Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Giáo trình Trồng Cây chè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.82 MB, 81 trang )

132

Phần IV

KỸ THUẬT TRỒNG CHÈ
Chương 15: CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG CHÈ
Giống là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp do loài người tạo ra; nó là một
quần thể cây trồng có những đặc điểm sinh vật học, sinh lý, hình thái đặc trưng nhất định,
có giá trị kinh tế, thích hợp với những khu vực nhất định, do đó đòi hỏi chế độ canh tác nhất
định.
Trong các điều kiện môi trường sống và điều kiện kỹ thuật canh tác thích hợp, các giống tốt
có tác dụng tăng năng suất và phẩm chất (xét cả về hiệu quả kinh tế và kỹ thuật), đồng thời
có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh, nhờ đó công tác phòng trừ các sâu
bệnh hại có hiệu quả tốt hơn, ít tốn kém hơn. Giống tốt còn có ý nghĩa trong việc tăng vụ,
bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, tăng cường cơ giới hóa, giảm bớt chi phí lao động (tăng năng
suất lao động).
Nhiều tác giả cho rằng mức độ sử dụng giống tốt trong sản suất nông nghiệp phản ánh trình
độ sản xuất nông nghiệp của một nước.
Chè là cây công nghiệp dài ngày,
chu kỳ đời sống khoảng 30 – 40
năm, thậm chí có thể kéo dài đến
100 năm, do đó chọn giống tốt, phù
hợp với từng vùng, điều kiện sản
xuất càng có ý nghĩa quan trọng ( vì
không thể tùy tiện và dễ dàng thay đổi
giống trên nương chè một cách chủ quan,
duy ý chí).

Hiện nay, xu hướng chọn giống đối
Hình 4.1 Vườn chè LDP2 tại Trung tâm nghiên cứu với cây dài ngày nói chung, cây chè
thực nghiệm chè Lâm Đồng


nói riêng là: trên cơ sở tăng sản
lượng của vườn chè trong suốt chu
kỳ sinh trưởng, người ta có khuynh hướng chọn lọc các giống chè có phẩm chất tốt với năng
suất thật cao, thời gian kiến thiết cơ bản ngắn, đồng thời cũng rút ngắn thời gian chu kỳ kinh
doanh, nhằm sớm tận thu và khai thác giá trị kinh tế của vườn chè, giảm rủi ro do những


133

bấp bênh của sản xuất nông nghiệp; và có thể sớm thay đổi giống, tận dụng được những tiến
bộ kỹ thuật hiện đại.
15.1

Đặc điểm của công tác chọn lọc giống chè

Chè là loại cây công nghiệp lâu năm với những đặc điểm sinh trưởng dinh dưỡng, sinh
trưởng sinh thực và phẩm chất (nguyên liệu và chế biến) khá phức tạp và bị chi phối mạnh bởi
giống, các điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác - quản lý, do đó trong công tác chọn lọc
giống chè cần lưu ý một số đặc điểm:
- Phải kiên trì tiến hành khảo sát, chọn lọc lâu dài.
Bảng 4.1 Thời gian tối thiểu cần để đánh giá các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát
triển của các giống chè cành và chè hạt (Visser, 1969)
Dòng chè cành
. 2 – 3 năm để chọn lọc những cây mẹ

Chè hạt
. 6 – 8 năm để chọn lọc cha mẹ
(progenitor)
. 4 – 5 năm để khảo sát dòng
. 5 – 6 năm để có cây mang hạt

. 4 – 5 năm để khảo sát thế hệ con
. 2 năm để khảo sát trong điều kiện sản xuất . 6 – 7 năm cho các khảo nghiệm đồng
ruộng
Tổng cộng: 8 – 10 năm
21 – 26 năm
- Ngoài năng suất, phẩm chất búp chè tươi nguyên liệu cũng là điều cần được quan tâm
đúng mức (phẩm chất chè nguyên liệu quyết định đến phẩm chất chè chế biến).
- Bên cạnh việc phát triển các diện tích chè mới bằng các giống tốt, cần lưu ý thay những
vườn chè già cỗi, lẫn tạp bằng những giống chè mới, tốt, đồng đều (ghép cải tạo).
- Đảm bảo cung cấp nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời giống tốt cho trồng mới.
15.2
15.2.1

Tiêu chuẩn giống chè tốt
Chỉ tiêu sinh trưởng

- Cây sinh trưởng khỏe, có khả năng phân cành mạnh, tán cây rộng, thấp.
- Đặc điểm của lá: các tương quan thuận giữa kích thước lá và năng suất (Mamedov, 1961),
và giữa kích thước lá, số lá và năng suất (Toyao, 1965) cho thấy tầm quan trọng của kích
thước lá, nhưng các kết quả ngược lại cũng đã được xác nhận (Visser, 1969).


134

Các kết luận cho rằng các giống chè lá nhỏ cho năng suất thấp hơn chè lá lớn được xem là
chủ quan, bởi vì ngoài kích thước lá, năng suất chè còn bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm khác
như cách sắp xếp lá trên cây. Tất nhiên cũng không thể kết luận rằng chỉ có góc lá quyết
định năng suất của cây chè.
Bảng 4.2 Trọng lượng khô trung bình (kg) của búp được thu hoạch trong 5 năm biến động
theo góc lá (Banerjee, 1991)

Trung bình
góc lá

Trung bình trọng lượng khô
búp thu hoạch trên mỗi cây

Trung bình
góc lá

Trung bình trọng lượng khô
búp thu hoạch trên mỗi cây

(o)

(± SE)

(o)

(± SE)

40

6,41 ± 2,13

68

8,23 ± 3,01

47


6,32 ± 3,12

70

8,60 ± 2,93

50

8,45 ± 2,12

78

6,89 ± 2,85

56

8,43 ± 3,54

80

7,20 ± 2,65

58

8,42 ± 2,75

85

6,75 ± 2,73


63

8,70 ± 2,31

- Kích thước tán lớn, mật độ búp/tán cao, trọng lượng búp lớn ( lưu ý cần đánh giá tương quan
giữa diện tích tán, mật độ búp trên tán và kích thước – trọng lượng búp tươi, khô ). Diện tích tán và mật
độ búp trên tán được xem lá những chỉ tiêu cơ bản cho các giống chè có tiềm năng năng
suất cao mặc dù người ta vẫn chưa có cơ sở để kết luận rằng năng suất chè chỉ lượng quan
đến số lượng búp thu hoạch được.
* Khảo sát mật độ búp bằng khung vuông cạnh 25 x 25cm, mật độ búp đạt yêu cầu là:
+ Giữa tán: 14,5 búp/ô.
+ Mép tán: 5,0 búp/ô.
- Tỷ lệ búp mù cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Bên cạnh mật độ búp trên tán, cần phân biệt
giữa búp mù và búp bình thường ( trong đó cần lưu ý xác định quy cách búp mù, tỷ lệ búp mù ).
Không thể có giống tốt nếu giống chè có mật độ búp trên tán cao, nhưng đồng thời tỷ lệ búp
mù cũng quá cao.
- Khả năng tích lũy chất khô: theo Magambo và Cannell (1981), Banerjee (1991), sản lượng
chè cơ bản phụ thuộc vào sự tổng hợp và tích lũy chất khô của cây. Rất tiếc chỉ tiêu này
chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình chọn giống. Có rất nhiều quan điểm khác
nhau khi đáng giá sản lượng cây chè trên quan điểm khả năng tổng hợp chất khô: Visser


135

(1969) cho rằng tổng số lá quyết định trực tiếp đến năng suất (hơn là diện tích tán), song
nhiều tác giả khác tin rằng chỉ số diện tích lá (LAI) là chỉ tiêu tốt hơn trong chọn giống.
Trong khi lá lớn được xem là yếu tố mong đợi cho việc hình thành búp nặng (Barua, 1963a), nhưng xét về
khả năng sản suất chất khô, các lá có kích thước trung bình, hơi thẳng đứng có tiềm năng cho năng suất tốt
hơn (Banerjee, 1991).


- Thời gian sinh trưởng trong năm (chu kỳ phát dục hàng năm) kéo dài.
Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu cần theo dõi khi chọn lọc cây chè mẹ cho năng suất trong nhân
giống chè
Đặc điểm

Chỉ tiêu theo dõi

. Đặc điểm của búp

. Tỷ lệ búp mù. Quy cách hái

. Kích thước lá

. Lá nhỏ (năng suất thấp?); lá lớn (năng suất cao hơn?)

. Sinh trưởng

. Khối lượng hái, đốn. Khả năng phục hồi sau đốn

. Diện tích tán

. Mật độ búp đủ tiêu chuẩn hái/tán

. Diện tích lá

. Mật độ lá

15.2.2

Chỉ tiêu sản lượng


- Giống mới phải có năng suất cao và ổn định, không bị hiện tượng sản lượng cách lứa. Chè
là cây dài ngày do đó năng suất của giống mới thường phải cao hơn giống đối chứng > 30%
thì mới đạt yêu cầu.
- Năng suất chè không chỉ biến động theo vùng sản xuất, mùa vụ mà còn thay đổi rất nhiều
theo kiểu gene, độ cao, điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai (Carr, 1972), do đó trong công tác
chọn lọc giống hiện nay, mối tương tác giữa kiểu gene và môi trường đã được quan tâm
đúng mức hơn. Một cây trồng được chọn lọc trong một môi trường nhất định chỉ dựa trên
năng suất không thôi thường thất bại khi chuyển sang các vùng khác. Nói cách khác, điều
cần thiết không phải chỉ là chọn những cây có tiềm năng cho năng suất và phẩm chất tốt mà
cũng lưu ý đảm bảo rằng cây được chọn có khả năng thích nghi cao với các điều kiện môi
trường khác nhau. Về nguyên tắc, sự thể hiện của kiểu gene trong các môi trường cần được
đánh giá tại ít nhất ba vùng khác nhau trước khi giống được phóng thích.
- Cũng cần lưu ý theo dõi sự tương quan giữa năng suất với diện tích mặt tán.


136

* Ở Trung Quốc, giống chè tốt giúp tăng sản lượng 127% so với đối chứng. Ở Liên Xơ (cũ),
năng suất giống chè Gruzia 1 cao hơn giống địa phương là 27,3%, còn năng suất của giống
chè Gruzia 2 cao hơn giống địa phương 47,7%.
15.2.3

Chỉ tiêu về phẩm chất

Về ngun tắc phẩm chất của giống mới phải tốt hơn giống cũ. Hàm lượng tanin trong búp
chè giống mới phải cao hơn đối chứng 1 – 3%, tương tự hàm lượng chất hòa tan của giống
mới phải cao hơn của giống cũ 2 – 3%
Có thể nói chất lượng là phần chủ yếu trong cơng tác giống chè, thế nhưng các chọn lọc
giống chỉ theo chất lượng đã khơng thành cơng. Wight và Barua (1954) xác định sự tương

qua giữa hình thái và chất lượng chè: búp chè có lơng tơ có chất lượng tốt hơn chè khơng có
lơng tơ bất chấp màu sắc lá. Về lơng tơ trên lá non Wight và Barua (1954) xác định thứ tự
tăng dần theo chất lượng như sau:
- Lá trơn với một ít lơng ở gân giữa lá.
- Phiến lá có lơng tơ thưa ở gần gân
giữa lá.
- Lơng tơ phân bố đến khoảng ½ khoảng
cách từ gân chính đến mép lá.
- Lơng tơ phủ tồn bộ mặt dưới lá.
- Lơng tơ tạo ở mặt dưới lá một lớp mịn
dày.
Các nghiên cứu ghi nhận tương quan
chặt giữa chất lượng chè, nhất là chè
Hình 4.2 Tương quan giữa mật độ lông
tơ và chất lượng trà (theo Wight truyền thống với thứ tự sắp xếp của lơng
và Gilchrist, 1959)
tơ trên búp chè. Visser (1969) tin rằng
sự kết hợp giữa sắc tố do anthocyanin và lơng tơ trên búp ảnh hưởng đến chất lượng chè ở
Sri Lanka.
Ngồi ra, tuy còn nhiều tranh luận, một số tác giả cho rằng màu sắc của lá cũng ảnh hưởng
đến chất lượng búp: màu xanh q đậm hay nhạt đều là biểu hiện của chất lượng xấu. Chất
lượng, trên cơ sở màu sắc nước, độ mạnh và hài hòa của hương vị, được xem là tốt nhất khi
lá chè có màu xanh ‘tối thích’ (Wight và ctv., 1963).


137
Tuy nhiên, thực tế cơ chế sinh tổng hợp các hợp chất dễ bay hơi có liên quan đến phẩm chất

chè không phải luôn liên hệ đến các đặc điểm hình thái lá (Wickremasinghe, 1978; Takeo,
1984).

Tần suất xuất hiện tinh thể oxalate
calci trong các tế bào nhu mô của
cuống lá, chỉ số libe (phloem
index)(1) của Wight (1958), cũng là
một chỉ tiêu có giá trị để đánh giá
chất lượng chè nguyên liệu. Chè có
chỉ số libe thấp thường có chất
lượng thấp và ngược lại. Sự tương
tác giữa lông tơ và chỉ số libe cho
thấy vai trò tổng hợp của hai chỉ
tiêu này có ý nghĩa hơn đối với
chất lượng chè nguyên liệu.
Chỉ số libe biến động khá lớn do
cách lấy mẫu cũng như tác động
của các yếu tố môi trường, và quan
trọng hơn, biểu hiện kiểu hình
(phenotypic) của nó không cho
phép chọn lọc phẩm chất bằng mắt,
do đó tầm quan trọng của nó như là
một chỉ tiêu chọn lọc hơi bị hạn
chế (Visser, 1969).
Thường chè Shan có phẩm chất tốt
hơn các thứ chè khác.
15.2.4
tranh

Chỉ tiêu về tính cạnh

Sự cạnh tranh không thường được
quan tâm trong chọn lọc giống chè

Năm mức độ lông tơ ở mặt dưới lá thứ nhất được thể
có thể vì người ta đã quá nhấn
hiện bằng số từ 1 đến 5 (theo Wight và Gilchrist, 1959)
mạnh đến sinh trưởng. Bên cạnh
Hình 4.3 Tương quan giữa chỉ số libe và chất lượng.

1

Phloem index: the frequency of calcium oxalate crystals in parenchymatous cells of the tea leaf petiole.


138

đó, ở cây chè sự cạnh tranh không xuất hiện quá rõ ràng vì các biện pháp hái, đốn và rút
ngắn khoảng cách trồng rõ ràng không thúc đẩy sự cạnh tranh (Rahman và ctv., 1981).
Nhưng theo Cannell và ctv. (1977), sự cạnh tranh có thể được quan sát được trong suốt quá
trình tạo khung tán, và một số giống có tốc độ sinh trưởng cao có thể cạnh tranh với những
giống khác.
Mặc dù quá trình cạnh tranh diễn ra liên tục ở rễ, song về mặt kiểu hình nó không quan sát
được, do đó Cannell và ctv. (1977) xem tốc độ phát triển tương đối của phần trên mặt đất
như là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng cạnh tranh của cây chè. Điều này vẫn còn gây
tranh cải vì sự sinh trưởng của bộ phận trên mặt đất còn phụ thuộc vào tình trạng ngủ nghỉ,
ngừng sinh trưởng (Barua và Wight, 1959) và những yếu tố môi trường khác (Carr, 1972).
Tuy nhiên, để chọn lọc những giống có khả năng cạnh tranh tốt hơn, cần ghi nhớ những vấn
đề sau:
- Tương quan giữa năng suất của các cây riêng rẽ với diện tích tán.
- Có phải những cây mọc xung quanh cây lớn có xu hường nhỏ hơn hay không và ngược lại.
- So sánh năng suất búp trên mỗi đơn vị diện tích tán và năng suất mỗi tán với tổng số hay
trung bình của những cây kế cận. Tất nhiên diện tích của mỗi tán cần được ghi nhận.
15.2.5


Chỉ tiêu về tính chống chịu

Giống là biện pháp cơ bản nhất và kinh tế nhất để giải quyết các vấn đề về tính chống chịu.
Giống mới phải có khả năng thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh, chịu hạn, chịu rét tốt,
chống chịu cao với sâu bệnh hại.
Thực tế, có rất ít tiến bộ trong việc tạo giống chè kháng sâu, bệnh, nhện hoặc tuyến trùng.
Tính chống chịu hay nhiễm bệnh trên lá của các giống chè biến động rất lớn tùy theo thế lá
(Banerjee, 1987).
Tương tự, tạo giống chuyên chống chịu hạn chưa được tập trung, nhưng người ta thấy rằng
sự khác nhau về khả năng ăn sâu của rễ là một yếu tố quan trọng để cây chịu hạn.
Ở những vùng khí hậu lạnh như vùng chè Nhật Bản, cây chè có giai đoạn ngủ đông, thời
gian thu hoạch trong vụ Xuân được xem là một chỉ tiêu quan trọng để theo dõi ( hái búp sớm
có nghĩa là cây sinh trưởng mạnh hơn ) (Toyao, 1965). Hái búp sơm còn là một đặc tính quan
trọng thể hiện chất lượng tốt, nhất là chỉ số hương liệu (Hazarika và ctv., 1984). Thế nhưng


139

ở những vùng rét nặng, thu hoạch muộn lại được chọn, mặt dù có thể năng suất và phẩm
chất không được cao.
* Khả năng chịu lạnh của một số dòng chè Gruzia:
Chịu được nhiệt độ mùa đông
Gruzia 1, 2, 3, 4, 5, 15, 16

< - 8o C

Gruzia 6, 10, 11

- 15oC


Gruzia 7, 8, 12
15.3

- 20oC  - 25oC

Một số nguyên tắc cơ bản của công tác chọn lọc giống

- Phải xác định mục tiêu, phương hướng chọn giống rõ ràng, chính xác.
- Chọn vật liệu khởi đầu thích hợp.
- Chọn lọc phải dựa trên những tính trạng trực tiếp và tính trạng tổng hợp.
- Vật liệu chọn giống cần được trồng trong điều kiện thích hợp và đồng đều.
- Vườn chọn giống cần được đầu tư chăm sóc tốt, kỹ thuật canh tác hiện đại để tăng cường
bồi dưỡng giống.
- Muốn có giống thích hợp cho môi trường nào thì cần tiến hành chọn lọc trong môi trường
ấy.
- Cần kết hợp chọn lọc ngoài đồng và trong phòng. Aùp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật hiện đại để có thể khảo sát và nhân nhanh nhất những giống thích hợp, nhằm rút giảm
tối đa thời gian chọn tạo giống.
Hiện nay theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu Chè Phú Hộ, dòng chè cành PH 1 có năng
suất, phẩm chất tốt nhất, thích hợp làm nguyên liệu chế biến chè đen, tuy nhiên không được
người trồng chè Lâm Đồng chấp nhận. Tại Lâm Đồng, các dòng chè cành TB 14 và LĐ97
đang rất được người trồng chè ưa chuộng.
15.4

Sự lai giống chè

Cây chè là cây giao phấn, nên vườn chè trồng từ hạt thường rất đa dạng về kiểu gene. Tuy
nhiên cây chè lai tự do không phải là cây có năng suất, phẩm chất tốt. Do đó cần tiến hành
lai giống nhằm tái tổ hợp các gene tốt lại với nhau.



140

Kết quả của việc lai tạo các dòng khác nhau có thể cải thiện ưu thế lai thể hiện ở năng suất
cao hơn, nhưng không kháng được dịch hại và bệnh (Bezbaruah, 1974).
Vấn đề chính trong lai giống chè là việc tự thụ và giao phấn tự nhiên không giúp ích gì cho
quá trình lai tạo. Hạt và cây phát triển từ quá trình tự thụ hầu hết là không có sức sống và do
đó ít có giá trị trong lai giống.
Sản xuất cây đơn bội in vitro từ hạt phấn đã gia tăng đáng kể khả năng sản xuất dòng nhị bội
thuần (Raina và Iyer, 1982), nhưng điều này sẽ cũng bao gồm việc sản xuất nhiều cây cho
tương hợp chéo (cross – compatibility), là điều không thể hiện nay. Do đó trong bước đầu
của chương trình lai tạo, người ta quan tâm đến lai giữa các dòng (Bezbaruah, 1974). Các
bước chính như sau:
- Chọn cặp bố mẹ trên cơ sở các khảo nghiệm bước đầu về tiềm năng năng suất và phẩm
chất của chúng.
- Nhân giống vô tính cây bố mẹ. Trồng, lai tạo và thu hạt giống trong điều kiện tự nhiên.
- Sản lượng các cây F1 sau đó được đánh giá ở nhiều điều kiện sinh trưởng khác nhau.
Lợi ích, về năng suất và phẩm chất, có được từ cây lai F 1 đáng giá hơn những vấn đề phát
sinh trong việc tổ chức thụ phấn.
15.5

Phương pháp chọn giống chè

Giống chè mới có thể là kết quả của một trong ba quá trình sau:
- Chọn lọc, phục tráng từ những vườn chè hạt sẳn có trong sản xuất.
- Nhập nội giống mới từ những nước có ngành chè phát triển, từ các trung tâm nghiên cứu
về chè trên thế giới, rồi tiến hành khảo nghiệm chọn lọc.
- Lai tạo hay gây đột biến để tạo – chọn giống mới.
15.5.1


Trình tự chọn giống

Công tác chọn giống gồm bốn bước cơ bản sau:
- Thu thập giống trong và ngoài nước để xây dựng vườn giống tập đoàn.
- Giám định và chọn những cây tốt.


141

- So sánh giống (đối chứng là giống đang phổ biến trong sản xuất đại trà).
- Nhân giống.
Thời gian đầu tư để chọn lọc một giống chè mới khoảng 8 – 15 năm, có khi lên đến 20 năm,
tùy vào tính chất của vật liệu ban đầu (tuổi cây, số lượng, tình trạng sinh trưởng), phương
pháp nghiên cứu, phương pháp nhân giống, các điều kiện kinh tế xã hội, kỹ thuật khác.
15.5.2

Một số phương pháp chọn giống chè

15.5.2.1

Phương pháp lựa chọn hỗn hợp

Nội dung của phương pháp
- Dựa vào các đặc trưng hình thái và các đặc tính kinh tế biểu hiện ra bên ngoài, chọn những
cây tốt trong quần thể nguyên
Quần thể
nguyên
thủy.
thủy

Hạt hỗn
hợp chọn
năm thứ
1
Chọn
hạt
năm
thứ 2

Giám định
và so sánh
giống
(3 – 7 năm)

Giống Quần
thể
tiêu nguyên
chuẩn thủy

Cây
cắm
cành
tốt

Gieo hạt
năm thứ 2

Cây
con tốt


Hình 4.4 Phương pháp lựa chọn hỗ hợp

Quần Giông
thể
nguyên tiêu
chuẩn
thủy

- Thu hoạch hạt giống tốt ở
những cây đã chọn, đem hỗn
hợp các hạt giống này lại (hoặc
cắt cành những cây đã chọn
đem giâm cành).
- Đem gieo chung và giám định
so sánh giống (với quần thể ban
đầu và đối chứng).
Ưu điểm của phương pháp

- Giữ được đặc tính tốt của cây
giống; đơn giản, dễ thực hiện, không cần những trang thiết bị nghiên cứu phức tạp, hiện đại
 có thể áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
- Thời gian khảo nghiệm ngắn, nhanh chóng nâng cao độ thuần của giống, nâng cao sức
sống của giống.
- Phương pháp đặc biệt có hiệu quả trên quần thể giống địa phương bị lẫn tạp nhiều, hoặc
mục tiêu chọn lọc là tăng cường khả năng thích ứng của cây đối với điều kiện môi trường
nhất định.


142


Nhược điểm của phương pháp
- Hiệu quả di truyền thấp vì chọn hỗn hợp rất khó phân biệt, tách riêng được tính di truyền
của các đời sau  không tích lũy và cũng cố được những biến dị tốt.
- Đối với quần thể đã qua lựa chọn rồi thì rất khó lựa chọn trở lại vì rất khó phân biệt các cá
thể.
15.5.2.2

Phương pháp lựa chọn tập đoàn

Phương pháp lựa chọn tập đoàn là phương pháp một trong những phương pháp chọn giống
nhanh và tốt.
Nội
Lựa chọn
cây con
bằng cành

Phân lập
từng
nhóm
năm thứ 1

dung
của
phương
pháp

Phương pháp lựa
chọn tập đoàn nói
chung tương tự như
phương pháp lựa

Quần
Giám định Giống
chọn hỗn hợp; trong
thể
và so sánh tiêu
giống chuẩn nguyên
lựa chọn tập đoàn, từ
thủy
(3 – 7 năm)
Tiến hành chọn lọc hỗn hợp
quần thể nguyên
trong tập đoàn
thủy, chọn ra những
Hình 4.5 Phương pháp lựa chọn tập đoàn
nhóm cá thể có đặc
tính khác nhau (tiêu biểu cho những nhóm tiêu chuẩn khác nhau), sau đó tiến hành lựa chọn
hỗn hợp trong những nhóm đã được phân lập. Bằng phương pháp này có thể lựa chọn được
những loại hình tốt nhất trong tập đoàn.
Gieo và
chọn cây
con năm
thứ 2

14.5.2.3

Lựa chọn cá thể

Lựa chọn cá thể là phương pháp được dùng phổ biến trong công tác chọn giống hiện nay.
Nội dung của phương pháp
Chọn những hạt hay những cành trên từng cá thể riêng biệt mang đặc tính tốt như mong

muốn rồi đem trồng thành từng dòng, sau đó quan sát, so sánh đặc điểm của từng cá thể.
Ưu điểm của phương pháp


143

- Giám định được cá thể  có thể tích lũy và cũng cố các biến dị tốt nên có khả năng tạo ra
được giống mới.
- Nếu các đặc tính được chọn lọc
chỉ có lợi cho mục đích sử dụng của
con người (không có lợi cho sinh
trưởng phát triển, duy trì nòi
giống… của cây trồng) thì chọn lọc
cá thể có hiệu quả tốt hơn so với
chọn lọc hỗn hợp.

Hình 4.6 Phương pháp lựa chọn cá thể

Giống
tiêu
chuẩn

Quần thể
nguyên
thủy

Nhược điểm
- Vì phải tiến hành chọn lọc từng
cây, theo từng dòng nên phương
pháp này phức tạp, tốn nhiều công.


- Dể đưa đến hiện tượng giao phối gần (vì chè là cây giao phấn)  ảnh hưởng đến sức sống
của giống.
Trong sản xuất, thường lựa chọn cá thể được kết hợp với phương pháp giâm cành.
15.6

Nhân giống chè bằng hạt

Hiện tại và trong tương lai, để đảm bảo độ đồng đều của vườn chè (ảnh hưởng đến năng
suất, phẩm chất), người trồng chè được khuyến cáo sử dụng cây con nhân giống vô tính:
bằng phương pháp giâm cành, ghép cây.
Tuy nhiên trước mắt, dù không được khuyến khích, song ở một số vùng ở nước ta, người
dân vẫn trồng chè bằng hạt chủ yếu vì khả năng đầu tư còn yếu và chưa đồng bộ. Ngoài ra,
chè con trồng bằng hạt còn là gốc ghép non để sản xuất cây chè ghép, phục vụ cho trồng
mới ở những vùng đất khô hạn, thiếu nước.
Tùy điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, trình độ và kỹ thuật canh tác, có thể trồng mới chè
bằng hạt theo một trong hai phương thức: gieo hạt qua vườn ươm rồi đem cây con trồng ra
ngoài ruộng sản xuất hay có thể gieo hạt trực tiếp trên ruộng sản xuất.
15.6.1

Gieo hạt ở vườn ươm rồi đem cây con ra trồng ở ruộng sản xuất


144

Trong vườn ươm (thiết kế vườn ươm tương tự như trong giâm chè cành ), tùy điều kiện cụ thể,
người ta có thể gieo hạt trên luống ươm rồi sau đó bứng cây con ra trồng hoặc có thể gieo

Hình 4.7 Cây chè con nảy mầm từ hạt


hạt thẳng vào bầu đất (thường là bầu nylon). Tuy nhiên gieo hạt trong bầu đất sẽ có nhiều
thuận lợi hơn.
Một số ưu điểm của phương pháp
- Tiết kiệm hạt giống.
- Tiện lợi cho chăm sóc và quản lý tốt cây con. Cây con xuất vườn tốt, khỏe, đều.
- Có thể lưu cây con lại vườn ươm để đợi chuẩn bị đất hoặc dự trữ cho trồng dặm.
- Cung cấp cây giống để giặm vào khoảng khuyết cây ở vườn chè trồng mới hoặc phục hồi
lại những vườn chè già.


145

Một số nhược điểm của phương pháp
- Tốn công làm vườn ươm, chăm sóc vườn ươm tỉ mỹ, đòi hỏi người dân phải có vốn và
trình độ kỹ thuật nhất định.
- Phải tốn nhiều công vận chuyển cây con ra trồng trên ruộng sản xuất.
- Nếu gieo hạt trên luống rồi bứng đi trồng thì tỷ lệ chết cao hơn do bể bầu, đứt rễ.
- Giá thành cây con cao  chi phí đầu tư trồng mới lớn.
- Trong thời gian đầu trồng mới ra ruộng sản xuất, đòi hỏi phải chăm sóc kỹ (tưới nước, giữ
ẩm, che nắng, trừ cỏ, phòng trừ sâu bệnh…) thì tỷ lệ sống của cây chè con mới cao, ít mất
khoảng.
15.6.2

Gieo thẳng hạt giống ra ruộng sản xuất

Hạt chè được gieo trực tiếp ra ruộng sản xuất theo hàng hoặc theo hốc đã chuẩn bị sẳn ( xem
thêm ở phần trồng mới).
Một số ưu điểm của phương pháp
- Kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn công quản lý, chăm sóc cây con,
- Giá thành cây giống thấp  chi phí đầu tư ban đầu cho trồng mới thấp.

Nhược điểm của phương pháp
Gieo hạt trực tiếp ra vườn sản xuất tốn nhiều hạt giống, nếu không chăm sóc tốt thì tỷ lệ mất
khoảng lớn (do cây con không được bảo vệ, mà phát triển trực tiếp trong điều kiện tự nhiên
của vườn).
Hiện nay, trong kỹ thuật trồng mới chè bằng hạt, phần lớn đều áp dụng phương thức gieo
thẳng hạt ra ruộng sản xuất.
15.6.3

Chọn vườn cung cấp hạt giống

Hạt chè giống có thể được thu từ các vườn chè sau:
Vườn chè sản xuất
Người ta có thể thu hạt giống từ các vườn chè sản xuất búp. Tuy nhiên số lượng hạt giống
thu được ít, chất lượng không cao. Hệ số nhân giống của vườn chè sản xuất chỉ đạt 2 – 4.


146

Để tăng sản lượng và chất lượng quả giống trên vườn chè đang sản xuất búp, cần tăng
cường các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và dinh dưỡng theo chiều hướng thúc đẩy quá trình
sinh trưởng sinh thực, tích lũy dinh dưỡng cho hoa và quả chè: nuôi nhiều cành lá ( để số lá
chừa nhiều hơn), bón thêm cân đối lân và kali, giảm bón phân đạm và giảm số lần thu hái cuối
năm.
Vườn chè lưu
Từ vườn chè đang kinh doanh, chọn những vườn chè tốt, hoặc những cây chè tốt, ngưng
không hái búp, để lưu lại thành những cây chè giống. Khi không còn nhu cầu thu hạt giống
thì có thể đốn lại để thu hái búp như những vườn chè kinh doanh bình thường. Năng suất và
chất lượng hạt giống thu được từ những vườn giống này tốt hơn từ vườn sản xuất. Hệ số
nhân giống của vườn chè lưu là 4 – 6.
Ưu điểm của kiểu vườn giống này là nhanh chóng xây dựng được vườn chè giống, hệ số

nhân giống khá và sau khi hết nhiệm vụ làm giống, có thể nhanh chóng chuyển lại thành
vườn chè sản xuất kinh doanh bình thường.
Nhược điểm của phương pháp: giống chè còn nhiều lẫn tạp nên chất lượng hạt giống không
cao lắm.
Vườn chè chuyên để thu hạt giống
Ở nước ta chủ trương trồng chè chuyên để thu hạt giống đã có từ thời Pháp (Du Pasquier),
nhưng đến nay chỉ vài nơi có vườn chè chuyên cung cấp trái giống, song cũng chưa phải là
những vườn chè giống được chọn lọc đúng quy trình.
15.6.4

Kỹ thuật chăm sóc vườn chè chuyên thu hạt giống

Do mục đích chính của các vườn chè này là cung cấp hạt giống với năng suất và chất lượng
tốt, nên các biện pháp kỹ thuật canh tác đều phải lưu ý đến đặc điểm này. Một số đặc điểm
chính trong kỹ thuật chăm sóc vườn chè chuyên thu hạt như sau:
- Vườn chè chuyên thu hạt giống phải được bố trí cách vườn chè sản xuất búp ít nhất 1 km,
có thể có 10 – 15% số cây chuyên thụ phấn.
- Nên trồng thưa. Khoảng cách trồng có thể là 2,0 x 1,5 m hoặc 2,5 x 3,0 m tuỳ từng điều
kiện, đặc điểm sinh trưởng của cây.


147

- Khi cây còn non (dưới 5 tuổi), nên tỉa bỏ hết nụ để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng dinh
dưỡng tốt.
- Đốn lần 1 khi cây khoảng 2 tuổi, đốn cách mặt đất 30cm. Đốn lần 2 cách lần đốn đầu tiên
khoảng 2 – 3 năm; Trong lần đốn thứ 2, chủ yếu là tỉa bỏ những cành yếu, nhỏ, những cành
nằm sát mặt đất.
- Quả chè thường tập trung ở giữa cây trở xuống và ở ngoài tán, chủ yếu là trên cành ngắn
(85%). Chè không đốn cho trái nhiều hơn gấp 3 lần đốn, nhưng chất lượng kém. Mặt khác,

trái cao, khó thu hoạch.
- Phân bón: tăng cường bón phân kali và lân, bón làm 2 đợt trong một năm, vào tháng 3 – 4
(khi đốn tỉa cành) và vào tháng 6 – 7 (khi hình thành chồi nụ), lưu ý không bón đạm sau
tháng 8.
- Phòng trừ sâu bệnh hại, cỏ dại, trong đó cần lưu ý các loại sâu hại quả, bọ xít…
- Có thể nuôi ong hoặc tiến hành thụ phấn nhân tạo bổ sung để tăng tỷ lệ thụ phấn và đậu
quả. Thời gian thụ phấn tốt nhất là khi hoa nở rộ (tháng 11).
- Thụ phấn nhân tạo nên tiến hành khi trời quang. Lấy phấn hoa từ 1 – 2 ngày trước ở những
cây giống tốt (có thể là những cây trồng chuyên để lấy phấn): buổi sáng hái những hoa sắp
nở đưa về phòng, chờ khi hoa nở thì rủ hoa lấy phấn, bảo quản hạt phấn ở nhiệt độ khoảng 5
– 8oC, ẩm độ không khí thấp (trong điều kiện này, hạt giống có thể được bảo quản trong 7 – 15 ngày );
lưu ý tránh ánh sáng trực xạ.
Về cơ bản, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc ( phân bón, bảo vệ thực vật, thụ phấn bổ sung ) cho
vườn chè lưu tương tự như ở vườn chuyên thu hạt giống.
15.6.5

Thu hoạch quả chè giống

Do hạt chè chín sinh lý trước chín hình thái, lại dễ mất sức nảy mầm (2), nên việc xác
định tiêu chuẩn quả chín có ý nghĩa lớn trong việc xác định thời điểm thu hoạch nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.
Những biểu hiện của quả – hạt chè chín
- Vỏ quả chuyển từ màu xanh sang nâu xám, vỏ mỏng và khô.
- Vỏ sành của hạt có màu nâu đen sẩm.
2

Xem chương II.


148


- Tử diệp cứng, dày dặn, màu vàng nhạt.
Tiến hành thu hoạch quả khi trên cây có 4 – 5% số quả bắt đầu nứt. Lưu ý không thu hái
một lần mà phải thu hoạch nhiều đợt (2 – 3 đợt). Chỉ thu hoạch quả chín trên những cây chè
trên 5 tuổi, sinh trưởng khỏe, năng suất cao, phẩm chất tốt và ít sâu bệnh.
- Nếu hạt non chưa chín  hạt dể bị long óc, dể thối, sức nảy mầm kém, cây con mọc từ
những hạt non này cũng rất yếu.
- Nếu hái muộn, quả chè nứt, hạt rơi xuống đất ( làm giảm năng suất). Trong điều kiện nắng
mưa, ẩm ướt, hạt chè dể mọc mầm, hoặc khô, thối (mất sức nảy mầm).
Quả chè sau khi được thu hái về được trải thành lớp dày 10 – 15 cm ở chổ râm mát, thoáng
gió. Không để quả chè phơi trực tiếp dưới nắng mưa. Mỗi ngày đảo đều 2 – 3 lần. Sau 2 – 3
ngày vỏ quả nứt ra, và người ta sẽ tiến hành thu hạt giống, nếu quả vẫn chưa nứt ra thì người
ta phải dùng dao bóc vỏ quả và thu hạt, sau đó đãi nước, bỏ hạt nổi.
Hạt sau khi được thu hoạch, đem gieo ngay là tốt nhất.
Thời vụ thu hoạch
Ở miền Bắc, thường quả giống được thu hoạch trong khoảng thời gian từ 15/9 – 15/10. Ở
miền Nam, do mầm hoa có thể được phân hóa quanh năm, nên trên lý thuyết, có thể thu
hoạch hạt giống quanh năm. Tuy nhiên thường người ta thu hoạch trên cơ sở thời vụ trồng
mới.
15.6.6

Bảo quản hạt giống

Hạt chè mới thu hoạch có chứa khoảng 50% nước, nếu hàm lượng nước trong hạt chè giảm
còn < 30% thì hạt nảy mầm kém. Lưu ý không để hạt trong những điều kiện mưa nắng trực
tiếp vì dễ làm hư hạt giống.
Nếu thời gian bảo quản hạt giống trong vòng 15 ngày thì bảo quản nổi, còn nếu muốn bảo
quản trong thời gian dài hơn, khoảng 1 – 2 tháng, thì nên bảo quản chìm(3).
15.6.7


3

Chuẩn bị hạt giống

Nguyên tắc bảo quản chìm: trên lớp cát khô 3 – 5cm ở đáy một hố được đào sẳn, người ta trải lớp hạt khoảng 10cm,
rối lấp cát lên trên. Tùy số lượng hạt giống cần bảo quản, có thể lặp lại như trên nhiều lần, lớp hạt xen giữa 2 lớp cát.
Chú ý thường xuyên kiểm tra nhiệt độ khối hạt.


149

Hạt giống phải tốt: không vỡ nát, lẫn tạp cơ giới, không bị nhiễm sâu bệnh, khả năng nảy
mầm > 75%, hàm lượng nước trong hạt là 30 – 38%, đường kính hạt ≥ 12mm, số hạt/kg là
120 hạt, trọng lượng 100 hạt P100 hạt = 800 – 843g. Hạt thuần chủng, không lẫn tạp.
Nếu giống tốt, lượng hạt giống cần cho 1ha trồng mới là 250 kg.
15.6.8

Xử lý hạt giống

Để rút ngắn thời gian nảy mầm, đồng thời giúp hạt giống nảy mầm đồng đều, cây con khỏe
mạnh, người ta tiến hành xử lý hạt giống trước khi gieo. Có nhiều cách xử lý hạt giống.
Phương pháp thường được sử dụng:
- Ngâm hạt giống trong nước 12 – 24 giờ.
- Trải hạt thành lớp 7 – 10cm, rồi phủ lớp cát dày 5cm.
- Giữ ẩm thường xuyên cho khối hạt, có thể tưới 1 lần/ngày. Nhiệt độ thích hợp là 20 –
25oC.
- Khi có khoảng 50% hạt nứt nanh thì đem gieo. Lưu ý cách đặt hạt, không làm cong rể đuôi
chuột (rể trụ, rể cọc).
15.7
15.7.1


Nhân giống chè bằng cành
Ưu điểm của phương thức nhân giống chè cành

- Có hệ số nhân giống rất cao, có thể cung cấp đồng thời một số lượng giống lớn, tránh được
khó khăn do thiếu giống khi trồng mới.
Bảng 4.4 Hệ số nhân giống chè bằng phương pháp giâm cành (Nguyễn Văn Niệm, 1978)
Tuổi vườn

Số hom/bụi

Số hom (ngàn)/ha

Trồng được (ha)

1 tuổi

20

200

5

2 tuổi

100

1.000

20 – 25


3 tuổi

200

2.000

40 – 50

4 tuổi

300

3.000

60 - 75

(không kể thời gian vườn ươm)

Số liệu từ Viện nghiên cứu chè Phú Hộ cho thấy từ 1 ha vườn giống 4 tuổi có thể cung cấp
được khoảng 3 triệu hom, đủ cây giống cho trồng mới 50 ha (nếu trồng 2 cây/hố), hoặc 80


150

ha (1 cây/hố). Trong khi đó, trong điều kiện tương tự, chỉ có thể thu được khoảng 2.000kg
hạt giống/ha vườn giống 4 tuổi, chỉ đủ cung cấp cho 4ha trồng mới.
Theo Denis Bonheure, với khoảng cách 1,2 x 0,6 m (mật độ 14.000 cây.ha -1), giả định tỷ lệ
xuất vườn là 80% và thất thoát 25% khi trồng mới, lượng hom giống phải chuẩn bị cho
vườn ươm là 22.000 hom.

- Tạo được vườn chè đồng đều với những đặc tính tốt của cây mẹ, do đó rất thuận lợi cho
Hình 4.8 Cây con chè cành

việc đầu tư thâm canh, cơ giới hóa, cho năng suất cao. Mặt khác nguyên liệu đồng đều sẽ
giúp chế biến được những loại chè chất lượng tốt, ổn định.
- Rút ngắn được thời gian giai đoạn kiến thiết cơ bản.
- Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp I cho thấy năng suất chè cành
thường cao hơn chè hạt từ 33 – 45% tùy giống.
15.7.2

Nhược điểm của phương pháp nhân giống chè bằng cành

- Phải qua giai đoạn vườn ươm.
- Đòi hỏi phải có kỹ thuật: các khâu giâm cành; chăm sóc, quản lý vườn ươm tỉ mỉ, tốn
nhiều công lao động.
- Khối lượng vận chuyển cây con cho trồng mới lớn.
- Giá thành cây con cao, làm tăng đáng kể chi phí đầu tư trồng mới.
- Trong thời gian kiến thiết cơ bản, khả năng chịu hạn của cây con kém.


151

15.7.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cành giâm

Giâm cành chè phải được tiến hành trên cơ sở đã chọn lọc giống tốt thì mới phát huy được
ưu thế của phương pháp. Cũng cần lưu ý không nên sử dụng một dòng chè cành duy nhất,
mà phải có bộ giống thích hợp cho từng vùng.
15.7.3.1


Hình 4.9 Mô sẹo hình thành ở vết cắt hom chè ở 30 ngày
sau khi giâm

Các điều kiện nội tại

Tỷ lệ sống của cành giâm phụ thuộc
vào các yếu tố như: giống chè, tuổi
cành giâm, tỉ lệ C/N, số lá trên cành
giâm, tình trạng chồi nách của cành
giâm…
Yêu cầu

- Hom chè tốt nhất là một đoạn cành bánh tẻ dài 3 – 4cm, mang 1 lá thật nguyên vẹn và một
mầm nách, không bị sâu bệnh.
- Nên bón tăng cường phân P, K và giảm N đối với cây chè cung cấp hom giống và bấm
ngọn cành chè 7 – 10 ngày trước khi cắt cành.
15.7.3.2

Các điều kiện bên ngoài

Tất cả các yếu tốt ngoại cảnh như: đất (lý hoá tính đất, nhiệt độ đất…), thời tiết - khí hậu
(nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng), sâu bệnh, cỏ dại… đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống
của cành giâm.
Yêu cầu
- Môi trường cắm hom là đất tơi xốp, thoát nước, không có mầm sâu bệnh, tuyến trùng, độ
chua thích hợp, ít chất hữu cơ.
- Nên có biện pháp điều chỉnh ánh sáng, ẩm độ, gió trong vườn ươm cho thích hợp.
15.7.3.3


Các biện pháp kỹ thuật

Các khâu chuẩn bị đất, làm vườn ươm, vô bầu đất, chuẩn bị hom, cắt hom, cắm hom, mật độ
hom, chế độ tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, vê nụ… đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ
sống của cành giâm.
Yêu cầu


152

Các biện pháp kỹ thuật cần được tiến hành chính xác, đúng phương pháp, kịp thời nhằm tạo
điều kiện tốt nhất cho cành giâm phát triển tốt.
Sau khi cắm hom, ở vết cắt hình thành một màng mộc thiêm (sẹo) để chống sự xâm nhập
của vi sinh vật gây hại cho hom chè. Sau đó, từ mô sẹo (calus) xuất hiện những điểm sinh
trưởng, từ đó rể được hình thành. Cành non phát triển từ chồi nách. Ngoài phần dinh dưỡng
dự trữ trong hom, lá là bộ phận duy nhất của hom chè có khả năng quang hợp tạo ra chất
dinh dưỡng. Trong thực tế, khi chồi phát triển trước rể hoặc nụ, hoa phát triển mạnh đều là
những hiện tượng bất lợi cho sự phát triển của cành giâm, cần khống chế hoặc điều chỉnh
cho phù hợp.
15.7.4

Điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho sự ra rể và phát triển của cành giâm

- Nhiệt độ: nhiệt độ không khí: 25 – 30oC; đất (ở 5cm đất mặt): 20 – 22oC.
Nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thời gian hình thành mô sẹo và rễ, mầm. Nhiệt độ cao làm tăng
cường độ bốc thoát hơi, không có lợi cho cành giâm.
- Ẩm độ:
+ Không khí: bão hòa (nhằm làm giảm đến thấp nhất hiện tượng bốc thoát hơi nước do đó bảo vệ
được cành giâm, thúc đẩy sự phân chia tế bào, hom mau ra rể (nhờ tăng sức trương tế bào)).
+ Đất: 70 – 80% (ẩm độ đất cao: hom dễ bị thối; ẩm độ đất thấp: hom bị khô).


- Ánh sáng: nên làm giàn che thích hợp ( có thể điều chỉnh được ánh sáng ) sao cho chủ động
khống chế ánh sáng trong vườn ươm. Ánh sáng mạnh quá sẽ gia tăng cường độ thoát hơi
nước, do đó ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của hom chè.
15.8

Một số kỹ thuật giống khác

Bên cạnh những kỹ thuật giống thông dụng trên, ngày nay người ta cũng quan tâm đến việc
áp dụng một số kỹ thuật giống khác: kỹ thuật giống đa bội, nhân giống đột biến, nuôi cấy
mô.
Ưu điểm chính của giống đa bội là sức sống mạnh và chống chịu tốt với những tác động bất
lợi của môi trường, đặc biệt là điều kiện mùa đông khắc nghiệt, nhưng không phải năng suất
lúc nào cũng cao. Thậm chí, một số dòng tam bội và tứ bội tự nhiên có chất lượng rất kém,
và một số dòng chè ngũ bội thường là những dòng chè có bộ rể phát triển kém. Do đó, đa
bội chỉ có giá trị giới hạn trong kỹ thuật giống chè (Willson và Clifford, 1992).


153

Còn mục đích của kỹ thuật đột biến là thúc đẩy các đột biến có lợi để cải thiện năng suất và
phẩm chất chè. Các nghiên cứu sơ bộ chủ yếu giới hạn ở việc chiếu xạ hom chè, hạt phấn và
hạt chè cho thấy những cây có xử lý có biểu hiện tốt hơn những cây không xử lý. Tuy nhiên,
các xử lý này không chỉ thất bại trong việc tạo ra những dòng đột biến ưu việt, mà còn làm
giảm sức sống, sinh trưởng cằn cổi và ít lá và cành (Singh và Aharma, 1982; được trích bởi
Willson và Clifford, 1992).
Theo Willson và Clifford (1992),
những tiến bộ gần đây trong
nghiên cứu tế bào và nuôi cấy
mô mở ra cơ hội cho không chỉ

việc nhân nhanh chóng vật liệu
nhân giống, mà cả cho việc sử
dụng các quy luật, kỹ thuật di
Hì truyền học, sinh lý học và sinh
nh 4.10 Nghiên cứu nuôi cấy mô chè tại Đại học Nông Lâm
hóa học vào việc phát triển các
Tp. Hồ Chi Minh
dòng chè đặc trưng.
Nhưng hiện nay các tiến bộ trong nuôi cấy mô chè là khá chậm, chủ yếu vì hầu hết các
nghiên cứu đều chỉ giới hạn ở chổ chuẩn hoá kỹ thuật. Do vậy, cây chè công nghệ sinh học
vẫn chưa được phát triển, dù đây là lĩnh vực có nhiều triển vọng để chuyển những gene đặc
trưng vào những kiểu gene đã thích nghi tốt.
15.9
15.9.1

Giới thiệu một số giống chè
Dòng chè PH1

Giống PH1 được chọn tạo bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ tập đoàn Assamica từ năm
1965 và được công nhận năm 1972.
Đặc điểm: thân gỗ, phân cành
thấp, số cành cấp I nhiều, to
khỏe. Lá to trung bình, màu
xanh đậm, hình bầu dục. Trọng
lượng 1 búp đạt 0,8 - 1,0g.
Năng suất bình quân đạt 15 - 17
Hình 4.11 Búp chè PH1 gồm 1 tôm và 2 lá (P + 2)
tấn.ha-1, thâm canh tốt có thể
đạt 25 - 18 tấn.ha-1. Nguyên liệu phù hợp chế biến chè đen đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Có khả



154

năng chịu nóng, hạn khá. Chịu rét trung bình. Kháng rầy xanh, bọ xít muỗi khá. Dễ bị
nhiễm nhện đỏ.
15.9.2

Dòng chè LĐ97

LĐ97 là giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Chè Lâm Đồng chọn lọc từ năm 1993
– 1997.
Đặc điểm: lá to, thon dài, chiều
dài 15 – 18cm, rộng 5 – 7cm,
có 10 – 12 đôi gân lá, mép lá có
răng cưa lớn, đều nhau, răng
cưa kéo dài đến chóp lá. Lá
màu xanh đậm. Cây sinh
trưởng và phân cành mạnh, ít
cành tăm hương. Búp to, có
nhiều lông tơ trắng mịn. Khả
năng kháng sâu bệnh tốt, thích
hợp với địc hình cao. Năng suất
Hình 4.12 Vườn chè LĐ97 tại Lâm Đồng
cao (18 – 20 tấn/ha), phẩm chất
tốt, có thể dùng để chế biến chè xanh, đen. Tuy nhiên mật độ búp trên tán không cao.
15.9.3

Dòng chè TB14

TB14 là chè shan Trấn Ninh được bình tuyển tại B’lao.

Đặc điểm: lá màu xanh nhạt, hình
thon dài, chiều dài 10 – 15 cm,
rộng 4,0 – 4,5 cm, có 12 đôi gân
lá. Mép lá có răng cưa đều và kéo
dài đến chóp lá. Góc lá lớn, trên
tôm có nhiều lông tơ trắng mịn.
Khả năng phân cành mạnh. Năng Hình 4.13 Búp chè TB14 gồm 1 tôm và 2 lá thật (P + 2)
suất cao (17 – 18 tấn/ha). Chất
lượng tốt. Hiện nay là giống chè cành chủ lực tại Lâm Đồng.


155

Chương 16: KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÂY CON BẰNG PHƯƠNG PHÁP
GIÂM CÀNH
16.1

Chuẩn bị vườn chè giống

Có hai loại vườn giống: vườn giống chính quy và vườn chè lưu. Thực tế hiện nay cho thấy
không có sự khác biệt lớn giữa vườn giống chính quy và vườn chè lưu.
16.1.1

Vườn giống chính quy

Vườn giống chính quy là vườn chè cành chuyên để thu hoạch cành giống.
Địa điểm thiết kế vườn chè giống phải đáp ứng đủ những yêu cầu về đất đai, khí hậu. Cũng
lưu ý bố trí gần đường giao thông và ở trung tâm khu vực trồng chè.
Vườn giống chính quy cung cấp cành phải được trồng bằng cành của các dòng chè đã được
chọn lọc kỹ (năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi với vùng ). Nếu sau này không sản xuất hom

giống nữa, có thể đốn và chăm sóc thành vườn chè sản xuất búp bình thường.
Khoảng cách trồng: có thể trồng với khoảng cách 1,75 x 0,60 m, 1 – 2 cây con đủ tiêu
chuẩn/hốc. Theo Denis Bonheure, có thể bố trí cây giống với khoảng cách 1,2 x 1,2 m; có
thể trồng kiểu bình thường hay nanh sấu.
Phân bón: sử dụng phân bón cân đối, đúng kỹ thuật, đúng liều lượng, đúng thời gian cho
cây làm giống; có xu hướng tăng cường phân P, K, giảm lượng N ( thừa N: cành giâm ra rể kém,
lá dể bị rụng):
- Phân hữu cơ: được sử dụng để bón lót trước khi trồng (bón vào khoảng tháng 12, 1).
Lượng dùng: 30 tấn/ha. Ở các năm sau: hai năm bón phân hữu cơ một lần, lượng dùng 20
tấn/ha và bón vào đầu vụ.
- Phân vô cơ: thường dùng 200kg sulfat ammon, 200kg KCl, chia làm các lần bón:
. Chè dưới 3 tuổi: bón 2 lần/năm, bón vào các tháng 2 và 8;
. Chè trên 3 tuổi: bón 4 lần/năm, vào các tháng 2, 5, 8 và 10.
Các chăm sóc khác: làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh: triệt để, đúng lúc, đúng phương pháp.
Đốn tạo hình: kỹ thuật đốn tạo hình cho chè chuyên cung cấp cành giống:
- Cuối năm I (không kể thời gian vườn ươm): không đốn mà chỉ cắt tỉa tạo hình;


156

- Cuối năm II: đốn ở độ cao 25cm;
- Cuối năm III: đốn ở độ cao 30 – 35cm.
- Các năm sau, mỗi năm đốn cao hơn năm trước 5cm.
- Thời vụ đốn: đốn chậm hơn so với vườn sản xuất, thường đốn vào tháng 2, sau khi cắt
hom vào tháng 1.
Mỗi năm có thể thu cành giống 2 lần vào các tháng 1 và 7. Nên bấm ngọn ( 1 tôm + 1 - 2 lá )
trước khi cắt cành để tập trung dinh dưỡng cho cành giống, đồng thời kích thích các mầm
nách phát động.
- Ở vụ Đông Xuân, sau khi thu hom giống vào tháng 1, tiến hành đốn vào tháng 2. Sau đó, ở
đợt cành đầu tiên, hái tỉa 1 – 2 lần những búp to, cao ở giữa tán, để lại 1 – 2 lá chừa. Không

hái các búp ở mép tán.
- Vụ Hè Thu, tương tự vụ Đông Xuân, tức là sau khi cắt cành vào tháng 7, tiến hành đốn nhẹ
cho bằng tán, rồi cũng hái tỉa 1 – 2 đợt những búp to, cao ở giữa tán, búp ở mép tán không
hái.
16.1.2

Vườn chè lưu
Từ những vườn chè cành đang hái
búp, chọn vườn chè tốt (chọn các giống
đã được khuyến cáo: TB 14, LĐ97…) sinh
trưởng đồng đều, ít sâu bệnh, năng
suất cao; ngưng hái búp và tiến hành
chăm sóc theo hướng chè giống.

Trước khi thu hoạch cành giống, phải
tiến hành đốn chè và chăm sóc, quản
lý như với vườn giống chính quy.
Hình 4.11 Vườn giống chè lưu tại Trung tâm Nghiên cứu
và chuyển giao kỹ thuật Cây Công nghiệp và Cây ăn quả
Quy trình chăm sóc vườn chè giống
Lâm Đồng

lưu theo khuyến cáo của Công ty
Chè Lâm Đồng

- Phân bón: nên bón phân hữu cơ 2 năm/lần với lượng dùng 15 – 20 tấn/ha; phân vô cơ,
NPK, bón theo tỷ lệ 1:1,2:0,8 (ví dụ: 300kg N – 360kg P2O5 – 240kg K2O).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×