dùng google, chúng ta sẽ tìm được những lỗi gõ sai về chính tả của khách
hàng hay sai về tên thương hiệu sản phẩm.
Ví dụ : mác búc pro 13 inch..

Từ khóa chính :
Trong từ khóa chính, mình chia ra 2 loại là :


Từ khóa nhiều cấp : thật ra là do mình chưa nghĩ ra tên gì hay hơn, nhưng bạn
hiểu nó đơn giản thế này. Nó là loại từ khóa bao gồm từ khóa chính kết hợp với
một từ/cụm từ bất kỳ có nghĩa .
Bạn có thể chia nó thành nhiều cấp 1 đến cấp 3 tùy theo độ dài của từ khóa mà
bạn thấy hợp lý là được.
Ví dụ : máy tính xách tay = máy tính + xách tay ; máy tính để bàn giá rẻ = máy tính
+ để bàn + giá rẻ.
Từ khóa Local (hay còn gọi là từ khóa địa phương) : Các bạn làm SEO cho các
trang web doanh nghiệp, cửa hàng ở Việt Nam thì cần quan tâm nhiều về kiến

thức SEO Local này để đẩy mạnh hơn doanh số bán hàng.
Và bạn có thể brainstorm kiểu từ khóa Local này với tâm lý khách hàng là "tâm lý
ngại đi xa, muốn tìm nơi mua hàng gần, sử dụng dịch vụ ship tận nhà..v.v..."
Ví dụ : mua điện thoại smartphone giao tận nhà tphcm, mua laptop giá rẻ test
hàng tại nhà tỉnh thái bình...

Công việc 4 : Lên kế hoạch phân chia giai đoạn SEO cho bộ từ khóa
Ở phần cuối cùng của phần 1 này mình sẽ nói qua về cách phân chia giai đoạn SEO
cho bộ từ khóa vừa lọc của bạn, mang tính chất tham khảo, bạn có thể từ đây
sáng tạo ra thêm cách SEO của bản thân.
Giai đoạn 1 : thực hiện SEO cho nhóm "từ khóa không chính xác" và nhóm "từ
khóa sản phẩm" trước.
Giai đoạn 2 : tiếp tục với nhóm "từ khóa hỏi đáp" và nhóm "từ khóa thông tin".
Giai đoạn 3 : tập trung SEO cho "từ khóa thương hiệu"
Giai đoạn 4 : SEO cho từ khóa địa phương.
Giai đoạn 5 : giai đoạn cuối cùng để bạn dồn lực đó là SEO cho nhóm "từ khóa
nhiều cấp" .
LƯU Ý: Các bạn nên dựa vào bộ từ khóa đã phân loại để xây dựng, viết nội dung
cho website theo từ khóa và phải đảm bảo mỗi từ khóa có ít nhất là một bài viết,
sau này khi website có nội dung chất lượng bạn sẽ điều hướng liên kết nội bộ
chuyên nghiệp hơn.


Vậy là xong phần 1 của phần Nghiên cứu từ khóa nâng cao. Bạn hãy bắt tay vào
thực hành cho chính website của mình hoặc tự đề ra một bài tập để thực hành
cho thuần thục các bước, sử dụng công cụ quen thao tác cũng như nắm rõ được
kiến thức qua cách hiểu của bản thân.

PHẦN 2 : LÀM QUEN VỚI KHÁI NIỆM
NỘI DUNG CHỦ ĐẠO CỦA WEBSITE

Mình biết là trước giờ các bạn luôn được làm quen với trình tự Keyword Research
-> Onpage -> Offpage. Nhưng với ebook này, mình hướng bạn theo cách làm SEO
mới, chúng ta sẽ linh hoạt trong việc lên kế hoạch SEO hơn với một hình thức mới
là bạn sẽ tìm ra chủ đề thu hút trước.
Rồi với chủ đề đó, bạn sẽ thực hiện công đoạn Keyword Research khá công phu
rồi còn lại là xuất bản nội dung dựa trên chủ đề và keyword đó thôi.
Và để bạn hiểu vì sao chúng ta không vào bước Keyword Research ngay mà cần
phải tìm những Trang liên quan rồi kết hợp từ đó để tìm các Topic tiềm năng,
mình sẽ nói thật rõ ở bài học này.

Vì sao bạn thật sự cần xây dựng nội dung chủ đạo cho website?
Với việc tìm chủ đề cho nội dung chủ đạo mà sẽ có nhiều traffic, nhiều lượt share,
like, giúp bạn có thứ hạng cao hơn ở SERP. Quan trọng hơn các nội dung chủ đạo
mà bạn tạo ra, nếu bạn có khả năng vận dụng kiến thức tốt, những nội dung đó sẽ
là độc quyền.
Như mình nói từ đầu, nội dung của nội dung chủ đạo có thể không liên quan trực
tiếp đến sản phẩm bạn đang bán, nhưng, nó sẽ giúp bạn có traffic cao thông qua
việc chọn và tối ưu từ khóa đúng, mang thông tin bổ ích đến người đọc, tạo uy
tín và điều hướng tốt đến trang bán sản phẩm của bạn.
Minh họa cho vấn đề content của nội dung chủ đạo có thể không liên quan đến
sản phẩm mà bạn bán nhưng giúp bạn có được traffic cao và khách hàng tiềm
năng để điều hướng đến trang bán hàng như sau :


Giả sử : Mình có sản phẩm là bộ phần mềm làm Video chuyên nghiệp cho các
Marketer nói chung, Social Media Marketer nói riêng hoặc cụ thể hơn là những
người chuyên làm Video chẳng hạn.
Thông thường các bạn sẽ viết các bài viết (khá là nhiều) các bài viết xoay quanh
những từ khóa dài, long tail, giả sử như "best abc software for video creator.."
chẳng hạn - dạng này các bạn thường gọi là (Buyer Keywords).

Nhưng ở đây, thay vì tập trung vào việc tạo ra rất nhiều bài viết đó, mình có thể
chọn chủ đề cho trang chủ đạo như là "Resource for you to free download
premium music & template for creat video" hoặc là "How to download premium
music & graphic template for making video all free" .
Nếu là bạn là thì bạn có thấy thích những bài viết như thế không, bạn thấy nó hữu
ích không, bạn chắc chắn sẽ share, like nó ? Bạn như vậy thì rất nhiều người khác
cũng sẽ như vậy.
Nếu nhiều người thích trang có nội dung như thế thì Google cũng sẽ thích và cho
thứ hạng cao (hay gọi chuyên môn một chút là sẽ cho trang này một lượng rất lớn
"Authority" )
Tương tự, mở rộng sang các Niche khác, các bạn có thể tư duy thoải mái. Và
những kiến thức này nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hành, hãy mở
topic thảo luận mình sẽ hỗ trợ bạn những gợi ý giúp bạn áp dụng vào Niche của
bản thân.
Vấn đề tiếp theo cho việc tạo ra các nội dung chủ đạo, đó là bạn phải hiểu chất
lượng hơn số lượng, bạn không nhất thiết phải cách 1 ngày là publish 1 nội dung.
Nếu trước kia mọi người tập trung rất nhiều vào việc sản xuất ra hàng loạt các bài
viết xoay quanh 1 từ khóa dài và Publish chúng, thì giờ với cách làm nội dung chủ
đạo cho site, chúng ta cần suy nghĩ lại và tối ưu vấn đề này hơn. Mình sẽ giải thích
tại sao.
Mình biết có những bạn rất đầu tư cho website, một ngày có thể post 3-5 nội
dung về một từ khóa, nhưng chúng ta cần nhìn lại một chút. Mình ví dụ về mảng
body building nhé.
Những bài viết với các topic sau đây :"10 foods help to build muscle" , "5 foods
that rocks your muscle" "which food is good for bodybuilder"..v.v..bạn có thể dễ


dàng biết được rằng những topic cùng xoay quanh 1 chủ đề như thế, nội dung
chắc chắn gần giống nhau hết cả.
Theo Search Engine Land, 2 công ty lớn gặp tổn thất lớn với cách làm này trước

tiên đó là Demand Media và Suite101.com sau đợt cập nhật Google Panda, mất
hơn 50% lượng traffic chỉ sau 1 ngày Google cập nhật Panda, họ gần như biến mất
khỏi top 100 với các từ khóa cùng niche. Bạn có thể xem thêm về trường hợp này
tại đây : />Giải thích cho điều này, có thể dễ dàng nhận thấy với cách làm như trên, website
của họ sẽ không có 1 nội dung chủ đạo nào cả. Và đến lúc chúng ta cần giảm bớt
việc đặt mọi "niềm tin" vào việc sản xuất hàng loạt content xung quanh từ khóa
dài, Google Panda không thích điều này.
Tiếp theo, đó là vấn đề với thuật toán "Semantic Search" hay còn gọi dưới tên
thuật toán chim ruồi "Google Hummingbird". Thuật toán thuộc về "ngữ nghĩa, ý
nghĩa tiềm ẩn" của ngôn ngữ.
Với thuật toán này, google sẽ nhìn nhận 2 từ khóa dài có vẻ là khác nhau nhưng
hoàn toàn giống nhau và xem đó là trùng lặp nội dung. Ví dụ : "playing basketball
with handle dribbling skill" và "dribbling tricks streetball" , được thuật toán
Semantic hiểu với cùng 1 nghĩa.
Tiếp theo, đó là để tạo ra những nội dung chủ đạo hội đủ yếu tố như mình nói
đến, thì với từ khóa Long-tail như thường lệ bạn vẫn làm là không đủ để bạn có
thể sản xuất ra một nội dung dài, tránh được con mắt dòm ngó của thuật toán
Semantic.
Đến đây, có thể trong bạn hình thành cảm giác ngán việc sản xuất ra một nội dung
chủ đạo cho website, nhưng hãy thử tính chi phí cơ hội nhé. Khi bạn chọn việc tập
trung hoàn toàn vào Long-tail Keyword, một từ khóa dài bạn phải tạo ra rất nhiều
nội dung xoay quanh nó, việc làm này của bạn tốn tương đối nhiều tiền, tốn thời
gian và công sức để SEO nó lên top mà chưa chắc đã cạnh tranh nổi với các trang
đã ở top rồi với cùng chủ đề. Và bạn cũng không ngủ ngon nổi nếu hay tin Google
cập nhật Panda. Vừa tốn sức, lại nguy hiểm.
Nhưng khi bạn chọn đúng chủ đề như đã trình bày, kết hợp giữa Longtail
Keyword và từ khóa trung bình, tạo ra một nội dung chủ đạo chất lượng, nội


dung dày và hữu ích, có thể bằng chừng ấy thời gian bạn tạo ra một tá các content

xoay quanh Longtail nhưng bù lại, an toàn, cơ hội được Google xếp hạng cao hơn
các trang đã ở top vì nội dung bạn hữu ích hơn. Và quan trọng, một điều cuối
cùng mà sức mạnh của nội dung chủ đạo khiến bạn phải thực hiện nó.
Tất cả chúng ta đều biết đến chỉ số được dùng để Google xem bạn là trang thật sự
chất lượng đó là "Authority" . Cùng với việc bạn sản xuất hàng loạt content xoay
quanh từkhóa dài, sẽ đi kèm với việc Authority bị giảm sút, không tập trung và
loãng đi. Không giúp ích gì cho mục đích SEO của bạn cả.

Hình minh họa cho việc sản xuất hàng loạt content kém chất lượng


Minh họa cho việc tập trung tạo ra các SP cho website được nâng cao sức mạnh
Authority
Đến đây xem như bạn đã hiểu được và có ý tưởng định hình về nội dung chủ đạo
trong chiến lược làm SEO của bạn rồi, tiếp đến chúng ta cùng tìm hiểu cách xác
định TỪ KHÓA TRUNG BÌNH TIỀM NĂNG và tối ưu nội dung cho nội dung chủ đạo
xung quanh những từ khóa này.

PHẦN 3 : THỦ THUẬT TÌM TỪ KHÓA
TRUNG BÌNH TIỀM NĂNG
Kỹ thuật mà mình sẽ sử dụng để tìm keyword dạng này gọi là "GKP Hack" (Google
Keyword Planner Hack) . Thủ thuật này được sáng lập bởi Mr.Dan Shure (Owner
& Consultant Evolving SEO of Moz Team), rất nổi tiếng trong việc ứng dụng tìm ra
các từ khóa trung bình tạo hiệu ứng tốt. Cụ thể như sau :
#1 - Tạo 1 tài khoản GKP.
#2 - Tìm địa chỉ URL là kết quả của trang bạn muốn tìm ý tưởng từ khóa


#3 - Dán địa chỉ URL đó vào GKP mục Landing Page.
#4 - Click tùy chọn sắp xếp Search Volume (lượng tìm kiếm) theo thứ tự từ cao

đến thấp.
#5 - Chọn một từ phù hợp với Topic bạn muốn làm, nằm ở giữa danh sách sau
khi đã sắp xếp, có lượng tìm kiếm trung bình, đó là những từ bạn cần tìm.
Note:không có một con số cụ thể cho lượng search volume phù hợp được vì nó
tùy thuộc nhiều vào Niche mà bạn làm.
Chắc chắn rất nhiều bạn ở đây quen thuộc với việc sử dụng GKP và cũng đã áp
dụng nó cho công việc keyword research khá nhiều, tuy nhiên, mình tin là đại đa
số (có cả mình trước kia) đều chỉ điền "Seed keyword" vào mỗi ô "Your product
or service" .
Với GKP Hack, chúng ta sẽ kết hợp thêm ô "Your landing page" để tìm ý tưởng từ
khóa từ các trang xu hướng (Trends) như Pinterest, Twitter..v.v..hay bất cứ trang
nào bạn muốn spy nó để tận dụng.
Khi đó, kết quả phân tích sẽ trả cho bạn 1 bảng với những từ khóa mà bạn không
ngờ được, đều là các từ khóa rất ngon để bạn xây dựng nên nội dung chủ đạo. Có
rất nhiều địa chỉ URL từ các nguồn để bạn áp dụng thủ thuật này mà khai thác
như :






Các Blog Posts.
Những trang News Articles.
Wikipedia.
Reddit pages.
Các trang social network xu hướng.

Mình sẽ làm với Pinterest, cụ thể như sau, với từ khóa "diet meal plans" :
Đầu tiên mình vào GKP và search bình thường với từ khóa đó, sắp xếp lượng tìm

kiếm và được những từ mức trung bình như hình.


Tiếp theo, vào Pinterest search với từ khóa "diet meal plans"


Quay lại GKP, dán cái URL bên Pinterest vào mục "Your landing page" và sắp xếp
search volume, được những từ khóa như hình.

Đây là demo cách sử dụng thủ thuật GKP Hack. Mình nhắc lại, mục đích và cái hay
của thủ thuật này đó là bạn sẽ tìm được những từ khóa để làm nội dung cho nội
dung mà khả năng rất cao những từ khóa tiềm năng này đối thủ của bạn không
biết và chưa từng dùng tới. Bạn có cơ hội rất lớn để hút traffic, tăng thứ hạng.
Có được từ khóa phù hợp với Topic mà bạn muốn cho nội dung chủ đạo thì việc
còn lại chỉ là thiết kế, xây dựng nội dung theo những mẫu Content hiệu quả mà
mình sẽ giới thiệu tiếp trong các bài học sau.
Đây là cách bạn tìm Từ khóa trung bình tiềm năng để xây dựng nội dung chủ đạo
tìm cơ hội gia tăng thứ hạng và thu hút traffic từ chính những trang liên quan (bởi
vì bạn brainstorm chủ đề topic cho nội dung chủ đạo từ các trang liên quan mà).
Nhưng có thể bạn không cần việc thu hút những trang liên quan này này, vậy thì
còn cách nào khác để bạn tìm được những keyword độc quyền nhưng đảm bảo
tiềm năng traffic không ? Mình sẽ giới thiệu tiếp ở bài học tiếp theo cũng là bài
cuối cùng của phần Nghiên cứu từ khóa nâng cao.


Sau khi bạn đã hiểu được sức mạnh và tầm quan trọng của việc website nhất định
phải có nội dung chủ đạo và biết được cách xác định chủ đề cho trang chủ đạo
thông qua việc nghiên cứu từ khóa, chủ đề từ các trang liên quan.
Mình sẽ hướng dẫn các bạn phần cuối cùng, không phụ thuộc về trang liên quan,
bạn vẫn có thể tìm được những từ khóa tiềm năng đó.


PHẦN 4 : XÁC ĐỊNH TỪ KHÓA TIỀM
NĂNG THEO TƯ DUY CHÍNH XÁC
Hiện nay, phần đông mọi người sẽ thực hiện công đoạn nghiên cứu từ khóa với 3
bước chính như sau :
+ Xác định một vài từ khóa mà bạn nghĩ khách hàng sẽ tìm.
+ Nhập từ khóa đã xác định được vào Google Keyword Planner.
+ Ở bảng kết quả, sắp xếp theo search volume và chọn ra những keyword dài,
tiềm năng, lượng tìm kiếm thấp và cạnh tranh thấp.
Cách làm này rất quen thuộc và nó không sai. Mình nghĩ rằng đây là lối mòn làm
SEO do tư duy cũ và phụ thuộc khá nhiều vào công cụ, hiện nay có rất nhiều công
cụ để phân tích - nghiên cứu từ khóa, nhưng với mình tư duy marketing vẫn quan
trọng hơn.
Công cụ chỉ là bước cuối cùng để bạn ra quyết định. Và lối làm quen thuộc này, sẽ
khiến bạn bỏ qua những keyword tiềm năng, những keyword mà đối thủ của bạn
không biết được và không tạo được trang chủ đạo như ý muốn.
Ví dụ (mình là fan bóng rổ nên mình sẽ lấy ví dụ với niche này) : Khi bạn nghe đến
từ "Basketball" , trong đầu bạn sẽ hiện ra những thứ liên quan xoay quanh
"basketball" như hình.


Rất tự nhiên, bạn và những target audience của niche bóng rổ này đều sẽ nghĩ
đến những thứ như :NBA (giải đấu bóng rổ nhà nghề Mỹ), Michael Jordan (huyền
thoại bóng rổ với những cú Dunk 2m), Hoop (vòng rổ), Training Clothes (trang
phục luyện tập bóng rổ), Dribble Skill (kỹ thuật dắt bóng)...
Đây có thể xem là những từ khóa rất tiềm năng để bạn kết hợp với công cụ mà
xây dựng nên những nội dung đặc biệt thu hút traffic về website và mình gọi
chúng là những "Niche Balloons" của cái niche gốc "Basketball"
Hoặc bạn nào fan bóng đá thì cứ có những Niche Balloons như CR7, MU,
Chelsea..v.v..chẳng hạn :3.

Tuy nhiên, khi bạn làm theo lối thông thường, vào GKP và nhập "basketball" , kết
quả như sau :


Có thể thấy, kết quả trả về không hề cho bạn những "Keyword Ideas" như những
từ mà bạn nhớ ngay đến khi nghe "basketball".
Với cách dùng thông thường, GKP không cho bạn được gì ngoài những từ khóa
gắn chặt với "basketball" . Và những từ khóa cũng nằm trong cùng niche
"basketball" nhưng không có ý nghĩa chính xác với sản phẩm bạn đang bán
thường không được hiển thị. Vấn đề là, những từ khóa này lại rất tiềm năng để
bạn khai thác và xây dưng nên trang chủ đạo.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận là không phải niche nào cũng nằm trong list sở
thích, mối quan tâm của bạn, nên việc brainstorm các Niche Balloons chỉ bằng
kiến thức sẵn có về niche như mình vừa làm với niche "basketball" là không thể.
Lúc này, chúng ta cần học cách xác định các Niche Balloons cho Niche gốc. Mình
sẽ lần lượt đi qua từng cách, việc của bạn là lựa chọn những cách nào phù hợp với
bản thân nhất.


Sử dụng phần mềm mindmap hoặc bút và giấy.
Cái này thì giống như vẽ sơ đồ tư duy thôi. Trừ khi bạn còn quá nhỏ, mình tin là ai
cũng có một lượng kiến thức nhất định ở mỗi Niche có xung quanh chúng ta. Với
cách này, bạn chỉ cần vẽ một hình gốc ở trung tâm, rồi tủa ra xung quanh các
Niche Balloons mà bạn nghĩ ra được, chừng 5 cái đủ.

Nếu bạn vẫn chưa brainstorm được các Niche Balloons xoay quanh
Niche rộng đó, gợi ý tiếp theo là sử dụng các Niche Forum.
Mình rất thích dạo các forum, các bạn làm MMO cho thị trường nước ngoài cũng
nên như thế. Forum là nguồn tài nguyên rất tốt, ở đó tập hợp đầy đủ những thứ
liên quan đến Niche của bạn.

Cách dễ nhất để tìm forum đó là sử dụng Google Search, cái này bạn nào chưa
rành thì đọc bài "Thủ thuật sử dụng google search hiệu quả" mình đã đăng trên
blog. Để tìm forum, chúng ta chỉ cần những cú pháp đơn giản sau :
"keyword" + "forum"
"keyword" + "forums"
"keyword" + "board"


"keyword" + "powered by vBulletin"
"keyword" + "run with xenforo"

Nếu bạn vẫn không thích sử dụng với cú pháp tìm kiếm, truy cập trang
, tại đây bạn click chuột vào mục "Forum" ở phía trên
trang và sau đó nhập từ khóa.


Tuy nhiên lúc này kết quả trả về sẽ là rất nhiều forum từ đủ các ngôn ngữ, bạn chỉ
cần tìm những forum tiếng Anh (hoặc Tiếng Việt tùy công việc bạn làm) , nên
chúng ta sẽ sử dụng bộ lọc "Advanced Search" mình ký hiệu xanh lá trong hình.

Tại đây, bạn sẽ nhập từ khóa, chọn language là English, sau đó chọn display 50
kết quả luôn cho dễ tìm.


Có rất nhiều forum để bạn sử dụng cho mục đích xác định những Niche Balloons.
Tiếp theo, việc bạn cần làm đó là chọn 1 vài forum ưng ý, truy cập vào và xem họ
phân chia những "Section (đề mục) hoặc Box" như thế nào. Mỗi đề mục như thế
là một Niche Balloons tiềm năng của bạn.



Để có nhiều ý tưởng hơn nữa, bạn có thể chọn bất kỳ 1 Niche Balloons và xem
những Thread được đăng trong đó, từ đó bạn sẽ khai thác được rất nhiều nội
dung hay.


Sử dụng Wikipedia.
Ở đây chắc không còn ai xa lạ với Wikipedia, chúng ta sẽ tận dụng nó để tìm.
Đầu tiên bạn vào đây và điền từ khóa
chính của mình .

Kế đến, bạn kéo xuống phía dưới sẽ thấy bảng "Table of Content", tại đây những
đề mục Content chính là các Niche Balloons bạn cần tìm.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×