Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NGUỒN sử LIỆU về LỊCH sử VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.6 KB, 13 trang )

NGUỒN SỬ LIỆU VỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM
NHỮNG NĂM 20-70 (XX)
TRONG CÁC CƠ QUAN LƯU TRỮ LIÊN BANG NGA
PGS,TS Nguyễn Thị Mai Hoa
Tóm tắt: Liên bang Nga có một hệ thống lưu trữ khoa học và phong phú,
bao gồm các cơ quan lưu trữ thuộc các cấp khác nhau (cấp nhà nước, cấp nước
cộng hoà thuộc Liên bang Nga và các cấp thành phố, quận, huyện….). Hệ thống
lưu trữ của Liên bang Nga hiện tại chủ yếu được hình thành từ các cơ quan lưu
trữ của Liên Xô, được chuyển đổi hoặc tách, sáp nhập cũng như thành lập mới.
Tài liệu về lịch sử Việt Nam những năm 20-70 thế kỷ XX, có thể tìm thấy ở Lưu
trữ Nhà nước Liên bang Nga (GARF) và Lưu trữ quốc gia Liên bang Nga về lịch
sử xã hội - chính trị (RGASPI). Đó là những tài liệu về quyết định giúp đỡ Việt
Nam trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự được thông qua trong các kỳ họp của Hội
đồng Bộ trưởng Liên Xô; các văn bản về quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và Việt
Nam trên các lĩnh vực thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học – kỹ thuật; quan
hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước…Tài liệu lưu trữ về Việt Nam còn được lưu
trữ tại tại Liên bang Nga chứa đựng nhiều thông tin bổ ích và quan trọng đối
với việc phục dựng lại những sự kiện riêng biệt cũng như bức tranh lịch sử toàn
cảnh một cách đầy đủ hơn, chân thực hơn.
Từ khóa: Nguồn sử liệu lịch sử Việt Nam; lưu trữ liên bang Nga
1.Nơi lưu trữ và khả năng tiếp cận nguồn sử liệu
Các cơ quan lưu trữ của Liên bang Nga là những nơi bảo quản chính và
quản lý các tài liệu lưu trữ - những tài liệu được hình thành trong quá trình lịch
sử, thường xuyên được bổ sung mới, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân Nga1. Các cơ quan lưu trữ của Liên bang Nga “có nhiệm vụ thu thập,
xử lý, tích lũy, lưu trữ, truy xuất và phổ biến thông tin lưu trữ. Họ đại diện cho
1 Основные правила работы государственных архивов РФ (утв. Приказом Росархива
от 13.02.2002 N0 16), Закон прост, 13-2-2002.

1



một hệ thống thông tin đặc biệt, hoạt động như một đối tượng riêng biệt của quy
trình thông tin”1.
Tài liệu về lịch sử Việt Nam những năm 20-70 (XX), được lưu giữ tại các
cơ quan lưu trữ như Lưu trữ Nhà nước Liên bang Nga (GARF) và Lưu trữ quốc
gia Liên bang Nga về lịch sử xã hội - chính trị (RGASPI)... Tại đây có lưu các
tài liệu về quyết định giúp đỡ Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự được
thông qua trong các kỳ họp của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô; các văn bản về
quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và Việt Nam trên các lĩnh vực thương mại, văn
hóa, giáo dục, khoa học – kỹ thuật; quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước…
Tại Lưu trữ Nhà nước Liên bang Nga (GARF), trong các phông lưu trữ
số 17 (Các cơ quan cấp cao của Đảng Cộng sản Liên Xô), phông số 558 (Phông
Stalin), phông số 82 (Phông V.M Molotov) hiện đang lưu giữ một số tài liệu về
Việt Nam. Đó là các biên bản Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô (B)
đề cập đến các vấn đề Đông Dương và Việt Nam; các tài liệu của phông Stalin về
các mối quan hệ của Stalin với Hồ Chí Minh; các văn bản của Văn phòng Đối
ngoại Đảng Cộng sản Liên Xô phân tích về tình hình Đông Dương và Việt Nam;
Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên
Xô ngày 30-01-1950 về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Việt
Nam……Ở phông 495, đơn vị bảo quản 201, có 139 trang tài liệu về những vấn
đề cá nhân của các thành viên Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại một cơ quan lưu trữ khác - Lưu trữ quốc gia Liên bang Nga về lịch sử
hiện đại (RGANI), phông số 17 (Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Liên Xô) có Báo cáo của Phạm Ngọc Thạch gửi phái viên Liên Xô ở Thụy Sĩ,
AG Kulazhenkov (ngày 20 - 9 - 1947); ở phông số 5 (Bộ máy của Ban Chấp
hành Đảng Cộng sản Liên Xô), đơn vị bảo quản số 28 có các tài liệu về hoạt
động của Ủy ban các vấn đề quốc tế Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Liên Xô những năm 1953-1957. Tại đơn vị bảo quản này có một số tài liệu liên
quan đến Việt Nam và các nước Đông Dương, tiêu biểu là 5 tập tài liệu về Hội
nghị Geneva năm 1954. Ngoài ra, còn có các tài liệu về các vấn đề quốc tế ở khu

vực Đông Nam Á được gửi đến cho Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, báo
cáo của các Đại sứ quán Liên Xô tại các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt
1 Основные правила работы государственных архивов РФ, Указ. Соч.

2


Nam). Liên quan đến Việt Nam, có các văn bản như một số báo cáo chính trị Hồ
Chí Minh đọc tại các Đại hội, Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và
nghị quyết Đại hội, Hội nghị Đảng Lao động Việt Nam (được dịch sang tiếng
Nga); tài liệu của Bộ Ngoại giao Liên Xô đánh giá về kết quả một số hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam; các thông tin về Ủy ban
Hòa bình Việt Nam; kế hoạch hành động của phong trào hòa bình ở Việt Nam
những năm 50 (XX), các tuyên bố của Ủy ban Hòa bình Việt Nam; tài liệu về
việc Hoa Kỳ mở rộng vùng ảnh hưởng ở Đông Nam Á…Phông 89 của RGANI
còn có nhiều tài liệu liên quan đến quan hệ Xô-Việt giai đoạn 1965-1975. Đó là
những tài liệu của Bộ Chính trị và các Ban/Ủy ban của Trung ương Đảng Cộng
sản Liên Xô về các vấn đề quốc tế; trong đó có thể tìm thấy những thông tin
quan trọng về Đông Dương, về Việt Nam những năm 60 - giữa thập niên 70
(XX). Đó còn là những bản báo cáo, những phân tích về tình hình Việt Nam của
Đại sứ quán Liên Xô tại Việt Nam; các quyết định về quan hệ với Việt Nam của
các cơ quan Đảng, Nhà nước Xô viết; các bản ghi chép về Việt Nam của các lãnh
đạo cấp cao Đảng Cộng sản Liên Xô…
Tại Lưu trữ quốc gia Liên bang Nga về kinh tế (RGAE) có khá nhiều tài
liệu về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Liên Xô được lưu trữ tại phông 413
(Tài liệu của Bộ Ngoại thương Liên Xô). Ngoài những tài liệu về quan hệ kinh
tế Việt- Xô, tại RGAE còn có những tài liệu về hợp tác văn hóa - giáo dục, khoa
học – kỹ thuật giữa hai nước. Một phần tài liệu về quan hệ giữa Liên Xô và Việt
Nam trong lĩnh vực kinh tế còn được lưu trữ tại chi nhánh của RGAE ở thành
phố Samara.

Lưu trữ quốc gia Liên bang Nga về khoa học - kỹ thuật (RGANTD) lưu
trữ các tài liệu về khoa học – kỹ thuật từ hơn 20 lĩnh vực của nền kinh tế quốc
dân. Tại RGANTD, lưu trữ một số lượng tương đối lớn tài liệu về quan hệ hợp
tác giữa Việt Nam và Liên Xô trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật những năm
1954-1967.
Lưu trữ về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga (AVBRF) hiện có 1.873
phông lưu trữ với nhiều bộ sưu tập khác nhau như bộ sưu tập về các Hiệp định
quốc tế, bộ sưu tập về các tài liệu của thư ký Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
thành viên Ban lãnh đạo Bộ Ngoại giao....Trong AVBRF có phông 17 (Thư mục
3


về Việt Nam), phông 47 (Vụ Quan hệ quốc tế) phông 540 (Đại sứ quán Liên Xô tại
Việt Nam Dân chủ cộng hòa), phông 595 (Theo dõi tình hình miền Nam Việt Nam)
…là những phông lưu trữ nhiều tài liệu liên quan đến việc thiết lập quan hệ ngoại
giao giữa Liên Xô và Việt Nam, về quá trình phát triển của quan hệ Xô- Việt. Ở
phông 129 (Thư mục về nước Mỹ) có thể tìm thấy nhiều tài liệu liên quan đến kế
hoạch, tính toán và những bước đi của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được các cơ
quan hữu quan của Liên Xô thu thập, phân tích.
Về khả năng tiếp cận nguồn sử liệu, với những khó khăn trong giải
mật, trước năm 1991, có đến 50 % tài liệu tại các cơ quan lưu trữ của Liên bang
Nga thuộc diện “mật” hoặc “tuyệt mật” 1. Sau khi Liên Xô tan rã, cánh cửa các cơ
quan lưu trữ của Liên bang Nga được mở rộng cho mọi tầng lớp nhân dân tiếp
cận tài liệu, song khoảng thời gian tự do quý báu này đối với các tài liệu lưu trữ
kéo dài không lâu. Ba năm sau đó (năm 1994), các nhà nghiên cứu hoặc những
người có nhu cầu đều rất khó khăn khi tiếp cận nhiều tài liệu.
Đối với thời hạn bảo mật thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, Luật
N0 5485, ngày 21-07-1993 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) "Về bí mật Nhà nước"
quy định không quá 30 năm (trong những trường hợp đặc biệt, thời gian bảo mật
có thể được gia hạn bởi quyết định của một Ủy ban liên ngành về bảo vệ bí mật

Nhà nước). Quy định của luật pháp là như vậy, nhưng trên thực tế có khá nhiều
tài liệu đã vượt quá thời hạn bảo mật song vẫn chưa được bạch hóa, vì quá trình
tiến hành giải mật diễn ra khá phức tạp. Cũng bởi những quy định và rào cản đó
mà phông Stalin thuộc Lưu trữ quốc gia Liên bang Nga về lịch sử xã hội - chính
trị có khoảng 1.700 hồ sơ thuộc 11 đơn vị bảo quản thì có khoảng 200 trường
hợp được phân loại là “mật” và “tuyệt mật”. Những tài liệu thuộc phông lưu trữ
Yezhov và Beria luôn khiến giới nghiên cứu quan tâm, song chỉ một phần tài liệu
được cho phép tiếp cận, khá nhiều tài liệu vẫn nằm trong vòng bí ẩn.
Dù vấp phải những khó khăn trong việc giải mật tài liệu, song nhờ nỗ
lực của hệ thống lưu trữ và các ban ngành liên quan, đến năm 2013, theo như
chia sẻ của Giám đốc Lưu trữ Nhà nước Liên bang Nga Sergei Mironenk, thì số
1 Дуденус А.Н: Рассекречивание Российских архивов и расширение доступа к ним в
90-е гг, Молодежный научный форум: Общественные и экономические науки:
электр. сб. ст. по мат. X междунар. студ. науч.-практ. конф. № 3(10).

4


tài liệu được cho là mật trong các kho lưu trữ Nga không lớn, chỉ chiếm 5%
toàn bộ tổng số lượng tài liệu lưu trữ 1. Sergei Mironenko cũng khẳng định rằng,
tỷ lệ tài liệu mật như thế hoàn toàn đáp ứng chuẩn mực chung của thế giới. Có
điều, 5% số tài liệu ấy lại ẩn chứa khá nhiều bí mật thuộc về các giai đoạn lịch
sử của Liên Xô và các nước có liên quan, mà một khi chúng còn chưa được
công bố thì nhiều kết luận về một số vấn đề nghiên cứu chỉ là phỏng đoán.
Các cơ quan lưu trữ Liên bang Nga cũng hết sức tích cực trong việc số
hóa tài liệu và chuyển thành dạng điện tử để chúng có thể đến với công chúng
một cách rộng rãi. Sau nhiều năm nỗ lực, cho đến thời điểm hiện tại, người sử
dụng Internet có thể truy cập vào khoảng 300.000 bản điện tử các tài liệu của Bộ
Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô những năm 1919 – 1932, những tư liệu về
Stalin và những nhân vật có ảnh hưởng của thời kỳ Xô viết. Trong RGANI, các

tài liệu về quan hệ của Đảng Cộng sản Liên Xô với các Đảng Cộng sản nước
ngoài những năm 1953-1957 đang dần được giải mật và có thể truy cập (nhất là
ở đơn vị bảo quản 28 - một phần của phông số 5).
Ngoài việc số hóa và công bố qua con đường Internet, các cơ quan lưu trữ
Liên bang Nga tích cực xuất bản tài liệu. Bên cạnh đó, theo các hiệp định ký kết
với các cơ quan lưu trữ của Việt Nam, Liên Xô cũng đã chuyển giao khá nhiều
tài liệu liên quan đến Hồ Chí Minh, đến quan hệ Việt-Xô...; nhờ đó, người
nghiên cứu có thêm một kênh để tiếp cận tài liệu. Các cơ quan lưu trữ Liên bang
Nga còn tích cực tổ chức những cuộc triển lãm tài liệu theo chuyên đề - đây cũng
là một cơ hội tốt cho giới nghiên cứu tiếp xúc, cập nhật và thu thập tư liệu.
Trong hệ thống lưu trữ của Liên bang Nga, có một số cơ quan lưu trữ tài
liệu khó tiếp cận hơn cả như Lưu trữ quốc gia Liên bang Nga về lịch sử hiện đại
(RGANI), Lưu trữ về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga (AVBRF), Lưu
trữ Bộ Quốc phòng Nga (CAMORF).... Tại RGANI, tài liệu liên quan đến Việt
Nam được giải mật không nhiều và quyền truy cập bị hạn chế ngay cả đối với
một số tài liệu sẵn có. Phông số 5 (Bộ máy Ban Chấp hành Cộng sản Liên Xô),
trong đó các tài liệu của Vụ Quốc tế về Việt Nam đã hoàn toàn bị chặn quyền
truy cập, mặc dù vào những năm 1990 -1993, những tài liệu này đã từng được
cho phép tiếp cận.
1 Леонид Смирнов: Архивы – страшная вещь, Rosbalt, 2013, 1, февраля.

5


2- Giá trị của nguồn sử liệu
Nghiên cứu những tài liệu lưu trữ về Việt Nam tại Liên bang Nga chứa
đựng nhiều thông tin bổ ích và quan trọng đối với việc phục dựng lại những sự
kiện riêng biệt cũng như bức tranh lịch sử toàn cảnh một cách đầy đủ hơn, chân
thực hơn. Qua những tài liệu lưu trữ này, nhà nghiên cứu không chỉ có thêm một
cơ sở tin cậy để đối chiếu, để so sánh với nguồn sử liệu lưu trữ sẵn có trong nước

nhằm mô tả lịch sử chính xác hơn, mà qua đó, còn có thể “đọc” ra, diễn giải hoặc
đọc rõ hơn nhiều thông tin quan trọng mà nguồn sử liệu trong nước chưa hẳn đã
cung cấp được.
Khai thác các tư liệu từ phông Quốc tế Cộng sản của RGASPI, có thể
nhận diện rõ hơn về các hoạt động của nhiều lãnh tụ Đảng Cộng sản Việt Nam ,
về con đường họ đến với Đại học Phương Đông, về cuộc đấu tranh trong nội bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam, về việc Quốc tế Cộng sản thành lập Ban thẩm tra
Nguyễn Ái Quốc (1936), về việc Trần Ngọc Danh gửi báo cáo tới Quốc tế Cộng
sản kịch liệt phê phán đường lối dân tộc của Hồ Chí Minh... Cũng tại cơ quan
lưu trữ này, tìm hiểu các tài liệu thuộc phông Các cơ quan cấp cao của Đảng
Cộng sản Liên Xô có thể nhận thức rõ thêm về việc phân chia vùng ảnh hưởng
giữa Liên Xô và Trung Quốc liên quan đến Việt Nam, lý giải vì sao Trung Quốc
lại công nhận Việt Nam trước Liên Xô 1. Trong một tài liệu khác – một báo cáo
gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, người đứng đầu Vụ
Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao Liên Xô, KA Mikhailov đã đánh giá không mấy
tích cực về lập trường của Việt Nam, cho rằng Việt Nam luôn cố giữ vị trí cân
bằng giữa Liên Xô và Mỹ2. Một tài liệu được viết bởi chuyên gia của Bộ Ngoại
giao Liên Xô Makhitaryan (1948) đã nhấn mạnh sự phụ thuộc của phong trào
giải phóng dân tộc ở Việt Nam vào Trung Quốc3- điều đó giải thích phần nào thái
độ không vội vã của Moscow trong ủng hộ và thiết lập quan hệ với Hà Nội.
Tiếp cận các tài liệu liên quan đến Việt Nam của Lưu trữ về chính sách
đối ngoại của Liên bang Nga (AVBRF) có thể hình dung rõ thêm về những
1 РГАСРИ, ф.17, оп.3, д.1080, л.55.
2 РГАСПИ, Ф. 17, Оп. 137, Д. 147, Л. 28 – 31; РГАСПИ. Ф. 17. Оп. 137. Д. 740. Л. 30 — 31;
3 АВП РФ. Ф. 79. Оп. 2. Д. 720. П. 1. Л. 4 — 18.

6


“truân chuyên” của Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường hội nhập với

những nước có cùng ý thức hệ, có cơ sở lý giải rõ thêm về nguyên nhân dẫn đến
thái độ lạnh nhạt của Liên Xô trước những yêu cầu giúp đỡ khẩn thiết của Việt
Nam Dân chủ cộng hòa năm 1945...1. Những khó khăn trên con đường hội nhập
với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế của Việt Nam cũng như trong
quan hệ với Liên Xô không chỉ dừng lại ở những năm đầu sau khi Cách mạng
tháng Tám 1945 thành công, mà còn kéo dài đến những năm 1950-1953 2. Ngoài
ra, biên bản các cuộc họp Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô dù không chứa
đựng nhiều thông tin trực tiếp về Việt Nam, song chúng cho thấy các đánh giá
của cơ quan lãnh đạo cao nhất Liên Xô về tình hình chính trị xung quanh Việt
Nam, quan điểm tiếp cận địa – chính trị trong các vấn đề về Việt Nam.
Nhiều tài liệu của AVBRF, nhất là tài liệu thuộc phông cá nhân Stalin giúp
lý giải rõ hơn một số vấn đề trong chuyến thăm Liên Xô của Hồ Chí Minh vào
năm 1950 và 1952- hai chuyến thăm mà đến nay trong các nghiên cứu của các nhà
sử học Việt Nam, gam hồng vẫn là màu chủ đạo, ngược lại những gì mà các tài
liệu lưu trữ đã phản ánh.
Một số tài liệu khác của RGASPI cũng cho thấy đầy đủ hơn những lực
lượng vật chất mà Liên Xô giúp đỡ Việt Nam trong những ngày tháng đầu mới
thiết lập quan hệ và sau chuyến đi bí mật của Hồ Chí Minh đến Moscow năm
1950, nhất là tên những vật phẩm và số lượng được Liên Xô gửi sang Việt Nam
thời gian này – điều mà trong các nghiên cứu ở Việt Nam ít khi đề cập đến 3.
Một số bộ sưu tập theo chủ đề của AVBRF có khá nhiều thông tin bổ ích
liên quan đến Việt Nam, ví dụ như bộ sưu tập về các vấn đề của Đông Dương
giai đoạn 1946-1954 đã khắc họa khá rõ quan hệ giữa Pháp và Việt Nam Dân
chủ cộng hòa, về những vấn đề xung quanh việc kết nạp Việt Nam vào OOH, về
1 АВП РФ, ф. 0136, оп. 29, п.197, д. 31, л.187.
2 РГАСПИ, ф. 558, оп. 11, д. 295, л. 2.
3 Cụ thể là: Các tác phẩm của Lênin và Stalin in bằng ti ếng Pháp, chân dung các lãnh t ụ c ủa Đ ảng
Cộng sản Liên Xô, Nhà nước Liên Xô, những tập albom về nông dân Liên Xô, về nông thôn Liên Xô, b ưu
ảnh lưu niệm về Moscow, các tập bài hát Nga, một số b ộ phim Liên Xô đã đ ược l ồng ti ếng Pháp, các
cuốn sách văn học về chiến tranh vệ quốc, đĩa hát, đầu đĩa, huy hiệu thiếu niên, cờ, biểu ngữ, băng

rôn. Những tài liệu được lựa chọn gửi đến Vi ệt Nam ch ủ y ếu là nh ững tài li ệu tuyên truy ền v ề các
thành tựu mà Liên Xô đã đạt được trong quá trình xây d ựng ch ủ nghĩa xã h ội ( РГАСПИ. Ф. 17. Оп.
3. Д. 1080. Л. 78)

7


diễn tiến quan hệ Xô – Việt trên phông nền vận động lợi ích của các bên liên
quan... Các tài liệu của AVBRF về Hội nghị Geneve 1954 cho thấy những hình
dung mới hơn về những cuộc đấu trí, đấu lực giữa các bên tham gia Hội nghị, về
những toan tính của các nước lớn, nhất là của Liên Xô. Điều cần nhấn mạnh là
khác với những nhận thức thông thường trước đây về người kiến thiết chính
những hoạt động và quyết định trong Hội nghị có liên quan/ảnh hưởng trực tiếp
đến Việt Nam là Trung Quốc, thì những tài liệu lưu trữ của Liên Xô lại cho thấy
rằng đó chỉ là về mặt hình thức. Trung Quốc đóng vai người thực thi là chính và
hầu như đồng ý hoàn toàn với Liên Xô trong các vấn đề thương lượng, bởi các
nội dung đàm phán được Moscow đưa ra về cơ bản là đáp ứng/phù hợp với lợi
ích và tính toán chiến lược của Trung Quốc. Như vậy, kiến trúc sư thực sự của
hầu hết những quyết định ở Geneve liên quan đến Đông Dương và Việt Nam là
Liên Xô1.
Về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô trong lĩnh vực khoa học –
kỹ thuật, nhiều tài liệu lưu trữ tại RGANTD đã cung cấp một bức tranh toàn
cảnh và đầy đủ hơn về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong xây dựng
các ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế 2. Lưu ý thêm rằng, những tài
liệu trên không chỉ bao gồm các thuyết minh cụ thể về cơ sở khoa học, thực tiễn,
tính khả thi của các công trình, dự án, mà còn gồm những phân tích, đánh giá
khá chi tiết về các nhiệm vụ cần giải quyết trong quá trình thực hiện. Một phần
khác của tài liệu cung cấp các thông tin về hoạt động phối hợp của các cơ quan,
ban ngành của Liên Xô có liên quan đến việc thiết kế, thi công các công trình đó
ở Việt Nam.

Các tài liệu lưu trữ trong Lưu trữ quốc gia Liên bang Nga về kinh tế
(RGAE) còn cho thấy kể từ năm 1966, Liên Xô thường xuyên cho Việt Nam vay
những khoản tín dụng ưu đãi, hoặc không tính lãi, viện trợ không hoàn lại;
khoảng 70% viện trợ kinh tế của Liên Xô những năm 1965-1967 là dành cho
1 АВП РФ, ф. 06, оп. 13а, п. 25, д. 7, л. 24-25; РГАНИ, ф. 2, оп. 1, д. 77, л. 65, 68-69; Р АВП РФ, ф.
06, оп. 13а, п. 25, д. 7, л. 41; АВП РФ, ф. 079, оп. 9, п. 6, д. 5, л. 26; АВП РФ, ф. 06, on. 13а, п. 25,
д. 7, л. 43; АВП РФ, ф. 0100, оп. 47, п. 379, д. 7, л. 63; ВП РФ, ф. 022, оп. 76, п. 106, д. 7, л. 23;
АВП РФ, ф. 0100, оп. 47, п. 389, д. 107, л. 5; АВП РФ, ф. 06, on. 13 а, п. 25, д. 8, л. 120; АВП РФ,
ф. 06, оп. 13а, п. 25, д. 8, л. 21; АВП РФ, ф. 0445, оп. 1, п. 1, д. 1, л. 3—; A ВП РФ, ф. 0100, оп.
47, п. 379, д. 7, л. 69; АВП РФ, ф. 06, оп. 13а, п. 26, д. 8, л. 80-87...
2 РГАНТД, Ф. P-7, Оп. 3-4. Д. 7257; Ф. P-434, Оп. 2-1. Д. 1-6; . P-134, Оп. 3-14 Д. 1119-1122...

8


phát triển của các ngành công nghiệp chủ chốt, trong đó 30% là dành để xây
dựng các nhà máy điện, phát triển ngành năng lượng. Không dưới một lần, Liên
Xô đã xóa những khoản nợ cũ cho Việt Nam, thường xuyên viện trợ ngoài kế
hoạch, viện trợ bổ sung không hoàn lại, liên tục viện trợ tăng thêm, đáp ứng
những yêu cầu đột xuất của Việt Nam....Cũng theo những thông tin từ nguồn tài
liệu lưu trữ ở AVBRF, đến năm 1970, Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã có quan hệ
ngoại giao với 37 quốc gia, kể cả với các nước xã hội chủ nghĩa, có quan hệ
thương mại với hơn 40 nước và tham gia vào hoạt động của 40 tổ chức quốc tế 1.
Cũng tại phông số 79 của AVBRF có lưu một phân tích về việc Liên Xô tích cực
giúp đỡ, viện trợ cho Việt Nam của một nhà nghiên cứu phương Tây dưới tên gọi:
“Bức thư châu Á”; theo đó, nhà nghiên cứu này đưa ra ba quan điểm: 1-Không có
sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô với nhiều tỷ đô la/năm, Bắc Việt Nam đã bị hủy diệt
từ lâu; 2-Sự giúp đỡ này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền
kinh tế Liên Xô nhiều hơn người ta vẫn hình dung và điều này được thấy rõ qua
việc Moscow tích cực thúc giục Hà Nội đàm phán hòa bình; 3-Sở dĩ Liên Xô hào

phóng viện trợ Việt Nam là bởi quốc gia này hy vọng thông qua con đường đó sẽ
có cơ hội tiến vào Đông Nam Á một cách dễ dàng sau khi chiến tranh kết thúc 2.
Khoan bàn về tính khách quan trong những đánh giá đó, thì khi phân tích tài liệu
trên, có thể biết thêm về nhận thức, quan điểm của phương Tây về quan hệ XôViệt trong chiến tranh Việt Nam. Lưu ý rằng, những tài liệu như thế được thu thập
vì nó đóng vai trò tham vấn cho chính sách của Chính phủ Mỹ.
Trong chiến tranh Việt Nam, việc Liên Xô tham gia vào quá trình giải
quyết vấn đề Việt Nam bằng con đường hòa bình là một hiện thực hiển nhiên.
Song những bước đi đầu tiên bắt đầu ra sao, mức độ tham gia, các giải pháp thực
hiện...thì vẫn đang là những vấn đề mới chỉ được nghiên cứu ở mức độ tương
đối. Các tài liệu lưu trữ của Liên Xô được giải mật của AVBRF cho phép nhìn
nhận lại và nhìn nhận một cách chính xác hơn vai trò của Liên Xô trong thúc đẩy
đàm phán giải quyết vấn đề Việt Nam; đồng thời, cho phép đánh giá một cách
đầy đủ hơn về quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ, giữa Liên Xô và Trung Quốc trong
quá trình đó, hiểu rõ hơn động cơ của Liên Xô trong việc đảm nhận vai trò trung
1 АВП РФ. Ф. 79. Оп. 25. Пор. №10. П. 36. Д. 700.
2 АВП РФ. Ф. 79. Оп. 24. Пор. №5. П. 35. Д. 40. Л. 122.

9


gian hòa giải đặt trên nền tảng phân tích mục tiêu giải quyết các khủng hoảng
trong quan hệ song phương1.
Cũng từ những tài liệu được giải mật của Liên bang Nga, các nhà nghiên
cứu Việt Nam có thể làm rõ hơn những nỗ lực hòa bình giải quyết chiến tranh
Việt Nam từ phía Ba Lan với kế hoạch “Chiến dịch Marigold”. Chiến dịch
Marigold” là một sự kiện ít được biết đến trong lịch sử Việt Nam và thông tin về
nó khá mơ hồ. Với các tài liệu lưu trữ từ AVBRF, có thể nhận thấy nỗ lực thúc
đẩy hòa bình của Ba Lan thông qua đặc phái viên tại Việt Nam, đại diện Quốc tế
Cộng sản tại Ủy Ban Kiểm soát Quốc tế Janusz Lewandowsk và nguyên nhân
thất bại của nó, nhìn thấy ở đó một cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ do toan tính và

đường lối cứng rắn của cả hai chủ thể trực tiếp của quá trình này 2.
Phông 79 (Thư mục về Việt Nam) và phông 540 (Đại sứ quán Liên Xô tại
Việt Nam Dân chủ cộng hòa) của AVBRF lưu trữ các tài liệu do các chuyên gia
của Bộ Ngoại giao của Liên Xô chuẩn bị và gửi các lãnh đạo Bộ cũng như các
lãnh đạo cấp cao trong bộ máy Đảng và Nhà nước Liên Xô. Các đánh giá về tình
hình Việt Nam, về quan điểm, đường lối của Đảng Lao động Việt Nam đối với
nhiều vấn đề của chiến tranh Việt Nam được phản ánh khá rõ nét ở nguồn tài liệu
tại đây. Cơ chế hợp tác, hoạt động vận chuyển, số lượng hàng hóa, vũ khí, khí tài
Liên Xô chuyển cho Việt Nam qua đường biển những năm 1965-1973 cũng được
ghi lại trong nhiều tài liệu. Các thông tin về tàu của Hải quân Liên Xô giúp đỡ
Việt Nam trong hoạt động tình báo ở khu vực biển Thái Bình Dương cũng được
miêu tả chi tiết. Ngoài ra, còn có những tuyên bố, ghi chú, đánh giá của báo chí
Xô viết và Việt Nam ở dạng dự thảo chưa được xuất bản trên báo chí.
Do thiếu tư liệu, nên một trong những thông tin ít được đề cập trong các
nghiên cứu của Việt Nam là về “góc khuất” trong quan hệ Việt – Xô. Tài liệu lưu
trữ ở phông 79 và phông 540 của AVBRF cho thấy, việc Liên Xô làm trung gian
chuyển cho Việt Nam gợi ý của Mỹ về việc trung lập hoá hai miền và muốn đưa
vấn đề Đông Dương ra thảo luận tại Liên Hợp Quốc càng khiến cho giữa lãnh đạo
1 АВП РФ. Ф. 079. Оп. 21. П. 55. Д. 29; АВП РФ. Ф. 79. Оп. 21. П. 25. Д. 18; АВП РФ. Ф. 079. Оп.
20. П. 49. Д. 26; АВП РФ. Ф. 79. Оп. 22. П. 61. Д. 28...
2 АВП РФ. Ф. 079. Оп. 22. П. 60. Д. 27; АВП РФ Ф. 079. Оп. 21. П. 51. Д. 8; АВП РФ. Ф. 0129. Оп.
50. П. 382. Д. 12.

10


hai nước xuất hiện nhiều bất đồng. Các báo cáo của Đại sứ quán Liên Xô tại Việt
Nam gửi về cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô luôn nhấn
mạnh rằng, Việt Nam tỏ ra miễn cưỡng trong việc chia sẻ thông tin và Đại sứ quán
Liên Xô rất khó tiếp cận và thu thập được những thông tin đầy đủ, chính xác về

các kế hoạch, chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam. Tin tức để chuyển về
Moscow chủ yếu có được thông qua kênh Đại sứ quán Ba Lan và Tiệp Khắc ở Hà
Nội1. Không chỉ có vậy, nhiều báo cáo của Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội đã viết
về một không khí bất bình thường, thậm chí là nghi kỵ bao trùm quan hệ Việt –
Xô. Báo cáo của Đại sứ quán Liên Xô cũng ca thán rằng, Đảng Lao động Việt
Nam đưa ra các biện pháp hạn chế hoạt động của chuyên gia Liên Xô như quy
định nội dung làm việc, tổ chức làm việc với chuyên gia theo quy định bảo mật,
thay đổi cách thức và nội dung làm việc với chuyên gia… 2. Đại sứ quán Liên Xô
phàn nàn rằng, nhiều đơn vị tên lửa do Liên Xô viện trợ, nhưng Việt Nam không
để chuyên gia Liên Xô đến kiểm tra thực địa, quan sát hoạt động tác chiến; trong
khi đó, chuyên gia Trung Quốc lại được tiếp cận hết sức dễ dàng. Đại sứ quán
Liên Xô cũng thể hiện thái độ bất bình trước việc “các quan chức Việt Nam liên
tục vi phạm thoả thuận với Liên Xô trong thu thập, nghiên cứu vũ khí, khí tài
chiến lợi phẩm của Mỹ”3. Báo cáo của Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Liên Xô V.
Zvezdin tại Việt Nam gửi về nước ngày 14-3-1967 viết: “Nhóm chuyên gia thu
lượm, nghiên cứu chiến lợi phẩm của Mỹ tại Việt Nam phải làm việc trong điều
kiện không thuận lợi. Các đồng chí Việt Nam thường xuyên cản trở chuyên gia
Liên Xô tiếp cận mẫu vật”4. Báo cáo nhấn mạnh: “Tình trạng tương tự cũng xảy ra
đối với việc chia sẻ thông tin quân sự”5, cho rằng, việc trao đổi thông tin, cung cấp
1 АВП РФ. Ф. 79. Оп. 21. П. 25. Д. 18; АВП РФ. Ф. 079. Оп. 20. П. 49. Д. 26; АВП РФ Ф. 079. Оп. 21.
П. 51. Д. 8.....
2 АВП РФ. Ф. 079. Оп. 20. П. 49. Д. 26; АВП РФ. Ф. 79. Оп. 22. П. 61. Д. 28...
3 Справка о работе спецгруппы советских специалистов по изучению
американской военной техники,14 марта 1967 г, Посольства СССР в ДРВ, Сов.
секретно. Экз.2.
4 Справка о работе спецгруппы советских
американской военной техники, Указ. Соч.

специалистов


по

изучению

5 Справка о работе спецгруппы советских
американской военной техники, Указ. Соч.

специалистов

по

изучению

11


thông tin, tinh thần hợp tác… của Việt Nam không tương xứng với viện trợ mà
Việt Nam đã nhận của Liên Xô, nỗ lực viện trợ của Liên Xô không trở thành ảnh
hưởng chính trị lớn hơn đối với Việt Nam. Trong một báo cáo khác của Đại sứ
Liên Xô tại Hà Nội gửi về Moscow đã phê phán Việt Nam lãng phí viện trợ, đưa
ra con số: Cuối năm 1966, khoảng 26 triệu rúp (hơn 29 triệu đôla) giá trị thiết bị
công nghiệp không dùng đến bị chất đống ở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà1.
3. Kết luận
Việt Nam và Liên Xô có mối quan hệ hết sức đặc biệt, tuy cách xa nhau
về địa lý những lại gắn bó hết sức chặt chẽ. Quan hệ đặc biệt ấy đã để lại dấu ấn
trong sự phát triển của mỗi nước, nhất là Việt Nam và cũng từ đó sản sinh ra một
khối lượng phong phú, to lớn các văn bản, giấy tờ, các vật mang tin... liên quan
đến lịch sử hai nước.
Trải qua nhiều biến động xã hội với chiến tranh, thay đổi thể chế..., song
các tài liệu luôn được các cơ quan lưu trữ Liên bang Nga bảo quản đầy đủ và ở

mức độ tối ưu; trong đó có một khối lượng lớn, đa dạng tài liệu liên quan đến
lịch sử Việt Nam. Trong sự phong phú, đa dạng ấy, các tài liệu lưu trữ giấy (văn
bản) từ hoạt động của các cơ quan, tổ chức các cấp khác nhau và cá nhân liên
quan Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng, lưu chứa nhiều thông tin lịch sử
quan trọng, quý báu, bổ khuyết cho tài liệu lưu trữ trong nước, đáp ứng nhu cầu
nhận thức, làm rõ hơn nhiều sự kiện và vấn đề lịch sử.
Cùng với các cải cách trong lĩnh vực lưu trữ và sự tiến bộ của khoa học
lưu trữ, sự phát triển của Internet và những phá bỏ rào cản trong giải mật tài liệu,
người đọc, nhà nghiên cứu có khả năng tiếp cận nhiều tài liệu lưu trữ của Liên
bang Nga ở những cơ sở lưu trữ khác nhau thuộc nhiều cấp độ; qua đó, các hạn
chế trong biên soạn lịch sử Việt Nam xuất phát từ việc khai thác sử liệu từng
bước được khắc phục.
Cũng cần phải nói thêm rằng, khai thác nguồn sử liệu phong phú ấy ở
Liên bang Nga là hết sức cần thiết đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam, song
tiếp cận khai thác chúng dưới góc độ cá nhân tương đối khó khăn, gặp không ít
rào cản, mà rào cản đầu tiên chính là phương tiện vật chất. Vì sự phát triển của
1 Справка о работе спецгруппы советских
американской военной техники, Указ. Соч.

12

специалистов

по

изучению


khoa học lịch sử, vì một nền sử học khách quan, chân thực, khai thác nguồn sử
liệu về Việt Nam tại Liên bang Nga cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức

năng và sự vào cuộc ấy cần được thực hiện một cách nhanh chóng và trong
khoảng thời gian gần nhất có thể.

13



×