Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

HÂM mộ THẦN TƯỢNG (bài só 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.14 KB, 2 trang )

HÂM MỘ THẦN TƯỢNG (BÀI SỐ 1)
I. MB Trong cuộc sống mỗi chúng ta, ai cũng có ít nhất một người để yêu thương, có những bí mật không thể sẻ chia, những
món quà, kỉ vật vô giá. Và tôi chắc hẳn, các bạn cũng có những mẫu người để thần tượng, tôn thờ. Việc thần tượng một ai
đó là điều đáng quý, đáng hoan nghênh nếu như chúng ta thực sự hiểu hết ý nghĩa hai chữ “thần tượng”. Tuy nhiên, điều
đáng buồn là một bộ phận giới trẻ Việt Nam lại thần tượng một cách mê muội, cuồng nhiệt và vấn đề này đang gây xôn xao
dư luận hiện nay.
II.
TB 1. Khái niệm: thần tượng/hâm mộ?
Chúng ta hiểu thế nào về người hâm mộ và thần tượng ? Người hâm mộ hay còn gọi là “fan hâm mộ” là cùng một
nhóm người biểu hiện sự nhiệt tình, ủng hộ và dành tình cảm cho người nổi tiếng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: khoa
học, chính trị, thể thao…đặc biệt là nghệ thuật. Những đối tượng được công chúng yêu mến được gọi là thần tượng.
Nhưng nếu tình cảm của người hâm mộ dành cho thần tượng một cách quá trớn thì gọi là “fan cuồng”. Người hâm mộ có
nhiều lứa tuổi: “teen”, trung niên, người già…
2. Biểu hiện/ thực trạng Hiện tượng các “fan” biểu hiện sự hâm mộ quá mức đối với các thần tượng, đặc biệt các ca sĩ,
diễn viên trong và ngoài nước không còn xa lạ ở Việt Nam hiện nay. Nếu như chịu khó theo dõi tin tức thời sự, ta vẫn
thấy báo đài thường xuyên đưa tin các “fan” bỏ ra hàng triệu đồng để mua vé xem thần tượng mình hát. Họ la hét, gào
thét, dọa tự tử hoặc thậm chí có thể đánh đổi cuộc đời mình để được nhìn thấy thần tượng bằng da bằng thịt. Một trong
những bài báo nổi bật viết về hiện tượng này là sự kiện nhóm nhạc Super Junior (SuJu) của Hàn Quốc đến lưu diễn tại
Việt Nam. Vừa đặt chân tới sân bay, đám trẻ Việt Nam đã la hét, gào thét và điên loạn khi được nhìn thấy nhóm nhạc trên.
Trong đêm SUJU ra mắt, trên sân khấu ca sĩ cứ hát, phía dưới xe cứu thương liên tục hú còi, lực lượng bảo vệ thay phiên
nhau đưa các “fan” bị ngất vào bệnh viện. Rồi chuyện một cô sinh viên năm ba chịu tang bố của thần tượng, một nữ sinh
cũng lức nào cũng dán mắt vào phim Hàn Quốc, không quan tâm đến những chuyện xung quanh…là những chuyện đáng
quan ngại của các “fan cuồng”.
3. Tác hại Việc thần tượng một người nào đó là một việc tốt, là tâm lý bình thường của giới trẻ ngày nay. Khi ta ái mộ một
danh nhân, nhà giáo, nghệ sĩ thì bản thân sẽ tự động học được những điều tốt đẹp từ thần tượng. Chúng ta xem họ như là
tấm gương sáng để phấn đấu, noi theo. Nhưng cách biểu hiện sự ái mộ của các bạn trẻ hiện nay đã đi quá giới hạn cho
phép tình cảm đối với thần tượng của mình. Các bạn vô tình biến thần tượng thành “ma túy” và mình thành “con nghiện”
để rồi tự hủy hoại bản thân và đánh mất nhiều thứ. Để bám theo thần tượng, các bạn trẻ ngày nay đã không ngần ngại bỏ
học, bỏ công sức, thời gian nhằm tận tâm tận lực đi theo những diễn viên, ca sĩ nổi tiếng. Một số “fan” trẻ còn vòi vĩnh
cha mẹ, phung phí tiền bạc của gia đình để mua ảnh thần tượng treo đầy phòng. Sự cuồng nhiệt này như một ma túy tinh
thần, khiến cả thế hệ lẹch lạc trong việc nhận thức đúng, sai, đánh mất giấc mơ và lý tưởng sống tốt đẹp. Trong đề thi Đại


học khối D năm 2012 có câu sau: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một
thảm họa”. Vâng, thảm họa ở đây không phải chỉ là sức khỏe, tâm lí các bạn bị suy sụp mà còn là gánh nặng, nỗi chua xót
cho gia đình và toàn xã hội. “Căn bệnh” tập thể này đang dần gặm nhấm truyền thống, văn hóa của người Việt Nam từ bao
đời nay.
4. Nguyên nhân: vì sao giới trẻ lại có những suy nghĩ, hành động lệch lạc như vậy? Một số nhà tâm lý cho rằng trong xã hội
mà phương tiện truyền thông phát triển, sự gắn bó, gần gũi với gia đình bị giảm sút thì các nhân vật của công chúng sẽ
dần thế chỗ người thân, hàng xóm và bạn bè. Cha mẹ lo bộn bề cho cuộc sống mưu sinh đã bỏ bê con cái, không dạy dỗ,
uốn nắn con về mặt đạo đức, thẩm mĩ nên thế hệ trẻ có nhận thức thiếu chín chắn. Nhà trường, xã hội chưa thực sự quan
tâm tới việc giáo dục rộng rãi cho các bạn trẻ về hình tượng mà chúng ta nên học tập, noi theo. Cũng có thể là do bắt
chước, theo đuổi giới thanh thiếu niên Hàn Quốc, Nhật Bản. Dưới góc nhìn của người nghệ sĩ, họ lại nghĩ Việt Nam thiếu
những tác phẩm nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc đủ sức cạnh tranh với nước ngoài. Nguyên nhân quan trọng nhất
vẫn là do bản thân mỗi người, không phân biệt rõ đúng sai đâu là thần tượng đích thực và đâu là ham muốn nhất thời.
5. Giải pháp: Việc chữa “căn bệnh” này không phải là chuyện một sớm một chiều cũng không phải là không có cách.
Không ít trường hợp đã dùng biện pháp mạnh như: đuổi ra khỏi nhà, đập tivi, nhốt trong phòng. Lẽ tất nhiên kế sách ấy
vẫn không ngăn được con em mình mê mẩn thần tượng. Vì vậy các bậc phụ huynh nên kiên nhẫn, uốn nắn từ từ theo
phương châm “nước chảy đá mòn”. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian ở bên con cái, cho các con tham gia hoạt động ngoài
trời thay vì ở nhà ngồi xem tivi, nhà trường và xã hội cần tổ chức các buổi giao lưu, định hướn cho các em về mặt đạo
đức. Điều quan trọng là mỗi người cần phải tự ý thức được những tác hại, hậu quả mà bản thân sẽ phải bị gánh chịu nếu
quá đà để biết dừng lại đúng lúc.
III. KB Nhà soạn nhạc W.A.Mozart đã từng khẳng định: “Những niềm đam mê dù có mãnh liệt hay không cũng không nên
thể hiện quá đáng tới mức làm người ta căm ghét…”. Câu nói của ông dành cho các nghệ sĩ, những người tạo ra nét trầm
bổng cho cuộc sống nhưng theo khía cạnh khác, nó đúng với tất cả chúng ta. Mọi chuyện đều có hai mặt của nó và việc

Cô Hoài Thân…039 532 0341….. 1


hâm mộ thần tượng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Chúng ta được tự do trong việc yêu thích một nhân vật nổi
tiếng nhưng chỉ nên dừng lại ở mức độ kính phục để phấn đấu và noi theo. Nếu làm được điều đó, chúng ta sẽ trở nên
tiến bộ, hình ảnh các fan Việt Nam sẽ đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế.


Cô Hoài Thân…039 532 0341….. 2



×