Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Quy trình phát triển sản phẩm mới tại công ty cổ phần diana

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.25 KB, 8 trang )

Quy trình phát triển sản phẩm mới tại Công ty cổ phần Diana Công ty Diana là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm chăm
sóc phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam - chuyên sản xuất các mặt hàng từ giấy và
bột giấy như BVS Diana, tã giấy cho trẻ em Bobby, tã giấy cho người lớn Caryn
& khăn giấy ướt Care. Với phương châm "Đưa tiến bộ của thế giới đến với phụ
nữ Việt Nam", ngay từ khi có mặt tại Việt Nam, Diana luôn đi đầu trong việc áp
dụng những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực này vào sản xuất trong nước, tạo
ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất với mức giá phù hợp với người tiêu
dùng Việt Nam. Công nghệ sản xuất Băng vệ sinh và Tã trẻ em của Diana là dây
chuyền hiện đại bậc nhất hiện nay tại Italy và Việt Nam.
Từ năm 1999 cho đến nay sản phẩm Diana luôn được bình chọn là hàng Việt
Nam chất lượng cao. Diana là công ty sản xuất BVS đầu tiên và duy nhất tại
Việt Nam được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 9001:2000 (do tổ chức SGS-Vương
quốc Anh cấp) và là sản phẩm đầu tiên và duy nhất được Hội sản phụ khoa
khuyên dùng. Cho đến nay, thị phần của Công ty trên thị trường Băng vệ sinh và
tã trẻ em có mức tăng trung bình 30% năm.
Công ty đạt được những thành tựu như vậy là nhờ sự rõ ràng và hiệu quả trong
các quy trình tác nghiệp. Hầu hết các quy trình hoạt động trong công ty đều
được chuẩn hóa, áp dụng nghiêm túc từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, trong thời


gian gần đây, công ty gặp phải không ít những khó khăn do sự thay đổi nhanh
chóng của môi trường kinh doanh, đặc biệt là quy trình phát triển sản phẩm mới.
Quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần Diana liên quan đến
nhiều phòng ban, bộ phận khác nhau: Phòng marketing, phòng kế hoạch và mua
hàng, phòng phát triển sản phẩm, phòng sản xuất và phòng kinh doanh. Quy
trình tổng thể được mô tả ở mô hình dưới đây:

Giai đoạn 1:
Từ những nghiên cứu thị trường về hành vi tiêu dùng, nhu cầu đang tăng lên của
người tiêu dùng về một sản phẩm mới hay những tính năng mới của những sản



phẩm hiện tại của công ty, phòng Marketing có nhiệm vụ lập kế hoạch tổng thể
về việc phát triển sản phẩm mới với sự thống nhất của phòng phát triển sản
phẩm, phòng mua hàng và phòng sản xuất. Ngay sau đó, sản phẩm mới sẽ được
phòng phát triển sản phẩm nghiên cứu và cùng phòng sản xuất sản xuất thử và
cải tiến dần chất lượng của sản phẩm cho đến lúc đạt được kết quả mong muốn
nhất. Kết quả này sau đó được chuyển qua phòng mua hàng để tính toán chi phí
và lợi nhuận dự kiến, từ đó mới đi đến quyết định về tính khả thi và việc thực
hiện của kế hoạch. Trong suốt quá trình đó, phòng marketing phải liên tục theo
sát tình hình.
Giai đoạn 2:
Một khi tính khả thi của kế hoạch được xác nhận, phòng marketing sẽ tiếp tục
phát triển những yếu tố liên quan đến sản phẩm như thiết kế bao bì sản phẩm,
quy cách đóng gói và những thiết kế liên quan khác. Ở giai đoạn này, phòng
marketing có thể mà việc với bộ phận thiết kế của công ty hoặc thuê công ty
thiết kế chuyên nghiệp ở bên ngoài tùy thuộc vào độ phức tạp và đòi hỏi tính
sáng tạo của việc thiết kế kèm với ngân sách dành cho sản phẩm. Thông thường
đối với những sản phẩm có ngân sách nhiều việc thiết kế sẽ được thực hiên bởi
những công ty thiết kế chuyên nghiệp ở ngoài.
Giai đoạn 3:


Ở giai đoạn này những thiết kế hoàn chỉnh sẽ được chuyển qua phòng mua
hàng. Từ đó, phòng mua hàng sẽ làm việc với các nhà cung cấp để mua nguyên
vật liệu mới cho sản phẩm và đặt sản xuất các loại bao bì cần thiết. Đồng thời,
phòng mua hàng có nhiệm vụ thông báo ngày dự kiến có nguyên vật liệu đầy đủ
để tiến hàng sản xuất. Mặt khác, phòng mua hàng cũng phải yêu cầu nhà cung
cấp gửi nguyên vật liệu & bao bì mẫu để tiến hành kiểm tra chất lượng. Trong
suốt quá trình này, phòng marketing cũng phải liên tục bám sát để lên kế hoạch
cho các hoạt động markeing cho sản phẩm mới.

Giai đoạn 4:
Khi nguyên vật liệu mới đã được nhập về công ty, sản xuất tiến hành chạy thử
máy và lên kế hoạch sản xuất ngay sau đó. Đồng thời kế hoạch hoạt động
marketing và kế hoạch kinh doanh cũng phải được hoàn thành. Chính sách về
giá cả sản phẩm cũng được quyết định trong giai đoạn này. Đến giai đoạn này
mọi thứ gần như phải được đặt vào đúng vị trí của nó để sản phẩm mới được
tung ra thị trường một cách thuận lợi nhất.
Giai đoạn 5:
Khi sản phẩm đã được đặt lên bệ phóng, nhiệm vụ của phòng marketing và
phòng kinh doanh ở giai đoạn này rất quan trọng. Sản phẩm lúc này cần được
truyền thông, quảng báo hiệu quả và cũng cần được phân phối rộng khắp, tạo


được hình ảnh tốt với người tiêu dùng trong giai đoạn đầu tung sản phẩm, giai
đoạn gần như quyết định sự sống còn của sản phẩm sau đó.
Quy trình phát triển sản phẩm mới tại Diana nhìn qua có vẻ rất rõ ràng, các giai
đoạn được lập một cách thống nhất. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế của việc phát
triển sản phẩm mới rất nhiều vấn đề nảy sinh và gây nhiều khó khăn cho việc
quản lý.
Thứ nhất, đó là sự không rõ ràng trong trách nhiệm của các phòng ban. Nhiệm
vụ của các phòng ban tưởng chừng như được phân chia rõ ràng nhưng khi có sự
cố xảy ra, gần như tất cả đều quy về cho phòng marketing chẳng hạn như thiết
kế mà phòng marketing đưa ra không phù hợp, phòng marketing không thông
báo rõ ràng về kế hoạch cho các phòng ban khác…
Thứ hai, thông tin nội bộ trong suốt quá trình không được thông suốt. Gần như
phòng marketing phải làm nhiệm vụ liên lạc với các phòng ban, như đi hỏi
phòng mua hàng về ngày dự kiến có nguyên vật liệu, sau đó thông báo cho các
phòng ban khác, trong khi đó, đáng ra phòng mua hàng phải trực tiếp thông báo
cho các phòng ban khác.
Để cải thiện được những tồn tại này, quy trình phát triển sản phẩm mới này đòi

hỏi được làm rõ hơn nữa ở phần trách nhiệm của các phòng ban. Yếu tố này cần
được phân chia rạch ròi ra thành: Phòng chịu trách nhiệm chính (người chịu
trách nhiệm chính), phòng thực hiện (người thực hiện) và phòng liên quan


(người liên quan). Như thế các phòng ban sẽ làm việc nhiệt tình hơn và thông
suốt hơn. Ngoài ra, quy trình về thông tin nội bộ giữa các phòng ban cũng cần
phải được làm rõ ràng hơn về việc thông tin nào thì phòng ban nào có trách
nhiệm thông báo.

Câu 2:
Sau khi học môn quản trị tác nghiệp tôi thấy có thể áp dụng các nội dung sau
vào công việc của doanh nghiệp cụ thể là:
- Công tác dự báo: Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các
sản phẩm về chè nên dự báo nhu cầu (doanh số bán hàng) của công ty là rất
quan trọng. Công ty có thể sử dụng phương pháp định tính để xác định nhu
cầu, doanh thu bằng cách tổng hợp doanh thu từ các nhà phân phối hàng của
công ty, điều tra thị trường người tiêu dùng và trên cơ sở giá đối thủ cạnh
tranh và lợi thế khác biệt của sản phẩm và hội đồng định giá của công ty đề
xuất giá cho phù hợp cho sản phẩm tại mỗi thời điểm. Ngoài ra Công ty có
thể sử dụng phương pháp dự báo chuỗi thời gian căn cứ vào số liệu thống kê
trong quá khứ và các yếu tố ảnh hưởng tới hiện tại và dự báo nhu cầu giá
của chè trên thế giới trên tạp chí để xác định nhu cầu.
- Áp dụng trong công tác lập kế hoạch tổng hợp và lập kế hoạch nhu cầu
nguyên vật liệu. Trên cơ sở dự báo nhu cầu trong từng thời vụ, một năm và


trong kế hoạch trung và dài hạn. Căn cứ vào khả năng máy móc thiết bị, lực
lượng lao động sẵn có đặt hàng đối các nhà cung cấp nguyên nhiên vật liệu,
phụ tùng chi tiết máy phục vụ cho sản xuất một cách phù hợp từng tháng,

từng quí, năm. Đối với nguyên nhiên vật liệu chính (lá chè tươi) được mua
ổn định từ nhà cung cấp nên không dự trữ nhiều tránh lãng phí dư thừa tồn
kho vật tư
- Không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm: Thông thường, người ta rất
dễ chấp nhận ý tưởng cho rằng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm là
phải tập trung cải tiến và nâng cao đặc tính kỹ thuật, sự hoàn thiện của sản
phẩm. Quan niệm này sẽ dẫn đến xu hướng đồng hóa việc đầu tư vào đổi
mới dây chuyền sản xuất, công nghệ sản xuất là nâng cao chất lượng sản
phẩm. Trong nhiều trường hợp, quan niệm này tỏ ra đúng đắn, nhất là khi
sản phẩm đang được sản xuất ra với công nghệ quá lạc hậu. Tuy nhiên, chất
lượng đã vượt ra khỏi phạm vi của sản phẩm. Doanh nghiệp sản xuất ra các
sản phẩm có chất lượng và nhờ những sản phẩm tốt mà Thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng được khách hàng tín nhiệm. Song muốn thật sự được người
tiêu dùng tín nhiệm, thì cùng với sản phẩm tốt, doanh nghiệp còn phải thực
hiện một loạt dịch vụ cần thiết khác như: bảo hành, hướng dẫn sử dụng, bảo
dưỡng kỹ thuật định kỳ và các dịch vụ phụ trợ khác. Điều đó có nghĩa là
doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm tốt mà còn phải giúp khách hàng giải
quyết các vấn đề nẩy sinh trong khi sử dụng.


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình “quản trị hoạt động” – ĐH Griggs
2. Tài liệu được cung cấp bởi Công ty cổ phần Diana



×