Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

đề đọc thầm + đọc tiếng lớp 5 giữa hk1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.28 KB, 5 trang )

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ – GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5/...
KIỂM TRA ĐỌC
...../5đ

Trường Tiểu học...............................
Học sinh : ………………………………………
Lớp : ………. Ngày :………………

Chữ ký giám thị

II. ĐỌC THÀNH TIẾNG: 5 điểm (Thời gian đọc 1 phút)
- Học sinh đọc một trong hai đoạn của những bài sau:
 Thư gửi các học sinh (trang 4 và 5, Sách Tiếng Việt lớp 5, tập 1)
 Những con sếu bằng giấy (trang 36 và 37, Sách Tiếng Việt lớp 5, tập 1)
 Những người bạn tốt (trang 64 và 65, Sách Tiếng Việt lớp 5, tập 1)
- Trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung đoạn văn mà học sinh đọc.
Tiêu chuẩn cho điểm đọc
1. Đọc rõ ràng

Điểm

, rành mạch , lưu loát

…………… / 1 đ

2. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu , các cụm từ rõ nghĩa

…………… / 1 đ

3. Đọc diễn cảm



…………… / 1 đ

4. Cường độ

, tốc độ đọc

…………… / 1 đ

5. Trả lời đúng câu hỏi giáo viên nêu

…………… / 1 đ
Cộng :

…………… / 5 đ

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

1/ Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai từ 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm.
2/ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúng
từ 4 chỗ trở lên: trừ 1 điểm
3/ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: trừ 0,5 điểm.
- Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: trừ 1 điểm.
4/ Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: trừ 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm .
5/ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm.
- Trả lời sai hoặc không trả lời được : trừ 1 điểm

Bài đọc thầm
Buổi sáng mùa hè trong thung lũng



Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh,
mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành
phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm
ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua
nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều… Bản làng đã thức giấc. Đó
đây, ánh lửa bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói
chuyện



rầm,

tiếng

gọi

nhau

í

ới.

Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng
mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua
thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn… Ven rừng, rải rác
những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đỏ ối những quả…Nắng vàng lan nhanh
xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm.
Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, cười nhộn

nhịp, vui vẻ.
Mặt trời nhô dần lên cao, ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường
mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt
gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá.
Hoàng Hữu Bội

TRƯỜNG TH ................................
HỌ TÊN:………..……………………
LỚP: 5/ …..

KTĐK GIỮA HKI NH 2018 – 2019

GIÁM THỊ

MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
KIỂM TRA ĐỌC

NGÀY KIỂM TRA: …../10/2018

THỜI GIAN: 40 PHÚT

ĐIỂM

NHẬN XÉT

…………………………

……………………………………………………………….

..………………….……


………………………..………………………………………

GIÁM KHẢO


........./5đ

I. ĐỌC THẦM: (Thời gian 25 phút)

A/ TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Em đọc thầm bài “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng” rồi trả lời các câu hỏi sau:
(Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu 3)
....../0,5đ Câu 1: Bài văn tả cảnh buổi sáng mùa hè ở đâu?
a. Đồng bằng
b. Trung du
c. Miền núi
d. Rừng sâu
...../ 0,5đ Câu 2: Âm thanh nào báo hiệu trời sắp sáng?
a. Tiếng gà trống gáy
b. Gió núi thổi mạnh
c. Bước chân người
d. Tiếng nói chuyện
...../0,5đ Câu 3: Câu nào trong bài chứng tỏ bà con xã viên đang làm việc rất vui?
a. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi
nhau í ới.
b. Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã
đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm.
c. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói,
cười nhộn nhịp, vui vẻ.

d. Vượt qua chiếc cấu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt
gánh lúa về sân phơi.
....../0,5đ

Câu 4: Em hãy viết 2 từ miêu tả buổi sáng mùa hè trong thung lũng.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

...................................................................................................................
...................................

B/ BÀI TẬP
(khoanh vào trước câu trả lời đúng câu 5, 6)


......./0,5đ

Câu 5: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “mênh mông” ?
a. Xa xăm, bao la, bạt ngàn
b. Thăm thẳm, vời vợi, hun hút
c. Lê thê, thườn thượt, ngút ngàn
d. Bao la, bát ngát, thênh thang

....../0,5đ

Câu 6: Dãy từ nào dưới đây chứa tiếng “hữu” có nghĩa là “bạn bè”?
a. Hữu hiệu, chiến hữu, hữu dụng
b. Hữu nghị, bằng hữu, chiến hữu
c. Hữu tình, thân hữu, hữu ích

d. Hữu hảo, hữu dụng, hữu tình

......./0,5đ

Câu 7: Trong bài đọc “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng”, câu nào sử
dụng nghệ thuật nhân hóa ?
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….

......./0,5đ

Câu 8: Điền vào chỗ chấm một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh
các câu sau:
- Hẹp nhà ...................... bụng
- Trống đánh xuôi, kèn thổi ....................

....../0,5đ

Câu 9: Nêu một câu thành ngữ, tục ngữ nói lên tinh thần đoàn kết.
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….

....../0,5đ

Câu 10: Đặt hai câu để phân biệt từ đồng âm: đá
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................


HẾT




×